-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/09/2014 in Bài viết
-
Ngôn Ngữ Việt
hoctronho and 7 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo Âm thuận tùng Dương - Dương trước Âm sau và tính phân loại, tính hệ thống trong cấu trúc ngôn ngữ Việt. "Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau" là những nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành được ứng dụng rất rõ ràng trong cấu trúc từ tiếng Việt. Những chữ cái đứng đầu trong ký tự mô tả tiếng Việt là Dương so với những ký tự là hợp âm, nguyên âm, phụ âm đứng sau nó. Thí dụ: "Con Bò"; thì "con" là Dương trước, mô tả một tập hợp các loại "con" nói chung. "Bò" là danh từ xác định cụ thể tính phân loại một phần tử trong tập hợp các "con". Bò là Âm sau xác định định tính của một con cụ thể: "con bò". Và ngay trong tiếng "bò", mô tả con bò cũng thể hiện tính phấn loại trong những tập hợp rất cao cấp của tiếng Việt: cấu trúc gồm hai ký tự là "B" và "ò". Ký tự "B" thuộc Dương trước, "ò" là Âm sau, xác định định tính mà của hai ký tự này mô tả "con bò". Bản thân ký tự "O" trong ký tự "bò" với tính đa thanh âm của tiếng Viết có thể thể hiện như sau: "o"; "ò"; "õ" ; "ọ"; "ỏ"; "ó". Khi kết hợp với ký tự trước nó là "B" thì cho ra những kết quả như sau: "bo", "bò", "bõ", "bọ". "bỏ", Như vậy với nguyên lý "Âm thuận tùng Dương" và "Dương trước Âm sau" của thuyết Âm Dương Ngũ hành chúng ta thấy rất rõ trong cấu trúc tiếng Việt. Chưa hết, thuyết Âm Dương Ngũ hành còn xác định: Âm thuộc hình tướng, hình thể, Dương thuộc trạng thái trừu tượng. Tronng cấu trúc tiếng Việt qua thí dụ từ "con bò" nói trên, chúng ta thấy từ "con" mang tính trừu tượng (Chưa nói rõ con nào, con gì), nhưng từ "bò" xác định khái niệm về "con bò". Tức là từ "bò" thuộc Âm xác định hình tướng, hình thể rất cụ thể một con vật được mô tả trong từ "con bò" theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nếu không có từ "con" định hướng phía trước, thì từ "bò" còn có nghĩa là "bò"; trườn, "lê lết"....Chính nhờ từ "con" - Dương trước - - nên định hướng "bò" Âm sau mô tả "con bò" , tức "Âm thuận tùng Dương" Bản thân từ "bò" thì quyết định tính chất mô tả hình thể của tiếng "bò" này trong "con bò" chình là ký tự "ò" và nó mô tả tính chất thuận theo ký tự "B' trước nó. Những thí dụ tương tự như vậy - chứng tỏ nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tính phân loại trong những tập hợp - có trong hầu hết cấu trúc tiếng Việt. Trên cơ sở này, tôi bàn cụ thể về "bánh dầy" hay "bánh giầy"; "thúy" hay "thúi". Kính thưa quí vị quan tâm. Từ rất lâu, khi tôi còn là một gã thiếu niên đang sắp bước vào tuổi thanh niên - tức là thời mà các cụ ban cho cái tuổi đang phát triển như tôi lúc bấy giờ là "gà tồ" - thì các nhà ngôn ngữ tiến bối - sĩ phu Bắc Hà - đã đặt vấn đề một số từ có vần "uy", phải đổi thành "ui". Cụ thể như cụm từ "Kính thưa quí vị quan tâm" mà tôi mô tả ở phần trên tôi đã tuân thủ theo thói quen từ thời gọi là "gà tồ" đó. Nhưng đến tuổi này, tôi nhận thấy đây là một sai lầm rất lớn của các "cụ" ngày đó, chắc nhiều cụ vưỡn còn sống. Bởi vì nó không mang tính hệ thống trong cấu trúc rất cao cấp của tiếng Việt. Nó là một sự sửa đổi tùy tiện và không theo một quy luật nào. Tạm gọi là "thừa giấy vẽ voi". Như phần trên tôi đã trình bày: "uy" và "ui" là những ký tự kép có thể nối vần với những ký tự đặt trước nó thành những từ trong tiếng Việt mô tả một vật, sự kiện...cụ thể. Trong sáu thanh của tiếng Việt liên quan đến "uy" và "ui" là: 1/ Uy: ùy, úy, ụy, ủy, ũy, uy. 2/ Ui: ùi, úi, ụi, ủi, ũi, ui. Trong những ký tự kép được mô tả ở trên thì có những ký tự có nghĩa là: 1/ Trong vần "Uy" gồm: "Uy" trong: "Uy vũ", "uy quyền"; hoặc "Ủy" trong: Ủy quyền, "Ủy ban"; hoặc "Úy" trong "Úy lạo". Tóm lại ký tự "Uy" tự thân nó - với những từ có nghĩa - mô tả những gía trị mang tính cao quý, tôn trọng, 2/ Trong vần "Ui" gồm: "Ui" trong "Ui da!" tiếng Nam Bộ thể hiện một phản ứng, có thể là đau đớn; hoặc "Úi" trong "Úi dà!" có nghĩa tương tự; hoặc "ui" là tiếng than: "than ôi" hoặc "than ui"; hoặc "Ủi" trong "ủi đồ" (Tiếng Nam bộ, tiếng Bắc gọi là "là" trong "giặt là") , cũng là một tả động tác xô đẩy: ủi, như xe ủi...vv.... Như vậy, giữa cấu trúc từ "ui" và "uy" đã có sự phân loại trong tiếng Việt. Ký tự "uy" trong sáu thanh của nó mô tả tính chất cao quý, tôn trong; còn "ui" mô tả tính thể hiện trạng thái không tốt ("ui da"), hoặc đơn giản chỉ là một động từ như "ủi đồ". Hay nói rõ hơn: trong tiếng Việt, sự phân loại giữa "uy" và "ui" đã xác định tính phân loại trong nội hàm của nó. Từ đó chúng ta liên hệ với từ: "Quý vị " cổ điển trong ngôn ngữ Việt, chắc chắn nhằm thể hiện sự tôn trong, so với từ "quí' vị". Đương nhiên câu thành ngữ "Lão ô bách tuế, khả úy phượng hoàng sơ sinh" - viết theo tiếng Việt, không thể là "Lão ô bách tuế khả "úi" phượng hoàng sơ sinh" được. Vì con phương hoàng tự nó đã xác định phẩm chất cao quý của nó. Tương tự như vậy: Nếu một ai đó có tên " Thúy" - tên một loài chim cao quý, không thể là "thúi" - tiếng Nam bộ, tương đương tiếng Bắc là "thối " được. Kính thưa quý vị. Tôi thành thật sẽ xin lỗi quý vị, nếu từ sau bài viết này về sau, do thói quen từ thời còn gà tồ mà viết nhầm "quý vị" thành "quí vị". "Thúy" chứ không phải "thúi" thưa quý vị! Vấn đề "giầy" hay "dày". Dùng từ "Giày" (hay "giầy") để thay thế cho từ "dầy" trong bánh chưng, bánh dày của người Việt, là một vấn đề thời sự trong ngôn ngữ Việt mấy năm gần đây. Một học 'giả" khả kính nào đó, tôi wên mât tên, đã công bố trên báo chí rằng: dùng từ "Bánh giày" (Hay giầy") thay cho từ bánh dầy truyền thống từ tổ tiên truyền lại. Ngay trong diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn cũng bàn luận sôi nổi về vấn đề này. Nhìn chung , chúng tôi phản bác dùng từ "giầy" (Hay "giày") thay thế từ "dày" trong bánh dày của văn hóa truyền thống Việt. Câu chuyện qua đi và chúng tôi lúc đầu cũng tưởng chí là chuyện "thừa giấy vẽ voi" của vị học giả "vờ " nào đó và không còn quan tâm đến nữa. Nào ngờ nó được đưa vào từ điển của hẳn một viện Hàn lâm ngôn ngữ của Việt Nam và chính thức lưu hành. Lạy Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại cùng Đức Phật từ bi với Thượng Đế toàn năng. Xin các Ngài hãy ban thêm ánh sáng trí huệ cho cõi trần gian này. Chứ cứ rối mù thế này thì ui quá!. Kính thưa quý vị. Chung tôi cũng bắt đầu từ sáu thanh trong tiếng Việt với tính quy luật cấu tạo từ trong ký tự Việt - mà chúng tôi đã trình bày ở trên - cho ký tự "ay" và "ây" a/ Ay: Ay, ày, áy, ạy, ảy, ãy. b/ Ây: Ây, ầy, ấy, ậy, ẩy, ẫy. Những ký tự này trong cấu trúc từ sẽ xác định định tính của nội dung khái niệm từ với từ trước nó - là quy luật mà chúng tôi trình bày ở trên - là: 1/ Với ký tự "D" kết hợp với "ay" sẽ là: Day, dày, dáy, dạy, dảy, dãy. 2/ Với ký tự "D" kết hợp với "ây" sẽ là: Dây, dầy, dẩy, dậy, dẫy, dấy. Tập hợp những từ của ký tự "D" với "ay" và "ây" đều mô tả một sự trương nở, phân tán, phát triển. Từng thí dụ cụ thể như