• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/09/2014 in Bài viết

  1. TƯ LIỆU THAM KHẢO Cần nhìn nhận về hệ thống tư liệu chữ Hán ở nước ta như thế nào? Thanh Phong 10/09/14 07:07 Thảo luận (0) (GDVN) - Bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng. Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? Tư duy Đại Hán và ẩn ý Kim Dung Gặp người đầu tiên dịch sắc lệnh Hoàng Sa Tòa soạn Báo điện tử giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Phong, ở Đại học An Giang. Theo tác giả, ông đặc biệt ấn tượng với bài viết Thưa ông Bộ trưởng văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai trên chuyên mục Góc nhìn. Từ đây, dưới góc độ của người đã từng giảng dạy Hán Nôm, tác giả Thanh Phong có mong muốn trao đổi thêm về vấn đề sử dụng chữ Hán ở nước ta. Để rộng đường dư luận và tôn trọng chủ kiến của các nhà khoa học, Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải ý kiến này của tác giả Thanh Phong. Văn phong, học thuật và chủ ý là của tác giả, tòa soạn chỉ giữ quyền biên tập cơ bản. Đọc bài viết Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? của tác giả Xuân Dương, tôi rất tâm đắc với nhiều quan điểm và kiến nghị của tác giả; thế nhưng, ở góc độ của người ít nhiều từng nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm ở trường đại học, tôi xin được phân tích một số vấn đề thuộc lĩnh vực Hán Nôm và trình bày những điều còn băn khoăn của cá nhân tôi xung quanh bài viết để chia sẻ cùng quý độc giả. Việt Nam ngay từ khoảng đầu Công nguyên bắt đầu tiếp nhận chữ Hán từ phương Bắc truyền sang. Mặc dù là công cụ để truyền bá văn hóa phục vụ đắc lực cho mưu đồ thống trị của phong kiến phương Bắc, thế nhưng trong bối cảnh nước ta chưa có một hệ thống chữ viết phục vụ cho nhu cầu ghi chép của người dân; thì chữ Hán, với những đặc điểm ưu việt của nó, đã dần dần được người Việt tích cực học tập. Từ chỗ e dè tiếp nhận, với phạm vi ảnh hưởng nhỏ hẹp là những người Việt phục vụ cho chính quyền người Hán; dần dần chữ Hán được giới tăng lữ Phật giáo và quý tộc đẳng cấp trên chủ động tiếp nhận, phục vụ đúng mực cho các nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Từ sau khi giành độc lập tự chủ, người Việt thực sự chiếm lĩnh trọn vẹn chữ Hán, sử dụng nhuần nhuyễn chúng để phục vụ cho mọi hoạt động triều chính lẫn dân sinh, tạo nên nhiều thành tựu văn hóa, lịch sử to lớn trong quá khứ của dân tộc. Lịch sử du nhập chữ Hán vào Việt Nam cho ta thấy rằng, bản thân chữ Hán không có tội, nó chỉ là một loại công cụ của văn hóa, mà đã là công cụ thì hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng. Bọn bành trướng phương Bắc thì sử dụng nó làm công cụ nô dịch tư tưởng dân tộc khác, đồng hóa để lấn át đi bản sắc văn hóa riêng của dân tộc khác; người Việt thì lại dùng nó để truyền tải văn hóa và tư tưởng dân tộc mình, làm công cụ để đấu tranh giành độc lập tự chủ, chống lại chủ nghĩa bá quyền phương Bắc, củng cố vị thế hiên ngang của dân tộc mình. Những áng văn thơ tuyệt tác bằng chữ Hán trong kho tàng văn học dân tộc, không thể chối cãi, đã thể hiện rõ điều đó. Điều đáng nói là khi đối diện với chữ Hán, tổ tiên ta đã có thái độ ứng xử không giống như chúng ta ngày nay. Dẫu biết chữ Hán được du nhập từ phương Bắc, được sử dụng với những mưu đồ có lợi cho kẻ xâm lược, thế nhưng người xưa vẫn rất bản lĩnh khi tiếp nhận nó. Ông cha ta nhận thức rõ ràng rằng, tiếp thu chữ Hán và phụ thuộc vào tư tưởng lập trường của người Hán hoàn toàn là hai chuyện khác nhau. Vì vậy mà trên thực tế, chữ Hán đã chuyển tải được ý chí và tâm hồn dân tộc, song hành cùng với nhận thức, tư duy, tình cảm của dân tộc suốt chiều dài chế độ phong kiến đến giữa thế kỷ XX. Sau 1945, người Việt không còn học tập chữ Hán nữa, nền giáo dục Việt đã có chữ quốc ngữ thay thế, dòng mạch truyền tải văn hóa truyền thống bị đứt gãy, không còn liên tục giống như các nước Đông Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc). Nhận thức của thế hệ sau về văn hóa, lịch sử trong quá khứ ngày càng phôi phai, nhạt nhòa dần. Cuộc giao lưu giữa chữ Hán, chữ Tây, chữ quốc ngữ đã cho ra đời nhiều học giả uyên thâm cổ kim đông tây đầu thế kỷ XX trên nhiều lĩnh vực. Ở đó, không phải không có vai trò đóng góp của chữ Hán. Vì thế, trong quá khứ, ít khi nào ông cha ta đặt vấn đề chữ Hán là thứ chữ ngoại lai, là cái của người khác; mà hình như nó đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hóa, của đời sống, nó ngấm sâu vào máu thịt người Việt, là tài sản tinh thần to lớn của người Việt. Chúng ta ngày nay, về mặt chữ viết hầu như đã thoát ly khỏi chữ Hán, hệ thống chữ quốc ngữ tiện lợi dễ học dễ nhớ có thể chuyển tải hầu hết mọi nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống. Chữ Hán trong mắt người hiện đại trở thành một thứ chữ viết ngoại lai, bởi lẽ đa phần chúng ta không còn đọc hiểu được nó, mặc dù chúng hầu như vẫn dùng để chuyển tải tinh thần dân tộc. Sự xuất hiện của chữ Hán đâu đó lại ẩn chứa nhiều hiểm họa nếu nước khác tiếp tục lợi dụng chúng phục vụ cho những mưu đồ đen tối để chiếm đoạt chủ quyền. Bối cảnh này khiến chúng ta phải đặt một câu hỏi, làm sao để ứng xử đúng