• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/09/2014 in Bài viết

  1. Mộc Bản thân mến. Tôi trân trọng tình cảm của Mộc Bản với tôi. Nhưng trong nội dung nghiên cứu khoa học không có niềm tin. Mà là phải hiểu điều đó. Tôi không phải tạo niềm tin như một giáo chủ, mà một đám đầu đất sét nào đó cố tình chụp mũ tôi. Nhưng thật khó thay! Thế giới này có thể có người hiểu được thuyết Tương Đối, vì nó xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh này. Nhưng để hiểu được thuyết ADNh là Lý thuyết thống nhất thì khó hơn nhiều. Vì nó không phải nền tảng tri thức của nền văn minh này. Mộc Bản và tất cả mọi người đều thấy một ông "thường dân" trong clip phát biểu kinh Dịch gồm "thể và dụng" rồi chứ? Ông ta tự cho là mình hiểu Dịch và chỉ cần nói ngắn gọn để phản biện tôi "Kinh Dịch là gì?" Đúng là vớ vẩn! Đi sang Bắc Kinh hoặc vào Viện Không Tử ở Hanoi mà hỏi. Buổi nói chuyện của tôi không trình bày một định nghĩa kinh Dịch là gì. Còn giáo sư vật lý lý thuyết thuộc loại hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng (Theo lời giới thiệu của ông Dương Thụ, mọi người dự đều nghe thấy, nhưng trong clip không nghe rõ, hoặc bị cắt) thì - dù đã bị cắt rất nhiều ở clip (ông ta phản biện cỡ gần bằng nửa thời gian tôi trình bày) - thì mọi người đều nhận thấy ông ta phủ nhận tính hợp lý trong một lý thuyết khoa học thể hiện trong tiêu chí khoa học mà tôi đã trình bày. Mọi người tự suy ngẫm ý tưởng này của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam đúng hay sai. Còn tôi, tôi xác định rằng: Ông ta đã nhầm lẫn giữa chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng với thực tại của thiên nhiên, xã hội và con người - vốn là đối tượng của mọi công trình nghiên cứu khoa học. Rất tiếc! Sai lầm này không phải của một ông bán mỳ gõ, mà là của một giáo sư vật lý lý thuyết. Thảo nào, nền khoa học Việt Nam nó như báo đăng. =================== PS: Trong diễn đàn của chúng ta có một nhà khoa học Việt Nam ở Châu Âu, tôi không biết tên thật của ông là gì. Nhưng chí ít nhà khoa học này đã nhận xét hệ thống luận cứ của tôi, thông qua trao đổi với một thành viên khác sinh hoạt chung, đại ý là: phản biện Thiên Sứ rất khó vì tính tự thẩm định trong hệ thống luận cứ rất cao. Và ngay cả khi đưa luận cứ phản biện thì cũng phải chờ tác giả biện minh. Đó là bác Vuivui. Tôi luôn trân trọng bác ấy. Trong dịp xác định thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, thì bác Vuivui không phản bác tôi, mà chỉ đặt vấn đề về những hiệu ứng liên quan. Quí vị và anh chị em có thể tìm hiểu qua topic "Lạc Việt độn toán và thời tiết Đại Lễ..", ngay trong diễn đàn này. Nhân đây, tôi muốn xin tặng bác Vuivui cuốn sách của tôi "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", nếu bác cho một địa chỉ nào đó ở Việt Nam thì tôi sẽ hân hạnh gửi đến tận nơi. Nếu như có một cuộc hội thảo quy mô về cuốn sách này, tôi hân hạnh kính mời bác Vuivui tham gia. Nếu bác không về nước thì có thể gửi tham luận công khai trên diễn đàn. Quý vị và anh chị em thân mến. Cuốn sách này sẽ không in thêm, vì tôi sắp sửa chọn ngày tốt công bố trên diễn đàn - có sửa chữa và bổ sung vì những phát kiến khoa học mới nhất trong qúa trình từ khi sách lên bàn in cho đến hôm nay.
    7 likes
  2. Thưa quý vị và anh chị em. Cho đến hai ngày gần đây, tôi mới nhận được nội dung video về cuộc trao đổi tại quán cafe Trung Nguyên ngày 30. 8. 2014. Tôi xác định rằng: Video mà tôi đưa lên đây đã được (hay bị) biên tập lại và cắt rất nhiều lời phản biện của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng. Mặc dù, yêu cầu của tôi khi quay fim là ghi lại từng chi tiết. Nhưng phần còn lại của video này cũng ghi lại những nét chính của cuộc trao đổi này, để quý vị và anh chị em quán xét. Tôi sẽ trình bày rõ hơn những gì mà quý vị và anh chị em thắc mắc qua video này.
