• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/10/2014 in all areas

  1. SAI LẦM CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN VĂN TRỌNG Giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng là người điều khiển chương trình và cũng là người phản biện đầu tiên trong buổi trinh bày của tôi ở Cafe Trung Nguyên. Luận điểm căn bản của ông là: chỉ thừa nhận tính hợp lý trong toán học và sau đó ông thừa nhận thêm tính hợp lý trong học thuyết vật lý của Newton. Ngoài ra ông phủ nhận toàn bộ tính hợp lý có trong các lý thuyết khoa học. Trong bài viết này, tôi chỉ biện minh về luận điểm phủ nhận tính hợp lý cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học của ông. Các luận điểm khác của ông trong cuộc trao đổi, tôi sẽ biện minh ở các bài khác. Ở đây tôi lặp lại tiêu chí khoa học - chuẩn mực khoa học căn bản của tôi - chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất, là: Và giáo sư Nguyễn Văn Trọng đã phủ nhận tính hợp lý trong lý thuyết khoa học của mọi ngành khoa học, trừ toán học và riêng với thuyết vật lý của Newton. Mọi người đều có thể nhận thấy rất rõ luận cứ của ông trong video clip mà chúng tôi đăng tải ngay trong topic này. Tất nhiên, nếu luận điểm của giáo sư Trọng được coi là đúng thì tôi sẽ không có cơ sở để minh chứng cho toàn bộ hệ thống luận cứ của tôi, hoặc phải đi tìm một phương pháp khác, vì tính hợp lý là yếu tố quan trọng trong tiêu chí khoa học mà tôi đề cập. Từ những luận điểm của giáo sư Trọng, tôi đặt ra những vấn đề như sau: 1/ Khái niệm "khoa học" trong tiêu chí khoa học mà tôi đề cập, bao trùm tất cả các ngành khoa học trong nền văn minh hiện đại, tất nhiên nó bao gồm cả toán học. Do đó, việc thừa nhận chỉ có Toán học mới có tính hợp lý sẽ đặt ra một vấn đề là: toán học phản ánh một thực tại khách quan nào, khi nó chỉ là một ngành khoa học như mọi ngành khoa học khác và chỉ có toán học mới cần đến tính hợp lý - theo luận điểm của giáo sư Trọng - còn các ngành khoa học khác thì không thể hiện tính hợp lý trong các giả thuyết, hoặc lý thuyết khoa học của nó? 2/ Trong tiêu chí khoa học mà tôi đề cập thì tính hợp lý là một chuẩn mực để xác định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học "được coi là đúng". Vậy với một lý thuyết, hoặc một giả thuyết nhân danh khoa học - ngoài toán học theo luận điểm của giáo sư Trọng - không thể hiện tính hợp lý thì có "được coi là đúng" hay không? 3/ Khí phủ nhận tính hợp lý trong các giả thuyết, hoặc lý thuyết của các ngành khoa học khác ngoài toán học thì căn cứ vào chuẩn mực gì để thẩm định một công trình khoa học "được coi là đúng", nếu như công trình khoa học đó không có tính hợp lý. Hay nói cách khác: Nó chứa đựng những mâu thuẫn trong nội hàm hệ thống của nó? Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Ý niệm về tính hợp lý - với các nghiên cứu của tôi - xác định rằng: Đó là một thực tại khách quan trong quá trình lịch sử phát triển của tự nhiên. Chúng ta bắt đầu từ những sinh vật đơn bào - là những sinh vật có cấu trúc đơn giản cho từng cá thể - thì chúng mới xuất hiện tính cảm ứng. Đó là các cảm ứng với ánh sáng, các điều kiện lý hóa của môi trường....Nhưng khi phát triển đến các động vật đa bào thì tính phân loại đã xuất hiện. Trong tính phân loại này tính hợp lý đã xuất hiện một cách đơn giản ở các động vật bậc thấp. Nếu không có tính phân loại thì một con cá thu sẽ coi con cá mập là một thực phẩm ăn được, hoặc tương tự như một loài rong biển, thay vì chạy trốn. Ở những động vật cao cấp hơn, tính hợp lý đã hình thành một cách phức tạp và là sự tổng hợp của quá trình phát triển của tự nhiên, gồm tính cảm ứng và phân loại. Nếu như không có tính hợp lý trong nhận thức tự nhiên thì