sau: A/ * "Day" trong: "chỉ tay, day trán", hay "day mặt, chỉ tên", hoặc "day tay"... * "Dày" (Hay "dầy") trong: dầy dặn, dầy ví, dầy bóp..... * "Dáy" trong: "dơ dáy" tiếng Nam bộ, mô tả cái dơ được phát tán, hoặc lặp lai; hay "dáy tai" vốn là một chất cặn phát sinh, phát triển trong tai. * "Dạy" (hay dậy), trong thức dậy, dậy học, mô tả trạng thái tình thức, hoạt động, tăng cường trí huệ (dạy học), từ cổ "dậy hóa" còn có nghĩa là một sự phát triển để thành một cái gì đó... * "Dảy" (hay dẩy) - tùy theo phát âm từng địa phương - mô tả động tác làm phát tán một cái gì đó (Cũng có địa phương phát âm là 'rảy", hoặc "rẩy"), hoặc xô đẩy một vật thể từ chỗ này ra chỗ khác. * "Dãy": sự liền kề kéo dài, thí dụ "dãy núi", "dãy nhà", còn có nghĩa là "dãy dụa". B/ * "Dây" trong "dây dợ", "mua dây, buộc mình" - khác với "giây" trong "giây phút" - ; hoặc 'dây bẩn", "dây dưa"; "dây cà ra dây muống".... * Dấy trong: "dấy binh", "dấy nghĩa", khác với "giấy" là giấy tờ, tờ giấy.... Tóm lại, qua những chứng tỏ ở trên cho các từ liên quan giữa vần "D" với "ay" , hoặc "ây" cho chúng ta thấy chúng mô tả các trạng thái thay đổi và phát triển. Bây giờ chúng ta xem xét ký tự "ay" và "ây" với từ đứng trước nó là "Gi". A/ Với ký tự "Gi" kết hợp với "ay" sẽ là: * Giày (Hoặc "giầy"): Giày dép. * Giay: Không có từ này. * Giạy: Không có từ này. * Giảy: Không có từ này. * Giãy: Không có từ này. * Giáy: Không có từ này. B/ Với ký tự "Gi" kết hợp với "ây" sẽ là: * Giầy (Hoặc "giày"): giày dép. * Giây: Chỉ đơn vị nhỏ nhất của thời gian * Giấy: giấy tờ. * Giãy: không có từ này. * Giậy: không có từ này. * Giẩy: không có từ này. Như vậy, quý vị cũng thấy rất rõ rằng với định hướng "Dương" của ký tự "Gi" chỉ có ba từ có nghĩa khi kết hợp với "ay" hoặc "ây" là: giây, giầy, giấy. và đều mô tả những khái niệm có tính giới hạn. cụ thể: "giầy" là đôi giầy đi ở chân , có giới hạn là chính bàn chân mang đôi giầy đó; "giấy" thì đều có giới hạn của khổ giấy và "giây" là đơn vị thời gian cũng có giới hạn quy ước. Còn đi với ký tự "D" thì những từ có nghĩa đề mô tả sự trương nở, phát triển. Bởi vậy nó không thể là "bánh giày", hoặc "bánh giầy" được. Vì khái niệm "dày" trong bánh dày của văn hóa truyền thông Việt có nghĩa là "dày / mỏng", mang tính so sánh, đối chiếu tương tự như phạm trù Âm/ Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành, chứ không phải là cái giầy để đi ở chân thay thế cho từ bánh dầy vốn đưa lên bàn thờ dâng kính tổ tiên trong văn hóa truyền thống Việt, trong những ngày lễ Tết. Tiếc thay! Đây không phải chuyện chơi. Từ "bánh giầy" có trong tự điển mới nhất của Viện Ngôn Ngữ học, được Nxb Đà Nẵng phát hành và chính thức sử dụng. Kính thưa quý vị quan tâm. Tôi chỉ bàn về ngôn ngữ Việt đến đây, để thấy rằng: Tổ tiên người Việt tuy cách đây hàng ngàn năm - mà "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" cho rằng: "lịch sử chỉ bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ VII BC", thực chất chỉ là "Liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" - nhưng vẫn thể hiện một trí tuệ vượt trội trong cấu trúc ngôn ngữ Việt, so với những học giả trong Viện ngôn ngữ, khi tổ tiên, ông cha ta vẫn gọi chiếc bánh dầy là bánh dầy, chứ không phải là "bánh giầy" (Hoặc giày) như họ. Để kết thúc tiểu luận này, tôi xin trích lại câu của ông Phạm Công Thiện, mà tôi đã giới thiệu từ đầu như một ấn tượng cho bài viết từ nhận xét của một người có tên tuổi về ngôn ngữ Việt. Xin cảm ơn quý vị quan tâm.8 likes -