    2 likes
  3. THẤY GÌ QUA SỰ KIỆN NÀY? =============================== 30% dân Trung Quốc không thể giao tiếp được bằng tiếng Hán Hồng Thủy 24/09/14 06:51 (GDVN) - Hàng ngàn người dân Quảng Đông đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch phát sóng nội dung truyền hình địa phương từ tiếng Quảng Đông sang tiếng phổ thông. Washington Post: Trung Quốc thúc đẩy kết hôn đồng hóa Tây Tạng Tập Cận Bình bất ngờ đi Tân Cương tăng cường chống khủng bố Em trai Tổng thống Barack Obama giao lưu với sinh viên Trung Quốc Việc thúc đẩy dạy và học tiếng Hán gặp khó khăn ngay tại Trung Quốc, quê hương của nó. Bưu điện Hoa Nam ngày 23/9 đưa tin, có đến 30% trong tổng số 1,3 tỉ dân Trung Quốc không có khả năng giao tiếp bằng tiếng phổ thông, tức tiếng Hán. Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trong một sự kiện thường niên để thúc đẩy việc dạy ngôn ngữ chính thức này. Không chỉ có vậy, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trong số 70% còn lại giao tiếp được bằng tiếng Hán thì chỉ có 10% trong số này là nói được tiếng Hán một cách rành mạch và trôi chảy. Cuộc điều tra mới này cho thấy ít nhất 400 triệu người Trung Quốc vẫn không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ được xem là chính thức từ năm 1955. Bộ Giáo dục Trung Quốc đánh giá, điều này cho thấy nhiệm vụ phổ cập tiếng Hán vẫn phải đối mặt với khó khăn rất lớn. Tiêu chuẩn của tiếng phổ thông Trung Quốc là tiếng Bắc Kinh được sử dụng bởi dân tộc Hán. Ngoài ra còn các thứ tiếng phổ biến khác như tiếng Quảng Đông, Phúc Kiến và tiếng Ngô. Ngoài ra các dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc cũng có tiếng nói, ngôn ngữ riêng của họ và khác tiếng Hán ở mức độ khác nhau. Nhằm nỗ lực phổ biến ngôn ngữ hính thức, những đoạn quảng cáo, khẩu hiệu kêu gọi người dân Trung Quốc nói tiếng Hán đã xuất hiện trên đài phát thanh, truyền hình, xe bus và các địa điểm công cộng gần đây. Tuy nhiên chiến dịch này cũng bị xem là gây tranh cãi và kích động sự bất mãn trong xã hội khi có những quan điểm nghi ngờ Bắc Kinh "đồng hóa" các dân tộc, vùng miền khác hay loại bỏ văn hóa của họ. Mùa hè năm 2010 hàng ngàn người dân Quảng Đông đã xuống đường biểu tình phản đối kế hoạch phát sóng nội dung truyền hình địa phương từ tiếng Quảng Đông sang tiếng phổ thông, tức tiếng Hán Bắc Kinh. Tại Hồng Kông, người dân lo ngại về việc chính quyền ngày càng nhấn mạnh tăng cường giáo dục tiếng phổ thông trong các trường học, ảnh hưởng đến tiếng Quảng Đông và các ngôn ngữ địa phương khác được sử dụng áp đảo bởi cộng đồng dân cư ở đó. Những người này lo ngại văn hóa và bản sắc của họ có thể bị suy yếu dần theo thời gian.
    1 like
  4. Hi! Sư phụ qua ngày thứ nhất. Hổng thấy gì mệt mỏi, vưỡn chém gió ào ào.Hì! Sáng hôm nay, bà xã hỏi: "Anh có thấy đói không?". Sư phụ trả lời là "Không! Vừa uống ly nước muối rửa ruột". Có điều là không biết lượng muối là bao nhiêu, chỉ vừa đủ mặn như canh.