một con chim sẽ không biết làm tổ, một đàn chim di cư sẽ không bay theo đường ngắn nhất mà nó phải đến....vv.... Ở những loài động vật cao cấp, đã xuất hiện tư duy trừu tượng đơn giản. Nếu không xuất hiện những trạng thái của tư duy trừu tượng đơn giản thì những vật nuối sẽ không có tình cảm với những người chủ nuôi nó.... Tất nhiên, con người là một sản phẩm của tự nhiên trong qúa trình phát triển của nó thì tính hợp lý chính là một sự thể hiện rõ nhất của qúa trình phát triển của tự nhiên. Ở con người còn là sự phát triển của tư duy trừu tượng trong nhận thức các mối quan hệ xã hội và thiên nhiên. Tính hợp lý được hình thành trong con người và cũng là sự tổng hợp của tính cảm ứng, tính phân loại, khả năng tư duy trừu tượng trong qúa trình phát triển của tự nhiên, nên con người mới có khả năng tổng hợp được những quan sát của mình. Tất nhiên sự phát triển của nền văn minh nhân loại chính là sự tích hợp trên nền tảng căn bản của cả quá trình phát triển của tự nhiên trên nền tảng tính hợp lý. Đơn giản nhất của một hiện tượng về sự tổng hợp của tự nhiện trong khả năng nhận thức của con người, có thể làm ví dụ là: quan sát một bà nội trợ đi mua trứng gà. Hiện tượng đầu tiên là bà ta hỏi giá. Đấy là một biểu hiện tối thiểu của tính hợp lý trong mối quan hệ giữa giá cả và khả năng mua của bà nội trợ. Tóm lại trong tất cả mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội đều thể hiện tính hợp lý. Vấn đề còn lại mang tính đặc thù của con người và cả xã hội loài người là mức độ nhận thức trong sự thể hiện tính hợp lý. Đó là tính hợp lý cục bộ, hay mang tính tổng thể. Trong khà năng nhận thức của một người, hoặc một cộng đồng thì họ có thể coi một vấn đề , hoặc một sự kiện nào đó là hợp lý; nhưng với người khác, hoặc một cộng đồng khác thì coi là sai. Tóm lại, với nhận thức của tôi thì tính hợp lý là một hiện tượng của tự nhiên trong qúa trình phát triển, hoàn toàn khách quan và nó được phát triển một cách hoàn chỉnh trong loài người. Tính hợp lý không phải là một khả năng tư duy chủ quan mà con người áp đặt cho những giá trị nhận thức của nó. Do đó, tính hợp lý thể hiện trong khắp mối quan hệ của con người với tự nhiên và xã hội. Mọi người đều có thể quan sát một cách trực quan về vấn đề này. Bởi vậy, trong tiêu chí khoa học làm chuẩn mực cho một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng, mà tôi trình bày thì tính hợp lý là một yếu tố căn bản đầu tiên được xác định. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm Tôi sẽ không tranh luận luận điểm của tôi cho rằng: Tính hợp lý trong con người là kết quả của một quá trình phát triển của tự nhiên và là một thực tại khách quan. Sự biện minh của tôi trước phản biện với luận điểm của giáo sự Trọng chỉ giới hạn ở ba vấn đề mà tôi đặt ra ở trên. Giáo sư Trọng có thể biện minh cho luận điểm của mình trên các báo mạng, hoặc gửi email cho tôi qua liên hệ với Cafe Thứ Bảy của Cafe Trung Nguyên. Nếu nhận được sự biện minh của giáo sư Trọng, tôi sẽ đăng nguyên văn trên web diễn đàn lyhocdongphuong. Mong ông không viết qúa dài.
    2 likes
  2. Cô gái có khả năng xếp giấy đẹp đến kinh ngạc Yulia Brodskaya nghệ sĩ nổi tiếng thế giới với tay nghề điêu luyên đã sáng tạo ra hàng loạt tác phẩm xếp giấy độc đáo khiến người xem ngỡ ngàng. Yulia Brodskaya đang say mê sáng tạo để cho ra đời nhưng tác phẩm xếp giấy độc đáo. Xếp giấy thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này thì lại không hề đơn giản. Nhưng Yulia Brodskaya, cô gái sinh ra ở Moskva, Nga đã làm được điều đó. Yulia Brodskaya là tác giả nổi tiếng thế giới của hàng loạt những tác phẩm xếp giấy độc đáo, công phu và mang phong cách nghệ thuật riêng. Ban đầu, phần lớn mọi người đều