• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/10/2014 in all areas

  1. Những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc "ngồi trên lửa" (Tin tức 24h) - Kêu gọi Hàn Quốc thành lập liên bang, công du châu Âu, thúc đẩy quan hệ với Nga... những bước đi của Triều Tiên khiến Trung Quốc thấp thỏm. Thêm dấu hiệu Triều Tiên 'phớt lờ' Trung Quốc Nga được gì khi làm "trung tâm hòa giải" Triều Tiên? Thúc đẩy lộ trình thống nhất hai miền Ngày 1/10, Triều Tiên hối thúc Hàn Quốc hồi đáp về đề xuất tái thống nhất hai miền thông qua hình thức liên bang ở mức thấp, trong bối cảnh sắp tới kỷ niệm 34 năm đề xuất trên được đưa ra. Trong một tuyên bố, người phát ngôn của một viện thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng trong bối cảnh hiện nay, "đây là đề xuất thực tế nhất để tái thống nhất đất nước một cách hòa bình và công bằng, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của toàn dân tộc". Rất nhiều lần Triều Tiên đã kêu gọi "tái thống nhất độc lập" dân tộc. Triều Tiên cho rằng miền Bắc và miền Nam nên cùng nhau xác định về việc thống nhất đất nước bắt cách "thành lập liên bang và nỗ lực hiện thực hóa điều này, tích cực thúc đẩy sự tồn tại, thịnh vượng và các lợi ích chung". Ngày 10/10 tới sẽ đánh dấu kỷ niệm 34 năm cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) đưa ra đề xuất hướng tới thành lập một nhà nước tái thống nhất dân tộc ở cấp độ thấp, cho phép hai bên thực hiện quyền tự trị khu vực và theo các hệ tư tưởng khác nhau. Triều Tiên nhấn mạnh đề xuất này là "định hướng đúng nhất để đạt được tái thống nhất dân tộc". Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un, Triều Tiên đang có những bước đi "thoát Trung" Trong một động thái tích cực, ba quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó có ông Hwang Pyong-So mới được bầu làm Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng quốc gia, nhân vật số 2 sau nhà lãnh đạo Kim Jong Un, sẽ tham dự lễ bế mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 17 (Asiad 17) tại Hàn Quốc. Dự kiến, ba quan chức trên sẽ gặp Bộ trưởng thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-Jae, đánh dấu cuộc tiếp xúc cấp cao nhất giữa hai miền Triều Tiên trong những năm qua. Việc Triều Tiên gần gũi hơn với Hàn Quốc có lẽ sẽ khiến anh bạn lớn Trung Quốc phải lo lắng bởi như thế cũng đồng nghĩa với việc Triều Tiên gần gũi với Mỹ hơn. Hàng chục năm qua Trung Quốc đổ tiền vào Triều Tiên chính là để dựng lên tấm lá chắn bảo vệ Trung Quốc trước các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Một khi Triều Tiên đứng về liên minh Mỹ-Nhật-Hàn, lại nắm trong tay con bài hạt nhân thì Trung Quốc cũng chẳng còn an toàn. Phá băng quan hệ với phương Tây, đẩy mạnh quan hệ với Nga Trong khi thúc giục Hàn Quốc về vấn đề tái thống nhất, Triều Tiên cũng thay đổi chính sách đối ngoại nhằm phá băng quan hệ với phương Tây và cải thiện quan hệ với Nga. Từ ngày 6/9, đoàn quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng do Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok-ju dẫn đầu đã bắt đầu chuyến công du châu Au với các chặng dừng chân tại Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Italy. Tiếp đó, từ ngày 30/9, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong cũng có chuyến thăm kéo dài 10 ngày tới nước Nga. Ngoại trưởng Triều Tiên và người đồng cấp Sergei Lavrov đã thảo luận vấn đề hợp tác song phương, trong đó có tăng cường đối thoại chính trị, đẩy mạnh hợp tác kinh tế và thương mại, đồng thời trao đổi quan điểm về việc giữ gìn hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á. Hai bên cũng bàn về các điểm nóng quốc tế khác như Ukraine, khu vực Cận