-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/09/2014 in all areas
-
Hoàn Cầu: Mã Anh Cửu bỏ đường lưỡi bò là bán nước, Bắc Kinh bất lợi?! Hồng Thủy 23/09/14 13:29 Thảo luận (0) (GDVN) - Không có chuyện nếu Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Có chăng chỉ thêm một trò cười. "Tập Cận Bình trực tiếp duyệt xây đảo trái phép ở Gạc Ma/Vành Khăn" "Việt Nam-Philippines cần hợp tác khảo sát Gạc Ma trước khi quá muộn" Thủ tướng Ấn Độ lên tiếng về vấn đề Biển Đông, quan hệ với Trung Quốc Nhà lãnh đạo đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu. Thời báo Hoàn Cầu ngày 23/9 đăng bài phân tích của Khâu Nghị, cựu Nghị sĩ Quốc dân đảng Đài Loan bình luận về vấn đề Biển Đông và đường lưỡi bò. Ông Nghị cho rằng không gian liên thủ tốt nhất cho Bắc Kinh và Đài Bắc ở Biển Đông, một là đảo Ba Bình, hai là đường lưỡi bò, còn gọi là đường chữ U hay đường đứt đoạn. Đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị lực lượng quân sự Tưởng Giới Thạch cất quân chiếm đóng bất hợp pháp và chính quyền Đài Loan ngày nay duy trì lực lượng đồn trú trái phép. Theo Khâu Nghị, hòn đảo này là "chìa khóa" ở Biển Đông. Ba Bình cách Cao Hùng, Đài Loan hơn 1600 km nên sẽ gặp khó khăn trong phòng thủ, nhưng nếu bắt tay với Bắc Kinh thì có thể "chuyển nguy thành an". Thứ hai, đường lưỡi bò đều được cả Đài Loan và Trung Quốc lấy làm (cái gọi là) quốc giới ở Biển Đông. Trong khi trọng tâm vụ kiện của Philippines lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển là tính phi pháp của đường lưỡi bò. Khâu Nghị nhắc lại, năm 1947 Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc của chính quyền Tưởng Giới Thạch đã tự vẽ ra đường 11 nét đứt đoạn để định ra (cái gọi là) cương vực phương Nam. Sau khi đảng Cộng sản Trung Quốc đánh đuổi Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng chạy sang đảo Đài Loan, chính quyền Bắc Kinh tiếp tục lấy đường lưỡi bò (phi pháp) này làm "biên giới trên Biển Đông"?! Năm 1953, Bắc Kinh bỏ 2 nét đứt ở vịnh Bắc Bộ, hình thành nên đường 9 đoạn như ngày nay vẫn thấy. Bất chấp sự thật lịch sử ít nhất từ thế kỷ 17 Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã xác lập và thực thi chủ quyền một cách hòa bình, liên tục, hợp pháp với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nay Khâu Nghị và cả giới chức Trung Quốc, Đài Loan lại cho rằng chỉ bằng vài nét vẽ vu vơ họ có thể đòi "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo này của Việt Nam, đó là điều nực cười, phi lý - PV. Khâu Nghị, tác giả bài phân tích nực cười trên Thời báo Hoàn Cầu. Khâu Nghị lý luận, năm 1947 Trung Quốc công bố đường lưỡi bò các nước Biển Đông không ai phản đối tức là mặc nhiên thừa nhận Biển Đông là của Trung Quốc?! Sau thập niên 70 phát hiện tài nguyên dầu mỏ phong phú ở Biển Đông các nước mới lên tiếng yêu sách?! Đó chỉ là trò lý luận của trẻ con, ấu trĩ khi tự cho mình cái quyền xí phần, nhận chỗ sang cả lãnh thổ hàng xóm chỉ bằng một vài nét nguệch ngoạc. Vụ kiện của Philippines theo