mực, phải lẽ với chữ Hán để một mặt vừa bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, vừa phải đấu tranh chống sự lai căng văn hóa, xâm thực văn hóa tinh vi, lúc ẩn lúc hiện từ bên ngoài. Việc sử dụng chữ Hán cổ khá phổ biến ở nhiều cơ sở thờ tự hiện nay không hoàn toàn giống như việc sử dụng chữ Hán hiện đại trên các biển quảng cáo hàng hóa, dịch vụ. Chữ Hán cổ là sản phẩm lịch sử, có quá trình hình thành và phát triển tự thân trong đời sống xã hội, đã đi vào quá khứ với những giá trị chuẩn mực được cố định hóa, được bao thế hệ người Việt, từ người có học giỏi chữ nghĩa đến những người dân thường mù chữ, trân trọng và kính ngưỡng. Thưa ông Bộ trưởng Văn hóa, đâu là phần chìm của văn hóa ngoại lai? Còn chữ Hán hiện đại trên các biển quảng cáo là sản phẩm của đời sống kinh tế hiện đại, không chứa đựng hàm lượng văn hóa dân tộc, chỉ thuần túy phục vụ nhu cầu giao dịch buôn bán của người sử dụng nó. Vì vậy, việc đánh đồng hai thứ này để xem xét hình như chưa thỏa đáng. Việc sử dụng kinh Phật bằng chữ Hán cũng vậy. Phật giáo Việt Nam trong chiều dài lịch sử là Phật giáo Hán truyền, trong khi ảnh hưởng của Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ đến Việt Nam vẫn còn khá nhỏ lẻ, yếu ớt. Do đó, việc sử dụng kinh điển Phật giáo bằng chữ Hán cũng là điều dễ hiểu. Việc thiết lập chùa chiền, tạo dựng văn bia, liễn đối bằng chữ Hán là một sự tiếp nối truyền thống, điều đó chẳng có gì sai, chẳng có gì là nô dịch văn hóa ở đây cả. Nhiều năm gần đây, giới tăng lữ Phật giáo Việt Nam đã quan tâm nghiên cứu, dịch sang tiếng Việt nhiều kinh điển Phật giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá Phật pháp trong giới Phật tử Việt. Kinh điển chữ Hán còn sử dụng phổ biến ở nhiều chùa, được đọc bằng âm Hán Việt chứ không phải bằng âm Hán, đọc lâu dần những người không biết chữ Hán cũng có thể hiểu và chiếm lĩnh được nó. Việc sử dụng cùng lúc bản kinh chữ Hán, chữ quốc ngữ phiên âm Hán Việt hoặc bản dịch sang tiếng Việt đều có giá trị và ý nghĩa riêng của nó, vừa đáp ứng nhu cầu truyền thừa từ thầy tổ, vừa có ý nghĩa để hoằng dương chánh pháp. Quan trọng là các nhà chùa biết linh hoạt sử dụng chúng nơi nào và khi nào. Tôi không nghĩ việc bài trừ một sản phẩm ngoại lai vốn đã quá quen thuộc với người Việt là chữ Hán để tiếp nhận một thứ ngoại lai khác vốn còn xa lạ như chữ Phạn là một thái độ ứng xử đúng đắn. Vấn đề hiện nay là tác động giáo dục của tư liệu chữ Hán đến đa số người hiện đại không biết chữ Hán ngày càng hạn chế. Tôi rất đồng ý với quan điểm của Xuân Dương là cần có sự quy định rõ, đối với những công trình đã có trước đây (có thể lấy năm 1975 làm mốc) thì cần giữ nguyên trạng khi trùng tu, tái lập, việc làm đó thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với tiền nhân và quá khứ; còn đối với những công trình được xây dựng mới sau này, cần có sự chuyển đổi dần sang sử dụng chữ quốc ngữ để đa số người dân dễ dàng đón nhận. Nếu vì không đọc được mà phá bỏ tất cả, thì có lẽ ngay cả những hoành phi, liễn đối bằng chữ Nôm, một sản phẩm thể hiện ý chí tự chủ cao độ của người Việt, cũng cùng chung số phận với chữ Hán. Trong vấn đề học tập và nghiên cứu khoa học, người Việt chúng ta đang gặp một trở ngại lớn là khó có thể tiếp xúc được với các văn bản nguyên tác chữ Hán trong lịch sử dân tộc. Trong khi các nước vẫn đang hoặc còn sử dụng chữ Hán khác ở Đông Á dễ dàng tiếp cận với văn bản chữ Hán của Việt Nam hơn, vì vậy mà chất lượng nghiên cứu về Việt Nam của họ có chiều sâu hơn cả người Việt mình. Học giả Việt Nam thiệt thòi nhiều hơn khi phải dành khá nhiều thời gian học tốt chữ Hán trước khi bắt tay vào nghiên cứu sâu văn bản chữ Hán từ các góc độ khác nhau. Vì vậy, việc dạy học chữ Hán cần được triển khai sâu rộng hơn ở những nơi đào tạo các ngành chuyên sâu về xã hội nhân văn như cổ sử, khảo cổ, văn học cổ, triết học phương Đông, ngôn ngữ học… Có như vậy, chất lượng nghiên cứu khoa học liên quan chữ Hán về lâu dài không thua sút so với bạn bè trong khu vực. Ứng xử với chữ Hán như thế nào cho phải lẽ quả không đơn giản. Chúng ta không thể loại trừ chữ Hán ra khỏi đời sống văn hóa hiện đại, càng không thể đánh đồng chữ Hán với tư cách là một sản phẩm văn hóa với chính sách bành trướng của thiểu số những người lãnh đạo quốc gia sáng tạo ra nó. Vì vậy, cần có một cái nhìn khách quan, lịch sử, tỉnh táo và đa diện để tránh rơi vào những cực đoan. Do có nhiều điểm tương đồng trong quá khứ, Việt Nam khi ứng xử với chữ Hán cần tham khảo nhiều hơn thái độ và cách làm của người Nhật Bản và Hàn Quốc, cần học hỏi các nước này trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc và bài trừ biểu hiện lai căng khi tiếp thu văn hóa ngoại lai, mà sư tử đá Trung Quốc là một ví dụ tiêu biểu. ================== Bài viết này sai ngay từ đầu với sự mặc định dốt nát. Bởi vậy, mọi chuyện cứ loạn cào cào, nếu Việt sử 5000 năm văn hiến không được xác định tính chân lý của nó. Nhưng cũng cần nói thêm rằng: Ông này đúng khi đề nghị giữ lại những chữ Nho trong các di sản văn hóa đã hình thành trong lịch sử.
    1 like
  2. "Người tính không bằng trời tính". Sinh đứa 15 được rồi, sau sẽ tính tiếp.