    1 like
  5. Hoàn Cầu: Mã Anh Cửu bỏ đường lưỡi bò là bán nước, Bắc Kinh bất lợi?! Hồng Thủy 23/09/14 13:29 Thảo luận (0) (GDVN) - Không có chuyện nếu Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Có chăng chỉ thêm một trò cười. "Tập Cận Bình trực tiếp duyệt xây đảo trái phép ở Gạc Ma/Vành Khăn" "Việt Nam-Philippines cần hợp tác khảo sát Gạc Ma trước khi quá muộn" Thủ tướng Ấn Độ lên tiếng về vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc Nhà lãnh đạo đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu. Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/9 đăng bài phân tích của Khâu Nghị, cựu Nghị sĩ Quốc dân đảng Đài Loan bình luận về vấn đề Biển Đông và đường lưỡi bò. Ông Nghị cho rằng không gian liên thủ tốt nhất cho Bắc Kinh và Đài Bắc ở Biển Đông, một là đảo Ba Bình, hai là đường lưỡi bò, còn gọi là đường chữ U hay đường đứt đoạn. Đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị lực lượng quân sự Tưởng Giới Thạch cất quân chiếm đóng bất hợp pháp và chính quyền Đài Loan ngày nay duy trì lực lượng đồn trú trái phép. Theo Khâu Nghị, hòn đảo này là "chìa khóa" ở Biển Đông. Ba Bình cách Cao Hùng, Đài Loan hơn 1600 km nên sẽ gặp khó khăn trong phòng thủ, nhưng nếu bắt tay với Bắc Kinh thì có thể "chuyển nguy thành an". Thứ hai, đường lưỡi bò đều được cả Đài Loan và Trung Quốc lấy làm (cái gọi là) quốc giới ở Biển Đông. Trong khi trọng tâm vụ kiện của Philippines lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển là tính phi pháp của đường lưỡi bò. Khâu Nghị nhắc lại, năm 1947 Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tự vẽ ra đường 11 nét đứt đoạn để định ra (cái gọi là) cương vực phương Nam. Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc đánh đuổi Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng chạy sang đảo Đài Loan, chính quyền Bắc Kinh tiếp tục lấy đường lưỡi bò (phi pháp) này làm "biên giới trên Biển Đông"?! Năm 1953, Bắc Kinh bỏ 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ, hình thành nên đường 9 đoạn như ngày nay vẫn thấy. Bất chấp sự thật lịch sử ít nhất từ thế kỷ 17 Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác lập và thực thi chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nay Khâu Nghị và cả giới chức Trung Quốc, Đài Loan lại cho rằng chỉ bằng vài nét vẽ vu vơ họ có thể đòi "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo này của Việt Nam, đó là điều nực cười, phi lý - PV. Khâu Nghị, tác giả bài phân tích nực cười trên Thời báo Hoàn Cầu. Khâu Nghị lý luận, năm 1947 Trung Quốc công bố đường lưỡi bò các nước Biển Đông không ai phản đối tức là mặc nhiên thừa nhận Biển Đông là của Trung Quốc?! Sau thập niên 70 phát hiện tài nguyên dầu mỏ phong phú ở Biển Đông các nước mới lên tiếng yêu sách?! Đó chỉ là trò lý luận của trẻ con, ấu trĩ khi tự cho mình cái quyền xí phần, nhận chỗ sang cả lãnh thổ hàng xóm chỉ bằng một vài nét nguệch ngoạc. Vụ kiện của Philippines theo bình luận của Khâu Nghị đã hình thành nên sự đối đầu giữa đường lưỡi bò Trung Quốc với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Nghị cho rằng Mỹ và Philippines muốn sử dụng dư luận quốc tế để chỉ trích (tố cáo) Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong khi Tòa án Quốc tế về Luật Biển ra hạn chót cho Bắc Kinh tháng 12/2014 có cơ hội tham gia tố tụng. Ông Nghị thừa nhận rằng đại bộ phận quan điểm cho rằng tòa sẽ có phán quyết có lợi cho Philippines. Bắc Kinh đến nay mặc dù vẫn khẳng định không tham gia, không thừa nhận và không thực thi phán quyết của tòa án trong vụ này. Nhưng Khâu Nghị nhận định, nếu Mỹ, Nhật Bản dùng dư luận quốc tế công kích Trung Quốc, lại thêm khả năng Việt Nam cũng sẽ khởi kiện, Bắc Kinh sẽ rơi vào thế rất bất lợi. Trong vụ này, Đài Loan sẽ đóng vai trò quan trọng không thể thay thế. Theo Khâu Nghị, nếu Đài Loan kiên trì yêu sách đường lưỡi bò và trưng ra lý do vẽ đường đứt đoạn 11 nét năm 1947 và các văn kiện tài liệu đi kèm sẽ giúp 2 bờ eo biển "liên thủ kháng địch". Ngược lại nếu Đài Bắc từ bỏ hoặc phủ nhận đường lưỡi bò sẽ vô cùng bất lợi cho Bắc Kinh, đồng thời sẽ làm tổn thương hòa bình eo biển, ông Nghị bình luận. Đài Loan sẽ lựa chọn như thế nào khi cựu đại diện ngoại giao của Mỹ tại Đài Bắc William A. Stanton mới đây công khai kêu gọi từ bỏ đường lưỡi bò tại một hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Đài Loan. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông và UNCLOS được cộng đồng quốc tế thừa nhận thì chỉ có Trung Quốc và Đài Loan vẫn khăng khăng ôm lấy đường lưỡi bò "buồn cười và ngu ngốc", "không phù hợp với luật pháp quốc tế". William A. Stanton bình luận. Phát biểu của ông William A. Stanton được Khâu Nghị xem là "vô cùng ác ý". Ông Nghị gọi động thái này là Mỹ ngầm gây áp lực lên Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò để công kích chủ trương, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm phối hợp với kiến nghị 3 không, đóng băng hành động khiêu khích trên Biển Đông do Mỹ đưa ra. Như vậy theo Khâu Nghị Đài Loan sẽ "vứt bỏ chủ quyền, danh dự và lợi ích, lật mặt với Trung Quốc và ngả hoàn toàn vào Mỹ"?! Khâu Nghị bình luận, mặc dù Mã Anh Cửu thân Mỹ, nhưng không đến nỗi bán rẻ "chủ quyền" của Trung Hoa Dân quốc. Đường lưỡi bò đã được ghi vào hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc và sách giáo khoa, nếu Mã Anh Cửu từ bỏ nó là vi hiến và sẽ bị phe Dân tiến đảng đối lập ở Đài Loan "phỉ nhổ". Mặt khác ông Nghị lý luận, vứt bỏ đường lưỡi bò, Đài Loan cũng sẽ tự vứt bỏ (cái gọi là) chủ quyền đảo Ba Bình và ở Biển Đông. Chính vì vậy, Khâu Nghị cho rằng dù Mỹ có ép nữa thì Đài Loan cũng sẽ không chịu từ bỏ đường lưỡi bò. Tuy nhiên, ông Nghị cảnh báo rằng năm 2016 sẽ đến kỳ bầu cử, nếu Dân tiến đảng lên nắm quyền với chủ trương Đài Loan độc lập thì chắc chắn Đài Loan phải dựa vào Mỹ mới có thể đương đầu với Trung Quốc. Khi đó số phận đường lưỡi bò ra sao có thể đoán trước, cục diện 2 bờ eo biển Đài Loan bị phá bỏ và hậu quả với Đài Bắc, theo Khâu Nghị là thật khôn lường! Bài phân tích của cựu Nghị sĩ Đài Loan và dụng ý đăng tải nó của Thời báo Hoàn Cầu càng làm rõ sự thật: Trung Quốc hay Đài Loan chẳng có căn cứ nào, mà chỉ vẽ bậy ra đường đứt đoạn để thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc rất sợ bị khởi kiện, mặc dù đến nay vẫn từ chối tham gia nhưng vẫn vừa nghe ngóng vừa lo. Mặt khác Đài Loan luôn bị Trung Quốc xem là một tỉnh của mình và chưa bao giờ có tư cách ngồi vào bàn đàm phán ngang hàng với các bên ở Biển Đông khi Bắc Kinh chưa cho phép. Vì vậy không có chuyện nếu Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Có chăng chỉ thêm một trò cười cho cộng đồng quốc tế thấy rõ bộ mặt thật bành trướng lãnh thổ của họ và bản chất vô lý, phi pháp của đường lưỡi bò mà thôi - PV. ================== Hề! Hề! Từ lâu, Lão Gàn đã đặt vấn đề Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò, Ít nhất cũng từ năm "ngoải" ngay trong cái tô bích này. Vì tính chính danh của vấn đề khi Hoa Kỳ xác định quyền lợi căn bản ở cái bể Đông này. Do đó, cô em Đài Loan nếu khăng khăng với đường lưỡi bò thì không khác gì chống lại "quyền lợi căn bản " của Hoa Kỳ vốn là một Đồng Minh với Đài Loan. Bởi vậy, nếu xác định là đồng minh của Hoa Kỳ thì "vì đại cuộc" cô em Đài Loan cần bỏ đường lưỡi bò. Tất nhiên, việc từ bỏ đường lưỡi bò của Đài Loan cũng sẽ có thể không thay đổi quyết tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Hoa Lục địa, nhưng lúc này tính chính danh sẽ mất hẳn. Lúc ấy, cái "quyền lợi cốt lõi" của Tung Cóoc sẽ chẳng có "cơ sở khoa học" nào để xác định chủ quyền ở bể Đông, trước cái "quyền lợi căn bản" của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, cô em Đài Loan đứng hẳn về phía Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng". Đương nhiên, họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa sai, khi mô tả cô em Đài Loan bị Hoa Kỳ đẩy khỏi cuộc chơi, trong bức tranh :"canh bạc cuối cùng". Trong trường hợp này, nếu Đài Loan bị tấn công, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ bảo vệ đồng minh của mình. Còn ỡm ờ như hiện nay, chắc cô em sẽ bị loại khỏi cuộc chơi với nhiều nghĩa. Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tấy Thái Bình Dương trong canh bạc này đều có những sự lo ngại với những hoàn cảnh khác nhau. "Canh bạc cuối cùng" đang diễn biến khuých tạp. Híc!
