-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 16/09/2014 in all areas
-
Báo Đài Loan tuyên truyền Việt Nam sắp thu hồi đảo Ba Bình Hồng Thủy 15/09/14 06:39 Thảo luận (5) (GDVN) - Cao Hoa Trụ cho rằng, với ưu thế về chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm và binh lực, Việt Nam đã có đủ năng lực "uy hiếp tàu thuyền hải quân Đài Loan". Đài Loan lắp đặt bất hợp pháp hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Ba Bình. Tờ Thời báo Trung Hoa ngày 14/9 đưa tin, Ủy ban An ninh quốc gia Đài Loan vừa kiến nghị quân đội lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Ba Bình (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp) để "đối phó với Su-27 và Su-30 của Không quân Việt Nam". Cơ quan này còn đề xuất giới chức Đài Loan nên điều động Thủy quân lục chiến thay thế Cảnh sát biển ra đồn trú (trái phép) trên đảo Ba Bình, nhưng "để tránh leo thang căng thẳng ở Biển Đông" những đề xuất này tạm thời chưa thể triển khai ngoài việc cải tạo (bất hợp pháp) cầu tàu trên đảo Ba Bình. Phát biểu trước Viện Lập pháp, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ cho rằng, với ưu thế về chiến đấu cơ, chiến hạm, tàu ngầm và binh lực, Việt Nam đã có đủ năng lực "uy hiếp tàu thuyền hải quân Đài Loan" tiến ra đảo Ba Bình, Trường Sa. Đầu tháng 4 năm nay, hải quân Đài Loan đã tổ chức một biên đội 7 tàu chiến, bao gồm tàu đổ bộ và 2 tàu tuần tra lớp Thành Công, Khang Định mang theo pháo truy kích hạng nặng và tên lửa chống tăng kéo ra đảo Ba Bình. Sáng ngày 10/4, Đài Loan tiến hành tập trận thực binh lưỡng thê đổ bộ bất hợp pháp ở khu vực đảo Ba Bình với nội dung chiếm đảo bị đối phương khống chế. Trong cuộc tập trận này, Đài Loan sử dụng cả máy bay trinh sát không người lái (UAV) để truyền thông tin trong thời gian thực về các hoạt động tập trận ở Ba Bình về trung tâm Tác chiến Bộ Tư lệnh Hải quân Đài Loan. Đây là lần đầu tiên hải quân Đài Loan tổ chức tập trận thực binh (trái phép) ở đảo Ba Bình kể từ năm 2000 khi "chuyển giao" hoạt động chốt giữ cho lực lượng Cảnh sát biển. Thời báo Trung Hoa cho hay, chính qua cuộc tập trận này, hải không quân Đài Loan đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Dẫn lời một tướng Đài Loan giấu tên tờ báo cho biết, đảo Ba Bình cách Đài Loan quá xa, nếu Việt Nam tấn công (thu hồi) đảo Ba Bình thì lực lượng Đài Loan đồn trú tại đây khó chống đỡ, trong khi khả năng chi viện của Đài Loan rất hạn chế nên khó giữ được lâu. Tờ báo Đài Loan vẫn cho rằng về thực lực thì Hải quân, Không quân Việt Nam "không bằng Đài Loan", nhưng Việt Nam lại chiếm ưu thế về địa lý. Mặt khác Không quân Việt Nam đã có chiến đấu cơ Su-30MK2 còn Hải quân thì đang trang bị 6 tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo, năm 2016 sẽ bàn giao đầy đủ. Chỉ cần 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đưa vào biên chế, trong khi Đài Loan chỉ có máy bay chống ngầm P-3C trinh sát trên không, rất khó đối phó. Ngoài ra đảo Ba Bình nằm ngoài bán kính tác chiến của F-16 không quân Đài Loan còn P-3C dù có thể bay liên tục 12 đến 17 giờ, có thể bay quanh đảo Ba Bình 5 - 6 giờ nhưng thiếu khả năng không kích. Quan chức Cục An ninh quốc gia Đài Loan nói rằng cơ quan này chỉ quan tâm vấn đề "đánh hay không đánh", còn đánh như thế nào đều do Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng Đài Loan hoạch định. Trên thực tế không ít ủy viên Viện Lập pháp Đài Loan cũng đang quan tâm chuyện khả năng Việt Nam có thể đánh (thu hồi) đảo Ba Bình. Ở đây cần nói rõ rằng, đảo Ba Bình nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử. Mặt khác do một số bên nhảy vào tranh chấp trong đó có Đài Loan làm khu vực Biển Đông - Trường Sa trở nên phức tạp, Việt