    1 like
  3. Hiểu lờ mờ , hoặc diễn đạt sai! Thuyết ADNh chỉ tồn tại trên thực tế trong không/ thời gian của một quá khứ lịch sử bị phủ nhận; đó là Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng bên bờ Nam sông Dương Tử. Trong điều kiện hiện nay nó tồn tại dưới dạng ảo và người ta chỉ cảm nhận được sự tồn tại của nó qua các phương pháp ứng dụng, như: phong thủy, tử vi, đông y.....Lý thuyết này chưa chính thức thể hiện sự tồn tại một cách hoàn chỉnh qua bản văn trong nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Chưa có một bản văn dù của bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới, kể cả bản văn chữ Hán - vốn tự nhận là chủ nhân của nền văn minh Đông phương - mô tả một cách dù chỉ là khái quát học thuyết này, cũng không có. Bởi vậy, những kẻ tự cho mình là hiểu thuyết ADNh và kinh Dịch, thực tế chỉ là những kẻ chém gió thực sự và hoang tưởng. Tất cả những gì còn lại của học thuyết này trên thực tế chỉ là những hệ quả của học thuyết này - có thể gọi là những hệ thống lý thuyết chuyên ngành ứng dụng - trong cuộc sống, thiên nhiên, xã hội và con người - như: Đông y, tử vi, phong thủy...nhưng cũng không hoàn chỉnh, thất truyền, sai lạc mà thôi. Do đó, gọi là "để chứng minh lý thuyết ADNH là lý thuyết thống nhất" - khi nó chưa thể hiện sự hoàn hảo trên thực tế qua các di sản của nó là các bản văn chữ Hán - thì trước hết phải mô tả đúng nguyên lý căn để và những nguyên lý, định đề và tính hoàn hảo của nó thông qua tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đó chính là những cuốn: "Thời Hùng Vương và bí ẩn Lạc thư hoa giáp", "Tìm về cội nguồn kinh Dịch", "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt" và các bài viết trên diễn đàn ... Nền văn minh hiện nay chưa có nhu cầu về một lý thuyết thống nhất, nhưng nó đã thấy một khả năng có thể về sự hình thành lý thuyết này trong tương lai. Do đó, sự tương quan của nền văn minh này với lý thuyết thống nhất, cũng mới chỉ giống như cách suy nghĩ của một bà bán xôi thất học, không cần đến bất cứ một lý thuyết nào, nhưng vì mong muốn con cháu hiểu biết, nên tôn trọng thày giáo đang giảng về học thuyết này trong nhà trường mà thôi. Những tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại - cũng tương tự như bà bán xôi thất học với mong muốn con cháu phải chăm học, để tiếp thu kiến thức - cho nên họ mới chỉ thể hiện ở cách đặt vấn đề cho tiêu chí của một lý thuyết thống nhất. Tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất trong cuốn "Lược sử thời gian" của ngài Hawking chưa hoàn hảo, mặc dù tương đối tập trung. Nó vẫn đang được bổ sung, đó là tiêu chí: "Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả vấn đề tôn giáo và tâm linh".....Do đó, để chứng minh một lý thuyết thống nhất - vốn chưa hề tồn tại trong tất cả sự hiểu biết của nền văn minh hiện đại - phải căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất làm chuẩn mực để so sánh đối chiếu. [Đó là một trong những nguyên nhân để không có "Hạt của Chúa" , mà tôi đã xác định từ lâu (Từ một lý thuyết đến một hiện tượng ứng dụng là tìm "hạt của Chúa" có mối liên hệ rất phức tạp, không thể gõ trên mạng với một topic được)]. Thuyết ADNh là một học thuyết không thuộc về nền văn minh hiện đại vốn có nguồn gốc từ văn minh Tây phương - và nó có trước tất cả những khái niệm về tri thức khoa học của nền văn minh hiện đại. Cho dù chưa nói đến vấn đề lý thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất - thì trước hết, để chứng minh bản chất của lý thuyết này là một lý thuyết khoa học, cũng phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực để so sánh, đối chiếu. Và để chứng minh nó chính là lý thuyết thống nhất cũng phải lấy tiêu chí khoa học cho một lý thuyết thống nhất làm chuẩn mực so sánh đối chiếu. Những ý tưởng cho rằng cần có "di vật khảo cổ" để chứng minh thì đó chỉ là thứ tư duy của đám "ở trần đóng khố". Vớ vẩn. Mất thời giờ tranh biện. Để chứng minh và được công nhận thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước, thì phải là sự tập hợp của tất cả những tri thức tinh hoa trong tất cả các lĩnh vực, như: các vị đứng đầu các tôn giáo, các nhà khoa học đứng đầu các ngành của khoa học tự nhiên và xã hội đang tồn tại trong nền văn minh hiện nay, và họ phải hoàn toàn thỏa mãn với những vấn đề họ đặt ra. Đấy mới là một sự công nhận hoàn hảo của một lý thuyết thống nhất (Ngay cả trong trường hợp này, vẫn có vài ý kiến lởm khởm, nhưng dễ thuyết phục). Còn sự công nhận và hiểu biết cục bộ thì nó cũng chỉ giống như người ta đi vay tiền của bà chúa Kho và được thỏa mãn vậy. Mặc dù như vậy cũng tốt lắm rồi - nhưng chỉ cho người đi vay. Tức là nó vẫn còn mơ hồ với các phần còn lại của thế giới. Đấy mới là những chặng đường khó khăn phải vượt qua trong tương lai. Còn điều kiện tất yếu là lý thuyết này gắn liền với lịch sử văn minh Việt. Vì chỉ có những di sản còn lại của nền văn minh này mới đủ khả năng phục hồi lại một cách hoàn hảo thuyết ADNh. Nhưng tôi cũng cần xác định rằng: sự hình thành một lý thuyết thống nhất là cả một qúa trình tiến hóa lâu dài của cả một nền văn minh và nó phải thuộc về nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này. Do đó, ngay cả Việt tộc - một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cũng chỉ là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này và sở hữu những giá trị của nền văn minh đó. Hay nói cách khác: Không một dân tộc nào, một quốc gia nào, một khu vực cư trú nào trên trái Đất có thể tự nó phát hiện ra lý thuyết thống nhất. Lý thuyết thống nhất phải là hệ quả của một nền văn minh toàn cầu và là kết quả của một quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh. Nền văn minh hiện đại chưa thật sự có nhu cầu về một lý thuyết thống nhất. Nhưng nó đang mong muốn có sự hiểu biết về lý thuyết này. Tiền đề cho sự thể hiện nội dung của một lý thuyết thống nhất là thuyết ADNh thì phải xác định tính chân lý của Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Lý thuyết thống nhất khi con người tìm ra nó sẽ có tác dụng như thế nào với nền văn minh trong tương lai (*) thì ngay trong cuốn "Lược sử thời gian" đã đề cập tới. Nhưng đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. ============= *Có người bạn hỏi tôi tính ứng dụng của thuyết ADNh, tôi chắc chắn bạn tôi chưa đọc cuốn "Lược sử thời gian".
