-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/09/2014 in Bài viết
-
Ông Tập Cận Bình: Việt Nam và Trung Quốc không thể thay đổi láng giềng Hồng Thủy 02/09/14 07:00 (GDVN) - Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Không thể dịch chuyển một nước láng giềng sang chỗ khác, vì thế nó sẽ là lợi ích của cả hai bên khi trở nên thân thiện với nhau." Học giả Mỹ: Trung Quốc đang ru ngủ láng giềng chấp nhận quyền bá chủ Thủ tướng Ấn Độ: Chuyến công du Nhật Bản có ý nghĩa "tối quan trọng" "Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, sức mua của Việt Nam cũng không đáng kể" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tạp chí Bắc Kinh (Beijing Review) ngày 1/9 bình luận, quan hệ Việt - Trung căng thẳng sau vụ giàn khoan 981 đã "có dấu hiệu cải thiện" sau khi Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hồng Anh đã thăm Trung Quốc trong 2 ngày 26, 27/8 và hội kiến với Chủ tịch Tập Cận Bình. Khi tiếp ông Lê Hồng Anh, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Không thể dịch chuyển một nước láng giềng sang chỗ khác, vì thế nó sẽ là lợi ích của cả hai bên khi trở nên thân thiện với nhau." Tờ báo tiếp tục luận điệu bóp méo kết quả thỏa thuận chung 3 điểm đạt được trong cuộc hội đàm giữa Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh với ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị, Bí thư Ban bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong đó Tạp chí Bắc Kinh nói rằng 2 bên "đồng ý tìm kiếm giải pháp chấp nhận được cho cả hai bằng cách tập trung vào đàm phán song phương, nghiên cứu thảo luận về thăm dò chung ở Biển Đông và tránh các hoạt động có thể làm phức tạp và mở rộng tranh chấp" rất dễ gây hiểu lầm trong dư luận, tạo ra một cái bẫy với Việt Nam về mặt truyền thông. Đàm phán song phương là một kênh, nhưng chỉ có thể sử dụng đối với vấn đề song phương, ví dụ như quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp) chứ không thể áp dụng cho vấn đề đa phương (tranh chấp quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên - PV) nên việc nói chung chung rằng "đàm phán song phương" về Biển Đông rõ ràng không ổn. Thứ hai, thăm dò chung ở Biển Đông cũng là một giải pháp tạm thời, nhưng theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà cả Trung Quốc và Việt Nam là thành viên, giải pháp thăm dò hay khai thác chung chỉ được áp dụng trong trường hợp 1 vùng chồng lấn được tạo ra bởi yêu sách các vùng biển 2 bên đưa ra trên cơ sở UNCLOS trong lúc chưa đi đến 1 giải pháp cuối cùng. Giải pháp tạm thời này không ảnh hưởng tới quan điểm, yêu sách của mỗi bên. Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Như vậy thăm dò hay khai thác chung không thể diễn ra ở toàn bộ hay phần lớn Biển Đông, mà chỉ có thể thực hiện tại các "vùng chồng lấn" giữa các vùng biển yêu sách bởi 2 nước đưa ra trên cơ sở UNCLOS. Cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa hề làm rõ về yêu sách của họ cũng như căn cứ nào trong UNCLOS để họ đưa ra yêu sách đó nên chưa thể xác định đâu là "vùng chồng lấn" ở Biển Đông. Zhou Qi, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với Tạp chí Bắc Kinh rằng, "Việt Nam đã có 1 số giàn khoan dầu trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông những năm qua. Nếu Việt Nam cố gắng ngăn chặn Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong vùng biển của mình sẽ là điều không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc"?! Thật buồn cười! Mariane Brown, phóng viên đài VOA ngày 1/9 bình luận, chuyến thăm Trung Quốc của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cho thấy Việt Nam đang nỗ lực để giảm căng thẳng trên Biển Đông cũng như cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc, nhưng căng thẳng vẫn còn âm ỉ. Giáo sư Jonathan London từ đại học Thành phố Hồng Kông và là một chuyên gia về Việt Nam nói với VOA, Trung Quốc đã tiếp tục "cảnh báo" Việt Nam không "di chuyển quá gần với Mỹ" nhưng điều đó không ngăn cản được Việt Nam đang hướng tới Nhật Bản và Ấn Độ nếu họ sẵn sàng tham gia. London cho biết, ông tin rằng không có ai ở Việt Nam tự tin về mối quan hệ Việt - Trung đã được hồi phục bởi cái cách Trung Quốc nói và làm vẫn khác nhau, người Việt Nam biết rõ điều này. ========================= "Không thể dịch chuyển một nước làng giềng ra chỗ khác" là hoàn toàn chính xác. Tất cả người Việt từ kẻ ăn mày đế những trí giả cao cấp đều biết rõ điều này, vì nó thuộc nhận thức trực quan đơn giản. Ngài nói: "vì thế nó sẽ là lợi ích của cả hai bên khi trở nên thân thiện với nhau". Rất đúng luôn thưa ngài Tập Cận Bình. Bởi vậy, từ một yếu tố trong nhiều yếu tố tương tác phức tạp, Lão Gàn tui nhiều lần phát biểu ngay trong chủ đề này, rằng: Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc là đã xâm phạm tới Việt Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ nhiều năm trước, một số chính khách Hoa Kỳ xác định rằng: Việt Nam không cần ngả theo phe nào; gần đây ngài Tổng Tham mưu trưởng Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng nhắc lại điều này. Chính vì bởi họ cũng rất hiểu cái thế "tương lân" bên người làng giềng là nước Trung Hoa của ngài. Nhưng những sai lầm của các ngài đã làm mất đi lợi ích của cả hai bên. Những diễn biết quốc tế gần đây hoàn toàn bất lợi cho đất nước của ngài và không nằm ngoài lời tiên tri của Lão Gàn này. Một thí dụ cho những lời tiên tri này chính là Ấn Độ ngày càng tham gia sâu hơn vào "canh bạc cuối cùng". Điều mà ngày xưa khi cuộc chiến Trung Ấn xảy ra cũng chưa đến nỗi làm Ấn Độ phải dè chừng Trung Hoa như vậy. Cái gì sẽ xảy ra nếu các ngài kiên quyết thực hiện chiếm hữu biển Đông với đường chín đoạn? Người Việt khó chịu với hành vi này của các ngài đã đành, nhưng vấn đề lại không đơn giản như vậy. Hoa Kỳ vì "đại cuộc", họ có thể hy sinh một vùng lãnh thổ, thí dụ họ chấp nhận thua cuộc ở Việt Nam; hoặc cả một thực thể chính trị vũ trang Thiên Chúa Giáo ở Li Băng bị xóa sổ để đổi lấy một hiệp ước hòa bình với Do Thái. Nhưng các ngài thì lấn chiếm từng mét đất để thể hiện sức mạnh. Điều này cho thấy tầm tư duy đại cuộc của các ngài rất hạn hẹp. Chắc người Trung Quốc đều biết một đoạn sau đây trong Tam Quốc chí: Táo Tháo đem quân truy kích hai anh em Viên Đàm, Viên Thượng. Các mưu sĩ hạng hai của Tào Tháo, phấn khích thừa thắng đánh tới. (Nói là hạng hai, nhưng còn hơn khối chiến lược gia tầm quốc tế bây giờ, cụ thể là mấy tưởng diều hâu của các ngài). Nhưng Quách Gia khuyên Tào Tháo dừng quân lại và ông ta cho rằng: Không cần đánh, Công Tôn Thắng (Tôi không nhớ chính xác tên nhân vật này) sẽ tự đem đầu Viên Đàm, Viên Thượng đến nộp. Tào Tháo nghe theo dừng quân và quả đúng thế thật. Nếu các ngài đủ khả năng chỉ cần cỡ Quách Gia thì việc đầu tiên là long trọng công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Vân đề còn lại riêng với Lão Gàn này là: Khi Lão chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có nhiều người đặt vấn đề: "Làm như vậy có mục đích gì?", Lão Gàn rất khó chịu với câu hỏi sặc mùi chính trị này, nên đặt câu hỏi ngược lại: "Việc phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của cái gọi là 'hầu hết những nhà khoa học trong nước' và 'cộng đồng khoa học thế giới' có mục đích gì? Lão Gàn không muốn những thế lực chính trị quốc tế đứng đằng sau sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nên Lão Gàn nói thẳng: Trong cuộc chiến đấm đá nhau, việc dùng thủ đoạn chơi nhau là lẽ thế gian thường tình, tại mấy thằng ngu dính bẫy mà thôi. Thời thế đã khác đi, bây giờ quốc gia nào trong số những siêu cường xác định - chứ không phải chỉ ủng hộ - Lão Gàn sẽ xem xét bỏ một phiếu bầu làm bá chủ thế giới - Nhân danh Lý thuyết thống nhất vũ trụ (Còn các người công nhận hay không, chuyện đó không quan trọng. Bởi chính lý thuyết thống nhất, tự nó sẽ quyết định điều đó). Không có Việt sử 5000 năm văn hiến thì sẽ không có Lý thuyết thống nhất. Việc hội nhập sẽ là một cuộc chiến có tính quyết định. Qui mô cuộc chiến thế nào tự tìm hiểu qua lời tiên tri của bà Vanga. Chắc chẳng ai muốn điều này nhỉ? Đứng bảo Lão Gàn chém gió nha.3 likes
-
