-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 13/09/2014 in Bài viết
-
Đến nay - sau hơn hai năm 2012 / 2014 - mọi chuyện đã rõ ràng hơn: Chính người Trung Quốc cũng thừa nhận thuyết ADNH và bát quái không thuộc về văn minh Hán. Và dự báo của tôi về cái sự loạn cào cào của thế giới đã bắt đầu chứng nghiệm: Ngày 30. 8 2014, tại Cafe Trung Nguyên 19B Phạm Ngọc Thạch, một giáo sư tiến sĩ vật lý được nhạc sĩ Dương Thụ giới thiệu là hàng đầu về vật lý lý thuyêt của Việt Nam, phản biện tôi với luận điểm: Tất cả các lý thuyết khoa học không cần tính hợp lý, trừ toán học. Rách việc ngồi nghĩ lại thấy nản quá! Giáo sư được coi là hàng đầu còn như vậy thì để thuyết phục loại hàng hai trở xuống đến những dạng Chí Phèo , Thị Nở thì thua rùi. Không cần tính hợp lý trong một hệ thống lý thuyết khoa hoc?! Vậy thì cái cõi đời này còn cần tính hợp lý không nhỉ! Oải quá!1 like
-
Vũ điệu hoài nghi Trung-Ấn Thứ Sáu, 12/09/2014 - 18:13 (Dân trí) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ khởi động chuyến công du Nam Á đầu tiên bằng chuyến thăm dự án đầu tư mới nhất của Bắc Kinh tại Sri Lanka, dự án phát triển thành phố cảng 1,4 tỷ USD, bao gồm cả một bến du thuyền và một đường đua Công thức 1. Tất cả chỉ cách bờ biển Ấn Độ có 250km. Thủ tướng Ấn Độ Modi (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến dự án nằm cạnh một cảng thương mại lớn khác cũng do Trung Quốc đầu tư sẽ là cách nhắc nhở rõ nhất về dấu chân kinh tế lớn mạnh của Bắc Kinh ở sân sau của Ấn Độ, ngay trước chuyến công du đầu tiên vào tuần tới của ông tới New Delhi. Mặc dù nổi tiếng với đường lối dân tộc chủ nghĩa cứng rắn, tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nhanh chóng chìa tay với đối thủ truyền thống Trung Quốc sau khi lên nắm quyền hồi tháng 5, khi mời ông Tập sang thăm Ấn Độ. Nhưng ông Modi cũng đã tìm cách ngăn các nước láng giềng của Ấn Độ “sa” vào vòng tay của Trung Quốc, nên đã chọn Bhutan và Nepal cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Thủ tướng. Ngoài ra ông cũng chìa cành oliu cho đối thủ Pakistan. Nhưng điều đó có thể không làm Trung Quốc quá bận tâm. Ngược lại chính mối quan hệ thân thiết của ông Modi với Tokyo mới gióng hồi chuông cảnh báo ở Bắc Kinh. Giới phân tích cho rằng ông Modi có thể sẽ dùng lợi thế này của mình. Ông Modi có mối quan hệ bè bạn nồng ấm với người đồng cấp Nhật Shinzo Abe, người đã đón chào ông nồng nhiệt thậm chí ngay cả khi ông bị các cường quốc phương Tây chỉ trích vì cho rằng ông không ngăn được các cuộc bạo động tôn giáo gây chết người ở Gujarat, bang ông từng điều hành. Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều lo ngại trước điều mà nhiều người xem là sự hiếu chiến ngày càng gia tăng trong vấn đề lãnh thổ của Bắc Kinh. Hơn nữa Washington cũng mong muốn Nhật-Ấn thiết lập hợp tác để đối trọng với Trung Quốc. “Trung Quốc lo ngại chúng tôi sẽ tiến gần hơn với Nhật và Mỹ dưới thời Modi. Họ không muốn điều đó xảy ra”, Jayadeva Ranade, giám đốc Trung tâm Phân tích và chiến lược Trung Quốc ở New Delhi cho hay. Theo Ranade, điều này có thể cho New Delhi động lực khi đàm phán với Bắc Kinh, nhất là sau khi Nhật cam kết trong chuyến công du gần đây của ông Modi rằng sẽ tăng gấp đôi đầu tư vào Ấn Độ trong vòng 5 năm tới. Hợp tác và cạnh tranh Liu Jianchao, trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, vào tuần này cho biết ông Tập sẽ thảo luận về đầu tư vào đường sắt Ấn Độ cũng như hợp tác hạt nhân trong chuyến công du vào tuần tới. Phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn đang lộn xộn của Ấn Độ là một ưu tiên trọng yếu của chính phủ Modi. Ông Modi đã cam kết sẽ nâng cấp hệ thống xe lửa hiện nay và xây dựng đường tàu tốc độ cao đầu tiên cho Ấn Độ. Ông Liu cũng cho biết hai bên sẽ tìm kiếm thúc đẩy đàm phán về vấn đề tranh chấp biên giới trong chuyến thăm của ông Tập. Mặc dù biên giới Trung-Ấn chưa bao giờ chính thức được phân định, nhưng hai bên đã ký thỏa thuận. Giới phân tích cho rằng Bắc Kinh đang thực sự mong muốn duy trì hòa bình với nước láng giềng phía tây của mình. Theo nhà phân tích chính trị Syam Saran, Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi, Ấn Độ, hai bên sẽ “tập trung vào những điểm chung” trong chuyến công du của ông Tập, tập trung vào thương mại, đầu tư cũng như hợp tác quốc tế. “Rõ ràng là Trung Quốc đang coi Ấn Độ dưới thời Modi là một đối tác nghiêm túc và tin cậy cũng như là một đối thủ tiềm năng”, Saran, người từng là ngoại trưởng Ấn Độ nhận định. Trung Quốc đã đưa ra những đảm bảo trước chuyến công du rằng họ không tìm cách “bao vây” Ấn Độ, nỗi lo đã có từ bấy lâu, một phần do sự thân thiết của Bắc Kinh với nước láng giềng Pakistan và đầu tư không ngừng gia tăng của họ vào Sri Lanka, Bangladesh và Maldives. “Trung Quốc coi Ấn Độ là đối tác phát triển”, ông Liu nói với các phóng viên tại Bắc Kinh. “Trung Quốc không và sẽ không bao vây Ấn Độ”. Mối quan hệ giữa các quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân vẫn bao trùm bởi sự nghi kỵ, phần lớn là do di sản của cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu năm 1962 giữa Ấn-Trung. Nhưng Ấn Độ đang trải thảm đỏ đón ông Tập, người sẽ bắt đầu chuyến công du bằng việc ghé thăm bang quê nhà Gujarat của Thủ tướng Ấn Độ Modi vào ngày 17/9, đúng ngày sinh nhật lần thứ 64 của ông Modi. Theo báo chí Trung Quốc, ông Tập sẽ khởi động chuyến công du Nam Á vào 14/9 tới Maldives , nơi Bắc Kinh đang không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình, khi thành lập một sứ quán hoàn chỉnh ở đây vào năm 2011. Từ đây ông sẽ tới Sri Lanka, nơi Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều và xây dựng một cảng nước sâu cùng một sân bay quốc tế trong vùng nằm giữa tuyến đường biển quốc tế đông-tây quan trọng, tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới. Kế hoạch cho một cơ sở không quân với đầu tư của Trung Quốc hiện vẫn “đóng băng” sau khi Ấn Độ bày tỏ những lo ngại riêng. Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào Bangladesh, rót tiền vào một trong những nhà máy than điện lớn nhất nước này cùng nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác. Giới phê bình cho rằng chính phủ tiến nhiệm của Ấn Độ, do Đảng Quốc đại trung tả dẫn dắt, đã không đủ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi lại bỏ quên mất các nước láng giềng Nam Á. Nhưng ông Ranade dự đoán điều đó sẽ thay đổi dưới chính phủ của Thủ tướng Modi. Ngoại trưởng Ấn Sushma Swaraj trong tuần này đã nói mối quan