• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/10/2014 in all areas

  1. Tướng Trung Quốc: Việt Nam nên "bán anh em xa, mua láng giềng gần" Hồng Thủy 19/10/14 13:00 (GDVN) - Nên lưu ý rằng các cuộc gặp cấp cao Việt - Trung được bố trí chỉ vài tuần sau khi Mỹ công bố nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Học giả Đài Loan: Trung Quốc không dám khiêu khích Việt Nam quá mức Thủ tướng: Trung Quốc là láng giềng, Mỹ là đối tác chiến lược Trung Quốc ngăn chặn ASEM 10 đưa Biển Đông vào tuyên bố Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long. Bưu điện Hoa Nam ngày 19/10 bình luận, chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam là dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt - Trung đã "bình tĩnh hơn" sau những căng thẳng liên tục trên Biển Đông. Hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc tiếp tục quan hệ hợp tác quân sự, giải quyết các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông. Ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc khi hội kiến với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nói: "Cả Trung Quốc và Việt Nam nên kiểm soát lực lượng của mình, kiềm chế những nhận xét bất lợi và không làm gì để ảnh hưởng đến tình hình chung. Chúng ta không thể thay đổi được láng giềng. Hữu nghị với nhau và xử lý thích hợp những khác biệt là vì lợi ích của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam", Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Long cho biết. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn, hội kiến Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Lý Nguyên Triều hôm Thứ Sáu, theo Tân Hoa Xã. Các nhà phân tích cho biết các cuộc họp cấp cao cho thấy cả hai nước đang quan tâm ngăn chặn sự bùng nổ của xung đột quân sự trên Biển Đông. Trương Minh Lượng, một chuyên gia các vấn đề Đông Nam Á đại học Kỵ Nam cho biết, Phạm Trường Long đã "nhắc nhở" người Việt không cố gắng "ve vãn" các cường quốc khác như Hoa Kỳ mà nên tập trung vào việc phát triển quan hệ tốt với Trung Quốc, Việt Nam nên "bán anh em xa, mua láng giềng gần". "Chúng ta nên lưu ý rằng các cuộc gặp cấp cao Việt - Trung được bố trí chỉ vài tuần sau khi Mỹ công bố nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam hồi đầu tháng này", Trương Minh Lượng nhấn mạnh. Căng thẳng Việt - Trung trên Biển Đông đã nổ ra và nhanh chóng leo thang hồi tháng 5 năm nay, khi Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trong tháng này Trung Quốc công bố họ đã hoàn thành việc cải tạo sân bay (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1956, 1974 đến nay). Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy dự án cải tạo, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), trong đó 5 đảo nhân tạo do Tập Cận Bình trực tiếp phê duyệt. Nguồn tin tình báo Đài Loan cũng cho biết, Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã có chuyến đi "chưa từng có tiền lệ" ra quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thị sát các điểm đảo Trung Quốc đang xây dựng (bất hợp pháp) và quan sát một cuộc tập trận hải - không quân ở đá Chữ Thập cuối tháng 9 vừa rồi. Nghê Lạc Hùng, một nhà phân tích quân sự từ Thượng Hải, Trung Quốc bình luận: Việt Nam cần phải biết quân đội Trung Quốc "thực sự muốn duy trì hiện trạng ở Biển Đông"?! "Đối với Việt Nam, không đáng để đi đến chiến tranh với Trung Quốc"?! Nhưng với những gì Bưu điện Hoa Nam vừa tường thuật ở trên thì quân đội Trung Quốc, Trung Nam Hải chỉ muốn "thay đổi hiện trạng, đặt ra luật chơi" trên Biển Đông chứ không phải "duy trì hiện trạng" như ông Hùng nói. ===================== Vị tướng Tàu này tỏ ra thiếu am hiểu về văn hóa truyền thống Việt. Người Việt chưa bao giờ có câu: "Bán anh em xa, lấy láng giếng gần" cả. Chỉ có câu: "Bán họ hàng xa, lấy láng giếng gần". Với anh em thì ở xa vẫn là anh em. Truyền thống văn hóa Việt rất coi trọng quan hệ họ hàng, dòng tộc. Nhưng tục lệ như: "Xảy cha, còn chú. Xảy mẹ bú dì"; hoặc tục ăn trưởng khi bác cả không có con trai, thì con thứ người chú hưởng gia tài và cúng giỗ; hoặc "Một giọt máu đào (Tính huyết thống/ Thiên Sứ) hơn ao nước lã"...vv....Bởi vậy, làm gì có chuyện "Bán anh em xa, lấy láng giềng gần". Người láng giếng như vị tướng Tàu này tỏ ra không hiểu gì về ngay người láng giếng mà họ nói chuyện.
    3 likes
  2. Trung Quốc "chọc" vào Vùng Vịnh, đối trọng chiến lược Mỹ ở Biển Đông Hồng Thủy 20/10/14 10:37 Thảo luận (0) (GDVN) - Với cuộc tập trận chung với Iran vừa qua, Trung Quốc đã đặt mục tiêu thoát khỏi việc ngăn chặn của Mỹ ở Biển Đông. Tư lệnh Hải quân Iran Habibollah Sayyar trực tiếp tuyên bố về cuộc tập trận chung với hải quân Trung Quốc ở Vùng Vịnh. Mustafa Salama, một nhà báo tự do Ai Cập chuyên nghiên cứu các vấn đề chính trị Trung Đông ngày 19/10 phân tích trên tờ Al Monitor, động thái Trung Quốc lần đầu tiên phái tàu quân sự đến vịnh Ba Tư tập trận chung với hải quân Iran ngày 20/9 báo hiệu một động thái mới. Bắc Kinh đã có kế hoạch "chọc" vào Vùng Vịnh nơi Mỹ sẵn sàng dùng máu và vũ khí để bảo vệ lợi ích của mình ở Trung Đông để làm đối trọng với chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương của Washington, đặc biệt là việc Mỹ can dự vào Biển Đông. Trung Quốc lần đầu tiên hiện diện quân sự ở Vùng Vịnh Tàu khu trục mang tên lửa Trường Xuân và Thường Châu của hải quân Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc tập trận chung kéo dài 5 ngày với hải quân Iran. Đô đốc Amir Hossein Azad, một chỉ huy hải quân Iran cho biết, mục tiêu của cuộc tập trận chung này nhằm "thiết lập hòa bình, ổn định và hợp tác song phương" cùng có lợi. Thời điểm Trung Quốc - Iran tập trận hải quân chung cũng được lựa chọn thận trọng và không gây chú ý khi truyền thông quốc tế đang tập trung vào các điểm nóng khác như cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria do Mỹ dẫn đầu. Salama bình luận, khi tìm hiểu động cơ của Bắc Kinh khi tập trận chung với hải quân Iran ở Vùng Vịnh cần phải luôn ghi nhớ 3 điều. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Trung Quốc - một đối thủ của Mỹ và không phải quốc gia Vùng Vịnh đã đưa tàu chiến đến Vùng Vịnh. Thứ hai, cuộc tập trận chung này báo hiệu một sự thúc đẩy địa vị mới của Iran ở Vùng Vịnh và khu vực Trung Đông. Thứ ba, động thái này của Trung Quốc không thể xem xét mà lại tách rời phản ứng của Bắc Kinh với việc Mỹ xoay trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của Bắc Kinh. Động thái này ở Vùng Vịnh được Trung Quốc xem là một nỗ lực để ngăn chặn chiến lược của Mỹ. Vùng Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng trên toàn cầu, khu vực Hoa Kỳ sẵn sàng đổ máu và vũ khí để duy trì ảnh hưởng của mình hoặc kiểm soát nó trên thực tế. Việc Bắc Kinh mon men tiếp cận Vùng Vịnh chắc chắn sẽ khiến Hoa Kỳ đặc biệt chú ý. Tàu chiến hạm đội Nam Hải Trung Quốc thường xuyên diễu võ giương oai trên Biển Đông. Hải quân Tehran, Bắc Kinh tìm kiếm sự hợp tác lớn hơn Trong quá khứ Iran đã đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu bị đặt dưới áp lực nguy cơ bị Mỹ hay Israel tấn công vì chương trình hạt nhân mà nước này theo đuổi. Một khi Iran đóng cửa eo biển Hormuz, giá dầu sẽ tăng vọt. Tehran cũng tỏ ra khó chịu khi thấy tàu hải quân nước ngoài xuất hiện và đi lại trong Vùng Vịnh. Ngày 6/4/2012 hải quân Iran đã cứu một tàu chở hàng Trung Quốc thoát khỏi tay hải tặc Somali, đó chỉ là một trong số các vụ hải quân Iran giúp Trung Quốc ngăn chặn nạn cướp biển. Trước đây dường như Bắc Kinh không có nhu cầu hiện diện hải quân ở Vùng Vịnh mặc dù có khả năng Tehran sẽ chào đón Trung Quốc như một đồng minh thân cận. Trong khi đó Iran rất khó chịu và "không thể tha thứ" nếu thấy tàu nước khác "lang thang ở Vùng Vịnh với lý do chống khủng bố, chống cướp biển". Nếu có sự hỗ trợ của hải quân Trung Quốc, Iran sẽ trở nên mạnh mẽ hơn ở Vùng Vịnh, ngay cả khi sự xuất hiện của Bắc Kinh chỉ mang tính biểu tượng. Washington có khả năng sẽ phải xem xét lại hoạt động của mình ở đây có khả năng chọc giận Bắc Kinh. Bắc Kinh và Tehran có kế hoạch nâng tổng kim ngạch thương mại 2 chiều lên mức 200 tỉ USD trong 10 năm tới. Hơn nữa Iran là nhà cung cấp dầu mỏ lớn thứ 3 của Trung Quốc, chiếm 12% lượng dầu mỏ tiêu thụ tại quốc gia này. Vì vậy Bắc Kinh sẽ muốn bảo vệ lợi ích của mình ở Iran, cũng giống như Hoa Kỳ làm điều tương tự ở Vùng Vịnh. Cuộc tập trận gần đây là một nỗ lực thực hiện mục tiêu này. Giữa tháng 9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Sri Lanka và Maldives với chủ đề chính là hỗ trợ 2 nước phát triển kinh tế, mang lại các cơ hội kinh tế cho Trung Quốc. Quan trọng hơn, 2 quốc gia này sẽ trở thành mắt xích trong "con đường Tơ lụa" do Tập Cận Bình khởi xướng. Sáng kiến này sẽ giúp Trung Quốc trở nên gần gũi hơn với Trung Đông, cuộc tập trận chung với Iran vừa qua là một phần của chiến lược ấy. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey thăm cảng Đà Nẵng. Bắc Kinh theo dõi chặt chẽ mọi động thái hợp tác quân sự quốc phòng Việt - Mỹ. Bắc Kinh "chọc" vào lợi ích chiến lược của Mỹ ở Vùng Vịnh làm đối trọng với chính sách của Washington ở Biển Đông Trung Quốc rõ ràng muốn cân bằng với chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương mà Washington theo đuổi. Bắc Kinh đã trải qua (gây ra) rất nhiều căng thẳng với các nước láng giềng ở Biển Đông với những xung đột tiềm năng trên các đảo và tranh chấp hàng hải với láng giềng. Hoa Kỳ đang khai thác những căng thẳng này cũng như mối lo ngại trong các nước láng giềng của Trung Quốc. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey có chuyến công du lần đầu tiên tới Việt Nam trong tháng 8, chỉ chưa đầy 1 tháng sau khủng hoảng Việt - Trung trên Biển Đông vì Bắc Kinh đơn phương hạ đặt (bất hợp pháp) giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trong chuyến thăm, Dempsey đã nói đến khả năng tháo dỡ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông cũng đề cập đến lợi ích an ninh chung hàng hải giữa Mỹ và Việt Nam trên Biển Đông, một cách đề cập đến đối thủ chung - Trung Quốc. Với cuộc tập trận chung với Iran vừa qua, Trung Quốc đã đặt mục tiêu thoát khỏi việc ngăn chặn của Mỹ ở Biển Đông và tăng cường liên minh và vị thế của Bắc Kinh ở Trung Đông. Có lẽ Bắc Kinh cũng có kế hoạch cho một sự hiện diện thường xuyên hơn ở Vùng Vịnh trong tương lai, như những gì Hoa Kỳ đã làm ở Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc và Iran không thể cạnh tranh sức mạnh với hải quân Hoa Kỳ, nhưng tham vọng của Trung Nam Hải không hề thiển cận. Rõ ràng Bắc Kinh đang có kế hoạch để đảm bảo tốt hơn các tuyến đường hàng hải của mình giữa Đông Nam Á và Trung Đông. ====================== Đây là một mưu hay của nước Tàu. Nhưng như truyện Tam Quốc Chí: "Văn Trần Lâm tuy hay, nhưng vũ bị của Viên Thiệu lại dở". Tàu không đủ binh lực để duy trì một lực lượng quân sự mạnh tại vùng Vinh. cụ thể là: nước Tàu không thể đưa cả một Hạm đội đến Địa Trung Hải. Do đó, nếu Iran nhầm lẫn mà cho rằng hợp tác với Tàu có thể đương đầu với Hoa Kỳ thì là một sai lầm chiến lược. Ngược lại chính động thái này của Tàu làm cho Hoa Kỳ phải quyết tâm hơn ở Tây Thái Bình Dương. Cuối cùng mưu hay thành dở hơi, chỉ vì khoảng cách quá lớn về mục đích và thực tại.
    2 likes
  3. Cuốn sách BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI mới được in. Dưới đây là bài dẫn của cuốn sách này. Chi tiết hơn xin xem ở http://asakicorp.com/bachviet18/?p=845. BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN Lịch sử của quốc gia, của dân tộc không thuộc về riêng ai. Các sử gia chép sử, các nhà văn hóa mô tả sử…, còn nhân dân mới là những người làm nên lịch sử. Trong khi các sử gia thận trọng biên chép các sự kiện lịch sử theo quan niệm chính thống mỗi thời đại thì còn một dòng sử khác tồn tại song song, với sức lan tỏa rộng hơn, sinh động hơn. Đó là dòng sử trong dân gian, được lưu truyền qua các câu chuyện kể, các di tích, các di vật, các sự tích của các danh nhân địa phương… Truyền thuyết họ Hồng Bàng của người Việt kể rằng Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, là tổ của Bách Việt. Cha Lạc Long dẫn 50 người con xuống khai phá vùng biển Đông. Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng, về đất Phong Châu, lập con cả làm vua, gọi là Hùng Vương. Người Việt ngày nay là con cháu của trăm người con trai đó, tức là một phần của cả dòng họ, đồng bào Bách Việt xưa, cùng chung một nguồn cội họ Hùng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ…”. Cương vực 15 bộ mênh mông của nước Văn Lang thời Hùng Vương, với Tây giáp Tứ Xuyên (Ba Thục), Bắc tới Hồ Nam (hồ Động Đình?), làm các sử gia nghi ngờ rằng đó là lãnh thổ của cả dòng Bách Việt chứ không chỉ của “nước Việt” ngày nay. Lãnh thổ Bách Việt đã trải khắp vùng Hoa Nam, rộng lớn không thể ngờ. Phạm vi nước Văn Lang thời Hùng Vương theo truyền thuyết Truyền thuyết từ thời cha sinh mẹ đẻ không sai. Chính sử Việt chép cũng không sai. Bởi vì đó là những thông tin, những ghi chép lịch sử của cả cộng đồng người Bách Việt còn lưu lại chứ không phải chỉ của nước Đại Việt vào thời Lê sau này. Nếu nhìn nhận các truyền thuyết lịch sử Việt tách rời khỏi không gian và thời gian mà nó hình thành sẽ dẫn đến những lệch lạc vô cùng lớn, làm cho những câu truyện truyền thuyết trở nên không thể hiểu nổi. Với “tầm nhìn thời đại” của các chuyên gia sử học ngày nay thì những chuyện “trâu ma rắn thần” của thời cổ sử bị biến thành không “chích quái” thì cũng là “u linh”, mờ ảo. Thế nhưng, quá khứ xa xôi của người Việt lại nằm chính ở những dòng huyền sử lắng đọng đó. Chối bỏ huyền sử tức là quay mặt lại với quá khứ, với tổ tiên nòi giống. Người Việt là một phần của đại tộc Bách Việt là điều thật rõ, rõ ngay từ cái tên gọi. Vì thế lịch sử Bách Việt cũng là lịch sử của người Việt. Sách Hán thư viết: “Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.” Bách Việt là một cộng đồng các dân tộc cùng nguồn gốc sinh sống ở phía Nam sông Dương Tử cho tới bán đảo Đông Dương từ thời trước Công nguyên. Về nhân chủng học thì Bách Việt là những cư dân thuộc loại hình Nam Mongoloid (Nam Á), trong đó bao gồm những nhóm dân tộc Tày Thái, Việt Mường, Môn – Khmer và cả Miêu Dao, phân bố ở Hoa Nam và Đông Nam Á ngày nay. Trung Quốc thời nay là một tập hợp các vùng lãnh thổ nơi mà trong quá khứ đã được sinh sống bởi những tộc người khác nhau. Con sông Dương Tử chia đại lục Trung Quốc thành 2 phần gần bằng nhau. Một nửa lãnh thổ Trung Quốc là đất người Bách Việt vào thời trước Công nguyên nên lịch sử Trung Hoa không thể không có những khoảng thời gian là lịch sử Bách Việt. Hơn thế nữa, một nửa phương Nam mới là nơi đã làm nên nền văn hóa Trung Hoa cổ đại rực rỡ. Những công trình xác nhận vai trò của văn hóa Bách Việt đối với nền văn minh Trung Hoa cổ xuất hiện ngày càng nhiều. Bắt đầu từ những bước lội ngược dòng của giáo sư Kim Định vào những năm 1970 chỉ ra những đóng góp to lớn của văn hóa Việt trong văn hóa Trung Hoa cổ. Hay gần đây hơn như công bố của giáo sư người Nga Dega Deopik, Viện các nước Á – Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva, cho rằng chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa là người Môn – Khmer, tức là người Bách Việt. Cho tới nay, chính nghiên cứu của những nhà khoa học Trung Quốc tại vùng Lĩnh Nam cũng đang khẳng định điều này. Xem lại lịch sử Trung Hoa thời trung đại. Thế kỷ thứ 13 khi vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp đại lục Trung Hoa, nước Đại Lý, rồi Nam Tống của người Hoa lần lượt bị quân Nguyên thôn tính. Chỉ có nhà Trần trên đất Đại Việt – Giao Chỉ là kiên cường chống quân xâm lược. 3 lần đại thắng quân Nguyên của vua tôi nhà Trần không chỉ là chiến thắng của người Việt trước quân giặc phương Bắc mà còn là chiến thắng của cộng đồng Bách Việt trước sự bành trướng của ngoại tộc Thát Mông. Nhà Trần vốn xuất xứ từ vùng đất Mân Việt ở Phúc Kiến – Chiết Giang, là đất Trung Hoa, cũng là đất Bách Việt xưa. Xét vậy thì giữa nhà Trần và nhà Nguyên rõ ràng nhà Trần mới là Trung Hoa đích thực. Nhà Nguyên là triều đại của người Mông Cổ, không liên quan gì tới Trung Hoa cổ đại. Các vua Trần rồi vua Lê sau đó trong không ít thư tịch, văn bia để lại đã gọi quốc gia của mình là cõi Trung Hạ, Trung Quốc, thậm chí Hoa Hạ (xin xem các trích dẫn trong phần Quan niệm Hoa Di trong sách Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức). Gần hơn nữa, có Nguyễn Huệ, tên thật là Hồ Thơm, người họ Hồ từ tổ tiên dòng Đế Thuấn nước Ngu của Trung Hoa cổ đại. Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa Càn Long nhà Thanh và vua Quang Trung ở thành Thăng Long thì rõ ràng triều đại của Quang Trung mới là người Trung Hoa chính gốc. Nhà Thanh là người Mãn Kim, không hề có dây mơ rễ má gì với Trung Hoa cả. Sang đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng lên ngôi, đoàng hoàng, công khai cho đúc Cửu đỉnh, là 9 chiếc đỉnh lớn tượng trưng cho vương quyền của Trung Hoa, đặt ở kinh thành Huế. Chiếu chỉ đúc đỉnh ghi rõ: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu…”. Những chiếc đỉnh được đúc theo gương “các minh vương thời Tam đại” (Hạ, Thương, Chu) này là minh chứng rõ ràng, triều Nguyễn mới là “thiên tử” chính truyền của Trung Hoa thời kỳ này. Truyền thuyết lịch sử Việt được chép trong Việt Điện u linh, Lĩnh Nam chích quái là những thu nhặt chuyện kể trong dân gian từ thời Trần. Những câu đối, hoành phi trong các đền miếu ngày nay còn giữ lại được phần lớn là từ thời Nguyễn. Có vẻ niên đại của những minh văn này không đủ xa, đủ lâu so với những thư tịch chính sử… được mang từ bên Tàu về. Nhưng giá trị của những tư liệu dân gian này là ở chỗ nó không bị chỉnh lý bởi quan niệm sử chính thống hay bị bóp nặn theo ý đồ của ai đó. Những thần phả, thần tích địa phương ở nước ta được chép với quan điểm Trung Hoa – Bách Việt rõ ràng, bởi vì vào thời kỳ đó chỉ có Việt mới là Hoa thực thụ. “Trung Hoa” trong quá khứ là từ chung chỉ “thiên hạ” của các tộc người vùng Đông và Đông Nam Á. Trung Hoa xưa và Trung Quốc nay không phải là một. Trong số các dân tộc của Trung Quốc ngày nay thậm chí còn không có dân tộc “Hoa”, chỉ có Hán tộc mà thôi. Hoa không hề là Hán như vẫn người Tàu vẫn chú thích một cách vô căn cứ vì người Hoa là người Bách Việt, còn Hán là người Bắc Mongonloid, cùng dòng giống với người Liêu, người Kim, người Thát (Mông Cổ). Nhận định lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử Bách Việt mà người Việt ở nước Nam ngày nay là một bộ phận độc lập còn tồn tại cho phép giải mã được phần lớn các truyền thuyết lịch sử Việt. Đây không phải là “lấy sử Tàu làm ta”, bởi vì “sử Tàu” hay “sử ta” ngày nay chỉ là những cách chép sử với góc nhìn mang hạn chế của vùng lãnh thổ hiện tại vào thời điểm hiện tại. Nước Nam của thời đầu Công nguyên có lãnh thổ hoàn toàn không giống với nước Đại Việt thời Lê hay với nước Việt Nam thế kỷ 21 này. Những sự kiện, những nhân vật lịch sử nước Nam thời cổ và trung đại có tầm vóc, phạm vi vượt ra ngoài khuôn khổ lãnh thổ quốc gia ngày nay bởi đó là lịch sử ghi chép theo quan điểm dân tộc Bách Việt trên địa bàn của Trung Hoa rộng lớn. Lĩnh Nam chích quái là truyền thuyết của vùng Lĩnh Nam, tức là của cả vùng đất Bách Việt. Giải mã, đối chiếu truyền thuyết và lịch sử của nước Nam không thể chỉ hạn chế ở ranh giới Việt – Trung mới được định lại vào sau thời “Trung Hoa dân Quốc” của Tôn Trung Sơn (năm 1911). Từ đầu Công nguyên cột đồng phân giới giữa Trưng Vương và Mã Viện hoàn toàn có thể nằm ở tận Bắc Quảng Tây. Bảy quận nước Nam của Giao Châu thời Sĩ Nhiếp chẳng chừa vùng Lưỡng Quảng. Lưu