• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/09/2014 in Bài viết

  1. Thưa quý vị và anh chị em. Cho đến hai ngày gần đây, tôi mới nhận được nội dung video về cuộc trao đổi tại quán cafe Trung Nguyên ngày 30. 8. 2014. Tôi xác định rằng: Video mà tôi đưa lên đây đã được (hay bị) biên tập lại và cắt rất nhiều lời phản biện của giáo sư vật lý lý thuyết Nguyễn Văn Trọng. Mặc dù, yêu cầu của tôi khi quay fim là ghi lại từng chi tiết. Nhưng phần còn lại của video này cũng ghi lại những nét chính của cuộc trao đổi này, để quý vị và anh chị em quán xét. Tôi sẽ trình bày rõ hơn những gì mà quý vị và anh chị em thắc mắc qua video này.
    5 likes
  2. Tổng thống Philippines so sánh tương quan lực lượng với TQ ở Biển Đông Hồng Thủy 21/09/14 06:55 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỗi người Philippines phải đối đầu với 13 người Trung Quốc. So sánh thực lực quân sự nếu phải lựa chọn giữa súng đạn và bơ sữa, Philippines sẽ lựa chọn bơ sữa. Tổng thống Philippines Benigno Aquino III. Ảnh: VOA. Thông tấn xã Đài Loan ngày 20/9 đưa tin, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho rằng nếu Trung Quốc đã theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) ở Biển Đông dựa vào cái gọi là "bằng chứng lịch sử" thì ít có khả năng cường quốc này sẽ tấn công "các đảo của người Philippines". Ông Aquino đưa ra những phát biểu này tại diễn đàn do Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp tổ chức hôm Thứ Năm vừa qua. Tổng thống Philippines khẳng định rằng du tình hình có thay đổi thế nào đi nữa thì cũng không có bất cứ ly do nào có thể biện minh cho một cuộc tấn công (ở Biển Đông). "Nếu sự thịnh vượng của Trung Quốc được xây dựng trên quỹ đạo của cộng đồng quốc tế thì tình huống tồi tệ nhất - chiến tranh sẽ cản trở Bắc Kinh giao dịch với thế giới bên ngoài", ông Aquino bình luận. Trong khi đó nhu cầu cải thiện đời sống của người dân Trung Quốc lại đang ngày càng cấp bách, điều này chủ yếu có được là nhờ sự tiếp xúc giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Aquino cho biết, trong một lần gặp gỡ người đồng cấp Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm 2011, hai nhà lãnh đạo này đã nhất trí rằng tranh chấp Biển Đông không phải toàn bộ mối quan hệ giữa Trung Quốc với Philippines. Vị Tổng thống đang thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa quân đội Philippines cho rằng, Trung Quốc không cần phải cảm thấy lo lắng về việc này, bởi: "Dù chúng tôi có phải đấu quyền anh với họ, thì mỗi người Philippines phải đối đầu với 13 người Trung Quốc. So sánh thực lực quân sự, nếu phải lựa chọn giữa súng đạn và bơ sữa, Philippines sẽ lựa chọn bơ sữa." Ông Aquino nói rằng, Philippines hiện tại chỉ có thể trông chờ vào 132 tàu hải quân trong khi phải lo kiểm soát 36 ngàn km đường bờ biển. "Mặc dù không phải tàu vỏ gỗ, nhưng hầu hết chúng là 'đồ cổ' từ Thế chiến 2 sót lại", Tổng thống Philippines thừa nhận. Không quân Philippines đến 1 chiếc chiến đấu cơ hay oanh tạc cơ cũng không có! ================= Chẳng cứ gì Phi Luật Tân, tất cả các nước Asean và cả Nhật Bản, Úc cộng lại cũng không phải đối thủ của Trung Quốc vì giá trị tuyệt đối của vũ khí hạt nhân mà các nước này không có, chưa nói đến một lực lượng quân đội hùng hậu và vũ khí hiện đại, gần như bằng tất cả các nước nói trên cộng lại. Nhưng thế giới này không phải chỉ có Asean, Nhật Bản và Úc. Cho nên với cách nói: Thực chất chỉ là một sự ngụy biện với cái nhìn cục bộ để an ủi cho một kẻ yếu trước một kẻ mạnh đang gậm nhấm các quyền lợi của họ. Nó tương tự như một kẻ cậy thế và sức mạnh đấm vào mặt người hàng xóm và nói rằng: "Đây không phải tất cả mọi quan hệ hàng xóm của chúng ta". Cách hiểu này cho thấy người hàng xóm sau khi bị đấm đã nói rằng: "Ông nói thật chí lý". B) Nhưng vấn đề không chỉ ở quan hệ hàng xóm, mà còn là quan hệ của cả cộng đồng cư dân. Nhưng mọi chuyện đã quá đà rồi. Người Trung Quốc chỉ nhìn thấy quan hệ hàng xóm mà không thấy một cộng đồng cư dân không thể chấp nhận được hành động của họ. Ngay bây giờ - sau khi Lão Gàn gõ xong hàng chữ này - Trung Quốc có trả lại hết các vùng biển đảo bị họ chiếm đóng, long trọng từ chối cái gọi là chủ quyền biển đảo ở các vùng tranh chấp, thì "canh bạc cuối cùng" vẫn xảy ra. Tức là đặt một giả thuyết thuận lợi nhất cho hòa bình tạm thời ở khu vực Tây Thái Bình Dương cũng không thể thay đổi được lịch sử trong một tương lai gần. Huống chi thực tế đã cho thấy nó không như giả thuyết được đặt ra. Đã qua ngày mùng 10. 3. Quý Tỵ Việt lịch. Mọi việc sẽ gay cấn vào cuối năm nay và đặc biệt khó chịu và rất gay cấn vào cuối năm tới. Nếu "canh bạc cuối cùng" kết thúc bằng chiến tranh thì sẽ ra sao nhỉ? "Khôn sống, mống chết". Các cụ nhà ta bảo vậy!
