• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/10/2014 in all areas

  1. Cuốn sách BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI mới được in. Dưới đây là bài dẫn của cuốn sách này. Chi tiết hơn xin xem ở http://asakicorp.com/bachviet18/?p=845. BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN Lịch sử của quốc gia, của dân tộc không thuộc về riêng ai. Các sử gia chép sử, các nhà văn hóa mô tả sử…, còn nhân dân mới là những người làm nên lịch sử. Trong khi các sử gia thận trọng biên chép các sự kiện lịch sử theo quan niệm chính thống mỗi thời đại thì còn một dòng sử khác tồn tại song song, với sức lan tỏa rộng hơn, sinh động hơn. Đó là dòng sử trong dân gian, được lưu truyền qua các câu chuyện kể, các di tích, các di vật, các sự tích của các danh nhân địa phương… Truyền thuyết họ Hồng Bàng của người Việt kể rằng Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, là tổ của Bách Việt. Cha Lạc Long dẫn 50 người con xuống khai phá vùng biển Đông. Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng, về đất Phong Châu, lập con cả làm vua, gọi là Hùng Vương. Người Việt ngày nay là con cháu của trăm người con trai đó, tức là một phần của cả dòng họ, đồng bào Bách Việt xưa, cùng chung một nguồn cội họ Hùng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ…”. Cương vực 15 bộ mênh mông của nước Văn Lang thời Hùng Vương, với Tây giáp Tứ Xuyên (Ba Thục), Bắc tới Hồ Nam (hồ Động Đình?), làm các sử gia nghi ngờ rằng đó là lãnh thổ của cả dòng Bách Việt chứ không chỉ của “nước Việt” ngày nay. Lãnh thổ Bách Việt đã trải khắp vùng Hoa Nam, rộng lớn không thể ngờ. Phạm vi nước Văn Lang thời Hùng Vương theo truyền thuyết Truyền thuyết từ thời cha sinh mẹ đẻ không sai. Chính sử Việt chép cũng không sai. Bởi vì đó là những thông tin, những ghi chép lịch sử của cả cộng đồng người Bách Việt còn lưu lại chứ không phải chỉ của nước Đại Việt vào thời Lê sau này. Nếu nhìn nhận các truyền thuyết lịch sử Việt tách rời khỏi không gian và thời gian mà nó hình thành sẽ dẫn đến những lệch lạc vô cùng lớn, làm cho những câu truyện truyền thuyết trở nên không thể hiểu nổi. Với “tầm nhìn thời đại” của các chuyên gia sử học ngày nay thì những chuyện “trâu ma rắn thần” của thời cổ sử bị biến thành không “chích quái” thì cũng là “u linh”, mờ ảo. Thế nhưng, quá khứ xa xôi của người Việt lại nằm chính ở những dòng huyền sử lắng đọng đó. Chối bỏ huyền sử tức là quay mặt lại với quá khứ, với tổ tiên nòi giống. Người Việt là một phần của đại tộc Bách Việt là điều thật rõ, rõ ngay từ cái tên gọi. Vì thế lịch sử Bách Việt cũng là lịch sử của người Việt. Sách Hán thư viết: “Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.” Bách Việt là một cộng đồng các dân tộc cùng nguồn gốc sinh sống ở phía Nam sông Dương Tử cho tới bán đảo Đông Dương từ thời trước Công nguyên. Về nhân chủng học thì Bách Việt là những cư dân thuộc loại hình Nam Mongoloid (Nam Á), trong đó bao gồm những nhóm dân tộc Tày Thái, Việt Mường, Môn – Khmer và cả Miêu Dao, phân bố ở Hoa Nam và Đông Nam Á ngày nay. Trung Quốc thời nay là một tập hợp các vùng lãnh thổ nơi mà trong quá khứ đã được sinh sống bởi những tộc người khác nhau. Con sông Dương Tử chia đại lục Trung Quốc thành 2 phần gần bằng nhau. Một nửa lãnh thổ Trung Quốc là đất người Bách Việt vào thời trước Công nguyên nên lịch sử Trung Hoa không thể không có những khoảng thời gian là lịch sử Bách Việt. Hơn thế nữa, một nửa phương Nam mới là nơi đã làm nên nền văn hóa Trung Hoa cổ đại rực rỡ. Những công trình xác nhận vai trò của văn hóa Bách Việt đối với nền văn minh Trung Hoa cổ xuất hiện ngày càng nhiều. Bắt đầu từ những bước lội ngược dòng của giáo sư Kim Định vào những năm 1970 chỉ ra những đóng góp to lớn của văn hóa Việt trong văn hóa Trung Hoa cổ. Hay gần đây hơn như công bố của giáo sư người Nga Dega Deopik, Viện các nước Á – Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva, cho rằng chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa là người Môn – Khmer, tức là người Bách Việt. Cho tới nay, chính nghiên cứu của những nhà khoa học Trung Quốc tại vùng Lĩnh Nam cũng đang khẳng định điều này. Xem lại lịch sử Trung Hoa thời trung đại. Thế kỷ thứ 13 khi vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp đại lục Trung Hoa, nước Đại Lý, rồi Nam Tống của người Hoa lần lượt bị quân Nguyên thôn tính. Chỉ có nhà Trần trên đất Đại Việt – Giao Chỉ là kiên cường chống quân xâm lược. 3 lần đại thắng quân Nguyên của vua tôi nhà Trần không chỉ là chiến thắng của người Việt trước quân giặc phương Bắc mà còn là chiến thắng của cộng đồng Bách Việt trước sự bành trướng của ngoại tộc Thát Mông. Nhà Trần vốn xuất xứ từ vùng đất Mân Việt ở Phúc Kiến – Chiết Giang, là đất Trung Hoa, cũng là đất Bách Việt xưa. Xét vậy thì giữa nhà Trần và nhà Nguyên rõ ràng nhà Trần mới là Trung Hoa đích thực. Nhà Nguyên là triều đại của người Mông Cổ, không liên quan gì tới Trung Hoa cổ đại. Các vua Trần rồi vua Lê sau đó trong không ít thư tịch, văn bia để lại đã gọi quốc gia của mình là cõi Trung Hạ, Trung Quốc, thậm chí Hoa Hạ (xin xem các trích dẫn trong phần Quan niệm Hoa Di trong sách Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức). Gần hơn nữa, có Nguyễn Huệ, tên thật là Hồ Thơm, người họ Hồ từ tổ tiên dòng Đế Thuấn nước Ngu của Trung Hoa cổ đại. Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa Càn Long nhà Thanh và vua Quang Trung ở thành Thăng Long thì rõ ràng triều đại của Quang Trung mới là người Trung Hoa chính gốc. Nhà Thanh là người Mãn Kim, không hề có dây mơ rễ má gì với Trung Hoa cả. Sang đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng lên ngôi, đoàng hoàng, công khai cho đúc Cửu đỉnh, là 9 chiếc đỉnh lớn tượng trưng cho vương quyền của Trung Hoa, đặt ở kinh thành Huế. Chiếu chỉ đúc đỉnh ghi rõ: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu…”. Những chiếc đỉnh được đúc theo gương “các minh vương thời Tam đại” (Hạ, Thương, Chu) này là minh chứng rõ ràng, triều Nguyễn mới là “thiên tử” chính truyền của Trung Hoa thời kỳ này. Truyền thuyết lịch sử Việt được chép trong Việt Điện u linh, Lĩnh Nam chích quái là những thu nhặt chuyện kể trong dân gian từ thời Trần. Những câu đối, hoành phi trong các đền miếu ngày nay còn giữ lại được phần lớn là từ thời Nguyễn. Có vẻ niên đại của những minh văn này không đủ xa, đủ lâu so với những thư tịch chính sử… được mang từ bên Tàu về. Nhưng giá trị của những tư liệu dân gian này là ở chỗ nó không bị chỉnh lý bởi quan niệm sử chính thống hay bị bóp nặn theo ý đồ của ai đó. Những thần phả, thần tích địa phương ở nước ta được chép với quan điểm Trung Hoa – Bách Việt rõ ràng, bởi vì vào thời kỳ đó chỉ có Việt mới là Hoa thực thụ. “Trung Hoa” trong quá khứ là từ chung chỉ “thiên hạ” của các tộc người vùng Đông và Đông Nam Á. Trung Hoa xưa và Trung Quốc nay không phải là một. Trong số các dân tộc của Trung Quốc ngày nay thậm chí còn không có dân tộc “Hoa”, chỉ có Hán tộc mà thôi. Hoa không hề là Hán như vẫn người Tàu vẫn chú thích một cách vô căn cứ vì người Hoa là người Bách Việt, còn Hán là người Bắc Mongonloid, cùng dòng giống với người Liêu, người Kim, người Thát (Mông Cổ). Nhận định lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử Bách Việt mà người Việt ở nước Nam ngày nay là một bộ phận độc lập còn tồn tại cho phép giải mã được phần lớn các truyền thuyết lịch sử Việt. Đây không phải là “lấy sử Tàu làm ta”, bởi vì “sử Tàu” hay “sử ta” ngày nay