• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/10/2014 in all areas

  1. Ai là tác giả ca khúc ‘Nỗi lòng người đi'? Đăng Bởi Một Thế Giới 07:23 16-10-2014 Tác giả Khúc Ngọc Chân trong trường quay Giai điệu tự hào Ca khúc Nỗi lòng người đi - của nhạc sĩ hải ngoại Anh Bằng sẽ lên sóng VTV1 trong chương trình Giai điệu tự hào mang chủ đề Người Hà Nội lúc 20h ngày 24/10 tới. Tuy nhiên, cách đây 2 năm có một người đứng ra nhận mình là tác giả bài hát này. Ông là Khúc Ngọc Chân - nguyên nhạc công cello Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Theo nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha - người công bố những nghi vấn tác giả của Nỗi lòng người đi thì "bài hát vốn được mang tên thật là Tôi xa Hà Nội với vài lời ca khác Nỗi lòng người đi". Thethaovanhoa.vn đã cùng nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha gặp Khúc Ngọc Chân tìm hiểu rõ hơn về sự thật này. Tại sao đến tận bận bây giờ ông mới nhận Nỗi lòng người đi là của mình. Ông có bằng chứng gì thuyết phục rằng đó chính thức là ca khúc của mình không? Ông đã sáng tác ca khúc đó trong hoàn cảnh nào và liệu ông có còn nhạc bản ngày xưa hay không? Bản nhạc ngày xưa sao mà giữ được. Ca khúc của tôi sáng tác hồi đó chính ra chỉ có 2 người biết với nhau là tôi và cô người yêu thôi. Tôi sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch, Hà Nội. Năm 1954 tôi tròn 18 tuổi, cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, tôi cũng như các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường và gia đình xin tôi làm sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Vốn yêu âm nhạc, tôi tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây và quen một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng, kém 2 tuổi. Chúng tôi đã có những ngày đầu yêu thương bên bờ Hồ Gươm thơ mộng. Tuy nhiên, vài tháng sau, gia đình người yêu bất ngờ xuống Hải Phòng chờ di cư vào Nam. Lúc đó, tôi tìm xuống Hải Phòng tiễn người yêu. Với cây đàn guitar luôn mang theo bên mình, tôi đã viết Tôi xa Hà Nội tại khách sạn Cầu Đất – Hải Phòng diễn tả những ngày tháng xa Hà Nội, ước hẹn cùng nhau, mong người yêu hãy gắng chờ đợi, tôi sẽ tìm nàng ở Sài Gòn, bởi lúc đó nàng mới 16 tuổi, chúng tôi chưa thể cưới nhau được. Toàn bộ ca khúc Tôi xa Hà Nội như sau: Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ Ai đứng trông ai bên hồ Khua nước chơi như ngày xưa Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say Đôi tay ngọc ngà dương gian tình ái em đong thật đầy Bạn lòng ơi, thuở ấy tôi mang cây đàn Quen sống ca vui bên nàng Nàng khóc tơ duyên lìa xa… Giờ đây biết ngày nào gặp nhau Biết tìm về nơi đâu ân ái trao nàng mấy câu Thăng Long ơi! Năm tháng vẫn trôi giữa dòng đời Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi Hồ Gươm xưa vẫn chưa phai mờ Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi Ngay sau khi viết xong Tôi xa Hà Nội, tôi tập cho người yêu hát thuộc lòng. Khi ấy đã là cuối tháng 11/1954. Sau