    1 like
  6. Câu hỏi của Vi Tiểu Bảo còn một hàm ý nữa là: "Ngoài yếu tố phong thủy của ngôi gia còn có yếu tố nào nữa không?". Tôi trả lời thêm rằng: Ngoài yếu tố phong thủy - cả Âm Dương trạch - thì còn một yếu tố nữa là: Định tính của số phận mỗi cá nhân. Phong thủy chỉ có thể thay đổi định lượng của số phận chứ không thay đổi được định tính số phận. Và mỗi số phận cá nhân lại chỉ là một phần tử trong số phận của một tập hợp bao trùm lên nó. Trận sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, hoặc ở Indo năm 2004 là những ví dụ về số phận những cá nhân phụ thuộc vào số phận của một tập hợp bao trùm lên nó. Nghịch lý toán học Cantor chính là sự phản ánh về mặt lý thuyết tư duy phân loại - trạng thái tư duy đầu tiên của những sinh vật xuất hiện trên trái Đất này và phát triển thành tư duy phân loại trừu tượng cao cấp hơn ở con người. Nhưng thuyết ADNh - nhân danh nền văn hiến Việt - đã ứng dụng trong hệ thống lý thuyết của nó tư duy phân loại này rất cao cấp (Lý thuyết toán học Cantor, mới chỉ là đạng sơ khai của nền văn minh hiện đại, so với thuyết ADNh. Vậy mà nó vẫn "chưa được khoa học công nhận"). Lý thuyết này phát biểu rằng: - Mọi tập hợp đều là phần tử của một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. - Có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào hàm chứa nó. Chính tiên đề II làm nên mâu thuẫn hình thức với tiền đề thứ nhất - và với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại không thể nào hiểu được bản chất của một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp. Bởi vậy, họ mới gọi nó là "nghịch lý toán học Cantor. Nhưng nhân danh nền văn hiến Việt với thuyết ADNh chính là thuyết thống nhất vũ trụ, cá nhân tôi công nhận lý thuyết toán học Cantor và xác định rằng: Tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp chính là Thái Cực. Do đó, ngay cả trái Đất này cũng chỉ là một phần tử trong tập hợp lớn hơn nó là Thái Dương hệ. Nếu Thái Dương hệ nổ tung thì cả quả địa cầu cũng bị xóa sổ và tử vi, phong thủy tốt cho mỗi cá nhân, cho đến cả những quốc gia hùng mạnh hay nhược tiểu trên thế giới này cũng chỉ là số phận của những phần tử phụ thuộc vào tập hợp hàm chứa nó.
    1 like
  7. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. Có thể nói rằng: Hầu hết những hệ thống ngôn ngữ trên thế giới , ngay trong thế giới hiện tại cũng chưa thể so sánh với hệ thống ngôn ngữ Việt cổ từ hơn 2000 năm trước. Tức là: ngôn ngữ hiện đại trong một cuộc sống hiện đại với sự phát triển phong phú của các mối quan hệ xã hội, phương tiện sử dụng - còn gọi là sinh ngữ - của bất cứ dân tộc nào - sẽ phải có một vốn từ đồ sộ hơn nhiều so với thời cổ đại của họ. Nhưng vẫn không thể so sánh với tính cao cấp của ngôn ngữ Việt từ hàng ngàn năm trước. Tất cả mọi hệ thống ngôn ngữ đang sử dụng hiện nay đều chỉ là sự ghép tiếng trong một hệ thống ngữ pháp của nó và thiếu sự liên hệ tính phân loại và tính hệ thống với các danh từ cùng loại. Chưa nói đến sự nghèo nàn về vốn từ. Nhưng di sản ngôn ngữ Việt, chỉ cần dẫn những từ sinh hoạt phổ biết, có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước cũng đủ để thấy sự vượt trôi so với tất cả những ngôn ngữ hiện đại. Sự phong phú trong từ nhân xưng và tính phân loại trong quan hệ xã hội. Bây giờ chúng ta xét những từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Việt. Nếu như trong tiếng Anh - ngôn ngữ hiện đại và phổ biến trong nền văn minh hiện đại - ngôi thứ nhất phổ biến chỉ có đại từ tự xưng là "I". (Tôi không rành tiếng Anh, nên hiểu đơn giản như vậy, nhưng dù