chỉ là những cách chép sử với góc nhìn mang hạn chế của vùng lãnh thổ hiện tại vào thời điểm hiện tại. Nước Nam của thời đầu Công nguyên có lãnh thổ hoàn toàn không giống với nước Đại Việt thời Lê hay với nước Việt Nam thế kỷ 21 này. Những sự kiện, những nhân vật lịch sử nước Nam thời cổ và trung đại có tầm vóc, phạm vi vượt ra ngoài khuôn khổ lãnh thổ quốc gia ngày nay bởi đó là lịch sử ghi chép theo quan điểm dân tộc Bách Việt trên địa bàn của Trung Hoa rộng lớn. Lĩnh Nam chích quái là truyền thuyết của vùng Lĩnh Nam, tức là của cả vùng đất Bách Việt. Giải mã, đối chiếu truyền thuyết và lịch sử của nước Nam không thể chỉ hạn chế ở ranh giới Việt – Trung mới được định lại vào sau thời “Trung Hoa dân Quốc” của Tôn Trung Sơn (năm 1911). Từ đầu Công nguyên cột đồng phân giới giữa Trưng Vương và Mã Viện hoàn toàn có thể nằm ở tận Bắc Quảng Tây. Bảy quận nước Nam của Giao Châu thời Sĩ Nhiếp chẳng chừa vùng Lưỡng Quảng. Lưu Cung lập nước Đại Việt năm 917 không phải là trên vùng đất Nam Việt nhà Triệu xưa? Đó đều là lịch sử Việt cả. Thiên Nam ngữ lục, trường ca thơ sử bằng chữ Nôm cuối thế kỷ 17 là một kho tàng sử liệu cực kỳ quý giá đối với nghiên cứu lịch sử Việt. Tác phẩm có niên đại cùng thời Ngô Sĩ Liên chỉnh lý Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ ngữ lục này được sáng tác bằng thơ, bằng chữ Nôm, nhưng không có nghĩa là “tùy tác”. Đây là một tác phẩm được soạn để dâng lên chúa Trịnh, là một cuốn chính sử hoàn toàn nghiêm túc như trong câu mở đầu tác phẩm đã nói: Trải xem sự kỷ nước Nam Kính vâng tay mới chép làm nôm na. Truyền thuyết, thơ sử lưu truyền ngày nay bị cho là có tính “thảng thốt” về lịch sử, bởi vì những gì được chép lại không giống với dòng sử bác học đang lưu hành. Không giống không có nghĩa là không đáng tin, đáng nghĩ. Những chỗ mà dòng sử dân gian vênh lệch so với sử hàn lâm chính là những chỗ lịch sử nước Nam cần phải xem xét lại, phải diễn giải lại cho đúng với không gian thời gian của lịch sử. Bên cạnh phạm vi lãnh thổ và thời gian, để hiểu đúng truyền thuyết còn cần lùi cách nhìn nhận lại vào đúng không gian ngôn ngữ văn hóa của thời kỳ mà truyền thuyết được hình thành. Ví dụ từ “cửu trùng” hiểu như ngày nay là “9 tầng” thì sẽ dẫn đến những điều vô lý, chẳng đâu vào đâu. Xưa lên ngôi vua gọi là lên “ngôi cửu trùng”. Đền Thượng thờ vua Hùng ở Phú Thọ gọi là Cửu trùng thiên điện, không phải nghĩa là điện thờ ở 9 tầng trời mà là điện thờ Vua, thờ ông Trời. Thành Cổ Loa không phải có 9 vòng thành, mà là tòa thành từng được gọi là “Cửu trùng thành”, nghĩa là thành nơi có Vua. Cửu trùng hay trùng cửu – trường cửu là từ mượn âm, dùng để xưng tụng, tung hô với nghĩa như từ “vạn tuế”. Đời vua Hùng Vương 18 không phải là đời vua Hùng cuối cùng, mà ngược lại, 18 là trùng cửu (9×2), là con số chỉ sự trường tồn của thời đại Hùng Vương. Những cái bẫy của ngôn ngữ do sự khác biệt xưa – nay đã làm lạc hướng các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt, dẫn đến “sai một ly đi một dặm”. Do chữ Nho là thứ văn tự bản chất tượng hình nên để ký âm, nhất là âm của ngôn ngữ khác, các nho sĩ xưa phải dùng phép phiên thiết. Phiên thiết một âm là dùng 2 “ký tự” (2 chữ), một tự ký phụ âm, một tự ký vần, ghép lại để ghi âm. Một âm Nôm khi chép vào sử sách do vậy biến thành 2 chữ Nho, lâu ngày người ta quên đi rằng đây là các “ký tự” để ghi âm chứ không phải ghi nghĩa. Mê Linh là 2 ký tự ghi âm Minh – Minh đô của vua Hùng, chẳng phải loài chim M’linh, M’lang nào cả. Tên làng Vân Già thiết Và, chứ không phải đám mây có tuổi mà “già”… Truyền thuyết không phải là lịch sử, nhưng nếu truyền thuyết được quy chiếu vào đúng hệ tọa độ không gian – thời gian – ngôn ngữ – văn hóa sẽ trở thành lịch sử thật sự. Một trong những tọa độ căn bản của văn hóa phương Đông xưa là Dịch học, là Hà thư Lạc đồ, là Âm Dương Ngũ Hành. Hà là trời, Lạc là đất. Hà thư là những cặp số sắp xếp theo phương vị để chỉ 4 phương trời và một phương trung tâm. Do đó Ngũ Lĩnh là 1 ngọn núi tên là Ngũ, tức là ngọn núi ở trung tâm. Kinh Dương Vương đi tuần ở Ngũ Lĩnh, không phải là nơi có 5 ngọn núi ở bên Tàu. Bát Hải không phải là có 8 cửa biển mà là biển nằm ở phương Tám, tức là phương Đông. Vua cha Bát Hải Động Đình của Thoải phủ trong đạo Mẫu do vậy không hề xuất xứ từ đầm nước ở Hồ Nam mà là vị vua của biển Đông, là cha Lạc Long đã dẫn 50 người con xuống biển. Khi các con số chỉ phương hướng của Hà thư lại phối chồng lên với các tính chất của Ngũ hành hay các quẻ của Bát quái thì sự thể còn đi xa hơn nữa. Từ Lạc – Nác – Nước, cũng là Lục, là số 6, con số chỉ phương Bắc ngày nay. Hùng Vương thứ sáu là Lạc Vương, nghĩa là vua vùng đất phía Bắc, đồng nghĩa với Kinh Dương Vương (Canh Giêng Vương). Tên nước Xích Quỷ hay Xích Quẻ là quẻ chỉ hướng Nam, hướng Xích đạo. Hiểu nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân thành “quỷ mặc áo đỏ” thì chẳng ra ngọn ngành gì cả… Những ví dụ về ngôn ngữ như vậy trong cổ sử Hoa Việt vô cùng nhiều. Không vận dụng Dịch lý thì không thể hiểu được những nhân danh, địa danh trong quá khứ, tức là không thể hiểu được những “mật mã” mà tiền nhân người Việt đã nhắn gửi trong những câu truyền thuyết. Ngôn ngữ, văn hóa không chỉ đọng lại trong thư tịch, trong truyền thuyết, trong hoành phi câu đối điện thờ. Những hiện vật khảo cổ của từng thời kỳ lịch sử, có minh văn hay không có minh văn, đều tự kể chuyện mình, kể những câu chuyện hoàn toàn không như cách “giải đoán” của các sử gia ngày nay. Tấm bia Xá lợi tháp minh phát hiện ở Bắc Ninh ghi rõ năm 601 Giao Châu là đất “thuộc bản đồ đế quốc Tùy”, do thứ sử Lưu Phương cai quản. Tức là Lý Phật Tử – Triệu Việt Vương không hề đóng đô ở Long Biên vào những năm này. Đồng tiền cổ với chữ Đinh ở mặt sau thời Ngũ đại thập quốc lại có tên được đúc trăm đồng như một là “Đại Hưng bình bảo”, xứng tên nước Đại Hưng rõ ràng. Chuông cổ Thanh Mai ở Hà Nội đúc năm Càn Hòa thứ 6 cho biết năm 948 Giao Châu đang là một huyện dưới thời vua Lưu Thịnh ở Quảng Đông. Trận đại thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng do đó không thể xảy ra vào năm 938 được… Ngày càng có nhiều những phương pháp, những dẫn chứng thuộc những lĩnh vực khoa học khác nhau soi thấy chính sử nước Nam đã được chép… đúng mà không đúng. Lịch sử bị biến thành huyền thoại vì đã không được đặt đúng, hiểu đúng trong tọa độ vốn dĩ của các sự kiện từng xảy ra. Giải mã những huyền thoại, truyền thuyết Việt không phủ nhận, mà trái lại, giúp làm rõ thêm lịch sử. Lịch sử nước Nam là lịch sử của cả đại tộc Bách Việt trên phạm vi thiên hạ Trung Hoa rộng lớn thời cổ trung đại. Lịch sử Hoa Việt thật sự càng lộ rõ thì tộc danh Bách Việt càng rực rỡ, rực rỡ như đã từng tỏa chiếu trong quá khứ. Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ Những thông điệp từ quá khứ được nhắn gửi rõ ràng ngay trên mặt trống đồng, linh khí của người Việt cổ. Ở chính giữa mặt trống đồng là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống muôn loài. Ngọn lửa ánh sáng ở trung tâm tức là Trung Hỏa – Trung Hạ hay Trung Hoa. Trung Hoa là cõi thiên hạ của người Bách Việt. Vòng ngoài cùng của mặt trống đồng Ngọc Lũ khắc 18 cặp chim, 1 non và 1 trưởng thành đang tung bay. 18 là trùng cửu, là trường cửu. Ý nghĩa của vòng ngoài mặt trống đồng là đời sau con cháu nối tiếp ông cha đời trước mà trường tồn. Thông điệp của trống đồng gửi từ ngàn xưa về là Bách Việt trùng cửu, một sự khẳng định: Bách Việt trường tồn với thời gian.