hệ Trung-Ấn là gồm cả “cạnh tranh và hợp tác”. “Chính phủ của ông Modi sẽ vạch ra một số đường giới hạn đỏ”, ông Ranade dự đoán. Vũ Quý Theo AFP ================= Chuyện đập ruồi của ngài Tập là chuyện "vi mô", còn chiện quan hệ Trung Ấn là chuyện "vĩ mô". Trong cái ghoàn cảnh hiện nay, ngài Tập có thể được đón tiếp rất wan trọng ở Ấn Độ, có cả kèn "bú zdích", có cả "đít cua", có cả "cary cay" kiểu Ấn....và thậm chí có cả tuyên bố chung một cách rất chung chung về quyết tâm bảo vệ hòa bình thế giới. Cuộc đón tiếp của Ấn Độ giành cho ngài Tập sẽ làm ngài cảm động hơn nhiều, so với việc ngài sang Huê Kỳ và được Tổng thống Obama đón tiếp một cách lạnh nhạt trong một trang trại ở cái bang khỉ gió gì, wên mất rùi?! Mọi chiện sẽ diễn ra y như vậy, nếu chuyến thăm của ngài Tập xẩy ra vào thời điểm này. Hãy chờ xem! Nhưng tất cả đều chỉ là hình tướng của một bản chất vấn đề: Các siêu cường đang cố gắng sắp xếp bàn cờ thế giới theo ý mình trong "canh bạc cuối cùng". Những quy luật của vũ trụ sẽ quyết định số phận của cái thế giới khốn khổ này. Bởi zdậy, cái anh nào giật tít bài báo này cũng hơi đúng đúng đấy. Hì! "Vũ điệu hoài niệm" - Í lộn - "vũ điệu hoài nghi". Nói "hoài niệm", người Ấn Độ lại nhớ đến kỷ niệm cuộc chiến biên giới 1962, cho đến nay vưỡn còn rất mơ hồ về những tuyên bố chủ quyền của cả hai bên. Chưa nói đến hàng loạt những mối quan hệ đầy khuých tạp và oái oăm giữa Tàu Ấn trong lịch sử. Cô gái Ấn Độ với ông bố Modi khó tính sẽ trang điểm lại và tham gia "canh bạc cuối cùng" - theo cách gọi của Lão Gàn -. Chỉ cuối năm nay là bắt đầu. Hãy chờ xem! Chém gió cho vui vậy, chứ Lão Gàn chẳng có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong mối quan hệ Ấn Tàu. Lão còn lo trả cái nợ đời đã. Hơn hai tỷ. Leo mựa! Số tiền đủ để người phàm chết ngất. Nhưng Lão chịu chơi lắm, Không thì đến mùa quýt ở Ghine Bitxao mới có nhà để ở.1 like
-
Trung Quốc bắt giữ băng trộm chuyên đột nhập nhà các quan chức 12/09/2014 10:20 (TNO) Một băng trộm ở Trung Quốc chuyên đột nhập tư gia của các quan chức tham nhũng. Nhóm tội phạm này tin rằng các nạn nhân sẽ “ngậm đắng nuốt cay” không dám báo cảnh sát vì phải kê khai quá nhiều tài sản. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi ngang qua quan chức Trung Quốc trong một phiên họp quốc hội nước này - Ảnh: Reuters Cảnh sát Trung Quốc cho biết họ vừa bắt giữ một băng trộm đã "vét" được hàng triệu USD từ nhà của các quan chức Trung Quốc trong giai đoạn hai năm qua, theo tờ Telegraph (Anh) ngày 11.9. Băng trộm bao gồm 6 người đã “viếng thăm” tư gia của ít nhất 50 vị quan chức tại ba tỉnh ở miền trung Trung Quốc, trong giai đoạn 2010 và 2012, lấy đi hàng triệu USD tiền mặt và các thỏi vàng, Telegraph dẫn lại thông tin từ truyền thông Trung Quốc. Người đứng đầu băng trộm này là Wang Shengli (34 tuổi, ở tỉnh Hà Nam), từng ngồi tù và ra tù vào năm 2010. Trong thời gian ngồi tù, Wang đã chiêu mộ thêm 5 bạn tù để gia nhập băng trộm. Các điều tra viên cho biết băng trộm này chỉ nhắm vào những vị quan chức mà chúng tin rằng "có tham nhũng", với lý do vì những quan chức này sẽ không dám báo cảnh sát. Trước khi tiến hành bất kỳ một phi vụ nào, băng trộm này giám sát mục tiêu rất kỹ lưỡng nhiều tháng trước đó. Tuy