    1 like
  4. Trần Đăng Khoa trải qua 12 ngày thanh lọc cơ thể ra sao? Cập nhật lúc: 11:30 06/09/2014 (GMT+7) (Kiến Thức) - Giáo sư Vũ Hiền bảo bác sĩ riêng: “Chú cứ để cô với các cháu đi nghỉ mát, còn chú cố trụ lại để cấp cứu thằng Khoa. Nó sắp toi rồi!”. Như Kiến Thức đã đưa tin, nhà thơ Trần Đăng Khoa, với bài viết gây tranh cãi "Tôi đã tự biến mình thành một con chuột bạch" đăng trên blog cá nhân, đã khiến cho chủ để detox - nhịn ăn thanh lọc cơ thể một lần nữa nóng trở lại với những ý kiến trái chiều nhau. Nguyên nhân là bên cạnh nhiều người tuyên bố đã khỏe, trẻ, đẹp ra nhờ detox, cũng có không ít người tổn hại sức khỏe, thậm chí gần đây một thiếu nữ bị chết não vì phương pháp này. Dưới đây là nguyên văn bài viết của Trần Đăng Khoa. Thú thực, khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa từng được nhìn thấy con chuột bạch ở ngoài đời. Tôi chỉ biết chuột bạch là một con vật mà người ta thường đem ra làm vật thí nghiệm. Khi tìm ra vacine hay một loại thuốc mới, người ta thường đem chú chuột bạch ra để ứng dụng trước, nếu thành công mới dùng điều trị cho người. Có lẽ chú chuột bạch bé nhỏ này có cơ địa gần gũi, tương tự như con người chăng? Khi tìm ra bản đồ gene người, một phát hiện cũng rất bất ngờ, hóa ra người cũng chỉ hơn con ruồi, con nhặng có 300 gene thôi. Vậy thì con người cũng chẳng có gì ghê gớm. Khoảng cách giữa con người với loài súc vật nhỏ mọn cũng chẳng đầy một gang tấc, xem ra mong manh lắm. Bởi thế, nếu không tu nhân tích đức, không tự kiểm soát mình một cách nghiêm túc, ta rất dễ trượt qua khỏi ranh giới của cõi người, tụt xuống hàng súc vật ngay. Vóc dáng khá mập của Trần Đăng Khoa trước đây. Nhưng thôi, cái chuyện con người hóa súc vật, ta sẽ bàn trong một dịp khác. Bây giờ, tôi muốn khoe với bạn đọc về một toa thuốc làm đẹp cơ thể, lại chữa được rất nhiều bệnh, mà lại rất rẻ tiền. Bài thuốc này, tôi cũng đã bàn đến trong hai số báo liền. Đó là cách thanh lọc cơ thể của nhà tạo mẫu Thời trang Thương Huyền. Tất nhiên hồi đó, khi viết những bài ấy, tôi cũng mới chỉ là người hóng chuyện, người chứng kiến sự hiệu nghiệm tuyệt vời của nó qua hai người phụ nữ không thể xác định được tuổi tác: Thương Huyền và Vân Anh. Thương Huyền đã qua bốn lần thanh lọc. Tôi cũng chỉ mới biết cô trong thời gian gần đây. Còn Vân Anh thì tôi quen đã lâu, thuở chị còn ở nhà Văn hóa Thanh niên Hà Nội. Có lẽ cũng phải gần hai chục năm rồi. Hồi đó, chị đã mời tôi đến nhà Văn hóa Thanh niên, nói chuyện với các bạn trẻ Thủ đô. Bây giờ gặp lại, tôi rất ngạc nhiên, khi thấy chị trẻ quá, còn trẻ hơn cả cái thời tôi gặp cách đây gần hai chục năm. Các vòng eo, đường cong với các vòng đo rất chuẩn. Tôi lại tưởng con gái của Vân Anh. Hóa không. Chính chị. Chị đã thành mụ phù thủy, có bùa phép “cải lão hoàn đồng”. Tôi hỏi nhỏ: “Đi thẩm mỹ Cát Tường mà mụ không bị lặn dưới đáy sông à?”. “Này! Anh đừng có mà điêu nhé!”. “Điêu gì. Ta chỉ biết nói thật thôi! Thím kiếm đâu được bộ đồ giả oách thế?”. “Em là đồ thật một trăm phần trăm đấy. Không có hơi dao kéo đâu. Em chỉ đi thẩm mỹ Thương Huyền thôi”. Rồi cô lại vận động tôi thanh lọc cơ thể: “Bọn em sẽ giúp anh “tút” nhan sắc. Chỉ hơn một tuần là ông anh sáng long lanh!”. Tôi chỉ cười hô hố. Một lão già khú đế, giờ lại õng ẹo diêm dúa tỉa tót, điểm trang. Nom cứ lăng loàn “đồi trụy” thế nào. Nhưng ngắm làn da, đặc biệt là vóc dáng của hai cô, quả là niềm mơ ước của rất nhiều người. Bởi thế, tôi đã chuyển đến bạn đọc, đặc biệt là các chị em toa “Thanh lọc” của Thương Huyền. Vẻ thon thả của nhà thơ hiện nay. Tôi đâu có làm đẹp mà chỉ muốn điều trị một số căn bệnh, sau khi đã dùng hết mọi phương thuốc ta có tây có, nhưng không mấy hiệu quả. Tuy thế, tôi cũng không dám ứng dụng toa ‘thuốc” của Thương Huyền. Vì tôi bị tiền liệt tuyến, lại tiểu đường nặng. Bệnh nhân tiểu đường mà lại uống nước mía thì toi là cái chắc. Vì thế, trong phần khuyến cáo, tôi đã nói rất cụ thể: “Người có bệnh tim, bệnh tiểu đường hay huyết áp thấp, không được ứng dụng phương pháp thanh lọc này”. Bệnh tiểu đường là tôi đưa thêm, đưa theo suy luận của riêng mình, chứ trong bài thuốc của cô Huyền, không có chi tiết đó. Huyền chỉ lưu ý người bị bệnh tim và huyết áp thấp thì không được thanh lọc thôi. Thế rồi, vào dịp tháng 7 vừa qua, số cân của tôi tự dưng tăng vọt. Vòng bụng cũng tăng. Người rất mệt mỏi. Có lẽ vì trước đó, tôi cũng đã thực hiện một phương pháp giảm béo bằng cách