không hiểu Yulia đang làm gì. Nhưng nếu để ý kỹ ta sẽ thấy sự sáng tạo độc đáo ít ai có được với quá trình thực hiện tỉ mỉ và niềm đam mê bất tận của cô khi thực hiện nhưng tác phẩm của mình. Yulia đã phải uốn từng tờ giấy và gắn chúng lại với nhau bằng hồ dán. Công việc này đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ và tay nghề điêu luyện. Có những tác phẩm được ghép lại từ hàng triệu miếng giấy khác nhau, được làm trong nhiều ngày liên tục, tạo thành một tác phẩm khiến người xem không thể thốt nên lời. Một vài người đã không tiếc lời khen và gọi cô là nghệ sĩ xếp giấy đỉnh nhất thế giới. Một vài tác phẩm xếp giấy khác của Yulia Brodskaya: Thu Phương(Theo Bored Panda)
    2 likes
  3. Tôi thực sự không biết gì về giáo sư Trọng. Khi viết bài biện minh trước sự phản biện của ông ta, tôi lên google tìm kiếm thì chỉ có hai bài trên Tuần Việt Nam viết về vị giáo sư này. Qua đó, mới thấy rằng: Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi nó khó khăn như thế nào. Bởi vì, với một người ít nhất thuộc hàng giáo sư vật lý lý thuyết mà phát biểu nhận thức của ông ta như vậy thì rất khó có chuẩn mực để phân biệt đúng sai. Khi đã không thể phân biệt đúng sai vì tính hợp lý là yếu tố tối thiểu bị phủ nhận thì không thể có một chuẩn mực để tìm tới chân lý, cho dù đó là chân lý đơn giản nhất trong nhận thức của con người. Hậu quả của những nhận thức thể hiện ở cách phản biện phủ nhận tính hợp lý sẽ ra sao thì chắc những bậc trí giả thật sự sẽ hiểu sâu sắc hơn. Cũng trong cuộc trao đổi này, có người cho rằng: những đồ hình Âm Dương Việt không phải cơ sở để chứng minh thuyết ADNh thuộc về văn hiến Việt. Nhưng cũng thật rất tiếc: Tôi chưa bao giờ phát biểu rằng: Đồ hình AD Việt là cơ sở để chứng minh cho cội nguồn Việt sử cả. Hơn nữa, rất nhiều lần tôi xác định trên diễn đàn, trong các bài viết và ngay cả trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" rằng: "Tôi không bao giờ coi việc giải mã những di sản văn hóa truyền thống là luận cứ khoa học để chứng minh cho Việt sử 5000 năm văn hiến". Nếu tôi nhớ không nhầm thì tôi nhắc điều này ít nhất hai lần trong cuốn sách. Nhưng họ lại cứ bám vào đấy để chỉ trích tôi là "mơ hồ", là "không có cơ sở khoa học". Hình như họ cố tình như vậy, chứ tôi không nghĩ họ lại không thể hiểu. Vì cũng toàn là giáo sư, tiến sĩ cả.
    1 like
  4. Xin chúc mừng sinh nhật thầy Thiên Sứ. Chúc thầy luôn mạnh khỏe, vui vẻ, tĩnh tâm và ngày càng có thêm nhiều người chia sẻ, tham gia phục hưng nền văn hiến Việt.
    1 like
  5. "Thì là bởi Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư giấy, ăn tục nói phét giỏi, đụng một tí mở miệng ra là cơ sở khoa học này, luận cứ khoa học nọ, ai làm thì gièm pha đố kỵ người ta, còn mình thì chẳng có một cái sản phẩm nào. Bản chất tự ti nhưng thừa đố kỵ. Năng lực thì đừng nói thực tiễn mà ngay cả lý thuyết cũng ú ớ nhưng chém gió thét lác thì thành thần.” Xem đầy đủ tại: http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/cong-nghiep-oto-viet-nam-thua-kem-cung-vi-tien-sy-giay-3001248/ Nghe Professor Trọng phản biện... phủ định mọi sự hợp lý của cái gọi là "lý thuyết khoa học"... Nói nôm na là... "vô lý"... Thiên Bồng chợt nghĩ: "lời nói đó có hợp lý hay vô lý...?" Nếu là hợp lý... Tức là GS nói về sự "vô lý" một cách "hợp lý"...!? Còn lời nói của ngài... nghe vô lý...! Đó chính là sự "hợp lý hóa" cái gọi là "vô lý"...! Khán thính giả phải chấp nhận cái "hợp lý" của sự "vô lý"...!? Ông bà ta có câu:" Nói phải... củ cải cũng nghe !" Tức là đề cao... tính "hợp lý" của vấn đề...! Mr. Trọng chỉ đề cập vấn đề "vô lý" của mình... Ông bà nói đó là "lý sự...cùn"... Nên từ xưa đến nay... Thường "Tri giả bất ngôn" là vậy...!