Đông, chương trình hạt nhân Iran, những nỗ lực để tạo lập cấu trúc an ninh mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quan hệ Triều-Nga được cải thiện tích cực trong những năm qua. Trước đó, vào tháng 5/2014, Nga đã mạnh tay xóa tới 90% khoản tiền 10,86 tỷ USD mà Triều Tiên nợ từ thời Liên Xô trước đây. Số nợ còn lại khoảng 1,09 tỷ USD, sẽ được Triều Tiên trả góp 6 tháng/lần trong vòng 20 năm tới. Theo thỏa thuận này, Mátxcơva dự kiến dùng số tiền nợ còn lại mà Bình Nhưỡng phải trả để đầu tư vào các dự án y tế, giáo dục và năng lượng ở Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ Tài chính Nga có kế hoạch sử dụng khoản tiền này cho việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt và hệ thống đường sắt đến Hàn Quốc xuyên qua Triều Tiên. Nhiều ý kiến cho rằng Nga đang dần thay Trung Quốc làm bạn lớn của Triều Tiên. Những động thái trên đang đẩy Triều Tiên ngày càng xa Trung Quốc khi Bình Nhưỡng tìm kiếm những người bảo trợ khác rộng rãi hơn. Đặc biệt, Nga, nước đang cực kỳ gắn bó với Trung Quốc sau loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây do liên quan đến khủng hoảng Ukraine, lại trở thành đối thủ cạnh tranh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bị cấm vận, Nga đẩy mạnh hướng Đông, trong đó Triều Tiên là một mắt xích quan trọng. Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn một chút nào. Làm thế nào để giữ được Triều Tiên trong vòng kiểm soát? Đây có lẽ là bài toán khó đối với Trung Quốc trong lúc này, nhất là khi quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đã rạn nứt và nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang đẩy nhanh quá trình "thoát Trung". Minh Thái ================= Lão Gàn một lần nữa xác định sự ủng hộ sự thống nhất hai miền Cao Ly, những quy luật vũ trụ sẽ xác định những ý tưởng sáng suốt cho những quyết định của các bạn. Lão Gàn bỏ một phiếu từ lò gạch làng Vũ Đại ủng hộ các bạn. Tôi đã xác định hai miền Cao Ly không có chiến tranh và đất nước này sẽ phải thống nhất từ hơn 10 năm trước.
    1 like
  2. Chiến lược nguy hiểm của TQ ngăn Mỹ dùng "dao mổ trâu" Thứ Sáu, 03/10/2014 - 17:17 Chiến lược gặm nhấm trên biển của Bắc Kinh rõ ràng được tính toán kỹ. Điều này thực sự sẽ là một thử thách rất lớn cho Mỹ. Thử lửa bằng cách nào để cái giá phải trả - nếu có vẫn có thể chấp nhận được. Câu trả lời là "cắt lát xúc xích" - "salami slicing" - một chiến lược chậm rãi, nhưng chắc chắn và bao trùm. Quan trọng hơn nó như mây giông một lần nữa đang tích tụ trên bầu trời Đông Á, khi biết sắp mưa bão, nhưng một bên chưa biết cách đối phó, một bên còn chưa biết mưa bão sẽ đổ chỗ nào. Đó là hình dung về các nước ASEAN và Mỹ. "Cắt lát xúc xích" - mới mà không mới Thuật ngữ "cắt lát xúc xích" được sử dụng đầu tiên bởi Robert Haddick, với nội hàm "tích lũy dần dần các hành động nhỏ để tạo nên những thay đổi lớn. Quan trọng hơn, hành động này đủ nhỏ để không khơi mào chiến tranh. Về phía Trung Quốc, chiến lược này còn gọi là "cái chết sau ngàn vết cắt", được xem như phương pháp tiếp cận chậm rãi, kiên nhẫn. Ở biển Đông, mục tiêu của việc "cắt lát xúc xích" của Bắc Kinh là sẽ tích lũy dần dần thông qua các hành vi nhỏ nhưng liên tục, tạo bằng chứng về sự hiện diện liên tục của Trung Quốc trong các vùng biển họ tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc hy vọng có thể thiết lập chủ quyền dựa trên chiếm hữu thực địa và tạo tiền đề về pháp lý (de facto and de jure). Theo Vương Nghĩa Ngôi, quyền Giám đốc Học viện Quan hệ Quốc tế Đại học Đồng Tế, vấn đề Biển Đông là một trải nghiệm của Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi từ một nước lớn truyền thống sang nước lớn hiện