Cảm ơn Tiên Lưu có lời nhắc nhở.
Thực ra công cuộc chứng minh văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử đã vượt qua rất nhiều giai đoạn khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất là sự u minh của nhận thức trong tính chấp từ hơn 2000 năm qua cho rằng: Cội nguồn văn minh của Đông phương thuộc về Hán tộc đã bị phá bỏ. Mặc dù không phải ai cũng dễ dàng nhận thức được điều này - dù là giáo sư tiến sĩ - Chỉ những người có khả năng tư duy tổng hợp mới thấy được những giá trị của nó.
Những gì mà tôi viết trong các sách đã xuất bản không phải để mấy kẻ dốt nát bình luận.
Nhưng tôi tin vào những quy luật vũ trụ đang chi phối đền từng hành vi của con người và cả những suy nghĩ của họ. Đó chính là nội dung của câu nói nổi tiếng của nhà khoa học hàng đầu SW Hawking:
"Nếu quả có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?".
Do đó, với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại - mà tiêu biểu là những tri thức cao cấp - cho dù họ tự hào về tri thức của họ đến mấy thì cũng không vượt thoát được những giá tri thức nền tảng của trí thức thuộc về nền văn minh hiện đại.
Do đó, nếu cứ thuận tự theo quy luật tiến hóa thì đến một lúc nào đó, khi hội tụ đủ điều kiện trong một tương lai nào đó, sự phát triển của nền văn minh hiện đại sẽ tìm thấy (hoặc không) một lý thuyết thống nhất. Như vậy, một lý thuyết thống nhất thuộc về sự phát triên trong tương lai - tức là nó phải xuất phát từ một nền tảng tri thức của một nền văn minh vượt trội trong tương lai. Do đó, ngay cả những tri thức hàng đầu của nền văn minh hiện nay, cũng chưa hiểu gì về lý thuyết thống nhất - cho dù những tri thức tinh hoa cỡ SW Hawking đã có ý niệm về lý thuyết này.
Nhưng một điều may mắn cho nền văn minh hiện nay là: Đã có một lý thuyết thống nhất tồn tại từ trước nền văn minh hiện nay - đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến. Do đó, để hiểu được bản chất học thuyết này - lý thuyết thống nhất - không phải cứ giáo sư tiến sĩ là hiểu được. Chưa nói đến đám lởm khởm phát biểu nhằm mục đích thể hiện là chính. Để hiểu được điều này cần một tư duy phức hợp. Đây là một dạng tư duy của tương lai mà giáo sư tiến sĩ Chu Hảo đã đề cập trong Hội nghị tông kết 10 hoạt động của Tổng Cty DTT:
Tiến Lưu cũng thấy rằng: Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo đã xác định rằng: Đây là tư duy của tương lai. Do đó không hẳn cứ giáo sư tiến sĩ là phải hiểu được vấn đề, khi mà nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết được nội dung của một lý thuyết thống nhất. Khái niệm tư duy phức hợp - tôi gọi là tư duy tổng hợp - phải là sự kết tính cả một qúa trình tiến hóa của tư duy con người. Nó phải tổng hợp gồm cả: tư duy phân loại, tư duy hợp lý, tư duy biện chứng và khả năng phân tích và tổng hợp tất cả mọi sự kiện, vấn đề với mọi hiện tượng. Do đó, để hiểu được vấn đề phải là những nhà khoa học tinh hoa, hoặc những người hiểu được những tiêu chí cần cho một lý thuyết thống nhất, hay những người có khả năng tư duy trừu tượng phát triển (Không cần phải giáo sư tiến sĩ). Đây chính là khó khăn khăn lớn nhất phải vượt qua. Tôi quan tâm đến điều này nhiều hơn tất cả những khó khăn khác. Còn đám lởm khởm phát biểu chỉ để cho vui.
Giáo sư Ngô Bảo Châu được cả thế giới vỗ tay, nhưng để hiểu và công nhận ông ta, lúc đầu chắc cũng chỉ có vài người.
Riêng cá nhân tôi, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không được tôn vinh thì mọi chuyện chỉ đến đây.
=============
PS: Xin lỗi! Nếu ai đọc bài này thì đừng đặt vấn đề tôi vì mục đich gì nhá . Trong Cafe thứ Bẩy ngày 30. 8, tôi định bỏ ra ngoài với lý do thèm thuốc lá.