Nam chủ trương nhất quán bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông và giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, bao gồm cả biện pháp pháp lý. Do đó những bình luận của tờ Thời báo Trung Hoa về khả năng Việt Nam "tấn công" (thu hồi) đảo Ba Bình chẳng qua chỉ là trò kiếm cớ để Đài Loan tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp, củng cố lực lượng cắm chân trái phép trên đảo Ba Bình và tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề Biển Đông, vòng tránh sự ngăn cản của Trung Quốc. Nhưng chiêu bài này đã quá lộ liễu bởi chính Bắc Kinh cũng đang sử dụng nó để ngụy biện cho các hành vi phạm pháp của họ ở Biển Đông, cần phải lên án và ngăn chặn kịp thời.1 like
-
Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo ở bãi đá Gạc Ma? Thứ Hai, 15/09/2014 - 07:03 (Dân trí) - PGS.TS Chu Hồi nhấn mạnh, việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo của Trung Quốc là hành động mở rộng biên giới quốc gia mềm trên biển, đe dọa an ninh các nước trong khu vực ASEAN và lân cận. Xây dựng đảo Gạc Ma: Trung Quốc đang mưu tính điều gì? Điều gì xảy ra khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981? PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi (Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) cho rằng việc thay đổi hiện trạng ở Biển Đông sẽ không chỉ giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền trên biển, mà còn tạo ưu thế quân sự chiến lược cho Bắc Kinh trong các cuộc chiến giành quyền kiểm soát trái phép Biển Đông, thay đổi “cục diện cuộc chơi” và đẩy an ninh các nước Đông Nam Á vào tình thế nguy hiểm. Với những hành động của Trung Quốc, nước này đang chuẩn bị cho một cuộc “xâm lược Biển Đông” chứ không phải như các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói “họ không có máu xâm lược và bành trướng”. Việc Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nổi trên bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhắm vào nhiều mục tiêu nguy hiểm, theo ông điều này đe dọa, ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam và các nước trong khu vực? Xây dựng đảo nổi từ những bãi cạn san hô để xây dựng các căn cứ quân sự “nổi và chìm” ở đây, Trung Quốc đang vi phạm toàn diện và nghiêm trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Tiếp tục đi ngược lại các cam kết cấp cao của phía Trung Quốc với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Dưới danh nghĩa đây là một phần của thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố phi lý từ năm 2012, họ sẽ tiếp tục đưa ra những tuyên bố “nhập nhằng đánh lận con đen”. Hành động này tiếp tục là bằng chứng thực tế không thể chối cãi về việc Trung Quốc đang sử dụng “tiếp cận dân sự để thực hiện mục tiêu quân sự lâu dài trên Biển Đông” như đã làm với bãi cạn Hoàng Nham năm 2012 (Philipin tuyên bố chủ quyền), bãi James năm 2013 (Malaysia tuyên bố chủ quyền) và hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5-2014... Việc làm này của nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, mà còn ảnh hưởng đến công việc làm ăn bình thường hàng ngày của người dân Việt Nam trên các đảo và vùng biển của quần đảo này. Việc xây dựng các đảo nổi nhân tạo còn là hành động thực tế mở rộng biên giới quốc gia mềm trên biển của họ, đe dọa an ninh và đẩy không gian ảnh hưởng của Trung Quốc đến sát gần các vùng biển chủ quyền của các nước trong khu vực ASEAN và lân cận. TS Trần Công Trục: Xây dựng đảo Gạc Ma mới chính là mục tiêu chiến lược của Trung Quốc Nhiều chuyên gia nước ngoài lo ngại, Trung Quốc có thể đang xây dựng đường băng dài 2.000m trên đảo mới để lập căn cứ triển khai các máy bay quân sự. Trong trường hợp đó, ông có lo ngại trước