đại, ví như một "hòn đá thử vàng". Mục đích, theo một số chuyên gia phân tích, là: (1) Trung Quốc muốn kiểm soát các lợi ích kinh tế, mà theo đó Hoa Kì sẽ bị ảnh hưởng; (2) tìm cách thiết lập trật tự khu vực theo mong muốn đơn phương để theo đuổi tham vọng bá quyền; (3) giảm sự tín nhiệm và dần phá vỡ niềm tin trong hệ thống liên minh của Mỹ, từ đó nới lỏng vành đai Đông Á của Mỹ; (4) Nhưng nguy hiểm nhất là Trung Quốc muốn kiểm soát các quyền được công nhận bởi UNCLOS, thậm chí là quyền tự do hàng hải và hàng không của tàu và máy bay giao thông trên những gì được coi là tài sản chung của nhân loại. Bản chất của chiến lược này thực chất là không mới. Tuy vậy, sự nguy hiểm của nó nằm ở việc vận dụng chiến lược tương tự trong quá khứ. Lịch sử đã có bài học trước chiến tranh thế giới thứ 2. Lúc đó, phát xít Đức và Nhật đã từng thực hiện các bước đi xâm lấn dần dần trước khi bắt đầu một cuộc chiến tranh tổng lực. Đối chiếu theo đó, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược này trong một thời gian rất dài. Năm 1974, nhân cơ hội Mỹ rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã chiếm nửa Tây Hoàng Sa. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục tấn công phía Bắc Việt Nam. Từ 1988 đến 1995, Trung Quốc tiếp tục thực hiện hàng loạt cuộc xâm lược trên biển để chiếm lấy nửa Đông Hoàng Sa và một số đảo, đá tại Trường Sa của Việt Nam. Từ 2009 đến nay, với năng lực kinh tế và quân sự gia tăng nhanh chóng, Trung Quốc lại tiếp tục tham vọng bành trướng của mình với các hành động gây hấn liên tục trên biển Đông. Tận dụng sự yếu thế của các nước láng giềng, về mặt thực địa, Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều hành động quấy rối, xâm chiếm và gia tăng hiện diện kinh tế - quân sự trên biển Đông, ngăn cản và tấn công tàu thuyền của các nước trong khu vực. Điển hình là sự kiện Trung Quốc chiếm giữ Scarborough của Philippines suốt từ tháng 4/2012; cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí và ngăn cản các dự án hợp tác của Việt Nam; đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên toàn biển Đông, tấn công và bắt bớ tàu cá của Việt Nam và các nước trong khu vực khi đang hoạt động trên ngư trường truyền thống,... Gần đây nhất là việc nước này triển khai các giàn khoan trên biển Đông. Về mặt hành chính, Trung Quốc đã đơn phương thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa, đưa ra các lệnh cấm đánh bắt cá, yêu cầu khám xét tàu thuyền lưu thông qua khu vực, công bố bản đồ đường 10 đoạn bao trùm biển Đông. TQ đã thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" đặt trung tâm hành chính đảo Phú Lâm - thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Globalbalita. Toan tính chiến lược Chiến lược gặm nhấm trên biển của Bắc Kinh rõ ràng được tính toán kỹ. Thứ nhất, đối với những người láng giềng nhỏ yếu, sự thất bại của Philippines tại Scarborough đã là minh chứng quá rõ ràng cho sự hiệu quả của chiến thuật "cắt lát xúc xích". Với lực lượng quân sự vượt trội, ảnh hưởng kinh tế lớn và tư tưởng bất chấp luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã có thể dễ dàng gây khó dễ với Philippines cũng như các quốc gia nhỏ yếu trong khu vực bằng các hành động gặm nhấm. Không một nước láng giềng nào của Trung Quốc có đủ nguồn lực để tham gia tất cả các xung đột thường xuyên. Đó là chưa kể là nếu chẳng may tai nạn "phát súng đầu tiên" rơi vào phe yếu thế thì hậu quả tất yếu sẽ là mất luôn chủ quyền. Bên cạnh đó, nỗ lực bất thành của ASEAN trong việc tập hợp lực lượng nhằm thiết lập một Bộ quy tắc ứng xử (COC) cũng đã mang lại ưu thế cho chiến lược "cắt lát xúc xích" của Trung Quốc. Còn về phía Mỹ, thành ngữ "dao mổ trâu không thể giết gà" là sự giải thích. Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch gửi thêm quân đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Học thuyết Tác chiến không - biển ra đời chính thức năm 2010 nhằm kiềm chế sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách ở Washington dường như đang bế tắc trong nỗ lực sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để chống lại những "lát cắt xúc xích quá nhỏ để có thể trở thành cái cớ". Trong một phúc trình gửi cho Quốc Hội Mỹ vào giữa năm 2014, các nhà quan sát dẫn một ý kiến biện giải rằng "các tính toán chiến lược cho chiến tranh quy mô lớn với sức mạnh lớn" như Tác chiến không - biển được sử dụng vào các sự kiện nhỏ như vậy sẽ khiến mọi lý do trở nên buồn cười và tự đẩy Mỹ vào tư thế của kẻ khai mào chiến tranh. Trung Quốc hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng với chiến lược "cắt lát xúc xích", những người láng giềng nhỏ yếu sẽ sớm mệt mỏi vì các hành động quấy rối liên tục và dần buông bỏ các nỗ lực chống lại các bước đi xác quyết chủ quyền thực địa từ chính quyền Bắc Kinh. Hơn nữa, trong khi Mỹ bế tắc thì các "lát cắt xúc xích" được tích lũy qua không - thời gian sẽ dần bổ sung vào sự thay đổi cơ bản và chiến lược trong toàn khu vực. Điều này thực sự sẽ là một thử thách rất lớn cho Mỹ và khu vực. Dù có thể gửi máy bay hay tàu chiến tới châu Á - Thái Bình Dương như một chỉ dấu của mong muốn can thiệp và biểu tượng của sức mạnh Mỹ, nhưng nếu không thể tìm ra cách kiềm chế nhau hoặc giải quyết các bước đi nhỏ đầy chiến lược của Trung Quốc, Mỹ sẽ sớm mất đi ảnh hưởng của mình. Theo Huỳnh Tâm Sáng - Vũ Thành Công Vietnamne ================= Híc! Cái thế giới này với cái nhìn của Lão Gàn từ trong lò gạch làng Vũ Đại thì nó cũng như cái làng Vũ Đại thôi. Gặm nhấm chỉ là hình tướng của vấn đề. Một con chuột gặm miếng xúc xích. Gặm miếng đầu, người ta không để ý. Miếng thứ hai, miếng thứ ba....cho đến miếng xúc xích có thể bị mất thì bụp, mà lý do đôi khi rất đơn giản.
    1 like
  3. Qua thí nghiệm này cho thấy, bằng những phương tiện khoa học, đã xác định được qua nhận thức trực quan (Vật lý thực nghiệm), rằng: tính hợp lý lý thuyết cho mọi hiện tượng tương quan trong vũ trụ là không hề thay đổi. Qua đó xác định luận điểm của tôi rằng: Giữa một lý thuyết, một giả thuyết khoa học thì tính hợp lý thuyết là một yếu tố cần, khác hẳn nhận thức trực quan về tính bất định - khi chưa có thí nghiệm này. Hay nói theo một cách khác, như tôi đã trình bày: Tính hợp lý lý thuyết và sự nhận thức một thực tại hoàn toàn khác nhau. Yếu tố hợp lý trong tiêu chí khoa học được tôi ứng dụng một cách tự tin, ngay cả trước khi chưa có thí nghiệm của hai nhà khoa học được giải Nobel được công bố. Chính vì bản chất của Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - đã xác định một cách chắc chắn rằng: Tính hợp lý (Tất định) không chỉ thể hiện trong quy luật phát triển của ý thức, mà cũng là bản chất tất định của toàn thể vũ trụ từ khởi nguyên cho đến mãi mãi về sau. Điều này thể hiện qua khả năng tiên tri qua các phương pháp tiên tri Đông phương, mặc cho lịch sử biến động và phát triển của toàn bộ nền văn minh nhân loại, thì hiệu quả của khả năng tiên tri vẫn không hề thay đổi. Hiện tượng khách quan này của các bộ môn dự báo Đông phương qua hàng thiên niên kỷ đã chứng tỏ một quy luật vũ trụ tất định trong mọi vận động của nó . Phải có tính quy luật mới có khả năng tiên tri. Và chính điều này đã là một yếu tố quan trong xác định thuyết ADNh chính là một lý thuyết thống nhất khi nó thể hiện qua các phương pháp tiên tri, mô hình tiên tri cho hầu hết các vấn đề thiên nhiên, xã hội và con người.
