• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/09/2014 in all areas

  1. Hôm qua, tôi được mời đến tư vấn cho một đại gia hết thời, để họ có thể bán hay giữ lại căn nhà này. Tôi thành thật nói với họ: Căn nhà này xấu qúa và phân tích , nói rõ cho họ biết từ ngày họ vào cái nhà này cái gì đã xảy ra. Đặc biệt nhà này có một cái cột lớn giữa nhà. Đây là điều tối kỵ trong Phong thủy. Nhưng điều lạ là người chồng vẫn còn sống và nhà này là hướng Tuyệt Mạng - theo Phong thủy Lạc Việt - so với tuổi nam gia chủ? Cuối cùng hỏi ra thì cái cột này được làm sau cùng và chỉ có tính cột đỡ, không có móng cột. Tôi khuyên gia chủ nên đi ở, hoặc thuê chỗ khác và số phận cái nhà tùy thân chủ định đoạt: Bán hoặc cho thuê. Thân chủ tôi có đặt vấn đề sửa lại nhà. Tôi nói ngay: Phải tốn chừng ít nhất một tỷ VND, để sửa cái nhà này về mặt kiến trúc, xây dựng. Tiền công thiết kế phong thủy của tôi không tính vào sửa nhà vì so với gía trị của nó là không đáng kể. Nhưng tôi nghĩ với cái nhà này và vào ở đã gần ba năm thì thân chủ tôi không thể có được một tỷ để sửa nhà. Không chết người là may rồi. Tôi cũng chỉ xem ở tầng dưới, không lên lầu. Nhưng vấn đề mà tôi muốn trình bày ở đây là: Đại gia này đã mời một phong thủy gia nổi tiếng ở Sài Gòn ra thiết kế về phong thủy căn nhà này. Tôi hỏi thẳng luôn: "Ông ta lấy tiền công bao nhiêu?". Thân chủ trả lời: "Ông ta giúp thôi, không đặt vấn đề tiền bạc". Tôi có hỏi tên, gia chủ có nói, nhưng tôi không thể đưa lên đây. Tôi nhờ thân chủ tôi nói với vị phong thủy gia đó là: ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh ra xem và chê quá. Qua đó, anh chị em thấy rằng: Tâm tốt là một chuyện (Phong thủy gia nổi tiếng kia không lấy tiền), nhưng sự hiểu biết lại là chuyện khác. Và qua đây, anh chị em Phong thủy Lạc Việt thấy rõ bản chất của phong thủy theo những di sản từ cổ thư chữ Hán. Tôi sẽ đưa anh chị em lớp Địa Lý Lạc Việt cao cấp tiếp cận căn nhà này. Ngay tại Hanoi. Có một số kiến thức cơ bản đã học thì anh chị em thấy ngay cái nhà này xấu như thế nào?
    3 likes
  2. Mấy vị gọi là giáo sư tiến sĩ phát biểu mang tính chất Chí Phèo như không cần quan tâm đến luận điểm hay lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý trừ toán học v.v... thì làm sao mà hiểu được. Đã không quan tâm thì làm sao mà hiểu và phản biện được. Đã thế lại mạnh mẽ tự tin phủ nhận. Nếu các vị không đủ tự tin để phản biện thì cũng đừng nên phát biểu kiểu không quan tâm nhưng thừa nhận lòng yêu nước. Một kiểu phát biểu mang tính lý sự cùn. Theo tôi hiểu thì những người quan tâm đến chứng minh lịch sử văn hóa dân tộc gần 5000 năm trong đó có thầy Thiên Sứ không phải chứng minh chỉ vì lòng yêu nước mặc dù có thể có yếu tố này. Trên tất cả đó là sự thật lịch sử và sự trân trọng với tiền nhân. Kể cả Việt sử có 200 năm nhưng nó là chân lý thì chúng tôi vẫn vui vẻ như thường. Thời gian sẽ đưa sự thật lịch sử trở về với tất cả. Việt sử cũng vậy.