khả năng Trung Quốc sẽ đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên vùng biển của nước ta? Các chiến lược gia cho rằng: Ai làm chủ được Hoàng Sa và Trường Sa thì làm chủ được cả Biển Đông. Lợi ích trong Biển Đông không chỉ là lợi ích của 9 quốc gia và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan) quanh biển này mà còn là lợi ích của các quốc gia nằm ngoài, đặc biệt là Mỹ và đồng minh của Mỹ liên quan đến quyền tự do hàng hải, quyền tự do bay và các quyền tự do khác theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Do vậy, sau khi xây dựng và củng cố các vị trí quốc phòng trọng yếu hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, việc xây dựng căn cứ quân sự ở khu vực bãi Gạc Ma thể hiện rõ ý đồ tạo “gọng kìm” để kiểm soát, khống chế đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các quyền tự do ở các vùng biển trong và ngoài quyền tài phán quốc gia thuộc phạm vi Biển Đông. Vì thế, sẽ không loại trừ khả năng Trung Quốc đơn phương thành lập khu nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, bao gồm vùng biển của Việt Nam. Khi đó lợi ích của các nước trong khu vực và Mỹ sẽ bị đụng chạm và Trung quốc sẽ đi một bước phiêu lưu mới – thách thức toàn thế giới. Rõ ràng chiến lược của Trung Quốc đang xoay quanh chiến lược "tằm ăn dâu" ... Cần phải nói ngược lại là năm 2009 Trung Quốc đã hình thành và tuyên bố pháp lý ra Liên hiệp quốc “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc” được vẽ tùy tiện, không có tọa độ từ một đường vẽ dân sự 11 đoạn trước đó. Thậm chí đến năm 2014 lại vẽ thêm một đoạn ở khu vực Đài Loan thành 10. Và với cách vẽ tùy tiện và thói quen đơn phương công bố này, không ngoại trừ một lúc nào đấy, Trung Quốc lại đưa ra đường lưỡi bò đứt khúc 20 đoạn lố bịch cũng nên! Sau khi công bố năm 2009, Trung Quốc bước sang giai đoạn hiện thực hóa khả năng quản lý không gian đường lưỡi bò này với một loạt hành động toan tính sẵn như thế gới đã biết. Ý đồ “độc chiếm Biển Đông” là cách mà Trung Quốc thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa” để chấn hưng Trung Quốc và trở thành bá chủ thế giới, trước hết là trong khu vực. Vì thế, giấc mộng Trung Hoa đang được hiện thức hóa ẩn danh dưới dạng “Độc quyền khai thác tài nguyên Biển Đông” và cũng là nỗi “ám ảnh” đối với các quốc gia trên thế giới, khu vực Đông Á và ASEAN. Chính vì thế, nếu các nước có thái độ và phản ứng yếu ớt hoặc không có biện pháp đấu tranh hữu hiệu thì Trung Quốc sẽ còn tiếp tục lấn tới thực hiện những ý đồ cuối cùng của mình. Tôi cho rằng, sức mạnh đoàn kết, tạo thành các liên minh với các nước có cùng “cảnh ngộ” trong và ngoài khu vực là những giải pháp hết sức quan trọng. Trung Quốc phải hiểu rằng, những hành động ngang ngược, bất chấp lương tri và luật pháp quốc tế của họ chắc chắn sẽ phải gánh chịu những hậu quả rất lớn, chính vì thế Trung Quốc không nên cho rằng: “Mình muốn làm gì thì làm”. Đồ họa về căn cứ quân sự mà Trung Quốc định xây ở đá Gạc Ma - Ảnh: The Philippine Star Theo ông, bước tiếp theo của Trung Quốc sau việc đào đắp và xây dựng công trình trên bãi cạn Gạc Ma là gì? Sau “sự kiện Gạc Ma lần 2” này (lần 1 chiếm Gạc Ma của Việt Nam năm 1988), Trung Quốc sẽ mở rộng vùng kiểm soát trên biển rộng hơn. Những bãi cạn ở khu vực khác mà Trung Quốc đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa cũng sẽ có “số phận” tương tự như Gạc Ma. Trước khi xây dựng ở Gạc Ma lần này họ đã lập bán kính kiểm soát quanh Gạc Ma là 3 hải lý, trong thời gian gần đây mở rộng ra 7 hải lý. Họ có thể tiếp có những tuyên bố đơn phương mở rộng các vùng biển kiểm soát kiểu như vậy đối với các vùng bãi cạn được xây dựng trong thời gian tới, tạo thế bao vây các nước