Phát biểu của Lão Gàn: thế giới sẽ căng thẳng bắt đầu từ cuối 2015... ======================== Thời đại đụng độ giữa các siêu cường đang đến rất gần? Việt Dũng 06/09/14 10:31 (GDVN) - UCLASS của Hải quân Mỹ đang ở giai đoạn đầu phát triển, yêu cầu xâm nhập lãnh thổ kẻ thù làm nhiệm vụ; phiên điều trần nhắc tới TQ nhiều nhất. Máy bay tấn công không người lái X-47B hạ cánh trên tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu) Tờ nguyệt san "Quốc phòng" Mỹ tháng 9 đăng bài viết nhan đề "Chương trình hải quân nằm ở tiêu điểm tranh luận khả năng tồn tại của máy bay không người lái". Bài viết cho rằng, những ngày tháng tốt đẹp đang kết thúc, một thời đại mới xảy ra xung đột giữa các đối thủ cạnh tranh có thực lực tương đương sắp đến. Mỹ ít nhất có 2 loại máy bay không người lái mới đang nghiên cứu cũng sắp ra đời, khả năng tàng hình của hai loại máy bay không người lái này đủ để tránh được radar của đối phương, khả năng tải trọng và thu thập tình báo hậu phương kẻ thù. "Máy bay không người lái tấn công và theo dõi trên không cất cánh từ tàu sân bay" (UCLASS) của Hải quân Mỹ đang ở giai đoạn đầu phát triển, máy bay không người lái này còn thực hiện yêu cầu lâu dài là xâm nhập lãnh thổ của kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ. Tại một phiên điều trần gần đây của Tiểu ban điều động quân đội và lực lượng trên biển thuộc Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ, máy bay không người lái này phải chăng có khả năng thực hiện loại nhiệm vụ này là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt. Một số nhà phân tích cho rằng, đối lập với hành trình, tải trọng và tính năng tàng hình, hải quân coi trọng hơn đến tính năng bay liên tục, đây là một sai lầm nghiêm trọng. Máy bay tấn công không người lái X-47B Mỹ (ảnh minh họa) Yêu cầu điều kiện UCLASS liên tục bay 14 giờ trong tình hình không tiếp dầu có nghĩa là trong thân máy bay dùng nhiều không gian hơn cho thùng dầu, trong khi đó, không gian dùng cho vũ khí, bộ cảm biến và hệ thống tàng hình giảm đi. Trung Quốc được các nhà phân tích và thành viên ủy ban liên quan đề cập nhiều nhất và coi là một đối thủ tiếp cận về thực lực với Mỹ. Mục tiêu của Trung Quốc là xua đuổi tàu sân bay Mỹ tới khu vực cách xa hơn bờ biển của Trung Quốc. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí chống hạm. Giám đốc điều hành Brian McGrath của một công ty tư vấn quốc phòng Mỹ miêu tả tính nghiêm trọng của vấn đề này một cách sâu sắc hơn. McGrath nói: "Tôi cho rằng, chúng tôi đã đến thời điểm 'vì nhỏ mất lớn'". "Nếu biên đội máy bay hải quân không phát triển theo hướng thực hiện khả năng tấn công không người lái của UCLASS với thực lực thật sự, thì tàu sân bay trên thực tế có thể trở nên vô dụng. Nếu xảy ra tình hình này, thực lực và ảnh hưởng của hải quân sẽ giảm đi. Trong khi đó, điều này có nghĩa là thực lực và ảnh hưởng của Mỹ giảm đi". Máy bay tấn công không người lái X-47B Mỹ (ảnh minh họa) ======================== Báo Mỹ đoán kế hoạch chiến tranh với Mỹ của Trung Quốc Đông Bình 05/09/14 10:11 (GDVN) - Trung Quốc luôn tồn tại xu hướng đánh giá cao khả năng của mình trong giai đoạn đầu của chiến tranh, đánh giá thấp lực lượng tàu ngầm Mỹ. Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc (ảnh tư liệu) Trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 2 tháng 9 đưa tin, hiện nay, Trung Quốc đã sở hữu hơn 1.000 quả tên lửa đạn đạo, trong đó, về lý thuyết, có mười mấy quả có thể tấn công tàu sân bay Mỹ trên biển. Tần suất máy bay quân sự Trung Quốc huấn luyện tấn công các mục tiêu trên biển, biên đội tàu chiến Trung Quốc huấn luyện trên biển cũng đang gia tăng. Tàu ngầm Trung Quốc tiến hành theo dõi tàu chiến Mỹ, khi những tàu ngầm này đến gần một chiếc tàu sân bay của Mỹ, Trung Quốc cho biết đã thu được "thắng lợi". Hơn 10 năm qua, Trung Quốc thông qua hoạt động gián điệp mạng đã ăn cắp rất nhiều bí mật quốc phòng của Mỹ. Trung Quốc có thể lấy tập kích bất ngờ đánh bại Quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương? Ít nhất trong dư luận công khai, người Trung Quốc tin họ có thể. Từ thập niên 90 của thế kỷ trước trở đi, Trung Quốc luôn phát triển khả năng này: Trung Quốc đã triển khai lực lượng tên lửa đạn đạo (lắp đầu đạn năng lượng cao) ở duyên hải để ứng phó với Đài Loan và Nhật Bản. Theo bài báo, vấn đề ở chỗ, trong bất cứ cuộc chiến tranh quy mô lớn nào, hai bên đều không biết tất cả con bài trên tay đối thủ, cũng không thể dự đoán chính xác, một khi chiến tranh xảy ra, kế hoạch đã công bố hoặc giấu kín của đối phương sẽ thực hiện như thế nào. Hình ảnh ngày 13 tháng 5 năm 2013 này được Mỹ cho là Trung Quốc phóng tên lửa mang theo vũ khí chống vệ tinh (ảnh tư liệu) Đối với người Trung Quốc, điểm này cực kỳ quan trọng, bởi vì yêu cầu giành chiến thắng nhanh chóng, chiến tranh kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ và gây ra vấn đề chính trị nghiêm trọng cho nhà lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng, đối với Quân đội Trung Quốc, điều này hoàn toàn không phải là vấn đề, bởi vì, tướng lĩnh Trung Quốc hầu như ngày càng tự tin, họ có thể dùng tập kích bất ngờ để chiến thắng. Bài báo còn cho rằng, tư tưởng này rất nguy hiểm, bởi vì sự thực thường hoàn toàn không như vậy, hơn nữa Trung Quốc luôn tồn tại xu hướng đánh giá cao khả năng của mình trong giai đoạn đầu của chiến tranh. Các nhà hoạch định chính sách của Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đánh giá thấp nghiêm trọng khả năng của vài chục tàu ngầm tấn công hạt nhân triển khai ở Thái Bình Dương của Quân đội Mỹ và ảnh hưởng của những tàu ngầm này có thể gây ra đối với biên đội tàu chiến và thương mại với bên ngoài của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc sở hữu vũ khí bí mật ứng phó với tàu ngầm Mỹ, thì đây sẽ là bí mật giấu đi tốt nhất trong lịch sử quân sự. Theo bài báo, kế hoạch chiến tranh của Trung Quốc không phải là bí mật, một phần nguyên nhân là nhiều năm qua Trung Quốc đã có mối quan tâm sâu sắc đối với hạ tầng cơ sở quân sự và các cuộc diễn tập của Hải quân Mỹ. Trung Quốc từng công khai thảo luận tình hình này, đây là biện pháp mà họ thường dùng để khích lệ sĩ quan đổi mới tư duy. Biên đội tàu chiến chủ lực Hạm đội Nam Hải (ảnh tư liệu) Cuối cùng, những quan điểm mới này sẽ trở thành kế hoạch chiến tranh và chương trình nghiên cứu phát triển vũ khí được giữ bí mật cao. Vì vậy, thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh năm 2007 rõ ràng là để chứng minh, Trung Quốc có khả năng bắn rơi vệ tinh gián điệp của Mỹ. Có tài liệu cho biết, Trung Quốc cũng đang nghiên cứu phát triển vệ tinh cỡ nhỏ (trọng lượng nhỏ hơn nửa tấn) dùng cho loại tập kích này. Nếu họ có thể chế tạo vệ tinh có trọng lượng nhỏ hơn nửa tấn thì có thể một lần bắn vài vệ tinh, giúp họ có khả năng bắn rơi đủ nhiều vệ tinh của Mỹ, làm cho Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương bị "mù" tạm thời. Trong tình hình này, tên lửa chống hạm và tàu ngầm