    4 likes
  3. Đấy là quan hệ giữa hai nước từ hơn 2000 năm đến hết thế kỷ XX. Thời kỳ kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Tàu qua rồi. Bây giờ nó là của Việt Nam. Thông tin toàn cầu khiến nó không thể bịt miệng ai được bằng vũ lực mà không bị cả thế giới biết. Đây cũng là một trong những yếu tố để trả lời cho những ai thắc mắc rằng: Tại sao trước đây ông cha ta có nhiều người giỏi, mà không phát hiện ra cái sai của kinh Dịch và thuyết ADNh trong cổ thư chữ Hán mà phải đợi đến Lão Gàn phát hiện? Một trong những yếu tố đó là hoàn cảnh quan hệ Việt Tàu hồi xưa trong mối liên hệ quốc tế, khác bây giờ. Khác xa. Ngày xưa, Tàu cậy thế mạnh, thích thì bụp Việt. Các mối quan hệ quốc tế manh tính đồng minh coi như không có. Còn bây giờ thì khác hẳn. Cho dù Việt Nam không có đồng minh thì quyền lợi của các quốc gia liên quan vẫn không thể để yên cho Tàu tự tung tự tác. Cụ tỷ cả làng đều nhìn thấy - từ bà ve chai cho đến các học giả giáo sư tiến sĩ bằng thật và bằng đểu, dốt nát và cả thông minh tài trí - là: Hoa Kỳ và Đồng minh đã xác định quyền lợi căn bản ở biển Đông, chống lại cái quyền lợi cốt lõi của Tàu ở đây. Đấy là bản chất của vấn đề. Cái bản chất của sự tranh chấp biển Đông này lại chỉ là hình tướng cho một cuộc tranh chấp quốc tế về một quyền lực thống nhất toàn cầu trong một thế giới hội nhập. Lý học thì luôn xác định bản chất chứ không nhìn hình tướng. Cho nên, dù Tàu Việt có liên minh hay không thì không phải mối quan tâm của Hoa Kỳ. Và cái oái oăm của lịch sử trong "canh bạc cuối cùng" lại là: Hầu hết biển Đông thuộc Việt Nam và Việt Nam lại ở ngay cạnh nước Tàu - "Phở ăn với dầu cháo quẩy" (*). Leo mựa! Thế mới phiền. Chứ nếu vị trí địa lý của Việt tộc ở Úc thì chỉ cần gõ phèng phèng ủng hộ hòa bình thế giới, khuyên tất cả các bên nên bình tĩnh vì mọi cái đều có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Hì! Nhưng khổ một nỗi lịch sử đã xác định vị trí rút lui cuối cùng của Việt tộc, sau sự sụp đổ của nền văn minh thứ V ở Nam Dương tử từ hơn 2000 năm trước, chính là vùng đất Việt Nam hiện nay. Lịch sử diễn biến cho đến ngày nay, khiến 90 triệu dân Việt không thể tỵ nạn sang một quốc gia khác, nếu chiến tranh với Tàu xảy ra trong cuộc tranh chấp biển Đông trực tiếp của Tàu với Việt Nam và gián tiếp với các quyền lợi của các siêu cường như Hoa Kỳ và các Đồng minh. Việt Nam đang đứng trong một hoàn cảnh lịch sử tế nhị và nhạy cảm trong "canh bạc cuối cùng". Các chính khứa Hoa Kỳ thừa khôn ngoan và hiểu biết để phát biểu "Việt Nam không cần phải đồng minh với ai". Gần đây vị Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ khi sang Việt Nam cũng nhắc lại điều này. Nhưng để thực hiện điều này, nước Việt phải có nội lực mạnh. Tàu cũng điếu dám đánh Việt Nam, nếu Việt Nam có nội lực đủ mạnh về sự ổn định kinh tế, văn hóa và sức mạnh quân sự chỉ cần đủ để phòng thủ. Hơn nữa, Việt Nam lại là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cho nên nếu bị xâm lược dưới bất cứ hình thức nào đều có quyền kêu gọi Liên Hiệp Quốc can thiệp. Vấn đề là - nếu xảy ra chiến tranh Việt Tàu - thì họ can thiệp vào lúc nào mà thôi. Một trong những nội lực mạnh nhất của Việt Nam chính là xác định tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thì chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định và họ cũng đã thừa nhận Kinh Dịch và thuyết ADNh hành không phải của họ. Chỉ có những đầu óc đất sét mới khăng khăng nó là của Tàu. Là một vấn đề khoa học và chân lý, Lão Gàn xác định sự sòng phẳng và công khai trong đối thoại khoa học. Lão Gàn sẽ công khai cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" lên trang web này - cho cả làng xem miễn phí và tha hồ phân tích, phê phán - trừ trang web của Lyhocdongphuong, ai phê phán Lão Gàn delete ra khỏi diễn đàn. Sau khi tất cả các lời phê phán phân tich thể hiện trên khắp các diễn đàn liên quan thì lúc đó sẽ tổ chức hội thảo và các bài tham luận sẽ là sự tổng hợp của tất cả các ý tưởng phân tích, phê phán trên các diễn đàn. Lúc ấy, ai ủng hộ và đồng quan điểm với Lão Gàn thì thôi, Lão Gàn cảm ơn. Còn ai phản biện Lão Gàn sẽ biện minh công khai, sòng phẳng nhân danh bất cứ một giá trị nào của nền khoa học hiện đại. Trong cuộc hội thảo Lão Gàn sẽ rất hân hạnh được mời những giáo sư đầu ngành của tất cả mọi ngành khoa học từ tự nhiên cho đến xã hội, cả trong nước và quốc tế tham gia. Vì là một lý thuyết thống nhất nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên nó liên quan đến tất cả mọi tri thức của thế gian này. Nếu như sau cuộc hội thảo này với cộng đồng khoa học thế giới thứ thiệt - chứ không phải loe ngoe như đám tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt thường rêu rao - và nếu Lão Gàn được công nhận thì thuyết ADNh là lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiến Việt, sẽ là tài sản chung của cả nhân loại. Tất nhiên, trong trường hợp này, Lão Gàn sẽ phải đi giảng dạy ở các trường Đại học uy tín. Nếu Lão Gàn không biện minh được thì Lão Gàn sẽ trở về làm nghề bơm xe đạp nuôi thân, không bao giờ nói chuyện về Lý học và Việt sử. Tức là bỏ nghề xem bói và làm phong thủy. Đây cũng là cố gắng cuối cùng của Lão Gàn sử dụng Lý học Đông phương như là một phương tiện chứng minh cho Việt sử, cũng như 'canh bạc cuối cùng" của cái thế giới này. ================= * Tôi có chụp một cái ảnh "Phở ăn với dầu chao quẩy" ở Hanoi và đưa vào trang web cá nhân. Nhưng lâu quá chưa tìm ra.