có thêm một hai từ tiếng Anh là đại từ tự xưng thì cũng không thể phong phú bắng tiếng Việt). Nhưng trong tiếng Việt thì từ tự xưng rất phong phú: Tôi, ta, tao, tớ, mình...và nó còn mượn các từ nhân xưng khác để thanh đại từ tự xưng: Như chú (đây), Bác (đây), Ba (đây), chị (đây), Anh (đây), cháu (đây)..... Còn đại từ nhân xưng ngôi thứ hai cũng rất phong phú: Mày, mi, ngươi, đằng ấy, mình (Dùng chung với đại từ tự xưng)....Ngoài ra các địa từ chỉ chức danh cũng được sử dung cho các từ nhân xưng ngôi hai, như: anh, chị, cậu cô , chú , bác...vv... Chỉ cần một hiện tượng này, cũng cho thấy mối quan hệ xã hội Việt từ ngàn xưa đã rất phức tạp và ngôn ngữ Việt mô tả các đại từ nhân xưng trong từng hoàn cảnh ứng dụng. Hay nói cách khác: Tính phân loại chi tiết trong xưng bho6 tùy hoàn cảnh, mô tả một sự quan hệ - liên quan cả đến lễ giáo - đã đủ phong phú và chứng tỏ sự phát triển của ngôn ngữ Việt từ hàng ngàn năm trước. Sự phong phú trong từ mô tả cảm xúc trong mối liên hệ con người và cảnh quan. Mênh mông, man mác, miên man, chầm chậm, lãng đãng, ngột ngạt, đìu hiu, quạnh quẽ, bàng bạc, hiu hắt, bát ngát.... Tôi chưa thể thống kê hết những từ như vậy trong một bài viết này. Nhưng sự xuất hiện của những từ mô tả canh quan gắn liền với cảm xúc con người trong tiếng Việt cho thấy một ngôn ngữ cao cấp với sự phân loại rất chi tiết trong mối liên hệ giữa cảm xúc của con người với cảnh quan. Tôi tin rằng nhiều từ tiếng Việt tôi dẫn ở đây, không có từ tương đương, ngay trong những từ của những ngôn ngữ hiện đại và cũng rất khó dịch ra tiếng Anh. Ngay cả ngôn ngữ Tàu, cũng có thể có những từ gần giống - do ảnh hưởng của nền văn hiến huyền vĩ Việt - chứ không thể sinh động bằng ngôn ngữ Việt. Hoặc ngay như một ví dụ tôi dẫn chứng ở trên về phát âm tiếng Tàu "Zdén zdén" trong ngôn ngữ Tàu, cũng không thể có tính sinh động trực quan bằng từ "Inh ỏi", hoặc "ầm ĩ" trong tiếng Việt khi mô tả âm thanh. Quí vị xem lại sự so sánh dưới đây: "Zdén zdén" xeo kủ xi shứ chha ooan. 喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨 Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Tàu cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm: "Inh ỏi" tiêu trống hề oán ly gia Rõ ràng, tiếng "inh ỏi" trong tiếng Việt trong cách phát âm, mô tả một trạng thái tiếng trống gần với thực tế hơn nhiều với cách phát âm của tiếng Tàu "zdén zdén". Những từ mô tả cảm xúc tự thân trong con người. Ngoài những ngôn ngữ tương tự với các ngôn ngữ khác mô tả cảm xúc, như: giận, buồn....thì trong tiếng Việt khi kèm theo các trợ từ sẽ có sự phân loại cảm xúc cao cấp hơn nhiều: Thí dụ như miêu tả nội buồn cũng nhiều loại: * Buồn: - rười rượi. * Man mác. * Sâu lắng. * mênh mông. * miên man.... * Giận; - dữ - quá - tím mặt, - đỏ mặt - oán - hóa điên. - âm thầm. - ra mặt..... * Cười: - ruồi - tươi - buồn. - toe toét - nhạo - ngạo nghễ - sằng sặc.... - khằng khặc, - khèng khẹc. - khùng khục. - trong cổ hong. - phì.... * Vui: - vẻ. - như mở cờ trong bụng. - rạng rỡ. - như Tết. - mừng - ..... Tóm lại trong ngôn ngữ Việt tính phân loại rất cao cấp, trong việc mô tả cảm xúc bên trong con người.. Tính phong phú của tiếng Việt trong sự phân loại, tôi xin đặt vấn đề giới thiệu như trên. Tôi nghĩ là người Việt Nam, nói tiếng Việt sẽ liên hệ được nhiều hiện tượng khác. Nhưng vấn đề không dừng tại đây. Mà còn tính hệ thống trong ngôn ngữ Việt. Và chính tính hệ thống này sẽ là cơ sở để thẩm định sự cải cách trong tiếng Việt mà tôi đặt ra ngay trong tiêu đề của bài viết này: "Thúy" hay "thúi", "bánh giày" hay "bánh dầy"?
