-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/09/2014 in all areas
-
Những tuyên bố, hoạt động đáng chú ý về Biển Đông từ Đài Loan Đông Bình 03/09/14 10:35 Thảo luận (0) (GDVN) - Mã Anh Cửu cho rằng, hoạt động triển lãm một mặt có thể cho thấy Đài Loan "rất quan tâm" đến các đảo ở Biển Đông. TQ nhập khẩu tên lửa S-400 sẽ làm mất cân bằng sức mạnh ở Biển Đông? Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, báo TQ đố kị, chia rẽ "TQ liên tiếp tập trận, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng" Những thay đổi đáng sợ do TQ đang xây dựng ở Gạc Ma Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu Hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 1 tháng 9 đưa tin, trong tương lai Đài Loan Mã Anh Cửu cùng ngày cho rằng, trong tương lai, khi các nước tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào về Biển Đông, Đài Loan đều "không thể vắng mặt", bởi vì Đài Loan "đóng vai trò quan trọng" ở đây. Sáng cùng ngày, ông Mã Anh Cửu tham dự lễ khai mạc triển lãm sử liệu "biên giới phía nam" Đài Loan tổ chức tại "Quốc sử quán" Đài Loan, ông cho rằng, Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, năng lượng của các nước Đông Bắc Á hầu như có hơn một nửa có được hoặc đi qua vùng biển này, các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật rất phong phú, vì vậy luôn bị các nước "nhòm ngó", tranh chấp giữa các nước đòi hòi chủ quyền ngày càng quyết liệt. Theo Mã Anh Cửu, đặc biệt là vào tháng 5 vừa qua, quan hệ căng thẳng do Trung Quốc khoan thăm dò dầu khí (phi pháp) ở khu vực mà họ gọi là "Tây Sa" (vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở đây ‘Tây Sa’ thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) gây ra, không những xảy ra ở trên biển mà còn mở rộng tới đất liền, thương nhân Đài Loan cũng gặp phải cuộc "bạo động bài Hoa lớn nhất" (ý nói các cuộc biểu tình, tuần hành ở Việt Nam), gây ra tổn thất, cho nên, bản thân vấn đề này thực sự là một "quả bom chưa nổ", đáng để mọi người cùng quan tâm. Mã Anh Cửu cho rằng, khi xử lý vấn đề này, có rất nhiều góc độ khác nhau, trong một khoảng thời gian, Chính phủ (Đài Loan) rất tích cực tiến hành công việc có liên quan, bao gồm năm 2010, Bộ Nội vụ chính thức bắt đầu sử dụng trạm quản lý công viên quốc gia đá vòng Đông Sa, xây dựng cơ sở nghiên cứu quốc tế, thực hiện kế hoạch trạm nghiên cứu biển biển Hoa Đông, thúc đẩy Đông Sa trở thành thị trấn quan trọng nghiên cứu biển quốc tế; năm 2011 Bộ Kinh tế Đài Loan lần lượt lập ra ở khu vực khai thác khoáng sản ở xung quanh Đông Sa và đảo Thái Bình (đảo Ba Bình - thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) một vùng rộng tổng cộng 49.500 km2, hoàn thành sơ bộ công tác khảo sát khoa học vùng biển và thăm dò địa chất; năm 2011, Bộ Quốc phòng và Cục Hải tuần Đài Loan lần lượt thực hiện trại nghiên cứu học tập "Nam Sa" (quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Hoạt động phi pháp của Đài Loan ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Mã Anh Cửu, năm 2011, Bộ Kinh tế Đài Loan lập thêm hệ thống quang điện mặt trời ở đảo mà họ gọi là "Nam Sa", xây dựng "đảo carbon thấp"; năm 2011 Bộ Khoa học công nghệ Đài Loan chính thức bắt đầu sử dụng tàu nghiên cứu biển cỡ lớn lớp 2.700 tấn mang tên "Nghiên cứu khoa học 5", tăng khả năng nghiên cứu; Các cơ quan như: Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông và Cục Hải tuần Đài Loan cùng thực hiện công trình xây dựng tổng thể hạ tầng giao thông "đảo Thái Bình-Nam Sa" (thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện do Đài Loan kiểm soát); Bộ Giao thông Đài Loan cũng xây dựng xong mạng lưới thông tin ở "đảo Thái Bình", bảo đảm liên tạc với nhân viên đồn trú, tàu cá hoạt động trên biển, đồng thời khi cần thiết cung cấp dịch vụ cần thiết. Mã Anh Cửu nói, những hoạt động này đương nhiên đều là "hòa bình", không phải "quân sự", mục đích một mặt để người Đài Loan hiểu nhiều hơn về "lãnh thổ", quần đảo ở Biển Đông; mặt khác cũng để quốc tế hiểu Đài Loan “đang rất tập trung quản lý những đảo này”. Đồng thời, khi tiến hành bất cứ cuộc đàm phán nào liên quan đến Biển Đông trong tương lai, "Đài Loan đều không thể vắng mặt", bởi vì "Đài Loan đóng vai trò rất quan trọng ở đây". Mã Anh Cửu cho rằng: "Chúng ta nói về Biển Đông, một mặt, chủ quyền nhất định phải bảo vệ, bởi vì, chủ trương liên quan chủ quyền nhất định phải cố gắng đưa ra". Tương tự, theo ông Cửu, khi giải quyết vấn đề, không phải như hai chiếc tàu hỏa đối đầu nhau, mà là phải tìm ra cách thức làm giảm căng thẳng và được giải quyết. Mã Anh Cửu cho rằng, hoạt động cùng ngày (triển lãm) một mặt có thể cho thấy Đài Loan "rất quan tâm" đến các đảo ở Biển Đông, mặt khác cũng có thể cho thấy, Đài Loan có cá mà họ tin là "chứng cứ tương đối vững chắc", tiếp tục lấy đó làm cơ sở, hy vọng Đài Loan "không thể bị gạt bỏ" khi tiến hành bất cứ cuộc đàm phán hay xây dựng bộ quy tắc ứng xử giữa các nước có liên quan ở Biển Đông. Máy bay vận tải C-130 của Đài Loan hoạt động phi pháp trên đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu) Trên đây là toàn bộ nội dung trong bài báo trên mạng “Quan sát” Trung Quốc ngày 1 tháng 9 năm 2014. Bài viết đã nói đến đảo Ba Bình (hiện do Đài Loan kiểm soát) cùng với quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như một loạt hoạt động (phi pháp) của Đài Loan xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. ===================== Sẽ đến lúc Hoa Kỳ phải loại một cách có định mức Đài Loan ra khỏi cuộc chơi, mới có thể nói chuyện thẳng thắn với Trung Quốc trong các vấn đề liên quan đến biển Đông và Hoa Đông. Ý tưởng vạch ra đường lưỡi bò xuất phát từ chính quyền Quốc Dân Đàng khi còn trên Đại lục. Láo! Tôi tin chắc rằng: Việt Nam có những chứng cứ lịch sử rất vững chắc hơn bất cứ quốc gia nào liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ có đám tư duy "ở trần đóng khố" mới lấy "cơ sở khoa học" là những di vật khảo cổ giống như Trung Quốc tìm kiếm di vật khảo cổ trên Trường Sa và Hoàng Sa thôi.4 likes
-
Quán vắng!
ATN and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chú phản bác đặt sư tử đá trước cổng từ những khóa giảng về Phong thủy Lạc Việt lâu rồi, đến năm 2012 chỉ là công khai thôi. Đây là một cách trấn yểm theo cách hiểu của Phoengshui Tàu, rất nguy hiểm. Một ví dụ cho trường hợp này là bà Diệu Hiền bán cá. Nhà bà ta từ ngoài vào trong cả chục cặp sư tử đá, khiến bà phá sản và bệnh ung thư luôn. Sự kiện phá sản của bà này rất ầm ĩ, mọi người đều biết. Chưa nói đến việc đặt cái gọi là Thái sơn thạch cẩm đường - tạm dịch "Biểu tượng của núi Thái Sơn trước nhà". Đây là một trong những điều tối kỵ của phong thủy Lạc Việt. Bât đắc dĩ lắm mới dùng. Phong thủy Lạc Việt thì không cấm dùng núi. Nhưng phải đặt ở vị trí nào. Nhà chú cũng có cả dãy núi, lại đặt bên Thanh Long, trong hồ cá cảnh, mà theo lý thuyết phoengshui Tàu thì thường người ta đặt bên Bạch hổ. Còn đặt lung tung thì chết. Một ví dụ cho việc đặt núi trước "cẩm đường" là trụ sở chính của Vina Shin ở phố Quan Thánh thì phải. Sau này khi Vinashin bị khủng hoảng, đi tù gần hết, chú mới biết đến và yêu cầu bỏ ngay hòn núi và cái mỏ neo đằng trước ra (Vụ Vinashin này rất hấp dẫn trong lịch sử phong thủy được phục hồi, nhân danh nền văn hiến Việt, là: Từ hình tượng thiết kế trụ sở Vinashin, được đem ra làm bài tập trong khóa I PTLV. Linhtrang, một học viên khóa đầu của PTLV đã phân tích và xác định Vinashin sẽ phá sản sau 5, hoặc 6 năm nữa. Mặc dù trụ sở này chưa xây, mới chỉ vẽ dự án và trình duyệt. Khóa học trong năm 2006 thì đến 2010 Vinashin phá sản). Cũng may, các thầy phoengshui Tàu, ngay cả trên đất Tàu, dù giỏi đến mấy cũng không vượt qua được sự giới hạn của tâm thức phân biệt các trường phái. Do đó, họ có làm sai hay đúng cũng chỉ mang tính cục bộ, cho nên nhiêu doanh nghiệp chỉ ngắc ngoải, nhưng không chết hẳn. Do những yếu tố khác có thể không bị phạm phong thủy. Ngoại trừ cách làm của họ phạm vào những vị trí căn bản. Đấy là thời phong thủy Lạc Việt còn bị mờ ảo bởi sự ám ảnh của tư duy lối mòn và tà ma, ngoại đạo, chú bị chỉ trích tùm lum trên các trang mạng. Đến nay thì họ đang từ từ hiểu ra và bước đầu đã thừa nhận tính tổng hợp của Phong Thủy Lạc Việt trong ứng dưng. Đối với chú, phong thủy Lạc Việt độn toán, Tử Vi Lạc Việt...vv...cũng vậy; chỉ là phương tiện minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Có người đặt vấn đề công khai trong một buổi trao đổi gần đây , là: Chú chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến có mục đích gì? Chú rất cáu tiết cách hỏi sặc mùi chụp mũ chính trị này. Chú đang cân nhắc để trong hôm nay và ngày mai, chú sẽ so sánh mục đích của sự làm sáng tỏ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm và tính ứng dụng của nó với mục đích của sự phủ nhận Việt sử 5000 năm và tính ứng dụng của nó; để mọi người tự quán xét. Nếu chú chưa viết thì chú thành thật khuyên đám tư duy "ở trần đóng khố" trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận truyền thống văn hóa sử của Việt tộc, nên cảm ơn sự may mắn của số phận dành cho họ. Họ có thể suy nghĩ lại và tìm về chân lý đích thực của cội nguồn Việt tộc, trước khi quá muộn.3 likes -
Ngạn ngữ có câu: "Gieo tư tưởng gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, và gieo tính cách gặt số phận" Ntpt nghĩ adc nên thay đổi suy nghĩ của mình đừng quá hạ thấp bản thân, vì người khác sẽ không biết trân trọng mình. Cách đây 1 năm ntpt cũng có suy nghĩ như bạn, vì con đường ntpt chọn là con đường mà mọi người thấy đều khó lập gia đình. Vì nghĩ thế nên ntpt tự discount bản thân, và kinh nghiệm trải qua cho thấy đối phương không biết trân trọng mình, họ tưởng họ rất có giá, dù so tất cả họ chảng bằng mình. Có khoảng thời gian ntpt nghĩ không sao, chỉ cần mình "thông suốt", "không quá đòi hỏi" thì mọi chuyện sẽ ổn. Nhưng mình lùi 1 bước thì họ tiến 3 bước. Tâm tính của người Thái Dương là người cao ngạo, nên ntpt nghĩ rất khó để người Thái Dương tự lùi bản thân nhiều quá. Nên ntpt nghĩ bạn nên sống thật với bản thân, tốt với mình và yêu bản thân mình. Mr. Right của bạn sẽ đến vào 1 ngày nào đó. Ví dụ như ntpt sau 1 thời gian, ntpt sống theo cách khác, chẳng thấy cần những ai không yêu thương mình, tự tìm niềm vui trong những thú vui khác. Vào lúc đó thật sự ntpt đã thấy vui hơn là khoảng thời gian bi luỵ vào những chuyện chồng con. Chuyện tới thì trước sau gì cũng tới. Bạn đừng quá lo lắng, control lại cuộc sống và nhu cầu của bản thân. Trước đắng sau ngọt, adc hi vọng thế đi. Vì như ntpt cuối cùng cũng lấy chồng. Ntpt trước đây luôn nghĩ chồng mình là người giỏi giang và yêu thương mình, dù lúc đó chẳng thấy ai giống vậy :D, cũng có lúc nghĩ mình bị hoang tưởng :D, thì đùng đùng 1 ông xuất hiện ép cưới, muốn chạy chạy cũng không thoát. Lúc đó cũng đã ầm ĩ chẳng lẽ mình phải lấy ông mập lùn đó sao (khi đó ntpt chẳng biết gì về chồng cả). Sau khi lấy về thì càng ngày càng phát hiện ra chồng mình có rất nhiều điểm hay và dễ thương, rất cưng ntpt. Những người quen của Ntpt trước đây hay nói giỡn với Ntpt giỏi cho lắm vào sau này nuôi chồng, nhưng thật sự bây giờ anh chồng là kinh tế chính trong gia đình. Ntpt không được như bạn, Ntpt chỉ là Thái Dương hãm thêm Hoá Lộc. Người ta nói như thế thường sẽ được nhờ cha hay chồng. Ntpt thấy đúng với trường hợp Ntpt, hi vọng cũng sẽ đúng với bạn. Ah ntpt Thân có Thiếu Dương nhưng ntpt là vợ đầu tiên của anh chồng, cũng không cảm thấy thiệt thòi gì, gia đình chồng cũng thương yêu. Điều ntpt muốn nói với bạn hãy yêu thương và trân trọng bản thân, cố gắng nghĩ điều tốt và làm điều tốt. May mắn cuối cùng cũng sẽ tới. Chúc may mắn.1 like
-
Tôi đã cấy cho Đại Phúc mấy cây, có lẽ đang bén rễ rồi đấy. Khi nào rảnh qua chơi mà lấy. Hoặc tới đây offline tui mang đi cho.1 like
-