    2 likes
  4. Vi Tiểu Bảo xem video clip dưới đây trong một buổi tọa đàm, trao đổi. Rõ ràng họ chỉ là doanh nhân, nhà báo chứ không phải nhà khoa học tầm cỡ, nhưng họ rõ ràng là họ biết cách đặt vấn đề.
    1 like
  5. Cháu nghe cả 1 buổi video đó cháu thấy thế này: Những người đó không tôn trọng chú Thiên Sứ, không tôn trọng buổi tọa đàm, cháu đảm bảo họ chỉ đến nghe cho vui, và tò mò chứ 100% họ chả đọc 40 trang giấy mà chú gửi cho họ trước khi họ đến Thứ 2: họ không tôn trọng buổi tọa đàm, vì thế họ cũng không tìm hiểu kỹ buổi tọa đàm nói về cái gì và họ cần chuẩn bị tài liệu gì, tư liệu gì và tìm hiểu vấn đề mà họ sẽ nghe, họ chỉ đến nghe cho vui tai Thứ 3: cháu đảm bảo họ không phải là những người làm khoa học và sống trong khoa học, ngay trong buổi tọa đàm họ cũng không hiểu buổi tọa đàm muốn nói về cái gì và mục đích chính là gì, họ có những câu hỏi thật ngu ngơ, vu vơ, trật lất... họ không hiểu người diễn giả muốn truyền tải cho họ cái gì Cháu lấy ví dụ: Tính nhất quán, không mâu thuẫn, tính đúng đắn trong khoa học thì cái ông Trọng gì đó ông ấy bảo cái gì cũng mâu thuẫn, xã hội đầy dẫy mâu thuẫn, Trời ơi là trời chả lẽ đây là câu phát ngôn ra từ nhà khoa học được gọi là giáo sư Nếu trong khoa học mà không có tính nhất quán, nếu đầy tính mâu thuẫn thì gọi gì là khoa học, nếu 1 phát minh, 1 nghiên cứu mà chính bản thân nó có mâu thuẫn thì họ phát minh nghiên cứu ra làm gì nữa, 1 định nghĩa, 1 lý thuyết mà tự nó sai thì nó còn gì là định nghĩa còn gì là lý thuyết, nếu nó mâu thuẫn với chính nó thì ai còn tin nó,ngay bản thân nó còn chưa biết nó đúng hay sai thì dựa vào đâu để dùng nó chứng minh cái khác đúng Đề đưa ra lập luận A, mà trong khi lịch sử đưa ra lập luận đó từ B -> C ->D mà ngay trong dãy bcd kia còn không đúng thì ai giám chắc A là đúng, thế thì 1 lý thuyết mà đầy mâu thuẫn thì lý thuyết đó vứt đi, 1 bộ môn khoa học gì đó mà đầy mâu thuẫn thì vứt quách cái bộ môn đó đi, vì suy cho cùng đến cái cuối họ cũng không giám chắc nó đúng, vì cả 1 quá trình nó còn chưa chắc đúng thì làm sao cho ra kết quả đúng được Tiếp theo ông đó bảo ông ấy không có ý định và chả có nhu cầu tìm hiểu xem nền văn minh đông phương thuộc nền văn minh nào, trời ơi 1 câu hỏi dở hơi, thế ông không quan tâm thì ông đến buổi hội thảo này làm gì? hội thảo này ghi dõ là: CỘI NGUỒN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG Cháu có cảm tưởng ông ấy như là 1 người chả quan tâm tới khảo cổ, cổ học làm gì, nhưng lại ngồi nghe 1 ông nói về khảo cổ, thế thì ông ấy nghe khác gì vịt nghe sấm, đàn gảy tai Trâu Tiếp theo ông ấy hỏi là VN có tác dụng gì, là Trung Quốc Có tác dụng gì, là nhật bản có tác dụng gì trong khi cái ông ấy quan tâm là quan tâm tới cái ngày hôm nay ông ấy sống, Trời ơi là trời, lại 1 câu phát biểu ngu nữa thế thì ông ấy về bảo con cháu ông ấy đừng bao giờ học lỵ sử, đừng bao giờ đọc các định nghĩa, lý thuyết,... của những người đã làm ra chúng, đừng bao giờ nghiên cứu xem các phát minh khoa học của các nhà khoa học họ tìm ra như nào, và cái họ để lại như nào, ông và con cháu ông vất tất cả đi, và cứ quan tâm tới cái mà họ đang mang tới tận miệng cho ông ta dùng Nếu 1 người làm khoa học cái A mà họ không cần biết lịch sử hình thành cái A như nào thì họ có phải 1 nhà khoa học không và họ sẽ làm ra cái A như nào trong khi họ không bao giờ biết đến cái hình thành nên nó, Ví dụ 1 người không biết cái Bát mà bảo họ làm ra 1 cái bát thì họ làm như nào, họ sẽ làm ra cái gì, trời ơi là trời sao ông ấy nói ngu thế, nghe mà lộn ruột, mục đích chính của buổi hội thảo là gì mà sao lại phát biểu như vậy trời 1 bà nhà văn gì đó có 1 câu hỏi ngây thơ như trên mây: chú Thiên Sứ đã nói rất rõ là cội nguồn văn minh đông phương là thuộc về nền văn minh lạc việt, thế mà bà đó vẫn còn hỏi là thuộc về đâu, bó tay toàn tập 1 ông hỏi định nghĩa kinh