    1 like
  2. Yên tâm, năm tới 2015 ...ông già trên sẽ khỏe như voi, lại có tính hách dịch nữa, năm tới không chừng có dịp đi chơi xa.
    1 like
  3. Nhật Bản bí mật cử nhà ngoại giao tới Trung Quốc Thứ Tư, 15/10/2014 - 08:36 (Dân trí) - Một nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm của Nhật Bản đã bí mật tới thăm Bắc Kinh hồi giữa tháng 9 để thảo luận với Trung Quốc các cách thức nhằm hiện thực hóa cuộc gặp chính đầu tiên giữa lãnh đạo hai nước vào tháng tới bên lề một hội nghị khu vực. Trung-Nhật đang cố gắng dàn xếp một cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Hãng tin Kyodo của Nhật đã đăng tải thông tin về chuyến thăm của ông Hideo Tarumi, vốn có kinh nghiệm lâu năm trong việc xử lý các vấn đề với Trung Quốc, trích dẫn một nguồn tin biết rõ về vụ việc. Cũng theo nguồn tin trên, ông Tarumi cũng đã bí mật đến Bắc Kinh trong mùa xuân năm nay. Rất có khả năng ông này được Thủ tướng Nhật Shinzo Abe giao một sứ mệnh bí mật. Trước hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh trong 2 ngày 10-11/11 tới, Trung Quốc và Nhật Bản đã tích cực có các liên lạc ngoại giao trong một nỗ lực nhằm giảm căng thẳng, vốn gây ra do tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề thời chiến. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã từ chối tổ chức một cuộc gặp chính thức với ông Abe, người nhậm chức hồi cuối năm 2012. Giới chức cấp cao Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng cuộc gặp chỉ có thể diễn ra nếu chính phủ Nhật thừa nhận có tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Thủ tướng Abe cam kết không đến thăm đền chiến tranh Yasukuni. Ông Tarumi, người từng chịu trách nhiệm về các vấn đề chính trị tại đại sứ quán Nhật ở Trung Quốc trước khi trở về nước vào năm ngoái, được cho là có quan hệ thân thiết với ông Shotaro Yachi, cố vấn chính sách ngoại giao của ông Abe. Các chuyến thăm của ông Tarumi đã được các nguồn tin ngoại giao xác nhận. Ông Yachi cũng đã tháp tùng cựu Thủ tướng Nhật Yasuo Fukuda tới một cuộc gặp kín với Chủ tịch Tập tại Bắc Kinh hồi cuối tháng 7. Khi đó, ông Yachi, nhân vật hàng đầu trong Hội đồng an ninh quốc gia mới của Nhật, cũng có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị để truyền tải mong muốn của ông Abe nhằm cải thiện quan hệ song phương. Nhưng phía Trung Quốc vẫn khăng khăng rằng việc Nhật chấp nhận 2 điều kiện mà Bắc Kinh đưa ra là cần thiết cho một cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập và ông Abe. Dù vậy, ông Yachi và ông Dương Khiết Trì vẫn thăm dò khả năng của việc tìm kiếm các điều kiện có thể chấp nhận được cho cả hai bên trước khi tổ chức một cuộc gặp chính thức giữa lãnh đạo hai nước. An Bình Theo Kyodo ====================== Những cuộc họp như thế này chỉ giải quyết được những chuyện vặt. Nếu họp ở Tokyo sẽ tốn rượu Sake và gỏi sống cá hồi nhúng mù tạt (Ngon lém! Hì); nếu họp ở Bắc Kinh sẽ tốn Mao Đài và vịt quay Bắc Kinh (Cũng rất ngon. Hì). Nó giống như cuộc biểu tình ở Hớn Cỏong. Cho dù ông Lương Chấn Anh có từ chức bởi một nguyên nhân nào đó, rất lãng nhách cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì.
    1 like
  4. Khổ quá, thời buổi khó khăn ai cũng thế cháu ạ, tội nghiệp hồi trước chưa có chồng thì háo hức có được tấm chồng nguyện ăn cơm muối dưa cũng vui vẽ hạnh phúc giờ đây có chồng lúc hơi chật vật túng thiếu thì lại đỗ thừa từ khi lấy chồng thì gặp nhiều khó khăn.
    1 like
  5. Bài học Trung Quốc: Cháy nhà hai đầu Lê Hùng (Quan hệ quốc tế) - Liên Xô phải gồng mình để cùng lúc đối đầu với cả phương Tây và Trung Quốc lúc này đã hợp sức với nhau. Nga-Mỹ-Trung Quốc: Nhà cung cấp vũ khí chính cho…IS Xin giới thiệu phần tiếp theo bài nghiên cứu của tác giả Aleksey Volynhets tiêu đề “Mặt trận Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh” đăng trên báo “Bình luận quân sự“ (Nga) ngày 05/7/2014. Phương án tấn công Trung Quốc Kể từ năm 1969, Liên Xô phải duy trì một đội quân mạnh để đối phó với Trung Quốc, và dọc tuyến biên giới hàng trăm km phải xây dựng nhiều hệ thống công sự phòng ngự- cả hai việc đều rất tốn kém. Nhưng chi phí cho an ninh ở Viễn Đông không chỉ gói gọn trong các khoản chi trực tiếp cho quân sự. Khu vực này nối với lãnh thổ còn lại của Liên Xô chỉ bằng một tuyến đường giao thông duy nhất- tuyến đường sắt xuyên Xibiri (Transsib), từ phía đông Chita và Khabarovsk và chạy sát với biên giới với Trung Quốc. Tuyến đường sắt xuyên Xibiri (Transsib) Trong trường hợp có xung đột quân sự, tuyến “Transsib” chắc chắn sẽ không thể đảm bảo giao thông vận tải giữa miền trung Liên Xô với Viễn Đông một cách chắc chắn. Đến năm 1967, giới lãnh đạo Liên Xô nhớ lại tuyến đường Baikal- Amur bắt đầu được xây dựng từ những năm 30 trong thời kỳ xung đột quân sự với Nhật Bản. Đây là tuyến đường sắt nằm sâu trong các rừng taiga và ở phía bắc, cách biên giới (với Trung Quốc) khoảng 300-400 km và khi hữu sự sẽ là một tuyến đường thay thế hoặc cùng với “Transsib” đảm bảo nhiệm vụ vận tải nhưng có ưu thế hơn nhiều so với “Transsib” ở chỗ nó nằm sâu trong hậu phương an toàn. Xây dựng tuyến đường BAM, 1974. Ảnh: Valeri Khristoforv/ Ảnh lưu trữ TASS Sau khi Stalin qua đời, tuyến đường cực kỳ đắt đỏ và phức tạp này đã không được triển khai tiếp. Và chính xung đột với Trung Quốc đã một lần nữa buộc Liên Xô phải bắt tay làm lại từ đầu xây dựng con đường tốn kém và phức tạp trong những cánh rừng taiga và khu vực đóng băng vĩnh viễn. BAM (viết tắt tiếng Nga – Tuyến đường Baikal- Amur) được đáng giá là dự án cơ sở hạ tầng đắt đỏ nhất trong suốt thời kỳ Xô Viết, không ít hơn 80 tỷ đôla theo thời giá hiện nay. Từ cuối những năm 60, Liên Xô phải gồng mình trong cuộc “chiến tranh lạnh” trên cả hai mặt trận – chống lại các quốc gia giàu có và phát triển nhất ở phía Tây là Mỹ và các đồng minh NATO, và chống Trung Quốc, nước đông dân nhất và có một lực lượng Lục quân cũng đông nhất trên thế giới ở phía Đông. Quân số Lục quân Trung Quốc đến những năm 70 đạt đến 3,5 triệu “tay súng” cùng với vài chục triệu dân quân. Các tướng lĩnh Xô Viết buộc phải động não tìm các phương thức tác chiến chiến thuật và chiến dịch để đương đầu với một đối thủ đông quân như vậy. Để có thể đối phó với hàng triệu lính Trung Quốc sử dụng súng AK “hàng nháí”, Liên Xô chỉ có thể dựa vào ưu thế về phương tiện kỹ thuật quân sự. Bộ đội xe tăng của Quân đội Xô Viết,1974. Ảnh: A.Semelak/ Lưu trữ ảnh của TASS Tại các trường bắn ngoại ô Ulan-Ude, các đơn vị của Tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 39 mới được thành lập triển khai luyện tập các phương án phối hợp giữa bộ binh với xe tăng. Đây là Tập đoàn quân sẽ giữ vai trò quyết định trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Năm 1966, Liên Xô đã ký một Hiệp ước hợp tác mới với Mông Cổ. Nếu như trước năm 1945, Mông Cổ quan ngại những đội quân Nhật Bản ở Mãn Châu Lý, thì bây giờ nước này còn lo lắng hơn nữa về khả năng trở mặt không thể lường trước của Trung Quốc. Chính vì thế mà Mông Cổ hoàn toàn sẵn sàng đồng ý cho Quân đội Xô Viết tái bố trí lực lượng trên lãnh thổ của mình. Theo kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Xô Viết thì các sư đoàn bộ binh cơ giới và