    1 like
  4. Chào bạn, Số này của bạn hợp với công việc thuộc lĩnh vực nhà nước hơn, thường làm ở những cơ quan mang tính chất quyền lực nhiều hơn. Năm sau là có công việc ổn định rồi nên bạn đừng có quá lo lắng. Số này thường hay suy nghĩ già trước tuổi, hoặc luôn có Sự lo lắng trong lòng, phụ nữ chu toàn thì tốt, mà lo lắng âu sầu nhiều quá cũng không hay, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đình sau này. Bạn nên thay đổi một chút nhé. Về đường tình duyên, sau này lấy chồng nên lấy người khác biệt về văn hóa, vùng miền/ nếu được tốt nhất lấy chồng nước ngoài thì hạnh phúc hơn. Chồng cũng là người có học, cũng tốt. Điều quan trọng là bạn đừng có "tự làm khổ mình trước". Huyencodieuly
    1 like
  5. Biển Đông lần đầu tiên giữ vị trí số 1 trong Tuyên bố chung Mỹ - Ấn Hồng Thủy 02/10/14 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - India Times lưu ý, Biển Đông đứng đầu Tuyên bố chung Mỹ - Ấn còn đặt trong bối cảnh New Delhi vừa cam kết cung cấp cho Việt Nam 100 triệu USD tín dụng... Khủng hoảng Ukraine, Trung Đông là thời cơ TQ bành trướng ở Biển Đông Mỹ-Ấn tăng cường hợp tác an ninh tạo ra đối trọng mới với Trung Quốc Ngoại trưởng Việt - Mỹ tập trung thảo luận về vấn đề Biển Đông Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tờ India Times ngày 2/10 đưa tin, lần đầu tiên một bản Tuyên bố chung Mỹ - Ấn Độ đã đặc biệt đề cập đến tình hình căng thẳng ở Biển Đông, cả Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi đều bày tỏ lo ngại xung quanh những căng thẳng tranh chấp lãnh hải khu vực này. Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo và cũng chỉ sau vài ngày Trung Quốc và Ấn Độ cùng rút quân khỏi khu vực đối đầu ngoài biên giới. Bế tắc ở biên giới Trung - Ấn tiếp tục kéo dài nhiều ngày mặc dù ông Tập Cận Bình đã cam kết với Thủ tướng Modi sẽ rút quân trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng trước. Theo bản Tuyên bố chung này, Modi và Obama tái khẳng định mối quan tâm chung của họ trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định khu vực bởi điều này rất quan trọng đối với việc duy trì sự thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Các nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng trong tranh chấp lãnh hải, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông", Tuyên bố chung viết. Trong thực tế, Tuyên bố chung Mỹ - Ấn trong các cuộc họp trước đây giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Manmohan Singh chỉ đơn thuần bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn vơi các nước châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm phối hợp tốt hơn với Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN, không hề đề cập đến tranh chấp hàng hải trong khu vực hoặc bất cứ điều gì nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải. Không những thế, Tuyên bố chung Mỹ - Ấn lần này còn kêu gọi tất cả các bên tránh việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, sức mạnh quân sự để thúc đẩy yêu sách của mình, mặc dù chưa chỉ đích danh Trung Quốc. "Hai nhà lãnh đạo kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải của họ thông qua tất cả các biện pháp hòa bình, phù hợp với nguyên tắc chung được