của Trung Quốc sẽ tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với tàu sân bay của Mỹ. Đây là quan điểm được Trung Quốc ra sức đề xướng trong quân đội, cũng là tư tưởng chiến lược của Trung Quốc "thời cổ đại", đó là không nên nghênh chiến chính diện với kẻ địch mạnh hơn, mà phải tấn công từ bên sườn. Ngoài ra, nhà tư tưởng quân sự cổ đại Trung Quốc còn đề xướng "không đánh mà thắng". Loại chiến lược này có thể hiệu quả hơn trong cuộc chiến giữa người Trung Quốc với người Trung Quốc, còn chiến lược của người nước ngoài lại thường khó lường, xuất kỳ bất ý (đánh bất ngờ). Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles Mỹ Theo bài báo, từ lâu, trong vấn đề ứng phó thế nào với cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc, hoạt động của Mỹ cũng dễ nhìn thấy. Ngay từ năm 2004, Mỹ đã đưa ra kết luận: Người Trung Quốc rất lo ngại đối với tàu sân bay Mỹ, vì vậy tìm cách có đủ lực lượng không quân và hải quân để ứng phó với 2 tàu sân bay Mỹ ở duyên hải Trung Quốc. Cho nên, Mỹ đã lập tức đưa ra kế hoạch triển khai 7 tàu sân bay ở duyên hải Trung Quốc. Hành động này không chỉ đã làm rối loạn kế hoạch quân sự của Trung Quốc, hơn nữa thông qua chỉ ra điểm yếu quân sự của Trung Quốc đã chọc giận người Trung Quốc. Theo bài báo, có lẽ, Trung Quốc tuyên truyền về khả năng quân sự và kế hoạch quân sự "không thể chiến thắng" chỉ là nhằm vào nhân dân và quân đội, là để tăng cường tinh thần. Nhưng, cùng với các cuộc gặp giữa quan chức quân đội và ngoại giao Mỹ với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tăng nhiều, có một điểm hầu như ngày càng rõ ràng: Rất nhiều tướng lĩnh Trung Quốc đều tin vào một số dự đoán lạc quan này, đây đều không phải là một dấu hiệu tốt. Cụm tấn công tàu sân bay Mỹ (ảnh tư liệu minh họa)1 like
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôi có một điều mong muốn mọi người biết về cái mà mọi người quen gọi là "phong thủy", là: Phong thủy không phải của Trung Quốc. Nó là của người Lạc Việt, mà hậu duệ chính là nền văn hóa truyền thống Việt hiện nay. Xa xôi hơn nữa thì phong thủy thuộc về một nền văn minh vĩ đại đã từng tồn tại trên trái Đất này chính là nền văn minh Atlantic. Ngay trong bài viết được trích dẫn này đã chứng tỏ điều đó: Người ta đã tìm thấy nhưng di vật khảo cổ liên quan đến phong thủy (Mộ Rồng - tư liệu đã đưa lền diễn đàn) tại Hồ Nam - tức Nam Dương Tử, từ hơn 6000 năm trước. Thời gian này chính dân tộc Hán cũng chưa hình thành.1 like -
Không chỉ "một số tác giả chuyên sâu về lịch sử - văn hóa lại im lặng trước một số kết luận của Liam C. Kelley? Nếu họ không biết, đó là điều đáng tiếc! Nếu họ biết nhưng im lặng, phải chăng họ đồng tình với Liam C. Kelley?". Tôi tin rằng ông Nguyễn Hòa trả lời được câu hỏi này. Ông chú ý chính đoạn trên của sử gia người Hoa Kỳ này: "Hồng Bàng thị truyện”như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại ". Đây là quan điểm của đám tư duy ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Mặc dù tôi chắc chắn rằng: những quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt này, không hề có một cái mà họ gọi là "cơ sở khoa học". Còn nếu vinh danh văn hiến Việt thì sẽ có người hỏi ông: "Có mục đích gì?" đấy ông ạ. Họ mới hỏi tôi cách đây vài ngày và rất công khai. Tôi định trả lời họ và so sánh mục đích phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Nếu tôi chưa trả lời thì đó là tôi muốn họ suy nghĩ cho kỹ về tính chân lý của cội nguồn Việt tộc, một thời huy hoàng ở miến nam Dương tử.1 like
