• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/09/2014 in Bài viết

  1. Địa không - Địa kiếp thuộc hành thủy trong tử vi Lạc Việt. Bất cứ ai đã từng đọc và một lần thử xem lá số tử vi cho mình thì đều biết đến 2 sao được mệnh danh là: Hung bạo nhất của tử vi. Hôm nay TL muốn bàn về 2 sao này qua topic này mong phần nào làm sáng tỏ điều này. Địa không - Địa kiếp (gọi tắt là Không - Kiếp) 2 sao này trước hết nói về tên gọi: Theo một số nhà nghiên cứu tử vi và cũng là theo sách của Tàu người ta thường gọi chúng là Thiên Không và Địa Kiếp- thuộc hành "hỏa" (ở đây bỏ qua sao Thiên không sau Thái tuế) vì lý do đơn giản là có Thiên thì phải có Địa. Nay lão say bỏ qua cách gọi của Tàu mà gọi theo đúng tên mà các cụ ta gọi: Địa Không và Địa Kiếp - Không Kiếp được an theo giờ sinh khởi tính từ cung Hợi . Kiếp thuận khởi , Không nghịch khởi. Miếu vượng ở Tỵ Hợi và bình địa ở Dần Thân (SĐD). Tử phủ gặp thời vua mất ngôi, quan mất hết quyền chức... Vậy rút cuộc Không Kiếp vì sao mà ghê gớm như vậy và KK thuộc hành nào? Ta đã biết hầu hết các sao cấp 2 và cấp 3 trong tử vi đều khởi nguồn từ các cung Thìn Tuất (dương thổ) với cái lý là vạn vật quy ư thổ - Và sự sinh sôi nảy mầm cũng từ đất mà ra nên các cụ có câu : Sinh ra từ đất chết cũng về với đất - Nhưng với cặp đôi Không Kiếp được khởi từ cung Hợi (thuộc âm Thủy) vậy có lý gì khi không kiếp thuộc hành "Hỏa" ?? ta cũng biết rằng: Cung hợi thuộc cung Âm Thủy ở đây là nơi âm cùng cực , đại diện cho thủy là màu đen - màu đen với cực âm nên ta hiểu là nơi tối tăm nhất thâm sâu nhất, mà từ đây không kiếp bắt đầu sinh ra Kiếp là nước đục màu đen nặng , chìm nên thuận khởi . Không là nước dạng thể hơi "lan tỏa" nhẹ hơn nên nghịch khởi. Do vậy nên ảnh hưởng của Kiếp thường bất ngờ và mang tính càn lướt, ảnh hưởng của Không thường trải rộng mang tính lâu dài (kéo dài). Người xưa có câu : " Thủy, Hỏa, Đạo tặc " như vậy người xưa đã xếp "Thủy" lên trước nhất để nói lên sự nguy hiểm và sức công phá của hành "Thủy" nguy hiểm hơn hành "Hỏa" nên sức mạnh phá tán của KK hung ác nhất tử vi là hành Thủy hay Hỏa bây giờ chắc quý vị đã rõ. KK đắc địa ở Tỵ, Hợi ? theo thiển ý của Lão Say : KK cũng tuân theo một quy luật Sinh, Trưởng , Thành , Tàng ,Tuyệt và Cha sinh mẹ dưỡng Khi KK ở Hợi là lúc này KK mới sinh ra, KK còn sơ sinh(cung hợi) KK lúc này không