luật pháp quốc tế thừa nhận, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)". India Times lưu ý, Biển Đông đứng đầu Tuyên bố chung Mỹ - Ấn còn đặt trong bối cảnh New Delhi vừa cam kết cung cấp cho Việt Nam 100 triệu USD tín dụng ưu đãi để mua tàu tuần tra sử dụng ở Biển Đông, một thông điệp chính trị rõ ràng muốn gửi tới Bắc Kinh "tội lỗi" trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mukherjee. Ấn Độ và Trung Quốc cũng đồng ý nâng cấp đối thoại chiến lược 3 bên với Nhật Bản ở cấp Ngoại trưởng. ======================== Tóm lại, cô gái Ấn Độ đã tham gia "canh bạc cuối cùng". Nhà tôi có sẵn bộ đầu đĩa xem video. Có điều là hồi chiến tranh Vùng Vinh I, phim do Tung Cóoc làm. Còn bây giờ không bít ai? Híc! Cá nhân tôi rất mong muốn "canh bạc cuối cùng" xảy ra trong hòa bình, bất chấp lời tiên tri của bà Vanga: "Sẽ xảy ra chiến tranh thế giới thứ III". Híc! Rầu quá! Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định, mới có thể cứu vãn được điều này. Đây cũng là một lời tiên tri đã có từ lâu trong nền văn hiến Việt. Chỉ tiếc rằng lời tiên tri này không xác định không gian cụ thể bằng lời tiên tri của bà Vanga. Nó đặt một điều kiện "nếu" ("nhược"). Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Ngay cả những tri thức khoa học hiện đại, khi nói đến lý thuyết thống nhất, cũng bắt đầu từ chữ 'nếu": - "Nếu" quả thật có một lý thuyết thống nhất .... - "Nếu" chúng ta có đủ khả năng phát hiện ra nó...(Tức lý thuyết thống nhất). Hawking. Lược sử thời gian. ======================== PS: Có thể có một Thụy Sĩ ở Tây Thái Bình Dương không nhỉ?
    1 like
  6. Người nay dị tướng, tính quả cảm, cương quyết. Tương lai gần của người này không ảnh hưởng gì đến cuộc biểu tình ở HK cả. Tức là anh ta có tuyến bố ngưng biểu tình thì biểu tình vẫn tiếp tục. Còn phong trào ở Hớn Cỏong đi về đâu thì cái này "thiên cơ bất khả lậu". Chỉ biết ngày hôm nay là thời điểm cuối quyết định biểu tình HK đi về đâu, từ một mệnh lệnh tối thượng của Bắc Kinh. Nếu ngày hôm nay không có một quyết định nào, hoặc quyết định sai thì tất cả rối tung. Tất nhiên nó chỉ rối ở Trung Quốc.
    1 like
  7. Biểu tình Hồng Kông và giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Đức Huy 30/09/2014 20:24 Bắc Kinh đau đầu nghĩ cách giải quyết biểu tình Hồng Kông và những hệ lụy phát sinh. Bài viết trên báo Mỹ Wall Street Journal cho rằng những cuộc biểu tình đòi dân chủ không ngớt tại Hồng Kông đang đặt chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thế "tiến thoái lưỡng nan." Bất chấp nỗ lực trấn áp từ cảnh sát, lượng người tham gia biểu tình, trong đó đông đảo là học sinh sinh viên, vẫn không hề suy giảm. Dùi cui hay những loạt đạn hơi cay là không đủ để đẩy lùi hơn 80.000 người dân khỏi các khu phố trung tâm Hồng Kông. Người biểu tình bao vây tòa nhà chính phủ Hồng Kông. Ảnh: Getty Images Trong bối cảnh Hồng Kông bị tê liệt kinh tế trầm trọng do ảnh hưởng từ cuộc biểu tình, ông Tập Cận Bình cho đến nay vẫn chưa có phát biểu chính thức nào liên quan đến sự việc này. Với việc lượng người biểu tình nhiều khả năng sẽ tăng cao vào thứ tư, ngày nghỉ lễ ở Hồng Kông, Bắc Kinh không còn nhiều thời gian. Vào thời điểm này, ông Tập đứng trước hai lựa