-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 15/09/2014 in all areas
-
Nhà ngoại giao Mỹ: Đài Loan nên từ bỏ đường lưỡi bò ở Biển Đông Hồng Thủy 14/09/14 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay. Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc Vương Nghị lại đưa ra khái niệm "4 tôn trọng" ở Biển Đông Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò? Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton kêu gọi Đài Bắc từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/9 đưa tin, cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan William A. Stanton hôm Thứ Bảy đã kêu gọi chính quyền Đài Loan từ bỏ chủ trương đường lưỡi bò, còn gọi là đường chín đoạn, đường chữ U ở Biển Đông và đưa ra yêu sách lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Hiệp hội An ninh Đài Loan hôm qua đã tổ chức hội thảo quốc tế "An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sự quay trở lại của Mỹ", William A. Stanton đã có bài phát biểu chuyên đề về chính sách tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng đảm bảo an ninh khu vực trong tương lai gần. William A. Stanton cho rằng vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đang nhức nhối nhất hiện nay, Đài Loan nên suy nghĩ nghiêm túc và hủy bỏ yêu sách đường lưỡi bò đòi "chủ quyền" tới gần 90% diện tích Biển Đông lâu nay. Và trên thực tế Washington cũng đã kêu gọi Bắc Kinh làm điều tương tự. Cựu Đại diện Mỹ tại Đài Loan cho rằng, Đài Bắc nên tận dụng phương pháp giải quyết căng thẳng tranh chấp nghề cá đã làm với Nhật Bản và Philippines đưa ra cho các bên tham khảo, tiếp theo là từ bỏ đường lưỡi bò, đưa ra yêu sách lãnh thổ, hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế. Theo ông, Mỹ cũng nên tìm cách giúp đỡ Đài Loan, giúp cho Đài Loan có thể đưa ra yêu sách ở Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế, trong đó nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng biện phap quan trọng nhất hiện nay là Thượng viện Mỹ phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). William A. Stanton bình luận, Thượng viện Mỹ ngoài việc nên phê chuẩn UNCLOS cũng nên tiếp tục giúp đỡ Đài Loan nâng cao năng lực phòng thủ, nỗ lực hỗ trợ Đài Loan trở thành thành viên hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) hoặc ký hiệp định tự do thương mại với Đài Loan. Trước đó không lâu, Bộ Nội chính và bảo tàng Quốc sử Đài Loan đã cùng tổ chức triển lãm đặc biệt về sử liệu "Cương vực miền Nam của Trung Hoa Dân quốc". Tại đây Lã Phương Thượng, Giám đốc bảo tàng này đã khẳng định rằng đường lưỡi bò do chính Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc vẽ ra cách đây 36 năm tuyên bố "chủ quyền" (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông, và nó trở thành "căn cứ lịch sử" cho yêu sách ở Biển Đông hiện nay của Đài Loan (và cả Trung Quốc). ===================== Từ lâu, ngay trong topic này, Lão Gàn đã xác định: Chính cái đường lưỡi bò do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra vào năm 1948 đã tạo điều kiện cho Trung Quốc lục địa ngày nay kiếm cớ xâm lược biển Đông của Việt Nam và trực tiếp gây ảnh hưởng lớn đến tự do hàng hải mà quốc gia có quyền lợi căn bản trên hải hành này là Hoa Kỳ. Bởi vậy, để bảo vệ tự do hàng hải với quyền lợi của Hoa Kỳ trước sự thôn tính biển Đông của Trung Quốc thì tinh thần đồng minh với Đài Loan sẽ mất tính chính danh. Do chính phủ Trung Hoa Dân Quốc vẫn đang tồn tại trên thực tế ở Đài Loan đã công bố đường lưỡi bò. Cho nên, muốn tiếp tục quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và thừa nhận biển Đông không thuộc về Trung Quốc thì Đài Loan phải từ bỏ sự công bố đường lưỡi bò. Lão Gàn phát biểu cả hơn năm nay, trong topic này, bây giờ mới thấy Hoa Kỳ nghĩ ra điều này. Nhưng dù sao đề nghị của cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng chứng tỏ một sự nhận định sáng suốt về tính chính danh chính trị trong các vấn đề liên quan đến biển Đông. Nhân đây, Lão Gàn gợi ý về một khó khăn trong diễn biến tích cực theo chiều hướng Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò, là: Đảo Ba Bình mà từ lâu Đài Loan chiếm hữu trái phép của Việt Nam phải trả cho Việt Nam. Tất nhiên thông qua thương lượng. Đây sẽ là một vấn đề mà chính phủ Đài Loan phải có sự chuẩn bị tốt ngay cả dư luận trong nước về việc này. "Thiên cơ bất khả lậu", Lão Gàn chỉ bàn đến đây. Nhưng Lão Gàn cho rằng: Khi Đài Loan phủ nhận đường lưỡi bò thì Trung Quốc cần ủng hộ và thừa nhận chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, vì quyền lợi của chính Trung Quốc và xu hướng hội nhập trong hòa bình. Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất của Trung quốc. Các người không đủ khả năng để nhận thấy mối tương tác phức tạp từ sự phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến liên quan đến cả thế giới này. Hãy xem kỹ bài "Kim Long đằng phi" để thấy mối tương tác phức tạp cho cả mối quan hệ khu vực chỉ qua một cặp hoành phi, câu đối. "Một con bướm vỗ cánh ở rừng Amazon cũng có thể là nguyên nhân tạo ra một cơn bão ở Thái Bình Dương". Ai cũng có thể nói câu này trên bàn nhậu. Nhưng bản chất của sự tương tác gọi là "hiệu ứng cánh bướm" này không hề dễ hiểu. Chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến bị phủ nhận, không nhẹ nhàng như cánh bướm.3 likes
-
HÌNH TƯỢNG RỒNG TRONG CÁC NỀN VĂN HÓA TRÊN THẾ GIỚI Dù bạn sống ở Campuchia, Scotland, Lithuania hay Hoa Kỳ, có lẽ bạn cũng đều nghe về con rồng. Rồng phương Đông, đôi khi được gọi là Lung (ở Trung quốc) hoặc Long (ở Việt Nam), có thể là một sinh vật rất khác với rồng phương Tây. Hình dạng, cách hoạt động, tính biểu tượng và những ý nghĩa của chúng với xã hội khá là khác nhau. Phương Đông dường như đánh giá cao rồng vì vẻ đẹp và phép thuật của nó. Người dân phương Đông cũng có thái độ kính trọng với rồng. Tuy nhiên, cách nhìn này thay đổi một cách rõ rệt ở phương Tây nơi mà những con rồng được xem như quỷ dữ. Rồng ở phương Đông thường có mặt trong các lễ hội hay các cuộc diễu hành. Sinh vật này, giống như rồng phương Tây cũng đôi khi có những hình dạng gớm ghiếc. Tuy vậy nó được cấu thành từ những loài vật khác nhau. Rồng biểu tượng cho sự anh hùng mà không là sự đe dọa hay nguy hiểm. Người Trung quốc có hẳn một năm của rồng và người ta nói rằng những ai sinh năm rồng sẽ được khỏe mạnh, giàu có và thông thái. Đó cũng là tất cả những đặc tính mà con rồng phương Đông đại diện. Năm của rồng cũng được cho là năm thịnh vượng của người dân Trung quốc. Do người Trung quốc có thái độ tôn trọng rồng như vậy nên có rất nhiều câu chuyện về con rồng và sự thịnh vượng mà nó mang lại cho người dân Trung quốc. Một trong những câu chuyện đó là chuyện viên ngọc rồng. Người ta nói rằng một cậu bé tìm được một viên ngọc của rồng mà có thể làm to lên, nhân lên số lượng những đồ vật mà nó chạm vào. Khi họ đặt một nồi để cơm qua một đêm, sang hôm sau chiếc nồi đầy cơm. Nhưng khi một tên cướp đến tìm cách cướp viên ngọc này. cậu bé nhanh chóng nuốt đi. Sau đó cậu bé biến thành một con rồng. Trong khi câu chuyện của phương Đông là về điều tốt của việc biến thành một con rồng quyền năng thì phương Tây lại là một câu chuyện về sự trừng phạt biến một người thành rồng. Trong câu chuyện này một hoàng tử giết vua cha để đoạt lấy sự nổi tiếng và giàu có. Do vị vua bị giết để lại một lời nguyền hoàng tử sẽ biến thành rồng. Sau đó con rồng này bị giết bởi một người anh em tham lam khác, người mà sau đó cũng bị nhận một lời nguyền và cũng trở thành rồng. Có rất ít sự tương đồng giữa những con rồng phương Tây và rồng phương Đông. Thậm