Điều tra Chu Vĩnh Khang: Tiền liên quan hơn 80 tỷ USD (Tin tức 24h) - Sau một tháng lập án điều tra, số tiền liên quan trong vụ án tham nhũng Chu Vĩnh Khang đứng đầu hơn 81,07 tỉ đô la Mỹ... Thông tin được phương tiện truyền thông Trung Quốc tiết lộ ngày 3/9, sau một tháng lập án điều tra, số tiền liên quan trong vụ án tham nhũng do cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đứng đầu hơn 500 tỉ nhân dân tệ (hơn 81,07 tỉ đô la Mỹ). Tuần san Quảng Đông cho biết liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang có một nhóm lợi ích rất lớn, chỉ một vụ tham nhũng liên quan đến một công ty dầu mỏ (CNPC) đã có hơn 10 quan chức cấp cao liên can, số tiền tham nhũng đến 102 tỉ nhân dân tệ (gần 16,54 tỉ đô la Mỹ), tương đương 10% lợi nhuận của tổng cộng 113 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung ương. Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị lập án điều tra liên quan đến số tiền tham nhũng lên tới 500 tỉ nhân dân tệ hoặc nhiều hơn. Có nguồn tin cho biết cơ quan kiểm sát Trung Quốc đã bắt đầu soạn thảo bản cáo trạng chống lại ông Chu Vĩnh Khang, việc xét xử sẽ diễn ra công khai và sắp bắt đầu dù chưa xác định được ngày, ông Chu Vĩnh Khang có thể chịu hình phạt ít nhất 15 năm tù giam. Ông Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, sẽ là quan chức cấp cao nhất bị xét xử vì tội tham nhũng kể từ khi đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập chính quyền vào năm 1949. Tịch thu vô số tiền, vàng và nhà của ông Chu Trước đó, theo bản “Thông báo nội bộ” của “Tổ chuyên án Chu Vĩnh Khang và gia đình” thuộc Ủy ban Chính trị - Pháp luật trung ương về “Danh mục kiểm kê khám nhà” đối với Chu Vĩnh Khang cho biết: Trong các ngày 2/12/2012, 10 và 22/1/2014, Viện Kiểm sát 7 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là Bắc Kinh, Liêu Ninh, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Quảng Đông đã ra lệnh khám xét 3 đợt đối với 29 khu nhà ở của gia tộc Chu Vĩnh Khang tại đây. Kết quả: Chu Vĩnh Khang và những người thân (vợ con, anh em) có tổng cộng 326 căn nhà với tổng trị giá 1 tỷ 760 triệu tệ ở 12 thành phố: Bắc Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Tế Nam, Yên Đài, Thành Đô, Nam Kinh, Vô Tích, Tô Châu, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến. Qua khám xét đã thu giữ 47,850 kg vàng, bạc; số lượng rất lớn tiền mặt gồm hơn 150 triệu tệ, hơn 2 triệu 700 ngàn USD... Một trong vô số nhà và xe hơi đắt tiền của Chu Vĩnh Khang. Ngoài số tiền, vàng, các nhân viên điều tra còn thu giữ số lượng lớn đồ cổ, 55 tranh, thư pháp quý tổng trị giá ước tính từ 800 triệu đến 1 tỷ tệ; 62 xe ô tô các loại trong đó có cả xe quân sự và nhiều siêu xe đắt tiền. Nghiêm trọng hơn, đã phát hiện Chu Vĩnh Khang và người thân đã tàng trữ trái phép cả “kho vũ khí” 27 khẩu súng, gồm 15 khẩu súng ngắn K76, K96, K99 do Trung Quốc sản xuất, 12 khẩu súng ngắn của Đức, Nga, Anh, Bỉ và hơn 11 ngàn viên đạn các cỡ. Các nhân viên điều tra đã phong tỏa 947 tài khoản nội tệ, 117 tài khoản ngoại tệ đặt tại ngân hàng. Người ta còn thu giữ số cổ phiếu các ngành dầu khí, hàng không, ngân hàng.... Theo thống kê bước đầu, tổng số của cải mà Chu Vĩnh Khang và gia tộc vơ vét được đã lên tới 100 tỷ tệ (16 tỷ USD). Thu Thanh (Tổng hợp) ======================= Hoa Kỳ chỉ dùng khoảng 200 triệu Dollar mua đứt các tướng lĩnh cao cấp và quan chức Iraq, trong cuộc chiến IraqII. Ấy là cái thời hiện đại. Chứ thời cổ đại Lã Bất Vi còn mua đứt cả thiên hạ với giá bèo hơn nhiều. Vậy mà với 80 tỷ Dollar, ông Chu Vĩnh Khang vẫn phải chịu đi tù thì quá dở. Đây là một ví dụ cho thấy sự tham lam quá độ mà không biết sử dụng đúng chỗ cho những tham vọng chính trị.1 like
-
GS TS Liam C Kelley Nghiên cứu phi lịch sử, hay thực hành “chủ nghĩa thực dân tinh thần”? Nguyễn Hòa Chủ nhật, 08 Tháng 6 2014 15:23 Năm 2006, một trang điện tử của người Việt ở nước ngoài công bố bài Thay đổi cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt - Trung (bản dịch của Lê Quỳnh) giới thiệu một số quan điểm của GS TS Liam C Kelley - giảng viên Đại học Hawaii ởManoa (Hoa Kỳ), về lịch sử Việt Nam và quan hệ văn hóa Việt - Trung trong quá khứ. Từ việc đọc các bài thơ của sứ thần Việt Nam, Liam C Kelley không chỉ coi: “Chúng không bộc lộ bất kì cảm giác nào về sự kháng cự chống Trung Quốc, mà lại mô tả một sự khẳng định toàn diện về một trật tự thế giới mà quan hệ triều cống dựa vào và về vị trí phụ của Việt Nam trong thế giới ấy”, mà ông đi xa hơn bằng việc coi luận điểm về bản sắc dân tộc, văn chương chống ngoại xâm,... chỉ là “phóng chiếu các ý niệm và cảm xúc hiện tại vào quá khứ”, và “cái nơi mà chúng ta giờ đây gọi là Việt Nam đúng hơn đã từng là một vùng của sự giao tiếp văn hóa, một khu vực biên nơi mà việc anh là ai không quan trọng bằng việc anh làm gì?”. Thậm chí, GS TS Liam C Kelley còn không tin vào ý thức tự chủ, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam, như đã cho rằng Bình Ngô đại cáo “không hẳn thể hiện niềm tự hào của người Việt trước người Trung Quốc, Bình Ngô đại cáo lại là sự cảnh cáo nghiêm khắc với những người Việt đã hợp tác với quân Minh chiếm đóng”! Vì thế với bút danh Hà Yên, tôi viết và công bố bài Từ một góc nhìn “xưa cũ và bảo thủ” về quan hệ văn hóaViệt - Trung, lạm bàn với Liam C. Kelleynhằm chứng minh Liam C Kelley đã nghiên cứu một cách chủ quan, như: khu biệt các sự vật hiện - tượng khỏi bối cảnh lịch sử và không gian sinh tồn, không quan tâm tới các nội dung có tính “ngầm ẩn”, “phi văn bản” của lịch sử - văn hóa,... Từ đó đến nay, qua bản dịch của Hoa Quốc Văn, tôi đã tiếp xúc với một số bài nghiên cứu Việt Nam của Liam C Kelley, như: “Tự sự về một mối quan hệ bất bình đẳng: Các trí thức Việt Nam tiền hiện đại lý giải quan hệ giữa vương quốc của họ với ‘phương Bắc’ thế nào”, “Bản địa hóa” và các “thế giới tri thức” trong quá khứ và hiện tại của Đông Nam Á, Từ ngữ Thái (Tai) và vị trí của Thái trong quá khứ Việt Nam, Tưởng tượng về “quốc gia” ở Việt Nam thế kỉ XX, Việt Nam là một “văn hiến chi bang”, Bách Việt và sự thiếu vắng sử học hậu thuộc địa ở Việt Nam, “Hồng Bàng thị truyện”như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại,… Càng đọc tôi càng nhận ra Liam C Kelley rất quan tâm tới lịch sử Việt Nam từ cổ đại tới trung đại. Ông khai thác nhiều tư liệu Đông - Tây, và có lẽ vì muốn “thay đổi cách nhìn” nên ông có xu hướng xới xáo, phản biện, bác bỏ một số luận điểm, giá trị văn hóa - lịch sử vốn là khá thống nhất trong giới nghiên cứu, cũng như trong tâm thức cộng đồng ở Việt Nam. Điều này không có gì đáng trách, vì đó là quyền của nhà nghiên cứu, và nếu phản biện có lý còn giúp chúng ta cẩn trọng hơn khi xem xét lịch sử - văn hóa của dân tộc mình; như bài Từ ngữ Thái (Tai) và vị trí của Thái trong quá khứ Việt Nam đã đưa tới một số gợi ý cần tham vấn. Đáng tiếc, đọc tác phẩm của Liam C Kelley, tôi nhận thấy một số phản biện, kết luận rất thiếu thuyết phục, nếu không nói là rất đáng ngờ. Lối nghiên cứu chỉ dựa trên văn bản, thoát ly hoặc ít chú ý tới các mối liên hệ, các bối cảnh của lịch sử một đất nước từng trải qua nhiều biến thiên phức tạp như Việt Nam đã đưa Liam C Kelley tới một số kết luận không thể tin cậy. Vì Liam C Kelley đề cập tới nhiều nội dung, đưa ra nhiều luận điểm, nên khó bao quát trong một tiểu luận. Do đó ở đây, tôi chỉ đề cập tới một số luận điểm theo tôi là cần thiết. Và cũng xin lưu ý, qua một số diễn đạt khác nhau, các luận điểm này được nhắc lại nhiều lần trong các nghiên cứu về Việt Nam của GS TS Liam C Kelley. 1. Trong bài “Tự sự về một mối quan hệ bất bình đẳng: Các trí thức Việt Nam tiền hiện đại lý giải quan hệ giữa vương quốc của họ với ‘phương Bắc’ thế nào”, sau khi trình bày nhiều lập luận rối rắm, Liam C Kelle viết: “Thực ra, đối với hầu hết các học giả Việt Nam ngày nay, không nghi ngờ gì nữa “Việt Nam” luôn luôn độc lập. Bất chấp một thực tế là khái niệm “độc lập” chỉ du nhập vào tiếng Việt ở đầu thế kỉ XX, các học giả ở Việt Nam ngày nay được thuyết phục rằng có một vương quốc độc lập ở đồng bằng sông Hồng trong thiên niên kỉ đầu trước Công lịch, và rằng sau một ngàn năm Bắc thuộc, vương quốc độc lập đó tái xuất hiện và làm ra vẻ một nhà nước triều cống trong 1000 năm tiếp theo từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX… Ở đầu thế kỉ XX, các trí thức cải cách, trong một thực thể đã trở thành Đông Dương thuộc Pháp trước đó không lâu, bắt đầu tiếp xúc với các khái niệm về quá khứ từ châu Âu và châu Mỹ khi họ được giới thiệu các “tân thư” của các nhà canh tân người Hoa như Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, những người lại chịu ảnh hưởng bởi trước thuật của các trí thức khác người Nhật. Được gợi hứng bởi những cái nhìn mới, và khiếp sợ những cảnh báo của thuyết tiến hóa xã hội rằng các quốc gia có thể biến mất dễ dàng nếu chúng không đủ mạnh, các trí thức cải cách ở đầu thế kỉ XX này bắt đầu viết lịch sử Việt Nam bằng những cách thức mới triệt để. Đó là giai đoạn mà những ý tưởng về độc lập và sự khác biệt văn hóa bắt đầu giữ địa vị chủ chốt”. Xét từ diễn trình du nhập và tiếp nhận tri thức, tới cuối TK XIX đầu TK XX ở Việt Nam mới manh nha và từng bước hình thành cách thức tư duy, phương pháp nghiên cứu theo học thuật phương Tây. Đã diễn ra một quá trình đầy khó khăn đối với việc du nhập, sử dụng, phổ biến một kiểu tư duy mới trong xã hội với tính cách là công cụ khám phá tự nhiên, xã hội, con người. Với văn hóa nói chung, với khoa học nói riêng, phải tới khi tầng lớp trí thức trải qua một quá trình thâu nạp, tìm hiểu nhất định thì chấm phá đầu tiên mới xuất hiện. Và ở Việt Nam, cần nói tới vai trò của Tân thư (tên gọi chung của sách vở, tài liệu giới thiệu các tư tưởng mới của Âu - Mỹ xuất hiện ở Nhật Bản, Trung Hoa, Việt Nam từ cuối TK XIX tới đầu TK XX. Tân thư là khái niệm được sử dụng để phân biệt với Cổ thư là sách vở mang nội dung văn hóa - tư tưởng truyền thống, chẳng hạn như sách vở Nho giáo). Qua Tân thư, giới trí thức Việt Nam tiếp xúc và tiếp nhận tri thức mới. Sự tiếp xúc có được vừa do mối giao lưu truyền thống, vừa do có liên quan mật thiết với tình trạng cùng cảnh ngộ của Nhật Bản, Việt Nam, Trung Hoa - những dân tộc vốn “đồng văn đồng chủng” đang cùng phải đối mặt với chủ nghĩa thực dân có âm mưu thôn tính không chỉ về lãnh thổ, mà cả về văn hóa. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của Nhật Bản, biến động tư tưởng theo xu hướng tiến bộ ở Trung Hoa không thể không tác động tới tư tưởng - tình cảm của các trí thức tiến bộ ở Việt Nam lúc bấy giờ. Họ hy vọng tìm thấy hướng đi mới cho dân tộc từ phong trào Duy tân ở hai quốc gia này và với Tân thư, tinh thần khai sáng và nhiều công trình nghiên cứu lịch sử, chính trị, triết học,... của phương Tây đã có mặt ở Việt Nam, đưa tới sự ra đời của phong trào Tân học, cho thấy một khát vọng mới, một sự thức tỉnh mới trong nhận thức xã hội đã chi phối những đầu óc tiên tiến của Việt Nam khi đó. Về chính trị, nếu giai đoạn trên đặt nền móng cho việc tìm kiếm con đường giành độc lập, thì về khoa học cũng tạo tiền đề quan trọng để giới trí thức Việt Nam đi bước đầu tiên trên con đường khoa học theo đường hướng phương Tây. Do vậy trong sinh hoạt xã hội và trong học thuật, người Việt Nam bắt đầu làm quen các khái niệm từ máy bay, tàu hỏa, ôtô (automobile), xe máy - môtô (motocyclette), áo vét (veston), dầu tây,… đến tự do, bình đẳng, bác ái, dân quyền, độc lập, yêu nước, dân tộc,… Nếu Liam C Kelley cẩn trọng nghiên cứu các khái niệm mới xuất hiện ở Việt Nam ở đầu TK XX và suy xét sâu xa, ông sẽ thấy đó không thuần túy là sản phẩm từ tiếp biến văn hóa, mà còn là một cách thức hun đúc tinh thần dân tộc trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ. Nhưng, ý muốn “thay đổi cách nhìn” lại tự trói buộc vào văn bản đã làm cho Liam C Kelley thoát ly khỏi diễn biến và bối cảnh lịch sử - văn hóa của vấn đề, không phân tích (không cần phân tích?) sự xuất hiện, tình trạng sử dụng các khái niệm trong tính lịch sử - cụ thể. Nói cách khác, Liam C Kelley đã bỏ qua vai trò của yếu tố khách quan, không phân loại khái niệm để xem xét, mà dồn tất cả vào một “rọ” rồi lấy đó làm cơ sở phân tích, kết luận (đôi chỗ dường như hàm ý giễu cợt!?). Nếu nghiên cứu thật sự khách quan, chí ít ông phải thấy đầu TK XX, đã có hai kiểu loại khái niệm được du nhập vào Việt Nam: a. Các khái niệm liên quan tới văn hóa vật chất, như: máy bay, tàu hỏa, ôtô, xe máy, áo vét, dầu tây,… Đây là kiểu loại khái niệm biểu thị cho sự phát triển văn minh khoa học kỹ thuật phương Tây mà người Việt Nam chưa đạt được (thậm chí còn chưa từng xuất hiện trong quan niệm truyền thống), nhưng giá trị mà các khái niệm này mang tải đã chứng tỏ tính hữu dụng của chúng trong sinh hoạt xã hội, nên người Việt Nam nhanh chóng chấp nhận, sử dụng. b. Các khái niệm liên quan tới văn hóa tinh thần, như: tự do, bình đẳng, bác ái, dân quyền, độc lập, yêu nước, dân tộc,… Với kiểu loại khái niệm này, người Việt Nam không chỉ phải làm quen trong tư cách khái niệm, mà còn phải làm quen với thao tác xây dựng nội hàm. Điều đó có nguồn gốc từ lịch sử, hàng nghìn năm ở Việt Nam đã tồn tại những sự kiện - hiện tượng liên quan đến tự do, bình đẳng, bác ái, dân quyền, độc lập, yêu nước, dân tộc,… nhưng chưa được khái quát và thể hiện bằng khái niệm. Các trí thức tiến bộ ở Việt Nam đầu TK XX không chỉ tiếp nhận mà khi xem xét quá khứ, họ sử dụng các khái niệm này làm công cụ nghiên cứu, khái quát các sự kiện - hiện tượng từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam để xác lập nội hàm các khái niệm đó với nội dung cụ thể, gần gũi; đây là công việc mà các thế hệ đi trước, do hạn chế lịch sử, vẫn chưa làm được. Tiếp cận một cách bản chất và trên diện rộng, GS TS Liam C Kelley sẽ thấy không phải mọi khái niệm, tư tưởng từ phương Tây vào Việt Nam ở đầu TK XX đều có thể bắt rễ vào đời sống tinh