    1 like
  8. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. Để mở đầu cho phần này, tôi lại giới thiệu vài điều về ông Phạm Công Thiện. Tôi vẫn không có ý kiến gì về những quan niệm của ông. Mà chỉ dẫn những luận điểm của ông như một nhận thức của một con người, được phổ biến như một thực tại khách quan. (Nguồn: Thư viện mở Wikipedia tiếng Việt) Như vậy quí vị cũng thấy rất rõ rằng: Ông Phạm Công Thiện đánh giá những thành tựu của nền văn minh thế giới bằng đơn vị thấp nhất trong nấc thang tiền tệ - Tính bằng xu. Nhưng ông phải vì nể sự minh triết lớn lao trong hệ thống ngôn ngữ Việt. Đấy là một quan điểm, một cái nhìn tồn tại khách quan thể hiện ở một con người là ông Phạm Công Thiện. Quan điểm đó, cái nhìn đó đúng hay sai chưa bàn vội. Nhưng nó đã tồn tại và phổ biến qua phương tiện được nhiều người biết đến là trang Thư viện mở Wikipedia. Tôi dẫn lời ông Phạm Công thiện chỉ là gây ấn tượng cho bài viết và nó không nằm trong hệ thống những luận cứ của tôi. Nhưng tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn này rằng; Một hệ thống ngôn ngữ cao cấp có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ khác ra ngôn ngữ của nó. Nhưng những hệ thống ngôn ngữ thấp hơn không thể thực hiện được điều này. Đây là điều hiển nhiên. Và đấy cũng chỉ là một yếu tố. Vấn đề còn là: Một ngôn ngữ cao cấp có khả năng chuyển đổi, dung nạp tất cả các khái niệm của các hệ thống ngôn ngữ thấp hơn ra ngôn ngữ của nó. Nhưng các ngôn ngữ thấp hơn lại không thể làm được điều này với một ngôn ngữ cao cấp hơn nó. Đấy chinh là nguyên nhân để ngôn ngữ Việt có thể Việt hóa - qua cách phát âm Việt - trên 30. 000 ký tự Hán. Mà nó không bị Hán hóa về ngôn ngữ, sau khi đất nước Văn Lang của Việt tộc bị sụp đổ hàng ngàn năm. Điều này, cho thấy số lượng từ ngữ và cấu trúc nội hàm của ngôn ngữ Việt phải hết sức phong phú, nên mới có khả năng Hán hóa một số lượng ngôn từ Hán lớn như vậy, ra ngôn ngữ Việt. Chưa hết, những dấu ấn ngôn ngữ Việt mà các nhà ngôn ngữ học tìm thấy ở Nam Đảo, Việt Mường...Thực chất là những bằng chứng cho thấy ngôn ngữ Việt đã một thời bao trùm cả nền văn minh Đông phương và ảnh hưởng đến ngôn ngữ của các dân tộc sống gần nền văn minh Việt tộc và chịu ảnh hưởng của nó, qua những chính những dấu ấn còn lại từ hàng ngàn năm trước trong ngôn ngữ của họ. Lịch sử thăng trầm của nền văn minh Việt từ hàng ngàn năm trước, đã khiến cho nó tản mạn khắp nơi và ghi dấu ấn trong ngôn ngữ Việt Mường, Nam Đảo và cả ngôn ngữ Hán. Riêng về ảnh hưởng của ngôn ngữ Việt lên ngôn ngữ Hán, nhà nghiên cứu Lãn Miên đã trưng dẫn Thuyết Văn Giải Tự - một cuốn từ điển nổi tiếng của nền văn minh Hán - ra đời vào thế kỷ thứ I AC, có rất nhiều từ có xuất xứ từ ngôn ngữ Việt. Sự ảnh hưởng của nền văn minh Việt lên văn hóa Hán, không chỉ thể hiện ở ngôn ngữ. Trong Thiên Hiến Vấn, sách Luận ngữ, chính người được gọi là Khổng Tử - nhân vật nổi tiếng được coi là tạo dụng và ảnh hưởng lớn đến nền văn minh Hán - cũng đã phát biểu: Thế kỷ VII BC, chính là thời điểm mà "hầu hết những nhà khoa học trong nước" với "cộng dồng khoa học quốc tế" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, khi họ cho rằng: Đấy là thời điểm xuất hiện quốc gia Văn Lang, mà họ gọi là "nhà nước sơ khai, cùng lắm là một liên minh bộ lạc" và "địa bàn sinh hoạt vỏn vẹn ở Đồng bằng Bắc Bộ" với những người dân "Ở trần đóng khố". Tất nhiên, để cho có tính logic tối thiểu của những cái đầu gọi là học giả ấy, họ phủ nhận luôn "người Man" mà Khổng tử nhắc đến là không nhằm chỉ người Việt ở Nam Dương Tử. Nhưng trong tiểu luận "Y phục thời Hùng Vương", tôi đã chứng minh rằng chính nền văn minh Việt với những di sản còn lại, ngay trên đất Việt hiện nay và ngay bây giờ - khi tôi đang gõ những chữ này - đã xác định nền văn minh Việt cổ xưa mặc áo cài vạt bên trái. Qua đó xác định rằng; Nền văn