    1 like
  3. Học giả Trung Quốc giục Bắc Kinh cần chuẩn bị cho đại chiến thế giới Đông Bình 14/09/14 09:24 (GDVN) - Học giả Trung Quốc phân tích đặc điểm của cuộc chiến tranh mang tính thế giới mới và đề xuất Quân đội TQ phải phát triển theo hướng không bị lạc hậu. Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 12 tháng 9 đăng bài viết của giáo sư Hàn Húc Đông, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Khả năng xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ ba là tồn tại Bài viết cho rằng, cùng với cuộc khủng hoảng Ukraine trở nên sâu sắc, mọi người ngày càng lo ngại giữa Mỹ-Nga xảy ra xung đột quân sự trực tiếp. Một khi Mỹ-Nga nổ ra giao tranh quân sự, khả năng nổ ra cuộc chiến tranh mang tính thế giới không thể nói là không có. Chiến tranh mang tính thế giới là hình thái chiến tranh thế giới ngày nay phải nhìn thẳng vào. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chiến tranh mang tính thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển thứ ba. Giai đoạn thứ nhất xảy ra giữa dân tộc du mục và dân tộc nông nghiệp; giai đoạn thứ hai là chiến tranh thực dân xuất hiện trên toàn thế giới, Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai là hình thức biểu hiện đặc biệt của nó. Hiện nay toàn cầu đã bước vào thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới. Đặc điểm chủ yếu của nó là: không gian vũ trụ, không gian mạng và không gian biển trở thành chiến trường chính của cuộc chiến (đánh cờ); giao tranh công nghệ trở thành tuyến chính của cuộc chiến; số lượng các nước tham gia "trò chơi" là chưa từng có. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu minh họa) Cuộc giao tranh không gian vũ trụ, không gian mạng hiện nay đều triển khai xung quanh cuộc giao tranh không gian biển. Các cường quốc liên quan thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng rất coi trọng không gian biển, Mahan của Mỹ cũng đã đưa ra học thuyết quyền kiểm soát biển, chủ trương coi trọng xây dựng lực lượng hải quân, đội tàu thương mại và căn cứ ở nước ngoài, nhưng những điều này còn nhằm phục vụ cho tranh đoạt trên mặt đất. Hiện nay, mục đích coi trọng biển là để tranh đoạt biển. Nhìn vào cuộc tranh đoạt không gian biển toàn cầu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là khu vực tranh đoạt kịch liệt. Điều có thể dự đoán là, để tranh đoạt biển, trong tương lai toàn cầu có khả năng tiếp tục nổ ra đại chiến thế giới. Theo bài viết, trong thời đại chiến trang mang tính thế giới lần thứ ba, làm thế nào phát triển sức mạnh quân sự, bảo vệ lợi ích quốc gia là chủ đề quan trọng của phát triển Quân đội Trung Quốc. Trên thực tế, để bảo vệ lợi ích quốc gia, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cần lấy loại chiến tranh mang tính thế giới này làm cơ sở để phát triển. Điều này chủ yếu là do: Một là từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc mới) ra đời, sự phát triển của sức mạnh quân sự Trung Quốc luôn tiến hành theo hướng lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát mặt đất/đất liền" làm trung tâm. Cùng với cuộc chiến tranh đoạt không gian biển ngày càng gay gắt, phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải điều chỉnh tư duy, từ lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát mặt đất" làm trung tâm chuyển sang lấy bảo vệ "lợi ích quyền kiểm soát biển" làm trung tâm. Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 (ảnh tư liệu minh họa) Hai là thời đại chiến tranh mang tính thế giới mới, Trung Quốc nằm ở khu vực tiêu điểm của cuộc đánh cờ và cạnh tranh này, buộc Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự. Trung Quốc nằm ở vùng trung tâm của Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phát triển lực lượng trên biển của Trung Quốc tác động đến dây thần kinh của các nước. Trong tình hình này, Trung Quốc cần phát triển sức mạnh quân sự, nắm chắc chủ động, tránh bị động. Ba là cùng với lợi ích quốc gia của Trung Quốc không ngừng mở rộng ở nước ngoài, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài trải rộng toàn cầu. Do Mỹ đang điều chỉnh trọng tâm chiến lược của họ sang hướng châu Á-Thái Bình Dương, mũi dùi chỉ thẳng vào Trung Quốc, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài bị Mỹ đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Nếu không có lực lượng quân sự mang tính toàn cầu, bảo vệ an ninh, lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài thì giống như một "câu nói suông". Bốn là khả năng tác chiến trên biển, trên không tầm xa hoặc ở nước ngoài của Trung Quốc rất có hạn. Nếu không lấy tầm nhìn của chiến tranh mang tính thế giới để nhận thức vấn đề phát triển hải, không quân thì việc xây dựng khả năng tác chiến hải, không quân của Trung Quốc sẽ bị kiềm chế bởi các loại phiến diện, hoặc gặp trở ngại nhiều hơn trong phát triển khả năng bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài. Kết quả khiến cho phát triển hải, không quân của Trung Quốc tiếp tục xuất hiện cục diện lạc hậu so với thời đại. Trung Quốc không thể tiếp tục bị động, bị đánh. Trung Quốc phải lấy chiến tranh mang tính thế giới làm cơ sở để phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là lực lượng hải, không quân. Trung Quốc phóng vệ tinh Bắc Đẩu (ảnh tư liệu minh họa) ================== Giáo hoàng Francis: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu (Vietnam+) lúc : 14/09/14 05:58 Giáo hoàng (phải) trong buổi lễ lễ tưởng niệm 100 năm cuộc chiến Áo - Hung hôm 13/9 (Nguồn: AP) Hãng TASS cho biết trong một bài thuyết giảng, Giáo hoàng Francis I tuyên bố rằng cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 "đã bắt đầu". Phát biểu tại lễ tưởng niệm 100 năm cuộc chiến Áo - Hung ở nghĩa trang lớn nhất tại Italy - châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới thứ I, Giáo hoàng nói: "Chiến tranh là điên rồ!.. Thế chiến III đã bắt đầu, một phần... Chiến tranh sẽ hủy diệt mọi hy vọng và nguyện ước của các thế hệ". Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời Giáo hoàng Francis tiếp tục lên án "tất cả các cuộc chiến tranh ở mọi thời đại", cho hay: "Chiến tranh là phi nhân phi lý, kế hoạch duy nhất của nó là mang lại sự hủy diệt... Lòng tham, thiếu vắng khoan dung, ham muốn quyền lực - những động cơ này là cơ sở cho quyết định bắt đầu chiến tranh, và thường biện minh bằng ý thức hệ". Trong bài thuyết giảng, Giáo hoàng cũng lên án "những kẻ chủ mưu khủng bố" nhưng không nói cụ thể là ở khu vực nào./. ================== Chiến tranh thế giới thứ III thì bà Vanga nói từ lâu rồi. Nhưng Lão Gàn hiệu đính sẽ chỉ có chiến tranh lớn thôi - "canh bạc cuối cùng" mà - Nga Mỹ sẽ chẳng bao giờ uýnh nhau cả. Nếu có đánh nhau to thì đó là chính nước Tàu và Hoa Kỳ sẽ uýnh nhau một trận để kết thúc vấn đề. Hiểu không?
    1 like
  4. Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố Thứ Bẩy, 13/09/2014 - 15:20 (Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. >> Thủ phạm đang vẽ lại bản đồ Biển Đông từng giờ Hoạt động tạo đảo của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc Trường Sa. Đầu tiên bài viết cho rằng, khu vực Biển Đông cò nguồn tài nguyên ngư nghiệp, tài nguyên dầu khí phong phú, với trữ lượng dầu khí khoảng 23 tỷ-30 tỷ tấn, chiếm 1/3 tổng số nguồn tài nguyên của Trung Quốc. Biển Đông còn có ý chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. “Đặc biệt về chiến lược quân sự mà nói, khống chế được các đảo ở Biển Đông, là có nghĩa trực tiếp hoặc gián tiếp khống chế được các tuyến đường hải trên Biển Đông từ Eo