ngày tiễn người yêu xuống tàu há mồm di cư vào Nam tôi trở về Hà Nội. Năm 1956, tôi vào trường nhạc (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam hiện nay) học đàn cello, rồi tốt nghiệp và công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Còn nàng, vào Sài Gòn mưu sinh và đầu quân cho một quán bar. Và ca khúc của tôi thường được người yêu hát trong những đêm thương nhớ. Những năm 1960, vì gia đình thúc ép, tôi buộc lòng phải lấy vợ nhưng không đăng ký kết hôn (và chỉ đăng ký khi đã 74 tuổi). Ngày đất nước thống nhất, khi cùng Dàn nhạc Giao hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, tôi đi tìm người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu vò võ đợi chờ ngày gặp lại đã mất vì mắc bệnh hiểm nghèo khi mới vào tuổi 30. Tuy nhiên, khi vào đây tôi mới thấy bài hát chính thức của tôi được đổi tên thành Nỗi lòng người đi nhạc Anh Bằng, đề là phổ thơ Nguyễn Bính... Nhạc bản Tôi xa Hà Nội do Khúc Ngọc Chân cung cấp Sau này rồi có ai biết có bài nào nhác nhác như thế của ông Nguyễn Bính không? Không có. Gia đình Nguyễn Bính ở Nam Định cũng không còn ai, con cháu đi hết rồi. Tất cả các tuyển tập thơ Nguyễn Bính không có bài nào như thế. May cho tôi là khi kể chuyện này với nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và một số người bạn, có người lên mạng đã copy được bản nhạc Anh Bằng sáng tác đề rằng Nỗi lòng người đi, nhạc Anh Bằng, thơ Nguyễn Bính. Tuy nhiên, sau bài viết đầu tiên của Nguyễn Thụy Kha được đưa lên mạng thì đến ngay cả Thụy Kha đi tìm bản đề thơ Nguyễn Bính cũng không có nữa mà chỉ đề là tác giả Anh Bằng thôi, bỏ phần thơ đi. Nếu mà sự thực phổ thơ Nguyễn Bính thì vẫn để nguyên chứ. Giả dụ là thơ của Nguyễn Bính thật thì không sao, không thì tôi phải là Nguyễn Bính chứ không phải Anh Bằng, bởi Anh Bằng chỉ phổ nhạc thôi mà. Ông nói rằng Nỗi lòng người đi không phải của Anh Bằng, vậy chỉ cần ông đưa ra bằng chứng xác đáng đó là của ông và nếu thực sự là của ông thì dù cho nhiều người chưa biết thì sẽ biết đến ca khúc này là của ông? Người yêu của tôi đã mất, do vậy tôi không tranh chấp quyền tác giả. Tôi chỉ muốn nói về một số phận khác khi ca khúc được một nhạc sĩ nhận thức và xử lý và đã thành một ca khúc hay, đó là điều may mắn. Khi xưa, lúc tôi biết Anh Bằng phổ nhạc, tôi cũng không dám nói ra, bởi Tôi xa Hà Nội với những ca từ rất thực diễn tả nỗi phấp phỏng trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm của tôi lại trở thành một vệt đen thì sao? Bây giờ, tôi mong muốn Tôi xa Hà Nội của tôi trở về đúng lời, đúng giai điệu đẹp, đúng nội dung tâm tình của tôi bởi phải Người Hà Nội với nếp sống Hà Nội, địa dư Hà Nội, gốc tích Hà Nội mới hiểu được câu Ai đứng trông ai bên hồ/Khua nước chơi như ngày xưa. Anh Bằng sửa chữ chơi thành trong là sai, vì nước hồ Gươm hay còn gọi Lục Thủy không có khái niệm “trong” mà là nước “xanh” hẳn hoi. Còn ngồi khua nước bao giờ, ở chỗ nào? Hỏi nhiều người bây giờ khó mà tìm thấy. Xin thưa, đó là đằng sau đền