Cung lập nước Đại Việt năm 917 không phải là trên vùng đất Nam Việt nhà Triệu xưa? Đó đều là lịch sử Việt cả. Thiên Nam ngữ lục, trường ca thơ sử bằng chữ Nôm cuối thế kỷ 17 là một kho tàng sử liệu cực kỳ quý giá đối với nghiên cứu lịch sử Việt. Tác phẩm có niên đại cùng thời Ngô Sĩ Liên chỉnh lý Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ ngữ lục này được sáng tác bằng thơ, bằng chữ Nôm, nhưng không có nghĩa là “tùy tác”. Đây là một tác phẩm được soạn để dâng lên chúa Trịnh, là một cuốn chính sử hoàn toàn nghiêm túc như trong câu mở đầu tác phẩm đã nói: Trải xem sự kỷ nước Nam Kính vâng tay mới chép làm nôm na. Truyền thuyết, thơ sử lưu truyền ngày nay bị cho là có tính “thảng thốt” về lịch sử, bởi vì những gì được chép lại không giống với dòng sử bác học đang lưu hành. Không giống không có nghĩa là không đáng tin, đáng nghĩ. Những chỗ mà dòng sử dân gian vênh lệch so với sử hàn lâm chính là những chỗ lịch sử nước Nam cần phải xem xét lại, phải diễn giải lại cho đúng với không gian thời gian của lịch sử. Bên cạnh phạm vi lãnh thổ và thời gian, để hiểu đúng truyền thuyết còn cần lùi cách nhìn nhận lại vào đúng không gian ngôn ngữ văn hóa của thời kỳ mà truyền thuyết được hình thành. Ví dụ từ “cửu trùng” hiểu như ngày nay là “9 tầng” thì sẽ dẫn đến những điều vô lý, chẳng đâu vào đâu. Xưa lên ngôi vua gọi là lên “ngôi cửu trùng”. Đền Thượng thờ vua Hùng ở Phú Thọ gọi là Cửu trùng thiên điện, không phải nghĩa là điện thờ ở 9 tầng trời mà là điện thờ Vua, thờ ông Trời. Thành Cổ Loa không phải có 9 vòng thành, mà là tòa thành từng được gọi là “Cửu trùng thành”, nghĩa là thành nơi có Vua. Cửu trùng hay trùng cửu – trường cửu là từ mượn âm, dùng để xưng tụng, tung hô với nghĩa như từ “vạn tuế”. Đời vua Hùng Vương 18 không phải là đời vua Hùng cuối cùng, mà ngược lại, 18 là trùng cửu (9×2), là con số chỉ sự trường tồn của thời đại Hùng Vương. Những cái bẫy của ngôn ngữ do sự khác biệt xưa – nay đã làm lạc hướng các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt, dẫn đến “sai một ly đi một dặm”. Do chữ Nho là thứ văn tự bản chất tượng hình nên để ký âm, nhất là âm của ngôn ngữ khác, các nho sĩ xưa phải dùng phép phiên thiết. Phiên thiết một âm là dùng 2 “ký tự” (2 chữ), một tự ký phụ âm, một tự ký vần, ghép lại để ghi âm. Một âm Nôm khi chép vào sử sách do vậy biến thành 2 chữ Nho, lâu ngày người ta quên đi rằng đây là các “ký tự” để ghi âm chứ không phải ghi nghĩa. Mê Linh là 2 ký tự ghi âm Minh – Minh đô của vua Hùng, chẳng phải loài chim M’linh, M’lang nào cả. Tên làng Vân Già thiết Và, chứ không phải đám mây có tuổi mà “già”… Truyền thuyết không phải là lịch sử, nhưng nếu truyền thuyết được quy chiếu vào đúng hệ tọa độ không gian – thời gian – ngôn ngữ – văn hóa sẽ trở thành lịch sử thật sự. Một trong những tọa độ căn bản của văn hóa phương Đông xưa là Dịch học, là Hà thư Lạc đồ, là Âm Dương Ngũ Hành. Hà là trời, Lạc là đất. Hà thư là những cặp số sắp xếp theo phương vị để chỉ 4 phương trời và một phương trung tâm. Do đó Ngũ Lĩnh là 1 ngọn núi tên là Ngũ, tức là ngọn núi ở trung tâm. Kinh Dương Vương đi tuần ở Ngũ Lĩnh, không phải là nơi có 5 ngọn núi ở bên Tàu. Bát Hải không phải là có 8 cửa biển mà là biển nằm ở phương Tám, tức là phương Đông. Vua cha Bát Hải Động Đình của Thoải phủ trong đạo Mẫu do vậy không hề xuất xứ từ đầm nước ở Hồ Nam mà là vị vua của biển Đông, là cha Lạc Long đã dẫn 50 người con xuống biển. Khi các con số chỉ phương hướng của Hà thư lại phối chồng lên với các tính chất của Ngũ hành hay các quẻ của Bát quái thì sự thể còn đi xa hơn nữa. Từ Lạc – Nác – Nước, cũng là Lục, là số 6, con số chỉ phương Bắc ngày nay. Hùng Vương thứ sáu là Lạc Vương, nghĩa là vua vùng đất phía Bắc, đồng nghĩa với Kinh Dương Vương (Canh Giêng Vương). Tên nước Xích Quỷ hay Xích Quẻ là quẻ chỉ hướng Nam, hướng Xích đạo. Hiểu nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân thành “quỷ mặc áo đỏ” thì chẳng ra ngọn ngành gì cả… Những ví dụ về ngôn ngữ như vậy trong cổ sử Hoa Việt vô cùng nhiều. Không vận dụng Dịch lý thì không thể hiểu được những nhân danh, địa danh trong quá khứ, tức là không thể hiểu được những “mật mã” mà tiền nhân người Việt đã nhắn gửi trong những câu truyền thuyết. Ngôn ngữ, văn hóa không chỉ đọng lại trong thư tịch, trong truyền thuyết, trong hoành phi câu đối điện thờ. Những hiện vật khảo cổ của từng thời kỳ lịch sử, có minh văn hay không có minh văn, đều tự kể chuyện mình, kể những câu chuyện hoàn toàn không như cách “giải đoán” của các sử gia ngày nay. Tấm bia Xá lợi tháp minh phát hiện ở Bắc Ninh ghi rõ năm 601 Giao Châu là đất “thuộc bản đồ đế quốc Tùy”, do thứ sử Lưu Phương cai quản. Tức là Lý Phật Tử – Triệu Việt Vương không hề đóng đô ở Long Biên vào những năm này. Đồng tiền cổ với chữ Đinh ở mặt sau thời Ngũ đại thập quốc lại có tên được đúc trăm đồng như một là “Đại Hưng bình bảo”, xứng tên nước Đại Hưng rõ ràng. Chuông cổ Thanh Mai ở Hà Nội đúc năm Càn Hòa thứ 6 cho biết năm 948 Giao Châu đang là một huyện dưới thời vua Lưu Thịnh ở Quảng Đông. Trận đại thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng do đó không thể xảy ra vào năm 938 được… Ngày càng có nhiều những phương pháp, những dẫn chứng thuộc những lĩnh vực khoa học khác nhau soi thấy chính sử nước Nam đã được chép… đúng mà không đúng. Lịch sử bị biến thành huyền thoại vì đã không được đặt đúng, hiểu đúng trong tọa độ vốn dĩ của các sự kiện từng xảy ra. Giải mã những huyền thoại, truyền thuyết Việt không phủ nhận, mà trái lại, giúp làm rõ thêm lịch sử. Lịch sử nước Nam là lịch sử của cả đại tộc Bách Việt trên phạm vi thiên hạ Trung Hoa rộng lớn thời cổ trung đại. Lịch sử Hoa Việt thật sự càng lộ rõ thì tộc danh Bách Việt càng rực rỡ, rực rỡ như đã từng tỏa chiếu trong quá khứ. Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ Những thông điệp từ quá khứ được nhắn gửi rõ ràng ngay trên mặt trống đồng, linh khí của người Việt cổ. Ở chính giữa mặt trống đồng là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống muôn loài. Ngọn lửa ánh sáng ở trung tâm tức là Trung Hỏa – Trung Hạ hay Trung Hoa. Trung Hoa là cõi thiên hạ của người Bách Việt. Vòng ngoài cùng của mặt trống đồng Ngọc Lũ khắc 18 cặp chim, 1 non và 1 trưởng thành đang tung bay. 18 là trùng cửu, là trường cửu. Ý nghĩa của vòng ngoài mặt trống đồng là đời sau con cháu nối tiếp ông cha đời trước mà trường tồn. Thông điệp của trống đồng gửi từ ngàn xưa về là Bách Việt trùng cửu, một sự khẳng định: Bách Việt trường tồn với thời gian.
