-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 08/10/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
Trần Phương liked a post in a topic by Thiên Sứ
Giáo sư Anna C. Conley Chuyên gia luật Hoa Kỳ chia sẻ về quyền im lặng 06/10/2014 20:48 GMT+7 TTO - Chiều 6-10, Giáo sư Anna C. Conley, chuyên gia pháp luật đến từ Hoa Kỳ đã gặp gỡ báo chí để trao đổi các vấn đề liên quan tới pháp luật Hoa Kỳ, quyền của bị can, bị cáo theo luật pháp Quốc tế và Hoa Kỳ. Giáo sư Anna C. Conley (ảnh T.L) Chia sẻ thêm về quyền giữ im lặng của bị can, bị cáo, Giáo sư Anna C. Conley cho biết: "Quyền giữ im lặng được coi là quyền cơ bản trong luật pháp Hoa Kì và đó là quyền cá nhân được Hiến Pháp bảo vệ." "Nói cách khác, các cơ quan Chính phủ muốn bỏ tù ai đó thì Chính phủ phải chứng minh người đó có tội trên cơ sở không còn gì để nghi ngờ nữa. Trách nhiệm chứng cứ thuộc về Chính phủ chứ không thuộc về bị cáo." " Chúng ta có Công ước Chống tra tấn nghiêm cấm bất cứ hình thức tra tấn nào. Chứng cứ có được thông qua sự tra tấn sẽ không được sử dụng trong phiên tòa xét xử bị cáo. Pháp luật Hoa Kỳ quy định bị can, bị cáo không chỉ có quyền im lặng trong quá trình điều tra mà trong quá trình xét xử, tại phiên tòa đều có quyền giữ im lặng. Chính phủ không được phép ép buộc công dân tự buộc tội mình mà trách nhiệm buộc tội thuộc về Chính phủ.", bà Anna C. Conley nói. * Ở VN hiện nay đang có tranh cãi về quyền im lặng. Một luồng ý kiến muốn đưa quyền im lặng vào luật và luồng ý kiến khác không đồng tình. Họ cho rằng quy định quyền im lặng sẽ cản trở hoạt động điều tra của cơ quan điều tra? Bà thấy ý kiến này thế nào? - GS Anna C. Conley: Ở hệ thống pháp luật Hoa Kì thì quyền im lặng là giá trị niềm tin cơ bản để bảo vệ quyền của công dân. Chúng tôi có niềm tin cơ bản mỗi công dân đều được bảo vệ công bằng trước pháp luật. Tôi không thể trả lời được câu hỏi nếu pháp luật Hoa Kỳ không có quyền im lặng thì nó sẽ vận hành thế nào? Tôi không cho rằng quyền im lặng cản trở cá nhân hay hoạt động của cơ quan nào cả. Hoa Kỳ là nước quy định quyền im lặng nhưng tỉ lệ người bị buộc tội vẫn rất cao. Mặc dù bị cáo có quyền giữ im lặng nhưng cơ quan công tố vẫn thực hiện quyền của mình một cách xuất sắc và chứng minh được người ta có tội bằng các phương pháp khác Cơ quan điều tra có nhiều công cụ khác nhau như quyền đối chất, thu thập chứng cứ từ hiện trường… để thực hiện quyền của mình. Trong công ước quốc tế và pháp luật quốc tế có điều khoản áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội. Quyền được giữ im lặng là nguyên tắc quan trọng trong việc thực thi nguyên tắc suy đoán vô tội. * Hiện nay ở VN vẫn còn tình trạng bị can, bị cáo bị dùng bức cung nhục hình. Tại cuộc họp của Ủy Ban Tư pháp mới đây, rất nhiều biện pháp kỹ thuật được đưa ra như lắp đặt camera, tăng hình phạt cho điều tra viên dùng bức cung nhục hình, quy định trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan điều tra… Bà có thể chia sẻ thêm những kinh nghiệm áp dụng với pháp luật Hoa Kỳ và thế giới về vấn đề này? - GS Anna C. Conley: Hoa Kỳ và Quốc tế có Công ước Chống tra tấn nghiêm cấm tất cả hành vi tra tấn để lấy lời khai. Dùng bức cung nhục hình trong quá trình lấy lời khai là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi thấy giải pháp ghi hình tại các phiên thẩm vấn là công cụ quan trọng nhất. Tại Hoa Kỳ, theo quy định thì các phiên thẩm vấn phải có mặt luật sư. Điều này rất quan trọng. Công ước Chống tra tấn cũng có cơ chế người bị dùng bức cung nhục