ăn kiêng theo phương pháp Lowcarb. Chỉ kiêng ăn cơm và các chất bột, còn thịt, cá, mỡ, rau, ăn thoải mái. Nhiều anh chàng béo ục ịch, quả có sút cân, vóc dáng lại thon thả. Xem ra, cách điều trị này phù hợp với tôi, lại dễ ứng dụng. Chữa bệnh mà ăn uống thoải mái. Chỉ tránh cơm và chất bột. Tôi tiến hành ngay. Rất dễ dàng. Lòng lợn, tim cật, thịt luộc, ăn thả phanh như Lỗ Trí Thâm. Thế mà lạ. Có người số cân giảm xuống thật. Đặc biệt là tiêu mỡ ở vòng bụng. Nhưng người lại có gì như là chông chênh, mất thăng bằng. Đặc biệt là ngứa. Ngứa ran khắp người. Không phải ngứa ở ngoài da mà ngứa từ bên trong. Điều kinh khiếp là khi ăn cơm trở lại, người tôi tăng vù vù. Có hôm nhịn hoàn toàn mà cân vẫn tăng. Một lão già nặng 82 kg, cao 1m55 mà vòng bụng phình đến 1m34 thì đấy là con quái vật mất rồi chứ đâu có còn là người nữa. Tôi liều tìm đến Thương Huyền. “Anh quyết định tút nhan sắc để đong đưa với mấy thím đây. Chết cũng tút!”. “Hoan hô anh. Không chết! Em sẽ tài trợ anh toàn bộ khoản thanh lọc. Em trực tiếp mua nước mía và làm nước ớt cho anh!”. Thương Huyền mua nước mía và chuẩn bị nước ớt cho tôi. Hôm sau tôi tự làm theo hướng dẫn của Huyền. Nước mía mua sẵn từ các quầy bán nước mía sạch. Hầu như phố nào cũng có quầy nước mía. Mua nước mía nguyên chất, không cho quất hay bất cứ gia vị thêm nào. Còn ớt thì cũng sẵn. Ớt ngọt Đà Lạt, rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ rồi cho vào máy sinh tố, xay với nước lọc. Bỏ bã, lọc lấy nước. Trung bình 6 quả ớt, lọc lấy một lít nước. Như thế, một lít nước mía và một lít nước ớt, để trong tủ lạnh, ta có thể dùng trong một ngày. Người khỏe hơn, có thể uống nhiều hơn. Đến bữa, hoặc lúc nào đói, ta trộn nửa cốc vại nước mía với nửa cốc vại nước ớt thành một cốc nước hỗn hợp, vắt vào một quả chanh, ta có một cốc sinh tố, ngon tuyệt vời. Tôi uống và thấy rất thú vị. Kết quả xét nghiệm của Trần Đăng Khoa trước detox. Đúng trong thời gian ấy, lại có một sự kiện động trời. Báo chí cũng đã đưa tin rầm rĩ: Một cô gái nặng hơn 80kg, cao 1m60, không quá béo nhưng vì mặc cảm với bạn bè, lại nghe nói nhiều về phương pháp “12 ngày thanh lọc cơ thể”, không hại sức khỏe mà vẫn giảm cân, cô quyết định làm theo. Dù bố mẹ đã phản đối, nhưng cô vẫn kiên quyết tuyệt thực, không ăn cơm, chỉ uống nguyên nước lọc pha đường loãng với chanh. Trong 10 ngày quả cũng đã giảm được xuống còn 76kg và đến sáng 7/7 thì người lả ra, đến bệnh viện cấp cứu thì huyết áp, mạch đã tụt xuống bằng 0. Các bác sĩ đã ép tim, đặt nội khí quản sau khoảng 30 phút bệnh nhân đã thở lại được. Tuy nhiên đến chiều kiểm tra thì bệnh nhân đã chết não. Nhà báo Hoàng Anh Sướng bảo tôi: “Thôi anh hãy dừng lại ngay đi. Nguy hiểm lắm. Có người chết rồi đấy. Mấy bác sĩ bạn em cũng bảo nó chẳng có cơ sở khoa học nào. Tốt nhất là giảm cân bằng phương pháp ăn gạo lứt, muối mè của Ohsawa. Đấy là phương pháp khoa học đã được nghiên cứu, ứng dụng từ bao nhiêu năm nay rồi. Anh chơi trò mạo hiểm này, nguy lắm!”. Rồi anh điện cho nhà tạo mẫu Thương Huyền: “Lão Khoa mà làm sao thì cô chết đấy!”. Thương Huyền cũng đâm hoảng. Nửa đêm còn điện cho tôi: “Anh có làm sao không? Anh thấy trong người thế nào?”. “Chả có làm sao cả! Ta đang tự biến mình thành con chuột bạch để ứng dụng phương thuốc của thím!”. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Hiền, người giới thiệu cho tôi bài thuốc thần dược trị tiểu đường Vạn Tế Hưng cũng bảo: “Nguy hiểm lắm, chú ạ. Dừng lại đi!”. Rồi anh bảo bác sĩ riêng của mình: “Chú cứ để cô với các cháu đi nghỉ mát ở Huế. Còn chú cố gắng trụ lại để cấp cứu thằng Khoa. Nó sắp toi rồi!”. Vợ tôi sau khi khuyên mãi không được, lại dúi vào tay tôi bài báo của một nhà khoa học nói về phương pháp thanh lọc này. “Đấy, theo các bác sĩ, mỗi ngày, não cần 1200 ca lo để nuôi dưỡng và duy trì hoạt động. Nước mía với ớt làm sao đủ 1200 ca lo. Coi chừng chết não đấy!”