thần xã hội Việt Nam. Tất nhiên khi du nhập một khái niệm nào đó, người ta không thể ít nhiều chịu ảnh hưởng từ nội hàm của nó, nhưng dù sao thì khái niệm không thể tạo ra thực tiễn, vì nó ra đời từ quá trình khái quát về thực tiễn. Do đó để xem xét, cần phải khảo sát, phân tích từ lý thuyết tiếp nhận với quan niệm về tầm đón nhận, về tương thích văn hóa,… chứ không thể khảo sát, phân tích từ cảm quan của nhà nghiên cứu có xu hướng “hiện đại hóa quá khứ” bằng việc tách văn bản khỏi bối cảnh, tách câu chữ khỏi văn cảnh rồi suy luận phải thế này, không phải thế kia. Bên cạnh đó, với các khái niệm Liam C Kelley đề cập, phải xem xét từ phương diện cơ bản hơn, vì chúng có khả năng đáp ứng được yêu cầu cấp bách nhất của người Việt Nam khi đó là giành lại Tổ quốc. Việc chứng minh nội hàm các khái niệm độc lập, yêu nước, dân tộc,… đã tồn tại trong lịch sử đất nước là một cách thức quan trọng giúp người Việt Nam có thêm hiểu biết về đất nước, tổ tiên, đánh thức lòng tự tôn, và hướng tâm thế xã hội theo tinh thần kế tục. Liam C Kelley không nhận ra điều này, chỉ vì thấy tới đầu TK XX khái niệm độc lập mới xuất hiện ở Việt Nam, mà ông vội kết luận là “gợi hứng bởi những cái nhìn mới, và khiếp sợ những cảnh báo của thuyết tiến hóa xã hội rằng các quốc gia có thể biến mất dễ dàng nếu chúng không đủ mạnh” rồi cho rằng các học giả ở Việt Nam ngày nay khẳng định về nền độc lập của đất nước mình là: “Bất chấp một thực tế là khái niệm “độc lập” chỉ du nhập vào tiếng Việt ở đầu thế kỉ XX, các học giả ở Việt Nam ngày nay được thuyết phục rằng có một vương quốc độc lập ở đồng bằng sông Hồng trong thiên niên kỉ đầu trước Công lịch, và rằng sau một ngàn năm Bắc thuộc, vương quốc độc lập đó tái xuất hiện và làm ra vẻ một nhà nước triều cống trong 1000 năm tiếp theo từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX”. Liam C Kelley có thể không đồng tình với kết luận của các nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa ở Việt Nam về sự hình thành nước Việt Nam thời cổ đại (như ông trình bày trong một số tiểu luận tôi không đề cập ở đây), song không thể vì thế mà sổ toẹt bằng chứng lịch sử cho thấy người Việt sớm có ý thức về độc lập, sớm có lòng yêu nước. Chẳng lẽ sau hơn nửa thế kỷ, quan niệm về “sứ mạng khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân vẫn đeo bám, chi phối, ngăn trở, không giúp Liam C Kelley vượt qua tầm nhìn thiển cận? Theo tôi, việc lấy triều cống làm tiêu chí kết luận về quan hệ độc lập hay phụ thuộc giữa Việt Nam với Trung Hoa từ thời TK XX về trước, là việc làm kỳ quặc; chứng tỏ người nghiên cứu hoặc đi theo xu hướng sai lạc, hoặc không hiểu bản chất quan hệ triều cống giữa Trung Hoa với Việt Nam nói riêng, và giữa Trung Hoa với một số nước ở châu Á nói chung. Nếu coi triều cống là sự thần phục, liệu Liam C Kelley có thể từ hiện tượng triều cống của các triều đại phong kiến Nhật Bản, Triều Tiên, Thailand,… để cho rằng Nhật Bản, Triều Tiên, Thailand,… từng thần phục Trung Hoa? Hàng nghìn năm phải chấp nhận triều cống, phải tỏ vẻ thần phục để đất nước ổn định và phát triển, giữ yên bờ cõi, đồng thời vẫn khẳng định “nước ta” là một thực thể có tư cách riêng,… thiết nghĩ đó là lựa chọn khôn ngoan (thậm chí là duy nhất đúng?) với một nước nhỏ sinh tồn cạnh một nước lớn… Với ý niệm “sách trời” trong câu thơ “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, Liam C Kelley nhận xét: “khó mà nói chắc chắn rằng nó biểu thị cái gì”. Đúng vậy, và nếu chỉ bằng tinh thần duy lý, Liam C Kelley sẽ không thể lý giải được sự huyền bí của “sách trời”, bởi đó là điều chỉ có thể cảm nhận, khó có thể chứng minh theo tinh thần thực chứng. Nhưng oái oăm là ở Việt Nam một thời, sự huyền bí này lại chứa đựng một sức mạnh to lớn giúp khẳng định chủ quyền, và khích lệ người Việt Nam giữ vững chủ quyền. Tương tự, không thể lấy hiện tượng người Việt Nam thờ Khổng Tử ở Văn Miếu để đặt câu hỏi về thần phục. Trong một xã hội coi Nho giáo là “quốc giáo”, việc thờ phụng người khai sinh ra Nho giáo là điều rất bình thường, không phải là bằng chứng chứng minh sự thần phục. Đặt câu hỏi như thế, liệu khác gì vì thấy trước thế kỷ XV ở Việt Nam Phật giáo thịnh hành, nhiều vị cao tăng giữ trọng trách tại triều đình, thậm chí vua Trần Nhân Tông còn là người sáng lập một dòng Thiền,… để khẳng định Việt Nam đã từng… thần phục Nêpan! Trong lịch sử nhân loại, hiện tượng chấp nhận, tôn kính và thờ phụng một biểu tượng - con người có ý nghĩa tinh thần vượt ra ngoài phạm vi cộng đồng xuất thân không phải là đặc biệt, dị thường. Hàng tỷ người trên thế giới vẫn tôn thờ Jesus nhưng không mấy ai băn khoăn về quốc tịch của Jesus để buộc mình phải lựa chọn “tin hay không tin, theo hay không theo?”. Nghiên cứu lịch sử - văn hóa mà không quan tâm, thiếu khả năng nắm bắt tính chất “ngầm ẩn”, “phi văn bản” của một số vấn đề - sự kiện trong quá khứ vốn không được lưu trữ bằng các tài liệu, mà được truyền bá trong văn hóa dân gian, đã in dấu ấn vào vô thức cộng đồng, sẽ khó tìm được lời giải thuyết phục, dễ bị cuốn theo xu hướng suy đoán chủ quan. Sau hàng nghìn năm bị đô hộ, các văn bản ghi chép (nếu có?) về đất nước, con người Việt Nam hầu như không còn, và văn hóa dân gian trở thành nơi lưu giữ thông tin về nhiều sự kiện - hiện tượng lịch sử - văn hóa. Tất nhiên, không thể lấy văn hóa dân gian làm chuẩn mực định tính lịch sử nhưng chí ít thì căn cứ vào đó có thể hình dung câu trả lời về quá khứ đất nước và dân tộc được lưu giữ, trao truyền qua ký ức tập thể của người Việt Nam như thế nào. Trong lịch sử, ký ức ấy là “phi văn bản” nhưng mang tải các biểu tượng được thừa nhận như là lẽ tất yếu của điều kiện sinh tồn, có ý nghĩa liên kết cộng đồng. Nên có thể nói trong bài “Hồng Bàng thị truyện”như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại, khi đặt ra câu hỏi: “Ai đích xác là nhân dân / dân gian…”, “nếu những thông tin cốt lõi trong một câu chuyện như Hồng Bàng thị truyện bắt nguồn trong các câu truyện dân gian được lưu truyền từ thời viễn cổ, thì các học giả cần phải giải thích làm thế nào có thể xảy ra điều đó, và những sự lưu truyền nào đã chuyển tải các thông tin khi ngôn ngữ tiếng Việt phát triển qua các thế kỉ và khi những thông tin truyền miệng này rốt cuộc được dịch sang tiếng Hán cổ”,… GS TS Liam C Kelley cố tình trình bày một thách đố hơn là tự chứng tỏ nhãn quan khoa học của nhà nghiên cứu. Xem xét từ toàn cảnh, Liam C Kelley sẽ thấy văn học thành văn ở Việt Nam vẫn có tài liệu để tham khảo, như câu hỏi trước khi bị Trung Hoa xâm lược, người Việt có chữ viết hay chưa (?) chẳng hạn. Đặt sang một bên ý kiến khác nhau về tác giả của Thánh Tông di thảo, đọc truyện Mộng ký (Truyện một giấc mộng) sẽ thấy một câu chuyện đặc biệt. Truyện kể: Một hôm Lê Thánh Tông “dàn sáu quân thân hành đi kiểm soát” thì gặp trời mưa to, ông nghỉ lại bên hồ Trúc Bạch. Đêm ấy trong giấc mơ, ông thấy hai người con gái hiện lên bày tỏ oan ức rồi dâng “một tờ giấy trắng ngang dọc đều độ một thước, trên có 71 chữ ngoằn ngoèo như hình giun dế, không thể hiểu được. Dưới có hai bài thơ”. Vua đem tờ giấy về triều, vời học thần nội các đến xem, giải nghĩa. Sau ba năm, mà học thần nội các không ai giải nghĩa được. Lê Thánh Tông lại nằm mơ, thấy có người hiện lên giảng cho ông hai bài thơ chữ Hán. Vua hỏi âm và nghĩa của 71 chữ ngoằn ngoèo, người này bảo: đó là “lối chữ cổ sơ của nước Nam. Nay Mường Mán ở các sơn động cũng có người còn đọc được. Nhà vua triệu họ đến, bắt đọc thì khắc biết”. Dù Lê Thánh Tông hay ai đó là tác giả Thánh Tông di thảo, vẫn có thể liên tưởng tới việc truyện mang theo nỗi trăn trở về chữ viết riêng của dân tộc ở thời xa xưa. Nếu vua Lê Thánh Tông là tác giả Thánh Tông di thảo thì có lẽ khác biệt ở chỗ, là một ông vua, nên Lê Thánh Tông đã “thần bí hóa” nỗi trăn trở thành một vấn đề chỉ nhà vua mới được báo mộng? Phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước và cuộc sống phụ thuộc vào tự nhiên đã làm nảy sinh trong lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam hiện tượng “cái thiêng” trở thành một bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần. “Cái thiêng” - qua việc thờ cúng và sự kính trọng các biểu tượng “thánh, thần”, không chỉ là yếu tố chi phối cung cách ứng xử với tự nhiên để cầu mong mưa thuận gió hòa, được phù hộ, mà còn mang tải các giá trị khác, như: tưởng nhớ công ơn, xác định tấm gương để noi theo; mà hiện tượng các thế hệ trao truyền cho nhau truyền thuyết về anh hùng dân tộc, “thần thánh hóa” nhân vật có công với nước là ví dụ. Nghiên cứu lịch sử - văn hóa ở thời kỳ truyền thuyết, biểu tượng giữ vai trò quan trọng và “cái thiêng” không chỉ là “cái thiêng” mà còn có ý nghĩa thế tục, rồi văn bản thành văn sơ sài,… nếu đòi hỏi phải có thời gian xác định, phải có văn bản để phân tích để so sánh một cách duy lý, không đặt mình vào quá trình “nhập thân văn hóa” sẽ không hiểu được điều này. Dẫu xác thực hay chưa, thì lịch sử lâu đời của việc thờ phụng Lạc Long Quân - Âu Cơ, Hùng Vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,… và hàng trăm vị Thành hoàng, đều không thuần túy là tín ngưỡng, phong tục. Chỉ dựa vào văn bản, thấy cái này có thì công nhận, cái kia không có thì phủ nhận,… thì không những chứng tỏ thiếu hụt khả năng tư duy khoa học mà còn là sự xúc phạm. Chẳng nhẽ theo Liam C Kelley, những điều được lưu truyền như: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, “Như nước Đại Việt ta thuở trước - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu - Bờ cõi, cương vực đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác”, “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”, “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”,… lại không phải là biểu thị cụ thể về ý thức về độc lập, lòng yêu nước của người Việt Nam? Cuối TK XIX đầu TK XX, chỉ nhắc đến tên tuổi Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,… là thấy hành động, sự hy sinh của những con người ưu tú ấy đã chứng minh họ có ý thức rất nghiêm túc về độc lập, yêu nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì các giá trị này. Đến nửa cuối TK XX cũng vậy, hàng triệu người Việt Nam suy nghĩ và hành động theo khẩu hiệu “Tất cả cho Điện Biên Phủ”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đã tiếp tục chứng minh ý thức về độc lập, lòng yêu nước được kế tục như thế nào. Chẳng lẽ Liam C Kelley không quan tâm? Do đó, không thể nói chỉ tới khi người phương Tây du nhập các khái niệm độc lập, yêu nước tới Việt Nam thì người Việt Nam mới biết thế nào là độc lập, yêu nước. Có thể hàng nghìn năm người Việt Nam chưa biết các khái niệm này với tư cách khoa học, nhưng suy nghĩ, hành động của họ cho thấy khát vọng độc lập, lòng yêu nước không phải là sản phẩm hư cấu, chỉ nhờ vào học thuật phương Tây mới nhận thức được. Đó là sự thật để chí ít trước khi đặt vấn đề nghiên cứu, Liam C Kelley cũng nên tự vấn bằng câu hỏi: Tại sao, điều gì làm cho một dân tộc, trong hàng nghìn năm có thể đánh bại rất nhiều kẻ thù xâm lược, gần đây nhất là Pháp, Hoa Kỳ? Đó cũng là sự thật để Liam C Kelley cẩn trọng hơn, không tiếp tục coi phương Tây có “sứ mệnh khai hóa văn minh” đối với phương Đông, rồi biến mình thành tín đồ của “chủ nghĩa thực dân tinh thần” đã lạc lõng so với lịch sử, lạc lõng so với sự phát triển của khoa học. Hay, như Nguyễn Thị Minh Thương viếttrong tiểu luậnLý luận dịch thuật hậu thực dân là: “cường điệu hóa về một “kẻ khác” suy yếu, ấu trĩ, lười biếng, mê muội, tất cả chỉ để hiển thị rõ hơn một văn hóa phương Tây ưu việt bội phần” (phebinhvanhoc.com.vn, ngày 21.7.2012). 