tác họa hay nói cách khác là cả Không và Kiếp còn chưa động nên chưa có biến - Mệnh thân ở đây đôi khi còn được kỳ tích bởi sự nhạy bén của không và kiếp . Sau khi KK sang cung Tý và Tuất lúc này KK kiếp đã ở thế động như những đứa trẻ đã thoát ra khỏi sự cương tỏa của gia đình (Hợi- Càn -Cha) lúc này KK bắt đầu tự tung tự tác nhưng Kiếp lúc này ở cung Tý mạnhhơn Không ở cung Tuất vì Không vào tuất Nhập Thổ (tôi luyện) để chuẩn bị Trưởng . Sau đó đến lượt Kiếp nhập thổ (cung sửu ) và Không về cung dậu lúc này Không tác họa hơn Kiếp - Cung Dần Thân- Ở đây KK đã trải qua 1 thời kỳ nhập thổ để Trưởng - Không về cung dương Kim để được tương sinh Kiếp về cung Dương mộc để được dưỡng mộc lúc này Không Kiếp kể như là được ở nơi phát huy sở trường. Thân mệnh đóng dần thân KK bạo phát bạo bại, lúc này KK đã phát triển - Trưởng - Tuy nhiên sự khắc nghiệt của nó vẫn còn hiển hiện, Phàm những người có thân mệnh tại đây làm việc gì khi đã có thành quả thì không được tham lam, vì tham lam sẽ bạo bại. Tiếp tục KK lại một lần qua cung thổ là Thìn và Mùi nữa để đến cung Tỵ (Tỵ- khôn-mẹ) tại đây ko kiếp được nuôi dưỡng để Thành tại đây KK mọt lần nữa đắc dụng Kiếp đã đạt đến cực của thủy để biến thành thể hơi và Không đạt đến cực để biến thành thể lỏng. Sau đó tiếp thêm một vòng nữa để trở về cung dần và cung thân lúc này không kiếp sang thể Tàng và 1 vòng cuối cùng qua cung thổ Mùi Tuất - Tuyệt để trở lại hồi sinh từ cung Hợi. Như vậy chúng ta có thể thấy ngay ở cung Hợi KK không bằng KK ở cung Tỵ , Ở cung Hợi KK có vẻ như không tác họa còn ở cung Tỵ KK lúc này đã đủ được mẹ dưỡng và qua 2 lần tôi luyện qua âm thổ và dương thổ. KK ở Tỵ mới chính là đắc địa nhất, vì vậy có ai đó có KK ở 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi thì cũng không nên đáng lo lắm. Tuy nhiên đây mới chỉ là KK còn cuộc đời ra sao còn tùy thuộc vào chính tinh và bàng tinh đi theo nữa . Và không kiếp có đáng lo sợ như chúng ta tưởng?? (Kỳ sau : Tính chất KK và cách hóa giải). (Bài viết có tính chất nghiên cứu của Lão say )
    2 likes
  2. Đúng cung di thì tốt nhưng không có nghĩa là được định cư xứ người, nên cố gắng xin ở lại tìm việc làm nhưng năm nay cho thấy cháu khó có cơ hội tìm được việc và có thể phải trở về cố hương, mệnh -tài -quan của cháu không tốt lắm nên cố gắng tìm cách ở lại thì tốt hơn cho số mệnh.