. Kết quả xét nghiệm của Trần Đăng Khoa sau detox. Bao nhiêu là áp lực kinh hoàng. Tôi cũng đã dự trù tất cả. Quyết thực hiện. Nhưng thận trọng và chắc chắn. Tôi bị tiền liệt tuyến và tiểu đường nặng, mà oái oăm thay, ứng dụng phương pháp thanh lọc này lại không được uống bất cứ một loại thuốc nào, mà nếu có uống thì cũng vô tác dụng. Tôi luôn mang theo bên mình máy thử tiểu đường và máy đo huyết áp. Nếu tiểu đường tăng thì dừng lại ngay. Nếu bí tiểu cũng sẽ dừng lại. Tôi cũng đã cẩn thận mang sẵn hai hộp Herbalife, nếu có dấu hiệu không ổn thì uống thay thế. Đúng theo cách hướng dẫn của chị Thương Huyền: Buổi sáng ngủ dậy: Uống một lít nước muối, pha loãng để rửa ruột. Đến bữa ăn: thay vì ăn cơm thì uống một cốc vại gồm 50% nước mía nguyên chất và 50% nước ớt vắt một quả chanh tươi. Khi đói lại uống thêm. Uống bất cứ lúc nào khi thấy thèm ăn. Ngày thứ nhất: Tháo ra nhiều, phân còn cục lẫn với nước. Buổi sáng hôm sau, thử tiểu đường, rồi các ngày sau nữa, tôi rất kinh ngạc khi đường huyết rất chuẩn, chỉ có 4.8, cao nhất cũng chỉ 5.4. Cũng không thấy bí tiểu. Đến ngày thứ ba, không thấy thèm cơm. Đầu óc rất tỉnh táo, minh mẫn. Mỗi ngày giảm 7 lạng đến 1 kg. Vòng bụng giảm rất nhanh. Đến ngày thứ 5, thứ 6, phân chỉ còn nước màu vàng nhạt lẫn bọt, uống nước vào có thể đi tiểu ngay, nước trong như nước lọc. Đi ngoài cũng chỉ có nước. Một thứ nước vàng nhạt trông như rêu. Hôi kinh hoàng. Nhưng đó là một thứ mùi hỗn hợp của các loại thuốc kháng sinh được tích trữ từ bao nhiêu năm. Thật kỳ diệu. Tôi vẫn làm việc, viết bài, đi công tác các tỉnh. Dự các buổi tiệc, tiếp khách. Bàn tiệc bày ngổn ngang những sơn hào hải vị, tôi vẫn ngồi cùng mọi người, nhưng chỉ uống nước mía ớt và chanh tươi. Không có cảm giác thèm ăn. Đầu óc vẫn tỉnh táo, sảng khoái. Điều bất ngờ tuyệt vời, đường huyết của tôi vẫn dao động từ 4.8 đến 5.4. Cũng không bí tiểu. Nghĩa là tôi hoàn toàn bình thường. Người rất nhẹ nhõm. Chưa đến 12 ngày, tôi đã giảm 10 kg, vòng bụng nhỏ lại 12 cm… Cuộc sống thật kỳ diệu. Thuốc quý luôn có sẵn quanh ta. Có thuốc chữa được nhiều căn bệnh nan giải, hiểm nghèo, lại rất rẻ tiền, vậy mà vì không biết, ta có thể chết ngay trên đống thuốc. Bài thuốc thanh lọc cơ thể này cũng vậy. Tôi biết đã lâu, nhưng không dùng vì không tin, bởi nó chẳng có cơ sở khoa học nào cả. Dù có một thực tế nhỡn tiền, là hai cô nàng Thương Huyền và Lan Anh có làn da rất đẹp, cơ thể rất đẹp. Nhưng lại nghĩ, họ đã đẹp sẵn rồi, đâu phải vì thanh lọc. Thêm nữa, tôi lại bị tiểu đường nặng. Người bị tiểu đường phải kiêng chất bột, hạn chế các món ăn ngọt. Nước mía lại toàn hàm lượng đường. Không ai bị tiểu đường, lại bỏ ăn rau quả, bỏ cả cơm, chỉ uống nước mía. Có họa điên. Tôi lại còn bị tiền liệt tuyến nặng. Cách đây hai năm, siêu âm đã 95 gr. Trước khi thanh lọc là 112 gr. To khủng khiếp. Tất cả các bác sĩ khám bệnh cho tôi, đều khuyên tôi mổ. Mổ nội soi đơn giản lắm. Nhưng lại có người dọa, mổ nạo đi rồi nó lại lên. Mà đến lần thứ hai là không mổ được nữa, phải dùng ống dẫn nước tiểu, phải đeo túi nước tiểu lủng lẳng ở bên mình. Thế thì mình thành cái toa lét di động ư? Nghe mà vãi linh hồn. Lại có bà đe: “Mổ là thành hoạn quan đấy”. “Bịa. Bao người mổ rồi. Có sao đâu”. “Do tế nhị, người ta không nói đấy. Chả lẽ lại khoe: Ông cứ tưởng tôi là người à? Tôi là con gà trống thiến đấy! Giới bác sĩ lại càng không. Dại gì mà họ lại bảo: Ông lên bàn mổ đi, để tôi thiến cho ông. Thiến có chết đâu mà”. Nghe đến nổi da gà. Thế là tôi cứ nấn ná, chữa bằng đủ các loại thuốc. Ai nói có loại thuốc gì cũng uống. Rồi lặn lội vào Hà Tiên, Lên Cao Bằng, Bắc Cạn, tìm đến các ông bà thày lang. Cũng chẳng giảm được gr nào. Mỗi ngày tôi uống mấy vốc thuốc. Sợ thuốc nọ đè thuốc kia, nên phải giãn ra, cứ cách một tiếng uống một loại thuốc. Có thuốc biệt dược, 50 ngàn một viên ngày cứ vài viên. Rồi Carduran, loại thuốc tiền liệt tuyến và cao huyết áp của Pháp. Thuốc này rất tốt. Uống là đi tiểu được. Nhưng nó chỉ có tác dụng thông trơn, dễ đi tiểu thôi, chứ không khỏi được bệnh. Nếu không uống Carduran là tắc ngay. Tắc hoàn toàn, chứ không phải bí tiểu. Thanh lọc lại không được ăn, không được uống bất cứ loại thuốc nào, mà có uống cũng mất tác dụng, thế thì chịu sao nổi. Bởi thế, tôi không áp dụng phương pháp này. Nguy hiểm và phiêu lưu lắm. Nhưng rồi, không thể “kiêng” được nữa, tôi mới phải dùng, và dùng một cách thăm dò, thận trọng. Người ta bảo: “Có bệnh thì vái tứ phương”. Tôi vái đấy. Vái chứ cũng không tin. Tôi ngạc nhiên khi dừng thần được trị tiểu đường Vạn tế hưng, nhưng đường vẫn không cao, vẫn ở mức 4.6 đến 5.8 là cao nhất. Và rồi điều kỳ diệu, tôi đi tiểu rất nhiều mà không bị tắc, lại nghĩ Vạn tế hưng và Carduran vẫn còn tác dụng. Nhưng đến 12 ngày sau, khi đã hết thanh lọc, trở lại ăn bình thường, vẫn không bí tiểu, đường có lên chút, nhưng cao nhất cũng vẫn chỉ ở mức 5.7 – 6.2. Tôi tiếp tục ăn gạo lứt, muối vừng, không ăn được theo bài số 7, vì rất bập bỗm do phải tiếp khách, lại đi công tác liên miên. Anh Vũ Hiền báo: “Không bao giờ khỏi được tiểu đường. Chú nhịn ăn hơn tuần có đường đâu mà đường nó lên. Ăn rồi nó lên dần. Rồi sẽ trở lại như cũ. Chú cứ phải chuẩn bị tinh thần sống chung với lũ!”