-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/10/2014 in all areas
-
Câu Chuyện Phong Thủy
Thích Đủ Thứ and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nguyên Chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm bị khởi tố, bắt tạm giam (LĐO) Nhóm phóng viên Thời sự 6:7 PM, 24/10/2014 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can Hà Văn Thắm, thực hiện lệnh bắt tạm giam vị nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean Bank) này. Nguyên Chủ tịch HĐQT Ocean Bank Hà Văn Thắm Chủ tịch Ocean bank Hà Văn Thắm bị miễn nhiệm vì vi phạm pháp luật nghiêm trọng Những thông tin ban đầu cho biết, những ngày vừa qua ông Hà Văn Thắm liên tục phải làm việc với cơ quan điều tra. Sau thời gian xác minh cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt giam ông Thắm để điều tra xác minh những dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Trước đó, vào chiều cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo cho biết: Phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (Ocean bank) nên đã đình chỉ quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên HĐQT ngân hàng này với ông Thắm Thông cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định: Trong quá trình triển khai Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã được Bộ Chính trị, Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành thanh tra pháp nhân, thanh tra chất lượng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng. Qua thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện một số vi phạm pháp luật nghiêm trọng của cá nhân ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương. Để xử lý nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật và bảo đảm Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương hoạt động an toàn, ổn định và đúng pháp luật, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đình chỉ quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đối với ông Hà Văn Thắm. Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, ngày 23/10/2014 Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương đã thống nhất quyết định: Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Hà Văn Thắm. Bầu bà Nguyễn Minh Thu, thành viên Hội đồng quản trị làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời thôi đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc. Giao bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng giám đốc làm Phó Tổng giám đốc phụ trách. Ngân hàng Nhà nước cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các vi phạm tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương theo quy định của pháp luật. "Sự việc trên không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương"- thông báo của Ngân hàng Nhà nước cam kết. ======================= Đằng sau ông này cũng có một tranh núi, nhìn thoáng thì có vẽ giống Địa Lý Lạc Việt. Nhưng chắc chắn không phải do anh em Phoengshui Lạc Việt đặt. Bởi vì nó có cả vài cái cây to và cả một bức trường thành đằng sau. Đây là điều tối kỵ theo phoengshui Lạc Việt. Núi của Lão Gàn thậm chí cấm tiệt cả nước chứ đừng nói đến cây. Cẩn thận hơn, Lão Gàn tự đi đặt tranh núi cho thân chủ và hướng dẫn họa sĩ vẽ. Cây cỏ trong tranh núi của Lão gàn nhỏ xíu có tính tô điểm. Chủ thể vẫn là núi.2 likes -
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tổng thống Mỹ gặp nữ y tá gốc Việt đã khỏi Ebola 25/10/2014 07:30 (TNO) “Tôi cảm thấy may mắn và được ơn trên phù hộ khi được đứng đây hôm nay. Xuyên suốt thử thách này, tôi đã đặt lòng tin vào Chúa và đội ngũ y tế chăm sóc tôi”, CNN dẫn lời Nina Pham sau khi xuất viện ngày 24.10. Tổng thống Mỹ Barack Obama ôm nữ y tá gốc Việt vừa hồi phục sau khi bị Ebola tại Nhà Trắng hôm 24.10 - Ảnh: Reuters Cùng ngày 24.10, Nina Pham đã gặp Tổng thống Mỹ ở Nhà Trắng và Barack Obama đã ôm cô thật chặt, theo CNN. Phát biểu trước báo giới tại một bệnh viện ở bang Maryland, nữ y tá gốc Việt cảm ơn mọi người trên khắp thế giới đã cầu nguyện cho cô. Cô cũng cảm ơn Kent Brantly, vị bác sĩ người Mỹ sống sót khỏi Ebola, đã hiến huyết thanh cho cô, nhưng cũng nói thêm rằng cô vẫn chưa bình phục hoàn toàn. “Mặc dù tôi không còn bị Ebola, nhưng tôi biết sẽ phải mất một thời gian để lấy lại được sức khỏe của mình. Vì thế với lòng biết ơn và tôn trọng sự quan tâm của mọi người, tôi xin mọi người tôn trọng sự riêng tư của tôi và của gia đình tôi khi tôi về lại Texas và cố quay trở lại cuộc sống bình thường và gặp lại con chó của tôi, Bentley”, Pham phát biểu. Bentley hiện vẫn đang bị cách ly để theo dõi cho đến cuối tháng 10, nhưng Pham “sẽ có thể đến thăm, ôm và chơi với nó vào ngày mai”, Thẩm phán Dallas Clay Jenkins cho biết hôm 24.10. Pham là bệnh nhân nhiễm Ebola đầu tiên ngay trên đất Mỹ và vụ việc phát sinh do một “lỗ hổng về quy trình” chưa xác định được trong quá trình điều trị cho bệnh nhân Thomas Eric Duncan khi bệnh nhân Ebola này quay trở lại bệnh viện lần thứ 2, theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Ông Duncan đến từ Liberia - một quốc gia đang bị dịch bệnh Ebola hoành hành - sang Dallas vào hôm 20.9 để thăm gia đình và mắc bệnh vài ngày sau đó. Ông được đưa đến bệnh viện cách ly kể từ ngày 28.9 và tử vong vào hôm 8.10. Các quan chức y tế địa phương cho biết Pham bị sốt nhẹ vào tối hôm 10.10 (giờ địa phương) và đã tự lái xe đi cấp cứu tại bệnh viện mình đang làm việc. Cô được cách ly 90 phút sau đó. Hoàng Uy ===================== Lúc đầu, vào cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ nhiệm kỳ đầu của ngài Obama, tôi nhìn tướng "thư sinh" của ngài Obama và không thiện cảm nếu ngài Obama đắc cử TT Hoa Kỳ nhiệm kỳ I. Vì lúc ấy, tôi cho rằng: tương lai sau đó, nước Mỹ sẽ phải đối đầu với những khủng khoảng thế giới cần những quyết định đúng và cứng rắn. Tôi chưa tin tướng thư sinh của TT Hoa Kỳ trong tương lai ở thời điểm đó là ngài Obama sẽ đủ cứng rắn trong các vấn đề này. Nhưng sau biết ông thuận tay trái, tôi phải thay đổi thái độ. Ấy là theo Lý học. Qua hành vi ôm hôn bênh nhân này - tôi thấy ông thật sự can đảm và vì nước Mỹ. Các vị chính khứa khác thể hiện sự gần gũi với quần chúng bằng cách đi chợ mua hàng, mua bữa sáng ....Toàn những thứ mị dân cổ điển. Nhưng ôm một bệnh nhân Ebola mà y học thế giới đang chưa có thuộc điều trị đặc hiệu, sự khỏi bệnh, hay còn tiềm ẩn bệnh chưa xác định được thì vị TT này quả là dũng cảm và yêu nước Mỹ thật sự, khi bệnh Ebola đang đe dọa nước Mỹ. Tôi cho rằng: Nhiệm kỳ sau vẫn sẽ là một thành viên đảng Dân Chủ Hoa Kỳ đắc cử Tổng thống. Nền kinh tế Mỹ vẫn chưa khởi sắc. Điều này không phải do tài năng của ngài Obama kém cỏi. Đây là một quy luật vũ trụ cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu có thể tiên tri, mà TT Hoa Kỳ không phải Thượng Đế.2 likes -
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nói thêm về loài nấm ‘tan cửa nát nhà’ và cỏ phát sáng ở Tây Côn Lĩnh24/10/2014 10:32 (VTC News) – Tờ báo của ngành nọ hùa theo mấy ông “lang y phòng lạnh” bác bỏ luôn công dụng của cỏ nhung và nấm ngọc cẩu. Loạt bài phát hiện thảo dược quý ở Tây Côn Lĩnh:» ‘Thần dược’ kỳ quái nửa đứng nửa bò 'khắc tinh' của tiêu chảy » Con suối tràn ngập loài cỏ bất tử mọc trên đá ở Tây Côn Lĩnh » Kỳ lạ loài cỏ phát sáng trong đêm giá 100 triệu đồng/kg » Cô giáo xinh đẹp 30 năm leo núi săn tìm nấm tăng cường sinh lực » Tận mắt nấm hình ‘của quý’ tăng sinh lực cho nam, hồi xuân cho nữ » Kỳ lạ loài nấm ‘tan cửa nát nhà’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh Mới đây, VTC News đăng loạt bài theo chân lương y Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc gia truyền Hoàng Liên Sơn), đi tìm những thảo dược quý trên dãy Tây Côn Lĩnh (Hoàng Su Phì, Hà Giang). Loạt bài viết nói đến nhiều loại thảo dược, đáng chú ý là sự phát hiện quần thể nấm mà lương y Thanh tạm gọi là ngọc cẩu và cỏ nhung, tức cỏ kim tuyến, loài cỏ phát sáng trong đêm. Loạt bài báo có sức lan tỏa, khiến cộng đồng mạng quan tâm, chia sẻ rất nhiều. Hy vọng, những cây thuốc quý sẽ được nghiên cứu, khai thác, bảo tồn. Người Việt chết trên đống thuốc Người Trung Quốc nói đại ý, người Việt Nam chết trên đống thuốc. Điều này ai cũng phải công nhận nếu so với nền đông y của Trung Quốc. Ông Trần Ngọc Lâm thực sự là một pho từ điển dược học. Ông có nhiều năm sống ở Trung Quốc và hiểu chân tơ kẽ tóc người Trung Quốc. Họ thâm sâu và thâm độc. Hàng ngàn năm qua, họ sang Việt Nam nhổ thuốc, họ mua thảo dược với giá rẻ mạt, rồi họ bán lại cho người Việt những thứ kém giá trị, hoặc rác thải thảo dược, nhưng chúng ta vẫn chẳng biết gì. Cũng chính vì hiểu điều đó, nên dù biết nhiều cây thuốc quý ở Hoàng Liên Sơn, ông Lâm không chịu tiết lộ. Bao năm đi với ông, ông chỉ trỏ nhiều cây thuốc quý, nhưng ông đều dặn không được viết lên báo. Không phải vì ông giữ cho riêng mình, mà ông sợ người Trung Quốc biết, họ thuê người sang nhổ sạch. Lương y Phạm Văn Thanh và ông Trần Ngọc Lâm trong một chuyến đi rừng tìm thuốc Người Trung Quốc đã từng sang Lào Cai, mang theo tiết trúc nhân sâm và bảo người Mông rằng, đây là củ khoai lang núi, cần mua để chống đói cho dân. Thế là, đồng bào lên núi đào cho họ, bán với giá vài chục ngàn đồng/kg. Nhắc đến cỏ nhung, còn gọi là cỏ kim tuyến, cỏ kim cương, thì thực sự đau lòng. Khi Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Hoàng Liên Sơn, đã sang thu mua với giá chỉ 50 ngàn đồng/kg. Khi giá cỏ nhung tăng lên 5 triệu đồng/kg, thì dãy Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này. Ấy thế nhưng, các nhà dược học Việt Nam đến bây giờ vẫn bảo cỏ nhung có giá trị như lá lốt. Rồi một tờ báo của ngành nọ, mấy lần hùa theo những ông thầy thuốc, những “nhà nghiên cứu phòng lạnh”, khẳng định rằng, cỏ nhung không có tác dụng gì, chỉ là thủ thuật của con buôn, thổi phồng lên để bán, để lừa đảo người cả tin, nhẹ dạ, kiếm tiền trên xương máu của người bệnh. Lại còn lôi một ông kỹ sư hóa học ra phán rằng: qua phân tích, cỏ nhung có độc tố… gây ung thư. Họ cứ phát ngôn thế, còn người Tàu cứ thu mua, tận diệt. Chẳng lẽ, họ bỏ cả núi tiền mua thứ cỏ ấy về làm phân bón? Ông Lâm cũng nhắc thêm rằng, người Tàu chỉ mua cỏ nhung hoang dã ở núi cao trên 2.000m. Cỏ nhung được lương y Thanh tìm thấy ở Tây Côn Lĩnh Có một điều lạ, là hễ cứ thấy người Tàu bỏ đống tiền ra mua cái gì, là nghĩ ngay họ lừa đảo. Một đoàn các nhà khoa học sang Trung Quốc, nhưng khi về nước, vẫn chẳng biết họ thu mua gỗ sưa làm gì. Kỳ nam ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã lên đến giá 3 triệu USD/kg, nhưng các nhà khoa học Việt vẫn không biết tác dụng của nó. Đành phải kết luận họ… lừa đảo. Đến tận lúc này, có lẽ người duy nhất phát ngôn về cỏ nhung, biết sử dụng nó làm thuốc, là ông Trần Ngọc Lâm. Ngay cả một vị cán bộ ngành dược, trồng cỏ nhung ở một địa điểm bí mật ở Sapa, hiện bán sang Trung Quốc với giá 3,5 triệu đồng (chỉ là cỏ nhung trồng), thu bạc tỷ mỗi năm, có lẽ cũng chưa biết cỏ nhung để làm gì. Nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn, hiện đang trồng