Ngọc Sơn, chỗ có cây si rễ sà xuống mặt nước. Chúng tôi ngồi chơi rồi, té nước vào nhau. Những từ như thế này ngay cả Nguyễn Bính cũng không có, phải là từ của tôi, người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Khi tôi viết Ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội tạm bị chiếm. Hay câu Sài Gòn ơi mộng với tay cao hơn trời tôi viết để miêu tả dáng dấp của tượng nữ thần Tự Do, đồng thời cũng thể hiện mộng ước xa vời gặp lại người yêu. Còn câu cuối Tôi hái hoa tiên cho đời để ước mơ nên đẹp đôi là lời bài hát của Anh Bằng. Lời của tôi là Ai nhắn thay tôi đôi lời, chỉ ước mơ mong đẹp đôi. Tôi cũng không đồng tình với chữ tan trong câu Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều mà phải là bay, vì hai người vẫn hẹn ước gặp lại nhau, chứ không phải đoạn tuyệt. Tương tự: Nàng khóc tơ duyên lìa xa, chứ không phải lìa tan. Bài của Anh Bằng nhịp slow 4/4, bản của tôi lả lướt hơn theo nhịp 3/8, bởi tôi viết nhịp đó theo luật của lời thơ. Khi nhận Nỗi lòng người đi hay Tôi xa Hà Nội là của mình, ông khẳng định không có ý tranh chấp tác quyền. Vậy ông mong muốn điều gì? Đúng vậy. Tôi đã không công bố Tôi xa Hà Nội cũng như các bản tình ca khác của mình vì thời đó ở Hà Nội, những bài hát kiểu này được coi là không phù hợp. Với tôi bây giờ, tên ai không thành vấn đề, vì giai điệu của tôi được hát chỗ này chỗ kia là thích rồi. Bài này của tôi bình thường, tôi còn nhiều bài hay hơn, tiếc là chưa bài nào được vang lên! Xin cảm ơn ông! Hiện nay BTC chương trình Giai điệu tự hào cũng đang bàn bạc để quyết định xem đề tên tác giả và tên ca khúc như thế nào khi chương trình lên sóng. Hương Thương (Theo Thể Thao Văn Hóa) =================== Buồn cười nhỉ. Vào năm 1967 - 1969, tôi được biết đến bài nhạc này từ những bài giảng chính thống ở Hanoi cho những người tham gia công tác thông tin ở phường. Về tính chính danh thì khi ông Khúc Ngọc Chân đã từ chối bản quyền thì đương nhiên quyền tác giả là ông Anh Băng. Tất nhiên cũng vì danh dự của mình ông Anh Bằng sẽ cần có bài viết chứng tỏ mình là tác giả.
    1 like
  2. QUẢNG CÁO PHẢN CẢM. Ít nhiều gì thì tôi cũng đã làm việc ở Cty quảng cáo tư nhân đầu tiên của Việt Nam, là Cty Ánh Dương. Là một người từ tỉnh lẻ lên Sái Gòn, công việc quảng cáo lúc ấy hoàn toàn mới với tôi. Thậm chí lúc mới lên Sài Gòn tôi còn chưa biết sử dụng bút chì bấm và bút xóa, hầu như không biết gì về vi tinh. Cái máy vi tính ngày ấy với tôi, như một sự kỳ diệu của khoa học hiện đại. Nhưng tôi nắm bắt vấn đề rất nhanh và chỉ một thời gian ngắn trở thành người phụ trách trưởng ban quảng cáo và tiếp cận thị trường. Bởi vậy, cũng có chút ít kiến thức để "chém gió" về một số cách quảng cáo rất phản tác dụng hiện nay. Có thể nói luôn rằng: Trước đây tôi không bao giờ có phương pháp quảng cáo như đập vào mặt người ta như vậy. Tôi muốn có vài lời góp ý để mong sao các công ty quảng cáo kiểu này đỡ làm tôi bực mình, nếu họ chịu nghe tôi. Số là hồi ấy chưa có quảng cáo mạng như