Những nội dung rất đáng chú ý trong báo cáo của cơ quan nghiên cứu Mỹ Đông Bình 03/09/14 09:32 (GDVN) - Báo cáo của thượng tá Raul Pedroso ủng hộ rõ ràng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. TQ nhập khẩu tên lửa S-400 sẽ làm mất cân bằng sức mạnh ở Biển Đông? Thấy Việt Nam linh hoạt về sách lược, báo TQ đố kị, chia rẽ "TQ liên tiếp tập trận, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng" Trung Quốc sẽ triển khai nhiều tàu nổi, tàu ngầm hơn ở Biển Đông Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 và máy bay ném bom H-6 Trung Quốc xuất hiện trên không vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam khi giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 Trang mạng “Asia Times Online” Hồng Kông ngày 27 tháng 8 đăng bài viết của Peter Lee nhan đề “Mỹ dán mác kẻ phi pháp trên biển cho Trung Quốc”. Bài viết cho biết, cơ quan nghiên cứu CNA Mỹ gần đây công bố một bản báo cáo dài 140 trang có tên là “Trung Quốc và Việt Nam: Phân tích về yêu sách chủ quyền xung đột lẫn nhau ở Biển Đông”. Báo cáo này đã đề xuất lý do hợp lý tiếp theo, ủng hộ Mỹ can thiệp nhiều hơn vào tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Mạng “Asia Times Online” Hồng Kông nói rằng Hoa Kỳ đã đại diện cho Việt Nam đối đầu với Trung Quốc. Theo bài viết, bản báo cáo này cần được coi trọng, bởi vì: Trước hết là tư cách của cơ quan nghiên cứu. Được biết, CNA là một tổ chức phi lợi nhuận. Nói một cách cụ thể hơn, đây là một cơ quan phân tích của Hải quân Mỹ, thành lập vào năm 1942, chuyên phục vụ cho Chính phủ Mỹ, do Chính phủ Mỹ cấp vốn toàn bộ, nhưng vào thập niên 90 của thế kỷ trước, cơ quan này được chuyển thành công ty, như vậy có thể thông qua cơ quan mang danh Viện nghiên cứu công tham gia các chương trình của Chính phủ, ngoài Bộ Quốc phòng. Theo bài viết, CNA không phải là viết tắt của Trung tâm nghiên cứu phân tích hải quân. Theo giới thiệu của bản thân công ty này, CNA không phải là viết tắt, diễn đạt chính xác chính là “Công ty CNA, một tổ chức nghiên cứu và phân tích phi lợi nhuận có trụ sở đặt ở Arlington, bang Virginia”. Nói chung, CNA cung cấp dịch vụ phân tích cho Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ, chức trách chủ yếu chính là nghiên cứu các vấn đề thể chế, chiến thuật và chiến lược của Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ. Cơ quan này đã dành mối quan tâm đặc biệt đối với khu vực này, bộ phận “Nghiên cứu Trung Quốc” của CNA có hơn 20 nhà phân tích nội bộ, ngoài ra “một mạng lưới khổng lồ do các chuyên gia ngành nghề đến từ các trường đại học, chính phủ và tư nhân của các nước trên toàn cầu đã dành sự ủng hộ đối với cơ quan này”. Trung Quốc sử dụng máy bay ném bom H-6 đe dọa Việt Nam khi hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (nguồn mạng sina Trung Quốc) Thứ hai là thân phận của tác giả báo cáo, “chuyên gia ngành nghề” Raul Pedroso. Raul Pedroso là thượng tá nghỉ hưu Hải quân Mỹ, cựu giáo sư luật quốc tế Học viện quân sự hải quân Mỹ, quan chức quân pháp Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, trợ lý đặc biệt Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách các vấn đề chính sách. Người quan tâm đến tranh chấp trên biển của Quân đội Trung Quốc cần hiểu rõ báo cáo nghiên cứu của thượng tá Raul Pedroso. Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã gây phiền phức cho tàu khảo sát USNS Impeccable của Hải quân Mỹ, đồng thời tìm cách tuyên bố tiến hành hoạt động do thám quân sự ở trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vi phạm “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”. Khi đó, Raul Pedroso đã công bố 2 báo cáo rất quan trọng: “Đụng độ cự ly gần trên biển: Sự kiện tàu USNS Impeccable của Hải quân Mỹ” và “Bảo vệ quyền lợi và tự do hàng hải: quyền lợi tiến hành hoạt động quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc”. Trong 2 báo cáo này, thượng tá Raul Pedroso tuyên bố, tàu khảo sát USNS Impeccable hoàn toàn không phải tiến hành đo vẽ bản đồ, trên thực tế là tiến hành giám sát quân sự đối với tàu ngầm Trung Quốc, điều này làm cho tàu USNS Impeccable không bị trói buộc bởi các quy định không được xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của “Công ước Liên hợp quốc về Luật biển”. Gần đây, trong thời gian Mỹ tổ chức diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, Hải quân Trung Quốc điều tàu tiến vào vùng đặc quyền kinh tế Mỹ tiến hành giám sát, điều này cho thấy quan điểm này của thượng tá Raul Pedroso rõ ràng được Trung Quốc tiếp nhận. Có thể nói, thượng tá Raul Pedroso là một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến pháp lý chống lại Trung Quốc. Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 Trung Quốc xuất hiện tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt phi pháp ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trong thời gian từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 2014 (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc) Thứ ba là vấn đề báo cáo này bàn đến. Vấn đề chủ quyền quần đảo Trường Sa thực sự đã được phân tích triệt để, nhưng vấn đề trọng điểm được báo cáo bàn đến là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo này bị Trung Quốc khống chế hoàn toàn (xâm lược nốt năm 1974, thuộc chủ quyền của Việt Nam). Giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 Trung Quốc hoạt động (phi pháp) ở vùng biển quần đảo này phần nào đã cho thấy sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông “vừa không hợp lý, vừa không cần thiết”. Thứ tư, báo cáo này đã né tránh một vấn đề thú vị, nhưng trên thực tế, trong lời mở đầu của báo cáo này, giám đốc điều hành chương trình Michael McDevitt đã đưa ra một vấn đề như sau: “Điều quan trọng là, báo cáo phân tích về việc Việt Nam và Trung Quốc đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa này hoàn toàn không nhằm đề nghị Mỹ từ bỏ lập trường lâu dài của mình, đó là không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đây không phải là dự định ban đầu của báo cáo này, cũng không phải là một trong những kiến nghị của chương trình này”. Nếu Chính phủ Mỹ thực sự không muốn bày tỏ lập trường trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, tại sao phải để cơ quan nghiên cứu hàng đầu hải quân mời luật sư hàng đầu hải quân viết báo cáo dài tới 140 trang về vấn đề này mà không hề phiền hà? Thứ năm, kết luận của báo cáo này đã phản bác kiên quyết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, trong báo cáo, thượng tá Raul Pedroso ủng hộ rõ ràng yêu cầu chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Bài viết cho rằng, nói chung, thực tế hiện nay là, Trung Quốc hoàn toàn chiếm quần đảo Hoàng Sa đã tới 40 năm, trong tình hình Việt Nam không áp dụng hành động quân sự, Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không từ bỏ. Vì vậy, cho dù chính sách của Chính phủ Mỹ là không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, nhưng một cơ quan nghiên cứu Chính phủ Mỹ bổ nhiệm luật sư hải quân hàng đầu tiến hành điều tra đối với vấn đề này, trong khi đó, luật sư này coi chủ (thực tế là Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không chịu rời đi) thuộc về Việt Nam. Tháng 8, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ thăm Việt Nam (ảnh tư liệu) Báo Hồng Kông, Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc cho rằng, một động cơ có thể là, một người nào đó của nhà lãnh đạo quân sự Mỹ hy vọng “cung cấp viện trợ và an ủi tâm lý” đối với Việt Nam, giúp Việt Nam đối phó Trung Quốc... Còn quan điểm của Mỹ trong toàn bộ vấn đề Biển Đông, ngoài việc dành sự viện trợ và “an ủi tâm lý” cho Việt Nam, bài viết nghi ngờ trong đó có thể có một chiến lược tổng thể của chủ nghĩa Machiavelli đang chi phối. Bài viết cho rằng, nếu trên cơ sở song phương Trung Quốc đạt được mục tiêu lâu dài có lợi về vấn đề “bình thường hóa tranh chấp Biển Đông”, từ đó thực hiện “hòa bình Biển Đông” thì Mỹ đã mất đi lý do can thiệp vấn đề Biển Đông và lấy nó để “tống tiền” Trung Quốc. Theo bài viết, thông qua phủ định triệt để tính hợp pháp trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lập trường này của Mỹ làm cho chiến lược Biển Đông thiết lập trên cơ sở “vùng đặc quyền kinh tế” của Trung Quốc đối mặt với mối đe dọa lớn hơn. Nếu Trung Quốc buộc phải đối đầu với toàn thế giới trong vấn đề Biển Đông, kiên trì giữ “đường lưỡi bò” (phi pháp) có thể dễ dàng hơn ý đồ hoạch định lại vùng đặc quyền kinh tế, bởi vì vấn đề xác định lại vùng đặc quyền kinh tế liên quan đến rất nhiều người