rất nhiều thạch hộc tía, là một loại lan (cỏ nhung còn được gọi là lan đất), cũng đã thu hái bán với giá 3 triệu đồng/kg tươi. Các nhà dược học, các ông lang máy lạnh phố thị, chắc cũng không biết thạch hộc tía có giá trị gì. Chỉ người Trung Quốc là biết. Ông Nguyễn Công Tạn đang trồng thạch hộc tía, bán với giá 3 triệu đồng/kg tươi Tâm địa người Tàu Ngay cả giảo cổ lam, mà chúng ta đang uống thay trà hàng ngày, các nhà dược học Việt Nam cũng chưa hiểu biết hết về nó. Một vị GS.TS hàng đầu dược học nước nhà đã có nhiều đề tài nghiên cứu về giảo cổ lam, đã ca ngợi nó như thần dược, chống được cả ung thư, điều trị được vô số bệnh, liệt kê cả trang giấy không hết. Tất nhiên, nhiều thông tin được dịch từ Trung Quốc, Nhật Bản. Lại còn nói nó được bán với giá nhiều triệu đồng/kg ở Trung Quốc, Nhật. Thế nhưng, có một sự thực, là đố ai bán được giảo cổ lam cho người Trung Quốc. Thậm chí, Trung Quốc còn bán sang Việt Nam với giá 20 ngàn đồng/kg khô. Giảo cổ lam Tàu ở chợ Ninh Hiệp bán cả chục tấn với giá 30 ngàn đồng/kg, rẻ như phân xanh. Chuyện này, chỉ có ông Trần Ngọc Lâm là biết rõ. Người Trung Quốc và Tây Tạng phân biệt giảo cổ lam thành 27 loại khác nhau, trong đó, chỉ có một loại có giá trị dược liệu cao, làm thuốc được. Những loại khác, uống cho vui. Lương y Thanh thường xuyên phải vào rừng lấy thuốc Ông Lâm chỉ thu hái giảo cổ lam tự nhiên, mọc ở độ cao trên 2.000m, trên đá granit. Điều bí mật nữa, là ông chỉ hái đúng giờ nhất định (theo ông giờ đó dược tính cao nhất). Thu hái cả cây về, nhưng ông lại chỉ dùng mỗi thân, bỏ lá. ng Trần Ngọc Lâm không muốn giữ cây thuốc cho bản thân mình, nhưng ông rất buồn, vì không biết chuyển giao những cây thuốc quý cho ai. Ông chỉ mấy loại cây quý cho các nhà khoa học, nhưng chẳng ai nghiên cứu đến đầu đến đũa, mà chỉ rêu rao cho người Trung Quốc biết, và họ sang mua sạch. Ông chỉ cho vị giáo sư nọ cây giảo cổ lam, thì vị giáo sư đó về Hòa Bình nhổ giảo cổ lam 3 lá, ít giá trị, bán cho người bệnh, một thứ Trung Quốc coi là phân xanh. Mấy năm nay, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học tìm gặp ông Trần Ngọc Lâm, nhưng ông không hợp tác nữa, vì ông mất niềm tin. Củ thuốc quý trên Tây Côn Lĩnh Những ngày đi rừng với ông Trần Ngọc Lâm, ông chỉ cho tôi vô số loại thảo dược, mà người Tàu “chỉ đểu” cho các nhà khoa học Việt. Phải nói thẳng rằng, phần lớn các loại thảo dược, được viết trong sách dược nước nhà, copy, dịch lại từ sách Trung Quốc. Ông Lâm có cả ngàn ví dụ. Chẳng hạn, người Trung Quốc “hé lộ” cách dùng hà thủ ô từ xa xưa, là phải ngâm vào nước gạo. Các sách dược nước nhà chép lại cách chế biến đó. Thế nhưng, ông Lâm sang Trung Quốc, không thấy ông thầy lang nào ngâm hà thủ ô vào nước gạo cả. Họ hấp, rồi lăn, lại hấp, lại lăn… cứ lặp đi lặp lại công đoạn đó càng nhiều càng tốt. Người Tây Tạng bảo, ngâm hà thủ ô vào nước gạo mất hết dược tính, chỉ còn toàn tinh bột! Người Tàu toàn chỉ cho chúng ta những thông tin sai lệch. Họ toàn chỉ những thảo dược cùng họ, hình dạng giống nhau, chứ dược tính chả có gì. Và rồi, họ chửi chúng ta: Chết trên đống thuốc quý. Người Tàu bảo vệ các bài thuốc bí truyền như bảo vệ tính mạng, họ thề độc trước bàn thờ gia tiên, dễ gì tiết lộ cho ta. Thế nên, mới có chuyện, nhiều sinh viên ngành đông y ra trường, nhận lương y Thanh làm thầy, nhưng chẳng biết một loại cây thuốc nào ngoài thực tế. Họ chỉ xem hình trong sách, thuộc lời mô tả. Mà sách vở thì xa rời thực tế. Công dụng tráng dương của ngọc cẩu Nhắc đến chuyện nấm ngọc cẩu. Lương y Phạm Văn Thanh đã dùng loài nấm này từ nhiều năm qua, trong các bài thuốc bổ dương. Cha ông đã dùng, anh lại học thêm cách dùng của người Dao đỏ. Bà Lý Thị Mẩy, một bà lang nổi tiếng của người Dao ở Hoàng Liên Sơn đã dùng từ xa xưa. Nhiều thầy lang miền núi dùng nó như thứ thảo dược bí truyền. Giảo cổ lam có 27 loại, có loại 3 lá, loại 9 lá, nhiều màu sắc, hình dáng khác nhau… Nấm cũng có ngàn loại khác nhau. Thứ nấm mà GS. Đỗ Tất Lợi nói đến, là nấm tỏa dương. Tên của nó cũng là tiếng Tàu và các thông tin về công dụng của nó người Tàu đã mô tả từ lâu. Tất nhiên, nấm tỏa dương cũng có trăm loại, đủ các hình dạng, màu sắc khác nhau. Lương y Thanh và bà Lý Thị Mẩy, người Dao Đỏ. Bà Mẩy đã dùng nấm ngọc cẩu trị bệnh yếu sinh lý và hồi phục sức khỏe sau sinh cho phụ nữ. Thế nhưng, bà lang Mẩy, các lương y Dao Đỏ, lương y Phạm Văn Thanh chỉ dùng một loại mà thôi. Lương y Thanh thừa biết nó có tên chung là tỏa dương, nhưng loại có tác dụng đặc biệt, rất quý, thì chỉ có một dòng và anh chỉ thu hái loại đó làm thuốc trị bệnh. Thứ nấm ấy, chỉ mọc ở một vài loại rễ cây và chỉ ở độ cao nhất định, mới có giá trị dược liệu cao. Tầm gửi, cũng ký sinh như nấm, nhưng không phải tầm gửi mọc trên cây gì cũng quý. Thứ nấm mà lương y Thanh gọi là ngọc cẩu, thuộc dòng tỏa dương ấy, người Trung Quốc đã thu mua nhiều năm nay. Đồng bào dân tộc chăm chỉ vào rừng và đã nhổ sạch bán sang Trung Quốc. Ấy thế nhưng, một số nhà nghiên cứu, ông lang và tờ báo ngành nọ kết luận thẳng thừng nó là cỏ dại, là nấm hoang, chẳng có giá trị gì. Chắc chắn, khi chúng tuyệt chủng trong rừng rồi, ta vẫn không biết nó để làm gì. Nấm tỏa dương có nhiều dòng khác nhau, mà không phải ai cũng biết Khoan hãy nói đến việc bác bỏ ngay lập tức giá trị của nấm ngọc cẩu, mà chỉ cần bàn đến chuyện coi thường nấm tỏa dương của tờ báo nọ. Thông tin về nấm tỏa dương được GS. Đỗ Tất Lợi đưa ra ngắn gọn: “Nhân dân dùng vị tỏa dương làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, còn