2. Trong bài Việt Nam là một “văn hiến chi bang”, GS TS Liam C Kelley viết: “có lẽ cũng giống như mọi dân tộc khác trên trái đất, người Việt cũng phải tưởng tượng ra rằng quốc gia của họ có tồn tại, một quá trình được hoàn thành với những khó khăn đáng kể. Tuy nhiên, có những “mối liên hệ với quá khứ” đã giữ vị trí cầm chịch lúc bấy giờ, giữa chúng là một cảm quan dai dẳng về sự kém cỏi ở chỗ không sống xứng đáng để thiết lập những chuẩn mực [riêng] và một sự bàn luận qua loa về hành động của các thế hệ học giả trước. Có lẽ, cái sự “nở rộ” trong những năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam phần nhiều không phải là từ một ý thức tiền quốc gia mà là từ một nỗi sợ hãi day dứt về sự khiếm khuyết”. Tôi coi kết luận trên đây của Liam C Kelley là kết quả của lối tư duy tư biện, và cảm tính hơn là tư duy khoa học trên cơ sở thực tiễn. Bởi, khi triển khai văn bản Việt Nam là một “văn hiến chi bang” nhằm “cố gắng soi rọi những cách nghĩ mâu thuẫn với các ý tưởng dân tộc chủ nghĩa phương Tây”, dường như tinh thần phương Tây, phương pháp thực chứng triệt để, và logic coi sự vật - hiện tượng chỉ có thể ở trong tình trạng “hoặc A, hoặc B” không có tình trạng “vừa A, vừa B” của vị Giáo sư Tiến sĩ này đã không đem tới cho ông một cái nhìn thấu đáo về các sự vật - hiện tượng mà bản thân chúng là tập hợp của nhiều giá trị được đặt trong các mối liên hệ (trong đó có một số quan hệ mang tính chất mờ - nhòe) nếu chỉ dựa trên văn bản sẽ rất khó có thể (thậm chí là không thể) làm sáng tỏ? Thí dụ, nếu chỉ với tinh thần duy lý phương Tây, không tìm hiểu cụ thể điều kiện sống, cách thức tổ chức cuộc sống của người Việt Nam, GS TS Liam C Kelley sẽ không thể lý giải được một điều ngỡ là nghịch lý như: người Việt Nam vừa khẳng định: “Một giọt máu đào hơn một ao nước lã” lại vừa khẳng định: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”!? Thêm nữa, khi viết rằng: “Cho đến thế kỉ XV, trí thức Việt đã tuyên bố một cách tự hào rằng mảnh đất của họ là “văn hiến chi bang”…” (phải chăng là Liam C Kelley căn cứ vào câu “Duy ngã Ðại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” trong Bình Ngô đại cáo?), chẳng nhẽ Liam C Kelley không biết, hay ông lờ đi một sự kiện cần tham khảo là theo Dư địa chí thì “văn hiến chi bang” là do Minh Thái tổ “ban” sau khi sứ giả nhà Minh là Dịch Tế Dân sang thông hiếu và nhà nhà Trần cử sứ thần sang đáp lễ; trong Đại Việt sử ký toàn thư, sự kiện này tương ứng với năm Mậu Thân - 1368? Để trở thành quốc gia có tên gọi, lãnh thổ, văn hóa, dân tộc (hoặc cộng đồng các dân tộc),… riêng biệt như ngày nay, hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với nhiều biến thiên phức tạp. Vì thế, qua thời đại của người Gaule, người Frank đến năm 508 Clovis Imới định đô ở Paris; tương tự phải sau mấy nghìn năm, trên vùng đất từng xuất hiện Văn hóa Beaker mới ra đời Vương quốc Anh… Và sau những biến thiên phức tạp đó, không phải mọi quốc gia đều có thể ghi lại, lưu giữ, truyền bá các văn bản chứa đựng thông tin, sự kiện, số liệu, thời gian về nguồn gốc, lịch sử. Chỉ các vùng đất (về sau hình thành nên quốc gia, dân tộc như Hy Lạp, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa,…) sớm có nền văn hóa - văn minh phát triển với sự ra đời của chữ viết, có ý thức ghi chép về các sự kiện - hiện tượng liên quan tới cộng đồng,… mới có thể lưu giữ tài liệu để trao lại cho hậu thế. Song, với những biến thiên phức tạp sau nhiều thế kỷ (như: chiến tranh xâm lược, thiên tai, tranh chấp quyền lực giữa các phe nhóm thống trị, thái độ kỳ thị…) ngay cả các vùng đất trên cũng khó có thể trao truyền các tài liệu một cách toàn bộ và hệ thống. Với các quốc gia trong lịch sử có thể từng xây dựng được nền văn hóa - văn minh với chữ viết riêng nhưng về sau bị xâm lược, bị đồng hóa, hay các quốc gia mà điểm xuất phát ở thời xa xưa còn ở trình độ thấp, chưa có khả năng ghi chép thành văn, thì tư liệu về nguồn gốc, lịch sử hầu như rất sơ sài, thường lưu giữ trong các truyền thuyết, huyền thoại, biểu tượng,… được truyền bá từ đời này sang đời khác. Do đó, không thể vì chỉ được lưu giữ trong những truyền thuyết, huyền thoại, biểu tượng,… mà phủ nhận ý nghĩa, vai trò của chúng trong lịch sử một quốc gia, dân tộc. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, truyền thuyết, biểu tượng về cội nguồn và tổ tiên, huyền thoại về người anh hùng dân tộc,… được lưu giữ trong ký ức cộng đồng từng góp phần rất lớn trong việc hun đúc ý chí để cộng đồng tồn tại, vượt qua mọi biến cố. Với một quốc gia ra đời muộn và lại đúng vào thời kỳ văn hóa - văn minh nhân loại đã phát triển như Hoa Kỳ, việc ghi chép và trao truyền tư liệu lịch sử có phần sáng rõ hơn; nhưng dù vậy, không thể lấy lịch sử hình thành Hoa Kỳ để quy chiếu lịch sử hình thành các quốc gia, dân tộc khác, rồi đòi hỏi phải như thế này phải như thế kia, hoặc phủ nhận vì thấy còn mơ hồ. Như với nước Israel ngày nay, không thể lấy thời điểm ra đời năm 1948 của quốc gia này mà bỏ qua lịch sử hàng nghìn năm trước Công nguyên của người Do Thái; cũng không thể từ phương pháp thực chứng để phủ nhận niềm tin về “cây gậy” quyền năng trong tay Moses - một biểu tượng của không biết bao nhiêu thế hệ người trong hàng chục thế kỷ. Không quan tâm tới ý nghĩa ngầm ẩn trong các tác phẩm văn hóa dân gian, không chú ý tới vai trò và ý nghĩa của ký ức tập thể, không xem xét những mối liên hệ quá khứ, thoạt nhìn thì rất mơ hồ, nhưng xét kỹ lại cực kỳ bền chặt, không nhìn nhận biểu tượng như là kết quả tổng hòa của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính,… nên Liam C Kelley không hiểu tại sao một dân tộc có thể đặt niềm tin vào biểu tượng Rồng - Tiên, tại sao họ có thể nỗ lực hết mình vì tin rằng bản thân có trách nhiệm tiếp nối sự nghiệp của vua Hùng, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Tổ quốc theo gương Thánh Gióng. Điều GS TS Liam C Kelle cho rằng lịch sử Việt Nam chỉ là “tưởng tượng” thực ra thể hiện hết sức sống động, xin không dẫn lại, không phân tích, bởi chắc chắn không phải Liam C Kelle không biết. Phải chăng vì lịch sử Hoa Kỳ không có những con người sẵn sàng xả thân cho đất nước vì muốn noi theo tấm gương các anh hùng da đỏ như Crazy Horse (Ngựa điên), Mishikinakwa (Rùa nhỏ), Geronimo (Người ngáp ngủ),… nên GS TS Liam C Kelle không tin ở Việt Nam lại có những con người sẵn sàng hy sinh để không hổ danh con cháu vua Hùng? Nhìn rộng ra thử hỏi, với phương pháp thực chứng máy móc và thái độ võ đoán, Liam C Kelley lý giải sao đây một sự thật là từ ngày xưng “thiên tử” con cháu của “nữ thần Mặt trời” (Thái dương thần nữ) mang tính chất thần thánh trong hiển thị con người, Thiên hoàng (Nhật hoàng) lại luôn luôn nhận được sự tôn kính của người Nhật Bản trong suốt bao nhiêu thế kỷ? Năm 2006, tôi có lưu ý Liam C. Kelleyrằng: “trước khi đưa ra các kết luận về lịch sử - văn hóa Việt Nam, cần thiết phải đặt nó trở về với bối cảnh phức tạp của các biến thiên lịch sử ở một quốc gia không có truyền thống làm sử chính xác và cập nhật, thêm vào đó là tình trạng thất lạc, mất mát do giặc giã, thiên tai... Lại nữa, sự tồn tại và chen lấn của truyền thuyết, của huyền thoại, của các thành phần folklore khác không chỉ mang ý nghĩa bổ sung các nội dung lịch sử - văn hóa “bác học” mà đôi khi còn làm tăng thêm tính “mờ, nhòe” của một số sự kiện, dù có hoặc không được ghi chép”. Nhưng có lẽ Liam C. Kelleykhông quan tâm tới lưu ý này, ông tiếp tục nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam theo một cung cách theo tôi có màu sắc không lương thiện. Nói có “màu sắc không lương thiện” có thể là nặng lời, nhưng tôi không thể đưa ra kết luận khác nhẹ nhàng hơn vì thấy khi nghiên cứu lịch sử - văn hóa Việt Nam, Liam C. Kelleythường đòi hỏi bằng cớ xác thực, bất chấp hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của các vấn đề. Nghiên cứu ý thức độc lập, tinh thần yêu nước của người Việt Nam, ông ít quan tâm tới niềm tôn kính người Việt Nam dành cho Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng,… Mà mỗi khi đề cập, ông lại đòi hỏi đâu là sử liệu chứng minh đó là con người với sự nghiệp xác thực. Nghiên cứu văn bản ở thời cổ - trung đại của người Việt Nam, ông không đặt câu hỏi: Nếu trước thiên niên kỷ I người Việt có văn tự, có ghi chép lịch sử - văn hóa thì sau 1.000 Bắc thuộc, liệu các ghi chép đó còn được bao nhiêu để tìm câu trả lời, mà ông soi mói, chộp lấy một vài văn bản không được biết tới rộng rãi, không được xem là ý kiến chính thức, phổ biến trong đời sống tri thức ở Việt Nam, rồi lấy bộ phận thay cho toàn thể, biến văn bản ít được chú ý thành phổ quát. Trước đây, từ mấy câu thơ của Nguyễn Huy Túc - một vị quan của triều Lê bày tỏ niềm vui khi thấy quân Thanh vào Việt Nam, GS TS Liam C. Kelleytỏ ra nghi ngờ tính xác thực của dòng văn chương chống ngoại xâm ở Việt Nam; thì chỉ mấy năm sau, trong bài Việt Nam là một “văn hiến chi bang”, ông lại lấy ý kiến của Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn đánh giá về sự yếu kém trong sách vở, thi ca để nghi ngờ vấn đề Việt Nam là một “văn hiến chi bang”! Chẳng lẽ, một Giáo sư tiến sĩ như Liam C. Kelleylại không thấy việc đòi hỏi văn chương, học thuật Việt Nam thời trung đại phải có được tầm vóc văn chương, học thuật Trung Hoa cùng thời kỳ là đòi hỏi bất khả, vô lý? Tuy điều này có thể là mặc cảm xuất hiện trong tâm thức một bộ phận trí thức Việt Nam song trên thực tế nó không giữ vai trò chi phối, cũng không nghiêm trọng đến mức trở thành “một nỗi sợ hãi day dứt về sự khiếm khuyết”. Ý kiến phê phán của Hoàng Đức Lương và Lê Quý Đôn cũng vậy, Liam C. Kelleycó thể coi đó là biểu thị của mặc cảm, song là một nhà nghiên cứu, lẽ nào ông lại không liên tưởng tới một chiều nghĩa khác: đó là Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn tổng kết và đánh giá, từ đó các ông yêu cầu học thuật, văn chương Việt Nam cần phải vượt khỏi “cái bóng” của học thuật, văn chương Trung Hoa, phải làm phong phú văn chương, học thuật của nước nhà? Có thể coi là thái độ khoa học nghiêm túc như khi đọc điều Lê Quý Đôn viết: “Không chỉ những tập tác phẩm mà chúng ta làm ra nhỏ nhoi, mà những nỗ lực bảo tồn của chúng ta cũng tùy tiện” Liam C. Kelleychỉ khai thác nội dung đáp ứng mục đích và kết luận của ông là “tác phẩm mà chúng ta làm ra nhỏ nhoi”, rồi tảng lờ nội dung “những nỗ lực bảo tồn của chúng ta cũng tùy tiện”? Chẳng nhẽ với ông, sự tùy tiện trong việc bảo tồn văn bản không phải là một khiếm khuyết đáng quan ngại? Theo tôi, chỉ từ ý kiến của Hoàng Đức Lương, Lê Quý Đôn để kết luận “cái sự “nở rộ” trong những năm đầu thế kỷ XX ở Việt Nam phần nhiều không phải là từ một ý thức tiền quốc gia mà là từ một nỗi sợ hãi day dứt về sự khiếm khuyết” là thiếu lương thiện. Khi nghiên cứu, chí ít Liam C. Kelleycũng phải quan tâm tới các tài liệu trong đó chứa đựng thông tin cho thấy tình trạng ít ỏi tác phẩm văn chương, học thuật của Việt Nam ở thời trung đại còn bị chi phối bởi một số lý do khác. Như Lý Tử Tấn viết trong bài tựa Việt âm thi tập: “Về sau, vì binh lửa, số thơ còn lại chỉ được một hai phần nghìn”, hay Bùi Huy Bích viết ông làm tuyển tập “sau cơn binh hỏa” trong tiểu dẫn của Hoàng Việt thi tuyển,… Hơn nữa, Liam C. Kelleycần quan tâm tới điều Việt kiệu thư của Trung Hoa viết rằng, hoàng đế nhà Minh ra chỉ dụ yêu cầu: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu hủy; ngoài ra hết thảy mọi sách vở văn tự, cho đến cả những loại ca lý dân gian, hay sách dạy trẻ, như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia do Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phá sạch hết thảy, một mảnh một chữ chớ để còn”, “Nhiều lần đã bảo các ngươi rằng phàm An Nam có tất thảy những sách vở văn tự gì, kể cả các câu ca lý dân gian, các sách dạy trẻ, như loại “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ” một mảnh một chữ đều phải đốt hết, và tất thảy các bia mà xứ ấy dựng lên thì một mảnh một chữ hễ trông thấy là phá hủy lập tức, chớ để sót lại. Nay nghe nói những sách vở do quân lính bắt được, không ra lệnh đốt ngay, lại để xem xét rồi mới đốt. Quân lính phần đông không biết chữ, nếu đâu đâu cũng đều làm vậy thì khi đài tải sẽ mất mát nhiều. Từ nay các ngươi phải làm đúng như lời sắc trước, truyền cho quân lính hễ thấy sách vở văn tự ở bất kỳ nơi nào là phải đốt ngay, không được lưu lại”. Theo Liam C. Kelley, với một chính sách như vậy, sau 20 năm đô hộ của nhà Minh, nếu có thì liệu sách vở học thuật, văn chương của Việt Nam còn được bao nhiêu? 