đang có tuyên bố chủ quyền và đang chiếm giữ các đảo, đá và bãi cạn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khi củng cố xong các căn cứ đủ mạnh ở Trường Sa, họ dám đòi quyền thực hiện “quyền tài phán quốc gia” trong vùng đặc quyền kinh tế để kiểm soát tất cả các hoạt động qua lại khu vực giữa Biển Đông. Và không ngoại trừ khả năng Trung Quốc sẽ công bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Chúng ta phải đặc biệt lưu ý, Trung Quốc không chỉ xây dựng các công trình quân sự nổi trên đảo nhân tạo mà họ sẽ đào cả công trình hầm ngầm dưới đáy các bãi cạn này để trên thì có sân bay, còn ở dưới có thể có tàu ngầm. Đây là âm mưu rất thâm độc, củng cố sức mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông và tiến tới khống chế toàn bộ tuyến hàng hải quốc tế. Hành động nói trên của nhà cầm quyền Trung Quốc là hành động đơn phương, ngang ngược, coi thường công pháp, dư luận quốc tế và thiếu gương mẫu, dẫn đến làm mất lòng tin của các nước trong khu vực và đẩy Biển Đông vào tình thế bất ổn, hòa bình khu vực bị đe dọa. Trung Quốc có thể đi những “nước cờ” khó lường, nguy hiểm nếu các quốc gia trong và ngoài khu vực và các tổ chức quốc tế không có những thái độ và giải pháp kiên quyết, “mềm nắn, rắn buông”. Các nước láng giềng cũng phải luôn hết sức cảnh giác trước một Trung Quốc cường quyền. Xin cảm ơn ông! Hà Trang ================= Bởi vậy, Lão Gàn xác định mục đích của Tàu trong việc lấn chiếm lãnh thổ là không thay đổi. Tấn công dùng vũ lực chiếm đảo, đặt giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, ngang nhiên xây đảo..vv..dụ dỗ, xoa dịu..vv..chỉ là phương pháp ứng biến tùy thời mà thôi. Cũng may đây là đầu thê kỷ 21, thời nào thế đó, siêu cường có quyền lợi căn bản và sẵn sàng đối phó với Tàu ở biển Đông chính là Hoa Kỳ. Nhưng Tàu không phải Iraq. Do đó "canh bạc cuôi cùng" đang diễn biến phức tạp. Cuối năm nay, mọi việc sẽ nóng hơn và cuối năm tới sẽ rất khó lường. Tuy nhiên, từ lâu Lão Gàn đã xác định: Qua ngày mùng 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch sẽ quyết định "canh bạc cuối cùng" kết thúc như thế nào? Thật là một điều buồn, nếu nó là một cuộc chiến.1 like
-
Nhà ngoại giao Mỹ: Đài Loan nên từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông Hồng Thủy 14/09/14 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay. Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra khái niệm "4 tôn trọng" ở Biển Đông Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò? Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton kêu gọi Đài Bắc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/9 đưa tin, cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton hôm Thứ Bảy đã kêu gọi chính quyền Đài Loan từ bỏ chủ trương đường lưỡi bò, còn gọi là đường chín đoạn, đường chữ U ở Biển Đông và đưa ra yêu sách lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Hiệp hội An ninh Đài Loan hôm qua đã tổ chức hội thảo quốc tế "An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sự quay trở lại của Mỹ", William A. Stanton đã có bài phát biểu chuyên đề về chính sách tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng đảm bảo an ninh khu vực trong tương lai gần. William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay, Đài Loan nên suy nghĩ nghiêm túc và hủy bỏ yêu sách đường lưỡi bò đòi "chủ quyền" tới gần 90% diện tích Biển Đông lâu nay. Và trên thực tế Washington cũng đã kêu gọi Bắc Kinh làm điều tương tự. Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan cho rằng, Đài Bắc nên tận dụng phương pháp giải quyết căng thẳng tranh chấp nghề cá đã làm với Nhật Bản và Philippines đưa ra cho các bên tham khảo, tiếp theo là từ bỏ đường lưỡi bò, đưa ra yêu sách lãnh thổ, hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế. Theo ông, Mỹ cũng nên tìm cách giúp đỡ Đài Loan, giúp cho Đài Loan có thể đưa ra yêu sách ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế, trong đó nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng biện phap quan trọng nhất hiện nay là Thượng viện Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). William A. Stanton bình luận, Thượng viện Mỹ ngoài việc nên phê chuẩn UNCLOS cũng nên tiếp tục giúp đỡ Đài Loan nâng cao năng lực phòng thủ, nỗ lực hỗ trợ Đài Loan trở thành thành viên hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc ký hiệp định tự do thương mại với Đài Loan. Trước đó không lâu, Bộ Nội chính và bảo tàng Quốc sử Đài Loan đã cùng tổ chức triển lãm đặc biệt về sử liệu "Cương vực miền Nam của Trung Hoa Dân quốc". Tại đây Lã Phương Thượng, Giám đốc bảo tàng này đã khẳng định rằng đường lưỡi bò do chính Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc vẽ ra cách đây 36 năm tuyên bố "chủ quyền" (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông, và nó trở thành "căn cứ lịch sử" cho yêu sách ở Biển Đông hiện nay của Đài Loan (và cả Trung Quốc). ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã xác định: Chính cái đường lưỡi bò do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1948 đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lục địa ngày nay kiếm cớ xâm lược biển Đông của Việt Nam và trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến tự do hàng hải mà quốc gia có quyền lợi căn bản trên hải hành này là Hoa Kỳ. Bởi vậy, để bảo vệ tự do hàng hải với quyền lợi của Hoa Kỳ trước sự thôn tính biển Đông của Trung Quốc thì tinh thần đồng minh với Đài Loan sẽ mất tính chính danh. Do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn đang tồn tại trên thực tế ở Đài Loan đã công bố đường lưỡi bò. Cho nên, muốn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và thừa nhận biển Đông không thuộc về Trung Quốc thì Đài Loan phải từ bỏ sự công bố đường lưỡi bò. Lão Gàn phát biểu cả hơn năm nay, trong topic này, bây giờ mới thấy Hoa Kỳ nghĩ ra điều này. Nhưng dù sao đề nghị của cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng chứng tỏ một sự nhận định sáng suốt về tính chính danh chính trị trong các vấn đề liên quan đến biển Đông. Nhân đây, Lão Gàn gợi ý về một khó khăn trong diễn biến tích cực theo chiều hướng Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò, là: Đảo Ba Bình mà từ lâu Đài Loan chiếm hữu trái phép của Việt Nam phải trả cho Việt Nam. Tất nhiên thông qua thương lượng. Đây sẽ là một vấn đề mà chính phủ Đài Loan phải có sự chuẩn bị tốt ngay cả dư luận trong nước về việc này. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ bàn đến đây. Nhưng Lão Gàn cho rằng: Khi Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc cần ủng hộ và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, vì quyền lợi của chính Trung Quốc và xu hướng hội nhập trong hòa bình. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung quốc. Các người không đủ khả năng để nhận thấy mối tương tác phức tạp từ sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến liên quan đến cả thế giới này. Hãy xem kỹ bài "Kim Long đằng phi" để thấy mối tương tác phức tạp cho cả mối quan hệ khu vực chỉ qua một cặp hoành phi, câu đối. "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon cũng có thể là nguyên nhân tạo ra một cơn bão ở Thái Bình Dương". Ai cũng có thể nói câu này trên bàn nhậu. Nhưng bản chất của sự tương tác gọi là "hiệu ứng cánh bướm" này không hề dễ hiểu. Chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận, không nhẹ nhàng như cánh bướm.1 like