hình có quyền khởi kiện ra tòa để đòi bồi thường thiệt hại. Về cơ chế ghi hình, cơ quan công tố có quyền chia sẻ toàn bộ dữ liệu ghi được cho luật sư của bị cáo. Chúng tôi có hai cơ chế để bảo vệ quyền cho bị cáo là quyền có luật sư bào chữa và phía cơ quan công tố có quyền thông tin toàn bộ chứng cứ mà họ có được cho bị cáo hoặc luật sư của bị cáo. Tôi xin nhắc lại, nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật hình sự Hoa Kỳ là trách nhiệm chứng cứ thuộc về công tố viên. Công tố viên có trách nhiệm chứng minh một người có tội trên cơ sở không còn gì nghi ngờ nữa. Bị cáo không có nghĩa vụ gì trong việc chứng minh mình có tội. Việc các cơ quan Chính phủ tước quyền tự do của một người là rất quan trọng, phải được thực thi theo các tiêu chí nghiêm ngặt nhất. TÂM LỤA ================= Quyền im lặng muốn được thực hiện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan trực tiếp, gồm: Trình độ và năng lực điều tra viên (Đây là yếu tố quan trọng nhất); hệ thống luật pháp liên quan, trong đó có vấn đề xác định tội cho dù bị can im lặng. Tiếp theo đó là hệ thống bảo vệ pháp luật, trong đó luật sư phải có một tác động cân bằng với quyết định của tòa Biện lý, hoặc Viện kiểm sát. Nếu không đầy đủ những yếu tố này thì quyền im lặng đồng nghĩa là lỳ lợm. Đấy cũng chỉ là những yếu tố chính. Ngoài ra còn nhiều yếu tố hỗ trợ khác.1 like -
Obama: Không có vấn đề gì trên thế giới mà không "đến tay" Mỹ! Hồng Anh | 05/10/2014 19:46 "Luôn là vậy. Mỹ dẫn đầu. Chúng ta là một quốc gia không thể thiếu được. Chúng ta có khả năng mà không ai có. Quân đội của chúng ta tốt nhất trong lịch sử thế giới". Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng tin CBS News, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định, hành động của Mỹ là sự "hỗ trợ Iraq trong một trận chiến thực sự trên đất của họ, với quân đội của họ... Không phải là Mỹ chống lại IS, Mỹ lãnh đạo cộng đồng quốc tế để hỗ trợ cho một đất nước mà chúng ta có quan hệ đối tác an ninh để chắc chắn rằng họ có thể chăm lo cho công việc của mình". Theo Tổng thống Obama, bản chất của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là "sự kết hợp giữa mạng lưới khủng bố và tham vọng lãnh thổ, cộng thêm chiến lược và chiến thuật quân đội", và vì vậy, việc Mỹ không kích IS cũng mang lại lợi ích cho Mỹ. Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông Obama đã giải thích lý do vì sao ông không thông qua đề xuất triển khai bộ binh tới tham chiến tại Iraq mà chỉ tiến hành các cuộc không kích trên không: "Khi còn đương chức, Thủ tướng Iraq Maliki chỉ quan tâm nhiều tới việc củng cố nền tảng Shiite của mình mà tỏ ra hoài nghi người Sunni và người Kurd - những người chiếm tới 2/3 tổng số dân. Do đó, điều mà bạn không thể thấy, đó là một chính phủ xây dựng được ý thức đoàn kết dân tộc. Và đó là lý do vì sao mà tôi phải nhắc lại những gì tôi đã nói trước đây: Chúng ta không thể làm thay họ, bởi đó không chỉ là vấn đề về quân sự. Đó là vấn đề về chính trị. Và nếu chỉ đơn giản là đưa quân đội Mỹ quay lại đó thì chúng ta sẽ sai lầm, bởi chúng ta có thể duy trì hòa bình trong một khoảng thời gian". Theo Tổng thống Obama, vấn đề nằm ở chỗ, "người Iraq phải chiến đấu một cách công tâm. Người Shiite, người Sunni và người Kurd phải cùng nhau chống lại khối ung nhọt này". Ông Obama cho biết thêm: "Họ (người Iraq) đã tạo ra một một trường mà ở đó, người trẻ tuổi quan tâm tới việc họ là người Shiite hay Sunni, hơn là việc liệu họ có được giáo dục tốt hay không, liệu họ có thể tìm được một công việc tốt hay không. Nhiều người nghèo đói. Nhiều người mù chữ.... Khởi đầu của một giải pháp cho toàn bộ Trung Đông sẽ nằm ở việc các quốc gia thay đổi cách dạy dỗ những người trẻ tuổi. Điều mà các hoạt động quân sự có thể làm được chỉ là kiểm tra và đẩy lùi các mạng lưới (khủng bố) khi chúng xuất hiện và đảm bảo chắc chắn về mặt thời gian và không gian, giúp cho những cách thức mới này bắt đầu được bén rễ". Dù vậy, ông Obama tỏ ra không nề hà, ngay cả khi dường như Mỹ đang đảm nhiệm 90% công việc với Iraq: "Đó không phải là vấn đề. Khi có bão ở Philippines, hãy nhìn xem ai là người giúp Philippines đối phó tình hình. Khi động đất ở Haiti, hãy xem ai là người đi đầu trong việc chịu trách nhiệm đảm bảo rằng Haiti có thể phục hồi. Đó là cách mà nước Mỹ vận hành. Đó là điều làm nên nước Mỹ". Trong khi đó, nói về việc Mỹ không kích IS ở Syria, ông Obama hiểu rằng Washington đang giúp chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad tiêu diệt một đối thủ, song Mỹ vẫn muốn loại bỏ Assad, vì "chúng ta sẽ không thể ổn định được Syria khi nước này nằm dưới sự kiểm soát của Assad, bởi những khu vực của người Sunni tại Syria cho rằng Assad đã gây ra những tội ác khủng khiếp". Cũng bởi sự mâu thuẫn này, mà Tổng thống Mỹ thẳng thắn thừa nhận, vấn đề ở Syria "còn khó khăn hơn nhiều". theo Đại Lộ ==================== Bởi vậy, Lão Gàn thường phát biểu rằng: Nước Mỹ đang là bá chủ thế giới trên thực tế. Do đó, cho nên, cái vấn đề chính là cái vấn đề mà tôi muốn nói ở đây là vấn để bể Đông. Đấy chính là cái vấn đề mà người Mỹ xác định "quyền lợi căn bản" của Hoa kỳ ở đây. Nó là cái vấn đề tự do hàng hải. Người Tàu đã sai lầm khi lấn chiếm bể Đông của Việt Nam, nên họ phải đối đầu với Mỹ. Nếu họ cứ tranh nhau với Nhật thì nó lại đi một lẽ khác. B) . Mọi chuyện đã không thể lùi lại được nữa. Vì quá hạn 10. 3 Quý Tỵ. :( . Thật đau cổ vì viêm họng.1 like
-
Câu chuyện này cũng giống như "Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai" thôi. Khi trở về Lưu - Nguyễn cũng không tin rằng 300 năm đã trôi qua. Trên thế giới cũng có vài dị bản tương tự ở một vài nền văn minh cổ đại khác. Bởi vậy, hoặc là câu truyện này có thực thì nó sẽ biện minh cho truyền thuyết của nền văn minh Việt; nếu nó là tin vịt thì nó là truyền thuyết thời hiện đại. Một loại dị bản khác. Về lý thuyết Lý học Đông phương cho rằng đây là khả năng có thể xảy ra. Nhưng thực tế hiện tượng này còn nhiều câu hỏi liên quan để xác minh hiện thực của nó.1 like
-
KẾT THÚC TỌA ĐÀM Câu cuối cùng trong buổi tọa đàm của tôi là: Tri thức của cả thế giới này từ thuyết lượng tử, lý thuyết Dây cho đến mọi công thức Toán học cao siêu đều bắt đầu từ một khái niệm quy ước rất mơ hồ. Đó chính là khái niệm "điểm". Cho một quả cầu tròn tuyệt đối, đặt trên một mặt phẳng tuyệt đối. Về lý thuyết toán nó sẽ tiếp xúc với nhau tại một điểm. Từ điểm tiếp xúc có tính quy ước này là khởi đầu những bài toán liên quan đến nó. Nhưng ai có thể chỉ ra điểm đó thực tế như thế nào? Bản thân con người và tất cả những sinh vật với mọi vật thể trên thế gian - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ, nếu đưa vào mô hình toán học thì toàn là những điểm và tất cả đều mơ hồ. Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng: Chúng ta đang sống trong một thế giới quy ước. Kể cả Phật pháp. Bởi vậy, Đức Phật nói: Trong cả một chặng đường thuyết pháp của ta, ta chưa nói câu nào. Và Đức Phật cũng nói: Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta.1 like