    1 like
  4. VIỆT LÀ GÌ? Bài Thuyết Trình Nguyễn Xuân Quang (Tóm Lược Bài Nói Chuyện ngày 14-9-2014 tại Hội Quán Lạc Hồng, Little Saigon, Quận Cam, Nam Cali). Kính thưa quí vị, …… Hôm nay tôi rất hân hạnh được chia xẻ với quí vị một đề tài mà tôi nghĩ tất cả những người Việt đều muốn biết, nếu không muốn nói, là PHẢI BIẾT. Chúng ta phải biết Việt Là Gì? để mà tồn tại. Hiện nay nếu ra đường hỏi mười người Việt: Việt Là Gì? thì ta sẽ có mười câu trả lời khác nhau. Điều này chứng tỏ người Việt hãy còn mơ hồ, lẫn lộn về bản sắc, sắc thái và căn cước Việt của mình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì từ xưa tới giờ các nhà làm văn hóa, viết sử sách Việt vẫn chưa tìm ra được cái ý nghĩa đích thực của từ Việt, hãy còn tranh cãi, mỗi người nói một nẻo dựa vào các cổ thư Trung quốc và vào các sách vở của các nho sĩ học chữ thánh hiền Trung Quốc. Hiển nhiên thiếu sót và sai lạc. Hôm nay tôi sẽ trình bầy ý nghĩa của từ Việt qua các khảo cứu đa ngành: -Sử Đá từ thời tân thạch (petroglyphes). -Sử Miệng qua truyền thuyết. - Sử Đồng Đông Sơn. - Sử Sách: Cổ Sử học, Lịch Sử. -Ngôn Ngữ Học, Nhân Chủng Học, Dân Tộc Học, Khảo Cổ Học… Trước hết ta hãy duyệt xét lại: QUA CỔ SỬ TRUNG QUỐC .Sử gia Tư Mã Thiên là người đầu tiên viết về người Việt. Trong số 130 thiên của Sử Ký, ông dành 5 thiên nói về người Việt. Nhưng lúc bấy giờ Tư Mã Thiên chỉ viết về các tộc Việt lân bang và có liên hệ với người Hoa Hạ, ông chưa nói tới các tộc Việt ở nơi xa về phương nam như Lạc Việt. .Sách Lã Thị Xuân Thu nói tới Bách Việt đầu tiên. .Qua các thư tịch cũ Trung Quốc, từ Việt khi thì chỉ tên nước, khi thì chỉ chung cả nhiều tộc, chỉ Bách Việt từ sông Dương Tử xuống bắc Đông Dương, tức thuộc địa bàn cũ của Văn Lang. NGÔN NGỮ HỌC Ý NGHĨA TỪ VIỆT Các học giả từ trước tới giờ giải thích từ Việt chỉ tên tộc, tên nước có thể qui vào ba nhóm: Việt là Búa, Rìu, Việt là Vượt và Việt là Siêu Việt. 1. Việt là Búa, Rìu. Nguyên thủy rìu là vật nhọn làm bằng cây, gỗ, rồi bằng đá, kim loại. Giải tự chữ Việt búa bên phải ta có chữ qua (khí giới nhọn): Chữ qua. và bên trái có chữ phủ, búa. Giải tự thêm chữ qua, ta có: nét sổ chéo hình cây que, còn lại là chữ dực có nghĩa là cung tên. Tóm lại, chữ Việt búa gồm phần thứ nhất có cây nọc que, chữ dực cung tên, gộp lại thành chữ qua, khí giới nhọn (can qua là gậy và khí giới nhọn và cũng có nghĩa rộng ra là chiến tranh). Qua chính là Việt ngữ que. Que vót nhọn thành khí giới qua (gậy nhọn và cùng tên). Phần thứ hai là cây búa. 2. Việt là Vượt. Được giải thích cho rằng do phiên âm của Ư Việt (tên một nước trong nhóm Sở-Ngô-Việt thời Xuân Thu, thế kỷ thứ 5 Trước Tây Lịch). Ư có một nghĩa là Vu, “đi qua” (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển). Việt có nghĩa là vượt thấy rõ trong bóng đá, có phạt việt vị khi cầu thủ đã vượt qua vị trí của mình đi xuống phần sân của đối thủ trước khi quả bóng tới. 3. Việt là siêu việt. Việt là trên hết, siêu đẳng. Nghĩa thứ ba này có thể được chấp nhận bởi nhóm các tác giả quá nặng lòng ái quốc . Thính giả (ảnh Vương Huê). Câu hỏi bây giờ được đặt ra: TẠI SAO TÊN TỘC VIỆT, NƯỚC VIỆT LẠI GỌI BẰNG HÁN NGỮ YUE VÀ HÁN VIỆT LÀ VIỆT? Dĩ nhiên, Việt Phải Là Một Từ Phiên Âm Của Một Từ Nôm hay Thuần Việt. Bắt buộc. Tôi đã tìm ra từ thần Việt đó là từ VỌT, theo qui luật biến âm ie=o như hiệp = hợp, ta có Việt = vọt. Vọt có những nghĩa sau: -Vọt nghĩa đen là cây roi, cây que, cây nọc. Roi vọt. Với nghĩa này Vọt ứng với nét sổ hình que của chữ qua. Vọt, vót, chuốt thành Que Nhọn (can qua), vát đi thành Vớt là “large knife” (used as weapon) (Đặng Chấn Liêu, Từ điển Việt Anh, nxb KHXH, 1993): dao lớn dùng làm khí giới. Qua từ đôi vớt vát, ta có vớt = vát (khúc cây dẹp, miếng gỗ vát đi thành con dao gỗ vớt). Với nghĩa này Vọt ứng với chữ qua (gồm nét que, chữ dực cung tên) và chữ búa (búa chim là do cành cây cong xuống vót nhọn đầu). -Vọt cũng có nghĩa là Vượt. Ta dùng vọt vụt cho con vật như trâu, bò ngựa Vượt qua một chướng ngại vật, vượt qua mặt các con vật khác. Chiếc xe vọt là chiếc xe vượt nhanh. -Vọt là trên hết, siêu việt. Vọt biến âm với Vót. Chót vót là điểm cao nhất. Như thế Việt mang nghĩa trên hết siêu việt. Ta thấy rất rõ VIỆT do từ nôm VỌT mà ra. Vọt có đủ tất cả các nghĩa của từ Việt búa. Vọt là vật nhọn roi, gậy, nọc, cọc vót nhọn thành cây lao, mũi tên, búa mỏ chim, con dao vớt (khúc cây dẹp, miếng gỗ vát đi thành cây vớt, dao dùng làm khí giới như mã tấu). Vọt là Vượt. Vọt là vót (chót) là trên hết là siêu việt. Rõ ràng từ nôm Vọt có tất cả các nghĩa của từ Hán Việt Việt. Từ Việt có nguồn gốc nguyên thủy từ từ Vọt. CÁC LOẠI CHỮ VIỆT TỪ XƯA TỚI GIỜ. Bây giờ ta hãy lướt qua các từ Việt từ xưa cho tới gần đây. Ở phương Đông, các chữ cổ nhất thấy trên mai rùa, trên xương gọi là giáp cốt văn, thấy nhiều vào đời nhà Thương. Sau đây là chữ Việt trên giáp cốt văn và cây rìu Việt thời Tiền Tây Châu. Ta thấy rìu Việt Tiền-Tây Châu là một biến dạng của chữ Việt trên giáp cốt. Tiếp đến ta có các chữ Việt đời nhà Thương, chữ Việt viết với bộ kim, bộ mễ, bộ tẩu. Hình bóng từ Việt cũng thấy trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn. Một người nhẩy múa trên trống Miếu Môn I, người thuyền trưởng trên một chiếc thuyền trên trống Ngọc Lũ I cầm cây rìu Việt giống chữ Việt đời nhà Thương và cặp cổ vật Đông Sơn cũng vậy. TẠI SAO TÊN MỘT ĐẠI TỘC, MỘT TỘC, MỘT NƯỚC LẠI GỌI THEO MỘT VẬT DỤNG LÀ RÌU, LÀ VIỆT? Tên của một tộc, một nước thường phải mang một ý nghĩa biểu tượng gì đó, thường liên quan tới đức tin, tín ngưỡng, nhân sinh quan, vũ trụ quan. Ngay cả tên một người, nhất là tên của một nhân vật quan trọng như một tù trưởng, một vị vua cũng vậy. Đa số học giả cho rằng tên Việt do người Hoa Hạ, Hán gọi nhóm tộc người có cây rìu mang biểu tượng văn hóa đặc biệt và chấp nhận giải nghĩa này (Di Sản Lịch Sử, Diễn Đàn Lý Học Đông Phương). Gọi như vậy có hợp lý không? Xin thưa, rất hợp lý. Tôi xin đưa ra một bằng chứng. Tại Hoa Kỳ có một tiểu bang ở Trung Mỹ tên là Missouri. Missouri là tên một tộc thổ dân Mỹ châu nói tiếng Sioux. Họ được gọi là Ouemessourita (Wimihsoorita), ‘Người có thuyền độc mộc’ bởi những người nói tiếng Miami-illinois. Tộc Missouri này nổi tiếng về làm thuyền độc mộc (dugout). Họ rất giỏi về sông nước và liên lạc trao đổi đồ vật với các tộc ở dọc theo các dòng sông lớn trong vùng nên được các tộc này rất khâm phục gọi họ là Tộc Người Thuyền Độc Mộc. Về sau họ chấp nhận lấy tên gọi này làm tên của tộc mình luôn. Ngày nay tên này trở thành tên tiểu bang Missouri. Do đó tên Việt cũng vậy và rất hợp lý. TỪ VIỆT PHẢI MANG MỘT Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG. Như vậy, tên Việt được gọi theo cây rìu Việt thì cây rìu Việt phải mang một ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng, một ý nghĩa liên hệ tới tín ngưỡng, đức tin, nhân sinh quan vũ trụ quan nào đó. Ta hãy truy tìm xem. Thưa quí vị, chúng tôi may mắn có dịp được nhìn tận mắt một trong những cây rìu Việt cổ nhất là cây rìu Việt cuối thời nhà Hạ vào thế kỷ 16-18 Trước Tây Lịch, hiện đang được trưng bầy tại Viện Bảo Tàng Thượng Hải, Trung quốc. Hiển nhiên đây không phải là chiếc rìu dùng làm dụng cụ dùng hàng ngày, mà đây là một chiếc rìu thờ. Ở tâm chiếc rìu này có một lỗ hổng tròn diễn tả hư vô. Hư vô là một lỗ trống không. Vòng tròn bao quanh hư vô là hư không, không gian. Tiếp tới là vành có những đốm sáng dát bằng ngọc thạch là vành sáng diễn tả mặt trời. Như thế, tâm rìu diễn tả cõi trên, cõi đại vũ trụ, gồm hư vô, thái cực (không gian và mặt trời nguyên tạo nhìn dưới dạng nhất thể) và lưỡng nghi (không gian và mặt trời nhìn dưới dạng phân cực). Chiếc rìu hình vuông diễn tả cõi Đất. Ta thấy rõ, ở cõi thế gian, tiểu vũ trụ rìu diễn tả trời tròn đất vuông. Rõ ràng Rìu Việt này diễn tả vũ trụ thuyết. Trở lại chiếc rìu búa như đã thấy qua giải tự ở trên gồm có nọc que, chữ dực và chữ búa. Nọc que là chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que có nghĩa là nọc, đực, bộ phận sinh dục nam, dương, mặt trời ứng với Càn. Chữ dực gồm nét cung diễn tả bầu trời, bầu vũ trụ và nét mũi tên là nọc nhọn mang dương tính. Gộp lại là bầu vũ trụ, bầu trời dương tức không gian dương ứng với khí gió Đoài vũ trụ. Chữ búa ở đây để ở một vị trí rất đặc biệt là cán búa chỉ thẳng lên trời. Có một ẩn nghĩa gì đây? Búa hình trụ cắm trên mặt bằng diễn tả trụ chống trời, trụ thế gian có một nghĩa là núi vũ trụ, núi thế gian diễn tả Đất dương. Điểm này thấy rõ qua chữ thổ viết trên giáp cốt văn giống hình trụ cắm trên mặt đất này. Như thế chữ Việt búa diễn tả mặt trời, không gian, đất của ngành nọc dương cũng mang ý nghĩa biểu tượng của Vũ Trụ Tạo Sinh. Bây giờ ta hãy khảo sát một cây rìu thờ Đông Sơn xem sao? Đây là chiếc rìu tôi gọi là Rìu Hồng Bàng. Cán rìu có hình hai con dao long biểu tượng của Lạc Long Quân. Thân rìu có cặp hươu sừng hai mấu muông gạc (munjact), kì dương (hươu đực), kijang (Mã ngữ chỉ hươu kì dương) biểu tượng của Kì Dương Vương (Vua Hươu Đực hay Vua Hươu Mặt Trời). Dưới cùng thân rìu có hình hai con sói lang trời là loài thú biết hú biểu tượng cho gió bầu trời là thú biểu của Lang Hùng có một khuôn mặt là bầu trời. Rìu này là Rìu Hồng Bàng thế gian gồm Kì Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Rìu Việt thờ mang ý nghĩa biểu tượng vũ trụ quan, nhân sinh quan, cổ sử truyền thuyết Việt. Vì vậy rìu thờ Việt được dùng chỉ tên tộc Việt, nước Việt, đại tộc Việt, Bách Việt là điều hợp lý và rất chí lý. RÌU VIỆT VÀ MẶT TRỜI. Như thế tổng quát rìu Việt thờ diễn tả Vũ Trụ giáo. Vũ trụ gồm mặt trời và không gian. Vũ trụ giáo do đó gồm có hai ngành: ngành nọc dương thờ mặt trời và ngành nòng âm thờ không gian. Rìu là vật nhọn vì thế Việt thuộc ngành nọc dương thờ mặt trời. Bây giờ ta thử xem thực sự rìu Việt có liên hệ gì với mặt trời không?, có ý nghĩa là mặt trời hay không? Ta hãy xét xem các thành tố nọc que, cung tên dực và búa của từ Việt búa có liên hệ gì với mặt trời hay không? .Chữ nọc que Như đã biết ở trên nọc que mang một ý nghĩa mặt trời. Hãy so sánh với hình Người Mặt Trời hay Thần Mặt Trời khắc trên đá tìm thấy ở Thung Lũng Camonica ở núi Alpes thuộc Ý. Người này ở giữa hai chân có hình vòng tròn trong có chữ thập. Chữ thập do hai nọc nhọn ghép lại. Hai nọc nhọn là hai dương là thái dương. Hai nọc nhọn để thẳng góc mang dương tính tối đa. Chữ thập mang tính siêu dương. Ngày nay chữ thập dùng làm dấu cộng trong toán học. Cộng là dương: phản ứng cộng là phản ứng dương. Tóm lại vòng tròn có chữ thập, có dấu cộng là vòng tròn dương, siêu dương là mặt trời thái dương. Vì thế đây là Người Mặt Trời, Thần Mặt Trời. Người này có bộ phận sinh dục rất cường điệu. Vì sao? Vì bộ phận sinh dục nam liên hệ với mặt trời. Bộ phận sinh dục nam là nọc, cọc, cược, đọc, đực, dương, mặt trời (đúng nghĩa của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que). Phái nam có nọc, cọc, phái trụ (của vũ trụ) là phái dương, mặt trời (phái nữ là phái nòng, phái nường, phái nang, phái bao, phái bọc, phái vỏ, phái vũ của vũ trụ, phái không gian). Tay người này cầm cây lao là một thứ que vót nhọn, chính là thành tố que trong chữ Việt búa. Cây lao nọc que nhọn này cũng là biểu tượng bộ phận sinh dục nam, mặt trời. Cũng nên biết số 1 viết theo hình nọc que cũng biểu tượng mặt trời thấy qua các từ Anh ngữ solo, Pháp ngữ seul, Tây Ban Nha ngữ solamente, Việt ngữ son (tất cả có nghĩa là một, một mình) ruột thịt với sol, soleil, sun… (mặt trời). Kiểm chứng lại, nhìn tổng thể ta thấy rất rõ nọc que ứng với cây lao là hình ảnh của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que có nghĩa là nọc, bộ phận sinh dục nam, đực, dương, mặt trời nên thành tố nọc que trong từ búa liên hệ với mặt trời, biểu tượng cho mặt trời. .Chữ dực cung tên. Hãy so sánh chữ dực cung tên với Người Bắn Cung khắc trên núi Yinshan, Trung Quốc (Gai). Ta thấy cung tên của người này mang hình ảnh chữ dực. Người này có bộ phận sinh dục nam cũng rất cường điệu diễn tả mũi tên nọc nhọn, hiển nhiên biểu tượng mặt trời. Như thế hiển nhiên chữ dực có mũi tên nọc nhọn cũng mang nghĩa biểu tượng mặt trời. .Chữ búa Hãy so sánh chữ búa này với những hình Người Mặt Trời khắc trên đá ở Vitlycke, Bohuslan, Thụy Điển (H.R. Ellis Davidson, p.62-63). Những người này rõ ràng là những người mặt trời vì có hình mặt trời ở phần thân dưới. Họ cũng có bộ phận sinh dục nam rất cường điệu, có gậy dắt ở thắt lưng. Đặc biệt là tay cầm rìu hình búa giống như chữ búa trong từ Việt. Hiển nhiên thành tố búa trong từ Việt cũng biểu tượng cho mặt trời. Tóm lại tất cả những thành tố trong từ Việt đều mang nghĩa biểu tượng mặt trời như thế rõ như hai năm là mười từ Việt búa liên hệ với mặt trời, biểu tượng cho mặt trời. KIỂM CHỨNG LẠI XEM TẠI SAO VẬT NHỌN, NỌC, CỌC, CƯỢC, BÚA, RÌU LÀ BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI? Để vững chắc thêm, ta hãy kiểm chứng lại xem có thật sự Việt búa biểu tượng mặt trời hay không? .Qua chữ nòng nọc vòng tròn-que. Trước hết, như đã nói ở trên, Việt búa nguyên thủy gốc là cây vọt, nọc, que mà ta đã biết chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc que, nọc mũi tên có nghĩa là nọc, dương, lửa, mặt trời, thái dương (Chữ Nòng Nọc). Việt búa hiển nhiên biểu tượng mặt trời. .Qua Ấn Giáo Thờ Mặt Trời Linga. Bây giờ ta hãy kiểm chứng với Ấn giáo có nguyên lý căn bản là nòng nọc, âm dương, linga yoni. Linga là bộ phận sinh dục nam, là nọc hiển nhiên liên hệ với mặt trời. Ta thấy trong Ấn giáo có giáo phái thờ linga là mặt trời gọi là Surya-Linga như