xe tăng của Tập đoàn quân số 39 đóng tại Mông Cổ trong trường hợp xảy ra chiến tranh sẽ hành quân đúng theo tuyến đường mà Bộ đội Xô Viết đã đi qua để tấn công quân Nhật tháng 8/1945. Chỉ có điều khác là do các phương tiện kỹ thuật mới hiện đại hơn nên tốc độ hành tiến sẽ nhanh hơn và quy mô lực lượng cũng sẽ lớn hơn tháng 8/1945. Còn các đơn vị của Quân khu ngoại Baikal sẽ sử dụng các đòn tấn công bằng xe tăng theo hướng đông nam, vòng qua Bắc Kinh từ hướng nam và tiến thẳng đến bờ biển Hoàng Hải và Vịnh Bột hải. Với một đòn tấn công như vậy, cả một vùng Mãn Châu Lý rộng lớn có công nghiệp phát triển sẽ bị cách ly hoàn toàn khỏi lãnh thổ trung tâm Trung Quốc, cả thủ đô Bắc Kinh cũng sẽ chịu chung số phận. Tuyến bao vây vòng ngoài có thể ở bờ bắc sông Hoàng hà- ưu thế kỹ thuật vượt trội đáng kể của Không quân Xô Viết đảm bảo chắc chắn là các phương tiện kỹ thuật quân sự của Trung Quốc không thể qua được con sông này. Cùng thời gian đó, các đơn vị PLA đang tập trung ở Mãn Châu Lý để tấn công khu Primorie của Liên Xô, sẽ buộc phải từ bỏ ý định tấn công các đơn vị Xô Viết ở biên giới để khẩn cấp cơ động về cứu Bắc Kinh. Phần thắng chắc trong tay Quân đội Xô Viết. Liên Xô cứng rắn Sau những trận chiến và tập trận trên biên giới năm 1969, tình hình có vẻ dịu hơn được một thời gian nhưng căng thẳng trong quan hệ hai nước lại gia tăng khi “Người cầm lái vĩ đại” Mao qua đời ở tuổi 83. Do lo ngại những chấn động chính trị có thể xảy ra trong nước Trung Quốc vốn có quá nhiều điều phụ thuộc vào cá nhân Mao, Liên Xô lại báo động Quân khu Ngoại Baikal và Quân khu Viễn Đông. Nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn lại xuất hiện vào đầu năm 1979, khi Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến quy mô xâm lược Việt Nam (...). Nhưng Việt Nam lúc đó là đồng minh thân cận bậc nhất của Liên Xô ở khu vực Châu Á. Đây là một đồng minh không chỉ đã rất thành công trong cuộc chiến chống Mỹ, mà đối với Matxcova còn là một đồng minh đã rất thành công trong việc “bao vây” Trung Quốc từ phía nam. Sau thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Liên Xô công khai coi Trung Quốc là kẻ thù số một tại khu vực Châu Á. Do lo ngại là trong cuộc chiến mới này Trung Quốc có thể áp đảo Việt Nam, Điện Kremlin đã có phản ứng tức thời và rất cứng rắn. Trên lãnh thổ Mông Cổ, - bàn đạp cực kỳ thuận lợi cho các cuộc tấn công Trung Quốc, Liên Xô bắt đầu các cuộc tập trận quy mô lớn. Đồng thời, các sư đoàn của Quân khu Ngoại Baikal, Quân khu Viễn Đông, Hạm đội Tháí Bình Dương và tất cả các đơn vị tên lửa Xô Viết tại Viễn Đông đều nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu. Một số sư đoàn tăng được tăng cường đến Mông Cổ. Tất cả có tới gần 3.000 tăng được huy động. Tháng 2/1979, Liên Xô thành lập” Bộ Tổng tư lệnh bộ đội Viễn Đông”- bản chất là một Phương diện quân với 2 quân khu trực thuộc là Ngoại Baikal và Viễn Đông. Tại các hầm chỉ huy và tham mưu gần Ulan-Ude, các tướng lĩnh lên kế hoạch tấn công Bắc Kinh bằng xe tăng. Tháng 3/1979, chỉ trong vòng 2 ngày đêm, Không quân vận tải đã vận chuyển một trong những sư đoàn tinh nhuệ nhất của Bộ đội đổ bộ đường không – sư đoàn đổ bộ đường không cận vệ số 196 từ Tula (gần Matxcova) đến Chita (Viễn Đông). Ngay sau đó, Bộ tư lệnh Xô Viết cho máy bay quân sự đổ bộ các đơn vị lính dù cùng các phương thiện kỹ thuật quân sự ngay sát cạnh biên giới Mông Cổ- Trung Quốc. Cũng chỉ trong vòng 2 ngày đêm, mấy trăm chiếc máy bay chiến đấu Xô Viết đang bố trí tại các căn cứ không quân tại Ukraine và Belarus, sau khi vượt cự ly hơn 7.000 km lần lượt hạ cánh xuống các sân bay tại Mông Cổ. Tổng cộng trong cuộc tập trận sát biên giới Trung Quốc lần này, Liên Xô đã huy động gần 1.000 máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Trong thời gian đó, Trung Quốc đặc biệt thua kém Liên Xô về không quân, và lực lượng không quân -phòng không Trung Quốc trên thực tế là không có gì để đối đầu với các hàng nghìn máy bay ném bom hiện đại nhất nói trên. Tổ lái máy bay mang tên lửa, 1977. Ảnh:V.Leonchiev/ Lưu trữ ảnh TASS Cùng thời gian đó, trên biển Biển Đông, sát biên giới Việt- Trung - 50 tàu của Hạm đội Thái Bình Dương cũng nhận lệnh tiến hành tập trận. Các tàu tăng cường cho Hạm đội Thái Bình Dương rời quân cảng Murmansk và Xevastopol. Tại Primorie sát nách Trung Quốc, một cuộc tập trận đổ bộ mang tính cảnh cáo của sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55 cũng được tiến hành. Đến giữa tháng 3/1979 Liên Xô bắt đầu động viên lực lượng dự bị - chỉ trong vài ngày tại các sư đoàn ở Viễn Đông đã tiếp nhận hơn 50.000 “tân binh”. Hơn 20.000 lính dự bị cũng được huy động tại Quân khu Trung Á – quân khu này cũng đang tiến hành các cuộc tập trận phô trương lực lượng sát biên giới với Tân Cương. Mấy ngày sau đó, lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc – Liên Xô đã trưng tập tất cả các xe ô tô vận tải tại các nông trường ở Xibiri và Viễn Đông. Thần kinh của Bắc Kinh không chịu đựng nổi những đòn cân não này - những động thái như vậy theo lôgic quân sự là những động thái cuối cùng trước một cuộc tấn công. Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam. Các cuộc tập trận lớn tháng 3/1979 trên thực tế đã cho phép Liên Xô thắng một cuộc chiến tranh cục bộ mà không phải đổ máu. Nhưng một chiến thắng không đổ máu như vậy cũng phải trả bằng một cái giá hoàn toàn không rẻ. Matxcova tính toán rằng để lại các sư đoàn mới được điều đến biên giới Trung Quốc sẽ đỡ tốn kém hơn là đưa ngược chúng lại phía Tây. Việc bố trí lại vị trí đóng quân chiến lược năm 1979 cũng là dịp Matxcova nhận rõ sự cấp thiết phải hoàn thành BAM để Trung Quốc không có được bất cứ cơ hội nào cắt đứt tuyến giao thông nối Primorie với Trung tâm nước Nga. Tuyến đường BAM được khẩn trương hoàn thành sau 4 năm với những khoản kinh phí cực kỳ tốn kém. Ngoài những khoản chi trực tiếp cho BAM, Liên Xô cũng phải dành những khoản tiền không hề nhỏ để xây dựng và củng cố các khu vực phòng ngự dọc biên giới hàng nghìn km với Trung Quốc từ Kazakhstan đến tận Primorie. Đâm sau lưng ở Afghanistan Cuộc chiến không đổ máu tháng ba với Trung Quốc cũng phải trả giá bằng những hậu quả chính trị lâu dài về sau. Lịch sử cuộc can thiệp Xô Viết tại Afghanistan thường dược xem xét qua lăng kính đối đầu với Mỹ và không mấy ai để ý đến “yếu tố Trung Quốc” trong cuộc chiến tranh lạnh. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy rằng Kabul không phải ngẫu nhiên đề nghị Liên Xô đưa quân vào Afghanistan đúng vào thời điểm tháng 3/1979. Và đến tháng 12/1979, khi Bộ chính trị ĐCS Liên Xô quyết định đưa quân vào Afghanistan – thì một trong những lý do chủ yếu dẫn đến quyết định này cũng chính là nhân tố Trung Quốc. Trung Quốc “phát huy” di sản của Mao và ngày càng xử sự như một trung tâm thay thế Matxcova trong phong trào cánh tả thế giới. Trong những năm 70 Bắc Kinh tìm mọi cách tranh giành ảnh hưởng của Matxcova trong giới lãnh đạo các nước thân phe xã hội chủ nghĩa – từ Campuchia đến Angola, ở các nước mà các phe “Marxist” hoặc là thân Matxcova, hoặc là thân Bắc Kinh tiến hành các cuộc chiến tương tàn với nhau. Chính vì vậy mà vào năm 1979, Matxcova đặc biệt quan ngại - trong cuộc chiến nội bộ giữa “các lực lượng cánh tả” trong giới lãnh đạo Afghanistan lúc ấy, người đứng đầu là Amin đang có biểu hiện ngả vào vòng tay Bắc Kinh. Một đơn vị quân đội Xô Viết trên vùng núi Afganistan 1980. Ảnh V.Viatkin/RIA “Novosti” Về phần mình, Trung Quốc coi việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan tháng 12/1979 là những động thái tiếp tục các cuộc tập trận lớn chống Trung Quốc tháng ba năm đó. Trung Quốc đặc biệt lo sợ trước viễn cảnh chiến dịch của Liên Xô tại Afghanistan là bước chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn chiếm Tân Cương – nơi mà Bắc Kinh đang phải đối mặt với rất nhiều vần đề người Duy Ngô Nhĩ. Không có gì ngạc nhiên khi lô vũ khi đầu tiên mà lực lượng đối lập ở Afghanistan nhận được từ biên ngoài không phải từ Mỹ mà là từ Trung Quốc. Đến thời điểm này, Trung Quốc từ lâu đã coi kẻ thù số một của mình không phải là “Đế quốc Mỹ” nữa mà là Liên Xô. Nếu như Mao, vốn có sở trường kiếm lợi từ các mâu thuẫn và các quan hệ phức tạp trên thế giới, mới chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao với Washington thì Đặng Tiểu Bình đã tiến thêm một bước mới - thiết lập một liên minh thực sự với Mỹ để chống lại Liên Xô. Đến năm 1980, Trung Quốc đã có trong tay một lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới với tổng quân số - có nhiều số liệu khác nhau nhưng đều thống nhất là vào khoảng trên dưới 6 triệu người. Chi phí quân sự của Trung Quốc lúc này chiếm 40% ngân sách quốc gia. Mặc dù vậy, công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc vẫn lạc hậu nhiều so với Liên Xô và các nước NATO về trình độ công nghệ. Để giải quyết khó khăn này, Đặng Tiểu Bình công khai chấp nhận một liên minh chống Liên Xô với Mỹ và Phương Tây để khai thác tối đa những công nghệ quân sự hiện đại của Phương Tây. Phương Tây đáp lại “nguyện vọng” trên của Đặng một cách rất hào phóng – Trung Quốc nhanh chóng nhận được “quy chế kinh tế tối huệ quốc” từ Cộng đồng kinh tế Châu Âu. Trước đó, duy nhất chỉ có Nhật Bản là nước có được quy chế này. Những ưu ái trên nhanh chóng cho phép Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành thành công các cải cách kinh tế tại Trung Quốc. Tháng 1/1980, khi Quân đội Xô Viết đã chiếm đóng Afghanistan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ G.Brown khẩn cấp bay đến Bắc Kinh để gặp giới lãnh đạo Trung Quốc. Hai bên đã thống nhất thiết lập một “tình hữu nghị Trung –Mỹ”, cái mà báo chí Phương Tây gọi là “liên minh Đại bàng và Rồng chống Gấu”. Cùng năm đó, cả Mỹ và Trung Quốc cùng tẩy chay Thế vận hội Matxcova. Mỹ lúc đó do cực kỳ hào hứng khi đã mở được “Mặt trận thứ hai” chống Liên Xô nên cũng đồng thời chuẩn bị một chương trình khổng lồ hiện đại hóa Quân đội Trung Quốc để lực lượng này đủ sức đương đầu với Lực lượng vũ trang Liên Xô. Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ thì để thực hiện được mục tiêu này, PLA cần ít nhất 8.000 xe tăng hiện đại, 10.000 xe vận tải bọc thép, 25.000 xe vận tải hạng nặng, 6.000 tên lửa cho không quân và ít nhất 200 máy bay chiến đấu mới nhất. Trong suốt nửa đầu thập niên 80, Matxcova luôn trong trạng thái căng thẳng đối phó với “Liên minh Đại bàng-Rồng chống Gấu”, và đặc biệt quan ngại khả năng Quân đội 6 triệu người của Trung Quốc được tăng cường trang bị phương tiện kỹ thuật quân sự mới nhờ sự hỗ trợ của Mỹ. Chính vì thế mà giới lãnh đạo Liên Xô quyết tâm không tiếc tiền đẩy mạnh tốc độ xây dựng BAM và đã thở phào nhẹ nhõm khi khánh thành BAM vào năm 1984. Lý do xây dựng BAM thì như chúng ta đã biết. Thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc ,1979. Ảnh : Ira Schwarz / AP Đầu hàng ở Phương Đông Đến đầu những năm 80, để đối phó với Trung Quốc, Liên Xô đã phải duy trì 7 tập đoàn quân binh chủng hợp thành, 5 tập đoàn quân không quân độc lập, 11 sư đoàn tăng và 48 sư đoàn bộ binh cơ giới, 10 lữ đoàn đặc nhiệm và rất nhiều đơn vị độc lập khác, các khu vực phòng ngự trên biên giới và khẩn cấp chế tạo các đoàn tàu bọc thép chuyên dụng tại Mông Cổ. Khối lượng phương tiện kỹ thuật quân sự mà Liên Xô có trong tay để sẵn sàng sử dụng là 14.900 tăng, 1.125 máy bay chiến đấu và gần 1.000 máy bay lên thẳng. Trong trường hợp xay ra chiến tranh, khối lượng vũ khí kỹ thuật đó sẽ vô hiệu hóa ưu thế về quân số của Trung Quốc. Trên mặt trận Xô- Trung, Liên Xô đã huy động tới 1/4 tổng số tăng và 1/3 quân số. Hàng năm, Tập đoàn quân số 39 đều diễn tập các tình huống tấn công, xuất phát từ biên giới Liên Xô- Mông Cổ và nhanh chóng chuyển quân qua lãnh thổ Mông Cổ tới biên giới Trung Quốc và lần tập trận nào của Tập đoàn quân này cũng khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc hốt hoảng. Không phải ngẫu nhiên mà sau đó, yêu cầu hàng đầu và chủ yếu nhất của Bắc Kinh đối với Matxcova là đòi Quân đội Liên Xô phải rút quân khỏi Mông Cổ- tất cả những đòi hỏi về lãnh thổ lúc này đã thành thứ yếu. Tất cả đã thay đổi vào năm 1989, khi M.Gorbachev đơn phương cắt giảm quân đội và rút quân không chỉ khỏi Đức và các nước Đông Âu mà còn từ vùng biên giới Viễn Đông Liên Xô. Liên Xô đã thực hiện tất cả các đòi hỏi của Trung Quốc- cắt giảm đáng kể lực lượng quân đội tại Viễn Đông, rút quân khỏi Afghanistan và Mông Cổ(...). Những người lính Xô Viết cuối cùng rời khỏi Mông Cổ tháng 12/1992, sớm hơn nửa năm so với Đông Đức. Trong những năm đó, Mông Cổ là nước duy nhất chống lại việc rút quân Nga (lúc này đã là Nga) ra khỏi lãnh thổ nước mình – Ulan –Bator quá ngại Trung Quốc. Tháng 6/1992, Bộ Tổng tư lệnh bộ đội Viễn Đông bị giải thể. Phần lớn các đơn vị quân đội tại khu vực và tất cả các khu vực phòng ngự trên dọc tuyến biên giới với Trung Quốc cũng có số phận tương tự - từ Khorgosski, khu vực phòng ngự bảo vệ Alma-Ata, lúc này đã là thủ đô của nước Kazakhstan độc lập, đến tận Vladivostok. Liên Xô đã thua cuộc chiến tranh lạnh không chỉ với Phương Tây, mà còn cả với Phương Đông, mà cụ thể hơn là Trung Quốc. Mối đe dọa nào nguy hiểm hơn, từ Phương Đông hay Phương Tây ? Ảnh : Báo Nga Cảnh giác Đông hay Tây? Tổng thống Nga V.Putin trong trung tuần tháng 9/2014 đã đích thân nắm quyền lãnh đạo Ủy ban công nghiệp- quốc phòng và chỉ thị phải viết lại Học thuyết quân sự mới. Không biết trong học thuyết mới này, mối đe dọa nào sẽ được nhấn mạnh nhất? từ hướng đông hay hướng tây? Các chuyên gia quân sự Nga đang sôi nổi tranh luận chủ đề này. Trước đó, có 2 sự kiện khác đáng chú ý: 1. Ngày 04/7/2014, Tổng thống Nga V.Putin phát lệnh khởi công xây dựng tuyến đường BAM-2 . Ông nhấn mạnh: “BAM không những có ý nghĩa quân sự- chiến lược mà còn mang ý nghĩa kinh tế …. Bắt đầu từ giữa những năm 2000, BAM cực kỳ cần thiết đối với Nga cả về chiến lược- quân sự lẫn kinh tế” . 2. Nga tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn tại Quân khu Viễn Đông “Vostok-2014” từ Andyra đến Vladivostok. Tổng số có tới 155.000 quân nhân, 1.500 xe tăng, 632 máy bay và máy bay lên thẳng , 84 tàu chiến và đảm bảo, 8.000 đơn vị vũ khí và các trang thiết bị quân sự đã được huy động (số liệu X.Shoigu báo cáó V.Putin ngày 26/9). Đây được coi là cuộc tập trận quy mô lớn nhất kể từ thời Liên Xô, chính xác hơn là từ năm 1979.