dịch, rồi thể và dụng gì đó, rồi sau đó bảo mơ hồ, trời ơi ông đó đến đây để nghe cho vui hay thật sự muốn đến để tìm hiểu và trao đổi, tọa đàm nói 1 đàng ông ấy hỏi 1 nẻo, đưa ra phát biểu mơ hồ mà không chứng minh nó mơ hồ như nào, mơ hồ ra làm sao, và tại sao những luận chứng đó lại mơ hồ, sau đó thì bỏ đi đâu mất không thèm nghe giải thích Chung quy lại cháu thấy thật tiếc, tiếc đó là chú đã trình bày sai chỗ, sai địa điểm và sai người nghe, cháu đảm bảo ở đó họ không tôn trọng chú, không tôn trọng buổi tọa đàm, họ chả chuẩn bị gì trước khi đến buổi tọa đàm, họ chả cần biết buổi tọa đàm nói về gì và càng không đọc tài liệu mà chú gửi trước, họ đến chỉ nghe cho vui tai, và tò mò, họ chỉ là 1 đám đông họ không phải là những nhà khoa học thật sự và thật sự sống trong tinh thần khoa học, họ không phải là những người thực sự muốn tìm hiểu, thực sự muốn khám phá, thực sự muốn nghiên cứu và họ cũng chưa bao giờ đặt ra câu hỏi và giả thuyết để nghiên cứu về cái này Càng nghe chú Thiên Sứ nói, càng nghe các luận điểm của chú cháu càng thấy chú đúng là nhà khoa học thật sự, chú có nói: "nếu là người mỹ mà với những luận điểm, chứng cứ như thế thì tôi vẫn nghiên cứu như thế" câu này thật sự chú là nhà khoa học và sống vì khoa học, cống hiến vì khoa học, cái tầm của chú đã cao hơn họ rất nhiều Người ta nói: Không nên tranh cãi với những thằng ngu vì nó sẽ kéo bạn xuống cùng đẳng cấp và hạ gục bạn bằng kinh nghiệm Cháu mong chú Thiên Sứ không vì cái này mà nhọc lòng, vì chú không thể nhét chữ vào đầu mấy người đó được, vì bản thân họ chưa bao giờ muốn tìm hiểu, muốn khám phá, và thật sự nghiên cứu, họ chỉ là đám đông và chú càng nhọc lòng với họ chú càng mệt người thêm vì những gì chú nói khác gì đàn gảy tai trâu
    1 like
  6. Vũng Chùa trang nghiêm trong ngày giỗ đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Dân trí) – Sáng 21/9, tại Vũng Chùa- Đảo Yến, gia đình và người thân cùng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã tiến hành dâng hương, làm lễ tròn một năm ngày mất Đại tướng Võ Nguyên Giáp (28/8/2013 – 28/8/2014 âm lịch). Từ sáng sớm, Đại tá Nguyễn Văn Phúc, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình dẫn đầu đoàn đã có mặt tại Vũng Chùa - Đảo Yến thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) dâng hương viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tưởng nhớ 1 năm ngày mất của Người, cùng thắp nén tâm nhang với tất cả tấm lòng thành kính. Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình dâng hương viếng trước anh linh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Lễ 1 năm ngày mất của Người Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình dâng lễ cúng 1 năm ngày mất của Đại tướng Cũng trong sáng nay, gia đình và người thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành làm lễ tròn 1 năm ngày mất của Đại tướng. Không khí trang nghiêm, tĩnh lặng bao trùm lên cả Vũng Chùa – Đảo Yến nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam đang yên giấc ngàn thu. Gia đình Đại tướng tổ chức Lễ cúng 1 năm ngày mất của Người Tại lễ cúng 1 năm ngày mất của Người, thay mặt gia đình, ông Võ Điện Biên, con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bày tỏ lòng cảm ơn đến Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình trong suốt thời gian qua đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để nơi yên nghỉ của Đại tướng được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ông Võ Điện Biên và gia đình Đại tướng cảm ơn sự phục vụ tận tình của lực lượng BĐBP Quảng Bình trong suốt thời gian qua (ảnh Đức Trí) Để buổi lễ được diễn ra trang nghiêm, gia đình đã kính báo tạm ngừng việc viếng mộ trong sáng ngày 21/9. Sau 12h cùng ngày Khu mộ Đại tướng lại được mở cửa đón khách như thường ngày. Đặng Tài Kính cẩn, cúi đầu thắp nén tâm nhang nhân giỗ đầu Đại tướng!