đối thoại và vấn đề pháp lý phức tạp. Vì vậy, Trung Quốc sẽ thận trọng hơn trong vấn đề phải chăng sẽ từ bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” – hiện nay có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã làm như vậy. Theo tác giả bài viết, nếu Trung Quốc không thể từ bỏ yêu sách “đường chín đoạn”, đây là “tin tốt” đối với Mỹ. Đối với Mỹ, điều này có nghĩa là nhiều xung đột hơn, nhiều thù hận hơn, quan hệ tốt hơn, cơ hội đầy đủ, giúp cho Mỹ can thiệp với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế để “bảo vệ hệ thống vùng đặc quyền kinh tế”. Tháng 8 năm 2014, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam và cam kết cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam (ảnh tư liệu) Bài viết cuối cùng cho rằng, chiến lược này sẽ thực hiện vào lúc nào và như thế nào chỉ là suy đoán. Nhưng, cùng với thực lực của Trung Quốc được tăng cường, đồng thời Chính phủ Mỹ nhìn thấy thời kỳ cơ hội đánh lui Trung Quốc có hiệu quả trong vấn đề Biển Đông sẽ đi qua trong chớp mắt, bài viết cho rằng sẽ nhanh chóng xảy ra một số sự việc. ================== Sớm muộn gì Hoa Kỳ cũng sẽ công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Còn lại là ông "Láng giềng gần thân thiện, vì lợi ích của cả hai bên" cũng sẽ ủng hộ quan điểm Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam chứ nhỉ? Chân lý chỉ có một mà thôi.2 likes
-
Tài trợ thể thao: Hàn Quốc tranh thủ Triều Tiên "thoát" Trung? (Quan hệ quốc tế) - Các quan chức Hàn Quốc cho biết họ sẽ chi một khoản tiền “vừa đủ” để tài trợ kinh phí cho đoàn vận động viên của Triều Tiên tham dự ASIAD 17 Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Quốc? Triều Tiên bắt người dân xem tivi TQ không dùng điều khiển Hành động lịch thiệp của Nam Triều Ngày 2/9/2014, một số tờ báo của Hàn Quốc đưa tin Seoul đang lên kế hoạch hỗ trợ một phần kinh phí cho đoàn thể thao của Triều Tiên khi tham gia ASIAD 17 được tổ chức tại thành phố Incheon của Hàn Quốc từ 19/9 đến 4/10/2014. Một số quan chức của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên không có ý kiến gì về số tiền được tài trợ. Seoul cũng nhấn mạnh việc hỗ trợ tài chính này sẽ không ảnh hưởng gì đến các thông lệ trong mối quan hệ Liên Triều. "Số tiền tài trợ không phải là toàn bộ, nhưng sẽ là một sự hỗ trợ rất lớn tới đoàn Triều Tiên để đảm bảo thành tích tốt nhất cho các vận động viên khi không phải lo ngại về vấn đề kinh phí. Có tổng cộng 273 vận động viên và quan chức Triều Tiên sẽ tới tham dự" - một quan chức của Hàn Quốc giấu tên cho biết. Sân vận động chính của ASIAD 17 tại Incheon, Hàn Quốc Trước đó, Triều Tiên đã có ý định hủy tham dự ASIAD 17 với lý do căng thẳng giữa hai bên. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kinh tế mới là vấn đề của đoàn vận động viên này chứ không phải chính trị. Đồng thời, hành động của Hàn Quốc đã cho thấy một sự lịch thiệp và thiện chí cần thiết trong việc làm giảm căng thẳng vấn đề của bán đảo Triều Tiên. Bởi chỉ cách tuyên bố của các quan chức Hàn Quốc về việc tài trợ kinh phí một ngày, ngày 1/9, Triều Tiên đã bắn một tên lửa tầm ngắn ra vùng biển ngoài khơi phía Đông nước này (biển Nhật Bản). Được biết tên lửa này có tầm bắn khoảng 220km. Ba tuần trước, Triều Tiên cũng đã bắn 5 quả tên lửa tầm ngắn ra vùng biển này. Triều Tiên đẩy nhanh quá trình 'thoát Trung' Hàn Quốc có tranh thủ Triều Tiên thoát Trung? Thực tế cho thấy, mối quan hệ liên Triều dù còn nhiều căng thẳng nhưng từ thời điểm ông Kim Jong-Un lên nắm quyền, ngoài những cuộc tập trận tên lửa, pháo binh, hay những chỉ trích đầy gây hấn là bề nổi, thì thực tế, mối quan hệ giữa hai miền đã có những sự cải thiện đáng kể. Đáng chú ý nhất trong diễn biến này là việc ngày 14/8/2014, Triều Tiên đã lên tiếng kêu gọi Hàn Quốc gỡ bỏ các lệnh cấm vận kinh tế, ngừng các cuộc tập trận với Mỹ, yêu cầu Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên... và hai miền sẽ bước sang một trang sử mới cho quan hệ liên Triều. Tất nhiên điều này mâu thuẫn nghiêm trọng tới lợi ích Mỹ và an ninh Hàn Quốc, nhưng dù sao, Bình Nhưỡng đã có sự mở lời và đây là cái giá cho một nền hòa bình lâu dài, thậm chí là tương lai cho thống nhất. Dù nó chưa thể xảy ra trong hiện tại, nhưng chắc chắn, Seoul sẽ xem xét sự thực lòng của Bình Nhưỡng. Quân đội Triều Tiên bắn rocket Phải nói rằng để mối quan hệ liên Triều cải thiện được như vậy cần nhờ đến công lao của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un. Dù khó tin nhưng đó là sự thật, bởi chính nhà lãnh đạo này đang theo đuổi chính sách "thoát Trung" và đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại. Triều Tiên đã có một loạt các biện pháp nhằm giảm lệ thuộc vào Trung Quốc và đòi thêm quyền lợi cho mình như tăng thuế xuất khẩu tài nguyên, thuế môi trường... Sản lượng ngũ cốc Triều Tiên nhập khẩu từ Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đã giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu được Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc công bố hôm 30/7, Triều Tiên nhập 58.387 tấn ngũ cốc từ Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm 53% so với con số 124.228 tấn được ghi nhận cùng kỳ năm 2013. Thậm chí, Triều Tiên còn đầu tư gia tăng sức mạnh cho quân đoàn số 12 từ năm 2010, có nhiệm vụ giám sát và ứng phó với mọi diễn biến bất thường từ Trung Quốc. Ông Kim Jong-un cũng quyết định thay đổi hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành trên tờ tiền của Triều Tiên với quyết tâm thoát khỏi bóng cây đa cây đề của ông cha. Việc thanh trừng người chú quyền lực Jang Song-thaek cũng là một trong những minh chứng rõ nhất chính trị của Triều Tiên đã không cần tới sự kiểm soát của Bắc Kinh. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát một cuộc tập trận của quân đội Đồng thời, Bình Nhưỡng mở rộng những mối quan hệ của mình không ngừng. Tiêu biểu vào tháng 8/2014, Nhật Bản đã xóa bỏ một số lệnh cấm vận đơn phương lên Triều Tiên. "Sân sau" của Trung Quốc tại Đông Bắc Á ngày càng bất ổn với một Kim Jong-un khó lường. Nhà lãnh đạo này vẫn lệnh cho quân đội tập trận, vẫn thử nghiệm tên lửa và vũ khí hạt nhân, nhưng cũng không ngừng kêu gọi những sự hỗ trợ từ bên ngoài, thậm chí là các quốc gia mang tính "thâm thù" như Nhật Bản. Dường như nhà lãnh đạo của miền Bắc đang theo đuổi chính sách tự lực tự cường một cách đầy quyết liệt. Vũ khí hạt nhân chính là át chủ bài để Triều Tiên tự chủ, song song với những tuyên bố cứng rắn để bảo vệ thể chế chính trị. Còn tự cường, có lẽ Bình Nhưỡng đã mất lòng tin vào Bắc Kinh và tìm kiếm sự đa phương hóa. Chiến lược này của ông Kim Jong-un đã để mở ra cơ hội cho tương lai hòa bình thực sự trên bán đảo Triều Tiên. Và có lẽ Hàn Quốc sẽ tận dụng thời cơ ấy để từng bước một giành được niềm tin. Dù sao họ cũng là những người đồng bào, và sẽ chẳng bên nào muốn chiến tranh. Trung Quốc có đủ can đảm buông Triều Tiên? Đỗ Minh Tú ================== Tốt lắm! Lão Gàn có thể xác định rằng: Việc tìm cách thoát khỏi quỹ đạo Tung Cóoc có từ thời ngài Kim Jong Il lận. Chính vì ngài nhận thấy người con trai út của ngài có khả năng thực hiện diều này, nên đã "bỏ trưởng. lập thứ" để đại tướng Kim Jong Il tiếp tục ý chí của ngài. Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rùi, ngay trong topic này. Cố gắng lên quý vị! Lão Gàn xin chúc lành đến các bạn Cao Ly. Nhưng lưu ý các bạn rằng: Thời gian nên gấp rút một tý, nếu không chẳng may "canh bạc cuối cùng" diễn ra thì lộn xộn lắm. Quí vị ở hai miền Cao Ly nên chuẩn bị sẵn cho tình huống này.2 likes
-
Quán vắng!