hiến Việt đã gấy một ảnh hưởng rất lớn đến chính nền văn minh Hán, từ hàng ngàn năm trước. Cụ thể: Ít nhất từ thế kỷ thứ VII BC. Chưa hết. Ngay trong Việt Sử Lược - cuốn sách được những học giả trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", tôn vinh gọi là "Đại Việt sử Lược" ấy - lấy ra làm dẫn chứng cho quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử , để xác định rằng: Thời Hùng Vương bắt đầu từ thê kỷ thừ VII BC. Nhưng cũng ngay trong Việt sử lược, lại có đoạn chép: Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang tiếp kiến Hùng Vương , đề nghị liên minh chống lại nhà Chu. Nhưng bị Hùng Vương từ chối". Tất nhiên, họ cũng đi gam "lờ" và không bao giờ nhắc tới đoạn này trong Việt sử Lược, trong các bài viết của họ khi nói tới Thời Hùng Vương. Một sự phủ định trắng trợn những bằng chứng khách quan của những học giả phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Phải chăng, đấy là "cơ sở khoa học" của họ. Làm gì có chuyện một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" với "địa bàn hoạt động, vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng" lại hân hạnh được quốc gia bá chủ Trung Nguyên vào thế kỷ thứ V BC, tồn tại ở hạ lưu Nam Dương tử (cách đồng bằng Bắc bộ hàng vạn dăm, lại được wan tâm với tư cách là một liên minh quan trọng trong việc chống lại cả một đế chế!? Dẫn Việt sử lược, cũng mới chỉ là một hiện tượng làm ví dụ cho cái gọi là "cơ sở khoa học" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận những giá trị của nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử. Qua những dẫn chứng trên, mặc dù không phải là một chuyên đề về cội nguồn Việt sử - nhưng có thể nói rằng: Trong tất cả mọi lĩnh vực, kể cả cội nguồn văn minh Đông phương, đều xác định một chân lý bao trùm và giải thích một cách hợp lý mọi hiện tượng liên quan, đều chỉ thẳng đến Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tôi cũng xin nói luôn: Ngay cả những tri thức khoa học tiên tiến nhất, cũng không vượt thoát được những gía trị tri thức của nền văn minh Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bởi vì: Thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt chính là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Xin lỗi! So với lý thuyết này, tất cả những gì có được của nền văn minh hiện đại, mới chỉ ở dạng bán khai. Tất nhiên, ngôn ngữ Việt vốn là hệ quả của một lý thuyết thống nhất, tất yếu nó phải là một hệ thống ngôn ngữ rất cao cấp và hàm chứa trong nó những giá trị của một nền văn minh cao cấp, chủ nhân của lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là điều giải thích cho một hiện tượng tồn tại khách quan là sự nhìn nhận của ông Phạm Công Thiện về hệ thống ngôn ngữ này. Có lẽ tôi phải nhắc lại rằng: Tôi không coi nhận định của ông Phạm Công Thiện như là một luận cứ chứng minh cho những luận điểm của tôi, theo kiểu "Ông Phạm Công Thiện đã nói..." như là một chân lý để biện minh cho luận điểm. Mà chỉ coi đó là một hiện tượng khách quan cần giải thích từ hệ thống luận điểm cho rằng: Ngôn ngữ Việt là một ngôn ngữ cao cấp có ảnh hưởng tới những ngôn ngữ của những nền văn minh liên quan đến nó. Tôi cũng xin phép nhắc lại một tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học, rằng: Một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy được tính ưu việt của hệ thống ngôn ngữ Việt. Và cũng căn cứ vào chuẩn mực này, mới thấy rất rõ rằng: Sự phủ nhận truyền thống văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố". Cũng căn cứ vào chuẩn mực này, chúng tôi xác định rằng: Ngôn ngữ Việt có tính hệ thống, tính nhất quán, tính quy luật và khả năng phát triển (Tính tiên tri) trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc. Điều này cũng giải thích được khả năng dung nạp và Việt hóa tất cả các ngôn ngữ khác trong hệ thống của nó. Còn tiếp
    1 like