-
Ngôn Ngữ Việt
Thiên Bồng liked a post in a topic by Thiên Sứ
TƯ LIỆU THAM KHẢO http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23478-ngam-nghi/page-16#entry235675 Bài số 320 - trang 16. CUỘC CẠNH TRANH CUỐI CÙNG Qua bài viết của ngài Lý Quang Diệu, tôi thành thật khuyên những ai còn hiểu một cách thiển cận về ngôn ngữ Hán là chủ thể của ngữ Việt hãy từ bỏ những suy nghĩ dốt nát của mình.1 like -
Tiếp theo. Còn tiếp ============================ * Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm Chủ đề này được lập thành ngày 16. 6 . 2014. Hôm nay là ngày 26. 7 . 2014 là vừa đúng một tháng. Nhưng cách đây vài ngày, vào ngày 25. 7. 2014, một cuộc tọa đàm khoa học về cội nguồn kinh Dịch được thực hiện ở hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, diễn giả chính là tôi. Người phát biểu cuối cùng trong buổi tọa dàm là giáo sư Trần Công Hiếu. Ông đã phát biểu - nếu tôi nghe không nhầm - là: Vào ngày 21. 4 . 2014, Tân Hoa Xã đã công bố những công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch không phải của nền văn minh Trung Hoa. Tôi cần nhắc lại ở đây rằng: Tức là cho dù những nhà khoa học Trung Quốc thừa nhận, hay không thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán, thì điều đó không làm thay đổi phương pháp với những luận cứ của tôi chứng minh cho chân lý là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc. Và hiển nhiên điều này xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, đám tư duy "ở trần, đóng khố" trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không đủ trình độ để phán biện các nhà nghiên cứu Trung Hoa, để buộc họ phải nhận lấy cái thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch là của Trung hoa, khi chính họ không thể chứng minh được điều này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về Việt tộc, chính là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử. Và tất nhiên, nó liên quan chặt chẽ tới chủ đề của topic này mô tả cội nguồn ngôn ngữ Việt. Sự phục hồi và minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải là chỉ để xây dựng một tượng đài kỷ niệm một thời vinh quang trong quá khứ của Việt tộc. Mà nó còn là sự phục hồi lại những giá trị tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Đó chính là những gía trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Đương nhiên, ngôn ngữ Việt - hệ quả của một nền tảng trí thức siêu đẳng là lý thuyết thống nhất, thì nó phải mang trong cấu trúc nội hàm của nó những gía trị siêu việt, mà ông Phạm Công Thiện đã mô tả. Nhưng ngay cả ông Phạm Công Thiện, với một cảm nhận chính xác một cách xuất sắc, cũng chỉ mới mô tả được bản chất cao cấp và đầy minh triết của ngôn ngữ Việt, chứ ông ta vẫn chưa thể hiểu được tính cao cấp của ngôn ngữ Việt từ đâu mà ra. Đó là nguyên nhân để tôi cũng chỉ coi nhận định của ông Phạm Công Thiên như là một hiện tượng minh họa cho chủ đề này và không coi là một bằng chứng, chứng minh cho những luận điểm của tôi về tính cao cấp của ngôn ngữ Việt. So với lý thuyết thống nhất thì nền văn minh hiện đại chỉ mới ở dạng bán khai. Nó cũng tương tự nền văn minh hiện đại so với thời đồ đá vậy. Tôi không hề kiêu ngao khi so sánh Lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt với nền văn minh hiện đại, giống như nền văn minh hiện đại so với thời đồ đá. Cá nhân tôi chẳng hơn ai về địa vị, quyền lực, tiền bạc, học vị để kiêu ngạo. Tôi chỉ phản ánh một thực tế khách quan.1 like