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chủ nghĩa duy vật tâm linh hay "nồi thắng cố triết học"? Đỗ Kiên Cường Thứ hai, 01 Tháng 9 2014 20:20 Văn hóa Nghệ An online ngày 21-8-2014 đăng tải bài viết Chủ nghĩa duy vật tâm linh, tại sao không? của Hồ Bá Thâm nhằm phản bác quan niệm của tôi và biện minh cho sự cần thiết của “triết thuyết” của ông. Như đã nhận xét trong bài Tiếp cận duy vật về tâm linh hay tiếp cận phản khoa học và vẽ rắn thêm chân (VHNA online, 28-8-2014), tôi cho rằng đó là một quan điểm phản khoa học, vì tâm linh theo nghĩa thiêng liêng hóa sự bí ẩn của vũ trụ và niềm tin vào sự thiêng liêng đó (theo Hồ Bá Thâm) là một quan điểm duy tâm về mặt triết học, nên không thể có sự kết hợp mang tính quái thai như vậy được. Ngay một bạn đọc bình thường như Phan Lan Hoa (tự nhận) cũng thấy việc ghép duy vật với tâm linh là không thể được trên quan điểm nhận thức (VHNA online, 27-8-2014); vậy mà một tiến sỹ triết học như Hồ Bá Thâm lại ra sức trích dẫn các nguồn tài liệu phi chính thống (tôi nhấn mạnh điều này) để bênh vực cái quái thai đó thì thật là kỳ quặc. Vậy chúng ta hãy xem xét “nồi thắng cố triết học” của Hồ Bá Thâm thêm một lần nữa. Thắng cố (gồm tất cả các bộ phận của ngựa hoặc trâu bò nấu chung một nồi; có thể có thêm rau) là một món ăn truyền thống trong các ngày lễ của người dân tộc; vậy nồi thắng cố “duy vật tâm linh” của Hồ Bá Thâm có thể trở thành một món ăn trên bàn ăn triết học hay không? Theo Hồ Bá Thâm, duy vật tâm linh có thể là một triết thuyết, vì theo ông, “chủ nghĩa duy vật tâm linh” tập trung nghiên cứu cấp độ (chiều dọc) vũ trụ - nhân sinh thì có ba vấn đề sau đây: i) Tâm vũ trụ - từ khái niệm của đạo Phật; ii) Tâm của con người, ý thức chiều sâu; iii) Cõi thiêng. Tâm linh theo nghĩa rộng là cả ba cấp độ ấy, còn theo nghĩa hẹp là cấp độ ba. Còn nghiên cứu cấp độ khác (chiều ngang): thì i) nghĩa rộng của tâm linh là toàn bộ đời sống tinh thần, nhưng ở chiều sâu sự tâm diệu, linh diệu, cao cả của nó; ii) chiều trung/vừa là cấp độ linh diệu và thiêng hóa đời sống tinh thần; iii) hẹp nhất là nghiên cứu vấn đề sau cái chết, nhưng không chỉ vấn đề linh hồn mà cả tín ngưỡng thờ phụng”. Có thể nhận xét gì về quan niệm đó? Có lẽ tác giả cũng không thật rõ mình đang nói gì. Còn tôi thì chỉ nhận thấy Hồ Bá Thâm tư duy lộn xộn, nhầm lẫn và phản khoa học, thể hiện ở các mặt như sau: 1) Xem “tâm vũ trụ” là một đối tượng để nghiên cứu (chứ không phải để phản bác) của chủ nghĩa duy vật; trong khi đó là một quan điểm duy tâm (tôi sẽ nói kỹ hơn ở phần sau); 2) Xem “cõi thiêng” cũng là một đối tượng của duy vật luận, cho dù đi kèm với tính từ tâm linh; 3) Phải chăng “cõi thiêng” không phải là một cõi nằm trong tâm trí con người? 4) Cái mà tác giả gọi là cấp độ “chiều ngang” thì khác gì với “tâm của con người, ý thức chiều sâu” hoặc “cõi thiêng” theo cấp độ “chiều dọc”?; và 5) Tín ngưỡng thờ phụng là tín ngưỡng, tức chuyện tin hay không tin, tại sao lại mang ra bàn như một vấn đề khoa học mang tính thực chứng, tức chuyện đúng hay không đúng? Và tôi phải thú thực với bạn đọc rằng, mỗi khi đọc Hồ Bá Thâm, tôi lại mỏi tay vì phải giơ tay chào Rutherford, do luôn nhớ tới quan niệm về sự đơn giản trong lập luận của ông (chưa biết cách diễn giải đơn giản chứng tỏ chưa nắm được vấn đề cần diễn giải)! Để tránh hiểu lầm, tôi thấy cần nói rõ một vấn đề. Đó là bàn luận (mang tính duy vật) về việc tại sao lại xuất hiện vấn đề “tâm vũ trụ” và bàn luận để biện minh và giải thích cho “tâm vũ trụ” (tuy cũng mang danh duy vật) là hai trường hợp khác hẳn nhau. Trường hợp đầu là duy vật; còn trường hợp sau là duy tâm (về mặt nhận thức luận). Trong các bài viết của mình, Hồ Bá Thâm luôn muốn chứng tỏ sự tồn tại của “tâm vũ trụ” (chẳng hạn cách diễn giải “còn tâm - vật vũ trụ là đồng thời” trong bài Tâm linh và hướng tiếp cận duy vật về tâm linh (Thông tin và bình luận),VHNA online, 16-8-2014). Xem vũ trụ cũng có tâm, đồng thời và song song với vật, đó chính là nhị nguyên luận duy tâm, thưa ông Hồ Bá Thâm. Và để giải quyết trường hợp đầu, thì chỉ cần chủ nghĩa duy vật hiện có là đủ, chứ không cần đến nồi thắng cố “duy vật tâm linh”! Để thấy rõ sai lầm của Hồ Bá Thâm, tôi muốn trình bày một số vấn đề như sau. Nếu bạn đọc thấy chúng sơ đẳng đến mức nhàm chán thì tôi thành thực xin lỗi. Duy vật và duy tâm như vấn đề trung tâm của triết học: Đây là điều mà mọi bạn đọc bình thường đều biết. Chúng ta cũng đều biết rằng, nhất nguyên luận duy vật xem vật chất có trước và quyết định ý thức; còn nhất nguyên luận duy tâm xem ý thức có trước và quyết định vật chất. Nhất nguyên luận duy tâm có hai phiên bản, hoặc xem ý thức có trước và quyết định vật chất, hoặc xem vũ trụ tự có ý thức (phiếm thần luận). Ngoài ra còn có nhị nguyên luận duy tâm, xem vật chất và ý thức xuất hiện đồng thời với nhau. Tôi xin lưu ý thêm một lần nữa rằng, duy vật và duy tâm là hai quan điểm triết học đối lập nhau như nước với lửa, nhưng chỉ theo nghĩa bóng (chấp nhận quan điểm này đồng nghĩa với bác bỏ quan niệm kia), chứ không theo nghĩa đen (nước và lửa triệt tiêu nhau!). Tôi từng nói trong một cuộc gặp mặt tại nhà riêng nhà văn Đỗ Viết Nghiệm (có mặt nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên, nhà văn Anh Đức và nhà văn Văn Lê) rằng, tôi là một người duy vật, nhưng tôi tôn trọng niềm tin của những người duy tâm và hy vọng niềm tin cá nhân của tôi cũng được tôn trọng như vậy. Vì thế quan niệm của Hồ Bá Thâm, xem chủ nghĩa duy vật cứ thấy ai khác mình là phang (!) là một quan niệm quá ư lạc hậu và thiếu biện chứng. Nói chung về mặt tổng quát thì ai cũng đồng ý với cách phân biệt duy vật - duy tâm như trên. Tuy nhiên khi đi vào các vấn đề cụ thể, sự khác biệt có thể xuất hiện ngay lập tức. Chẳng hạn nhiều bạn đọc rất lưu tâm tới lý thuyết lượng tử của ý thức mà không biết rằng, lý thuyết của Penrose hoặc Hameroff chính là một kiểu nhị nguyên luận duy tâm, khi xem thế giới lượng tử có trước và sau đó sinh ra vật chất và ý thức đồng thời (xem Danah Zohar, Consciousness and Bose-Einstein condensates, in: Toward a Science of Consciousness: The First Tucson Discussions and Debates, Hameroff SR, Kaszniak AW, Scott A (editors), MIT, 1996, pp 439-450). Tôi từng vất vả thuyết phục một số sinh viên chuyên ngành vật lý lý thuyết tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, rằng đó là một quan niệm sai lầm (do sinh viên vật lý thiếu kiến thức thần kinh học, giống như trường hợp Hồ Bá Thâm). Hoặc khi bàn về then máy tạo hóa, với quan điểm vũ trụ cũng có ý thức (“tâm vũ trụ”), chính Hồ Bá Thâm cũng là một nhà duy tâm 100%, chứ không phải là nhà duy vật như ông tự nhận! (Tôi sẽ bàn về quan niệm tâm vũ trụ của ông sau). Vật chất sinh ra ý thức như thế nào? Sau khi đã thống nhất về bài toán duy vật - duy tâm như vấn đề trung tâm của triết học, quan điểm về bản chất của vật chất và ý thức, cũng như quan điểm về việc vật chất sinh ra ý thức (hoặc ý thức sinh ra vật chất) như thế nào, bắt đầu phân kỳ mạnh mẽ, tùy thuộc vào góc nhìn của từng học giả. Nếu xem ý thức có trước và quyết định vật chất (duy tâm luận), thì không cần đặt ra các câu hỏi khoa học về việc ý thức tạo ra vật chất như thế nào nữa. Khi đó một nguyên lý sáng tạo, một ý niệm tuyệt đối, hoặc một Đấng sáng tạo tối cao, toàn lực và toàn thức, có thể tạo ra mọi thứ dễ như lấy đồ trong túi (mặc dù nhà toán học Penrose, tác giả của thuyết lượng tử của ý thức, không đồng ý như vậy, khi tính được rằng, xác suất lựa chọn một vũ trụ như vũ trụ của chúng ta nhỏ đến mức ngay cả Thượng Đế cũng khó lòng thực hiện!). Và chúng ta cũng không cần đến khoa học nữa, khi chỉ cần nói “Trời sinh ra thế” mỗi khi đối mặt với một câu hỏi khó trả lời, giống như chàng rể nông dân trong chuyện dân gian. Với phiếm thần luận (xem vũ trụ tự có ý thức) hoặc nhị nguyên luận duy tâm (vật chất và ý thức xuất hiện đồng thời từ thế giới lượng tử) thì sao? Thoạt nhìn thì thấy, về mặt triết học, do là các nguyên lý nguyên thủy, nên chúng ta chỉ có thể thừa nhận hoặc bác bỏ chúng mà thôi. (Khi công nhận hoặc bác bỏ một giả thuyết, chúng ta phải tìm hiểu và phân tích nó bằng các giả thuyết cơ bản hơn. Nhưng với một giả thuyết nguyên thủy, tức cơ bản nhất, chúng ta không thể phân tích nó, vì không có các giả thuyết cơ bản hơn để mà phân tích). Tuy nhiên, nếu thống nhất được quan niệm về vật chất và ý thức, chúng ta sẽ thấy hai quan niệm duy tâm này sai trên phương diện khoa học. Vậy vật chất là gì? Cần phân biệt vật chất như một khái niệm vật lý học (tôi xin giới hạn ở 12 hạt cơ bản và 4 trường tương tác giữa chúng, cũng như toàn bộ vũ trụ xuất hiện do sự tương tác đó, kể cả bản thân con người với mọi sắc thái sinh học và môi trường) với vật chất như một phạm trù triết học. Rất nhiều người không phân biệt được điều này, chẳng hạn vị phó chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Rumani như tôi từng nhận xét. Nếu phân biệt như vậy, theo tôi quan niệm của Lenin là một chuẩn mực chưa bị/được vượt qua. Lenin xem vật chất là tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và được phản ảnh trong ý