dùng chữa nhức mỏi chân tay, đau bụng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh nở. Dùng dưới dạng thuốc rượu...". Nhưng sách “Biển thước tâm thư” được bác sĩ Phó Đức Thuần dẫn lại, kể ra vô số giá trị của nấm tỏa dương. Theo đó, đông y dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn. » Dị thảo quý như vàng chưa từng biết đến ở Hoàng Liên » Củ thuốc kỳ dị như hòn đá và cỏ trị tiết niệu bí truyền » Người trồng thuốc kỳ lạ khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn » Bí ẩn vườn thần dược cực quý trong đại ngàn Hoàng Liên » Ông vua thuốc Nam trên dãy Hoàng Liên » Phát hiện mật ong lạ cứng như đá ở Lào Cai Sách còn viết: “Già lão thì khí suy nên chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động ngày càng chậm chạp, khó khăn; dương khí toàn thân không có đầy đủ thì nơi xa nhất như đầu ngón chân tay mỏi, bị lạnh, tê nhức với cảm giác kiến bò trong xương (không phải phong thấp). Để bổ sung dương khí lúc này nên dùng tỏa dương. Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không còn sức cương được nữa, phải dùng đến thuốc thì dùng tỏa dương. Trong đó, nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ... Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này tỏa dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì tỏa dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có ý kiến có thể thay tỏa dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà do địa hoàng gây nê trệ có thể dùng tỏa dương là vị tư âm trợ dương. Về phương diện bổ thận tráng dương, thì tỏa dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra tỏa dương được dùng để bổ máu, ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, ốm dậy, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối”. GS. Đỗ Tất Lợi chỉ viết vài dòng ngắn gọn về nấm tỏa dương, và hướng dẫn dùng để ngâm rượu uống. Nhưng sách “Biển thước tâm thư” thì hướng dẫn dùng tỏa dương rất nhiều cách, gồm cả ngâm rượu, phối hợp với các bài thuốc khác, cùng vô số cách kết hợp với các món ăn, chủ yếu nhằm bổ dương, chữa liệt dương, nâng cao khả năng tình dục. Một doanh nghiệp dược rất lớn ở Việt Nam đã nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng tăng nội tiết tố nữ của tỏa dương, nên đã sản xuất bán ra thị trường rất rộng rãi, như một sản phẩm xuân dược. Họ không ghi tên thứ nấm ấy lên, để giữ độc quyền, bí mật. ================= Tôi vẫn có một mơ ước - khi việc xác định chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, như là một yếu tố chủ chốt của mọi vấn đề - đó là phục hồi ngành Đông Y Đông Phương, nhân danh những tri thức nền tảng của thuyết AD Nh thuộc về văn hiến Việt. Bác ruột tôi - ông Nguyễn Văn Nghị - là phó chủ tịch Hội Đông Y quốc tế; cha tôi Nguyễn Văn Thành (Tức Trần Quang Hy) là một trong bảy người thành lập Viện Nghiên cứu Đông y Việt Nam. Tôi tuy không theo nghề của gia đình từ nhỏ, những cũng có chút ít kiến thức về ngành này. Đây là một hệ thống tri thức vô cùng đồ sộ của ngành Đông Y liên quan đến thuyết AD Nh bị thất truyền. Nhưng chỉ những gì còn lại của ngành này thể hiện sự ứng dụng của nó, trải hàng Thiên Niên kỷtrong nền văn minh Đông Phương đã cho thấy sự vượt trội của một phương pháp điều trị bệnh và hình bóng của một hệ thống tri thức hết sức siêu việt ẩn hiện trong những gì phương pháp luận của ngành Đông Y khi chẩn trị bệnh. Ngành Đông y Việt Nam và cả Trung Quốc - đất nước vốn tự coi là nôi xuất phát những tri thức Đông Y - đã thất bại trong việc nghiên cứu hệ thống lý thuyết vô cùng đồ sộ của ngành Đông Y. Những nhà nghiên cứu Đông Y của Trung Quốc, thậm chí đã công khai đòi loại bỏ môn Đông Y ra khỏi cuộc sống của người Trung Quốc (Tư liệu đã trình bày trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương"). Tất nhiên, người ta không thể làm ra một cái đúng từ một cái sai, khi khăng khăng mặc định những tri thức của thuyết AD Nh có xuất xứ từ Trung Quốc. Tôi không đủ thời gian và tài lực để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng tôi hy vọng sẽ cố gắng thể hiện những yếu tố căn bản trong hệ thống lý thuyết sai lầm và bí ẩn của ngành Đông Y theo cổ thư chữ Hán. Xin đừng hỏi "Vì mục đích gì" và "không hiểu để làm gì" nhá. Wải quá! Cũng giáo sư tiến sĩ hàng đầu như bài báo đề cập, nói câu đó đấy! Tôi thì chưa mất niềm tin vào thế gian, vì vẫn còn những người tử tế. Nhưng không hy vọng vào việc chia sẻ tri kiến mà không mấy dễ hiểu. Vì hệ thống tri thức của ngành Đông Y là một bộ phận của lý thuyết thống nhất. Giáo sư Ngô Bảo Châu có lời phát biểu: "Thiên tài không đi lẫn với bầy cừu". Lúc đầu tôi nghĩ ông ta kiêu ngạo. Nhưng đến nay tôi phải nhìn nhận lại như một lời phát biểu phản ánh một thực tại khách quan. Và đây chính là sự thất vọng của tôi, sau cuộc trao đổi tại cafe Trung Nguyên. Tôi không phải thiên tài, nên chắc sự thất vọng còn lớn hơn.2 likes -
Vậy là giống cái bảo tàng Hanoi rồi. Nhưng hình tướng này chi cho thấy sự trì trệ, phá sản, chưa đến nỗi đi tù.1 like
-
Tôi cũng nghĩ vậy, chứ bức tranh trên chỉ chứng tỏ: Chỗ dựa của ông này không có. hoặc bị ngăn cản bởi bức trường thành. Đã vậy còn cây to đâm vào lưng là kẻ dưới làm hại người trên. Chưa đến nỗi phạm nặng như vậy. Có thể còn phạm phải lỗi phong thủy khác trong kiến trúc trụ sở Công ty. Sự sụp đổ của người đứng đầu nhanh chóng như vậy, có thể do cách Dương xâm phạm vào Âm ở một số vị trí nhạy cảm trong phong thủy liên quan. Như giữa trung tâm nhà, sau nhà...vv....1 like
-
1 like
-