bình luận của Khâu Nghị đã hình thành nên sự đối đầu giữa đường lưỡi bò Trung Quốc với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Nghị cho rằng Mỹ và Philippines muốn sử dụng dư luận quốc tế để chỉ trích (tố cáo) Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong khi Tòa án Quốc tế về Luật Biển ra hạn chót cho Bắc Kinh tháng 12/2014 có cơ hội tham gia tố tụng. Ông Nghị thừa nhận rằng đại bộ phận quan điểm cho rằng tòa sẽ có phán quyết có lợi cho Philippines. Bắc Kinh đến nay mặc dù vẫn khẳng định không tham gia, không thừa nhận và không thực thi phán quyết của tòa án trong vụ này. Nhưng Khâu Nghị nhận định, nếu Mỹ, Nhật Bản dùng dư luận quốc tế công kích Trung Quốc, lại thêm khả năng Việt Nam cũng sẽ khởi kiện, Bắc Kinh sẽ rơi vào thế rất bất lợi. Trong vụ này, Đài Loan sẽ đóng vai trò quan trọng không thể thay thế. Theo Khâu Nghị, nếu Đài Loan kiên trì yêu sách đường lưỡi bò và trưng ra lý do vẽ đường đứt đoạn 11 nét năm 1947 và các văn kiện tài liệu đi kèm sẽ giúp 2 bờ eo biển "liên thủ kháng địch". Ngược lại nếu Đài Bắc từ bỏ hoặc phủ nhận đường lưỡi bò sẽ vô cùng bất lợi cho Bắc Kinh, đồng thời sẽ làm tổn thương hòa bình eo biển, ông Nghị bình luận. Đài Loan sẽ lựa chọn như thế nào khi cựu đại diện ngoại giao của Mỹ tại Đài Bắc William A. Stanton mới đây công khai kêu gọi từ bỏ đường lưỡi bò tại một hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức ở Đài Loan. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên Biển Đông và UNCLOS được cộng đồng quốc tế thừa nhận thì chỉ có Trung Quốc và Đài Loan vẫn khăng khăng ôm lấy đường lưỡi bò "buồn cười và ngu ngốc", "không phù hợp với luật pháp quốc tế". William A. Stanton bình luận. Phát biểu của ông William A. Stanton được Khâu Nghị xem là "vô cùng ác ý". Ông Nghị gọi động thái này là Mỹ ngầm gây áp lực lên Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò để công kích chủ trương, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm phối hợp với kiến nghị 3 không, đóng băng hành động khiêu khích trên Biển Đông do Mỹ đưa ra. Như vậy theo Khâu Nghị Đài Loan sẽ "vứt bỏ chủ quyền, danh dự và lợi ích, lật mặt với Trung Quốc và ngả hoàn toàn vào Mỹ"?! Khâu Nghị bình luận, mặc dù Mã Anh Cửu thân Mỹ, nhưng không đến nỗi bán rẻ "chủ quyền" của Trung Hoa Dân quốc. Đường lưỡi bò đã được ghi vào hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc và sách giáo khoa, nếu Mã Anh Cửu từ bỏ nó là vi hiến và sẽ bị phe Dân tiến đảng đối lập ở Đài Loan "phỉ nhổ". Mặt khác ông Nghị lý luận, vứt bỏ đường lưỡi bò, Đài Loan cũng sẽ tự vứt bỏ (cái gọi là) chủ quyền đảo Ba Bình và ở Biển Đông. Chính vì vậy, Khâu Nghị cho rằng dù Mỹ có ép nữa thì Đài Loan cũng sẽ không chịu từ bỏ đường lưỡi bò. Tuy nhiên, ông Nghị cảnh báo rằng năm 2016 sẽ đến kỳ bầu cử, nếu Dân tiến đảng lên nắm quyền với chủ trương Đài Loan độc lập thì chắc chắn Đài Loan phải dựa vào Mỹ mới có thể đương đầu với Trung Quốc. Khi đó số phận đường lưỡi bò ra sao có thể đoán trước, cục diện 2 bờ eo biển Đài