3. Trong bài Bách Việt và sự thiếu vắng sử học hậu thuộc địa ở Việt Nam, GS TS Liam C Kelle viết: “Tuy nhiên, điều thú vị là trong khi “viết lại” để chống những ý tưởng mà những kẻ thực dân đã tạo ra, người dân thuộc địa cũ đã sử dụng chính các khái niệm mà những kẻ thực dân đã tạo ra, mà chỉ đơn giản là đảo ngược chúng lại, biến mình thành ưu việt còn những kẻ thực dân cũ thì thấp kém hơn. Đây là hiện tượng mà các học giả gọi là “sự thực dân trong tinh thần”. Bởi vì người dân thuộc địa cũ vẫn dùng những khái niệm mà những kẻ thực dân trước đây đã tạo ra. Những người không thể vượt qua được những khái niệm mà những kẻ thực dân tạo ra vẫn đang “bị thuộc địa về tinh thần”… Cho đến nay, như tôi được biết, chưa có lí thuyết gia hậu thuộc địa người Việt nào xuất hiện. Không giống như ở Ấn Độ và ở Thái Bình Dương nơi lí thuyết hậu thuộc địa đã phát triển rất tốt, ở Việt Nam, đây vẫn là vùng đất chưa được khám phá. Kết quả là, những cái đầu thuộc địa tiếp tục sản sinh ra học thuật thuộc địa. Bằng cách đảo ngược lại những gì thực dân đã nói, họ nghĩ rằng họ đang làm cái mới, nhưng bằng việc đi theo chính những khái niệm do những kẻ thực dân tạo ra, họ vẫn bị thuộc địa về tinh thần và học thuật của họ vẫn mang tính thuộc địa”. Tôi nghĩ, có thể coi đoạn văn trên đây là thí dụ điển hình cho các kết luận phi khoa học, phi lịch sử của GS TS Liam C. Kelleykhi nghiên cứu Việt Nam. Trước hết, không thể nói ở các quốc gia từng là thuộc địa và có ý thức về con đường phát triển sau thời kỳ thực dân, việc tiếp tục sử dụng các khái niệm do thực dân mang tới là “thực dân trong tinh thần”. Với khoa học nào cũng vậy, hệ thống khái niệm, nguyên lý, phạm trù, phương pháp nghiên cứu,… là luôn thống nhất. Không phải vì khoa học đó ra đời ở một nước thực dân mà sau khi giành độc lập, quốc gia từng là thuộc địa phải lập tức xóa bỏ để xây dựng hệ thống khái niệm, nguyên lý, phạm trù, phương pháp nghiên cứu,… riêng của mình. Nếu có quan tâm, Liam C. Kelleynên xem xét việc làm đó đưa tới kết quả như thế nào. Kết luận như vậy, Liam C. Kelleytự chứng tỏ ông không có khả năng phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa thực dân với ý nghĩa toàn nhân loại của các ngành khoa học (lẽ nào ông lại không biết điều đó?). Như Hoa Kỳ chẳng hạn, xét đến cùng, những thành tựu quốc gia này đạt được sau hơn 200 năm, chính là sự tiếp nối, sáng tạo, phát triển từ những gì châu Âu đã có từ trước. Cứ như Liam C. Kelleynghiên cứu, liệu đến một ngày nào đó, Giáo sư Tiến sĩ có thể kết luận: ảnh hưởng của triết học Khai sáng ở châu Âu, ảnh hưởng từ tư tưởng triết học của John Locke (1632 - 1704),… trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ (1776) cũng là biểu hiện của hiện tượng “bị thuộc địa về tinh thần”!? Xem xét một cách toàn diện, điều Liam C. Kelleycho rằng “người dân thuộc địa cũ đã sử dụng chính những khái niệm mà những kẻ thực dân đã tạo ra, mà chỉ đơn giản là đảo ngược chúng lại, biến mình thành ưu việt còn những kẻ thực dân cũ thì thấp kém hơn” là rất phiến diện. Trong khi phê phán chủ nghĩa thực dân, nhiều tác giả ở các nước cựu thuộc địa khẳng định chính quyền thực dân đã bóp nghẹt tự do, gây bất bình đẳng, vi phạm dân quyền,… đâu phải để chứng tỏ các giá trị của dân tộc mình ưu việt hơn, mà việc làm này để chỉ đích danh tính chất phi nhân tính của chính quyền thực dân, đồng thời trực tiếp khẳng định tính chính nghĩa của sự nghiệp giành độc lập. Bên cạnh đó, ở thời thực dân, công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học đến từ “chính quốc” đã góp phần tạo dựng, đánh giá, lưu giữ nhiều tài liệu về sau bị mai một,… thì việc các nước cựu thuộc địa tiếp thu thành quả của họ đâu phải “bị thuộc địa về tinh thần”. Trên thực tế, người Việt Nam có thái độ rất trân trọng đối với kết quả nghiên cứu Việt Nam của Henri Maspéro, Albert Sallet, Madeleine Colani, Georges Condominas, Yersin… Đó là hành xử lương thiện trí thức đâu phải là “để chống những ý tưởng mà những kẻ thực dân đã tạo ra, người dân thuộc địa cũ đã sử dụng chính những khái niệm mà những kẻ thực dân đã tạo ra, mà chỉ đơn giản là đảo ngược chúng lại, biến mình thành ưu việt còn những kẻ thực dân cũ thì thấp kém hơn” như Liam C. Kelleyđã suy diễn. Như là kết quả từ vô thức lịch sử, ở một số nước thuộc địa, chính quyền thực dân đã góp phần hình thành đội ngũ trí thức người bản xứ “kiểu mới”. Ở Việt Nam, những người này đã đặt nền móng cho sự ra đời tầng lớp trí thức hiện đại, đoạn tuyệt với lối học hành, thi cử truyền thống, tiếp thu quan niệm, phương pháp của một số ngành khoa học đến từ phương Tây để thực hành nghiên cứu. Việc họ kế thừa, thậm chí “không thể vượt qua được những khái niệm mà những kẻ thực dân tạo ra” là biểu hiện năng lực nghiên cứu của họ còn hạn chế, chứ không phải “bị thuộc địa về tinh thần”! Nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện sẽ thấy về mặt hình thức với các quốc gia từng trải qua thời kỳ bị thực dân đô hộ, có thể phân kỳ lịch sử theo logic thời gian: tiền thuộc địa - thuộc địa - hậu thuộc địa, nhưng về nội dung xã hội lại phức tạp hơn rất nhiều, không phải mọi quốc gia ở thời kỳ “hậu thuộc địa” cũng phải đối diện, phải giải quyết các vấn đề tương tự như nhau. Nghĩa là không thể vì thấy ở Ấn Độ và Thái Bình Dương là nơi có lý thuyết hậu thuộc địa phát triển mà đòi hỏi Việt Nam cũng phải có lý thuyết gia hậu thuộc địa. Tới các thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, các khái niệm thuộc địa, nửa thuộc địa hầu như chỉ còn là đối tượng nghiên cứu hơn là thực tế hiện tồn. Nhưng với lịch sử mấy trăm năm, với sự bành trướng, ảnh hưởng trên hầu hết các lục địa, thậm chí với một số trường hợp, chủ nghĩa thực dân còn giữ vai trò quyết định trong sự biến chuyển kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa,… của một số quốc gia cho nên khó có thể nói chủ nghĩa thực dân không để lại dấu vết trong đời sống. Và vấn đề còn phức tạp hơn khi điểm xuất phát của các nước trước khi bị thực dân hóa lại ở trong các trình độ khác nhau. Nếu trước khi người Anh tới Ấn Độ, người Tây Ban Nha tới Peru, các nước này có nhiều thành tựu văn hóa - văn minh (như văn hóa - văn minh Ấn Độ, văn hóa - văn minh Inca); thì trước khi người Tây Ban Nha tới miền đất nay là Brazil, người da đỏ ở đây vẫn sinh sống bán du mục, chưa có chữ viết. Tương tự là tình trạng kém phát triển của cư dân bản địa trong thời kỳ “tiền thuộc địa” ở Bắc Mỹ, Australia.Còn phải kể tới tình huống sau khi xâm chiếm vùng đất mới, chính quyền thực dân còn tìm cách tận diệt cư dân bản địa, hay đẩy họ tới những vùng đất hoang vu; từ đó, những người vốn là thực dân lại xây dựng nên các quốc gia mới với tên gọi riêng, nhà nước riêng, như Mỹ, Australia, Canada,… Tựu trung sau khi giành độc lập, sự khác nhau trong điểm xuất phát vật chất và tinh thần ở thời kỳ tiền thuộc địa; sự tồn tại của nhiều giá trị văn hóa - văn minh mang bản sắc riêng ra đời trước khi bị đô hộ; sự khác nhau trong quá trình tiếp biến các giá trị văn hóa - văn minh tiến bộ hơn mà chủ nghĩa thực dân vô tình gieo cấy vào đời sống; sự khác nhau trong cách thức tổ chức và cai trị xã hội mà mỗi nước thực dân đã thực hành ở từng thuộc địa; mối liên hệ khăng khít hoặc lỏng lẻo với “mẫu quốc”; nền tảng tinh thần mới, sự lựa chọn con đường phát triển,… đã không đưa tới mẫu số chung, mà còn đẩy tới sự phức tạp, tính đa dạng của thế giới sau khi chủ nghĩa thực dân đã cáo chung. Vì thế kết thúc thời thuộc địa, dù đa số quốc gia - dân tộc đều xây dựng chính thể cộng hòa thì không phải ở đâu cũng xây dựng được một xã hội phát triển. Thậm chí sau khi giành lại độc lập, nhiều quốc gia còn tự đẩy mình vào tình huống bi đát hơn, độc lập chưa trở thành động lực giúp vào sự phát triển, mà xã hội bị thao túng để trở thành biến thể của chế độ người bóc lột người. Trong bối cảnh đó, nhìn vào các quốc gia cựu thuộc địa, một số nhà nghiên cứu ở phương Tây không chỉ nhận ra sự chi phối từ cái nhìn “đàn anh” của phương Tây đối với phương Đông, mà còn nhận thấy tại nhiều nước, tình trạng bóc lột và bị bóc lột vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, người nghèo vẫn chưa có vị trí, vai trò xã hội; rồi tệ phân biệt chủng tộc, các vấn đề nữ quyền, quyền và xu hướng “ngoại vi hóa” các nhóm thiểu số, bên lề,… đồng thời họ cũng nhận ra hạn chế của các lý thuyết phương Tây trong khi nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá, kết luận,… về các vấn đề văn hóa (trong đó nổi lên là văn học) ở các nước từng là thuộc địa. Và từ đó, Chủ nghĩa hậu thực dân ra đời. Trong cuốn sách Đông phương học (Orientalism), E. Said đặt vấn đề xem xét quan hệ văn hóa giữa phương Đông với phương Tây sau thời thuộc địa, mà ở đó thái độ tự thị văn hóa của phương Tây đưa tới quan niệm về vị trí “bên lề”, “ngoại vi” của văn hóa phương Đông. E. Said cho rằng phương Tây thường nhìn về phương Đông như “trung tâm” nhìn “ngoại vi” và coi phương Đông như là “cái khác”. Có thể chia sẻ với quan điểm của E. Said và các tác giả của Chủ nghĩa hậu thực dân khi họ đặt vấn đề nghiên cứu, nhưng từ việc Đông phương học của E. Said chủ yếu đề cập tới Trung Đông, sự chú ý của G.C. Spivak chủ yếu dành cho Ấn Độ,… thì khó có thể phóng chiếu kết quả nghiên cứu của họ trên phạm vi thế giới. Thêm nữa, không thể từ hiện tượng đa số tác giả của Chủ nghĩa hậu thực dân xuất thân từ một nước cựu thuộc địa (như E. Saidđến từ Palestine, A. Césaire đến từ Martinique, F. Fanon đến từ Algérie, G.C.Spivak, H. Bhabha đến từ Ấn Độ,…) mà đẩy tới lập luận cho rằng, ở các nước cựu thuộc địa khác cũng phải xuất hiện lý thuyết gia hậu thuộc địa. Bởi xuất hiện hay không, trước hết là phụ thuộc vào bối cảnh và tính chất xã hội của mỗi quốc gia sau khi giành độc lập. Tính chất phức tạp của quá trình thực dân hóa đã đẩy tới sự phức tạp của quá trình “giải thực dân” trên phạm vi thế giới. Xét từ góc độ văn hóa, có thể nói tính đa dạng văn hóa của các cộng đồng dân tộc trước khi bị đô hộ, ảnh hưởng văn hóa - văn minh do chủ nghĩa thực dân đem tới làm cho tâm thế văn hóa ở các nước cựu thuộc địa trở nên phức tạp, khó có thể tìm mẫu số chung cho tâm thế văn hóa của mọi quốc gia. Do đó người nghiên cứu cần đáp ứng yêu cầu về tính lịch sử - cụ thể, xa rời yêu cầu này, dễ đẩy tới tình trạng nghiên cứu, xét đoán chủ quan, áp đặt. Chỉ có đáp ứng yêu cầu đó, mới chấp nhận một sự thật với người nghiên cứu là: không có logic (dù là logic hình thức) các nước từng bị thực dân đô hộ đều phải trải qua thời kỳ “hậu thuộc địa” với những đặc điểm chung. Chỉ có như thế mới thấy trong khi nhiều quốc gia phải loay hoay tìm con đường phát triển, thoát khỏi “cái bóng” của chủ nghĩa thực dân, thì không chờ đến Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân của LHQ, dân tộc Việt Nam đã tự thân hành động, và tự mình đấu tranh để giành lại độc lập từ năm 1945. Tình huống lịch sử đó cung cấp cho người Việt Nam một tư cách khác, mà nổi bật nhất là từ sau năm 1945 đến nay chưa bao giờ người Việt Nam xem mình là “kẻ bại trận”; sau hơn nửa thế kỷ, “tâm lý thuộc địa” có lẽ chỉ còn là ý nghĩ mơ hồ trong một số người. Cần nhấn mạnh rằng, ở Việt Nam, quá trình “giải thực dân” được thực hiện nhanh chóng và triệt để, các tiêu chí cơ bản để xây dựng xã hội mới được xác định từ trước khi giành lại độc lập, thậm chí hệ thống giá trị của nền văn hóa mới được khẳng định từ năm 1943 qua Đề cương văn hóa Việt Nam. Như vậy, cái gọi là “hậu thuộc địa” nếu có ở Việt Nam cũng chỉ có ý nghĩa là phân kỳ lịch sử, không phải là thực tế xã hội cần nghiên cứu để ra đời “lý thuyết gia hậu thuộc địa người Việt”. Tất nhiên, thoát khỏi “cái bóng” của chủ nghĩa thực dân không thể diễn ra một sớm một chiều. Nhưng cùng với thời gian, khi mà “ông toàn quyền, ông sứ” vắng bóng, khi cái thời Hoài Thanh viết “ở nhà tây, đội mũ tây, đi giày tây, mặc áo tây” chỉ là chuyện của quá khứ, thì với người Việt Nam hôm nay, có lẽ chỉ còn một số công trình kiến trúc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, một vài nhân vật trong Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Sống mòn (Nam Cao), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Sống mãi với Thủ đô và Lũy hoa (Nguyễn Huy Tưởng),… là gợi nhớ tới một thời thực dân. Thế hệ đương đại biết về thời “Pháp thuộc, Mỹ thuộc” chủ yếu qua sách báo, phim ảnh, qua lời kể của số chứng nhân ít ỏi thuộc thế hệ trước. Và nhiều người Việt Nam hôm nay vẫn nói xích lô (cyclo), ghi đông (guidon), xi lanh (cylindre), xi măng (ciment),… mà ít quan tâm tới việc các khái niệm này xuất hiện vào thời thực dân. Bên cạnh đó, liệu tâm lý nhược tiểu, thói vọng ngoại có phải là hệ quả của chủ nghĩa thực dân? Khó có thể kết luận như vậy khi từ rất sớm, người Việt Nam đã tiếp xúc với các nền văn hóa - văn minh phát triển, như văn hóa - văn minh Ấn Độ, Trung Hoa. Hàng nghìn năm sinh tồn bên một quốc gia tự nhận là “thiên triều”, nếu tâm lý nhược tiểu, thói vọng ngoại có nảy sinh trong một số người thì cũng không ngạc nhiên. Điều đáng nói là tâm lý ấy, thói ấy chưa bao giờ chi phối nhận thức chung của xã hội. Sau khi giành được độc lập, dù phải trải qua hai cuộc kháng chiến, trong thời đoạn nhất định vẫn còn một bộ phận dân cư chịu sự đô hộ thực dân (nơi thực dân Pháp quản lý từ năm 1946 đến 1954, nơi chính quyền Sài Gòn quản lý từ năm 1954 đến năm 1975) thì về nguyên tắc, chế độ người bóc lột người đã bị xóa bỏ ở Việt Nam, Việt Nam đã lựa chọn một con đường phát triển hoàn toàn khác. Như vậy, nghiên cứu về Việt Nam sau khi giành được độc lập là việc mọi nhà khoa học có thể tiến hành, nhưng nếu sử dụng quan niệm của Chủ nghĩa hậu thực dân để nghiên cứu, sẽ rất dễ nhầm lẫn, từ đó có thể đưa ra yêu cầu phi lịch sử, và đưa tới kết luận có tính áp đặt. Nói cách khác khi nghiên cứu, không thể đánh đồng các tình thế, bối cảnh xã hội - con người khác nhau về bản chất. Vì hơn nửa thế kỷ nay, ở Việt Nam đâu còn tình trạng bóc lột và bị bóc lột, đâu còn chuyện người nghèo chưa có vị trí và vai trò xã hội; đâu có tệ phân biệt chủng tộc, đâu có các vấn đề nữ quyền, quyền và xu hướng “ngoại vi hóa” các nhóm thiểu số, bên lề,… Yêu cầu như vậy khác gì thấy ở Hoa Kỳ có tình trạng phân biệt đối xử với người Mỹ da đen, từng có hiện tượng xử tử do đám đông bạo hành (lynching) mà lại đi yêu cầu Việt Nam cũng không được phân biệt đối xử với người da đen, không thực hiện “lynching”, bất chấp sự thật là ở Việt Nam không có người da đen, không có “Ku Klux Klan”! Lời kết: Đọc bài viết này, có