thức. (Trong bài trước, tôi đã viết nhầm “đối lập” thay cho “độc lập”, thành thực xin lỗi độc giả). Tôi đã viết về sự chuẩn mực, đơn giản và rõ ràng của quan niệm này (xin hãy nhớ đến Rutherford!), nên không nhắc lại ở đây. Tôi chỉ muốn nhắc tới ý kiến của Hồ Bá Thâm: “Chính Đỗ Kiên Cường đã quên một vế (ĐKC đã hiểu không đầy đủ). nên có điểm sai lệch (“vật chất đối lập với ý thức, cũng có nghĩa ý thức không thể là vật chất”) khi giải thích định nghĩa “vật chất” của Lênin, nên không thấy ràng, giữa vật chất và ý thức không chỉ đối lập/khác nhau mà còn thống nhất, đồng nhất với nhau.Hình như người ta chỉ nhấn mạnh sự đối lập, khác nhau là duy nhất (“vật chất đối lập với ý thức, cũng có nghĩa ý thức không thể là vật chất”- ĐKC) mà quên sự thống nhất, đồng nhất tương đối giữa vật chất và ý thức”. Tôi cho rằng người hiểu không đầy đủ chính là Hồ Bá Thâm, chứ không phải tôi, thể hiện trên hai khía cạnh sau: 1) Khi cho rằng vật chất và ý thức đồng nhất với nhau, mặc dù có học vị tiến sỹ triết học, nhưng ông đã chứng tỏ mình không hiểu triết học. Khi vật chất và ý thức là một thì có còn bài toán duy vật - duy tâm như vấn đề trung tâm của triết học nữa hay không?; 2) Tính thống nhất giữa vật chất và ý thức thể hiện ở chỗ, vật chất sinh ra ý thức; và ý thức chỉ có thể tồn tại trong một cấu trúc vật chất thích hợp là bộ não đang hoạt động (với mọi sắc thái tự nhiên và giáo dục, sinh học và môi trường). Và điều này hoàn toàn phù hợp với cặp phạm trù cấu trúc - chức năng trong sinh học. Điều đó cũng có nghĩa, linh hồn như một sự sống sau cái chết là một quan điểm sai lầm cả về các mặt triết học (duy vật) và sinh học, thưa ông Hồ Bá Thâm! Và ông là nhà triết học kiểu gì mà cứ quan niệm ý thức chính là vật chất (!) như vậy? Còn ý thức thì sao? Thật đáng tiếc là không có một quan niệm đơn giản và rõ ràng như quan niệm của Lenin về vật chất. Tuy nhiên theo tôi, có thể quan niệm ý thức là sự phản ánh hiện thực trong tâm trí, là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, là đặc trưng hợp trội của bộ não con người, cấu trúc vật chất phức tạp nhất tự nhiên. Tôi xin nhấn mạnh quan niệm ý thức như đặc trưng hợp trội của bộ não, một quan niệm xuất phát từ lý thuyết các hệ thống phức tạp. Bạn đọc quan tâm có thể tìm bài viết của tôi Hợp trội luận và quy giản luận: Đối lập và song hành trên mạng để tìm hiểu thêm về hợp trội (emergence). Đây là những gì tôi đã viết trong bài viết đó: “Jeffrey Goldstein tại Khoa kinh doanh, Đại học Adelphi là người đưa ra quan niệm hiện đại về khái niệm trên tạp chí Emergence, năm 1999. Theo ông, có thể định nghĩa emergence là “sự nổi lên của các cấu trúc, hình thái hay tính chất mới và cố kết trong quá trình tự tổ chức của các hệ thống phức tạp”. Để làm rõ quan niệm của Goldstein, Peter A. Corning, 2002, viết cụ thể về các “chất lượng”của emergence như sau: “Các đặc trưng chung là: 1) Tính mới triệt để (những đường nét chưa hề thấy trong hệ); 2) Sự cố kết hay mối tương quan (theo nghĩa một toàn thể duy trì trong một thời gian nào đó); 3) Một mức độ toàn cục hay vĩ mô (như một tính chất mang tính toàn cục); 4) Là sản phẩm của quá trình động lực (tiến hóa); và 5) Có tính “thể hiện”- (nên) có thể được cảm nhận”. Là người vẫn tin ở các nguyên lý căn bản của triết học duy vật biện chứng, người viết bài này cho rằng, quan niệm emergence không phải cái gì khác, mà chính là quy luật lượng - chất của phép biện chứng Hegel, theo đó những biến đổi về lượng sẽ dẫn tới những biến đổi về chất và ngược lại. Duy vật luận biện chứng cho rằng, vật chất vận động sẽ tạo ra các hình thái hay chất lượng mới mỗi khi có sự biến đổi vượt ngưỡng về lượng. Những phát triển mới trong khoa học về sự tự tổ chức, về các hệ thống phức tạp, về tiến hóa vũ trụ, sinh giới và xã hội…cho thấy quan niệm như thế là đúng đắn”. Nói cách khác, ý thức không phải cái gì khác, mà là một đặc trưng hợp trội, xuất hiện do sự tự tổ chức của một hệ thống phức tạp nhất tự nhiên là bộ não con người, với mọi sắc thái tự nhiên và giáo dục, sinh học và môi trường (xin hãy nhớ lại hai minh họa về vị mặn của muối và thực tế ảo trong máy tính mà tôi từng nhiều lần nhắc tới). Nói cách khác, khoa học hiện đại ủng hộ quan điểm của duy vật luận biện chứng. Đó là quan điểm của các khoa học hình thức hoặc kiểu hình thức (như triết học, logic học, toán học hoặc lý thuyết hệ thống, là các khoa học quan tâm chủ yếu tới các quy luật chung của sự vận động của vật chất và ý thức). Tuy nhiên trên phương diện các khoa học sự sống, như thần kinh học hoặc các khoa học tâm trí, ý thức xuất hiện như thế nào vẫn là một bài toán hết sức nan giải. Tôi xin trình bày sơ lược sự nan giải của vấn đề qua trường hợp bộ não cảm nhận vị mặn của hạt muối. Khi chúng ta nếm muối, tinh thể NaCl sẽ tương tác với các thụ thể vị giác trên lưỡi, dẫn tới sự tạo thành các xung thần kinh, với các điện thế gợi (vị giác) cụ thể. Các nhà sinh lý học đã đo được chính xác các thế gợi giác đó. Các tín hiệu thần kinh đó sẽ tới trung khu vị giác trong não và được giải mã để chúng ta cảm nhận được vị mặn. Tín hiệu thần kinh, trung khu vị giác, sự tương tác và giải mã trong não thuộc đều phạm trù vật chất (nên có thể đo đạc được). Vấn đề ở đây là các quá trình vật chất đó (hình thành và giải mã xung thần kinh) biến thành ý niệm chủ quan (cảm nhận của chúng ta về vị mặn) như thế nào. Theo ngôn ngữ của nhà triết học Úc Chammers, nước biến thành rượu vang như thế nào? Theo Chammers, đó có thể là bí ẩn không có lời giải của khoa học; và nhiều học giả nổi tiếng đồng ý với ông. Chammers cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề, có lẽ cần xem ý thức là một thuộc tính cơ bản của vật chất, giống như điện tích hay khối lượng, một quan niệm mang hơi hướm lý thuyết lượng tử của ý thức. Tôi cho rằng đó là một quan điểm sai lầm, vì các hạt cơ bản, như điện tử hoặc photon, không thể có các đặc trưng mang tính ý thức được (xin xem thêm bài Tôi chọn cả Thượng Đế và khoa học trên Tia Sáng, 2003; hoặc phiên bản online trên mạng). Một số nhà khoa học, như triết gia Mỹ Dennet, cho rằng, bài toán đó không cần đặt ra, vì nước chính là rượu vang, rượu vang là nước. Mặc dù cuốn Ý thức đã được giải thích (Consciosness Explained) của ông bán được hơn 100.000 bản, thật khó đồng ý với ông. Nếu xem vật chất và ý thức đồng nhất với nhau, thì không còn bài toán trung tâm của triết học nữa, như tôi đã nhiều lần khẳng định khi trao đổi với Hồ Bá Thâm. Ở đây, duy vật luận hợp trội (emergent materialism) của Alwyn Scott mới là chuẩn xác. Tôi xin lưu ý bạn đọc thêm một lần nữa rằng, đó chính là quan điểm của duy vật luận biện chứng chứ không phải cái gì khác. Quan niệm về tâm vũ trụ: Khi nói về tâm vũ trụ, chúng ta không chỉ nói tới nhất nguyên luận duy tâm, mà còn nói tới giả thuyết của các nhà vật lý học cuối thế kỷ XX, như tôi đã viết trong bài Không có cái gọi là chủ nghĩa duy vật tâm linh. Tại sao lại mâu thuẫn như vậy? Lý do là giới vật lý từng ngạc nhiên khi thấy các hằng số vũ trụ dường như được lựa chọn thật cẩn thận để tạo ra con người, khi chỉ cần khối lượng hoặc điện tích của điện tử hoặc proton thay đổi vài phầm trăm thì vũ trụ đã diễn biến khác hẳn. Và con người đã không thể xuất hiện để mà băn khoăn tự hỏi, tại sao vũ trụ lại diễn biến như vậy. Quan điểm tâm vũ trụ hay ý thức vũ trụ đã ra đời trong vật lý hiện đại như vậy. Tuy nhiên, lý thuyết đa vũ trụ cho thấy, quan điểm mang hơi hướm tôn giáo như thế là một sai lầm, như tôi đã từng trình bày. Lý thuyết đa vũ trụ ra đời nhằm chống lại xu hướng tôn giáo hóa khoa học của một số nhà vật lý, khi họ xem vũ trụ được thiết kế nhằm tạo ra con người như vừa nói ở trên (nhà vật lý thiên văn Anh nổi tiếng Martin Ree là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ đa vũ trụ, multiverse, đối ngược với các đơn vũ trụ, universe, như Thiên Hà của chúng ta). Theo đó, do nguyên lý bất định Heisenberg, từ chân không lượng tử, các bong bóng năng lượng luôn xuất hiện và biến mất không ngừng. Xin lưu ý bạn đọc, trong vật lý, vật chất và năng lượng là một, do hệ thức Einstein E = mc2 (và do đó đều thuộc phạm trù vật chất của Lenin). Mỗi bong bóng là một vũ trụ với các hằng số vật lý và hệ quy luật riêng. Trong vô vàn các vũ trụ sinh diệt không ngưng nghỉ đó, tình cờ có một vũ trụ có các hằng số vật lý và hệ quy luật