Loan bị phá bỏ và hậu quả với Đài Bắc, theo Khâu Nghị là thật khôn lường! Bài phân tích của cựu Nghị sĩ Đài Loan và dụng ý đăng tải nó của Thời báo Hoàn Cầu càng làm rõ sự thật: Trung Quốc hay Đài Loan chẳng có căn cứ nào, mà chỉ vẽ bậy ra đường đứt đoạn để thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Thứ hai, Trung Quốc rất sợ bị khởi kiện, mặc dù đến nay vẫn từ chối tham gia nhưng vẫn vừa nghe ngóng vừa lo. Mặt khác Đài Loan luôn bị Trung Quốc xem là một tỉnh của mình và chưa bao giờ có tư cách ngồi vào bàn đàm phán ngang hàng với các bên ở Biển Đông khi Bắc Kinh chưa cho phép. Vì vậy không có chuyện nếu Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò là Trung Quốc chấp nhận từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống Biển Đông. Có chăng chỉ thêm một trò cười cho cộng đồng quốc tế thấy rõ bộ mặt thật bành trướng lãnh thổ của họ và bản chất vô lý, phi pháp của đường lưỡi bò mà thôi - PV. ================== Hề! Hề! Từ lâu, Lão Gàn đã đặt vấn đề Đài Loan từ bỏ đường lưỡi bò, Ít nhất cũng từ năm "ngoải" ngay trong cái tô bích này. Vì tính chính danh của vấn đề khi Hoa Kỳ xác định quyền lợi căn bản ở cái bể Đông này. Do đó, cô em Đài Loan nếu khăng khăng với đường lưỡi bò thì không khác gì chống lại "quyền lợi căn bản " của Hoa Kỳ vốn là một Đồng Minh với Đài Loan. Bởi vậy, nếu xác định là đồng minh của Hoa Kỳ thì "vì đại cuộc" cô em Đài Loan cần bỏ đường lưỡi bò. Tất nhiên, việc từ bỏ đường lưỡi bò của Đài Loan cũng sẽ có thể không thay đổi quyết tâm lấn chiếm biển đảo của Trung Hoa Lục địa, nhưng lúc này tính chính danh sẽ mất hẳn. Lúc ấy, cái "quyền lợi cốt lõi" của Tung Cóoc sẽ chẳng có "cơ sở khoa học" nào để xác định chủ quyền ở bể Đông, trước cái "quyền lợi căn bản" của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, cô em Đài Loan đứng hẳn về phía Hoa Kỳ trong "canh bạc cuối cùng". Đương nhiên, họa sĩ người Gia Nã Đại gốc Hoa sai, khi mô tả cô em Đài Loan bị Hoa Kỳ đẩy khỏi cuộc chơi, trong bức tranh :"canh bạc cuối cùng". Trong trường hợp này, nếu Đài Loan bị tấn công, chắc chắn Hoa Kỳ sẽ bảo vệ đồng minh của mình. Còn ỡm ờ như hiện nay, chắc cô em sẽ bị loại khỏi cuộc chơi với nhiều nghĩa. Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ ở Tấy Thái Bình Dương trong canh bạc này đều có những sự lo ngại với những hoàn cảnh khác nhau. "Canh bạc cuối cùng" đang diễn biến khuých tạp. Híc!3 likes
-
Thưa quý vị và anh chị em. Cho đến hai ngày gần đây, tôi mới nhận được nội dung video về cuộc trao đổi tại quán cafe Trung Nguyên ngày 30. 8. 2014. Tôi xác định rằng: Video mà tôi đưa lên đây đã được (hay bị) biên tập lại và cắt rất nhiều lời phản biện của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng. Mặc dù, yêu cầu của tôi khi quay fim là ghi lại từng chi tiết. Nhưng phần còn lại của video này cũng ghi lại những nét chính của cuộc trao đổi này, để quý vị và anh chị em quán xét. Tôi sẽ trình bày rõ hơn những gì mà quý vị và anh chị em thắc mắc qua video này.1 like
-
Quán vắng!