thể Liam C. Kelleysẽ xếp tôi vào nhóm người theo chủ nghĩa dân tộc (mà dường như qua một số bài viết, ông không có nhiều thiện cảm khi đề cập tới chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam?). Nếu ông nhận xét như vậy, tôi cũng không băn khoăn. Bởi theo chúng tôi, chỉ có người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tự thị về dân tộc mình, bảo thủ, kỳ thị, coi thường dân tộc khác, rồi bức xúc không cần biết đúng - sai khi người khác giúp phân tích nhược điểm,… mới đáng quan ngại. Hơn nữa, muốn đất nước đổi mới, tiếp tục phát triển, cùng với nỗ lực tự thân, người Việt Nam cần phải tiếp tục học hỏi mở mang trí tuệ, vậy không có gì xấu hổ khi người khác bằng cách thức tiếp cận khoa học và thiện chí giúp chỉ ra hạn chế. Tôi trân trọng lựa chọn nghiên cứu của GS TS Liam C. Kelley, nhưng không có nghĩa phải trân trọng một số kết luận ra đời từ khảo sát thiếu tính lịch sử, suy đoán chủ quan, áp đặt, dựa trên một số tư liệu không có ý nghĩa phổ quát,… từ đó đào xới, bác bỏ. Phương pháp thực chứng và tư duy trên cơ sở văn bản có thể giúp Liam C. Kelleyrút ra kết luận khả dĩ về đối tượng nghiên cứu nào đó, song phương pháp và tư duy ấy sẽ là trở lực với ông khi nghiên cứu các vấn đề lịch sử - văn hóa có khoảng cách rất xa về thời gian và tư liệu sơ sài, đòi hỏi người nghiên cứu phải nhập thân vào đó mới có cơ may đưa ra kết luận hữu lý. Vì thế, từ các phân tích trên, xin đặt câu hỏi: Khi GS TS Liam C. Kelleykhông chú ý nghiên cứu lịch sử - văn hóa từ góc nhìn toàn diện - lịch sử - cụ thể, thì phải chăng, bằng cố gắng nghiên cứu để hạ thấp ý nghĩa một số giá trị lịch sử - văn hóa vốn đang là niềm tự hào của người Việt Nam, Liam C. Kelleymuốn thực hành một “chủ nghĩa thực dân tinh thần” trong thời hiện đại? Cuối cùng, các nội dung trên đây là khá xa công việc chuyên môn của tôi. Nói như thế không phải muốn “chặn trước” ý kiến phản biện, mà vì tôi không trả lời được câu hỏi: Tại sao trong khi quan điểm của GS TS Liam C. Kelleytỏ ra có ảnh hưởng tới một vài tác giả Việt Nam đương đại (như ý tưởng và luận điểm của Liam C. Kelleytrong bài “Hồng Bàng thị truyện”như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại dường như đã được một vị Tiến sĩ mô phỏng để viết bài Kinh Dương Vương - ông là ai? đăng trên Tia sáng tháng 9.2013?), thì một số tác giả chuyên sâu về lịch sử - văn hóa lại im lặng trước một số kết luận của Liam C. Kelley? Nếu họ không biết, đó là điều đáng tiếc! Nếu họ biết nhưng im lặng, phải chăng họ đồng tình với Liam C. Kelley? Bản do tác giả gửi VHNA ===================== Tôi mới chỉ xem thoáng qua nội dung bài viết. Nhưng đây là một ví dụ về cái gọi là "cộng đồng quốc tế ủng hộ quan điểm" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Vị giáo sư Hoa Kỳ này được ông Trần Quốc Vượng đề cao và trích dẫn rất nhiều ý tưởng liên quan.1 like
-
Không chỉ "một số tác giả chuyên sâu về lịch sử - văn hóa lại im lặng trước một số kết luận của Liam C. Kelley? Nếu họ không biết, đó là điều đáng tiếc! Nếu họ biết nhưng im lặng, phải chăng họ đồng tình với Liam C. Kelley?". Tôi tin rằng ông Nguyễn Hòa trả lời được câu hỏi này. Ông chú ý chính đoạn trên của sử gia người Hoa Kỳ này: "Hồng Bàng thị truyện”như một truyền thống được kiến tạo của người Việt Nam thời trung đại ". Đây là quan điểm của đám tư duy ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Mặc dù tôi chắc chắn rằng: những quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt này, không hề có một cái mà họ gọi là "cơ sở khoa học". Còn nếu vinh danh văn hiến Việt thì sẽ có người hỏi ông: "Có mục đích gì?" đấy ông ạ. Họ mới hỏi tôi cách đây vài ngày và rất công khai. Tôi định trả lời họ và so sánh mục đích phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt. Nếu tôi chưa trả lời thì đó là tôi muốn họ suy nghĩ cho kỹ về tính chân lý của cội nguồn Việt tộc, một thời huy hoàng ở miến nam Dương tử.1 like
-
1 like
-
Những nội dung rất đáng chú ý trong báo cáo của cơ quan nghiên cứu Mỹ Đông Bình 03/09/14 09:32 (GDVN) - Báo cáo của thượng tá Raul Pedroso ủng hộ rõ ràng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. TQ nhập khẩu tên lửa S-400 sẽ làm mất cân bằng sức mạnh ở Biển Đông? Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, báo TQ đố kị, chia rẽ "TQ liên tiếp tập trận, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng" Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tàu nổi, tàu ngầm hơn ở Biển Đông Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay ném bom H-6 Trung Quốc xuất hiện trên không vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 Trang mạng “Asia Times Online” Hồng Kông ngày 27 tháng 8 đăng bài viết của Peter Lee nhan đề “Mỹ dán mác kẻ phi pháp trên biển cho Trung Quốc”. Bài viết cho biết, cơ quan nghiên cứu CNA Mỹ gần đây công bố một bản báo cáo dài 140 trang có tên là “Trung Quốc và Việt Nam: Phân tích về yêu sách chủ quyền xung đột lẫn nhau ở Biển Đông”. Báo cáo này đã đề xuất lý do hợp lý tiếp theo, ủng hộ Mỹ can thiệp nhiều hơn vào tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Mạng “Asia Times Online” Hồng Kông nói rằng Hoa Kỳ đã đại diện cho Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Theo bài viết, bản báo cáo này cần được coi trọng, bởi vì: Trước hết là tư cách của cơ quan nghiên cứu. Được biết, CNA là một tổ chức phi lợi nhuận. Nói một cách cụ thể hơn, đây là một cơ quan phân tích của Hải quân Mỹ, thành lập vào năm 1942, chuyên phục vụ cho Chính phủ Mỹ, do Chính phủ Mỹ cấp vốn toàn bộ, nhưng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cơ quan này được chuyển thành công ty, như vậy có thể thông qua cơ quan mang danh Viện nghiên cứu công tham gia các chương trình của Chính phủ, ngoài Bộ Quốc phòng. Theo bài viết, CNA không phải là viết tắt của Trung tâm nghiên cứu phân tích hải quân. Theo giới thiệu của bản thân công ty này, CNA không phải là viết tắt, diễn đạt chính xác chính là “Công ty CNA, một tổ chức nghiên cứu và phân tích phi lợi nhuận có trụ sở đặt ở Arlington, bang Virginia”. Nói chung, CNA cung cấp dịch vụ phân tích cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, chức trách chủ yếu chính là nghiên cứu các vấn đề thể chế, chiến thuật và chiến lược của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Cơ quan này đã dành mối quan tâm đặc biệt đối với khu vực này, bộ phận “Nghiên cứu Trung Quốc” của CNA có hơn 20 nhà phân tích nội bộ, ngoài ra “một mạng lưới khổng lồ do các chuyên gia ngành nghề đến từ các trường đại học, chính phủ và tư nhân của các nước trên toàn cầu đã dành sự ủng hộ đối với cơ quan này”. Trung Quốc sử dụng máy bay ném bom H-6 đe dọa Việt Nam khi hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc) Thứ hai là thân phận của tác giả báo cáo, “chuyên gia ngành nghề” Raul Pedroso. Raul Pedroso là thượng tá nghỉ hưu Hải quân Mỹ, cựu giáo sư luật quốc tế Học viện quân sự hải quân Mỹ, quan chức quân pháp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, trợ lý đặc biệt Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách các vấn đề chính sách. Người quan tâm đến tranh chấp trên biển của Quân đội Trung Quốc cần hiểu rõ báo cáo nghiên cứu của thượng tá Raul Pedroso. Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã gây phiền phức cho tàu khảo sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ, đồng thời tìm cách tuyên bố tiến hành hoạt động do thám quân sự ở trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vi phạm “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”. Khi đó, Raul Pedroso đã công bố 2 báo cáo rất quan trọng: “Đụng độ cự ly gần trên biển: Sự kiện tàu USNS Impeccable của Hải quân Mỹ” và “Bảo vệ quyền lợi và tự do hàng hải: quyền lợi tiến hành hoạt động quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc”. Trong 2 báo cáo này, thượng tá Raul Pedroso tuyên bố, tàu khảo sát USNS Impeccable hoàn toàn không phải tiến hành đo vẽ bản đồ, trên thực tế là tiến hành giám sát quân sự đối với tàu ngầm Trung Quốc, điều này làm cho tàu USNS Impeccable không bị trói buộc bởi các quy định không được xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”. Gần đây, trong thời gian Mỹ tổ chức diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, Hải quân Trung Quốc điều tàu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Mỹ tiến hành giám sát, điều này cho thấy quan điểm này của thượng tá Raul Pedroso rõ ràng được Trung Quốc tiếp nhận. Có thể nói, thượng tá Raul Pedroso là một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến pháp lý chống lại Trung Quốc. Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc) Thứ ba là vấn đề báo cáo này bàn đến. Vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa thực sự đã được phân tích triệt để, nhưng vấn đề trọng điểm được báo cáo bàn đến là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo này bị Trung Quốc khống chế hoàn toàn (xâm lược nốt năm 1974, thuộc chủ quyền của Việt Nam). Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc hoạt động (phi pháp) ở vùng biển quần đảo này phần nào đã cho thấy sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông “vừa không hợp lý, vừa không cần thiết”. Thứ tư, báo cáo này đã né tránh một vấn đề thú vị, nhưng trên thực tế, trong lời mở đầu của báo cáo này, giám đốc điều hành chương trình Michael McDevitt đã đưa ra một vấn đề như sau: “Điều quan trọng là, báo cáo phân tích về việc Việt Nam và Trung Quốc đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa này hoàn toàn không nhằm đề nghị Mỹ từ bỏ lập trường lâu dài của mình, đó là không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đây không phải là dự định ban đầu của báo cáo này, cũng không phải là một trong những kiến nghị của chương trình này”. Nếu Chính phủ Mỹ thực sự không muốn bày tỏ lập trường trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, tại sao phải để cơ quan nghiên cứu hàng đầu hải quân mời luật sư hàng đầu hải quân viết báo cáo dài tới 140 trang về vấn đề này mà không hề phiền hà? Thứ năm, kết luận của báo cáo này đã phản bác kiên quyết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, trong báo cáo, thượng tá Raul Pedroso ủng hộ rõ ràng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Bài viết cho rằng, nói chung, thực tế hiện nay là, Trung Quốc hoàn toàn chiếm quần đảo Hoàng Sa đã tới 40 năm, trong tình hình Việt Nam không áp dụng hành động quân sự, Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không từ bỏ. Vì vậy, cho dù chính sách của Chính phủ Mỹ là không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, nhưng một cơ quan nghiên cứu Chính phủ Mỹ bổ nhiệm luật sư hải quân hàng đầu tiến hành điều tra đối với vấn đề này, trong khi đó, luật sư này coi chủ (thực tế là Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không chịu rời đi) thuộc về Việt Nam. Tháng 8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam (ảnh tư liệu) Báo Hồng Kông, Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, một động cơ có thể là, một người nào đó của nhà lãnh đạo quân sự Mỹ hy vọng “cung cấp viện trợ và an ủi tâm lý” đối với Việt Nam, giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc... Còn quan điểm của Mỹ trong toàn bộ vấn đề Biển Đông, ngoài việc dành sự viện trợ và “an ủi tâm lý” cho Việt Nam, bài viết nghi ngờ trong đó có thể có một chiến lược tổng thể của chủ nghĩa Machiavelli đang chi phối. Bài viết cho rằng, nếu trên cơ sở song phương Trung Quốc đạt được mục tiêu lâu dài có lợi về vấn đề “bình thường hóa tranh chấp Biển Đông”, từ đó thực hiện “hòa bình Biển Đông” thì Mỹ đã mất đi lý do can thiệp vấn đề Biển Đông và lấy nó để “tống tiền” Trung Quốc. Theo bài viết, thông qua phủ định triệt để tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lập trường này của Mỹ làm cho chiến lược Biển Đông thiết lập trên cơ sở “vùng đặc quyền kinh tế” của Trung Quốc đối mặt với mối đe dọa lớn hơn. Nếu Trung Quốc buộc phải đối đầu với toàn thế giới trong vấn đề Biển Đông, kiên trì giữ “đường lưỡi bò” (phi pháp) có thể dễ dàng hơn ý đồ hoạch định lại vùng đặc quyền kinh tế, bởi vì vấn đề xác định lại vùng đặc quyền kinh tế liên quan đến rất nhiều người đối thoại và vấn đề pháp lý phức tạp. Vì vậy, Trung Quốc sẽ thận trọng hơn trong vấn đề phải chăng sẽ từ bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” – hiện nay có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã làm như vậy. Theo tác giả bài viết, nếu Trung Quốc không thể từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn”, đây là “tin tốt” đối với Mỹ. Đối với Mỹ, điều này có nghĩa là nhiều xung đột hơn, nhiều thù hận hơn, quan hệ tốt hơn, cơ hội đầy đủ, giúp cho Mỹ can thiệp với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế để “bảo vệ hệ thống vùng đặc quyền kinh tế”. Tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam và cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (ảnh tư liệu) Bài viết cuối cùng cho rằng, chiến lược này sẽ thực hiện vào lúc nào và như thế nào chỉ là suy đoán. Nhưng, cùng với thực lực của Trung Quốc được tăng cường, đồng thời Chính phủ Mỹ nhìn thấy thời kỳ cơ hội đánh lui Trung Quốc có hiệu quả trong vấn đề Biển Đông sẽ đi qua trong chớp mắt, bài viết cho rằng sẽ nhanh chóng xảy ra một số sự việc. ================== Sớm muộn gì Hoa Kỳ cũng sẽ công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Còn lại là ông "Láng giềng gần thân thiện, vì lợi ích của cả hai bên" cũng sẽ ủng hộ quan điểm Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam chứ nhỉ? Chân lý chỉ có một mà thôi.1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đặt sư tử đá trước cửa rước họa vào nhà Báo GTVT - 21/08/2014 09:16 Theo các chuyên gia về tín ngưỡng, văn hóa, việc dùng sư tử đá đứng canh công sở, doanh nghiệp để cầu may mắn, phát tài phát lộc là dị đoan. Thậm chí trong quan niệm phong thủy, đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ. Theo phong thủy đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ Mạnh tay dẹp bỏ linh vật trái thuần phong mỹ tục Trước thực trạng nhiều địa phương trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa khu di tích, đình, chùa, công sở... gây phản cảm, Bộ VH, TT&DL đã ra văn bản chấn chỉnh. Theo đó, không trưng bày, không sử dụng, cung tiến biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuyên truyền và vận động những nơi đang sử dụng tháo dỡ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ra khỏi các nơi công cộng. Sở VH,TT&DL các tỉnh, thành tăng cường tuyên truyền, kiểm tra và đề xuất xử lý việc trưng bày, sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở các nơi công cộng, đặc biệt là các khu di tích lịch sử văn hóa tại địa phương. Tuy nhiên, theo nhiều người, với hiện vật trong khu di tích có thể thực hiện được ngay, còn các cơ quan công sở, trụ sở công ty doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí công cộng thì khó mà dọn dẹp được. Ông Trần Đình Thành - Trưởng phòng Quản lý di sản, Cục Di sản văn hóa, Bộ VH, TT&DL cho biết, từ cuối tháng 8/2014, Cục Di sản văn hóa sẽ phối hợp cùng Thanh tra Bộ thành lập đoàn kiểm tra đối với các di tích có sư tử đá cùng các hiện vật có nguồn gốc từ nước ngoài, trái với lịch sử, kiến trúc, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Trong đợt thanh tra cao điểm này những sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Cũng theo ông Thành, Luật Di sản không với tới các phạm vi là công sở, doanh nghiệp vì thế phải tuyên truyền nâng cao hiểu biết về văn hóa để người dân biết nên đưa cái gì vào nhà, vào công sở cho phù hợp với truyền thống và có lợi về phong thủy. “Khi chính lãnh đạo, “ông chủ” các cơ quan, công sở, doanh nghiệp... thấy “sợ” cách sử dụng bừa bãi những biểu tượng không đúng văn hóa truyền thống, lệch lạc về ý nghĩa... thì họ sẽ tự tháo dỡ”, ông Thành nói. Nhà nghiên cứu - TS Trần Hữu Sơn, Giám đốc Sở VH, TT&DL Lào Cai cho biết, những con sư tử, hổ đá đưa vào di tích không phải từ dân mà do các lãnh đạo cung tiến. “Khi lãnh đạo đưa về, ai không dám nhận. Do vậy phải tuyên truyền để các quan chức cần gương mẫu mới mong dẹp được hiện vật lạ”, ông Sơn đề nghị. Đặt sư tử đá trước cửa là tối kỵ Trên thực tế, ở Trung Quốc, sư tử đá là linh vật để canh mộ. Đặc điểm chung sư tử đá canh mộ của Trung Quốc mang hình thức dữ dằn, gân guốc với dáng vẻ đe dọa. Khi được “sao y bản chính” vào Việt Nam không hiểu sao linh vật này lại được đặt “nghễu nghện” ở lối ra vào các đình, chùa, công sở và một số nhà dân với suy nghĩ cặp sư tử đá này sẽ giúp phát tài, phát lộc. Nhiều năm nghiên cứu về tín ngưỡng, văn hóa, GS. Trần Lâm Biền cho biết, không có tài liệu nào ghi đặt sư tử đá tàu hai bên cửa nhà mang lại may mắn và tài lộc. PGS.TS. Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam cho rằng, chuyện dùng sư tử đá đứng canh công sở, doanh nghiệp vì loài vật này tượng trưng cho sự quyền lực, may mắn, phát tài phát lộc là hoàn toàn bịa đặt. Theo ông Tuấn Anh, ở những nơi trang nghiêm như đình, chùa mọi người nên đặt con nghê. Đây là con vật biểu tượng của Việt Nam và mang lại sự may mắn. Cục Mỹ thuật giới thiệu một số mẫu linh vật Ngày 19/8, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã gửi công văn về việc Giới thiệu các mẫu linh vật của Việt Nam tới Sở VH, TT&DL các tỉnh/thành, Thanh tra văn hóa, các cơ quan báo chí, truyền thông. Kèm theo công văn là tập tư liệu hình ảnh một số mẫu tượng linh vật hiện đang được sử dụng tại các di tích và được lưu giữ tại một số bảo tàng. Những mẫu tượng linh vật này nhằm bước đầu giúp cho công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý cũng như hướng dẫn những nơi sản xuất, tiêu thụ, để các Sở VH,TT&DL các tỉnh/thành; Thanh tra văn hóa nghiên cứu, tham khảo. Phạm Lý ================ "Dị nhân" Nguyễn Vũ Tuấn Anh chỉ ra 5 sai lầm thường gặp khi xử lý phong thủy cho doanh nhânCafeF - 15/10/2012 14:47 Một số giám đốc doanh nghiệp chỉ tập trung làm lại phong thủy cho căn phòng của mình chứ không quan tâm đến phong thủy của toàn trụ sở. “Dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh đang tư vấn cho khách hàng về ý nghĩa của linh vật phong thủy cá rồng. Được biết đến qua những nghiên cứu ứng dụng Lý học Đông phương trong việc dự báo trước các sự kiện như Sóng thần Ấn độ dương (2004), khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, 7 ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long không mưa.., ngày 11/10 vừa qua, “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh trở lại với vai trò tư vấn phong thủy tại Tọa đàm “Phong thủy trong Kinh doanh” do Công ty Vàng bạc Đá quý Vietinbank tổ chức, nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Ông rất cởi mở chia sẻ 5 sai lầm thường gặp khi làm phong thủy cho doanh nhân. Sai lầm số 1: Chỉ tập trung vào chi tiết, không quan tâm đến tổng thể. Khi làm phong thủy cho doanh nghiệp, cần xem cả 4 yếu tố tương tác đến môi trường làm việc của doanh nghiệp bao gồm: Cảnh quan môi trường (Loan đầu), Địa từ trường (Bát trạch), Cấu trúc hình thể ngôi nhà (Dương trạch Tam yếu), và Tác động của vũ trụ (Huyền không). Sai lầm số 3: Núi chắn trước nhà, hồ nước sau nhà: Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hòn non bộ, giả sơn chắn trước cửa nhà. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng núi trong phong thủy có tác dụng ngăn cản sức phát triển của cơ quan, doanh nghiệp đó. Nguyên tắc phong thủy từ xưa đến nay chỉ có chân lý “Tọa sơn, hướng thủy”, lưng nhà tựa núi, phía trước là mặt nước. Khi lật ngược lại thế phong thủy này, chúng ta đã đi ngược lại những nguyên lý phong thủy. Sai lầm số 4: Lạm dụng đồ phong thủy, nhưng không hiểu ý nghĩa và đặt sai chỗ: Rất nhiều doanh nhân làm tưởng rằng càng mua nhiều đồ trang trí phong thủy càng tốt. Chúng ta cần nhớ rằng những đồ vật phong thủy chỉ phát huy tác dụng khi ta đặt nó trong môi trường đã hoàn chỉnh về phong thủy và đặt đúng chỗ thì những đồ vật đó mới phát huy hết tác dụng của nó. Sai lầm số 5: Phong thủy chỉ có tác dụng thay đổi định lượng chứ không làm thay đổi định tính. Phong thủy có tác dụng hỗ trợ. Làm đúng phong thủy, giúp cho doanh nhân đó đến nhanh hơn với thành công, tuy nhiên không có tác dụng thay đổi định mệnh của người đó. Ví dụ: làm tốt phong thủy, chủ một tiệm café nhỏ có thể phát triển thành một quán lớn hơn, chứ không thể khiến chủ quán café thành chủ một tập đoàn kinh tế lớn… Theo TTVN1 like -
Vai trò của Mỹ trong bối cảnh thế giới mới Thứ Bẩy, 30/08/2014 - 15:09 Theo báo "Liên hợp Buổi sáng", bài viết với tựa đề "Sức mạnh Mỹ như thế nào?” được cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John E. McLaughlin gần đây đăng trên trang mạng xã hội đã khiến nhiều người phải suy nghĩ. Đã đến lúc Mỹ cần phải thực sự nhìn nhận lại mình. Ảnh: AFP/TTXVN Bài viết cho rằng bản thân người Mỹ đã luôn gắn từ "sức mạnh" với vai trò lãnh đạo thế giới. Ngoài ra, đa phần người Mỹ đều cho rằng việc Mỹ lãnh đạo thế giới là một điều hiển nhiên và Mỹ sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò này. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của thế giới trong hơn chục năm gần đây, ví dụ sự hỗn loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, việc Nga thách thức trật tự ở châu Âu và sự trỗi dậy của Trung Quốc, đều có tác động to lớn đối với vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Vì thế, McLaughlin đã đưa ra câu hỏi: Trật tự thế giới trong sự chi phối của Mỹ liệu sắp trôi qua? Sức mạnh của Mỹ có phải sắp hết? Thực ra, câu hỏi kiểu như vậy trong những năm gần đây đã xuất hiện không ít trong giới học giả ở Mỹ. Thật vậy, trong hai cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đã sử dụng hệ thống chính trị ưu việt của mình để từng bước phát triển sức mạnh kinh tế siêu cường, trở thành cường quốc số một thế giới. Đặc biệt sau sự tan rã của Liên Xô, Mỹ càng cho thấy sức mạnh tuyệt đối của mình trên thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố đã kể trên cùng với những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã khiến sức mạnh của Mỹ bắt đầu giảm sút. Theo thống kê, sức mạnh kinh tế của Mỹ so với quy mô kinh tế toàn cầu trong 10 năm đầu thế kỷ 21 đã giảm 30%, và nếu so với sự phát triển nhanh chóng của các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, con số này còn lớn hơn. Tất nhiên, sự suy giảm sức mạnh kinh tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo thế giới của Mỹ. Ngoài ra, do chịu gánh nặng rất lớn về kinh tế và quân sự trong hơn 10 năm qua ở hai chiến trường Iraq và Afghanistan, cùng với đó là duy trì “trách nhiệm cảnh sát thế giới”, Mỹ đã phải tiêu tốn mức chi tiêu quốc phòng rất lớn. Trong khi đó, suy giảm kinh tế dẫn đến suy giảm sức mạnh quân sự, điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo thế giới của Mỹ. Mặc dù Mỹ có sự cân bằng quyền lực hai đảng trong một thời gian dài mang lại những ưu điểm đặc trưng, nhưng sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai đảng cũng gây ra những trở ngại cho chính phủ. Việc các nhà lãnh đạo chính trị hai đảng từ chối hợp tác, thỏa hiệp dẫn đến chính quyền bị tê liệt, mà một ví dụ rõ nhất là đầu năm nay việc hai đảng tranh cãi về dự toán đã khiến cho chính phủ Liên bang phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, có lẽ chính do việc Mỹ thực hiện hệ thống chính trị lưỡng đảng hiện đã dẫn việc nhiều “vấn đề” tồn tại lâu dài trong xã hội mà không thể giải quyết, chẳng hạn như chế độ kiểm soát súng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và ảnh hưởng của nó đến phát triển nền kinh tế, khiếm khuyết trong chế độ bảo hiểm y tế cho người dân… Ông McLaughlin cho rằng Mỹ muốn lãnh đạo thế giới cần phải có những cải tiến. Mỹ cần phải phá vỡ thế bế tắc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai đảng, cải thiện hệ thống giáo dục và áp dụng chế độ nhập cư để cải thiện tình trạng dân số già. Ông McLaughlin cũng quả quyết rằng Mỹ cần phải lãnh đạo thế giới, nhưng phải thay đổi phương thức. Do Mỹ đã không còn có khả năng một mình lãnh đạo thế giới, nước này cần dựa vào một liên minh để lãnh đạo thế giới. Đó cũng là nội hàm của chiến lược “tái cân bằng châu Á” mà Mỹ đang cố gắng đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tóm lại, tác giả cho rằng đã đến lúc Mỹ cần phải thực sự nhìn nhận lại mình, một mặt bảo đảm việc thực hiện tính ưu việt trong hệ thống chính trị của mình, đồng thời cũng căn cứ vào tình hình quốc tế để tiến hành sửa đổi nhằm phù hợp với những diễn biến của tình hình quốc tế. Điều này không chỉ bảo đảm vai trò lãnh đạo thế giới mà còn giúp cho sự phát triển của bản thân nước Mỹ. Theo Lê Hải Baotintuc.vn ================= Xu hướng hội nhập khiến cho cái thế giới khốn khổ ở cõi trần gian này nó phải có một tổ chức để điều hành thế giới, hoặc phải có một nước mần cái bá chửi. Cuộc khủng khoảng kinh tế tàn cầu này chính là sự vượt thoát khỏi sự phát triển khu vực để tiếp tục tiến hóa thành một cuộc hội nhập toàn cầu - hội nhập giữa các nền văn minh. Đây chính là một quy luật tất yếu, mà Lý học đã nhận thấy từ hơn 2000 năm trước. Bởi vây, nếu con người đứng trong tương lai này thì hiện tại chính là quá khứ của nó. Do đó - hoặc là con người hiện tại nhận thức được tương lai để tự hiệu chỉnh một cách tốt đẹp nhất dẫn đến sự hội nhập toàn cầu; hoặc không nhận thức được dẫn đến sự phát triển mất cân đối và tham vọng chi phối dẫn đến một cuộc đối đầu chiến tranh. Điều kiện tiên quyết để mọi việc diễn biến tốt đẹp và chưa phải duy nhất, là: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý của nó.1 like
-