nhiên, vào tháng 12.2012, một quan chức "mất của" đã báo cảnh sát khi bị băng trộm này đột nhập vào nhà riêng và cuỗm đi 10.000 nhân dân tệ (1.631 USD). Vài tuần sau đó, cảnh sát đã bắt giữ băng trộm, phát hiện nhiều tiền và vàng. Phúc Duy ================== Tất nhiên, băng trộm này chỉ có thể trộm ở nhà các quan từ cấp huyện giở xuống. Mần răng mà vào được nhà các quan Tàu cấp bự mà trộm được. Zdậy mà trộm được hàng triệu dollar, đủ hiểu "ruồi" trong quan chức Tàu nhiều như ...quân Nguyên. Hì! Bởi zdậy! Chỉ nội đập duồi không cũng mệt lém, ngài Tập ạ. Nhưng đã "cuoilungcop" rùi thì ngài cứ phải ngồi đấy thôi. Hì!1 like
-
Tập Cận Bình chống tham nhũng để tránh sụp đổ09/09/2014 17:26 (TNO) Cuộc chiến chống tham nhũng và hoang phí trong bộ máy công quyền Trung Quốc xuất phát từ mối lo sụp đổ chế độ, một nhà báo Singapore nhận định với Thanh Niên Online. Pháo hoa mừng lễ trung thu ở quảng trường Thiên An Môn năm 2012 nay trở thành hình ảnh dĩ vãng dưới chính sách thắt lưng buộc bụng của Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: AFP Nhà báo kỳ cựu không muốn xưng danh, hiện là một biên tập viên của tờ Straits Times, bác bỏ nghi ngờ rằng cuộc chiến chống tham nhũng và lộng quyền, được mệnh danh là “đả hổ lẫn ruồi nhặng”, mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng từ khi nắm quyền hồi tháng 11.2012 là “thanh trừng lẫn nhau”, hay “có phần chiếu lệ”. “Tôi tin rằng ông Tập hiểu rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ tham nhũng để ngăn chặn sự sụp đổ của Đảng Cộng sản”, nhà báo từng nhiều năm thường trú ở Bắc Kinh và Đài Loan khẳng định. Am hiểu lịch sử và chính trường Trung Quốc, nhà báo người Hoa này giải thích thêm về lựa chọn hành động của ông Tập: “Sự sụp đổ của nhà Thanh là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan bắt nguồn từ triều đại của Càn Long”. Trị từ chiếc bánh trung thu Tờ China Daily ngày 9.9 trích thông tin từ kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cho hay trong dịp lễ trung thu vừa qua, cả nước có 28 trường hợp tặng bánh và các vật phẩm khác tại các cơ quan nhà nước có tính chất vi phạm quy định “thắt lưng buộc bụng” của Chủ tịch Tập. Bài báo cũng cho biết hôm 8.9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (CCDI) công bố báo cáo hằng tuần cho hay từ ngày 1-7.9, cả nước có tổng cộng 177 trường hợp vi phạm quy chế, bao gồm 28 trường hợp nói trên. Riêng tại thủ đô Bắc Kinh mùa trung thu, có 2 trường hợp bị phanh phui. Trường hợp thứ nhất là giám đốc Trung tâm thương mại lương thực quốc gia dùng tiền cơ quan mua và phân phát cho nhân viên bánh và phiếu tặng quà. Trường hợp thứ hai xảy ra tại Trung tâm xúc tiến phát triển công nghiệp văn hóa quận Hoài Nhu nằm ở vùng ngoại ô. Vị giám đốc trung tâm đã lấy công quỹ phát cho nhân viên tổng cộng 27.300 nhân dân tệ (95 triệu đồng) tiền mặt. Hai vị này hiện đã bị kỷ luật cảnh cáo, tờ China Daily cho biết. Tờ báo này cũng nhìn nhận rằng trung thu là dịp lễ truyền thống lớn thứ hai trong năm của Trung Quốc, sau tết nguyên đán. Và việc biếu nhau bánh trung thu là truyền thống lâu đời. Nhưng bên cạnh bánh trung thu, nhiều nơi cũng kèm theo trong hộp bánh những thứ có giá trị khác, thậm chí là tiền mặt. Giáo sư Yan Jirong, từ Trường quản lý hành chính thuộc Đại học Bắc Kinh, nhìn nhận việc cho nhân viên bánh trung thu và kèm theo những thứ giá trị khác như một dạng “thu nhập xám” cũng là một nỗ lực của các lãnh đạo cơ quan nhằm bù đắp cho mức lương bèo bọt của nhân viên nhà nước. Tuy nhiên, “việc mua và phát những hộp bánh như thế bằng công quỹ của nhân dân là hoàn toàn sai trái”, và “việc thiếu kiểm soát cũng như hình phạt thích hợp đã khiến tập quán này trở nên quá phổ biến”, Giáo sư Yan phàn nàn. Bình luận với Thanh Niên Online về việc xử lý các vụ tặng bánh cho nói trên, nhà báo của Straits Times nói: “Quả thật điều đó có phần quá nặng tay. Tuy nhiên, đôi khi cần phải như vậy để đảm bảo quy định được chấp hành”. Tìm và diệt Trưởng ban CCDI Vương Kì Sơn trong một phát biểu mới đây nói rằng, vấn đề không nằm ở chỗ mấy chiếc bánh trung thu mà là những quà tặng xa xỉ, như nữ trang, điện thoại thông minh, thậm chí tiền mặt, ẩn trong những hộp bánh. Các nhà quan sát chỉ ra rằng, trong các “hộp bánh” tặng cho các quan chức thường chứa những thứ xa xỉ mà ông Vương đề cập. Hôm 6.9, CCDI đã đưa lên website tại vị trí nổi bật nhất một danh sách dài dằng dặc gồm số điện thoại, địa chỉ, email... của 4 bộ và 24 tỉnh, thành phố, vùng tự trị để mời gọi người dân liên lạc chỉ điểm những hành vi được coi là hoang phí của các quan chức. “Mục chỉ điểm trên trang web của CCDI cung cấp cho công chúng một kênh trực tiếp để theo dõi việc chi tiêu ngân sách nhà nước”, Giáo sư Yan đánh giá. Ông cũng khẳng định thêm: “Mọi chỉ báo về các hành vi trái phép sẽ bị truy tận gốc”. Theo China Daily, hồi cuối năm 2012, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một bản thông tư 8 điểm quy định cắt giảm tiêu xài hoang phí trong các đảng viên. Theo đó, CCDI đã phát động 6 chiến dịch lớn trên toàn quốc vào những dịp lễ nhằm ngăn chặn tham nhũng, hoang phí. Tính đến tháng 6.2014, theo số liệu của CCDI, đã có 61.703 cán bộ, quan chức bị kỷ luật dưới nhiều hình thức, do làm trái quy định. Đặt vấn đề về tính nghiêm minh và năng lực thi hành mệnh lệnh của ông Tập trên toàn quốc gia rộng gần 10 triệu km2, nhà báo Singapore nhận định: “Việc thực thi chắc chắn sẽ khó đồng đều trong cả nước. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ông Tập có quyền lực tuyệt đối, đủ sức để bảo đảm công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả, chứ không như thời ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo”. Khác với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình ngay khi nhậm chức đã nắm trọn vẹn 3 vị trí quyền lực nhất quốc gia là Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. “Bên cạnh đó, ông ấy còn nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận người dân Trung Quốc vốn mong muốn đẩy lùi nạn tham nhũng”, nhà báo này nói. Thục Minh (Văn phòng Singapore) ============== Nói đi, nói lại mãi nó cũng nhàm: Cho dù ngài Tập đánh chết hết cả hổ lẫn ruồi thì cái khó khăn lớn nhất phải vượt qua chính là sau khi hổ và ruồi chết hết. Huống chi ngài Tập còn chưa đập hết hổ và ruồi. Hì! Ấy là chưa kể hàng loạt những zdấn đề khuých tạp khác đang chở ngài Tập xử lý: Thí dụ như Hớn Cỏong đang làm hình ảnh một Tung Cóoc, hai cái chế độ trở nên mong manh. Hi! Hic! B)1 like