biển Malacca tới Malyasia, Châu Âu, và châu Phi”, bài báo có đoạn. Về Trường Sa, bài báo của Tân Hoa xã nhận định, quần đảo có giá trị chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc. Tuy diện tích các đảo ở Trường Sa hơi nhỏ, không thể làm đòn bẩy khi xảy ra chiến sự, nhưng có thể xây dựng các công trình quan sát cảnh báo sớm làm tuyến đầu cho Trung Quốc. Bài báo cũng cho rằng, việc cải tạo mở rộng các đảo ở quần đảo Trường Sa nhằm cải biến ưu thế quân sự của Trung Quốc. “Một khi Biển Đông xảy ra biến cố, quân đội Trung Quốc sẽ tác chiến ở Biển Đông, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa. Do khoảng cách từ đó tới lục địa Trung Quốc là quá xa, máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Hải Nam thì cũng cần phải bay mất 1.000 km mới có thể tới quần đảo Trường Sa. Các máy bay chiến đầu J-10 và J-11, với tầm chưa đến 2.000 km, sẽ không thể bay tới. Và dù bay được đến nơi cũng không thể hoạt động hữu hiệu”, bài báo phân tích. Theo tác giả của bài báo, bãi Gạc Ma và đá Tư Nghĩa có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng, bởi những bãi đá ngầm này "trấn giữ căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Tam Sa tới các đường giao thông tới Biển Đông". Ảnh vệ tinh cho thấy tàu nạo vét của Trung Quốc đang biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo ở Trường Sa. “Vì vậy việc tăng cường xây dựng mở rộng tại đảo Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược to lớn. Mặt khác việc thiết kế thi công công trình cải tạo mở rộng đảo Gạc Ma đều do Viện nghiên cứu thiết kế công trình Hải quân chủ trì. Sau khi mở rộng, xây dựng đường băng tại Gạc Ma, chiến đấu cơ J-11 nếu cất cánh tác chiến từ đảo này thì phạm vi tác chiến sẽ bao trùm toàn bộ Biển Đông. Nếu Trung Quốc có thể xây dựng các cảng, đường băng và các căn cứ tiếp tế tại khu vực quần đảo Trường Sa thì không những có thể kéo dài thời gian tuần tra và duy trì chủ quyền của các tàu Trung Quốc, đồng thời còn giảm được chi phí tuần tra, làm cho việc tuần tra thực thi pháp luật của Trung Quốc tại Trường Sa được thường xuyên và hiệu quả hơn”, bài báo kết luận mà không cần che giấu mục đích cho hoạt động phi pháp của Trung Quốc hiện nay ở Trường Sa (trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lấp liếm rằng hoạt động chủ yếu là phục vụ cải thiện đời sống cho người dân cư trú trên đảo). Trong phóng sự có tiêu đề "China's Island Factory" (tạm dịch Nhà máy tạo đảo của Trung Quốc) đăng tải ngày 9/9 vừa qua, phóng viên BBC Rupert Wingfield – Hayes đã lên một tàu cá của Philippines để tìm hiểu về cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trên các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông. Theo những gì họ chứng kiến, Trung Quốc đang xây đảo mới trên năm rạn san hô khác nhau trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Phóng viên Wingfield - Hayes và nhóm phóng viên BBC ghi nhận, Trung Quốc đã nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào rạn san hô Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa mà nước này đã chiếm của Việt Nam trong trận hải chiến Trường Sa 1988. Vào tháng 5 vừa qua Philippines cũng đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Philippines đã công bố hình ảnh cho thấy hoạt động cải tạo của Trung Quốc trên rạn san hô Johnson South (tức bãi Gạc Ma) và cho rằng Trung Quốc có khả năng đang xây dựng cả một đường băng ở đó. Hương Giang ================ Vấn đề là: Lúc nào xảy ra biến cố và quân Tàu sẽ hành động như thế nào khi xảy ra cái mà họ gọi là biến cố? Lão Gàn nhắc lại là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được sáng tỏ thì mọi chuyện sẽ ngày càng phức tạp. Đã phân tích tương đối kỹ trong topic: Việt sử 5000 năm văn hiến và biển Đông".