phù hợp để sự sống có thể hình thành và phát triển. Đó chính là vũ trụ của chúng ta. Một số nhà khoa học, như Trịnh Xuân Thuận trong cuốn Giai điệu bí ẩn năm 1988, cho rằng giả thuyết đa vũ trụ trái với nguyên lý tiết kiệm Ockham, một dẫn dắt quan trọng trong nhận thức luận phương Tây (giữa hai lý thuyết cùng không biết đúng hay sai, cần chọn lý thuyết đơn giản hơn, vì tự nhiên không phát triển quá mức cần thiết). Theo họ, tại sao lại mất công tạo ra vô vàn vũ trụ, mà chỉ một vũ trụ phù hợp với sự sống (điều trái với nguyên lý tiết kiệm). Tuy nhiên như giới đa vũ trụ đã phản bác, thực ra việc tạo ra vô vàn các vũ trụ không chủ đích (với xác suất luôn bằng 1) lại dễ dàng và tiết kiệm hơn so với việc thiết kế một vũ trụ có chủ đích (với xác suất cực kỳ nhỏ, theo tính toán của Penrose). Đó là lý do trong các tác phẩm gần đây, Trịnh Xuân Thuận không nhắc tới sự lãng phí của tự nhiên trong lý thuyết đa vũ trụ nữa. Đa vũ trụ ra đời như thế nào? Về mặt triết học, đó là câu hỏi có thể trả lời tương đối dễ dàng. Vật chất như một phạm trù triết học luôn tồn tại, còn vật chất như một khái niệm vật lý thì có thể lúc có lúc không, theo nguyên lý bất định Heisenberg. Khi vật chất vật lý xuất hiện, chúng ta có một vũ trụ hiện hữu; còn khi vật chất vật lý mất đi, vũ trụ hiện hữu lại quay về chân không lượng tử như một trạng thái tiềm. Chỉ cần có chân không lượng tử và nguyên lý bất định là vũ trụ có thể tự sinh tự diệt, như tôi đã viết trong bài Vũ trụ ra đời như thế nào? trên An ninh thế giới cuối tháng năm 2004 (bạn đọc có thể tìm bản online trên mạng). Bạn đọc có thể đặt câu hỏi, tại sao lại có chân không lượng tử và nguyên lý bất định để vũ trụ tự sinh tự diệt? Đó có phải là “tâm vũ trụ” (Hồ Bá Thâm) hoặc ý thức vũ trụ hay không? Câu trả lời của triết học duy vật biện chứng là không, vì cả chân không lượng tử và nguyên lý bất định đều thuộc phạm trù vật chất, vì đều là “tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và được phản ảnh trong ý thức”, theo quan niệm vật chất của Lenin. Thiên đường và địa ngục được sinh ra như thế nào? Câu trả lời thật đơn giản theo quan điểm duy vật biện chứng. Do sự tự tổ chức của vật chất mà ý thức xuất hiện như một hình thái hợp trội của bộ não. Và bộ não con người sản sinh ra tín ngưỡng và tôn giáo như sự thiêng liêng hóa những bí ẩn chưa được giải đáp của vũ trụ (tôi lưu ý quan niệm của Shermer, người giữ chuyên mục Nghi ngờ của tờ Người Mỹ khoa học, cho rằng khi cái biết gặp cái chưa biết là khi khoa học gặp tôn giáo). Nói cách khác, linh hồn bất tử, cõi thiêng, thiêng đường và địa ngục, thánh thần và ma quỷ,… nằm trong chính bộ não của chúng ta, chứ không phải trên đỉnh Olympus huyền thoại hay trong lòng dòng Hằng Hà hùng vĩ. Theo cách nói của Henri Bergson, lúc ông thì thầm trước khi nhắm mắt, “vũ trụ là một cỗ máy làm ra các thượng đế…”. Và chúng ta chỉ cần tiếp lời nhà triết học vĩ đạirằng, “….thông qua bộ óc con người” là thu được một bức tranh đầy đủ. Về quan niệm của Hồ Bá Thâm: Với những gì đã trình bày (và chưa trình bày), rất dễ dàng bác bỏ các quan niệm của Hồ Bá Thâm. Và theo tôi, chúng ta không cần phải phân tích chi tiết các bài viết của Hồ Bá Thâm, mà chỉ cần xem ông quan niệm về “tâm vũ trụ” như thế nào là đủ. Trong bài Tâm linh và hướng tiếp cận duy vật về tâm linh (Thông tin và bình luận), VHNA, 16-8-2014, Hồ Bá Thâm viết: ““trí tuệ vũ trụ” (tâm vũ trụ) thực ra chính là lôgích (các qui luật), là kết quả các tương tác, phụ thuộc và tương sinh, là các dạng cấu trúc và năng lượng, phản ánh, cảm ứng, hiệu ứng, thông tin/hay siêu năng lượng, phản ánh, cảm ứng, hiệu ứng, thông tin, tức không chỉ là dạng vật lý, sinh học mà cả dạng cao sâu hơn, nó là năng lượng phản ánh, cảm ứng, hiệu ứng, thông tin, tâm bản”. Bạn đọc có hiểu Hồ Bá Thâm định nói gì hay không? Tôi thì tôi chịu, tôi hoàn toàn không hiểu rốt cục tâm vũ trụ là cái gì, theo quan điểm của tác giả! Tại sao một vị tiến sỹ triết học, người đang muốn cải biến duy vật luận biện chứng, lại không biết cách trình bày để người khác hiểu ý mình như vậy? Theo tôi lý do căn bản là chính tác giả cũng không hiểu những gì bản thân đang nói, nên làm sao ông có thể giúp người khác hiểu được! Chúng ta có thể thấy rõ sự lộn xộn và phản khoa học trong quan niệm của Hồ Bá Thâm. Tại sao lại xem logic, tức luận lý, là các quy luật? Tại sao lại ghép “các dạng cấu trúc”, chứ không phải các cấu trúc, với năng lượng? Tại sao thông tin lại là siêu năng lượng? Dạng cao sâu hơn dạng vật lý và sinh học là dạng gì? Sâu hơn và cao hơn không phải là trái ngược nhau sao, theo cách tổ chức theo thang bậc của vật chất, và do đó của các khoa học nghiên cứu chúng? Và đặc biệt, tại sao “tâm vũ trụ” hay “trí tuệ vũ trụ”, một khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, lại chính là năng lượng, một khái niệm thuộc phạm trù vật chất (trong vật lý, năng lượng và vật chất là một, như tôi vừa nói ở trên) vv…và vv… Tôi nói quan niệm “duy vật tâm linh” của Hồ Bá Thâm là một nồi thắng cố triết học là vì vậy, khi trộn các phạm trù vật chất và tinh thần vào nhau. Và cuối cùng thì bạn đọc đã có thể hiểu tại sao tôi xem Hồ Bá Thâm đã và đang bị “tẩu hỏa nhập ma”! Tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận những gì tác giả viết; do đó tôi xin khảo sát xem Hồ Bá Thâm muốn nói gì đằng sau sự rắc rối, mù mờ, lộn xộn và khó hiểu đó. Với bạn đọc chưa có kiến thức cần thiết về triết học, vật lý học (từng được xem là triết học tự nhiên) và các khoa học sự sống, quan niệm của Hồ Bá Thâm có vẻ rất “cao siêu”. Tuy nhiên với tôi, do nắm được phần cốt yếu của hệ quan điểm duy vật biện chứng và các lý thuyết mới nhất về vũ trụ và về tâm trí, nên có lẽ tôi hiểu ý tác giả khi “đọc giữa hai hàng chữ”. Hồ Bá Thâm muốn nói tới hệ quy luật của vũ trụ, cái quy định cách thức vận động của vật chất trong vũ trụ, và cái then máy ẩn giấu sau sự biến hóa vô cùng đa dạng của tự nhiên. Tuy nhiên, do thiếu sức nặng trong hành trang kiến thức và sự bay bổng trong tâm hồn, nên ông không thể diễn đạt quan điểm của mình một cách rõ ràng và khoáng đạt. Để Hồ Bá Thâm có thể biết giới vật lý hiểu và diễn giải vấn đề một cách đơn giản và tường minh như thế nào, tôi xin giới thiệu cách trình bày của nhà vật lý thiên văn Martin Ree vừa nói ở trên.Đây là những gì ông viết trong bài Khám phá vũ trụ của chúng ta và các vũ trụ khác trên Người Mỹ khoa học, số 12-1999, trang 49: “Một ngày nào đó các nhà vật lý có thể tìm ra lý thuyết thống nhất mô tả mọi thực thể vật lý, nhưng họ có thể không bao giờ cho chúng ta biết cái gì đã thổi lửa vào các phương trình của họ và cái gì đã hiện thực hóa chúng trong vũ trụ hiện hữu”. (Nói một cách đơn giản thì ý của Martin Ree là cái gì đã buộc vũ trụ phải tuân theo các quy luật tự nhiên?). Và mặc dù cho rằng “trả lời chúng có thể là câu hỏi không bao giờ chấm dứt”, Martin Ree và các nhà khoa học như ông không bao giờ xem “cái gì đã thổi lửa vào các phương trình” là “trí tuệ vũ trụ” hoặc “tâm vũ trụ”, như Hồ Bá Thâm. Tôi cũng xin nói thêm rằng, tại phương Tây, khá nhiều học giả nổi tiếng, kể cả người đoạt giải Nobel, ủng hộ quan điểm vũ trụ được thiết kế (do nguyên lý sáng tạo tối cao, ý thức vũ trụ hoặc Thượng Đế). Và có hẳn một quỹ nổi tiếng là quỹ Templeton, với ngân quỹ khổng lồ (hơn ba tỷ đô la Mỹ vào năm 2013) và giải thưởng hấp dẫn (1.800.000 USD), tự đặt ra nhiệm vụ truy tìm mục đích của loài người và hiện thực tối hậu, trên cơ sở những “thông tin tâm linh mới” (new spititual information). (Thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin và thuyết đa vũ trụ xem sự sống và vũ trụ không có mục đích tính. Nói cách khác bản thân sự xuất hiện của vũ trụ và sự sống cũng chỉ là các sự biến ngẫu nhiên). Tuy nhiên họ đủ trí tuệ để không tự xem mình là một nhà duy vật như Hồ Bá Thâm. Để kết thúc bài viết, xin nhấn mạnh rằng, tôi hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn cá nhân của Hồ Bá Thâm. Nhưng tôi trân trọng đề nghị ông hãy chấm dứt việc tự xem mình là một người duy vật chủ nghĩa. TP Hồ Chí Minh, 1-9-2014 ======================= Ngày trước, nhà ngoại cảm Phan thị Bích Hằng có nói tới một cụm từ "khoa học tâm linh" tôi rất phản bác (Cũng trên diễn đàn này), mặc dù rất cảm tình với cô Hằng. Nay đến "chủ nghĩa duy vật tâm linh" thì buồn quá. Mặc dù tôi cũng rất cảm tình với bác Hồ Bá Thâm, vì viết lời tựa cho cuốn "Hà Đồ trong văn minh Đông phương" của tôi. Tôi hơi khó chịu với ông Đỗ Kiên Cường vì cũng hay phản bác tôi, nhưng lần này ông đúng về căn bản khi phản bác khái niệm "chủ nghĩa duy vật tâm linh". Bình luận của tôi chỉ giới hạn trong cụm từ này với khái niệm nội hàm của nó, bài viết tôi chưa xem hết.1 like -
Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”? 04/08 Phong Thủy 203,285 views Phong Thủy học đặc biệt nhấn mạnh phản quang là đại hung, gọi là “phản quang sát”. Vào thời cổ đại, phản quang phần nhiều là do ao đầm, sông ngòi bên ngoài vật kiến trúc tạo thành thuộc về phản quang tự nhiên, có lúc không có cách nào tránh được. Khi ảnh ánh nắng lay động chiếu vào phòng thì hình thành “phản quang sát”. Nếu là phản quang của sông ngòi chiếu vào phòng tức sản sinh ra ảnh sóng lay động không ổn định. Trên trần nhà trong phòng sẽ hình thành bóng nắng lay động, sẽ kích thích đến tinh thần con người khiến tinh thần căng thẳng. Thời gian dài con người sẽ sinh ra ảo giác khủng hoảng, đó là điềm báo trước của tai nạn. Theo quan điểm khoa học hiện đại ngày nay, tần số từ trường sóng quang và tầng số từ trường bình thường cơ thể con người khác nhau rất lớn; đặc biệt là khi có sóng quang mãnh liệt kích thích mắt, từ trường sinh ra của nó sẽ phá hoại từ trường bình thường của cơ thể con người, tức sẽ giống như một bình phong chắn hết sinh khí của tự nhiên ngoài cửa nhà, trên cơ bản phá hoại sự ngưng tụ & đường vào của sinh khí. Phản quang trong đô thị hiện đại có một phần lớn là do con người tạo ra thuộc về ô nhiễm quang. Đặc biệt có rất nhiều tòa nhà có kiến trúc tường bằng kính, ánh sáng phản chiếu của nó chiếu vào nhà ở đối diện, từ đó hình thành quang khúc xạ đối với các tòa nhà kiến trúc bên cạnh. Còn một số ô nhiễm ánh sáng là tầng trệt của tòa nhà dùng các loại đèn màu để làm bảng hiệu, công suất của bóng đèn làm bảng hiệu quá lớn, quá mạnh sẽ hình thành “phản quang sát”. Nhìn trực quan, một số phản quang tường thủy tinh và đèn quảng cáo bảng hiệu đều rất mãnh liệt, nó không chỉ kích thích mắt khiến con người cảm thấy khó chịu dẫn đến tinh thần con người nôn nóng, dần dần sinh ra tâm lý tinh thần trốn chạy. Dựa vào nghiên cứu khoa học hiện đại, có sóng quang có hại sẽ làm tổn thương đến tế bào não, tạo nên những bệnh phụ khoa ở phụ nữ như kinh nguyệt không đều. Vì thế, chọn nhà ở cần phải tránh sự xâm hại của các quang tuyến có hại. Nếu nhà ở có phản quang mãnh liệt chiếu vào phòng, cách chữa là: dùng rèm cửa dày & có màu tối. Bản thân màu tối cũng có thể hút một phần ánh sáng phản xạ, khiến ánh sáng phản xạ chiếu vào phòng ít đi. Cũng có thể dùng kính mờ làm giảm ánh sáng phản quang chiếu vào phòng. Nhưng cách tốt nhất là đặt chậu cây cảnh ở cửa sổ làm một bình phong tự nhiên che chắn ánh sáng phản xạ, lại có thể làm đẹp môi trường nhà ở, có thể nói là một công đôi việc. Nguồn: Tổng hợp =================== Trong lớp cao cấp của Phong Thủy Lạc Việt gọi hiện tượng này là "huyết ma đại sát'. Nhưng cách giải thích có khác đôi chút. Phong Thủy Lạc Việt cho rằng: Sở dĩ "Huyết ma đại sát" nguy hiểm vì sự tương tác với những hiệu ứng thay đổi của sóng quang. Tương ứng với hiệu ứng gương vỡ.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hiện vật không phép về đâu sau di dời? Cập nhật lúc 09:47 27/08/2014 KTĐT - Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng qua khảo sát sơ bộ có khoảng hàng chục ngàn cặp sư tử đá ngoại lai tồn tại trong di tích Việt. Bộ VHTT&DL đang quyết tâm loại bỏ hiện vật lạ, không phép này. Tuy nhiên, có nên lập kho chứa các cặp sư tử đá ngoại lai lại là vấn đề khiến người ta phải bàn cãi. Dời từ di tích về... công sở Không còn ngạc nhiên về việc Bộ VHTT&DL sẽ chấn chỉnh hiện vật ngoại lai sau Công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL. Bởi, một tuần sau khi công văn ra đời, không chỉ "khởi động" đoàn kiểm tra tại các di tích, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên còn khẳng định: "Sau khi khảo sát, đánh giá thực tế, tuyên truyền, vận động người quản lý di tích, thanh tra Bộ VHTT&DL sẽ xử phạt, cưỡng chế những đơn vị không chấp hành quy định. Hạn chót cho các đôi sư tử đá tồn tại trong di tích Việt là khoảng từ tháng 12/2014 - 1/2015". Đôi sư tử đá trước cổng chùa Gia Quất, quận Long Biên. Ảnh: Bảo Kha Bài toán đặt ra đối với người quản lý di sản là tìm nơi chốn cho các cặp sư tử đá sau di dời. Sau khi kiểm tra thực tế trưng bày đồ thờ tự tại đình và chùa Mộ Lao (Hà Đông, Hà Nội), đoàn thanh tra đã phát hiện 8 cặp sư tử đá, 2 bức tượng Quan âm, đèn đá, quả cầu đá... là hiện vật không phép, được yêu cầu di dời. Thế nhưng, ông Bạch Ngọc Thụy - Tổ trưởng Tổ Quản lý di tích đình và chùa Mộ Lao băn khoăn, ở Thủ đô "tấc đất tấc vàng", lấy đâu ra vị trí làm kho cho các hiện vật này? Trả lời báo chí trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ VHTT&DL sáng 26/8, ông Nông Quốc Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết: "Về nguyên tắc, hiện vật chưa được cấp phép sau cưỡng chế sẽ trả lại cho chủ nhân". Thế nhưng, khi mà cặp sư tử đá đã tồn tại trong di tích hơn 10 năm thì việc xác định chủ nhân của các hiện vật trên là ai, khó có đơn vị quản lý nào nắm được. Đó là chưa kể, nếu xác định được người hiến tặng, xét dưới góc độ tâm linh, không ai muốn nhận hiện vật do nhà chùa trả lại. Thế mới có chuyện, đôi sư tử đá ở chùa Gia Quất (quận Long Biên) vừa di dời khỏi di tích hôm 24/8 đã được chuyển đến cơ quan công sở, nơi cũng được Bộ VHTT&DL khuyến cáo không trưng bày sư tử ngoại lai. Vấn đề nhạy cảm Hiện nay, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề tìm nơi chốn cho hiện vật không phép. Ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai đề xuất: "Tôi cho rằng phải tiêu hủy. Hoặc đưa cả bầy lập thành công viên cho ai cưỡi, ai chơi thì tùy". Một nhà nghiên cứu cũng cho rằng, nên tập hợp cả chục ngàn đôi sư tử đá ở một địa điểm, để nhìn vào đó mà rút kinh nghiệm. Là một nhà nghiên cứu di sản lâu năm, PGS Trần Lâm cho rằng, ngành thủ công mỹ nghệ có thể tán toàn bộ số sư tử đá này, tái sản xuất ra các linh vật Việt theo mẫu đã được Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và Triển lãm thẩm định. Rõ ràng câu chuyện đằng sau các hiện vật ấy không chỉ là hình dáng, là số tiền vài chục triệu mua một cặp sư tử..., để có thể đập đi mà là sức mạnh vô hình của chủ nhân hiến tặng. Nói như một vị lãnh đạo Bộ VHTT&DL, việc di dời các cặp sư tử đá khỏi di tích là vấn đề nhạy cảm. Hiện nay, Bộ VHTT&DL yêu cầu Cục Di sản văn hóa không cứng nhắc theo kiểu hiện vật trả chủ nhân mà cần nghiên cứu từ trường hợp phát sinh tại thực tế để đưa ra các hướng dẫn di dời hợp lý cho địa phương. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Trị sự Hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu và sử dụng linh vật Việt. Linh Anh ================= Với cái nhìn của tôi thì suy cho cùng chẳng có cái gì của cái gọi là văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng tới văn hóa Việt cả, kể cả hình ảnh sư tử đá. Nguồn gốc sâu xa thì nó cũng thuộc về cội nguồn văn hiến Việt. Khí nền văn hiến Việt sụp đổ ở Nam Dương Tử vào thế kỷ thứ III BC thì nó bị biến tướng sau hơn 1000 năm Hán hóa. Nhưng tôi ủng hộ việc tống cổ các cặp sư tư đá ra khỏi đình chùa miếu mạo Việt của Bộ VHTT, vì tính biến thái của biểu tượng này trong quá trình Hán hóa, chứ không phải vì nó có nguồn gốc Hán. Hình tượng sư từ đá chỉ để dùng cho các cơ quan công quyền cao cấp và mang tính võ nghiệp - Chứ không thể tràn lan như vậy. Về góc độ phong thủy hình tượng sư tử đá đặt ở cổng rất nguy hiểm vì tính xung sát của hình tượng sư tử bị biến thái vì Hán hóa này. Theo quan sát của cá nhân tôi thì có thể nói: Hầu hết những doanh nghiệp dùng sư tử đá đều ngắc ngoải hoặc phá sản. Những con sư tử đá này nên chôn, hoặc xếp chung vào một nơi nào đó tùy địa phương, hướng về phương vị cần sự dữ dằn của nó. ========== PS: Nhà tôi không trấn yểm bằng sư tử đá, mà chỉ có bốn cụ cóc ở cổng và cửa.1 like -