    1 like
  7. Hì! Anh chị em giờ này thấy rất cụ tỷ phoengshui Tàu dở hơi như thế nào. Tính dở hơi chính ở chỗ không có một cơ sở hệ thống lý thuyết thực sự hoàn chỉnh đằng sau nó. Nó thuần túy mang tính ứng dụng, phương pháp luận thì rời rạc, mơ hồ. Học được chiêu nào thì cứ thế mà mần phoengshui, chẳng hiểu tại sao lại như vậy. Phoengshui Lạc Việt cấm tiệt để núi trước nhà - trừ nhà tôi. Hì! Nói chơi vậy chứ núi trong nhà tôi để ở chỗ Mộ khí.
    1 like
  8. La Viện kêu gọi Đài Loan bảo vệ cái gọi là "tổ tông để lại Đông Bình 20/09/14 08:45 Thảo luận (0) (GDVN) - La Viện đặc biệt lo ngại về chiến lược "tái cân bằng" của Mỹ ở khu vực, đòi Trung Quốc phải có chiến lược "tái tái cân bằng", trong đó có hợp tác với Đài Loan. Sự tham lam, trắng trợn của TQ thể hiện rất rõ ở Trường Sa Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Do thám Biển Đông do TQ thiếu minh bạch Báo TQ: Việt Nam-Ấn Độ hợp tác 2 mỏ dầu, mua tên lửa hành trình Trung Quốc đang dùng tàu gì để nạo vét, lấn biển phi pháp ở Trường Sa La Viện, phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc (nguồn Tin tức bình luận Trung Quốc - báo Hồng Kông) Tờ "Tin tức bình luận Trung Quốc" Hồng Kông ngày 19 tháng 9 đăng bài viết phỏng vấn La Viện, phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, máy bay quân sự Mỹ đến gần do thám và "kích động" các nước xung quanh hình thành "vòng vây ngăn chặn" đối với Trung Quốc là một biểu hiện hành vi không hữu nghị, thậm chí "đối đầu". Theo kiến nghị của La Viện, đối với hành động thông qua "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương" phá vỡ tình hình Biển Đông này của Mỹ, Trung Quốc cần phải áp dụng phương thức "tái tái cân bằng chiến lược" để bảo vệ cái gọi là "chủ quyền Biển Đông". Đồng thời, ông ta còn kêu gọi hai bờ (Trung Quốc và Đài Loan) bất kể tồn tại bất đồng chính trị lớn thế nào, khi đối mặt với cái gọi là "nước ngoài xâm lược Biển Đông", thì "con cháu Viêm Hoàng hai bờ cần đứng ở góc độ đại nghĩa dân tộc cùng bảo vệ Tổ quyền" (quyền lợi tổ tiên – Trung Quốc không có quyền lợi này ở vùng biển dưới đảo Hải Nam). Phê phán Mỹ bá quyền Đặt vấn đề "máy bay quân sự Mỹ đến gần do thám thể hiện thái độ bá quyền", bài báo cho rằng, khi tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN vào tháng 8 năm nay (2014), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thúc đẩy Ngoại trưởng các nước ASEAN ra tuyên bố bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông. Sau vài hôm, máy bay trinh sát P-8 Mỹ đã "không thông báo, bay vào Khu nhận biết phòng không biển Hoa Đông Trung Quốc tiến hành đến gần do thám", Trung Quốc cử máy bay chiến đấu tiến hành chặn lại, Lầu Năm Góc Mỹ bày tỏ phản đối. Đối với vấn đề này, La Viện cho rằng, máy bay quân sự Mỹ tới tấp đến khu vực duyên hải Trung Quốc tiến hành do thám cự ly gần, có thể gọi là "nghiện nhìn trộm". Đây cũng là một trong 3 trở ngại lớn tồn tại lâu dài trong quan hệ quân sự Trung-Mỹ. Ông cho rằng, Trung Quốc từng nhiều lần đưa ra vấn đề này với Mỹ, nhưng Mỹ không chỉ không có bất cứ thức tỉnh nào, trái lại ngày càng táo tợn, thậm chí phản đối Trung Quốc tiến hành giám sát máy bay quân sự của hộ ở "cửa nhà mình". Trong quan hệ này hoàn toàn là một thái độ "bá quyền", "giống như toàn thế giới này là của bố, bố sẵn sàng đến đâu thì đến" (La Viện dùng ngôn từ ngông cuồng giữa một thế giới văn minh hiện đại). Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Hải quân Mỹ (ảnh minh họa) Theo La Viện, Trung Quốc tiến hành cảnh giới và theo dõi, lấy chứng cứ đối với máy bay quân sự đến gần do thám, điều này là "quyền lợi hợp pháp" của Trung Quốc. Nhưng, Mỹ lại cảm thấy không thoải mái đối với vấn đề này, còn đưa ra phản đối. La Viện nói thêm: "Chúng ta nhìn thấy họ cả gan, nhưng chưa nhìn thấy họ ngang ngược". Theo La Viện, hiện nay hai nước Trung-Mỹ đã đạt được đồng thuận, muốn xây dựng “quan hệ nước lớn kiểu mới”, cốt lõi của nó chính là bình đẳng, tôn trọng, cùng có lợi, cùng thắng, không xung đột, không đối đầu. Trung Quốc rất coi trọng hai chữ "bình đẳng" trong quan hệ nước lớn kiểu mới, bởi vì trong quan hệ quốc tế không có chúa cứu thế, cũng không có "anh cả" tự nhiên. Nếu Mỹ đến, Trung Quốc phải nhượng bộ và ở một tư thế thấp thì bản thân điều này chính là một sự không cân bằng. La Viện cho rằng, quan hệ nước lớn kiểu mới được xây dựng như vậy chỉ có 2 khả năng: Một là phương thức thù địch, kẻ mạnh nhất định sẽ phát triển và nuốt chửng bạn, bởi vì kẻ yếu luôn phải nằm trong trạng thái bị đánh một cách bị động. Hai là đưa kẻ yếu vào hệ thống của họ, hai bên trở thành quan hệ giữa chủ và đầy tớ, làm việc theo gậy chỉ huy của Mỹ. Trong khi đó, hai phương thức này đều không phải là ý nghĩa của "quan hệ nước lớn kiểu mới", bởi vì quan hệ nước lớn kiểu mới trước hết phải bình đẳng. La Viện cho rằng, Mỹ đưa ra chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", tuyên bố không phải ngăn chặn Trung Quốc, nhưng tới tấp "gây khiêu khích" với Trung Quốc, thậm chí lôi kéo các "đối tác nhỏ" (La Viện tỏ ý khinh thường các nước khác) xung quanh "kéo bè kéo cánh đánh Trung Quốc". Theo La Viện, Mỹ tiến hành đến gần do thám Trung Quốc, kích động các nước xung quanh hình thành vòng vây ngăn chặn đối với Trung Quốc, những điều này đều là một loại đối đầu, ít nhất không phải là biểu hiện của hành vi hữu nghị. Bởi vì, khi Mỹ đứng trước các đồng minh như Anh hoàn toàn sẽ không áp dụng hành động đến gần do thám, sẽ càng không hình thành vòng vây ngăn chặn ở xung quanh họ. Vì vậy, La Viện cho rằng, Mỹ nói "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ không phải là để ngăn chặn Trung Quốc" hoàn toàn không có sức thuyết phục, đến bản thân người Mỹ cũng đều sẽ không tin. Quân đội Trung Quốc cũng từng nhiều lần bày tỏ hoài nghi về mục đích đến châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. La Viện đặt câu hỏi: "Châu Á-Thái Bình Dương rốt cuộc có chỗ nào không cân bằng?". Rồi phán rằng, "chiến lược tái cân bằng" của Mỹ lấy mất cân bằng chiến lược" của nước khác làm tiền đề. Trung Quốc lấn biển ở đá Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 18 tháng 9 năm 2014) La Viện cho rằng, Trung Quốc áp dụng hành động "bảo vệ chủ quyền" ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiến hành khảo sát, thăm dò và xây dựng hạ tầng cơ sở "bình thường" (Trung Quốc đang lấn biển bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Nhưng, Mỹ lại muốn "trói buộc chân tay" của Trung Quốc, đề xuất "phương án đóng băng", không cho phép Trung Quốc áp dụng các hoạt động "bảo vệ chủ quyền" tiếp theo, bản thân điều này là đang kéo bè kéo cánh. La Viện bày "mưu kế" cho rằng: Đối với tình hình Biển Đông "đã bị các nước xung quanh phá vỡ" này, Trung Quốc phải áp dụng "chiến lược tái tái cân bằng", đây không phải là nhằm vào bất cứ nước nào, mà là vì cái gọi là nhu cầu "bảo vệ chủ quyền Biển Đông" của Trung Quốc, là vì cái gọi là "bảo vệ hòa bình và ổn định Biển Đông". Đối với "hành vi không hữu nghị" ngang nhiên do thám đối với Trung Quốc của Mỹ, La Viện đề xuất, Trung Quốc cần phải có phản ứng thích hợp, bản thân điều này cũng là một loại "cân bằng chiến lược". Kêu gọi hai bờ bảo vệ "cái tổ tông để lại" Theo bài báo, trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc luôn tích cực kêu gọi hai bờ tiến hành hợp tác, nhưng Đài Loan hoàn toàn “không có nhiều hưởng ứng”. Đối với vấn đề này, La Viện cho rằng, cùng gốc gác, cùng tổ tiên là ước số chung lớn nhất hiện nay của hai bờ, tuy chính kiến có khác nhau, nhưng bất kể như thế nào thì đều phải có sự đồng tình, tình cảm dân tộc. Bởi vì: "Cho dù 100 năm sau, có yên ổn xuống mồ, hàng vạn năm sau, người ta khảo cổ phát hiện, mời chúng ta lên, xem DNA của chúng ta, ai cũng không thể trở thành người Mỹ hay người Nhật Bản, chúng ta vẫn là con cháu Viêm Hoàng. Vì vậy, tài sản và quyền lợi chung do tổ tiên để lại (tổ sản, tổ quyền) của chúng ta không thể mất đi, bất kể hai bờ có bao nhiêu bất đồng chính trị, khi tổ quyền của chúng ta bị xâm phạm, con cháu Viêm Hoàng hai bờ đều cần có tinh thần đại nghĩa dân tộc, từ bỏ hiềm khích, bảo vệ tổ quyền quốc gia" – La Viện kêu gọi. Giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc đã hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh tư liệu minh họa) Ngoài ra, La Viện còn lo ngại, hai bờ đã nhiều lần đề xuất xây dựng cơ chế lòng tin quân sự, kết thúc trạng thái đối đầu, khẩu hiệu cũng rất nhiều, nhưng tiến triển thực chất lại rất ít. "Chỉ nghe