. Tôi cũng tin thế. Nhưng đã hơn một tháng sau thanh lọc rồi, sau hơn hai mươi năm, trong người tôi, lần đầu tiên không có bất cứ một loại thuốc nào cả, cả thuốc tây, thuốc ta. Trong thời gian thanh lọc, tôi vẫn làm mọi việc, vẫn lao động quần quật. Đi công tác thì nhờ khách sạn mua nước mía và làm nước ớt giúp. Vẫn giữ đúng nhịp độ. Thấy tôi thành công, nhà báo Hoàng Anh Sướng cùng nhiều bạn bè anh cũng bắt đầu thanh lọc, vợ chú lái xe của tôi, cô Đỗ Thị Bé, hiệu trường trường Mầm non thị trấn Hưng Nhân Thái Bình cũng ứng dụng. Ba ngày đầu, mỗi ngày, cô giảm đươc 7 lạng, đến ngày thứ 5 trở đi, cô chỉ giảm được 2 lạng, rồi nửa lạng, rồi không lạng nào. Cũng phải thôi, vì cô có còn mỡ đâu mà “tiêu giảm”. Cô vốn đã đẹp sẵn, nhưng bạn cô, cô giáo mầm non Trần Thị Hương mới qua 9 ngày thanh lọc mà đã giảm 9kg. Cơ thể rất đẹp. Cô đã tháo được chiếc ba lô đeo ngược trước bụng. Nhà báo Hoàng Anh Sướng cũng có cơ thể như ở trong mơ. Anh đã khỏi hoàn toàn bệnh đại tràng. Hơn hai mươi năm nay, anh là “xạ thủ bắn súng hoa cải”. Giờ anh reo lên trong toa lét khi nối được điện thoại với tôi: “Ôi, nó có hình dáng rồi anh ạ. Đẹp lắm. Thon lắm. Như là cái chuôi dao!”. Chưa bao giờ nhà Trà đạo nổi tiếng thế giới (nhiều hãng truyền hình quốc tế đến làm chương trình về anh) thật sung sướng với “sản phẩm” của mình như thế! Kết quả xét nghiệm của anh cũng tuyệt vời. Ngay chính các bác sĩ xét nghiệm cho anh cũng ngạc nhiên. Trước thanh lọc, tryglycerid của anh là 7.7 , sau thanh lọc là 1.4. Acid uric, chất gây lên bệnh gut trước đó là 605, sau thanh lọc là 410. Số xét nghiệm của tôi còn tuyệt hơn anh nhiều, tryglycerid của tôi là 7.9 sau chỉ còn 1.2. Acid uric trước là 598, sau chi còn 253. Mắt phải tôi bị nhược thị từ nhỏ, mắt trái đeo kính loạn thị cũng chỉ 7/10. Giờ mắt trái 10/10. Tôi đã đọc được hết bảng đo thị lực. Đó là điều chưa bao giờ có. Đặc biệt tiền liệt tuyến của tôi tụt xuống chỉ còn 35 gr. Đấy là điều tôi không giám mơ tưởng. Hoàng Anh Sướng bảo, có lẽ anh giảm tiền liệt tuyến là nhờ gạo lứt muối vừng đấy. Điều này còn phải xác định thêm. Sắp tới, sau đợt công tác lưu động, tôi sẽ thực hiện nghiêm ngặt bài ăn số 7 của Ohsawa, rồi kết quả thế nào, có đúng ăn gạo lứt muối vừng chữa được tiền liệt tuyến không, tôi sẽ thưa với bạn đọc sau. Hoàng Anh Sướng khi thanh lọc, chỉ sợ nhất mỗi sáng uống một lít nước muối. “Em chỉ chực ói thôi. Anh uống tài thật đấy”. Tôi bảo: “Có bệnh thì phải uống. Đấy là nước muối, chứ nếu có là nước cống, hay nước đái trâu, nước đái bò thì cũng phải uống ngon lành chứ còn biết làm sao!”. Bài thuốc thanh lọc này xuất phát từ một võ sư nước ngoài, nhưng là uống nước đường với chanh trong 12 ngày. Nhưng rồi có người đã chết. Sự biến tấu của nhà tạo mẫu Thương Huyền xem ra tốt hơn, chuẩn hơn. Không phải nhịn mà vẫn ăn, ăn theo kiểu thanh lọc. Cơ thể vẫn được cung cấp chất muối và đưa một lượng dinh dưỡng vào cơ thể, nước mía là đường gluco, cũng là thực phẩm, ớt ngọt và chanh cũng là thực phẩm, là vita min C, nên rất an toàn. Tuy thế, cũng còn tùy cơ địa. Đặc biệt người bị bệnh tim, người thiếu máu, người bị huyết áp thấp, không thanh lọc được. Nhà báo Dương Phương Vinh, bạn thân của cô Huyền, và cũng là bạn thân của tôi, người trước đây có triệu chứng huyết áp thấp, đã phải cấp cứu vì thanh lọc đấy. Tôi vào viện thăm. Vinh bảo: “Cái Huyền nó cũng khuyên em cách đây 2 năm rồi, nhưng em không làm. Thấy anh “ngon quá”, em mới liều đấy. Vừa được một ngày, trời đất cứ quay quay. Bây giờ lại đeo thêm cái bệnh tiền đình!”