    1 like
  3. Bạn đọc Dân trí phát hiện "lỗi" trong sách Tiếng Việt lớp 3 Thứ Bẩy, 13/09/2014 - 17:14 (Dân trí) - Một bạn đọc phản ánh với báo Dân trí về sự sai lệch trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 3 - tập 1 khi câu đố một đằng nhưng hình ảnh minh họa một nẻo. Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 3 đã giải đáp về thắc mắc này của bạn đọc. >> Bài toán tính gà: Chân lý khoa học không phụ thuộc vào bậc học >> Bài toán tính gà: Lỗi của sự “sáng tạo” quá đà? Độc giả Hoàng Huy Cải là một cán bộ quân đội đã nghỉ hưu chia sẻ: "Hiện tôi có đứa cháu nội năm nay vào học lớp 3. Nhân khi dạy cháu học bài tôi phát hiện thấy sách Tiếng Việt lớp 3 - tập 1 có sai sót. Đó là: Trang 22 của quyển sách này có hai câu hỏi, bên cạnh có đáp án bằng hình ảnh để học sinh suy luận và trả lời. Nhưng theo tôi hai đáp án bằng hình ảnh này đều sai và kết quả cháu nội tôi bị điểm kém vì trả lời không đúng đáp án trong sách. Mặc dù theo tôi, đáp án của cháu là đúng. Sau đây tôi nêu hai câu hỏi và đáp án trong SGK. Câu 1: Vừa dài mà lại vừa vuông Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng Đáp án trong sách: Là cái bút chì (Có hình minh họa bên cạnh) Theo tôi đây phải là: Cái thước kẻ Hai câu đố liên quan đến phản ánh của độc giả Hoàng Huy Cải Câu 2: Tên nghe nặng trịch Lòng dạ thẳng băng Vành tai thợ mộc nằm ngang Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo Đáp án trong sách là: Cái thước kẻ (Có hình minh họa bên cạnh) Theo tôi đây phải là: Cái bút chì “Điều đáng buồn là cô giáo dạy học sinh cũng không nhận ra sự sai sót này mà chấm điểm theo SGK. Cũng có thể cô phát hiện ra sai nhưng im đi cho xong chuyện và dạy học thu học phí. Cũng có thể cô không phát hiện ra vì trình độ của cô giáo cũng chỉ có vậy thôi và hoàn toàn tin vào sách” - độc giả Hoàng Huy Cải bộc bạch. Ngay sau khi nhận được phán ánh này, phóng viên Dân trí đã chuyển tải thông tin đến NXB Giáo dục Việt Nam. Với tinh thần cầu thị, NXB đã chuyển cho chủ biên sách Tiếng Việt lớp 3 để đưa ra lời giải thích rõ ràng với độc giả của báo Dân trí. Mặc dù rất bận rộn nhưng GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 3 đã dành thời gian trả lời ngay sau khi nhận được phản ánh. GS.TS Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh: "Là chủ biên quyển SGK nói trên, tôi khẳng định lời giải của cháu nội ông Cải hoàn toàn đúng với đáp án nêu ở trang 76 sách giáo viên “Tiếng Việt 3, tập một”: câu 1 - cái thước kẻ; câu 2 - cái bút chì. Tác giả SGK đưa ra các hình minh họa (cái thước kẻ, cái bút chì) là để định hướng cho học sinh lớp 3 (8 tuổi) tập trung suy nghĩ vào những vật nhất định, nhưng cố tình đảo ngược thứ tự các hình minh họa ấy (vẽ cái bút chì bên cạnh câu đố 1, cái thước kẻ bên cạnh câu đố 2) để buộc học sinh phải động não, chứ không dựa dẫm hoàn toàn vào hình minh họa". “Sách “Tiếng Việt 3, tập một” đã được dạy ở các trường tiểu học từ 10 năm nay. Tôi không rõ vì sao cô giáo lớp cháu có thể hiểu sai như vậy, lại không chịu tham khảo sách giáo viên, cho cháu điểm kém. Việc này, ông có thể trao đổi trực tiếp với cô giáo hoặc với ban giám hiệu nhà trường để rút kinh nghiệm” - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết bày tỏ quan điểm. Báo Dân trí trân trọng cảm ơn sự phản hồi của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đối với bạn đọc của báo Dân trí. Đây cũng sẽ lời giải đáp cho những bạn đọc có cùng chung thắc mắc như độc giả Hoàng Huy Cải. S.H ===================== Sách giáo khoa đúng! Như cụ Thuyết mô tả. Học sinh giải cũng đúng luôn! Như cụ Thuyết xác nhận. Vậy thì giáo viên dốt nát, máy móc làm tổn hại sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh. Phóng viên báo lại đi hỏi giáo viên: "Sao ngu vậy?" Giáo viên lại có lý do chính đáng để trả lời. Hòa cả làng! Chỉ có cháu nội cái nhà ông mô tả câu chuyện đăng báo bị thiệt. Hì!
    1 like