tiếng cầu thang, chưa thấy người đi xuống". Hiện nay, người Hoàng Phố thế hệ cũ ngày càng ít đi, thế hệ Hoàng Phố thứ hai, thứ ba cũng đã đến tuổi 60. Hai bờ cần có một ý thức cấp bách, vấn đề thống nhất và vấn đề khu vực không thể kéo dài mãi. Theo La Viện, trong bối cảnh phát triển hòa bình hiện nay của hai bờ, cần làm nhiều việc thật. Nếu không sẽ "thẹn" danh hiệu Hoàng Phố. Đối với vấn đề này, La Viện đưa ra 3 kiến nghị thúc đẩy "hợp tác hai bờ trong vấn đề Biển Đông": Thứ nhất, đối với vấn đề khẳng định chủ quyền đảo đá Biển Đông, hai bờ có thể tổ chức hội thảo, đưa ra các chứng cứ khác nhau của hai bên, hình thành tiếng nói chung, nhất trí cùng tuyên bố "tổ quyền" với bên ngoài. La Viện nói, tiếng nói chung sẽ lớn hơn tiếng nói của một bên, sức ảnh hưởng quốc tế cũng lớn hơn. Thứ hai, về quân sự, hai bờ cũng cần tiến hành một số hợp tác cần thiết. La Viện nói, khi vấn đề lòng tin chính trị hai bờ chưa được giải quyết, hai bờ muốn tiến hành tuần tra chung trên Biển Đông có độ khó nhất định. Nhưng, ít nhất hai bên có thể có thỏa thuận ngầm, chẳng hạn trong quá trình tuần tra của mỗi bên, một bên không nên gây phiền phức cho bên kia, thậm chí có thể cung cấp một số thông tin thuỷ văn, địa chất hoặc bảo đảm hậu cần cho đối phương. Ngoài ra, các tướng lĩnh nghỉ hưu hai bờ của Hội đồng môn Hoàng Phố cũng có thể tiến hành một số nghiên cứu thảo luận kín. Một khi Biển Đông thực sự xảy ra khủng hoảng, hai bờ ít nhất có thể cung cấp kiến nghị tư vấn trong một số hành động. Thứ ba, mô hình đầu tư xây dựng nhà máy, mở doanh nghiệp của Đài Loan ở Trung Quốc rất thành công. La Viện cho rằng, có thể vận dụng kinh nghiệm này trong "hợp tác trên biển". Chẳng hạn, tiến hành “khai thác chung” trên biển, hai bờ có thể thiết lập một số giàn khoan thăm dò. Nếu trong tương lai khắp Biển Đông đều có giàn khoan của Trung Quốc, khi đó, tình hình Biển Đông sẽ có một sự thay đổi rất lớn. Ngoài ra, hai bên còn có thể xem xét cùng khai thác ngành du lịch Biển Đông, kinh nghiệm thành công của trung tâm du lịch quốc tế Maldives cũng có thể tham khảo cho Biển Đông. Hai bờ có thể áp dụng hình thức công ty liên doanh, xây nhà giàn ở Biển Đông, làm cho nó trở thành điểm thăm quan du lịch quốc tế v.v... Tóm lại, hai bờ xây dựng lòng tin, "ngồi mà nói suông" không bằng liên kết, xuất phát từ điểm đan xen lợi ích hai bờ và điểm đồng thuận, áp dụng một số hành động thực tế, thúc đẩy phát triển vững chắc quan hệ hai bờ. ==================== Nếu thích thì trong cuộc hội thảo sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương"; Lão Gàn sẵn sàng mời cả tướng quân La Viện - phó hội trưởng Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc - đến để bảo vệ cái mà ông ta gọi là "di sản tổ tông để lại".
    1 like
  9. Qua đó thì Phamhung và anh chị em PTLV cũng thấy rằng: Những bí ẩn và giá trị tri thức thực sự của ngành Địa Lý cổ Lạc Việt đâu phải ai cũng dễ dàng tiếp thu và hiểu được những sự huyền diệu của nó. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo cách của mình và cứ tưởng mình đã biết hết. Thí dụ như vị cao thủ từ Sài Gòn kia; đương nhiên ông ta cũng phải có một mớ lý luận mô tả sự hiểu biết của mình để "sổ nho" với thân chủ. Đẳng cấp được mời từ Sài Gòn ra Hanoi và làm cho một đại gia, dù không lấy tiền thì cũng không phải hạng vừa. Nhưng chính Phamhung đã thấy rất rõ - cho dù cỡ phamhung chưa xếp vào hạng nào trong Địa lý Lạc Việt, cũng đủ nhận thấy sai lầm của vị cao thủ theo sách Tàu này. Chưa nói đến anh chị em thuộc hạng có đai, theo sư phụ nhiều năm, các món ăn chơi của Địa Lý Lạc Việt, đều ít nhất hiểu nguyên lý của nó và thực tại nào để hình thành nên những mô hình liên quan trong hệ thống Địa lý cổ Lạc Việt. Thí dụ như Thiên Đồng, Thiên Luân, Hoàng Triều Hải...vv...ngoài ra, những ai theo Địa Lý Lạc Việt tuy chưa phải cao thủ , những vẫn có hiệu quả hơn các phong thủy gia khác, chính vì nó đúng trong những căn bản ứng dụng. Ngay cả Đại cao thủ Tàu - Đại sư Hoo - còn tý nữa làm cho một doanh nghiệp khủng khoảng tài chính, vì ông ta đòi đập hết những cấu trúc đã xây dựng của một phong thủy gia Đài Loan đã thiết kế trước đó cho cái xưởng rộng 6 hecta của ông này (Hay 6000 met vuông? Lâu rồi tôi không nhớ) . May