    1 like
  6. Bài học Trung Quốc: Bắc Kinh run sợ Lê Hùng (Tin tức 24h) - Căng thẳng tiếp diễn đã bùng phát thành xung đột quân sự và Liên Xô đã có lúc khiến Trung Quốc phải run sợ. Trung Quốc đang tăng tốc cướp đoạt biển Đông Năm 1968, chiến dịch chuyển quân từ phía tây sang phía đông của Liên Xô mới bắt đầu đã tạm thời bị hoãn lại. Lý do: phần lớn lực lượng quân sự Liên Xô đã được huy động để xâm nhập Tiệp Khắc. Nhưng cuộc xâm nhập gần như không có tiếng súng ở Praha đã phải trả giá bằng những vụ nổ súng quy mô lớn ở biên giới với Trung Quốc. Mao phản ứng rất quyết liệt trước việc Matxcova đã dùng xe tăng để hạ bệ một nhà lãnh đạo cứng đầu ở một nước xã hội chủ nghĩa láng giềng và thay bằng một nhân vật thân và thần phục Liên Xô. Không những thế, đối thủ chính trị chính của Mao trong cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng là Văn Minh lúc này đang nhởn nhơ ở Matxcova. Tình hình nội bộ Trung Quốc và trong ĐCS Trung Quốc lúc ấy cũng rất không ổn định sau khủng hoảng của phong trào “Đại nhảy vọt” thể hiện qua sự lộng hành của Hồng Vệ Binh và cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng. Trong bối cảnh như vậy, Mao cho rằng Matxcova có tất cả các cơ hội để “diễn lại” tại Bắc Kinh những gì đã làm ở Praha. Nhà lãnh đạo Trung Quốc này quyết định phải ra tay trước và ráo riết chuẩn bị cho một cuộc xung đột quân sự công khai với Liên Xô. Đầu tháng 3/1969 tại khu vực đảo Damanski, Trung Quốc đã chủ động gây ra một cuộc xung đột biên giới, - sự việc không dừng lại ở các vụ chạm súng lẻ tẻ mà là các cuộc tấn công bằng xe tăng và cả nã pháo hạng nặng vào đối phương. Mao tận dụng vụ này để kích động tâm lý bài Nga và ban bố tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Dĩ nhiên, Mao cũng không có ý định tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhưng chính lệnh tổng động viên trên thực tế đã giúp Mao củng cố chắc chắn quyền lực trong tay mình. Lính Trung Quốc đang cố đột nhập đảo Damanski, 1969. Ảnh: RIA “Novosti” Các trận đánh trên đảo Damanski cũng gây nên những phản ứng không kém phần kích động từ phía Kremlin. L.Breznhev và các cộng sự thân cận coi Mao là một kẻ cuồng tín điên dại và có thể có những hành động phiêu lưu không thể lường trước. Nhưng bên cạnh đó, Matxcova cũng hiểu rằng – Trung Quốc và Quân đội Trung Quốc thực sự là một đối thủ quân sự đáng gờm. Từ năm 1964 Trung Quốc đã sở hữu bom nguyên tử, còn Mao cũng đã công khai tuyên bố là Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân thế giới. V.Kriuchkov, cựu chủ tịch KGB, trong những năm đó là phó của Iu.Andropov (Chủ tịch KGB), trong các hồi ký của mình có viết rằng - chính năm 1969, Điện Kremlin đã hoảng loạn thực sự khi nhận được thông tin qua các kênh điệp báo về việc vũ khí nguyên tử của Trung Quốc đã được bí mật chuyển đến Rumani. Trong những năm đó, thủ lĩnh ĐCS Rumani Nicolae Ceauşescu cũng đang công khai đối đầu với Matxcova, còn Mao thì đang làm mọi cách để trở thành lãnh tụ của phong trào cộng sản toàn thế giới, làm “người chiến sỹ thực sự” đấu tranh cho cuộc cách mạng toàn thế giới, thế chỗ cho “bọn xét lại” Kremlin. Thông tin về việc bom nguyên tử Trung Quốc có mặt tại Rumani không được xác nhận, nhưng nó cũng làm đứt không ít dây thần kinh của L.Breznhev- đã có lúc Matxcova tính đến khả năng đánh đòn ném bom phủ đầu các mục tiêu hạt nhân của Trung Quốc. Cùng lúc đó, tại Albani cũng đã xuất hiện vũ khí hóa học của Trung Quốc – như đã biết, Bắc Kinh tìm mọi cách ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa bất đồng với Liên Xô. Do cuộc chiến tranh cân não này mà gần 2 tháng liền, các chuyến tàu dân sự không còn đi lại trên tuyến đường sắt xuyên Xibiri nữa. Thay vào đó, từ tháng 5-6 năm 1969, từ miền trung Liên Xô đã có hàng trăm toa tàu chở hàng quân sự được đưa đến phía đông. Bộ Quốc phòng Xô Viết phát lệnh tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, huy động các bộ tham mưu và các đơn vị của Quân khu Viễn Đông, Quân khu Ngoại Baikal, Quân khu Xibirri và Quân khu Trung Á. Từ tháng 5/1969, Liên Xô bắt đầu động viên quân dự bị để bổ sung cho các đơn vị được điều sang Viễn Đông. Các sư đoàn Xô Viết được điều thẳng đến biên giới Trung Quốc. Các chương trình phát thanh của các đài Trung Quốc bằng tiếng Nga liên tục phát đi các tuyên bố là Trung Quốc không sợ bọn “SS đỏ”. Các tướng lĩnh Trung Quốc hiểu rõ rằng nếu muốn thì Liên Xô hoàn toàn có thể lặp lại những gì họ đã làm với đội quân Quan Đông của Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc trước đây. Kremlin dù cũng hiểu là các sư đoàn Xô Viết tập trung trên biên giới với Trung Quốc có thừa khả năng làm lại những gì đã làm trong tháng 8/1945 (đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản), nhưng đồng thời cũng không nghi ngờ gì về việc là sau những chiến thắng ban đầu, chiến tranh sẽ rơi vào một ngõ cụt chiến lược - Liên Xô sẽ sa lầy trong một cuộc chiến với một nước Trung Quốc hàng trăm triệu người. Cả hai bên đều ráo riết chuẩn bị cho chiến tranh tuy đều rất sợ nhau. Tháng 8/1969, đã xảy ra các vụ chạm súng giữa Bộ đội biên phòng Liên Xô với lính Trung Quốc trên khu vực biên giới khu vực hồ Zalanashkol - Kazakhstan với Trung Quốc. Cả hai bên đều có người chết và bị thương. Binh lính Trung Quốc tham gia cuốc tấn công lính biên phòng Liên Xô tại khu vực biên giới hồ Zalanashkol, 1969. Ảnh: RIA “Novosti” Đến mùa thu năm 1969, tình hình căng thẳng tạm thời được tháo ngòi nổ khi chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Cosynghin bay đến Bắc Kinh để đàm phán. Tuy nhiên, sự đối đầu quân sự- chính trị giữa hai bên vẫn tiếp tục, dù nguy cơ một cuộc chiến tranh lớn đã tạm qua. Trên biên giới giữa hai nước trong những năm tiếp theo vẫn có những cuộc đấu súng và đụng độ, đôi khi sử dụng cả xe thiết giáp và máy bay lên thẳng. Đón đọc Bài học Trung Quốc: Phần cuối – Cháy nhà hai đầu
    1 like
  7. Thưa quý vị và anh chị em. Loạt bài sau đây trên Đất Việt, có giá trị nghiên cứu lịch sử. Co thể nó chưa được chi tiết và những vấn đề gọi là "tài liệu mật chưa giải mật". Nhưng với dân Lý học thì những hiện tượng và vấn đề được nêu ra quả là những tư liệu rất xa xỉ và dư thừa để có thể phân tích, suy luận bản chất thật của mọi vấn đề liên quan nếu quan tâm. ================ Bài học Trung Quốc: Thời kỳ trăng mật Lê Hùng (Tin tức 24h) - Xin giới thiệu bài nghiên cứu của tác giả Aleksey Volynhets tiêu đề “Mặt trận Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh” đăng trên báo “Bình luận quân sự“ (Nga) ngày 05/7/2014. Nga-Trung: Quan hệ đồng minh hay “đối tác thực dụng”? Mỹ phủ đầu Nga-Trung bằng ngoại giao 'pháo hạm'? “Khi nói đến thuật ngữ “chiến tranh lạnh” mọi người đều nghĩ ngay đến cuộc đối đầu Xô- Mỹ. Không nhiều người để ý tới một thực tế là trong phần lớn thời gian của cuộc “chiến tranh” này, Liên Xô cùng một lúc phải đối đầu trên cả hai mặt trận – không chỉ với Phương Tây tư bản mà với cả Trung Quốc xã hội chủ nghĩa ở phía đông. Thời kỳ “trăng mật” của quan hệ Xô- Trung Người Nga và người Hán mãi mãi là anh em! Năm 1953, khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Liên Xô để lại một lực lượng quân sự hùng hậu tại một khu vực then chốt của Trung Quốc là bán đảo Quan Đông. Chỉ riêng tại cảng Artur đã có tới 7 sư đoàn của Tập đoàn quân số 9. Còn tại vùng Viễn Đông của Liên Xô vào đầu những năm 50 có tới 5 sư đoàn tăng, 30 quân đoàn bộ binh và một quân đoàn đổ bộ đường không (quân số bằng quân số của toàn Binh chủng bộ đội đổ bộ đường không Nga hiện nay). Ý