Thiên Sứ liked a post in a topic by Vi Tiểu Bảo
Hi chú Thiên Sứ ơi, kinh nghiệm cháu nè Chú cứ mua 1,5 lít nước mía, cho vào vỏ chai lavi hoặc coca 1,5L ý Ớt cũng thế: 6 quả ớt đà lạt mầu đỏ, ngâm muối 30 phút sau đó bổ ra lấy hết hạt vất đi, còn lại thì thái nhỏ cho vào máy say sinh tố, say xong thì cho 1,5 lít nước vào, sau đó lấy cái lọc mẻ rồi lọc dần hết bã vất đi, nước thì rót vào vỏ chai lavi 1,5L Buổi sáng thì pha 2 thìa muối vào 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc cũng được, đừng pha nhiều muối quá, 2 thìa nhỏ thôi, sau đó cố uống(khó uống kinh khủng) nhưng cố gắng uống, rót ra cốc uống ít 1, 1 lúc là xong, tầm 3 - 4 hôm là sẽ quen dần Sau khi uống xong nước muối thì tầm 15 phút là bắt đầu ra nhà vệ sinh vì bắt đầu tháo hết ( rửa ruột mà) Sau đó thì cứ lúc nào đói đói thì cứ 1 cốc uống bia: 50% nước mía + 50% nước ớt + 1 hoặc 1,5 quả chanh vắt vào, khấy đều rồi uống(hỗ hợp này uống quen thấy ngon phết), có thể tăng dần lên 1 cốc nước 2 quả chanh thì ok Tổng thiệt hại 1 ngày tầm 50k tiền nước mía + 50k tiền mua ớt đà lạt + 15k tiền chanh (chanh ngoài này hơi đắt 1,5k/1 quả) tổng thiệt hại 115K ( cũng rẻ chán, hihi) ngày đầu và ngày thứ 2 đói hoa mắt, nhiều khi bị thói quen đói nên hay đi vào quán xá, có hôm cháu nhìn thấy họ bày con gà luộc mà định lao vào lấy gặm cho đỡ thèm rồi trả tiền sau(may kìm được, kaka), thấy mọi người ăn ngon mà thèm nhỏ rãi Ngày thứ 2, 3: đi tiểu sẽ vàng cạch, đăc mùi kháng sinh, không ngửi nổi, đúng mùi ở nhà vệ sinh bệnh viện, sau khi uống nước muối xong thì tháo => thì than ôi, trên đời này không có mùi nào kinh khủng như thế, nhưng chỉ ngày thứ 2 - thứ 3 thì hết cái mùi đó, đó chính là mùi thuốc, mùi pexilin, mùi kháng sinh, ....nhưng sang ngày thứ 4 thứ 5 trở đi thì nước tiểu trong vắt, không mùi gì hết Cố gắng uống đều nước hỗ hợp để tránh tụt huyết áp và đói sang ngày thứ 4 thì hết đói, nhưng thi thoảng vẫn đói, đặc biệt là nhìn thấy món nào cũng thèm, có khi ngồi máy tính là tự mò vào google search món ngon để khi nào hết 12 ngày thì chén, hihi Đến ngày thứ 5 thì nước tiểu trong vắt, cơ thể nhẹ nhàng, nhưng vẫn hơi đói vẫn uống đều nước, cố gắng làm sao ngày nào hết ngày đó, không để lưu cữu và nước phải để trong tủ lạnh vì nước mía rất nhanh chua Thứ 6 - 7 ... 12 thì phân không còn, chủ yếu là nước, cơ thể bắt đầu giảm cân Tốt nhất là những ngày này nghỉ ngơi thư thái, tập dịch cân kinh ( có thể search trên google "dịch cân kinh 12 thức", dịch cân kinh vẩy tay) nếu tập tốt sẽ thấy cơ thể đào thải tốt hơn khi nhìn nước tiểu là biết đến tối ngày thứ 12 thì nấu cháo tiết và gừng ăn, nên ăn ít, và tăng dần vào ngày hôm sau, ăn 1 vài bữa cho quen dạ thì ăn cơm Đặc biệt không được hút thuốc lá, uống nước chè, ăn uống bất cứ thứ gì Hi, chúc chú thành công, và bệnh tật cũng thuyên giảm hết1 like -
Anh chị em Địa Lý Lạc Việt lưu ý: Những bài nói của vị Phong Thủy gia này có nhiều tư liệu rất đáng lưu ý. Anh chị em nên ghi chép lại và suy ngẫm để hiệu chỉnh thu nạp vào hệ thông tri thức Địa Lý Lạc Việt.1 like
-
Quán vắng!