bây giờ. Bây giờ quảng cáo trên mạng thành phổ biến. Nhưng tôi không thể không khó chịu khi đang tập trung xem một bài viết, tự nhiên nhẩy vào giữa màn hình một trang quảng cáo cho một cái sản phẩm khi gió nào đó, cứ như nó đập vào mặt mình.. Phản ứng đầu tiên của tôi là delete nó ra khỏi màn hình. Tất nhiên tôi sẽ chẳng bao giờ mua cái sản phẩm láo toét và thiếu tôn trọng người tiêu dùng như vậy. Với kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi có thể chắc chắn đến 99% rằng chẳng ai muốn mua cái sản phẩm quảng cáo kiểu này, ngay cả nó muốn cho không vì quá ế. Ấy là chưa nói đến đang nghe nhạc và xem các bài viết trên mạng thì một clip quảng cáo nhạc inh ỏi. Thật là nhưng tay mơ về quảng cáo. Thảo nào , các sản phâm càng ngày càng ế và sức mua bị giảm sút. Một phần cũng tại các cách quảng cáo sản phẩm như vậy. Hoặc trước khi xem nhưng clip mình muốn xem, khi mở ra thì phải chịu một sô clip quảng cáo cho một sản phẩm nào đấy. Cái trò quảng cáo xem trong clip này, chúng tôi nghĩ ra từ lâu. Hồi ấy, những cuộn băng video xem qua đầu máy video, chúng tôi đã nghĩ ra cách xen vào các sô clip quảng cáo. Nhưng chỉ để vào cuối băng, hoặc cùng lắm là xen vào giữa băng, nhưng chỉ vào các đoạn kết thúc một phân đoạn của phim.. Nhưng bây giờ nó nhảy ngay vào đầu video clip, khiến người xem hết sức khó chịu. Đấy chính là điều rất kiêng cữ của chúng tôi trong ngành quảng cáo. Quá tệ so với những bà gánh bán rong với tiếng rao lanh lảnh: Ai mua ....ra mua. Cho đến bây giờ, những người dân thị thành vẫn còn nhớ những lời rao ấy. Thậm chí nó thành kỷ niệm. Còn các sản phẩm quảng cáo kiểu đập vào mặt khách hàng, rõ ràng ít nhất là tôi muốn quăng cha nó ra khỏi cửa.
    1 like
  3. Bạn muốn hỏi hiệu quả gì? vì mình thấy có nhiều kết quả khả quan. Thứ nhất: Nếu ai bị Trĩ chắc chắn sẽ giải quyết tương đối Thứ 2: Đúng là thải độc tố thật vì các trứng cá đầu đen tự được đẩy ra Thứ 3: Dạ dầy và các thứ bám ở thành ruột và trong đại tràng cũng được đào thải ra (đúng như chú Khoa mô tả) Thứ 4: Bệnh mũi và đờm trong cổ họng được giải quyết cảm giác rốt ráo. ..... nghe ngóng tiếp, hì Đó là những gì mình cảm nhận được, còn những điều chưa cảm nhận được hoặc không để ý thì không biết Và quan trọng là vẫn sinh hoạt, đi làm bình thường. À vấn đề này khá quan trọng này: chẳng có cảm giác muốn gần vợ, thế mới đểu chứ. không khéo xong vụ này thành Công công thì toi, hihi
    1 like
  4. Tài liệu tham khảo: [1]http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/200983/hang-nghin-lao-dong-tq-o-vung-ang-chua-co-phep.html 2. http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/201204/lao-dong-tq-o-vung-ang--pho-mac-nha-nuoc-vn-.html [3 ]http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vi-sao-co-toi-72000-cu-nhan-that-nghiep-854404.htm [4] http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/doanh-nghiep/bai-17-lao-dong-chui-trung-quoc-long-hanh-a38836.html [5] http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=69&ItemId=321865&GroupId=2386 [6] http://www.vncreatures.net/new_9.php ================== Ngoài cái zdấn đề cấy giống tu hú mà nhật trình mạng GDVN đã nêu thì nó còn nà cái zdấn đề mà Lão Gàn đề cập tới, chính là cái zdấn đề sau đây: Do đó, xét về cái "đại cục" thì zdất zdõ zdàng rằng thì nà mà ló có mối niên hệ giữa một tập đoàn kinh tế nhớn nhất Đài Noan với những người của Tung Cóoc Đại Nục để thành lập tổ con tu hú. Zdậy thì nà mà, cái "tỉu nà ma", không loại trừ chính ngay tập đoàn Formoza lại bị chính Tung Cóoc Đại Nục đang đẻ trứng tu hú vào Đài Noan thông qua cái tập đàn này. Zdà cái tập đàn này lại đem trứng tu hú đẻ vào Zdũng Áng. Ây zda! Đây là một giả thiết rất khỉ tha. Này cụ Hoa Kỳ à! Ngộ hổng có bít các nhân viên "Xịa" của các cụ tài năng và mức độ tỉnh đến đâu. Nhưng mà nên xem xét nại cái zdấn đề niên hệ ngầm giữa hai chế độ Tung Cóoc này nhá! Tống cổ cô em Đài Noan này ra khỏi cuộc chơi. Lếu không quí zdị Hoa Kỳ mất mựa nó cả chỉ nẫn chài. Zdậy thì, nếu cô em Đài Noan muốn tham gia cuộc chơi và để Hoa Kỳ tin tưởng bảo hộ phải chứng tỏ tính vì "đại cục" mà nong trọng tiên bố: Đường nưỡi bò mà Trung Hoa Dân quốc zdẽ ra lăm 1948 là sai nầm. Hiểu không. Tỉu nà ma. Tài liệu tham khảo: Bằng thủ đoạn này, Trung Quốc đã tiến hành các chiến dịch ép buộc các đối tượng bị mua chuộc tham gia vào các hoạt động chống lại chính quê hương mình. Trang Defense News có trụ sở tại Mỹ gần đây có đăng bài viết của các giả Wendell Minnick có đề cập vấn đề hết sức nghiêm trọng này. Tác giả Wendell Minnick đã liệt kê danh sách nhiều sỹ quan Đài Loan đã làm việc, bán thông tin về hệ thống máy bay cảnh báo sớm E-2K Hawkeye; hệ thống chống tên lửa đạn đạo PAC-2, PAC-3 (Patriot Advanced Capability); hệ thống tên lửa phòng không Hawk cũng như thông tin về hệ thống camera hồng ngoại vô tuyến Raytheon Palm IR-500 của quân đội Hoa Kỳ cho tình báo Trung Quốc trong những năm gần đây.Trong khi đó, Peter Mattis - một học giả nghiên cứu từ quỹ Jamestown Foundation cho rằng Trung Quốc tìm cách tiếp cận và dùng tiền tuyển mộ các sỹ quan chuyên nghiệp chưa hoặc đã về hưu của quân đội Đài Loan để đánh cắp các thông tin mật, quan trong thông qua đảo này. Các nguồn tin từ Bộ quốc phòng Đài Loan nói rằng Trung Quốc đã tìm cách thu thập dữ liệu liên quan đến chương trình Po Sheng C4I; hệ thống phòng không Anyu-4 cải tiến; công nghệ tác chiến điện tử Shuan-Ji và dự án vũ khí Wan Chien thông qua thủ đoạn tuyển dụng các sy quan, cán bộ quân sự đã nghỉ hưu. Chuyên gia Peter Mattis nhận định rằng đa số các vụ án gián điệp liên quan đến sỹ quan Đài Loan bị phát hiện và bắt giữ đều có động cơ tiền bạc chứ không liên quan gì đến vấn đề chính trị hay ý thức hệ. Peter Mattis đã lấy một dẫn chứng từ trường hợp Doanh nhân gián điệp này khi tiếp cận với Phó đô đốc Ko Cheng-sheng đã giới thiệu cựu sỹ quan Đài Loan với các thành viên của một tổ chức có tên Cục hoạt động mặt trận thống nhất cũng như 1 tổ chức khác có tên là Phòng 7 Thành Phố Thượng