chí nơi sinh sống của rồng cũng khác nhau giữa hai nền văn hóa. Rồng phương Đông thì hầu hết sống ở những nơi ẩm ướt như là hồ hay biển. Rồng phương Tây thì sống ở sa mạc thậm chí trong lửa. Rồng phương Tây được cho là phun lửa và được xem là một cái gì đó cần phải loại bỏ. Những con rồng này giết người nào lại gần bằng việc phun lửa. Chúng cũng có những đôi cánh lớn và móng vuốt sắc nhọn. Có lẽ lý do mà rồng khác nhau giữa các nền văn hóa đó là người ta chưa bao giờ từng nhìn thấy con rồng nào mà chỉ nghe trong những câu chuyện cùng với sự mô tả chúng. Rồng Ấn Độ Naga là một loại rồng không cánh trong văn hóa Hindu và Phật giáo. Rồng Naga sở hữu đặc tính của cả rắn và con người. Trong Hindu giáo, rồng Naga cũng có ý nghĩa tương tự như rồng Trung quốc nhưng cũng có thể giống rồng Châu Âu là những vệ sĩ bảo vệ châu báu. Naga cũng được tìm thấy trong đạo Phật như là những con rắn nhiều đầu có phép thuật có thể biến thành người. Giống như Naga trong truyền thuyết Hindu, phiên bản trong Phật giáo cũng thích sống ở những nơi có liên quan tới nước. Rồng Philippin Bakunawa là một vị chúa tể được đại diện là một con rồng mang hình rắn theo truyền thuyết của dân tộc Philippines. Nó có 2 cánh, lông trên thân mình, một lưỡi đỏ và một cái miệng có kích cỡ như một cái hồ nước. Người Phillipines từng cho rằng Bakunawa sống ở biển vào thời kỳ thế giới có 7 mặt trăng và những con rồng với những ánh sáng quanh mình bay lên trời và nuốt những mặt trăng. Vì thế những con rồng được cho là nguyên nhân gây nên nguyệt thực. Để tránh cho thế giới bị tối đen, người dân chạy khỏi nhà, mang theo xong nồi gây náo động để làm cho Bakunawa sợ mà không ăn mặt trăng đem lại ánh sang. Thật là thú vị là tên của loài rồng Philipines, Bakunawa, có thể được dịch là “kẻ ăn mặt trăng” vốn không là đặc điểm của các loài rồng Châu Á. Rồng La Mã Người La Mã không có con rồng của riêng mình. Rồng của họ dựa trên những chuyện thần thoại Hy Lạp được mở rộng và đổi tên sang tên La Mã. Rồng La Mã kết hợp giữa những con rồng kiểu rắn của Hy Lạp với loại rồng của vùng Cận Đông dẫn tới một loại rồng mà tương đối gần với kiểu rồng Châu Âu với thân dài, chân 4 móng và những mào gân trên đầu. Một câu chuyện về rồng thuần riêng của người La Mã là về một con rồng đất. Bên ngoài một thành phố La Mã nổi tiếng, một con rồng làm hang ở một vùng đất trũng nhất. Trong nhiều thế kỷ, nó bảo vệ thành phố, tàn phá bất cứ kẻ thù nào tấn công thành phố. Tuy nhiên con rồng này cũng đòi hỏi người dân một cái giá cao để đóng vai trò là người bảo vệ thành phố. Mỗi tháng thành phố phải tổ chức một lễ tế kết thúc bằng một cô gái trinh mang theo một giỏ thức ăn vào hang bùn của rồng. Cô gái phải lấy tay cho rồng ăn và nếu sự trong sạch của cô bị phát hiện trong khi cho ăn, nó sẽ ăn thịt cô gái. Ngược lại con rồng sẽ cho cô gái trở về thành phố an toàn. Rồng Trung quốc Rồng Trung quốc là một biểu tượng của sự thông thái, quyền lực và sự may mắn trong văn hóa Trung Hoa. Không giống như rồng phương Tây, rồng phương Đông thường được coi là tốt lành. Rồng là một biểu tượng từ lâu trong dân gian và nghệ thuật Trung quốc. Các đền đài và miếu mạo được xây để vinh danh chúng. Thông qua biểu tượng của con rồng, nhiều người Trung quốc lấy những đặc tính cao quý gắn với mình. Thực tế thì người Trung quốc đôi khi được gắn với “hậu duệ của rồng”. Rồng Trung quốc điều khiển mưa, các dòng sông, hồ, biển. Chúng cũng có thể bảo vệ khỏi những tư tưởng xấu đang nhen nhóm, bảo vệ những người vô tội và giữ an toàn cho tất cả mọi người. Rồng được gọi là lung hay long theo tiếng Trung quốc. Rồng Trung quốc bay trên trời giữa các đám mây. Hầu hết các bức tranh về rồng ở đây cho thấy chúng đang ngậm một viên ngọc có lửa. Truyền thuyết kể rằng viên ngọc cho những con rồng quyền