    1 like
  6. Kính chúc sư phụ sức khỏe dồi dào. Vạn sự bình an.
    1 like
  7. Đài Loan cự tuyệt đề nghị 'chung số phận với Hồng Kông' 28/09/2014 09:49 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/9 đã khơi lại ý tưởng Đài Loan và Trung Quốc thống nhất theo công thức “1 nước 2 chế độ”. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu. Đài Loan phải lén gặp Mỹ vì ngại Trung Quốc biết chuyện? “Tái thống nhất một cách hòa bình và 1 quốc gia, 2 chế độ là nguyên tắc chỉ dẫn của chúng ta trong giải quyết vấn đề Đài Loan” và là “cách tốt nhất để hiện thực hóa tái thống nhất dân tộc” - ông Tập Cận Bình cho biết trong cuộc gặp với phái đoàn của ông Úc Mộ Minh - chủ tịch Tân Đảng, vốn ủng hộ tái thống nhất. Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết ưu tiên trong chính sách của hòn đảo này là gác lại các vấn đề về chủ quyền và khai thác chung tài nguyên tại các vùng biển tranh chấp. Ông Tập Cận Bình cho rằng khi áp dụng “công thức” sẽ “xem xét kỹ lưỡng tình hình thực tế ở Đài Loan và lắng nghe các ý kiến, gợi ý từ cả hai bờ eo biển”. Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ phái đoàn do chủ tịch Tân Đảng của Đài Loan Úc Mộ Minh dẫn đầu ngày 26-9. Ảnh: WCT Đây được cho là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình công khai đề xuất công thức “1 nước 2 chế độ” đối với Đài Loan kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2012. Bắc Kinh đã áp dụng “công thức” trên với Hồng Kông và đây cũng là điều Trung Quốc muốn thực hiện kể từ khi lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lần đầu đưa ra ý tưởng vào những năm 1980. Tuy nhiên, phần lớn người dân Đài Loan không ủng hộ ý tưởng tái thống nhất với Trung Quốc hay "1 nước 2 chế độ". Bà Mã Vĩ Quốc, phát ngôn viên của Đài Loan khẳng định chính quyền và nhân dân Đài Loan không chấp nhận quy chế này. Bà Mã Vĩ Quốc Bà Mã Vĩ Quốc cho biết: "Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan coi đây là tên chính thức) là một quốc gia độc lập có chủ quyền đã tồn tại 103 năm". Đồng thời, bà cho biết chính quyền Đài Loan ủng hộ việc duy trì nguyên trạng "không thống nhất, không tuyên bố độc lập và không sử dụng vũ lực trong khuôn khổ của hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc", tiếp tục thúc đẩy phát triển hòa bình giữa 2 eo biển Đài Loan dựa trên sự đồng thuận năm 1992. Sự đồng thuận, theo cách hiểu của Đài Loan, là chỉ có một Trung Quốc ở cả hai bên eo biển Đài Loan nhưng không nói rõ đó là Trung Quốc nào. Nhưng đồng thời, Đài Loan không chấp nhận các luận điệu về "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đưa ra vì bà Mã Vĩ Quốc cho rằng nó đã bị ông Mã Anh Cửu bác bỏ nhiều lần trong quá khứ. Chủ tịch Trung Quốc khẳng định với đại sứ cấp cao Đài Loan rằng một giải pháp chính trị nhằm chấm dứt tình trạng phân chia chủ quyền không thể tiếp tục bị trì hoãn. Năm 2005, ông Mã Anh Cửu cũng từng phát biểu "chúng tôi sẽ không chấp nhận quy chế "1 nhà nước, 2 chế độ" của Trung Quốc đại lục". Vào tháng 3/2006, ông đã nhắc lại sự phản đối của mình về quy chế này trong một chuyến thăm Mỹ. Vào tháng 4/2010, ông Mã nói với CNN ông không nghĩ rằng công thức mà Trung Quốc đã áp dụng ở Hồng Kông, sẽ tốt cho Đài Loan vì sự khác biệt giữa hai nơi. theo Một thế giới/Người lao động ============================ Bởi vậy, cái này Lão Gàn nói dồi: Hồng Kông hiện nay chính là một ví dụ cho luận điểm: Một quốc gia, hai chế độ. Lần này, Trung Hoa lục địa cũng quá vội vã khi áp đặt lên Hồng Kông quyền lực của mình.
    1 like
  8. Học giả quốc tế 'bẻ gãy' luận điệu Biển Đông của TQ (Tin tức thời sự) - Nhiều học giả quốc tế tiếp tục lên tiếng chứng minh luận điệu chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là thiếu thuyết phục. PTT Phạm Bình Minh: TQ không nên làm phức tạp Biển Đông Trung Quốc bất lực trước Việt-Ấn ở Biển Đông Không có bằng chứng thuyết phục Theo đó chuyên gia Bill Hayton từng kêu gọi giới học giả đưa ra những bằng xác thực yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, ông đã nhận được ý kiến từ Tiến sĩ Li Dexia và Tan Keng song bằng chứng mà ông nhận được xem là không thuyết phục. Tuy nhiên, hai nhà nghiên cứu này vẫn không thể chứng minh Trung Quốc khẳng định chủ quyền với bất kỳ hòn đảo cụ thể nào trên Biển Đông trước năm 1909. Ngoài ra, những lập luận của hai học giả Trung Quốc cũng không đưa ra được bằng chứng xác minh. Thậm chí, một số lời xác nhận còn không đúng sự thật. "Vậy giới quan chức cận đại của Trung Quốc đã dựa vào những bằng chứng nào để đưa ra tuyên bố chủ quyền với các khu vực trên Biển Đông? Không có bằng chứng nào cho thấy nhà thám hiểm Trịnh Hoà hay các đô đốc dưới thời nhà Minh đưa ra những yêu sách trên. Điều này tương tự với đội quân viễn chinh Mông Cổ cách đó 100 năm", bài viết của Bill Hayton nêu rõ. Trên tờ The