Xuất hiện xe bọc thép, TQ hết kiên nhẫn với Hồng Kông? (Tin tức 24h) - Một số xe bọc thép của PLA di chuyển qua khu vực trung tâm Hồng Kông đúng vào thời điểm Trung Quốc đang bàn chuyện bầu lãnh đạo đặc khu này. Trung Quốc đối phó với làn sóng biểu tình ở Hồng Kông Trung Quốc mềm dẻo: Hồng Kông khác Tân Cương Ngày 28/8, tờ Apple Daily của Hồng Kông đưa tin, một số xe bọc thép của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất hiện tại khu vực Jordan và Du Ma Địa, bán đảo Cửu Long – Hồng Kông, thu hút sự chú ý lớn của người dân. Những chiếc xe bọc thép được trang bị súng xuất hiện vào thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp kéo dài 1 tuần về vấn đề bầu chọn người lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, kéo dài từ ngày 25-31/8. Xe bọc thép PLA di chuển trên đường Jordan, bán đảo Cửu Long hôm 28/8. Ảnh: Apple Daily Theo lời lãnh đạo cơ quan an ninh Hồng Kông Ambrose Lee phát biểu từ năm 2012, lực lượng PLA vẫn thường xuyên di chuyển qua lại giữa các doanh trại vài tháng một lần. Do vậy, sự xuất hiện của những chiếc xe bọc thép lần này có thể cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, sự có mặt của loại thiết bị quân sự hạng nặng vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay phần nào làm dấy lên tâm trạng bất an của người dân Hồng Kông. Dù chính phủ Trung Quốc cam kết để người dân Hồng Kông tự bầu lãnh đạo của mình vào năm 2017 nhưng vẫn khăng khăng đòi rà soát danh sách ứng viên thông qua một ủy ban đề cử ủng hộ Bắc Kinh. Đến ngày 27/8, truyền thông Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc đã quyết định hạn chế các cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu này năm 2017 gói gọn trong những ứng cử viên trung thành với Bắc Kinh. Đài phát thanh RTHK của Hồng Kông dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, trong nghị quyết dự thảo công bố trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc, Trung Quốc chỉ cho phép 2-3 ứng cử viên chạy đua cuộc bầu cử ở Hồng Kông năm 2017 và không cho phép các chỉ định mở rộng. Thông báo chính thức được công bố vào ngày 31/8, tuy nhiên nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục giữ lập trường như vậy hẳn sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa trong bối cảnh làn sóng phản đối dâng cao tại Hồng Kông. Phong trào ủng hộ dân chủ Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ngồi với sự tham gia của 10.000 người ở quận tài chính của Hồng Kông nếu phán quyết của Bắc Kinh về tương lai chính trị của Hồng Kông không hợp lý. Lực lượng cảnh sát Hồng Kông với 28.000 người đang tiến hành các cuộc tập trận kiểm soát đám đông. Cùng với đó, việc xuất hiện các xe bọc thép trên đường phố Hồng Kông khiến nhiều người lo ngại chính phủ Trung Quốc đang muốn phô trưng lực lượng, răn đe phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, thậm chí có thể mạnh tay khi cần. Dường như sự mềm mỏng của Trung Quốc đối với Hồng Kông đang ngày càng giảm đi. Bằng chứng là trong cuộc biểu tình hồi đầu tháng 7 với sự tham gia của hàng trăm nghìn người, hơn 500 người đã bị bắt giữ với cáo buộc "tụ tập trái phép và cản trở cảnh sát". Theo mô tả của các nhân chứng, khi cảnh sát tiến hành giải tán, nhiều người biểu tình đan tay vào nhau, đấm đá, gào thét để chống trả nhưng cuối cùng họ vẫn bị khiêng lên xe. Truyền thông quốc tế cho biết, đến ngày 2/7, khoảng 50 người đã được thả, số còn lại chưa biết sẽ bị giam giữ đến khi nào. Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997. Trưởng Đặc khu hành chính hiện nay của Hồng Kông – ông Lương Chấn Anh do một ủy ban thân Bắc Kinh bầu ra với sự phê chuẩn của Bắc Kinh. Dù Bắc Kinh cam kết vào năm 2017 người dân Hồng Kông sẽ được chọn lãnh đạo song phần lớn người dân Hồng Kông đều cho rằng không thể chấp nhận được điều kiện của Bắc Kinh đưa ra, đó là những ứng cử viên tham dự cuộc bầu cử này sẽ là những người do Bắc Kinh lựa chọn. Rõ ràng Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán khó Hồng Kông. Chính quyền Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi hành động bởi Hồng Kông giàu có và là một mũi nhọn kinh tế của Trung Quốc. Chấp nhận những tiếng nói cải cách ở Hồng Kông là đụng chạm tới mô hình “một nhà nước hai chế độ” tồn tại suốt 17 năm qua và có thể dẫn tới thay đổi cơ bản liên hệ ràng buộc chính trị, pháp lý giữa Hồng Kông và đại lục. Đó là chưa kể nhượng bộ ở Hồng Kông rất có thể sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyền trong đại lục. Một điều cần lưu ý là chính quyền Bắc Kinh đang tỏ ra cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại nên không dễ gì thỏa hiệp với Hồng Kông. Bởi thế, tình hình ở Hồng Kông chắc hẳn không thể lắng dịu một sớm một chiều. Minh Thái =================== Độn được quẻ Kinh Lưu Niên - Giờ Mùi, mùng 6. 8. Giáp Ngọ Việt lịch. Đúng là tình hình còn nhiều khuých tạp.1 like
-
Học giả Nga bình luận: Mua vũ khí Mỹ, Việt Nam sẽ trả giá đắt?! Hồng Thủy 25/08/14 13:00 (GDVN) - Không biết Vladimir Kolotov có được "tình báo Hoa Nam" mớm lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê không ăn nhập gì với thực tế. Các hoạt động quốc phòng, quân sự của Việt Nam trở thành mục tiêu xoi mói, bình luận trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc. Tờ báo này cho rằng trong những năm qua nhờ kinh tế phát triển, Việt Nam ngày càng đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí trang bị cho mình. Ngoài Nga, Việt Nam đang hướng đến các nhà cung cấp khác như Mỹ, Isarel, châu Âu. Trong hình ảnh là 1 khẩu TAR21 của Isarel được tờ báo Trung Quốc đăng tải. Đài Tiếng nói nước Nga bản tiếng Trung Quốc ngày 23/8 đăng bình luận của ông Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu lịch sử quốc gia Viễn Đông thuộc đại học Saint Petersburg nhận định, không lâu nữa Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã liên tục nhắc tới điều này khi đến Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm vừa qua. Ông Vladimir Kolotov cho rằng, rất nhiều người Việt Nam nghĩ trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng ức mạnh quân sự và liên tục leo thang gây hấn ở Biển Đông, vũ khí Mỹ sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng thủ cho mình. Tuy nhiên theo ông Vladimir Kolotov, nếu mua những vũ khí công nghệ cao của Mỹ, Việt Nam sẽ phải "trả giá đắt"?! Lý do đầu tiên Vladimir Kolotov đưa ra cho nhận định này là, nếu Mỹ bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam thì bên trong rất có khả năng Washington sẽ lắp các con chíp điện tử chỉ huy từ xa. Khi sử dụng những vũ khí này có thể gây nguy hiểm, xung đột nghiêm trọng. Vladimir Kolotov cho rằng từ bên kia bờ Thái BÌnh Dương, Mỹ có thể điều khiển vũ khí đã bán cho Việt Nam bắn về phía Washington mong muốn?! Không biết vị học giả Nga này căn cứ vào đâu để nói Mỹ gắn chíp điện tử điều khiển từ xa vào vũ khí bán cho nước ngoài? Cả Mỹ và Nga đều là 2 nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới, và cũng là đối thủ của nhau trong thị trường này. Rất nhiều quốc gia mua vũ khí tối tân của Mỹ, không ít nước trở thành khách hàng vũ khí hiện đại của Nga, Việt Nam là một trong số đó. Suy luận như Vladimir Kolotov, các nước này đều trở thành "con rối" trong tay 1 trong 2 cường quốc? Một suy luận không tưởng - PV. Nguyên nhân thứ 2, Vladimir Kolotov tin rằng với việc bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam có thể nâng cao đáng kể mức độ ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Thông qua các hoạt động này, Washington có thể phát động các cuộc "cách mạng màu" lật đổ chế độ. Georgia, Libya, Syria và bây giờ là Ukraine đều là ví dụ. Việc Mỹ hay bất cứ cường quốc nào khác can thiệp, thậm chí dẫn tới thay đổi 1 chế độ ở 1 quốc gia nào đó như ông Vladimir Kolotov bình luận đâu có thể dễ dàng chỉ bằng một vài mớ vũ khí mua bán như ông nói? Thực tế cho thấy, tất cả các cuộc khủng hoảng xảy ra tại những quốc gia Kolotov lấy làm ví dụ đều bắt nguồn từ những vấn đề nội tại, chia rẽ gay gắt trong nước chứ không phải do nhân tố bên ngoài. Sẽ chẳng cường quốc nào làm gì được khi một quốc gia cường thịnh và đoàn kết, được lòng dân - PV. Vladimir Kolodov liên hệ tới quan hệ Việt - Trung trong động thái này một cách máy móc, lắp ghép khiên cưỡng: Đối với Mỹ, Việt Nam trở thành lãnh địa để "bẫy" Trung Quốc xa lầy. Người Việt Nam gọi đường đứt đoạn Trung Quốc yêu sách ở Biển Đông là đường lưỡi bò nên có thể nói rằng, Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam là nhằm ý đồ khiến cho "chiếc sừng bò Trung Quốc mắc kẹt tại Việt Nam"?! Một sự liên hệ, ví von hoàn toàn không ăn nhập, logic gì với nhau. Đi xa hơn, Vladimir Kolotov đe dọa, hậu quả Việt Nam sẽ phải đối mặt sẽ giống như Saddam Husein "vì Mỹ mà chiến tranh với Iran suốt 10 năm, kết quả tính mạng không giữ nổi, đất nước cũng chẳng cứu nổi"?! Kolotov không đưa ra một lời giải thích tại sao cho ví dụ ông đề cập, Chiến tranh Iran - Iraq và cuộc chiến Mỹ - Iraq, vơ vào thành một để kết luận xanh rờn rằng Saddam Husein mất mạng vong quốc vì đã nghe Mỹ đánh Iran suốt 10 năm? Lấy ví dụ về Saddam Husein có lẽ chưa đủ độ, Vladimir Kolodov tiếp tục dùng "lịch sử Việt Nam" theo nhận định phiến diện, chủ quan của cá nhân mình để tiếp tục chứng minh cho nhận định trên.Ông nói rằng, Nguyễn Ánh, tức vua Gia Long khai triều nhà Nguyễn sau này, khi còn giao chiến với triều Tây Sơn đã từng giao dịch, mua vũ khí của Pháp và chấp nhận nhượng bộ về tự do tín ngưỡng, kết quả là đã giúp người Pháp "vùi quả bom vào đất Việt Nam", cuối cùng vì người Pháp mà mất nước?! Kết luận bài viết, Vladimir Kolotov khẳng định rằng, từ đó trở về sau đã hình thành "phương pháp lật đổ một chính phủ mà mình không muốn", nên trước việc dỡ bỏ lệnh cấm (bán vũ khí sát thương của Mỹ cho Việt Nam) đi kèm với nó là nhượng bộ về nhân quyền, tự do tôn giáo, dân chủ hóa, Việt Nam cần phải "xem lại bài học lịch sử của chính mình trước khi quyết định"?! Không biết Vladimir Kolotov có được "tình báo Hoa Nam" mớm lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê không ăn nhập gì với thực tế. Với lịch sử dài dằng dặc của những cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, hơn ai hết người Việt Nam hiểu kẻ thù của mình là ai và cần phải đối phó như thế nào. Chỉ vì một vài "lô vũ khí hiện đại có gắn chíp điện tử điều khiển từ xa" mà mất nước thì có lẽ cả thế giới này đã thành chư hầu, nô lệ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu vũ khí của các cường quốc lớn, trong đó có Mỹ và Nga. Hơn nữa, là một học giả về lịch sử, nhưng những nhận định của học giả Vladimir Kolodov đối với các sự kiện lịch sử lại khiến người ta giật mình trước sự lắp ghép tùy tiện, trật logic, không ăn nhập gì với nhau để cố chứng minh cho một nhận định chủ quan và phiến diện của mình. Những lập luận như Vladimir Kolotov đưa ra thường chỉ xuất hiện trên những tờ báo lá cải như Thời báo Hoàn Cầu hay những bài luận cố đấm ăn xôi của truyền thông, học giả Trung Quốc khi cố chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với Biển Đông. Hiếm thấy một học giả nào từ một nước thứ 3 lại đưa ra những nhận xét ngô nghê và nực cười đến như vậy - PV. ================== Cái Lão Gàn này, rằng thì là: Cống hỉ, méc sì đây thuộc cả. Chẳng sang Tàu, tớ cũng đếch sang Tây. Ấy là cụ Tú Xương bảo thế. Tớ chả biết vũ khí Nga hay Mỹ cái nào tốt và rẻ tiền. Nên với tớ thì mua của ai cũng lịt. Vấn đề là có chiền để mua hay không. Có ai cho không ai bao wờ, nếu không vì cái lợi ít nào đó. Xưa nay vưỡn vậy. Nhưng với tớ, cái wan trọng là Nga và Mỹ ai có cái quyền lợi căn bản ở cái bể Đông này, để ngăn chặn cái đường lưỡi bò lấn chiếm biển đảo của Việt Nam? Nga hả? Tớ hơi hoài nghi khi họ có thể quay ngoắt với anh Tàu. Hic! Hồi nào đến giờ, tớ vưỡn cứ coi cái anh Nga chưa có một nhà sử học nào tham gia cái "cộng đồng quốc tế" phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Híc! Thế mà gần đây, anh Nga với anh Tàu vừa mới "sa va" mí nhau một tý, đã xuất hiện ngay một nhà sử học ủng hộ cái wan điểm này, làm Lão Gàn muốn lên tăng xông. Mựa! Bởi vậy Lão Gàn cứ gọi là lấy cái chuẩn mực Việt sử 5000 năm văn hiến để so sánh và xét cái gan ruột của thế gian. Tớ thừa bít các vị muốn dở quẻ gì. Làm điếu gì có cái "cơ sở pha học" trong vụ phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến. Nó chỉ phục vụ cho một âm mưu. Đó là lý do vừa mới 'sa va", đã xuất hiện ngay trự sử học nêu wan điểm nhân danh "pha học" phủ nhận Việt sử. Mựa! Không ngửi được. Trong khi đó, trước năm 1991 ngót 20 năm (Thời điểm nhen nhúm phủ nhận cội nguồn Việt sử vào thập niên 1970); sau năm 1991 hơn 20 năm, tổng sỉ vả là 40 năm, các nhà sử học Nga im re, chẳng có ai tham gia vào vụ phủ nhận Việt sử cả. Mựa! Không lẽ hơn 40 năm đó, họ không nhận thấy tính "pha học", còn bây giờ nhờ bắt tay với Tung Cóoc mới nhận ra vấn đề? Bởi vậy, toàn láo nháo, vớ vẩn cả. Việc phủ nhận Việt sử wàn tàn hổng có "cơ sở pha học".1 like