đồ chiến lược của việc bố trí một lực lượng mạnh như vậy tại khu vực này – ngoài việc làm đối trọng với quân Mỹ đang đóng tại Nhật Bản và Nam Triều Tiên, còn một lý do rất quan trọng nữa - để đảm bảo chắc chắn sự trung thành của đồng minh Trung Quốc lúc đó. N.Khrushov, trong cơn say men tình hữu nghị với Mao Trạch Đông đã làm điều mà các tướng lĩnh Nhật trước đó không làm được là tự tay “đập tan” cụm quân Vùng Viễn Đông của Liên Xô. Năm 1954, N.Khrushov trao trả cảng Artur và Dalnhi cho Trung Quốc - mặc dù trong chiến tranh Triều Tiên, do sợ Mỹ nên chính Trung Quốc đã yêu cầu Liên Xô duy trì các căn cứ quân sự của mình ở khu vực trên. Cảng Artur, 1945. Ảnh: Lưu trữ của TASS Trong các năm 1955-1957, Lực lượng vũ trang Xô Viết bị cắt giảm 2 triệu người, đặc biệt là tại các quân khu giáp Trung Quốc, N.Khrushev cho rằng Liên Xô không cần phải bố trí quân ở khu vực biên giới với Trung Quốc nữa. Song song với việc cắt giảm quân số, Liên Xô cũng chuyển quân từ khu vực Viễn Đông sang phía tây. Tập đoàn quân xe tăng số 6 (từng chiếm Viena và giải phóng Praha) chuyển từ khu ngoại Baikal sang Ukraine. Tập đoàn quân số 25 (đóng quân tại khu vực tiếp giáp biên giới Triều Tiên – Liên Xô - Trung Quốc) bị giải thể. N.Khrushov còn định tiến hành một đợt giảm quân quy mô lớn nữa vào đầu những năm 60, nhưng do quan hệ Xô- Trung lúc này đã xấu đi rõ rệt nên ý định này đã không thực hiện được. Quan hệ giữa Matxcova và Bắc Kinh dưới thời Khrushev thay đổi hết sức nhanh chóng. Chúng ta không đi sâu vào phân tích các chi tiết của sự chia rẽ Xô- Trung, chỉ dừng lại ở việc trình bày một cách ngắn gọn những diễn biến của các sự kiện dẫn tới những thay đổi chóng mặt – từ hợp tác quân sự chuyển sang một cuộc chiến tranh gần như công khai giữa hai cường quốc xã hội chủ nghĩa. Vào năm 1957, Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật quân sự, theo đó Liên Xô gần như “tặng không” cho Trung Quốc tài liệu kỹ thuật chế tạo bom nguyên tử. Chỉ 2 năm sau đó “đồng chí” (nguyên văn-ND) Khrushev đã tìm cách dừng việc thực hiện thỏa thuận trên, một năm sau đó nữa đã triệu hồi tất các cố vấn quân sự và chuyên gia kỹ thuật về nước một cách thiếu suy nghĩ và vội vã. Đến năm 1960, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã kịp xây dựng hàng trăm xí nghiệp công nghiệp quân sự. Matxcova cung cấp một số lượng vũ khí hiện đại đủ trang bị cho 60 sư đoàn PLA. Đến giữa những năm 60 quan hệ giữa Matxcova với Bắc Kinh ngày càng xấu đi, nhưng lúc đó vẫn mới chỉ dừng lại ở mức độ tranh cãi ngoại giao và trận chiến trên hệ tư tưởng. Ngay từ tháng 7/1960 các phái đoàn Trung Quốc từ các tỉnh láng giềng với Liên Xô đã công khai không thèm nhận lời mời của phía Liên Xô dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập thành phố Vladivostok. Để Mao không phải ngượng khi đấu khẩu với Kremlin, đến hết năm 1964, Trung Quốc đã trả hết các khoản nợ vay từ thời Stalin lẫn thời Khrushov- gần 1,5 tỷ rúp chuyển đổi, tức tương đương với 100 tỷ đôla theo thời giá hiện nay. Những nỗ lực của Cosyghin (chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô) và L.Breznhev (Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô) nhằm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc sau khi hạ bệ Khrushev đều không thành. Tháng 5/1965 phái đoàn quân sự Trung Quốc đến Matxcova để tham dự lễ kỷ niệm ngày chiến thắng 09/5 là phái đoàn quân sự cuối cùng của Trung Quốc hiện diện tại Liên Xô. Chiếc tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu liên doanh Xô- Trung tại thành phố Dalnhi (nay là Đại Lâm) ,1954. Ảnh:RIA “Novosti” Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Liên Xô trong giai đoạn 1960-1967 giảm gần 16 lần. Đến những năm 70 thì quan hệ kinh tế gần như bị căt đứt hoàn toàn. Nên nhớ rằng, trong những năm 50, Liên Xô chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại đối ngoại của Trung Quốc – khi ấy còn chưa trở thành “công xưởng thế giới”. Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ lớn và có lãi các sản phẩm công nghiệp Xô Viết. Xung đột với Trung Quốc đã giáng một đòn rất mạnh vào nền kinh tế Xô Viết. Tiến trình cắt đứt mối quan hệ song phương đi đến hồi kết khi ĐCS Trung Quốc từ chối lời mời tham dự Đại hội XXIII của ĐCS Liên Xô, - quyết định này được công bố công khai trong bức thư của Trung ương ĐCS Trung Quốc ngày 22/3/1966. Cũng trong năm đó, toàn bộ các sỹ quan Trung Quốc đang học tại các Học viện quân sự của Liên Xô rút về nước. Xung đột ngấm ngầm đã trở thành công khai. Đón đọc tiếp Phần 2: Mây đen bao phủ ================ Bài học Trung Quốc: Mây đen bao phủ biên giới Lê Hùng (Tin tức 24h) - Những bất đồng về hệ tư tưởng giữa Liên Xô và Trung Quốc lại “được đổ thêm dầu vào lửa” bằng các bất đồng trong việc phân định biên giới. Hải quân Liên Xô từng bị tàn phá dưới thời Khrusov Thực hiện các chỉ thị từ Bắc Kinh, dân Trung Quốc tìm đủ cách làm thay đổi đường biên giới nhằm “mở rộng lãnh thổ”. Xung đột biên giới lần đầu xảy ra vào mùa hè năm 1960 trên phía tây đường biên giới Xô - Trung, khu vực đèo Buz-Aigyr trên lãnh thổ Cộng hòa Kyrgystan. Vào thời gian đó, các vụ đụng độ thường chưa biến thành xung đột vũ trang và mới chỉ dừng ở mức người Trung Quốc trắng trợn vi phạm đường “biên giới được phân định một cách không công bằng” – dĩ nhiên là theo quan điểm của phía Trung Quốc. Nhưng tình hình căng thẳng ngày càng leo thang. Nếu như trong suốt cả năm 1960 mới chỉ ghi nhận được gần 100 vụ việc vi phạm biên giới thì trong năm 1962, con số trên đã là 5.000. Từ năm 1964 đến năm 1968 chỉ riêng khu vực biên giới của Quân khu biên phòng Thái Bình Dương đã có tới hơn 6.000 vụ lính và dân Trung Quốc trắng trợn vi phạm đường biên giới. Đến giữa những năm 60, Kremlin nhận thức được rằng, đường biên giới trên bộ dài nhất thế giới với Trung Quốc – gần 10.000 km, kể cả “vùng đệm” là Mông Cổ - bây giờ đã không chỉ không còn là “đường biên giới hữu nghị” mà trên thực tế là hoàn toàn trống trải trước một quốc gia đông dân nhất thế giới và có một lực lượng lục quân cũng đông nhất trên thế giới. Lực lượng vũ trang Trung Quốc tuy trang bị kém hơn Quân đội Liên Xô hoặc Quân đội Mỹ nhưng không phải là yếu. Do đã có những đúc rút cụ thể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên mới xảy ra trước đó, nên lúc này cả các chuyên gia quân sự của cả Matxcova lẫn Washington đều đánh giá Quân đội Trung Quốc một cách nghiêm túc hơn. Nhưng Mỹ cách Trung Quốc cả một đại dương, còn Matxcova trong bối cảnh này phải “một đối một” trong cuộc đối đầu với nước láng giềng vốn là đồng minh cũ. Trong khi Liên Xô rút và giảm quân ở Vùng Viễn Đông, Trung Quốc lại làm ngược lại- điều động thêm lực lượng đến khu vực Mãn Châu Lý giáp biên giới với Liên Xô. Chính tại khu vực này, vào năm 1957, Trung Quốc bắt đầu bố trí các “cựu chí nguyện quân Trung Quốc” rút về từ Triều Tiên. Chỉ dọc 2 con sông Amur và Ussuri Chính quyền Trung Quốc đã bố trí tới 100.000 cựu quân nhân. Trước những diễn biến trên, Liên Xô bắt buộc phải tăng cường đáng kể việc bảo vệ biên giới vùng Viễn Đông của mình. Ngày 4/2/1967 Trung ương ĐCS Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra sắc lệnh: “Về tăng cường bảo vệ biên giới với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Tại khu vực Viễn Đông Liên Xô đã thành lập mới Khu biên phòng độc lập ngoại Baikal và xây dựng 126 đồn biên phòng, trên biên giới với Trung Quốc đã xây nhiều con đường mới, các công sự - công trình quốc phòng, các khu vực phòng thủ cùng một hệ thống tín hiệu báo động. Nếu như trước khi xảy ra xung đột mật độ lính biên phòng Liên Xô tại khu vực biên giới với Trung Quốc là ít hơn 1 người/01 km biên giới thì đến năm 1969, tỷ lệ này là 4 chiến sỹ biên phòng /01 km. Một đội lính tuần tra biên phòng Liên Xô trên biên giới với Trung Quốc, 1969 .