Vi Tiểu Bảo liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn Vi Tiểu Bảo đã nhận xét. Tôi cũng đề phòng việc này, nên thuê video ngoài quay riêng với điều kiện thu cả tiếng hắt hơi của thính giả. Tôi công khai lên mạng để mọi người tự nhận xét và thấy rằng: Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến nó khó khăn như thế nào. Ít nhất ở những gì mọi người có thể nhận thấy hình thức bên ngoài của nó. Tất nhiên tôi phải rất tự tin, mới có thể công khai tất cả mọi thứ liên quan. Cảm ơn Vi Tiểu Bảo đã nhắc nhở: Tôi sẽ không bao giờ tham gia một cuộc hội thảo nào liên quan, nếu tôi không được có quyền tham gia quyết định trong vấn đề tổ chức hội thảo.1 like -
Kính gửi sư phụ, Con ngồi xem suốt hai tiếng đồng hồ mà cảm thấy phát bực. Con khâm phục lòng kiên nhẫn và sự kiềm chế của sư phụ khi có thể ngồi giải thích với những người đặt những câu hỏi mà theo con là DỐT kinh khủng như thế. Con nghĩ sư phụ nên giữ sức khỏe và khí lực, hạn chế những cuộc tranh luận làm mệt sức như thế này. Con chúc sư phụ nhiều sức khỏe và an khang. P/s: Nếu bài viết không phù hợp xin nhờ BQT xóa. Rất cám ơn.1 like
-
Ngẫm Nghĩ
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Câu hỏi của Vi Tiểu Bảo còn một hàm ý nữa là: "Ngoài yếu tố phong thủy của ngôi gia còn có yếu tố nào nữa không?". Tôi trả lời thêm rằng: Ngoài yếu tố phong thủy - cả Âm Dương trạch - thì còn một yếu tố nữa là: Định tính của số phận mỗi cá nhân. Phong thủy chỉ có thể thay đổi định lượng của số phận chứ không thay đổi được định tính số phận. Và mỗi số phận cá nhân lại chỉ là một phần tử trong số phận của một tập hợp bao trùm lên nó. Trận sóng thần ở Nhật Bản năm 2011, hoặc ở Indo năm 2004 là những ví dụ về số phận những cá nhân phụ thuộc vào số phận của một tập hợp bao trùm lên nó. Nghịch lý toán học Cantor chính là sự phản ánh về mặt lý thuyết tư duy phân loại - trạng thái tư duy đầu tiên của những sinh vật xuất hiện trên trái Đất này và phát triển thành tư duy phân loại trừu tượng cao cấp hơn ở con người. Nhưng thuyết ADNh - nhân danh nền văn hiến Việt - đã ứng dụng trong hệ thống lý thuyết của nó tư duy phân loại này rất cao cấp (Lý thuyết toán học Cantor, mới chỉ là đạng sơ khai của nền văn minh hiện đại, so với thuyết ADNh. Vậy mà nó vẫn "chưa được khoa học công nhận"). Lý thuyết này phát biểu rằng: - Mọi tập hợp đều là phần tử của một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. - Có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp và không có một tập hợp nào hàm chứa nó. Chính tiên đề II làm nên mâu thuẫn hình thức với tiền đề thứ nhất - và với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại không thể nào hiểu được bản chất của một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp. Bởi vậy, họ mới gọi nó là "nghịch lý toán học Cantor. Nhưng nhân danh nền văn hiến Việt với thuyết ADNh chính là thuyết thống nhất vũ trụ, cá nhân tôi công nhận lý thuyết toán học Cantor và xác định rằng: Tập hợp lớn nhất bao trùm lên tất cả mọi tập hợp chính là Thái Cực. Do đó, ngay cả trái Đất này cũng chỉ là một phần tử trong tập hợp lớn hơn nó là Thái Dương hệ. Nếu Thái Dương hệ nổ tung thì cả quả địa cầu cũng bị xóa sổ và tử vi, phong thủy tốt cho mỗi cá nhân, cho đến cả những quốc gia hùng mạnh hay nhược tiểu trên thế giới này cũng chỉ là số phận của những phần tử phụ thuộc vào tập hợp hàm chứa nó.1 like -