mà một người làm ăn với ông này được tôi giúp thoát phá sản, giới thiệu đến ông ta. Tôi chỉ chỉnh sửa lại một ít và xưởng nhuộm của ông ta vẫn phát triển sau đó. Chuyện này tôi đã đưa lên diễn đàn từ sáu, bảy năm trước. Tất nhiên, không phải lúc nào sự ứng dụng Địa Lý cổ Lạc Việt cũng thành công. Bởi có những yếu tố không thể khắc phục được. Trong đó có cả sự thiếu hiểu biết của thân chủ, do họ không tuân thủ hoàn toàn những yếu tố chỉnh sửa của phong thủy gia nói chung. Nhưng chí ít Địa Lý Lạc Việt cũng hạn chế rất nhiều rủi ro không đáng có cho thân chủ. Tuy nhiên tỷ lệ không thành công bởi những lý do trên trong ứng phong thủy Lạc Việt là rất nhỏ. Và ngay trong những sai sót này, nó mang tính khách quan. Tức là những hạn chế do điều kiện thực tế khách quan, chứ không phải sai ngay trong phương pháp. Ngược lại, những di sản của ngành Phong thủy lưu truyền qua cổ thư chữ Hán là những tri thức rời rạc, mâu thuẫn và sai lệch cục bộ ngay trong phương pháp và cơ sở lý luận. Thực chất nó chỉ là những mảnh vụn còn sót lại của nền văn hiến Việt đã sụp đổ. Tôi chính là người tập hợp lại, hệ thống hóa và phục hồi toàn bộ những gía trị đích thức của nó, trên cơ sở nguyên lý căn để nhất quán là "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Tiếc thay! Vì tôi phải sống bằng nghề này. Sự cạnh tranh nghề nghiệp, mặc cảm nghề nghiệp (Vì tôi đúng thì họ sai, hoặc chưa hoàn chỉnh), khiến tôi bị chỉ trích, thâm chỉ xuyên tạc, chụp mũ, gây phiền phức khó khăn đủ mọi thể loại. Bởi vậy, tôi dẹp luôn các lớp Phong thủy Lạc Việt là vậy. Tôi không có ý định làm giáo chủ để cần tín đồ, tôi cũng không có tham vọng chính trị để cần sự ủng hộ của số đông. Đối với tôi, ngay cả hệ thống Địa lý Lạc Việt cũng chỉ là phương tiện để chứng minh tính ứng dụng thực tế của thuyết ADNh. Nó nhằm mục đích mô tả tính hệ thống, tính nhất quán và hoàn chỉnh toàn diện của nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" đến những vấn đề liên quan đến nó, cụ thể là Địa Lý cổ Lạc Việt, hoặc Tử Vi Lạc Việt, Lạc Việt độn toán....vv.... Đó là một trong những ví dụ minh chứng cho tính khoa học của một hệ thống lý thuyết nhân danh khoa học có chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Đến đây, nó cần một sự thẩm định tính khoa học của những giáo sư chuyên ngành liên quan - Khi thuyết ADNh liên quan đến tất cả mọi thứ ở thế gian - từ lịch sử, văn hóa, các hình thái ý thức xã hội và nhân văn, cho đến tất cả các bộ môn khoa học tự nhiên hiện đại. Bởi vì nó chính là Lý thuyết thống nhất mà những trí thức tinh hoa của nhân loại đang mơ ước. Đến đây, tôi lại gặp những thứ cản trở vì khả năng nhận thức, mặc dù có học vị cao: nào là "cơ sở khoa học"; nào là "Một lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý"..vv..cũng vớ vẩn cả. Nếu như Địa lý Lạc Việt chỉ là phương tiện để chứng minh theo tiêu chí khoa học cho thuyết ADNh, thì bản thân toàn bộ học thuyết này được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt cũng chỉ là phương tiện để tôi chứng minh cho một mục đích cuối cùng là Việt sử 5000 năm văn hiến. Tôi sẽ dẹp phương tiện này, như dẹp tất cả các lớp Phong thủy Lạc Việt. Cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" là những cố gắng cuối cùng của tôi. Tôi hy vọng mọi người nhìn nhận nó một cách nghiêm túc, chứ không phải những thứ dở hơi, luôn miệng "Mơ hồ! Không thuyết phục" trong buổi trao đổi tại 19B Phạm Ngọc Thạch do Cafe Trung Nguyên tổ chức. Tôi sẽ chọn một ngày tốt gần đây, công bố toàn bộ nội dung cuốn sách này lên đây, để tất cả những ai quan tâm có thể tham khảo. Vài lời tâm sự và chia sẻ. ======================= PS: Nếu có một cuộc hội thảo khoa học về cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương", tôi sẽ đề nghị một hội đồng thẩm định khoa học, để tất cả những ai có ý kiến phản biện - không phân biệt địa vị, bằng cấp - đều có thể gửi đến hội đồng thẩm định này. Nếu hội đồng thẩm định chấp thuận và chịu trách nhiệm về uy tín học thuật của họ với những luận cứ phản biện - tôi sẽ trả lời biện minh cho những ý kiến phản biện đó. Nếu hội đồng thẩm định bác bỏ thì tôi không trả lời. Tôi không có thời gian để tranh luận với cả thế giới. Tất cả đều công khai, minh bạch và rõ ràng.
    1 like