thấy ở đền Navagraba. Ở đây cho thấy rõ mặt trời là nọc, qua, vật nhọn (lao, mũi tên, búa, rìu), đực, bộ phận sinh dục nam, linga. Điểm này trấn an nhiều người khi thấy tôi giải nghĩa Hùng Vương là Vua Đực (dính dáng với bộ phận sinh dục nam, phái nam, phái Lang, chàng). Hùng có một nghĩa là đực như thấy qua từ đôi thư hùng có nghĩa là cái đực, mái trống, mái sống ví dụ đánh một trận mái sống nghĩa là đánh một trận thư hùng. Hùng Vương là Vua Đực vì là hậu duệ của các Lang (con trai, trai tráng, nôm na là Đực) ứng với tròng đỏ mặt trời của bọc trứng mặt trời-không gian của Âu Cơ. Rõ như dưới ánh sáng mặt trời Hùng Vương là Vua Đực, Vua Dương, Vua Mặt Trời. Vì Hùng Vương là Vua Mặt Trời, Vua Đực, Vua Trống nên TRỐNG đồng Đông Sơn (trống có một nghĩa là đực) là trống biểu của Hùng Vương. Ta cũng thấy rõ trống đồng biểu tượng của Hùng Vương, Vua Mặt Trời nên trống nào cũng có mặt trời ở tâm mặt trống. .Qua Đạo Thờ Mặt Trời Của Ai Cập Cổ. Trụ thạch bi ở Đền Luxor, Ai Cập. Trụ thạch (thạch bi, obelisk) của Ai Cập cổ chính là hình ảnh của vật nhọn (nọc, cọc nhọn, lao, tên, khoan, dùi) tức Việt có nguồn gốc nguyên thủy là Vọt. Ta đã biết obelisk diễn tả tia sáng mặt trời (sunray) tức mặt trời có tia sáng nọc thái dương. Như thế Việt-Vọt (lao, tên, búa, rìu) cũng mang nghĩa biểu tượng tia sáng mặt trời, mặt trời có nọc tia sáng thái dương (giống như mặt trời có nọc tia sáng trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn). Qua trụ thạch obelisk nọc tia sáng này ta thấy rõ nọc, que, vật nhọn (lao, mũi tên, búa chim) mang ý nghĩa biểu tượng mặt trời. Như thế rõ như dưới ánh sáng mặt trời Việt búa mang ý nghĩa biểu tượng mặt trời. .Qua Tộc Maya Thờ Mặt Trời ở Trung Mỹ. Tiến xa hơn, tới tộc Maya Trung Mỹ, một tộc ruột thịt với Lạc Việt, Việt Nam. Người Maya cũng như đa số thổ dân Mỹ châu có nguồn gốc xa xưa từ vùng duyên hải Đông Nam Á đi lên phía bắc, vượt qua eo biển Bering rồi xuống Mỹ châu. Maya có DNA giống Cổ Việt, nói ngôn ngữ ruột thịt với Việt ngữ (Đức Chúa Jesus Nói Tiếng Việt), có nền văn hóa có cốt lõi lưỡng hợp chim-rắn kukulcan giống như Tiên Rồng chim cắt-rắn nước của Việt Nam… Có tác giả cho Maya là một thứ Bộc Việt (xem Sự Tương Đồng Với Maya). Người Maya cũng có rìu Việt. Rìu mặt trời Maya giống hệt chữ Việt viết trên giáp cốt. Chiếc rìu Việt Maya giống hệt chữ Việt viết trên giáp cốt đời nhà Thương (khi khám phá ra chiếc rìu Việt Maya này, người tôi nổi đầy gai ốc). Maya thờ mặt trời, vòng tròn trên chiếc rìu có một khuôn mặt diễn tả mặt trời đĩa tròn âm của Maya. Ta suy ra vòng tròn trên chữ Việt ở giáp cốt văn cũng có một khuôn mặt là mặt trời. Chữ Việt trên giáp cốt văn viết theo chiếc rìu Việt mặt trời. Từ đây ta cũng suy ra vòng tròn trên cây khí giới của người Việt tráng zhuang đeo ngang lưng vẽ trên vách đá Hoa Sơn, Quảng Tây cũng là hình mặt trời (xem dưới). Đây là một bằng chứng hùng hồn và kiên cố cho thấy rìu Việt là rìu mặt trời. Việt mang nghĩa biểu tượng mặt trời. Như thế kiểm chứng qua chữ viết cổ nhất của loài người là chữ nòng nọc vòng tròn-que, qua các tộc thờ mặt trời như Ấn giáo phái thờ linga-mặt trời, Ai Cập cổ, Maya rõ như hai năm là mười Việt là Vọt, que, nọc, vật nhọn (lao, mũi tên, rìu búa) biểu tượng cho ánh sáng mặt trời, dương, mặt trời. Việt là Mặt Trời. CHỨNG TÍCH RÌU VIỆT BIỂU TƯỢNG MẶT TRỜI TRÊN ĐẤT VIỆT. Thưa quí vị, một câu hỏi được nêu ra là có chứng tích Việt-Rìu nào còn thấy ở trên đất Việt Nam không? Xin thưa: CÒN. Trong các hình khắc trên đá ở Bãi Đá Cổ Sapa còn thấy có hình Người Mặt Trời, Thần Mặt Trời (vì trên đầu có hình mặt trời) có bộ phận sinh dục được diễn tả bằng một vật cong nhọn. Trong thực tế không có người nam nào có bộ phận sinh dục như thế này. Hiển nhiên bộ phận sinh dục này mang một ý nghĩa biểu tượng. Vật cong nhọn là một thứ vật dụng nhọn, một thứ khí giới. Đây chính là một thứ Việt, Vọt. Ta đã biết bộ phận sinh dục nam là nọc, cọc mang nghĩa biểu tượng mặt trời. Người Mặt Trời ở đây có bộ phận sinh dục diễn tả theo một thứ Việt thì hiển nhiên đây là rìu Việt mặt trời. Như thế rìu Việt còn có mặt trên đất Việt và hiển nhiên đây là Người Việt Mặt Trời Sapa, Thần Mặt Trời Việt Sapa. Trên trống đồng nòng nọc, âm dương của đại tộc Đông Sơn có rất nhiều người tay cầm rìu giống hệt chiếc rìu chữ Việt nhà thương và rìu Quốc Oai. Những người này cầm rìu Việt. Ví dụ như một người nhẩy múa trên trống Miếu Môn I (xem hình trên). Chữ Việt bộ mễ có hình chữ rìu Việt nhà Thương, rìu Quốc Oai ngày nay còn dùng trong tên Lưỡng Việt Quảng Tây và Quảng Đông (xem hình trên).
    1 like
  5. Mời vợ ăn nhà hàng, TT Obama xấu hổ để phu nhân trả tiền! 18:08 18-10-2014 Đăng Bởi Một Thế Giới Chuyện xấu hổ dẫn vợ vào nhà hàng sang, mà lại không có tiền trả khiến vợ phải trả thay, được Tổng thống Mỹ Barack Obama kể lại: vì thẻ tín dụng của ông bị từ chối. Vợ chồng Tổng thống Obama trong một lần ăn chung ở nhà hàng. Ảnh TL Ngày 17.10, ông Obama kể khi ký một sắc lệnh nhằm bảo vệ dân Mỹ khỏi những vụ gian lận thẻ tín dụng: Tối 24.9, trong lần hẹn hò Đệ nhất phu nhân Michelle Obama vào nhà hàng Estela tại Manhattan (New York) khi ông dự cuộc họp hàng năm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh nhà hàng chụp phiếu gọi món của ông Obama "Theo tôi, thẻ tôi bị bác vì tôi không dùng thẻ nhiều, nên nhân viên nhà hàng cho rằng chắc có sự gian lận nào đó. May mắn là Michelle có thẻ tín dụng của cô ấy. Tôi đã ráng giải thích với nữ tiếp viên nhà hàng. Tôi thật sự nghĩ mình có thanh toán những hóa đơn của mình". Nhà hàng Estela nói họ tự hào vì được vợ chồng Tổng thống Mỹ đến ăn, và họ đưa lên mạng Instagram ảnh chụp phiếu gọi món ăn của vợ chồng Obama. Nhà Trắng từ chối bình luận tại sao thẻ tín dụng của ông Obama bị từ chối. Dẫn vợ ăn nhà hàng, ông Obama xấu hổ để vợ trả tiền Trang Business Insider liên hệ với công ty thẻ tín dụng JP Morgan để hỏi tại sao thẻ tín dụng của Tổng thống Mỹ bị khóa. Người phát ngôn của công ty này từ chối trả lời, nói công ty không bình luận về tài khoản của thân chủ. Đây không phải lần duy nhất ông Obama gặp rắc rối về thẻ tín dụng. Đầu tháng 10, JPMorgan phát hiện họ bị tấn công mạng, thông tin cá nhân của hàng chục triệu thân chủ có thể bị lộ. Công ty cũng không cho biết ông Obama có thuộc số thân chủ bị lộ thông tin cá nhân hay không. Hồi tháng 7, một phóng viên bám Nhà Trắng kể ông Obama sử dụng thẻ tín dụng JPMorgan tại một nhà hàng ăn ngoài trời ở Austin (bang Texas). Trước khi dùng thẻ, ông Obama đã hỏi một trợ lý rằng liệu nó còn có giá trị. Người trợ lý đáp nó "bảo đảm" và ông Obama đã sử dụng, không gặp [phải sự cố nào. ================== Tôi rất thông cảm và chia sẻ với ngài Obama. Vợ cầm hết tiền thì bà ấy phải trả chứ sao! Vợ chứ có phải người tình đâu!