Nation (Thái Lan), tác giả Hayton cũng khẳng định điều chắc chắn là nhiều văn bản cổ của Trung Quốc có đề cập tới cụm từ “quần đảo” nhưng nó lại không chỉ đích danh vùng đất nào cụ thể cũng như không thể là bằng chứng để chứng minh Trung Quốc đã phát hiện và tuyên bố chủ quyền. Tác giả Hayton đặc biệt quan tâm tới những “cột mốc đá” trên quần đảo Trường Sa được các quan chức Trung Quốc và hải quân Trung Quốc tới đảo Duy Mộng dựng lên vào các năm 1902 và 1907. Ông Hayton đã tìm hiểu về các sự kiện này và khẳng định không có một bằng chứng nào chứng thực hai sự kiện này đã diễn ra. Vậy Tiến sĩ Li và Tan đã dựa vào căn cứ nào để đưa ra những lời khẳng định trên? Khi nghiên cứu sâu hơn tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, ông Hayton càng nhận thấy rằng những lập luận của Bắc Kinh đều dựa trên những lời khẳng định không có căn cứ và được lặp đi lặp lại hàng thập kỷ qua để thuyết phục dân chúng Trung Quốc mà không có bất cứ bằng chứng chính xác nào. Ông Hayton cho biết ông sẵn sàng chấp nhận rằng người châu Âu đã đặt tên khu vực địa lý theo cách gọi của địa phương nhưng trong trường hợp này, tác giả cho rằng điều ngược lại đã xảy ra (tức Trung Quốc đặt tên các đảo, quần đảo theo cách gọi từ tiếng Anh). Ông Hayton cũng thách thức các học giả Trung Quốc khi tuyên bố rằng sẽ "chấp nhận rằng nhận định của mình là sai" miễn sao hai học giả Trung Quốc đưa ra được bằng chứng xác minh. Dù không có bằng chứng thuyết phục nhưng thời gian qua Trung Quốc liên tục có những hành động gây hấn trên Biển Đông Học giả Trung Quốc cũng phản đối Trước đó, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc cũng thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Học giả Lê Oa Đằng viết: Trung Quốc có thực sự có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với Nam Hải hay không? Hãy để sự thật lên tiếng. Trung Quốc thực tế đã “phát hiện” Nam Hải từ triều Hán; nhưng Nam Hải không phải do người Trung Quốc phát hiện sớm nhất, mãi đến đời Tần Trung Quốc mới đến Nam Hải; còn trước đó từ rất lâu, tộc người Bách Việt sinh sống ở vùng Quảng Đông và bán đảo Đông Dương đã sinh sống ven Nam Hải. Nếu nói ai “phát hiện” ra Nam Hải thì người Việt Nam có tư cách hơn chúng ta, vì họ là hậu duệ trực hệ của người Bách Việt, và cũng là quốc gia duy nhất được xây dựng bởi chủ thể là các hậu duệ của tộc người Bách Việt. Học giả Lê Oa Đằng khẳng định: Các sách, sử liệu của Trung Quốc từ đời Tống trở về trước đều “rất khó xác định người Trung Quốc đã biết đến Tây Sa (Hoàng Sa) hay chưa, chứ đừng nói tới Nam Sa (Trường Sa). Ví dụ sách “Dị vật chí” đời Đông Hán mà Trung Quốc hay nhắc tới niên đại có ý kiến cho rằng thực ra nó được viết vào đời nhà Ngô sau này, viết: “Trướng Hải Kỳ Đầu, nước nông có nhiều đá có từ tính, từ thạch”. Chính phủ Trung Quốc cho rằng: Trướng Hải chính là Nam Hải, Kỳ Đầu chính là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phán đoán đó đã phạm sai lầm tối thiểu về mặt lô-gic “lấy cá thể thay cho tổng thể”. Mấy chữ đó không thể chứng minh được những địa danh đó ở nơi nào, cũng chẳng có bài viết nào của Trung Quốc chỉ ra rằng chúng ở đâu. Sự thật là, những ghi chép đầu tiên giúp xác định Tây Sa (Hoàng Sa) lại do người Chiêm Thành cung cấp. Theo ghi chép trong sách “Tống hội yếu”, năm 1018, sứ giả Champa đi sứ Trung Quốc có nói (dịch nghĩa): “Chúng tôi đến Quảng Châu, thuyền bị gió thổi trôi đến Thạch Đường, đi mãi mới đến được đây. Thạch Đường trên biển cách Nhai Châu 700 dặm, chìm dưới nước 8-9 thước”. Qua miêu tả cho thấy, Thạch Đường chính là quần đảo Hoàng Sa. Do đoạn văn tự này do người Trung Quốc ghi lại, nên các chuyên gia Trung Quốc liền cho rằng đó là một chứng cứ lịch sử cho thấy Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng họ cố tình không chịu hiểu là: phía Trung Quốc chỉ là người ghi chép lại, còn người Chiêm Thành mới là bên cung cấp thông tin, sự việc được ghi lại chính là: người Chiêm Thành đã đến quần đảo Hoàng Sa. "Chính vì vậy, nếu lấy ghi chép trong sử liệu làm chuẩn, người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa sớm nhất, Vương quốc Champa là một bộ phận của Việt Nam ngày nay. Xét về quan hệ kế thừa chủ quyền, chính người Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa đầu tiên", tác giả Oa Đằng viết. Phương Nguyên (Tổng hợp) ======================= Bởi vậy, cô em Đài Loan nên thừa nhận sự thật khách quan này và "vì đại cuộc" khi cô em là Đồng minh của Hoa Kỳ - quốc gia đã xác định quyền lợi căn bản ở biển Đông - để thừa nhận việc cô em vẽ ra cái đường lưỡi bò này là một việc không đúng đắn. Sự phát triển của nền văn minh đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn cầu trước một sự hội nhập. Sẽ không thể có một thế giới đa cực trong tương lai. Bởi vậy cô em Đài Loan nên tự hiểu mình phải lựa chọn như thế nào.