Chúng ta đi từ thiên văn trước, hệ mặt trời được định vị theo một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành (theo Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ) với sự nhận định không có hành tinh thứ 10 theo Lưu Tử Hoa đã chứng minh trên cơ sở Bát Quái vào những năm 30 của thế kỷ trước. Ngoài ra, sự phân loại tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành cũng được quy ước như dưới đây: - Vụ trụ vô cùng vô tận: Cõi Tam Thanh. - Ngoài Hệ mặt trời - Thái Ất - Cõi Thượng Thiên, - Hệ mặt trời - Độn giáp (cũng xem xét lại Huyền không phi tinh) - Cõi Thiên (Trời). - Trái đất - Bát trạch - Cõi Đất (Địa). - Con người (cùng động thực vật) - Nhân sinh, tồn tại cùng với Linh hồn. Vạn vật sống trên Trái đất và cùng với Trái đất gọi chung là Cõi Nhân Sinh, Cõi Thế Gian. - Linh hồn con người và động vật - Cõi vô hình, Cõi Âm, Cõi Chết, Cõi Nước với biểu tượng là biển cả, sông ngòi trên trái đất nhưng trong một nghĩa khác nữa, đó là "Vũ Trụ nguyên thủy" - Cõi này có chịu quy luật tương tác theo công thức Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ hay không?. HỆ MẶT TRỜI: Sao Kim gọi tên theo thiên văn hiện đại, theo sách cổ thiên văn Đông phương gọi là sao Thủy (Theo Ban Cố, Tiền Hán thư). Thuận tự của Thái Dương hệ dưới đây – với tên hai sao này gọi theo sách cổ - thì thuận tự này sẽ là: Vành đai hành tinh bên trong theo lý tương sinh (Âm trong, Ngoài dương): Mặt trời (âm thổ) -> sao Kim (âm kim) -> sao Thủy (âm thủy) -> Địa cầu (âm mộc) -> sao Hỏa (âm hỏa) Vành đai thiên thạch ngăn cách Âm - Dương Ngũ Hành và trục phân cách biểu kiến Âm Dương - thuộc hành nào? sẽ được phân tích sau. Vành đai hành tinh ngoài theo lý tương khắc, bắt đầu từ sao Mộc (dương mộc) khắc Mặt trời (âm thổ): Mặt trời (âm thổ) <- sao Mộc (dương mộc) -> sao Thổ (dương thổ) -> sao Thủy (Thiên Vương Tinh- dương thủy) -> sao Hỏa (Hải Vương Tinh - dương hỏa) -> sao Kim (Diêm Vương Tinh - dương kim). Hình ảnh vành đai tiểu hành tinh chính và các tiểu hành tinh trojan. Mặt Trời, các hành tinh và hành tinh lùn Hình mô tả vùng trong Hệ Mặt Trời có điều kiện thuận lợi cho phát sinh sự sống tương ứng với tuổi đời của Mặt Trời (một giả thuyết khoa học) Từ đây có thể rút ra kết luận: - Hệ mặt trời là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, cấu trúc vận động tương sinh theo Hà đồ đồng thời tương khắc theo Lạc thư. Hành thổ làm trung tâm như đã thấy ở trung cung của Hà đồ và Lạc thư. - Hà đồ và Lạc thư là một công thức liên hợp vận động của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành -> chúng ta sẽ vẽ được đồ hình này. Đồ hình cửu cung Hà đồ: Đồ hình Cửu cung Lạc thư: Trong các cổ vật văn hóa, chúng ta thường thấy con số đặc biệt - 18, đấy chính là tổ hợp Cửu cung của Hà đồ và Lạc thư. Đồng thời, "Long sinh cửu tử" chính là nói về Hà đồ, Long, hổ là Dương, Âm biểu tượng cho Hà đồ và Lạc thư, trong đó Hà đồ là nguyên lý vận động cơ bản. Hậu Thiên Bát Quái đồ của giáo sư đã đổi chỗ Tốn - Khôn và Bát Trạch theo các thành viên của một gia đình (1 tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành - mang ý nghĩa quy luật xã hội, như cha Dương và mẹ Âm sinh ra con cái) - Nguyên lý "Âm trong, Dương ngoài" của một tổ hợp Âm Dương ngũ hành thiên văn. - Trái đất thuộc âm mộc. - Lý vận động của một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành theo lý tương sinh của Hà đồ cho nên hành âm thổ trung tâm sinh âm kim và sẽ bị dương mộc khắc tương ứng, ngay lập tức theo lý Lạc thư. - Các hành tinh và mặt trời cùng xoay quanh trục của nó và các hành tinh quay chung quanh mặt trời cùng một hướng từ trái sang phải. Hệ mặt trời (cũng thường gọi là điểm xuân phân) cũng vận động trên đường Hoàng đạo quay quanh trung tâm Thiên cực bắc giống như thế, chu kỳ tương ứng với chu kỳ tuế sai của trục xoay Trái đất là 25.920 năm (theo cách tính của bộ môn Thái Ất), còn theo thiên văn học hiện đại là 26.000 năm, chênh lệch 80 năm. Đường Hoàng đạo cũng chia thành 12 cung (như thiên bàn Tử Vi), mỗi cung chiếm 2.160 năm, gọi là năm Vũ trụ. - Điểm mốc của chu kỳ 12 cung Vũ trụ đang được quán xét, theo lịch Maya thì chính năm 2012 này là năm kết thúc của một chu kỳ Vũ trụ, tức điểm xuân vượt vượt khỏi cung Song Ngư và đi vào cung Bảo Bình. Wiki: Trục quay của Trái Đất đã được quan sát là thay đổi độ nghiêng một cách gần tuần hoàn với chu kỳ 41.000 năm trong khoảng thời gian gần đây, với độ nghiêng dao động từ 21,5 đến 24,5° (hiện tại đang giảm với các giá trị 24,049° năm 3300 TCN, 23,443° năm 1973 và 23,439° năm 2000). Hơn nữa, hướng nghiêng của trục Trái Đất xoay vòng với chu kỳ 25.800 năm (hiện tượng Tiến động hay Tuế sai của điểm phân). Độ nghiêng này cũng dao động với các chu kỳ nhỏ hơn như 18,6 năm (hiện tượng Chương động). Theo tôi tính, về mặt cá nhân, độ Chương động của thiên văn hiện đại đã sai lệch 0.6 năm, Trục Trái Đất dao động (hiện tượng Tiến động) vẽ nên dạng hình nón. Nguồn hình ảnh: Wikipedia Tự quay (lục), Tuế sai (lam), Chương động (đỏ) Trong thiên văn cổ Đông phương, người ta chỉ quan sát 5 hình tinh trong hệ mặt trời, cùng với mặt trời, mặt trăng hình thành nên Thất Tinh, và được bài trí trên lá cờ Thất Tinh màu vàng vảy rồng màu đỏ (riêng cờ Bắc Cực cũng có màu này) theo hàng đứng với mặt trời ở vị trí cao nhất, rồi tiếp đến mặt trăng như dưới đây theo lý tương sinh của Hà đồ: - Mặt trời - biểu tượng tương ứng với luân xa 7 của con người. - Mặt trăng - luân xa 6 - Chủ nhật - Sao Mộc - luân xa 5 - Thứ Hai - Sao Hỏa - luân xa 4 - Thứ Ba - Sao Thổ - luân xa 3... - Sao Kim - luân xa 2... - Sao thủy - luân xa 1 - Thứ Bảy Chu kỳ vận động của các hành tinh: - Chu kỳ sao Mộc (dương mộc): 12 năm (ứng 12 thiên bàn Tử Vi). - Chu kỳ Địa cầu (âm mộc): 1 năm. - Bội số chung của các chu kỳ quay quanh mặt trời của các hành tinh: 60 năm. Thiên bàn Tử Vi: ĐỊA CẦU: Trái đất thuộc âm mộc trong Hệ mặt trời, tự quay quanh trục một ngày đêm (chia thành 12 giờ cổ), nó quanh quanh Hệ mặt trời trên đường Xích đạo trong một năm (365 ngày), mặt phẳng đi qua Xích đạo gọi là Hoàng đạo - bởi một lý do người xưa xây dựng Thiên cầu gồm các chòm sao trên đường Hoàng đạo song song mặt phẳng qua Xích đạo này, tính lịch Âm Dương năm nhuận cũng cần được tính thêm sai số xê dịch của chu kỳ Tuế sai 25.920 năm/ 360 độ. Bắc và nam bán cầu: Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế giới: Tại Xích đạo, nhiệt độ cao nhất rất ít khi vượt quá 35 độ C. Vậy mà tại sa mạc Sahara ở châu Phi, nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C, trong khi Sahara cách xa xích đạo hàng ngàn dặm.Tại các vùng sa mạc Ảrập, nhiệt độ ban ngày cao nhất cũng lên tới 45-50 độ C. Tại vùng sa mạc Trung Á, nhiệt độ cao nhất ban ngày cũng lên đến 48 độ C. Sa mạc Gobi (Mông Cổ) khoảng 45 độ C. Vùng Xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Mùa hè, trái đất ở xa mặt trời, còn mùa đông trái đất lại ở gần mặt trời, ngày xưa cổ nhân có lẽ kh6ong thể tính được khoảng cách các hành tinh như bây giờ. Sáng sớm thấy mặt trời gần nhất nhưng thời tiết mát dịu, ban trưa mặt trời xa nhất lại rất nóng!. Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất, di chuyển trên đường Bạch đạo với chu kỳ trăng 27 ngày, ảnh hưởng đến chu kỳ sinh lý của con người và động vật, thực vật. Chu kỳ này cũng là một trong những nền tảng quan trọng nhất của Đông y. Lịch Âm lấy chu kỳ này và chu kỳ Trái đất quay quanh Mặt trời làm cơ bản. Mặt phẳng của Bạch đạo lệch với mặt phẳng của đường Xích đạo khoảng 5 độ. Địa hình trái đất: Địa hình Mặt Trăng, theo thể địa cầu Mặt Trăng Tổng cường độ từ trường tại bề mặt Mặt Trăng, kết quả từ cuộc thí nghiệm đo phản xạ electron của Lunar Prospector Các giao điểm Mặt Trăng là các điểm trong đó đường di chuyển của mặt trăng (Bạch đạo) trên bầu trời cắt Hoàng đạo, đường chuyển động của mặt trời trên bầu trời. Dưới đây là mô hình biểu kiến tương tác từ Mặt trời tới Trái đất kết hợp với việc định vị phương bắc - nam bằng la bàn gắn kim chỉ Nam và Tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (tham khảo đồ hình trong cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh): Từ đồ hình trên, chúng ta có những nhận xét như sau: - Mặt phẳng Hoàng đạo tức đường Xích đạo mà Trái đất quay xung quanh Mặt trời, ở đây chính là trục Thìn - Tuất theo đồ hình. - Trục Sửu - Mùi vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo ứng với trục quay của Trái đất xung quanh Mặt trời trong vòng 365 ngày. - Hướng bắc (N) và nam (S) được định vị theo kim chỉ Nam, giữa hướng bắc từ theo kim chỉ Nam và hướng bắc địa lý Trái đất (giao điểm trục quay của trái đất và mặt địa cầu ở phương bắc), có một độ lệch nhất định tùy theo vị trí trên trái đất, gọi là độ Từ thiên. - Trục quay Trái đất lệch với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo một góc 23 độ 5. Độ từ thiên là góc tạo thành (δ) giữa hướng bắc thực (bắc địa lý) và hướng bắc từ (là hướng chỉ phương bắc của kim la bàn) hay góc tạo thành giữa kinh tuyến địa lí (phương bắc nam) và kinh tuyến từ tại điểm đã cho trên mặt đất. Giá trị này sẽ dương khi bắc từ nằm về phía đông của bắc thực và ngược lại. Ví dụ, ở Việt Nam, độ từ thiên biến đổi từ –1⁰ ở Cao Bằng đến 0⁰ ở Đà Nẵng và đạt +1⁰ tại Cà Mau. Ví dụ về độ từ thiên có giá trị dương khi kim nam châm lệch về phía đông so với bắc địa lý. Tham khảo trên mạng: Các độ số lấy theo Ngày 2 Tháng 11, 2012 DL Thành Phố, ..... Vĩ độ .........., Kinh độ ..........., độ Từ Thiên, thay đỗi mỗi năm Bạc Liêu, ...... Vĩ 09° 17' 00" N, Kinh 105° 44' 00" E, -0° 14' 04", -1.8' Biên Hòa, ...... Vĩ 10° 57' 00" N, Kinh 106° 49' 00" E, -0° 23' 10", -2.0' Buôn Mê Thuột, . Vĩ 12° 40' 00" N, Kinh 108° 03' 00" E, -0° 35' 29", -2.2' Cần Thơ, ....... Vĩ 10° 01' 55" N, Kinh 105° 47' 02" E, -0° 18' 09", -1.9' Cao Bằng, ...... Vĩ 22° 39' 50" N, Kinh 106° 16' 05" E, -1° 34' 46", -2.4' Cao Lãnh,....... Vĩ 10° 28' 01" N, Kinh 105° 38' 10" E, -0° 20' 42", -1.9' Đà Lạt, ........ Vĩ 11° 56' 42" N, Kinh 108° 26' 31" E, -0° 31' 03", -2.2' Đà Nẳng, ....... Vĩ 16° 03' 07" N, Kinh 108° 12' 54" E, -0° 59' 49", -2.3' Đông Hà, ....... Vĩ 16° 51' 00" N, Kinh 107° 08' 00" E, -1° 01' 43", -2.3' Đồng Hới, ...... Vĩ 16° 51' 00" N, Kinh 107° 08' 00" E, -1° 01' 43", -2.3' Hà Giang, ...... Vĩ 22° 50' 00" N, Kinh 104° 56' 00" E, -1° 27' 17", -2.3' Hà Tỉnh, ....... Vĩ 18° 21' 00" N, Kinh 105° 55' 00" E, -1° 06' 55", -2.2' Hãi Dương, ..... Vĩ 20° 56' 31" N, Kinh 106° 19' 52" E, -1° 24' 32", -2.3' Hãi Phòng, ..... Vĩ 20° 51' 41" N, Kinh 106° 40' 47" E, -1° 25' 56", -2.3' Hà Nội, ........ Vĩ 21° 01' 48" N, Kinh 105° 49' 12" E, -1° 22' 19", -2.3' HCM City, ...... Vĩ 10° 45' 33" N, Kinh 106° 39' 45" E, -0° 21' 59", -2.0' Hòa Bình, ...... Vĩ 20° 49' 48" N, Kinh 105° 19' 59" E, -1° 18' 41", -2.2' Hòn Gai, ....... Vĩ 20° 56' 53" N, Kinh 107° 04' 52" E, -1° 28' 45", -2.4' Huế, ........... Vĩ 16° 27' 47" N, Kinh 107° 35' 06" E, -1° 00' 36", -2.3' Kon Tum, ....... Vĩ 14° 21' 00" N, Kinh 108° 00' 54" E, -0° 47' 09", -2.2' Lạng Sơn, ...... Vĩ 21° 50' 46" N, Kinh 106° 45' 25" E, -1° 32' 43", -2.4' Lào Cai, ....... Vĩ 22° 30' 00" N, Kinh 103° 57' 00" E, -1° 19' 55", -2.2' Long Xuyên, .... Vĩ 10° 22' 55" N, Kinh 105° 26' 17" E, -0° 20' 24", -1.9' Luân Châu, ..... Vĩ 21° 44' 24" N, Kinh 103° 20' 35" E, -1° 13' 27", -2.1' Mỹ Tho, ........ Vĩ 10° 21' 14" N, Kinh 106° 22' 01" E, -0° 19' 37", -1.9' Nha Trang, ..... Vĩ 12° 14' 35" N, Kinh 109° 12' 11" E, -0° 34' 30", -2.2' Ninh Bình, ..... Vĩ 20° 15' 11" N, Kinh 105° 58' 30" E, -1° 18' 31", -2.3' Phan Thiết, .... Vĩ 10° 55' 16" N, Kinh 108° 06' 14" E, -0° 23' 36", -2.1' Phủ Lạng Thương, Vĩ 21° 16' 16" N, Kinh 106° 11' 31" E, -1° 25' 47", -2.3' Play Cu, ....... Vĩ 13° 57' 00" N, Kinh 108° 01' 00" E, -0° 44' 21", -2.2' Quảng Ngãi, .... Vĩ 15° 07' 26" N, Kinh 108° 48' 43" E, -0° 54' 57", -2.3' Qui Nhơn, ...... Vĩ 13° 46' 00" N, Kinh 109° 14' 00" E, -0° 45' 59", -2.3' Rạch Giá, ...... Vĩ 10° 00' 25" N, Kinh 105° 05' 06" E, -0° 18' 48", -1.8' Sóc Trăng, ..... Vĩ 09° 36' 00" N, Kinh 105° 58' 00" E, -0° 15' 34", -1.9' Sơn La, ........ Vĩ 21° 19' 41" N, Kinh 103° 54' 36" E, -1° 14' 19", -2.1' Tân An, ........ Vĩ 10° 31' 52" N, Kinh 106° 24' 47" E, -0° 20' 39", -2.0' Tây Ninh, ...... Vĩ 11° 19' 23" N, Kinh 106° 08' 49" E, -0° 25' 23", -2.0' Thái Bình, ..... Vĩ 20° 27' 01" N, Kinh 106° 19' 59" E, -1° 21' 30", -2.3' Thái Nguyên, ... Vĩ 21° 33' 04" N, Kinh 105° 51' 47" E, -1° 25' 37", -2.3' Thanh Hóa, ..... Vĩ 19° 48' 32" N, Kinh 105° 46' 37" E, -1° 14' 58", -2.2' Thủ Dầu Một, ... Vĩ 10° 58' 09" N, Kinh 106° 39' 10" E, -0° 23' 16", -2.0' Trà Vinh, ...... Vĩ 09° 56' 02" N, Kinh 106° 20' 02" E, -0° 17' 11", -1.9' Trúc Giang, .... Vĩ 10° 14' 06" N, Kinh 106° 22' 30" E, -0° 18' 55", -1.9' Tuy Hòa, ....... Vĩ 13° 04' 55" N, Kinh 109° 18' 58" E, -0° 41' 01", -2.3' Tuyên Quang, ... Vĩ 21° 49' 05" N, Kinh 105° 12' 40" E, -1° 23' 29", -2.3' Việt Trì, ...... Vĩ 21° 18' 18" N, Kinh 105° 25' 41" E, -1° 21' 49", -2.3' Vinh, .......... Vĩ 18° 40' 08" N, Kinh 105° 40' 19" E, -1° 07' 53", -2.2' Vĩnh Long, ..... Vĩ 10° 15' 22" N, Kinh 105° 57' 50" E, -0° 19' 17", -1.9' Yên Bái, ....... Vĩ 21° 42' 18" N, Kinh 104° 52' 30" E, -1° 21' 02", -2.2' Như vậy, hướng kim chỉ nam có độ lệch so với trục quay của Trái đất tương ứng từng vùng. Hướng bắc của trục tự quay của Trái Đất nghiêng so với trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo một góc xấp xỉ 23,5° Qua đó, chúng ta thấy khi phối hợp Mặt trời - Trái đất thông qua mặt phẳng Hoàng đạo và trục quay trái đất (hướng bắc địa lý), hướng bắc - nam la bàn (trục Tý Ngọ) mới chính xác. Một cách lý tưởng, hướng la bàn sẽ trùng vào hướng hướng bắc nam địa lý của trái đất khi đặt la bàn tại đường Xích đạo trái đất. Hình La kinh dưới đây là một ví dụ định vị trục bắc nam từ trường trùng với hướng bắc nam địa lý của trái đất một cách lý tưởng khi la bàn đặt tại Xích đạo, lúc này: - Hướng bắc - nam từ trường Tý - Ngọ trùng hướng trục quay của trái đất. - Ranh giới sơn Quý của cung Khảm trùng vào trục vuông góc mặt phẳng Hoàng đạo. La kinh (la bàn) ứng với Bát Quái Hậu Thiên:và Hà đồ: Qua đó, chúng ta thấy la bàn định vị các hướng bắc - nam tại mỗi vị trí trên trái đất là khác nhau hay hàm ý "một khoảng đất giới hạn nào đó" sẽ ứng với một hướng la bàn giống nhau với các sai số cực nhỏ được xem là gần đúng - chẳng hạn trong vòng 360 độ/72 hướng la bàn = 5 độ chia 2 lấy lẻ = 0độ5, tức thuộc một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành của địa thế. Đấy chính là môn Bát Trạch trong phong thủy với diện tích của một căn nhà hay biệt thự là đủ nhỏ (căn nhà giới hạn ngăn cách sẽ tạo nên một tổ hợp như trên). Trục quay của Trái đất trùng hướng bắc - nam la bàn được phối với Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ Từ đồ hình lý tưởng trên, hình vành khăn và chia làm 8 cung Hậu Thiên Bát Quái, cùng với 4 cung hành thổ Thìn, Tuất, Sửu Mùi, đây là nguyên lý "sinh - vượng - mộ" của một hành trong sự tương tác từ Mặt trời hay từ các hệ thiên văn khác tới Trát đất theo quy luật của Hậu Thiên Bát Quái. Từ đó chúng ta có câu hỏi: Nguyên lý "sinh - vượng - mộ" của một hành là từ đâu? Chúng ta nhận thấy rằng, trong Hệ mặt trời thì sao Mộc (dương mộc) quay chung quanh Mặt trời (âm thổ) với chu kỳ 12 năm, còn Trái đất (âm mộc) với chu kỳ 1 năm. Hai hành tinh này cấu trúc nên một Hành đầy đủ thuộc một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành là Hệ mặt trời. Trong khi đó, sao Mộc và Trái đất cũng chính là một tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành, điều này đồng nghĩa sau 12 năm thì sự tương hợp một Hành Mộc (Âm Dương) trong tương tác có quy luật theo Hậu Thiên Bát Quái từ Mặt trời tới chúng có mối liên hệ tương ứng nào đó, tất nhiên có cái lý tương sinh và tương khắc của Hà đồ và Lạc thư trong mỗi tổ hợp Âm Dương Ngũ Hành. Và cổ nhân đã tìm ra nguyên lý này tức có sự chuyển tiếp giữa các Hành trong quy luật tương tác theo Hậu Thiên Bát Quái, đấy chính là sự hình thành nên 4 cung thuộc hành thổ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mặt khác, chúng ta lại có thêm câu hỏi: vậy tương tác từ Hệ mặt trời là theo quy luật Hậu Thiên Bát Quái nhưng ngoài Hệ mặt trời phải bổ sung thêm Tứ hành thổ? Vậy chúng có liên quan như thế nào đến Thiên Can và Địa chi khi xác định bản mệnh của một con người vừa sinh ra, trong đó có cái lý của "Ngũ Vận Lục Khí"? Chứ chưa nói đến sự "hóa khí" trong các bộ môn Tử Bình, Tử Vi, Đông Y... Đồ hình Ngũ Vận Lục Khí dưới đây với mốc khởi đầu: Vận khí khắc Thiên can, trong đó bản mệnh bắt đầu trong Lục thập hoa giáp là Giáp Tý cần được minh định chi tiết. Một chu kỳ Lục thập hoa giáp với một Kỷ (Âm và Dương) là 30 năm, được chia làm năm phần (Ngũ Vận) và một vận gồm 6 năm (Lục khí: Tam Âm, Tam Dương - ba năm Âm, ba năm Dương). Mô hình tương tác theo quy luật Ngũ Vận Lục Khí từ Hệ mặt trời (Thiên) và Trái đất (Địa) để tạo nên bảng Lục thập hoa giáp (60 năm) tức bản mệnh của một người (Nhân) sau khi phục hồi các sai số nguyên thủy. Trong bảng mô tả trên thì chu kỳ được mô tả ở phần giữa, đóng khung màu vàng cam đã thể hiện như sau: 1. "Giáp hợp Kỷ hoá Thổ". Từ Giáp Tý đến Kỷ Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Cung Thổ vận" kết thúc ở "Thiếu Cung Thổ vận" (Hiển thị màu vàng, xem phần giữa trên bảng). 