    1 like
  6. Oh! Tốt quá. Chúng ta là chứng nhân của nhau. Vì cùng cho rằng những di sản văn hóa truyền thống Việt phản ánh những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương nói chung. Về chi tiết có nhiều điểm trùng hợp. Có điều cách phân tích để đạt đến giải mã nội dung bức tranh khác nhau. Tôi đã phân tích truyện trê cóc từ 2002, trong "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam". Nhưng để nhấn mạnh vấn đề tôi luôn phải xác định rằng: "Tôi không bao giờ coi sự giải mã là luận cứ khoa học chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử". Sở dĩ tôi luôn phải xác định điều này, không phải với anh. Mà như anh đã biết, nhiếu học giả và nhà nghiên cứu - nếu không phải cố tình xuyên tạc thì cũng hiểu nhầm - rằng: tôi chứng minh cho Việt sử một cách mơ hồ vì dựa vào truyền thuyết và giải mã là không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, tôi phải đưa toàn bộ cuốn sách lên mạng và giải thích làm sáng tỏ vấn đề, mà trước đây tôi nghĩ họ có thể hiểu được. Chúc anh tiếp tục thành công.
    1 like
  7. Cũng xin chúc mừng anh Thiên sứ đã ra mắt cuốn Minh triết Việt trong văn minh phương Đông. Tôi nghĩ là giữa những người nghiên cứu nghiêm túc dù khác cách làm nhưng rồi sẽ đi đến điểm chung. Ví dụ ở cuối cuốn sách của anh có bàn về bức tranh Đông Hồ Trê cóc kiện nhau. Tôi cũng đã từng có bài viết về bức tranh này và cũng dùng nó làm trang cuối cho sách của mình. NÒNG NỌC ĐỨT ĐUÔI Trong kho tàng truyện Nôm Trê cóc kiện nhau là câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Cóc sống trên bờ, đến kỳ sinh nở đẻ xuống ao, nở ra nòng nọc. Cá Trê thấy thế dẫn về làm con mình. Cóc phát đơn kiện đòi con nhưng quan trên về tra xét, thấy lũ nòng nọc con bơi dưới nước giống như Trê, nên xử Cóc thua. Oan khuất tày đình. May nhờ có thầy Nhái bén “tư vấn”, đợi đến khi nòng nọc đứt đuôi, nhảy lên bờ thì cả nhà Cóc lại đoàn tụ. Cóc thắng kiện. Bức tranh dân gian Đông Hồ đã diễn tả rất sinh động câu chuyện này. Hình ảnh chú Cóc hai tay giơ trên đầu dâng đơn kiện lên quan “thái thú” cá chép. Xung quanh toàn là họ hàng nhà tôm cá, không có lấy một chú ếch nhái nào. Nòng nọc thì đang còn đuôi, bơi bên cá Trê. Xét xử như vậy những tưởng Cóc sẽ thua. Nhưng Cóc vẫn hùng hồn tuyên bố (chữ trên tranh): Giỏ ai quai nấy rành rành Giương vây thích ngạnh tranh hành chẳng xong. Sự thật cuối cùng sẽ trở về đúng chỗ của nó dù xung quanh có huyên náo như thế nào. Câu chuyện này còn có chứa thâm ý gì? Bức tranh Đông Hồ Thầy đồ cóc cho biết con cóc vốn là “thầy đồ”, là người đã sản sinh ra văn tự, chính là đàn “nòng nọc” đầu to chữ khoa đẩu xưa. Thầy đồ cóc là biểu tượng của văn hóa Việt. “Con cóc là cậu ông trời”, chỉ nghiến răng cũng đã làm Trời phải sợ. Cóc quen vui thú bờ hồ, Khi ra đài các, khi vô cung đình. Chú Cóc Việt đơn giản nhưng thật cao quí, đầy hãnh diện. Đàn chữ khoa đẩu nòng nọc của nền văn hóa Việt sinh ra ở dưới nước, bị cá Trê cướp đoạt mất. Nước (thủy) trong Dịch học là tượng trưng của phương Bắc ngày nay. Con cá Trê đen nhẻm, chuyên rúc bùn ao là hình ảnh của hắc tặc – giặc phương Bắc. Hán tộc đã cướp không đàn chữ “nòng nọc” của người Việt, gọi thành “chữ Hán”. Cuộc kiện tụng ngàn năm xem “cái chữ” thuộc về ai bắt đầu. Quan tòa xét xử như trong bức tranh đều là họ hàng tôm cá cả. Một mình chú Cóc Việt đâm đơn, đòi lại chân lý, đòi lại công bằng. “Chữ Hán” là của người Việt. Cái điều tưởng như vô lý, “thế giới” ai ai cũng cười nhạo này rồi cuối cùng cũng trở về đúng vị trí của nó. Hãy nghe lời Cóc mắng Trê trên công đường: Trê kia chớ có huyên hoa, Hùm dầu có cánh ta đà chẳng ghê. Quả tình nào có hồ nghi, Ra điều bán dạ lâm trì khó coi. Phù sinh mấy kiếp ở đời, Làm cho rắn cắn được voi còn chầy. Chỉ nghề dạy khỉ leo cây, Xui nguyên dục bị, chỉ hay bày trò. Ai ngờ xã thử thành hồ, Chỉ điều cậy thế làm cho hại người. Biết rằng hươu chết tay ai, Mỏ chim, nanh chuột tranh hơi còn nhiều. Đoạn này truyện Nôm dùng toàn thành ngữ: “hùm dầu có cánh”, “bán dạ lâm trì” “rắn cắn voi”, “dạy khỉ leo cây”, “xã thử thành hồ”, “hươu chết tay ai”… Chửi rất hay và rất đúng. “Thầy đồ cóc” có khác, rất lắm chữ. Cái lý ở đời không thể nào đổi trắng thay đen được, không thể dùng quyền thế mà lấn át sự thật. Và cái sự kiện tụng ở đây đã không chỉ còn dừng lại ở phân xử chữ Nho là của ai nữa. Điển tích “săn hươu” là chỉ “thiên hạ”. “Thiên hạ” Trung Hoa thực sự là của ai? Đầu năm Nhâm Thìn đã tìm thấy chữ Lạc Việt khắc trên đá ở Bình Quả – Quảng Tây, với niên đại vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ cách đây 4000 – 6000 năm. Nòng nọc khoa đẩu cuối cùng cũng đứt đuôi để lên bờ, trở về với cha ông Cóc của mình. Lời “tiên tri” trong câu chuyện Trê cóc đã thành sự thực. Đáng nói là loại chữ Lạc Việt cổ này có sớm hơn chữ giáp cốt nhà Thương tới 1000 năm và “chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ”. Nói vậy tức là chữ Lạc Việt là chính là tiền thân của chữ giáp cốt đời Ân Thương được tìm thấy Ân Khư. Nhà Thương là một triều đại dùng chữ Việt, tức là triều đại của người Việt. Con chữ, cái nền tảng của văn minh đã được phát hiện. Chân lý này thật “nhái bén”: sự thật không cần kiện mà vẫn thắng. Đã đến lúc phải trả lại “nòng nọc” cho “cóc”. Không phải chỉ trả chữ Nho cho người Việt mà còn phải trả cả văn hóa lịch sử Trung Hoa cổ đại về đúng quê cha đất tổ Việt Nam.
    1 like
  8. Chúc mừng anh Minh Xuân đã xuất bản sách. Diễn đàn lý học Đông phương là một diễn đàn học thuật thực sự, tất cả các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước của tất cả các ngành khoa học có ý tưởng gì mới đều có thể đăng bài trên diễn đàn, Mặc dù không thống nhất quan điểm, miễn không phạm nội quy. Mọi phản biện đều phải lập một topic riêng nếu tác giả đồng ý và phải là phản biện khoa học đúng nghĩa. Nếu thể hiện tính phản đối lập tức sẽ bị xóa bài hoặc loại ra ngoài diễn đàn. Cá nhân tôi luôn ủng hộ mọi mục đích chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, mặc dù phương pháp đạt được mục đích khác nhau, có thể đúng và có thể sai. Một lần nữa chúc mừng anh. Anh có thể tiếp tục đưa các bài viết liên quan vào các topic của diễn đàn.
    1 like