Ngài Đặng Tiểu Bình khi còn sống phát biểu - đại ý: "Trung Quốc - ( Chứ không riêng gì Hồng Kong) - sẽ có dân chủ. Nhưng không phải bây giờ!". Bởi vậy, phong trào sinh viên ở Thiên An Môn đòi hỏi dân chủ quá sớm với nhận định của ngài Đặng. Nhưng nếu ngài Tập muốn chứng tỏ nước Tàu chưa cần dân chủ ngay bây giờ ở Hồng Kông, như ngài Đặng đã làm ở Bắc Kinh thì thật là một điều cần thành kính phân ưu cho sự nghiệp của ngài Tập. Bởi vậy, Lão Gàn đã nhận định với một giả thuyết hết sức thuận lợi cho ngài Tập là: ngay cả khi ngài Tập đập chết hết cả ruồi lẫn hổ thì khó khăn lớn nhất phải vượt qua chính là giai đoạn sau đó. Nhưng thật tiếc thay! Đó chỉ là giả thuyết của Lão Gàn từ cái lò gạch làng Vũ Đại và nó chưa hề xảy ra trên thực tế.1 like
-
Nhà ngoại giao Mỹ: Đài Loan nên từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông Hồng Thủy 14/09/14 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay. Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra khái niệm "4 tôn trọng" ở Biển Đông Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò? Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton kêu gọi Đài Bắc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/9 đưa tin, cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton hôm Thứ Bảy đã kêu gọi chính quyền Đài Loan từ bỏ chủ trương đường lưỡi bò, còn gọi là đường chín đoạn, đường chữ U ở Biển Đông và đưa ra yêu sách lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Hiệp hội An ninh Đài Loan hôm qua đã tổ chức hội thảo quốc tế "An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sự quay trở lại của Mỹ", William A. Stanton đã có bài phát biểu chuyên đề về chính sách tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng đảm bảo an ninh khu vực trong tương lai gần. William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay, Đài Loan nên suy nghĩ nghiêm túc và hủy bỏ yêu sách đường lưỡi bò đòi "chủ quyền" tới gần 90% diện tích Biển Đông lâu nay. Và trên thực tế Washington cũng đã kêu gọi Bắc Kinh làm điều tương tự. Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan cho rằng, Đài Bắc nên tận dụng phương pháp giải quyết căng thẳng tranh chấp nghề cá đã làm với Nhật Bản và Philippines đưa ra cho các bên tham khảo, tiếp theo là từ bỏ đường lưỡi bò, đưa ra yêu sách lãnh thổ, hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế. Theo ông, Mỹ cũng nên tìm cách giúp đỡ Đài Loan, giúp cho Đài Loan có thể đưa ra yêu sách ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế, trong đó nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng biện phap quan trọng nhất hiện nay là Thượng viện Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). William A. Stanton bình luận, Thượng viện Mỹ ngoài việc nên phê chuẩn UNCLOS cũng nên tiếp tục giúp đỡ Đài Loan nâng cao năng lực phòng thủ, nỗ lực hỗ trợ Đài Loan trở thành thành viên hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc ký hiệp định tự do thương mại với Đài Loan. Trước đó không lâu, Bộ Nội chính và bảo tàng Quốc sử Đài Loan đã cùng tổ chức triển lãm đặc biệt về sử liệu "Cương vực miền Nam của Trung Hoa Dân quốc". Tại đây Lã Phương Thượng, Giám đốc bảo tàng này đã khẳng định rằng đường lưỡi bò do chính Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc vẽ ra cách đây 36 năm tuyên bố "chủ quyền" (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông, và nó trở thành "căn cứ lịch sử" cho yêu sách ở Biển Đông hiện nay của Đài Loan (và cả Trung Quốc). ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã xác định: Chính cái đường lưỡi bò do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1948 đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lục địa ngày nay kiếm cớ xâm lược biển Đông của Việt Nam và trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến tự do hàng hải mà quốc gia có quyền lợi căn bản trên hải hành này là Hoa Kỳ. Bởi vậy, để bảo vệ tự do hàng hải với quyền lợi của Hoa Kỳ trước sự thôn tính biển Đông của Trung Quốc thì tinh thần đồng minh với Đài Loan sẽ mất tính chính danh. Do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn đang tồn tại trên thực tế ở Đài Loan đã công bố đường lưỡi bò. Cho nên, muốn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và thừa nhận biển Đông không thuộc về Trung Quốc thì Đài Loan phải từ bỏ sự công bố đường lưỡi bò. Lão Gàn phát biểu cả hơn năm nay, trong topic này, bây giờ mới thấy Hoa Kỳ nghĩ ra điều này. Nhưng dù sao đề nghị của cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng chứng tỏ một sự nhận định sáng suốt về tính chính danh chính trị trong các vấn đề liên quan đến biển Đông. Nhân đây, Lão Gàn gợi ý về một khó khăn trong diễn biến tích cực theo chiều hướng Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò, là: Đảo Ba Bình mà từ lâu Đài Loan chiếm hữu trái phép của Việt Nam phải trả cho Việt Nam. Tất nhiên thông qua thương lượng. Đây sẽ là một vấn đề mà chính phủ Đài Loan phải có sự chuẩn bị tốt ngay cả dư luận trong nước về việc này. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ bàn đến đây. Nhưng Lão Gàn cho rằng: Khi Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc cần ủng hộ và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, vì quyền lợi của chính Trung Quốc và xu hướng hội nhập trong hòa bình. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung quốc. Các người không đủ khả năng để nhận thấy mối tương tác phức tạp từ sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến liên quan đến cả thế giới này. Hãy xem kỹ bài "Kim Long đằng phi" để thấy mối tương tác phức tạp cho cả mối quan hệ khu vực chỉ qua một cặp hoành phi, câu đối. "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon cũng có thể là nguyên nhân tạo ra một cơn bão ở Thái Bình Dương". Ai cũng có thể nói câu này trên bàn nhậu. Nhưng bản chất của sự tương tác gọi là "hiệu ứng cánh bướm" này không hề dễ hiểu. Chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận, không nhẹ nhàng như cánh bướm.1 like
-
Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố Thứ Bẩy, 13/09/2014 - 15:20 (Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. >> Thủ phạm đang vẽ lại bản đồ Biển Đông từng giờ Hoạt động tạo đảo của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc Trường Sa. Đầu tiên bài viết cho rằng, khu vực Biển Đông cò nguồn tài nguyên ngư nghiệp, tài nguyên dầu khí phong phú, với trữ lượng dầu khí khoảng 23 tỷ-30 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng số nguồn tài nguyên của Trung Quốc. Biển Đông còn có ý chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. “Đặc biệt về chiến lược quân sự mà nói, khống chế được các đảo ở Biển Đông, là có nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế được các tuyến đường hải trên Biển Đông từ Eo biển Malacca tới Malyasia, Châu Âu, và châu Phi”, bài báo có đoạn. Về Trường Sa, bài báo của Tân Hoa xã nhận định, quần đảo có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc. Tuy diện tích các đảo ở Trường Sa hơi nhỏ, không thể làm đòn bẩy khi xảy ra chiến sự, nhưng có thể xây dựng các công trình quan sát cảnh báo sớm làm tuyến đầu cho Trung Quốc. Bài báo cũng cho rằng, việc cải tạo mở rộng các đảo ở quần đảo Trường Sa nhằm cải biến ưu thế