2. "Ất hợp Canh hoá Kim". Từ Canh Ngọ đến Ất Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ "Thái Thương Kim vận" kết thúc ở "Thiếu Thương Kim vận" (Hiển thị màu trắng, xem phần giữa trên bảng). 2. "Bính hợp Tân hoá Thuỷ". Từ Bính Tý đến Tân Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Vũ Thuỷ vận kết thúc ở Thiếu Vũ Thuỷ vận (Hiển thị màu xanh bleur, xem phần giữa trên bảng).. 4. "Nhâm hợp Đinh hoá Mộc". Từ Nhâm Ngọ đến Đinh Hợi (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Giác Mộc vận kết thúc ở Thiếu Giác Mộc vận (Hiển thị màu xanh lá cây, xem phần giữa trên bảng).. 5. Mậu hợp Quý hoá Hoả. Từ Mậu Tý đến Quý Tỵ (Một vận/6 năm). Bắt đầu từ Thái Chuỷ Hoả vận kết thúc ở Thiếu Chuỷ Hoả vận (Hiển thị màu đỏ, xem phần giữa trên bảng). Qua bảng trên, bạn đọc cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chu kỳ Ngũ vận hoàn toàn theo nguyên lý tương sinh của Hà đồ.Bắt đầu từ "Giáp hợp Kỷ hỏa Thổ" sinh Kim; sinh Thủy, sinh Mộc và sinh Hỏa. Tham khảo, đồ hình "Bát cung hóa khí" chuẩn với 24 sơn trên La kinh của bộ môn Bát Trạch trong phong thủy ứng dụng (trích từ Minh triết Việt trong văn minh Đông phương, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh): Tuy nhiên, nảy sinh một cầu hỏi là tại sao cổ nhân chỉ định vị trong Hệ mặt trời làm chuẩn mà không lấy chi tiết hơn từ các hệ thiên văn lớn hơn khác, chẳng hạn từ Ngân hà!. Đồ hình “Bát cung hóa khí” sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn (Bát Trạch - trong đó những cung thuộc Tây trạch thể hiện màu vàng, Đông trạch thể hiện màu đỏ). Đây là một lá số Tử Vi mẫu, thể đặc trưng của một con người: Tử Vi là tên một loài hoa màu tím - hoa tường vi?, Tử là Tím, còn Vi là Huyền Diệu, tên gọi được lấy từ sao Tử Vi, ngôi sao quan trọng nhất trong môn bói toán này - biểu tượng của Hùng Quốc Vương - Tử Vi Bắc Cực Đại Đế. Ngoài nguyên lý "sinh - vượng - mộ" chúng ta có thể chi tiết mức cường độ hơn nữa tức tương ứng sự nhật biết về thực vật sinh trưởng trong chu kỳ một năm: xuân sinh, hạ trưởng, thu bế, đông tàng: "sinh - trưởng - bế - tàng (tử)", nhằm tính toán tương tác có chu kỳ một cách chính xác hơn, đặc biệt với những tổ hợp bị tương tác lớn chẳng hạn như là biến đổi khu vực trái đất, hưng thịnh quốc gia, một cuộc chiến tranh lớn của các quốc gia... sẽ là kết quả của bộ môn Thái Ất... Khi phối 12 cung thiên bàn Tử Vi có bốn cung hành thổ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi trên La kinh phong thủy, với trục định vị nam - bắc (Tý - Ngọ) theo kim chỉ nam cần quán xét với độ nghiêng với mặt phẳng Hoàng đạo để có những nhận định thêm nữa, tôi cho rằng cách định hình La kinh theo cổ nhân đã chuẩn mực sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn, Thủy - Hỏa... Tuy nhiên, theo cổ thư thì Hậu Thiên Bát Quái - Hà đồ khi định vị thì đặt phương nam lên phía trên, điều này đồng nghĩa La kinh cũng tương ứng, trong khi đó theo hướng thiên văn thì sao Bắc Cực và sao Nam Cực định hướng hàng hải thì tùy theo mỗi bán cầu: bắc bán cầu hướng về chòm sao Bắc Đẩu và nam bán cầu hướng về chòm sao Nam Đẩu. Vậy bản chất nó là gì, trong khi đó ta biết Hậu Thiên Bát Quái là quy luật tương tác tới Trái đất và khi phối Hà đồ thì đây là quy luật vận động của bản thân Trái đất (Lạc thư ẩn). Vậy phải chăng, nguồn gốc chính là từ ý nghĩa của kim chỉ Nam? Về mặt địa hình Trái đất, cũng cần chú ý tới hướng của trục quay địa cầu, ở bắc bán cầu thì phương tây bắc từ thì thấy địa hình núi cao như các dãi núi lớn Himalaya, Thiên Sơn... và phương đông nam thấp thoải tới biển... Sự khác biệt cũng xuất hiện khi so sánh bắc bán cầu và nam bán cầu. Vấn đề này cần được quán xét tới kim chỉ Nam khi được dùng định vị tại hai bán cầu trên. Kim chỉ Nam còn gọi là Tư Nam tức cần phải tư lự, suy tư riêng về ý nghĩa của nó và tại bắc và nam bán cầu có gì khác nhau? Tất nhiên sau khi hiểu ý nghĩa của Ngũ Vận Lục Khí thì có thể các nội dung trên sẽ được điều chỉnh lại một cách hợp lý, ví dụ ngay cả ý nghĩa của Hậu Thiên Bát Quái, mà tứ đó mới xác định được bản chất của Tiên Thiên Bát Quát khi không có hành Thổ trong nó. "Hậu Thiên Bát Quái phối Hà đồ" sau khi đổi chỗ Tốn - Khôn là công thức áp dụng cho mọi phương pháp cổ trong việc tính toán tương tác có quy luật tới một chủ thể đã xác định: Trong quá trình phân tích, chúng ta luôn luôn lưu giữ nguyên lý tổng thể: "Vũ trụ là duy nhất".1 like
-
"Hậu thiên Văn Vương phối Lạc thư" theo sách cổ Tàu ứng dụng trong phong thủy, khác hẳn "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" chính ở phần phía Nam. Cho nên các phong shui gia Tàu thất bại trong những cuộc trấn yểm phương Nam là vậy. Nhưng nó đúng hoàn toàn ở phương từ Tây Bắc đến Đông và Trung cung.1 like