• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/10/2014 in Bài viết

  1. Cảm ơn Lan Anh có lời khích lệ. Tặng Lan Anh bài viết này nha - nhân danh lý học Đông phương thuộc về nền văn hiến Việt - Và vấn đề này đã được đặt ra ngay trong topic này, Hãy suy ngẫm. CON GÀ HAY QUẢ TRỨNG CÓ TRƯỚC? I. "Quả trứng" là một khái niệm tổng hợp của tất cả những yếu tố ban đầu sinh ra một sinh vật sau đó. Suy cho cùng cả con người. Nhưng khái niệm "con gà" lại để chỉ một giống cụ thể trong hệ thống loài lông vũ. I.1. Do đó, nếu chúng ta đặt vấn đề: "quả trứng" sinh ra cái gì? Thì với cách đặt vấn đề này rõ ràng quả trứng là một biểu tượng của mọi tập hợp các sinh vật sinh ra từ quả trứng, tất nhiên trong đó có "con gà". Nói theo "nghịch lý toán học Cantor" thì quả trứng là tập hợp bao trùm tất cả các phần tử sinh vật mà quả trứng sinh ra. Nói theo lý học trên cơ sở vấn đề đặt ra thì biểu tượng quả trứng có trước thuộc Dương, những sinh vật sinh ra từ quả trứng thuộc Âm. Vậy quả trứng phải có trước, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" của Lý học Đông phương. I.2. Để bảo đảm tính khách quan cùng với cách biện luận này, chúng ta lại đặt vấn đề: "con gà sinh ra cái gì?". Rõ ràng nó sinh ra "quả trứng" gà (Chứ không thể gọi là quả trứng nói chung được). Như vậy con gà có trước thuộc Dương và cũng theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" thì con gà phải có trước, so với "quả trứng gà" mà nó sinh ra. * So sánh hai giả thuyết được đặt ra thì rõ ràng con gà đẻ quả trứng là nguyên lý cục bộ: "con gà đẻ ra quả trứng gà". Còn với giả thuyết thứ nhất thì quả trứng là một biểu tượng của một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi phần tử trong tập hợp "quả trứng", là tất cả mọi sinh vật sinh ra từ quả trứng, trong đó có "con gà". Như vậy trong trường hợp này thì "quả trứng" luôn luôn có trước. Do đó, với câu hỏi "Con gà hay quả trứng có trước?" thì vấn đề đã trả lời xong, trên cơ sở "nghịch lý Cantor". Và lý thuyết toán học này - vốn chưa được "khoa học công nhận" - thì thuyết ADNh , nhân danh nền văn hiến Việt đã được ứng dụng từ rất lâu rồi (tôi đã chứng minh trên diễn đàn). II. Nhưng nếu vấn đề đặt ra cụ thể hơn: "Con gà hay quả trứng gà có trước?" thì cũng trên cơ sở Lý học Đông phương về tính chính danh thể hiện một cách đơn giản, là: khái niệm con gà bắt đầu từ bao giờ trong quá trình phát triển của tự nhiên từ những sinh vật không phải là "gà" để trở thành các loài gà như hiện nay, gồm gà Tây, gà tre, gà ta....vv....? Như vậy, trong qúa trình tiến hóa, con vật đầu tiên là tổ tiên của loài "gà" hiện nay - nếu "khảo cổ" phát hiện được - thì rõ ràng nó không được dùng để chỉ sinh vật đã sinh ra quả trứng và quả trứng đó nở ra con gọi theo một khái niệm quy ước là "gà". Tức là quả trứng do một sinh vật chưa được gọi là "gà" trước khi có khái niệm quy ước về con 'gà" không thể gọi là quả trứng gà. Do đó, quả trứng cũng luôn có trước, ngay trong câu hỏi này. Vấn đề "quả trứng hay con gà có trước", khiến tranh luận sôi nổi từ Đông sang Tây, thực chất là do con người trong giới hạn 100 năm cuộc đời và cái tư duy cục bộ nhận thức trong giới hạn đó thì không thể trả lời được. Vì khi sinh ra đã có con gà và quả trứng gà tuần hoàn trong nhận thức của 100 năm cuộc đời. Bởi vậy, Lý học Việt luôn đặt vấn đề từ một cái nhìn tổng quát rồi suy ra hiện tượng, hoặc khi nhận thấy hiện tượng thì phải đặt nó như một phần tử trong một tập hợp và suy ra bản chất của tập hợp đó. Bát quái, ngũ hành chính là những khái niệm và ký hiệu mô tả tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ được phân loại trong tập hợp của nó.
    7 likes
  2. Không có gì! Vấn đề tiếp theo là đa phần con người - do thói quen nhận thức - nên đã nhầm lần giữa tính quy ước về khái niệm phản ánh thực tại (Danh từ) và một thực tại được mô tả qua danh từ khái niệm về nó. Bởi vậy, tôi đã nói tới một tiền để cho tất cả những tri thức toán học với hàng tỷ khái niệm chồng chất trong qua trình phát triển của toán học, là khái niệm điểm, vốn không có định lượng. Đấy cũng chính là quả trứng có trước cho toàn thể vũ trụ này. Một thí dụ nữa cho sự luẩn quẩn của nhận thức (Tính chấp theo ngôn ngữ Phật giáo) là: 1/ Thời gian là một khái niệm quy ước. Nó vốn không có thật. 2/ Không gian ba chiều và một chiều thời gian là khái niệm quy ước để mô tả những trạng thái vận động. Nên những cái gọi là giả thuyết về không gian nhiều chiều ...vv...nên tặng giải Ig Nobel.
    4 likes
  3. Theo Luận tuổi Lạc việt của thầy Thiên sứ và Tham khảo mấy trăm trang của Topic này thì mình trả lời bạn những ý như sau: 1. Thìn Tuất Sửu Mùi "tứ hành xung" là nói chung chung, còn bản chất là xung theo cặp đôi: Thìn >< Tuất & Sửu >< Mùi. 2. Chọn năm cưới hỏi thì nguyên tắc chọn là: Năm xem tuổi chú rể còn Ngày - Tháng xem tuổi cô dâu. Và năm 2015 là năm Mùi không nằm trong "Tam tai" của Thìn, cưới vô tư. Ngày tháng tùy bạn chọn. 3. Năm sinh con thì bạn tham khảo các topic tương tự. Nguyên tắc " Giàu út ăn -Khó út chịu" nên con đầu bạn cứ sinh vô tư nếu xác định đẻ 2 con. Còn đẻ 1 con thì tham khảo năm các page trên nhé. - Chào thân ái! ^^ P/s: Sẵn cho em hỏi thầy Thiên Luân khi nào Mở lớp Phong thủy cơ bản nữa ạ?
    1 like
  4. Bởi vậy, Lão Gàn mới lói rằng thì là mà: Ngài Tập đã "xuonglungcop". Tất nhiên hệ quả thế nào xem hồi sau sẽ rõ. Chuyện tận bên Tàu, Lão Gàn không có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". "No table" - "Nô tế bồ " - không bàn. Hì!
    1 like
  5. Cháu đag có bầu đc nghe và xem thấy tâm nhẹ quá,cháu cám ơn các bác các cô nh.
    1 like