    1 like
  9. Vũ khí hạt nhân: Nga - Trung đừng đùa với nước Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân trong bối cảnh họ đang có rất nhiều "mối quan hệ căng thẳng". Kho vũ khí hạt nhân của Nga đáng sợ tới mức nào? Vũ khí hạt nhân: Nga áp đảo Mỹ Cuộc thử nghiệm bất ngờ Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, 7h45 ngày 23/9/2014, tên lửa đạn đạo Minuteman-3 không mang đầu đạn được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California tới đảo Kwajalein có khoảng cách 6.760 km. Chỉ huy của đơn vị tên lửa số 91 khẳng định cuộc thử nghiệm hoàn toàn thành công. Minuteman-3 là loại tên lửa ba tầng liên lục địa có khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Tên lửa này là sản phẩm của hãng Boeing, trọng lượng 35,3 tấn, dài 18,26 m, đường kính thân 1,67m, tầm bay cao tối đa 1.120 km, tầm bắn 13.000 km, tốc độ 7km/s. Sai số mục tiêu là không đáng kể, từ 85 - 450. Thời gian triển khai để có thể khai hỏa Minuteman-3 chỉ mất vài phút. Điều đặc biệt, loại tên lửa này ngoài việc được trang bị trên các căn cứ không quân trên lãnh thổ Mỹ, nó còn được bố trí tại một số căn cứ của Mỹ trên thế giới và NATO. Ngoài ra, Minuteman-3 còn có thể trang bị trên các tàu ngầm. Điều này đồng nghĩa với việc độ bao phủ của Minuteman-3 là... toàn cầu. Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Minuteman-3 Mỗi tên lửa này có thể mang theo 3 đầu đạn hạt nhân, sức nổ 300 - 500 kiloton, tương đương với 300.000 - 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Hiện nay Mỹ đang có nhiều dự án nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhưng Minuteman-3 vẫn khẳng định sự hiệu quả và ổn định nhất. Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định đây chỉ là một cuộc thử nghiệm hoàn toàn bình thường để kiểm tra khả năng hoạt động và sẵn sàng phản ứng của lực lượng hạt nhân Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sử dụng dữ liệu từ vụ phóng để tiếp tục đánh giá sự phát triển của lực lượng. Tuy nhiên, cuộc thử nghiệm ngấm ngầm và đầy bất ngờ, vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại của nước Mỹ sẽ khiến không ít người lo ngại về mục đích thực sự của nó. Đừng dùng vũ khí hạt nhân để đùa Mỹ Vũ khí hạt nhân thời điểm vừa qua được các đối thủ của Mỹ nhắc đến một với tần suất tăng đột biến. Với nước Nga, trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga - phương Tây tuột dốc thành một cuộc khủng hoảng. Cả hai bên đều có những hành động quân sự mang ý nghĩa răn đe trực tiếp dành cho nhau. Tiêu biểu như cách mà NATO và Nga ngoại giao tập trận ròng rã từ tháng 5/2014 cho đến nay. Lần gần đây nhất kết thúc bằng cuộc tập trận Vostok-2014 với quy mô lớn chưa từng có của Nga và các cuộc tập trận của NATO trên chính đất Ukraine. Trong những lần tập trận đó, trong những động thái căng thẳng đó, vũ khí hạt nhân liên tiếp được nhắc đến. Tuy nhiên nó chỉ được phát ra từ Moscow. Lần đầu tiên vào tháng 6/2014, khi Tổng thống Poroshenko tuyên thệ nhậm chức và khẳng định sẽ đòi lại bán đảo Crimea bằng mọi giá. Và Moscow lập tức phản ứng, khẳng định sẽ giữ Crimea bằng mọi cách, trong đó ám chỉ đến cả lực lượng hạt nhân của mình. Tên lửa đạn đạo của Nga Ngày 3/9/2014, Moscow tuyên bố sẽ tập trận hạt nhân vào cuối tháng 