chọn: hoặc chiều theo nguyện vọng của người dân Hồng Kông và thay đổi hình thức bỏ phiếu chọn đặc khu trưởng, hoặc tăng cường biện pháp trấn áp. Tuy có thể giải quyết được vấn đề trước mắt là dập tắt biểu tình, nhưng cả hai lựa chọn này đều sẽ dẫn tới những hệ lụy riêng của nó. Theo nguyện vọng của người dân Hồng Kông đồng nghĩa với việc Trung Quốc chấp nhận thành công của cuộc biểu tình, qua đó "vẽ đường cho hươu chạy" đối với các đặc khu hành chính và khu tự trị khác. Mặt khác, tăng cường biện pháp cưỡng chế biểu tình sẽ không khỏi gợi lại những kí ức đau buồn của sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Như đã nói ở trên, vấn đề hiện nay của Bắc Kinh không chỉ gói gọn trong việc dập tắt biểu tình Hồng Kông. Mối quan ngại về một "hiệu ứng domino" đang bao trùm giới cầm quyền Trung Quốc. Họ thừa hiểu rằng nếu tình hình tại Hồng Kông tiếp diễn sẽ tạo nên một làn sóng biểu tình đòi dân chủ tại các đặc khu hành chính và khu tự trị khác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Bắc Kinh. Với tình hình bất ổn tại Tây Tạng và Tân Cương hiện nay, cuộc biểu tình tại Hồng Kông chẳng khác gì "đổ thêm dầu vào lửa." Ngoài ra, những nỗ lực nhằm lôi kéo Đài Loan để thực hiện cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. "Diễn biến tại Hồng Kông những ngày gần đây đã làm phá sản hoàn toàn chiến dịch xây dựng hình ảnh của Trung Quốc tại Đài Loan," ông Alex Huang, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học Tamkang, Đài Bắc, nhận xét. Nói tóm lại, việc để cuộc biểu tình tại Hồng Kông xảy ra đã là một nước đi sai lầm của Bắc Kinh. Sự cương quyết của ông Tập trước đây giờ đã đặt ông vào thế "tiến thoái lưỡng nan." Sẽ rất khó để giới cầm quyền Trung Quốc, hiện tại cũng như trong tương lai, có thể kiểm soát được những hệ lụy xuất phát từ cuộc biểu tình lịch sử này. Tờ Thời báo Hoàn Cầu bản tiếng Anh nhận định "phong trào đường phố" đã phá hủy hình ảnh của Hồng Kông, đồng thời cho rằng cảnh sát đã "kiềm chế khi xử trí với người biểu tình": "Là người Trung Quốc đại lục, chúng tôi cảm thấy buồn cho tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông hôm Chủ Nhật. Những lực lượng đối lập cực đoan ở Hồng Kông phải chịu trách nhiệm". Tờ này còn lên án truyền thông phương Tây vì "ví phong trào Chiếm Trung Tâm với sự kiện Thiên An Môn năm 1989". "Bằng cách thổi phồng sự so sánh vô căn cứ như vậy, họ đã cố gắng làm sai lệch và khuấy động xã hội Hồng Kông. Trung Quốc ngày nay không còn là Trung Quốc của 25 năm trước. Chúng tôi đã tích lũy kinh nghiệm và rút ra bài học từ những quốc gia khác để rồi củng cố thêm khả năng đánh giá của mình trước những bất ổn xã hội", tờ báo này lên án. - Hồng Anh - theo Đại Lộ ====================== Không nằm ngoài nhận xét của Lão Gàn.... Thực ra để giải quyết việc Hớn Cỏon cũng không mấy khuých tạp, nhưng phải là chủ nhân của Lý học Đông phương. Hôm nay báo đăng phát biểu của ngài Tập về Hớn Coỏn rất chi là nước đôi. Bởi vậy, ngài Tập đang bế tắc trong việc này. Tuy nhiên, hôm nay mới là ngày thứ 2, ngài Tập còn một ngày nữa để cân nhắc và quyết định. Lão Gàn chém gió chơi cho zdui zdậy, không có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". Wow. Buồn ngủ wá
    1 like