    1 like
  5. Ai khẳng định Mỹ sẽ không tấn công Syria? Thứ Năm, 12/09/2013, 06:40 [GMT+7] (ĐVO)- Nhiều trang mạng quân sự của phương Tây, Mỹ, Nhật hoàn toàn tin tưởng vào khả năng Mỹ cùng liên quân sẽ hạ gục chính quyền Bashar al-Assad. Trên nhiều trang mạng quân sự của phương Tây cũng như của Mỹ, Nhật đã đăng tải những thông tin trái chiều và hoàn toàn tin tưởng vào khả năng Mỹ cùng liên quân sẽ hạ gục cái gọi là chế độ “độc tài“ của ông Bashar al-Assad. Cùng với độ nhiều tờ báo của Pháp, Nhật cũng đã tiến hành hệ thống hóa và tiến hành phân tích cụ thể sức mạnh của quân đội Syria như một cách để chuẩn bị cho cuộc chiến trước mắt. Theo đó trang francedefence cho biết, sức mạnh quân đội Syria chủ yếu nằm ở lực lượng mặt đất, trong khi đó lực lượng hải quân cũng như không quân có nhiều điểm yếu cả về trang bị khí tài cũng như năng lực chiến đấu, vì thế sẽ rất thuận lợi để liên quân nhanh chóng chiếm thế thượng phong trong một cuộc chiến có “giới hạn“. Kể cả trong trường hợp có mở một cuộc tấn công bộ binh lực lượng liên quân vẫn sẽ không vấp phải sự kháng cự quá quyết liệt do lực lượng chống chính phủ luôn là lực lượng gây “rối“ hết sức hiệu quả. Tờ francedefence cho biết thêm điểm mạnh nhất chính là lực lượng bộ binh của Syria. Quân đội Syria có 178.000 binh sĩ, bao gồm 110.000 lính bộ, 5.000 lính hải quân, 27.000 lính không quân và 36.000 lính phòng không. Họ được biên chế thành 7 sư đoàn bộ binh cơ giới, 3 sư đoàn pháo binh cơ giới và 2 sư đoàn đặc nhiệm cùng một lực lượng Vệ binh cộng hòa tinh nhuệ. Sau hai năm nội chiến, các lực lượng đang chiến đấu đều được thử lửa và có tinh thần chiến đấu cao.Về phía lực lượng tăng thiết giáp dù sở hữu số lượng xe quân sự gồm khoảng 4.950 xe tăng và từ 1.860 đến 2.100 xe bọc thép do Liên Xô, Nga chế tạo, hầu hết chúng đều đã cũ. Chỉ có một số lượng nhỏ được nâng cấp và cũng bị hao hụt đáng kể trong nội chiến. Do đó lực lượng này không được Pháp cũng như các quốc gia phương Tây đánh giá cao. Dù không quân Syria có khoảng 365 máy bay tuy nhiên phần lớn trong số đó là những máy bay đã lỗi thời, do đó khả năng kháng cự của lực lượng này không đạt được sự nể trọng cần thiết từ phía các quốc gia đang sở hữu những đội chiến cơ hàng đầu thế giới. Theo đó, truyền thông Pháp phân tích Damascus sẽ sớm mất chủ quyền đường không và đường biển chỉ 1 tuần sau khi cuộc chiến chính thức diễn ra. Có lẽ điều khiến phương Tây và Mỹ lo ngại nhất chính là cuộc chiến trên mặt đất nơi mà lực lượng quân đội chính quy của Syria có thể đổi vai trở thành lực lượng quân du kích gây nhiều khó khăn cho sự chiếm đóng của Mỹ và phương Tây tại quốc gia này trong trường hợp lực lượng nổi dậy không thể tự quyết được số phận của đất nước. Dù nhiều chuyên gia vẫn đánh giá cao khả năng phòng không phức hợp của Damascus, thêm vào đó Syria lại đang nhận được sự viện trợ không “tính toán“ từ Moscow tuy nhiên, báo giới phương Tây vẫn tin vào khả năng một cuộc chiến đánh nhanh thắng nhanh sẽ diễn ra cho dù Syria có mang tất cả sức mạnh của mình vào cuộc chơi này. Rõ ràng việc báo chí phương Tây bác bỏ khả năng hủy bỏ cuộc tấn công vào Syria cùng với đó là việc tích cực thống kê phân tích sức mạnh của quân đội nước này cho thấy các quốc gia phương Tây không hề chùn bước trước những nhận định Mỹ sẽ dời cuộc chơi. Trên thực tế Mỹ đang chọn con đường đi hợp lý nhất để tạo ra một cuộc chiến nhận được nhiều sự đồng thuận, vì thế việc trì hoãn chỉ là cái cách mà ông Obama muốn tận dụng nó để được lòng công chúng vào lúc này, tờ francedefence nhận định. Dù Syria đã chấp thuận chùn bước trước lời khẳng định tấn công chắc nịch từ Mỹ và phương Tây cũng không thể khiến tình hình thay đổi, “ai dám khẳng định Mỹ và phương Tây sẽ không tấn công Syria?“, ông Fukura chuyên gia phân tích tình hình Trung Đông nhận định trên trang japanmil của Nhật. ==================== Nước Nga đã đem uy tín của mình đặt cọc vào đây: "Yêu cầu Syria giao nộp vũ khí hóa học". Do đó, - nếu - sự kiện này hoàn tất thì chiến tranh rất khó xảy ra. Tuy nhiên, - nếu - sự kiện không hoàn tất thì cuộc tấn công sẽ rất khốc liệt, dù Hoa Kỳ không đổ quân và nó có thể kết thúc nhanh chóng.
    1 like