9/2014. Ngày 10/9/2014, quân đội Nga phóng thử thành công một tên lửa liên lục địa từ tàu ngầm hạt nhân. Tổng thống Nga Putin đích thân đăng đàn khẳng định sẽ dùng vũ khí hạt nhân để chống lại NATO. Và còn nhiều lần khác, lực lượng hạt nhân của Nga được mang ra như một cái ô để đảm bảo sự răn đe hiệu quả trong mối căng thẳng với phương Tây. Và động tác sẵn sàng sử dụng thứ vũ khí này của Nga thay vì tìm kiếm các hành động chính trị, ngoại giao là thực sự đáng lên án. Ngoài Nga, còn một đối thủ tiềm năng khác của Mỹ cũng không kém phần đao to búa lớn: Trung Quốc. Sau khi mối quan hệ Nga - EU bất hòa, Trung Quốc ngay lập tức chìa bàn tay cứu vớt nền kinh tế Nga. Đổi lại, Moscow cũng vui vẻ đáp ứng những tâm nguyện của Bắc Kinh, thực ra là yêu sách. Trong đó có vấn đề về công nghệ vũ khí và công nghệ vũ trụ. Đặc biệt, hai bên đạt được một số thỏa thuận về việc hợp tác phát triển công nghệ tên lửa đẩy và Trung Quốc có vai trò cung cấp linh kiện và có khả năng còn hỗ trợ sản xuất, lắp ráp. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đứng trước cơ hội rất lớn có thể mua được hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 của Nga. Ngay lập tức, Trung Quốc ồn ào lên tiếng về việc các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa của mình sắp đến hồi thành công. Đặc biệt với tên lửa liên lục địa DF-41. Tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng từ các tàu ngầm của nước Mỹ Thực tế, những tên lửa này của Trung Quốc còn vướng phải hai tử huyệt về công nghệ là tên lửa đẩy và nhiên liệu vận hành. Nhiều nhà phân tích cho rằng với khả năng nhái công nghệ ưu việt của mình, những vũ khí hiện đại từ Nga sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một số lượng lớn câu trả lời cho những gì họ còn khiếm khuyết. Dù chưa thực sự thành công trong việc phóng tên lửa hạt nhân đến lãnh thổ nước Mỹ, nhưng đã rất nhiều lần Trung Quốc bóng gió về khả năng hạt nhân đáng gờm của mình. Một đối thủ ồn ào, kẻ còn lại thì bóng gió hăm dọa. Còn Mỹ trong cuộc chơi này đã chọn cách nào? Họ không mang vũ khí hạt nhân ra để luyện tập trong khi căng thẳng lên tới cao trào. Tên lửa của họ không phóng tập từ những căn cứ nhạy cảm. Một cuộc thử nghiệm nhỏ, thường kỳ, ít ồn ào trên các phương tiện truyền thông. Hẳn Mỹ chỉ muốn khẳng định rằng, họ có vũ khí hạt nhân, nhưng đó chỉ là quân bài cuối cùng. Với những kinh nghiệm cay đắng về loại vũ khí này, người Mỹ chỉ sử dụng tới nó khi và chỉ khi nước Mỹ thực sự lâm nguy. Đỗ Phong =================== Các quý vị bình luận gia trong nước và quốc tế trong bài viết này, còn wên một yếu tố wan trọng trong chiến tranh hại điện. Đây cũng là điều mà Lão Gàn phát biểu ý kiến từ lâu rùi. Đó là: Trong chiến tranh hại điện, nước nào phòng thủ tốt, nước đó chiến thắng cuối cùng. Đôi lúc Lão Gàn nghĩ lẩm cẩm thế này: Tất cả tên lửa hạt nhân và hành trình bắn tới Mỹ đều bị vô hiệu hóa bằng lá chắn tên lửa và laze. Sau đó nước Mỹ vì suy thoái kinh tế chỉ chọi đá tảng và gạch củ đậu vào quốc gia đối thủ. Tuy nhiên, chắc nước Mỹ không đến nỗi suy thoái tệ hại như vậy. Chí ít cũng còn có bom từ thời thế chiến thứ II. Nhưng tất cả những gì Lão Gàn nói liên quan đến vấn đề này đều chỉ là lý thuyết. Mà mọi "lý thuyết thì đều màu xám".