Ảnh: Lưu trữ ảnh TASS Tuy nhiên có một thực tế là dù có được tăng cường mạnh như vậy thì Bộ đội biên phòng Liên Xô cũng không thể bảo vệ biên giới trong trường hợp có một cuộc xung đột quy mô lớn. Đến thời gian đó, chính quyền Trung Quốc đã điều từ sâu trong nội địa đến khu vực biên giới thêm 22 sư đoàn nữa. Tổng quân số Trung Quốc ở khu vực giáp biên giới với Liên Xô lên tới 400.000 người. Tại khu vực Mãn Châu Lý, Trung Quốc đã xây dựng một cơ sở hạ tầng quân sự rất mạnh gồm: các khu vực công trình phòng thủ, hầm trú ẩn, hệ thống đường sắt và các sân bay quân sự. Đến cuối những năm 60, cụm quân phía Bắc của PLA đã có trong biên chế 9 tập đoàn quân binh chủng hợp thành (44 sư đoàn, trong đó có 11 sư đoàn bộ binh cơ giới), hơn 4.000 xe tăng và 10.000 khẩu pháo. Ngoài bộ đội thường trực, Trung Quốc còn có thể nhanh chóng huy động dân quân với tổng quân số tương đương với 30 sư đoàn bộ binh. Nếu xảy chiến sự thì về phía Liên Xô chỉ có trong tay 20 sư đoàn cơ giới hóa của Quân khu Ngoại Baikal và Quân khu Viễn Đông, nhưng tất cả các đơn vị của Quân khu Viễn Đông trong suốt 10 năm tính đến thời điểm đó được xếp loại là các đơn vị hậu phương và được trang bị vũ khí và trang bị kỹ thuật theo nguyên tắc “còn gì cấp nấy” (đó là chưa kể đến trình độ huấn luyện). Tất cả các đơn vị tăng của Quân khu Ngoại Baikal dưới thời Khrushev hoặc bị giải thể hoặc được điều chuyển sang phía Tây dải Ural (vùng lãnh thổ Châu Âu để đối đầu với NATO –ND). Một trong 2 sư đoàn tăng của Quân khu Viễn Đông cũng chịu số phận tương tự. Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô đã xây dựng tại khu vực Viễn Đông và Ngoại Baikal nhiều công trình phòng thủ kiên cố đề phòng trường hợp xảy ra chiến tranh với Nhật Bản. Sau năm 1945, những tuyến phòng thủ này bị quên lãng và đến thời Khrushev thì bị bỏ hoang hoàn toàn. Từ giữa những năm 60, giới lãnh đạo Xô Viết buộc phải khẩn cấp khôi phục lại các tuyến phòng thủ này và điều từ phía Tây sang Viễn Đông các xe tăng đang niêm cất và bảo quản tại các kho từ cuối chiến tranh thế giới lần thư hai – chúng không còn thích hợp để chống lại các xe tăng hiện đại của Mỹ, phần lớn động cơ của chúng đã hết tuổi thọ, - chúng không thể tham gia tấn công, nhưng dù sao cũng có thể sử dụng để đánh trả các đợt tấn công theo chiến thuật biển người của Lục quân Trung Quốc. Kì trước: Đón đọc Phần 3: Bắc Kinh run sợ
    1 like
  8. Cũng xin chúc mừng anh Thiên sứ đã ra mắt cuốn Minh triết Việt trong văn minh phương Đông. Tôi nghĩ là giữa những người nghiên cứu nghiêm túc dù khác cách làm nhưng rồi sẽ đi đến điểm chung. Ví dụ ở cuối cuốn sách của anh có bàn về bức tranh Đông Hồ Trê cóc kiện nhau. Tôi cũng đã từng có bài viết về bức tranh này và cũng dùng nó làm trang cuối cho sách của mình. NÒNG NỌC ĐỨT ĐUÔI Trong kho tàng truyện Nôm Trê cóc kiện nhau là câu chuyện ngụ ngôn đầy ý nghĩa. Cóc sống trên bờ, đến kỳ sinh nở đẻ xuống ao, nở ra nòng nọc. Cá Trê thấy thế dẫn về làm con mình. Cóc phát đơn kiện đòi con nhưng quan trên về tra xét, thấy lũ nòng nọc con bơi dưới nước giống như Trê, nên xử Cóc thua. Oan khuất tày đình. May nhờ có thầy Nhái bén “tư vấn”, đợi đến khi nòng nọc đứt đuôi, nhảy lên bờ thì cả nhà Cóc lại đoàn tụ. Cóc thắng kiện. Bức tranh dân gian Đông Hồ đã diễn tả rất sinh động câu chuyện này. Hình ảnh chú Cóc hai tay giơ trên đầu dâng đơn kiện lên quan “thái thú” cá chép. Xung quanh toàn là họ hàng nhà tôm cá, không có lấy một chú ếch nhái nào. Nòng nọc thì đang còn đuôi, bơi bên cá Trê. Xét xử như vậy những tưởng Cóc sẽ thua. Nhưng Cóc vẫn hùng hồn tuyên bố (chữ trên tranh): Giỏ ai quai nấy rành rành Giương vây thích ngạnh tranh hành chẳng xong. Sự thật cuối cùng sẽ trở về đúng chỗ của nó dù xung quanh có huyên náo như thế nào. Câu chuyện này còn có chứa thâm ý gì? Bức tranh Đông Hồ Thầy đồ cóc cho biết con cóc vốn là “thầy đồ”, là người đã sản sinh ra văn tự, chính là đàn “nòng nọc” đầu to chữ khoa đẩu xưa. Thầy đồ cóc là biểu tượng của văn hóa Việt. “Con cóc là cậu ông trời”, chỉ nghiến răng cũng đã làm Trời phải sợ. Cóc quen vui thú bờ hồ, Khi ra đài các, khi vô cung đình. Chú Cóc Việt đơn giản nhưng thật cao quí, đầy hãnh diện. Đàn chữ khoa đẩu nòng nọc của nền văn hóa Việt sinh ra ở dưới nước, bị cá Trê cướp đoạt mất. Nước (thủy) trong Dịch học là tượng trưng của phương Bắc ngày nay. Con cá Trê đen nhẻm, chuyên rúc bùn ao là hình ảnh của hắc tặc – giặc phương Bắc. Hán tộc đã cướp không đàn chữ “nòng nọc” của người Việt, gọi thành “chữ Hán”. Cuộc kiện tụng ngàn năm xem “cái chữ” thuộc về ai bắt đầu. Quan tòa xét xử như trong bức tranh đều là họ hàng tôm cá cả. Một mình chú Cóc Việt đâm đơn, đòi lại chân lý, đòi lại công bằng. “Chữ Hán” là của người Việt. Cái điều tưởng như vô lý, “thế giới” ai ai cũng cười nhạo này rồi cuối cùng cũng trở về đúng vị trí của nó. Hãy nghe lời Cóc mắng Trê trên công đường: Trê kia chớ có huyên hoa, Hùm dầu có cánh ta đà chẳng ghê. Quả tình nào có hồ nghi, Ra điều bán dạ lâm trì khó coi. Phù sinh mấy kiếp ở đời, Làm cho rắn cắn được voi còn chầy. Chỉ nghề dạy khỉ leo cây, Xui nguyên dục bị, chỉ hay bày trò. Ai ngờ xã thử thành hồ, Chỉ điều cậy thế làm cho hại người. Biết rằng hươu chết tay ai, Mỏ chim, nanh chuột tranh hơi còn nhiều. Đoạn này truyện Nôm dùng toàn thành ngữ: “hùm dầu có cánh”, “bán dạ lâm trì” “rắn cắn voi”, “dạy khỉ leo cây”, “xã thử thành hồ”, “hươu chết tay ai”… Chửi rất hay và rất đúng. “Thầy đồ cóc” có khác, rất lắm chữ. Cái lý ở đời không thể nào đổi trắng thay đen được, không thể dùng quyền thế mà lấn át sự thật. Và cái sự kiện tụng ở đây đã không chỉ còn dừng lại ở phân xử chữ Nho là của ai nữa. Điển tích “săn hươu” là chỉ “thiên hạ”. “Thiên hạ” Trung Hoa thực sự là của ai? Đầu năm Nhâm Thìn đã tìm thấy chữ Lạc Việt khắc trên đá ở Bình Quả – Quảng Tây, với niên đại vào thời kí đỉnh cao của ‘văn hóa xẻng đá lớn’ cách đây 4000 – 6000 năm. Nòng nọc khoa đẩu cuối cùng cũng đứt đuôi để lên bờ, trở về với cha ông Cóc của mình. Lời “tiên tri” trong câu chuyện Trê cóc đã thành sự thực. Đáng nói là loại chữ Lạc Việt cổ này có sớm hơn chữ giáp cốt nhà Thương tới 1000 năm và “chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ”. Nói vậy tức là chữ Lạc Việt là chính là tiền thân của chữ giáp cốt đời Ân Thương được tìm thấy Ân Khư. Nhà Thương là một triều đại dùng chữ Việt, tức là triều đại của người Việt. Con chữ, cái nền tảng của văn minh đã được phát hiện. Chân lý này thật “nhái bén”: sự thật không cần kiện mà vẫn thắng. Đã đến lúc phải trả lại “nòng nọc” cho “cóc”. Không phải chỉ trả chữ Nho cho người Việt mà còn phải trả cả văn hóa lịch sử Trung Hoa cổ đại về đúng quê cha đất tổ Việt Nam.
    1 like
  9. Chào bạn, 1. Công việc năm nay gặp trắc trở, bị điều chuyển là đúng, tuy nhiên, cũng đừng có quá bi quan mà hãy cứ làm tốt công việc hiện tại. Trải nghiệm ở nhiều vị trí công việc cũng có cái hay cho mình sau này. Sang năm vận của bạn sẽ khá hơn nên đừng có vội nản. Tương lai của bạn, từ năm sau trở đi sẽ khả quan hơn. vì bản thân bạn bao giờ cũng "Vạn sự khởi đầu nan" nên phải dày công và kiên trì. 2. Năm 29 tuổi (2 năm nữa) bạn lập gia đình, lấy người da trắng, mập, cùng tuổi nhưng hơn ngày tháng sinh thì tốt hơn. Huyencodieuly
    1 like