. Tôi bảo: “Đừng thấy người ta đẹp giai mà cũng a dua làm cô nàng đẹp giai! Tút nhan sắc cũng chẳng dễ đâu nhá!” Bởi thế thưa bạn đọc khả kính! Tôi không khuyên bạn đọc “đọ nhan sắc” với tôi đâu nhá. Nhưng nếu ai muốn biến mình thành con chuột bạch, cùng thám hiểm với tôi để “cất cánh” lên cõi thần tiên thì tôi cũng chẳng giấu bí kíp. Chỉ xin các quý vị phải cẩn trọng, nghe mọi biến thái trong mình và nếu không ổn thì phải dừng lại ngay. Phương pháp thanh lọc cơ thể chuẩn cho người Việt Nam rất đơn giản. Tôi xin chuyển cho quý vị bí kíp của Thương Huyền: Nước mía có sẵn ở các cửa hàng. Mình chỉ tự làm nước ớt. Ớt ngọt xanh, vàng hay đỏ đều được, rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ, cho vào cối xay sinh tố cùng nước lọc, xay rồi chắt nước, bỏ bã. Khi uống mới trộn với nước mía, có thể trộn một nửa nước mía, hoặc nước mía nhiều hơn, Hoàng Anh Sướng uống đến 2/3 là nước mía, vắt quả chanh vào. Thế là xong. Quá trình cụ thể như sau: Thời gian uống: 12 ngày. Xin nhắc lại: Người huyết áp thấp, người bị bệnh tim và thiếu máu không áp dụng được. 1. Buổi sáng ngủ dậy: Uống một lít nước muối loãng (pha chừng 2 thìa cà phê muối để có thể uống nhiều được. Lưu ý: rất khó uống đấy). Khi uống xong, trong khoảng thời gian một giờ phải ở gần nhà vệ sinh vì nhu cầu tháo sẽ phát sinh ngay khi uống nước muối xong chỉ khoảng 5 đến 10 phút. Người nhậy có thể chạy ngay lập tức. 2. Đến bữa ăn: thay vì ăn thì ta uống. Bình thường nếu ta ăn ba bát cơm thì ta cũng uống khoảng hai hoặc ba cốc. Mỗi cốc cách nhau khoảng 15 phút. Cách pha: Một cốc (vại bia) 50% là nước mía nguyên chất + 50% nước ớt vắt một quả chanh tươi. Một ngày có thể uống từ: 6 đến 10 cốc, tùy từng người. Nếu đói thì uống thêm. Số lượng chanh có thể tăng lên nếu uống được chua. Nước muối loãng làm mềm thành ruột, kích thích tháo phân nhanh, sát trùng. Nước mía ớt: cung cấp năng lượng cho cơ thể, giữ thân nhiệt trong quá trình nhịn ăn. Chanh là chất xúc tác làm sạch thành ruột, đánh tan mỡ thừa và những ứ đọng trong người. Nếu đói phải uống ngay, đừng để tụt đường huyết. Rất nguy hiểm Ngày thứ nhất: Tháo phân cục lẫn với nước. Trạng thái nhu cầu ăn vẫn mạnh, cần phải vượt qua. Bỏ ý nghĩ trong đầu về những thói quen ăn uống bình thường thì mới vượt qua được. Ngày thứ hai: Phân nát với nước, tháo rất nhiều. Đi tiểu nhiều hơn. Nhu cầu ăn sẽ đỡ đi, nếu có nhu cầu ăn thì ta cứ uống. Bụng đầy sẽ mất cảm giác đói. Ngày thứ ba: Tháo ra sẽ sền sệt không thấy phân cục nữa. Qua được ngày này sẽ không còn cảm giác đói. Cơ thể đã quen dần với việc uống nước. Ngày thứ tư, thứ năm thứ sáu và sau đó đi tiểu nhiều, nước bắt đầu trong như nước lọc. Phân chỉ còn màu vàng nhạt lẫn bọt, uống nước vào có thể đi tiểu ngay, Phân xuất hiện những rác xơ như rêu và các chất bầy nhầy. Hôi kinh hoàng. Mùi kháng sinh, mùi các loai thuốc lưu cữu bao năm được tháo bỏ. Phân có nhiều chất nhầy, sền sệt. Đến lúc này người mới thực sự nhẹ nhõm và đào thải được cơ bản những chất cặn bẩn trong cơ thể. Ngày thứ mười hai: Phân hoàn toàn là nước trong màu vàng nhạt, uống nước vào có thể đi tiểu ngay. Người hòan tòan nhẹ nhõm. Buổi chiều tối có thể bắt đầu ăn lại bằng một tô cháo tiết lợn với gừng thái nhỏ. Chất bột cháo lót lại vách thành bao tử và ruột, chất gừng làm ấm trường vị giúp các cơ co thắt lại. Tiết dùng để tăng lại huyết cho cơ thể và quấn nốt những độc tố còn lại trong cơ thể ra ngoài. Sáng hôm sau lại ăn bát cháo tiết gừng. Trưa và chiều ăn nhẹ như phở, mỳ, cháo hoặc bún… Những ngày sau có thể ăn uống lại bình thường nhưng nên ăn nhẹ để dạ dày quen dần. Quan trong nhất của người thực hiện phương pháp này là phải vượt qua ba ngày đầu. Nếu vượt qua được, những ngày sau hoàn toàn bình thường. Mọi người vẫn có thể hoạt động và đi làm bình thường, thậm chí những ngày sau có thể lao động nặng vẫn không sao, cơ thể vẫn hoàn toàn có thể thích nghi được. Kết quả: Cơ thể sẽ có cảm giác rất nhẹ nhành, thư thái. Giảm cân: trung bình một ngày sẽ giảm được khoảng nửa kg. Tất cả những phần mỡ thừa sẽ được tiêu đi đáng kể. Những người bị nám, tàn nhan sẽ bay hết, Sắc da sáng sủa, mắt sáng. Huyết áp ổn định, bệnh tật tiêu giảm. Nhu cầu ăn đạm sẽ không mạnh như trước nữa vì cảm giác người nhẹ nhàng sẽ rất thích thú. Một hoặc hai năm có thể lặp lại phương pháp này một lần. Chúc các quý vị thành công! KT ========================= Phương pháp này gần tương tự như phương pháp uống nước chanh thanh lọc cơ thể và chưa được khoa học công nhận vì chưa có cơ sở khoa học. Nhớ ngày nào đi khám bệnh ở trung tâm xét nghiệm HH, sau khi soi dạ dày bác sĩ bảo Long Phi bị viêm dạ dày, LP liền hỏi: LP:"Thế em có thể uống nước nghệ hằng ngày được không bác sĩ" BS:"Ai bảo uống kiểu đó?" LP:"Dạ, ông anh chỉ, ổng uống xong hết loét dạ dày luôn" (PP của sh Chiêu Nam). BS:"Tầm bậy, ai bảo?thế muốn bị vàng da à" LP:"Da vàng ạ???" BS:"Xuống BS khám tiêu hóa và lấy thuốc về uống" LP:??? (Ngơ ngác) Thôi về nhà tự chữa cây nhà lá vườn vậy, uống nghệ hết 2 tuần dạ dày đã ổn định trở lại và thấy người khỏe hơn. Hãi cả BS... :)
    1 like