    1 like
  10. Trung Quốc nham hiểm lấy tàu cá làm vũ khí, Việt Nam khó đối phó Hồng Thủy 18/08/14 06:46 Thảo luận (14) (GDVN) - Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và hải quân Mỹ sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi đối mặt với tàu cá Trung Quốc. Làm thế nào để xử lý chúng... Malaysia không đối đầu Trung Quốc ở Biển Đông đổi lấy quan hệ kinh tế Tướng Dempsey: Đối thoại Việt-Mỹ không tránh được cái bóng Trung Quốc Dempsey: Không ép Việt Nam chọn Mỹ hay TQ, sẽ giúp phát triển hải quân Tàu cá vỏ thép Trung Quốc là vũ khí nham hiểm, thủ đoạn bẩn thỉu Trung Quốc thường dùng để bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông. Defense News ngày 17/8 bình luận, việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn xua hàng loạt tàu đánh cá ra Biển Đông để thúc đẩy tuyên bố "chủ quyền" (vô lý và phi pháp) của họ dường như không có cách nào ngăn cản hiệu quả. Ví dụ mới nhất xảy ra hồi tháng 5 khi Trung Quốc điều hơn 70 tàu tuần tra và tàu cá bảo vệ giàn khoan 981 (hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, chưa kể tới các tàu hải quân và máy bay quân sự). "Tàu cá trở thành công cụ tuyệt với cho giới chức Bắc Kinh, nơi mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất đều đặt dưới sự kiểm soát của họ", Sam Tangredi, tác giả cuốn sách "Anti-Access Warfare" bình luận. Điều động tàu cá đến các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp hoặc tạo ra một hàng rào để ngăn cản tàu hải quân, tàu công vụ các nước khác hay kiếm cớ vu vạ đối phương được Trung Quốc thực hiện như một thủ đoạn kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan núp dưới cái vẻ bề ngoài "kháng cự bất bạo động" bằng cách sử dụng ngư dân và tàu cá. Dean Cheng, một chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Quỹ Heritage cho biết, Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và hải quân Mỹ sẽ rơi vào tình thế khó khăn khi đối mặt với tàu cá Trung Quốc. Làm thế nào để xử lý chúng dưới danh nghĩa dân sự? Nếu dùng vũ lực sẽ bị (Trung Quốc lu loa) coi là leo thang khủng hoảng, tấn công dân thường. Trong khi không làm gì tức là mặc nhiên thừa nhận mất quyền kiểm soát hành chính cũng như mất chủ quyền vào tay Trung Quốc. Tàu cá vỏ thép Trung Quốc trở thành phương tiện để Bắc Kinh thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền vô lý và phi pháp trên Biển Đông. Một khía cạnh cơ bản của thủ đoạn này là Trung Quốc đang tạo ra những lựa chọn khó chịu, tạo ra sự đối kháng buộc đối phương phải rút lui để tránh bị Bắc Kinh kéo vào một sự vu vạ, điều này đồng nghĩa với một chiến thắng hiệu quả cho Trung Quốc, ông nhận định. Việt Nam đã phải đối phó với nhiều tình huống tương tự khi Trung Quốc xua tàu cá ra vòng ngoài bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan 981. Người Việt Nam có rất ít cơ hội chống lại các "ngư dân" Trung Quốc lão luyện, đặc biệt nó thể hiện qua vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam hôm 27/5. Mặc dù vậy sử dụng tàu cá không phải thủ đoạn mới. Trung Quốc đã dùng chiêu bài này với đảo Đài Loan từ những năm 1990 khi xua một loạt tàu cá chen chúc khắp bên ngoài hòn đảo Mã Tổ và Kim Môn khi căng thẳng chính trị giữa 2 bờ eo biển leo thang. Trung Quốc đẩy mạnh việc sử dụng các tàu cá như một hình thức đe dọa ngay sau khi Trần Thủy Biển trở thành lãnh đạo tối cao của Đài Loan năm 2000. Thời điểm đó Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết khoảng 1000 "tàu cá" Trung Quốc đã bao vây quanh đảo Mã Tổ và Kim Môn. Các "tàu cá" này đều có vỏ thép với tải trọng khoảng 100 tấn. Ngoài ra theo Dean Cheng, đội tàu đánh cá mà Trung Quốc sử dụng còn là "một cách tuyệt vời để có được thông tin tình báo giá rẻ". Với hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh Bắc Đẩu được kết nối với các thiết bị liên lạc gắn trên tàu cá, Trung Quốc có thể bao vây một khu vực rộng lớn với độ bao phủ liên tục. Tangredi cho rằng Bắc Kinh đã rất thông minh (nham hiểm) trong việc sử dụng tàu cá để tiến hành "phong tỏa mini" các vùng biển. Nếu một tàu cá Trung Quốc bị chìm trong cuộc va chạm với tàu quân sự đối phương, truyền thông Trung Quốc sẽ lập tức vào cuộc biến tàu cá của họ thành nạn nhân. Hải quân Mỹ cũng đã từng phải đối mặt với tàu cá Trung Quốc vào năm 2009 khi tàu khảo sát Impeccable và Victorious bị quấy rối bởi tàu cá và tàu Hải giám gần đảo Hải Nam. ================== Đúng là một đám tiểu nhân, nên tiểu tiết trong sách lược. Nhưng ông cha ta đã nói: "Vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn". Ở cõi Hậu thiên này, về lý thuyết không có gì là không hóa giải được cả.
    1 like
  11. 1 like