quân sự của Trung Quốc. “Một khi Biển Đông xảy ra biến cố, quân đội Trung Quốc sẽ tác chiến ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa. Do khoảng cách từ đó tới lục địa Trung Quốc là quá xa, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam thì cũng cần phải bay mất 1.000 km mới có thể tới quần đảo Trường Sa. Các máy bay chiến đầu J-10 và J-11, với tầm chưa đến 2.000 km, sẽ không thể bay tới. Và dù bay được đến nơi cũng không thể hoạt động hữu hiệu”, bài báo phân tích. Theo tác giả của bài báo, bãi Gạc Ma và đá Tư Nghĩa có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, bởi những bãi đá ngầm này "trấn giữ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tam Sa tới các đường giao thông tới Biển Đông". Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa. “Vì vậy việc tăng cường xây dựng mở rộng tại đảo Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược to lớn. Mặt khác việc thiết kế thi công công trình cải tạo mở rộng đảo Gạc Ma đều do Viện nghiên cứu thiết kế công trình Hải quân chủ trì. Sau khi mở rộng, xây dựng đường băng tại Gạc Ma, chiến đấu cơ J-11 nếu cất cánh tác chiến từ đảo này thì phạm vi tác chiến sẽ bao trùm toàn bộ Biển Đông. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cảng, đường băng và các căn cứ tiếp tế tại khu vực quần đảo Trường Sa thì không những có thể kéo dài thời gian tuần tra và duy trì chủ quyền của các tàu Trung Quốc, đồng thời còn giảm được chi phí tuần tra, làm cho việc tuần tra thực thi pháp luật của Trung Quốc tại Trường Sa được thường xuyên và hiệu quả hơn”, bài báo kết luận mà không cần che giấu mục đích cho hoạt động phi pháp của Trung Quốc hiện nay ở Trường Sa (trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lấp liếm rằng hoạt động chủ yếu là phục vụ cải thiện đời sống cho người dân cư trú trên đảo). Trong phóng sự có tiêu đề "China's Island Factory" (tạm dịch Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc) đăng tải ngày 9/9 vừa qua, phóng viên BBC Rupert Wingfield – Hayes đã lên một tàu cá của Philippines để tìm hiểu về cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Theo những gì họ chứng kiến, Trung Quốc đang xây đảo mới trên năm rạn san hô khác nhau trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Phóng viên Wingfield - Hayes và nhóm phóng viên BBC ghi nhận, Trung Quốc đã nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào rạn san hô Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa mà nước này đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 1988. Vào tháng 5 vừa qua Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Philippines đã công bố hình ảnh cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên rạn san hô Johnson South (tức bãi Gạc Ma) và cho rằng Trung Quốc có khả năng đang xây dựng cả một đường băng ở đó. Hương Giang ================ Vấn đề là: Lúc nào xảy ra biến cố và quân Tàu sẽ hành động như thế nào khi xảy ra cái mà họ gọi là biến cố? Lão Gàn nhắc lại là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ thì mọi chuyện sẽ ngày càng phức tạp. Đã phân tích tương đối kỹ trong topic: Việt sử 5000 năm văn hiến và biển Đông".1 like
-
Cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đã in xong và đang trong thời hạn nộp lưu chiểu. Khi nhận được sách, cuốn đầu tiên tôi sẽ kinh dâng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chữ ký của tôi. Tôi luôn có niềm tin rằng: Anh linh Đại Tướng luôn mong muốn sáng tỏ chân lý về cội nguồn Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến.1 like