Hải. Hai tổ chức này được cho là mạng lưới gián điệp do tình báo quân đội Trung Quốc chỉ huy và điều hành. Đây là tổ chức điều phối các hoạt động gián điệp phục vụ Trung Quốc được thành lập từ 1998 đến năm 2007. Ko Cheng-sheng sau khi bị phát hiện đã bị bắt và xử tội làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục. Ko Cheng-sheng bị buộc tội cung cấp cho Trung Quốc kế hoạch tác chiến Guan vốn được thiết kế cho chiến lược phòng thủ Đài Loan và Penghu. Viết trên trang Defense News, Wendell Minnick trích dẫn chuyên gia Matthis cho biết: “Ngoài các mạng lưới do Bộ an ninh Trung Quốc, Cục 2 thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Trung Quốc (PLA), những người Đài Loan đang làm ăn tại Trung Quốc cũng là đối tượng được các cơ quan tình báo của Bắc Kinh lôi kéo, tuyển mộ, đáng chú ý, một số đơn vị gián điệp đang hoạt động tại Đài Loan được cho là thuộc Tổng cục chính trị quân đội TQ điều hành”. “Những sỹ quan quân đội Đài Loan đang làm nhiệm vũ cũng đã trở thành các mục tiêu được các cơ quan tình báo của Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài nhắm tới”. Thiếu tướng quân đội Đài Loan Lo Hsien-che, một tùy viên quân sự của Đài Loan công tác tại Thái Lan từ 2002 đến 2005 cũng đã trở tành mục tiêu tuyển mộ, dụ dỗ thành công của tình báo Trung Quốc ở địa bàn nước ngoài. Lo Hsien-che sau khi về nước đã được bổ nhiệm giữ chức vụ cao trong đó có quyền nắm bắt các thông tin quan trọng của cực thông tin điện tử của quân đội Đài Loan. Lo Hsien-che sau đó đã bán cho tình báo Trung Quốc các tài liệu giải thích cách viết mật mã của quân đội Đài Loan cũng như cung cấp các thông tin tín hiệu tình báo tuyệt mật mà Đài Loan và Mỹ đang sử dụng chung. Năm 2012 Lo Hsien-che bị bắt và kết án chung thân với tội danh bán thông tin mật, phản quốc. Theo các phân tích, các sỹ quan quân đội Đài Loan sau khi nghỉ hưu mà bị tình báo Trung Quốc dụ dỗ thường được giao nhiệm vụ tuyển các sỹ quan và nhân viên quân sự quan trọng đang tại ngũ để từ đó khai thác thông tin bán, giao nộp cho tình báo Trung Quốc. Mỗi lần có đề án có tiềm năng, tình báo TQ sẽ chi rất nhiều tiền để những người đã bị dụ dỗ có thể mạnh tay hành động. Tập đoàn Formoza là một tập đoàn kinh tế lớn của Đài Loan, ở một vùng lãnh thổ có chế độ chính trị được coi là mô hình Tây Phương so với Trung Quốc lục địa và có ảnh hưởng quốc tế. Vậy vì sao họ có thể bất chấp pháp luật của Việt Nam mà dung túng cho hàng ngàn lao động chui của Trung Quốc lục địa vào Vũng Áng? Phải chăng họ bất chấp uy tín của họ để phục vụ cho một mục đích khác? Động cơ nào để họ làm điều này? Nếu như vì sự vi phạm pháp luật này của tập đoàn Vũng Áng, chính phủ Việt Nam chỉ cần tạm dừng hợp đồng là đủ để họ không có "cơ sở pháp lý" để đòi bồi thường bất cứ một cái gì. Tôi nghĩ đây là một giả thuyết rất có "cơ sở khoa học".
    1 like
  5. Yên tâm, năm tới 2015 ...ông già trên sẽ khỏe như voi, lại có tính hách dịch nữa, năm tới không chừng có dịp đi chơi xa.
    1 like