lực và cho phép chúng bay lên trời. Rồng Đức Con rồng là một thành tố quan trọng trong các bộ truyền, truyền thuyết dân gian của nước Đức. Chúng thường được mô tả là hiện thân của cái ác và con người phải tìm cách đấu trí và giết chúng. Có vài loại rồng khác nhau. Nidhogg, Fafnir, and Jormungand là những loài rồng phổ biến nhất trong truyền thuyết nước Đức. Có bốn loại rồng được đề cập tới trong các câu chuyện kể ở Đức. Đó là lindworm, firedrake, black worm và puk. Puk là loại rồng ít được viết đến nhất. Nó là một con rồng nhỏ có 4 chân sống ở trong các ngôi nhà và lấy trộm đồ mang lên mái nhà. Các câu chuyện về rồng puk bắt đầu ở Đức và sau đó cũng lan truyền ra Châu Âu. Rồng xứ Wales Hình ảnh của rồng xứ Wales là một sinh vật có da bó sát kiểu da rắn và thô ráp, những chiếc cánh có màng và móng chân rất dữ tợn. Những con rồng xứ Wales chiến đấu một trận chiến dài chống lại kẻ thù và ngày nay được người dân xứ này ghi nhớ trên những lá cờ quốc gia của mình (xứ Wales là một lãnh thổ nằm trong liên hiệp vương quốc Anh) Nguồn tài liệu: http://www.draconika.com/cultures/welsh.php http://listverse.com/2008/06/17/8-types-of-dragons-you-have-never-heard-of/1 like
-
Hôm qua, tôi được mời đến tư vấn cho một đại gia hết thời, để họ có thể bán hay giữ lại căn nhà này. Tôi thành thật nói với họ: Căn nhà này xấu qúa và phân tích , nói rõ cho họ biết từ ngày họ vào cái nhà này cái gì đã xảy ra. Đặc biệt nhà này có một cái cột lớn giữa nhà. Đây là điều tối kỵ trong Phong thủy. Nhưng điều lạ là người chồng vẫn còn sống và nhà này là hướng Tuyệt Mạng - theo Phong thủy Lạc Việt - so với tuổi nam gia chủ? Cuối cùng hỏi ra thì cái cột này được làm sau cùng và chỉ có tính cột đỡ, không có móng cột. Tôi khuyên gia chủ nên đi ở, hoặc thuê chỗ khác và số phận cái nhà tùy thân chủ định đoạt: Bán hoặc cho thuê. Thân chủ tôi có đặt vấn đề sửa lại nhà. Tôi nói ngay: Phải tốn chừng ít nhất một tỷ VND, để sửa cái nhà này về mặt kiến trúc, xây dựng. Tiền công thiết kế phong thủy của tôi không tính vào sửa nhà vì so với gía trị của nó là không đáng kể. Nhưng tôi nghĩ với cái nhà này và vào ở đã gần ba năm thì thân chủ tôi không thể có được một tỷ để sửa nhà. Không chết người là may rồi. Tôi cũng chỉ xem ở tầng dưới, không lên lầu. Nhưng vấn đề mà tôi muốn trình bày ở đây là: Đại gia này đã mời một phong thủy gia nổi tiếng ở Sài Gòn ra thiết kế về phong thủy căn nhà này. Tôi hỏi thẳng luôn: "Ông ta lấy tiền công bao nhiêu?". Thân chủ trả lời: "Ông ta giúp thôi, không đặt vấn đề tiền bạc". Tôi có hỏi tên, gia chủ có nói, nhưng tôi không thể đưa lên đây. Tôi nhờ thân chủ tôi nói với vị phong thủy gia đó là: ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh ra xem và chê quá. Qua đó, anh chị em thấy rằng: Tâm tốt là một chuyện (Phong thủy gia nổi tiếng kia không lấy tiền), nhưng sự hiểu biết lại là chuyện khác. Và qua đây, anh chị em Phong thủy Lạc Việt thấy rõ bản chất của phong thủy theo những di sản từ cổ thư chữ Hán. Tôi sẽ đưa anh chị em lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp tiếp cận căn nhà này. Ngay tại Hanoi. Có một số kiến thức cơ bản đã học thì anh chị em thấy ngay cái nhà này xấu như thế nào?1 like
-
Cháu gái tháng 9 âm có cơ hội tháng 10 âm cơ hội hiển hiện cháu gái cần nhanh tay nắm bắt tháng 8 âm lịch này cháu còn xui xẻo lắm. Cháu gái đi lại tháng này cần hết sức cẩn thận , Không nên đi sớm về khuya càng không nên tụ tập đám đông. Tháng 10 âm trở đi thì sẽ đỡ . Chúc cháu gái sớm tìm được công việc !1 like
-
năm nay có tranh chấp về của cải còn việc bé mới sinh thì ko nên xem tử vi.1 like
-
Cung phu khá xấu cung phu này nói lên việc dễ đứt gánh giữa đường . Mệnh thân cung lại có thêm Quả tú là sao không tốt đối với phụ nữ. Trong năm 30 và 31 tuổi sẽ có cơ hội cưới chồng,1 like