Trích: THIÊN-VĂN LỊCH TOÁN tác giả: GS Nguyễn Hữu Quang Xin hỏi các giáo sư Sử học VN đoạn văn trong "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162) có được coi là "cơ sở khoa học" không? và nếu không thì "cơ sở khoa học" trong lĩnh vực Lịch sử là gì? Kiểu gì thì cái quan niệm thuyết Âm Dương Ngũ hành của Tàu sẽ là một sai lầm ngu nhất mà tất cả những ai cho là như vậy. Nó càng tệ hại hơn khi những người có quan niệm này thuộc hàng giáo sư tiến sĩ. Họ không đủ tầm để hiểu rằng: Ngay cả đoạn trích dẫn sách của giáo sư Nguyễn Hữu Quang, - cũng quan niệm lịch Tàu có từ thời Hoàng Đế - Nếu quan niệm của đẳng cấp giáo sư này là đúng (Vì đã là giáo sư thì cứ phải từ đúng trở lên) - thì nó sẽ bác bỏ tất cả lịch sử thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng được coi là của Tàu - có từ thời vua Đại Vũ, sau Hoàng đế 1000 năm. Bởi vậy, kiểu gì họ cũng nói ngọng hết. Này! Chính người Tàu bây giờ cũng đã khiêm tốn và tỏ ra khách quan khoa học, khi thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ, thì các vị luôn có tư duy coi văn minh Tàu là cội nguồn của văn minh Đông phương hãy suy nghĩ lại đi. Nếu không thì quí vị sẽ tự chứng minh mình là đầu đất sét.1 like
-
Mốt săn linh vật thịnh lộc của đại gia 19:48 ngày 26 tháng 08 năm 2014 Với những đại gia này, đeo trên người một linh vật đã ếm bùa không chỉ là chuyện tâm linh mà còn là một thứ mốt trang sức thể hiện đẳng cấp. Rất nhiều phi vụ làm ăn bị từ chối hợp tác ngay trên bàn đàm phán chỉ vì một phía không có linh vật độ trì. Và không ít đại gia sẵn sàng chi hàng trăm triệu đồng để mua một bộ linh vật quý hiếm, không đụng hàng. Chân dung người quỳ thuê Trong vai một đại gia cần mua linh vật hộ thân, chúng tôi gọi điện thoại cho Nam và được hẹn gặp tại một quán cà phê nằm trên đường Nguyễn Hồng Đào (quận Tân Bình, TP.HCM). Dáng dấp nhỏ thó và lủng lẳng khắp người các loại dây cà tha, nanh heo, vuốt cọp khiến chúng tôi dễ dàng nhận diện Nam, đang ngồi khuất trong một góc vắng. Trên chiếc bàn của anh ta, chỉ có ly cà phê trong khi mọi người đều bày biện các vật phẩm trên bàn riêng để khách hàng lựa chọn. Nhận ra chúng tôi, Nam chào theo kiểu của dân tứ chiếng: dùng một chân đẩy cái ghế bên cạnh ra rồi phun cái giọng khê khê, ngọng líu: "Đại ca X. giới thiệu chứ gì? Lào, cần giề? (Nào, cần gì?)". Sau khi nghiêng đầu lắng nghe nguyện vọng của chúng tôi, Nam ngồi thẳng dậy rồi lôi từ chiếc túi xách cáu bẩn trong lòng ra đặt thành một đống trên bàn gồm những tượng Phật nhỏ bằng ngón tay, những mặt dây chuyền có in chân dung những vị sư, những sợi chỉ ngũ sắc, những gói vải vàng. Vẫn giọng khê nồng, Nam giải thích: "Đây nà (là) Amunet (amulet), bùa Thái Nan (Thái Lan). Đây nà Shaman của Nào (Lào). Cà tha của Miên. Lanh heo (nanh heo) này tuy nhỏ nhưng được đích thân cao tăng Miến Điện trụ trì chùa cổ Thái Nan Ayuthaya trì chú. Lanh heo lày dưới 1.000 đôna nà quên đi (Nanh heo này dưới 1.000 đôla là quên đi)". Chúng tôi vờ chăm chú xem chiếc nanh heo để kéo dài thời gian nhằm khai thác thêm những điều bí ẩn của giới kinh doanh linh vật. Kết thúc chuyện, chúng tôi tỏ ý muốn mua chiếc nanh heo giá… 10 USD. Có vẻ giận, Nam bấm điện thoại mắng sa sả người giới thiệu: "Sao mày dám giới thiệu cho bố cái thứ dấm dớ từ trên trời rơi xuống hố phân thế hả? Mày tưởng bố là dân lừa đảo à?…". Giới đại gia chơi bùa linh vật ở các tỉnh phía Nam đều biết đến tên Nam. Trước kia, Nam là một "tiểu gia" bất động sản ở Hải Phòng bị phá sản trôi dạt sang Lào làm cu li xây dựng gần 10 năm. Trong 10 năm đó, Nam kịp thọ giáo một pháp sư Lào nhưng chưa kịp học hết những pháp thuật bí truyền. Những món linh vật Nam thủ sẵn bên người để bán ngay cho người có nhu cầu. Năm 2012, tình cờ Nam gặp một đại gia Việt sang Lào tìm pháp sư cao tay xin bùa độ trì để chuẩn bị ký kết một hợp đồng… phá rừng. Đó là loại hợp đồng gần như không thể thực hiện. Vị đại gia này đã đeo bám đối tác suốt nửa năm không ăn thua nên đi tìm vận may trong huyền thuật. Nam đưa vị đại gia này đến gặp sư phụ. Sau khi múa may cúng kiếng, niệm chú, sư phụ của Nam đưa cho vị đại gia một bức tượng Phật nhỏ bằng đầu đũa, gọi là khoong hak sar và một lá bùa vải màu vàng. Vị đại gia đưa tiền đáp lễ nhưng vị pháp sư Lào cương quyết không nhận mà bảo khi nào bùa hiệu nghiệm hãy tính.Một tháng sau, vị đại gia này trở lại thăm vị pháp sư Lào với một xe lễ vật và cúng dường cả trăm triệu (tiền Lào). Ông ta hoan hỷ thông báo là đã ký kết được hợp đồng. Ít lâu sau, bỗng dưng vị pháp sư Lào hóa điên, cứ đâm đầu vào cột rồi chết. Còn vị đại gia thì ngày càng phất. Người ta tin rằng, vị pháp sư Lào bị thần thánh trừng phạt vì nhận tiền. Đến tận bây giờ, vị đại gia vẫn khư khư giữ bên mình linh vật khoong hak sar và lá bùa hộ mạng. Một nữ đại gia khu vực Tây Nguyên trả giá 100 triệu đồng nhưng ông ta cương quyết không bán. Trong một lần vị đại gia đi ăn nhậu tại một nhà hàng ở Gia Lai, bị kẻ trộm đánh cắp chiếc cặp táp. Ông ta đi trình báo với công an rằng chiếc cặp da chứa hàng trăm triệu đồng. Chỉ 1 giờ truy xét, công an đã bắt được kẻ trộm tại một khu nhà trọ. Khi khám chiếc cặp, ngoài một mớ giấy tờ không giá trị và một pho tượng Phật nhỏ xíu bằng đồng, công an không thấy tiền. Nghĩ rằng tên trộm đã tẩu tán số tiền, công an phường mời vị đại gia đến đối chất. Ngay khi nhận được chiếc cặp, thấy pho tượng Phật còn nguyên, vị đại gia vui mừng yêu cầu bãi nại lại còn đón taxi đưa gã trộm về nhà. Sau vụ trộm đó, vị đại gia đặt làm một sợi dây vàng đeo hẳn bảo bối vào cổ. Nữ đại gia vùng đất Tây Nguyên được vị đại gia trên chỉ đã sang Lào tìm Nam. Sư phụ chết, Nam chưa kịp học phép khoong hak sar. Nam đưa vị nữ đại gia sang Thái Lan tìm đến vài vị đồng môn của sư phụ thỉnh một loại linh vật khác. Theo "thánh luật", khi cầu xin linh vật, vị nữ đại gia phải ăn chay, quỳ niệm chú cùng sư ít nhất 4 lần trong chuỗi 45 ngày "luyện chú". Không thể bỏ công việc kinh doanh, vị nữ đại gia thuê Nam quỳ gối thay. Sau khi có linh vật, vị nữ đại gia phất nhanh như diều gặp gió. Lời đồn lan nhanh, Nam trở nên nổi tiếng trong giới nhà giàu. Thấy việc quỳ gối thuê cũng có ăn, Nam chuyên tâm môi giới linh vật, bùa hộ mạng Lào, Thái, Miên cho giới đại gia Việt. Người nào muốn thỉnh trực tiếp, Nam đưa đi tận nơi. Người nào không có thời gian quỳ niệm chú, chỉ việc ghi tên tuổi, cung mạng vào một tờ giấy, anh ta đi thỉnh giúp với chi phí trung bình khoảng 5.000 USD. Tranh thủ những chuyến quỳ thuê, Nam cầm sẵn một số linh vật. Với những doanh nhân loại nhỏ, ít vốn liếng thì Nam bán những linh vật có sẵn đó với giá từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu một món. Vì đắt khách, anh ta không ở một chỗ cố định mà lang thang suốt từ Nam chí Bắc. Những giai thoại thời hiện đại Rời quán cà phê, chúng tôi đến trụ sở công ty của Tâm - người giới thiệu chúng tôi với Nam. Tâm cho biết, Nam là một trong những cò chuyên môi giới săn lùng linh vật quý hiếm cho cánh đại gia Việt. Ngoài Nam còn có hàng tá nhân vật khác mà Tâm không nhớ hết tên. Linh vật Ganesa và một số linh vật sưu tầm của đại gia Tâm. Theo Tâm, hầu hết các đại gia ăn nên làm ra, ngoài sùng tín thuật phong thủy họ còn tin vào linh vật. Với họ, phong thủy chỉ giúp vượng tài, phát lộc chung chung cho cả gia đình, dòng họ. Linh vật mới có quyền năng hỗ trợ tuyệt đối cho cá nhân. Linh vật càng hiếm, công dụng càng cao. Họ cũng tin rằng, linh vật được các cao tăng, đại pháp sư ở các quốc gia Thái Lan, Lào, Miên, Nam Phi ếm bùa, thổi chú mới linh nghiệm. Khi có được linh vật, họ giấu rất kỹ. Nếu để lộ ra, đối thủ cạnh tranh biết được sẽ căn cứ vào đó phá ếm, họ sẽ đổ nợ hoặc gặp nhiều tai ương. Giới đại gia sùng tín thường kể với nhau về chuyện đại gia Tuấn đang xộ khám chỉ vì tặng linh vật cho người khác. Hồi làm ăn cò con, Tuấn sang du lịch ở một nước châu Phi mua được một linh vật được gọi là tumi. Đó là công cụ bằng vàng ròng có hình dáng như chiếc phay thợ hồ. Thuở xưa, trong các lễ an táng, các pháp sư Peru dùng tumi để cạy nắp sọ lấy não người chết ra. Người ta tin rằng, những ai sở hữu chiếc tumi sẽ được linh hồn những người chết phù hộ. Và người ta cũng tin rằng, ông Tuấn làm ăn ngày càng khấm khá là nhờ chiếc tumi linh vật. Hồi năm 2010, sau khi chiến thắng một hợp đồng lớn, ông Tuấn dùng chiếc tumi tạ ơn người giúp đỡ. Kể từ ngày chiếc tumi về với chủ mới, ông Tuấn liên tiếp gặp nhiều tai nạn mà người được cho cũng gặp không ít rủi ro. Đỉnh điểm tai nạn là ông Tuấn xộ khám. Sau đó, người chủ mới lo sợ đem chiếc tumi nấu thành vàng miếng, bán tháo. Đại gia Hòa ở miền Tây cũng sở hữu một linh vật do một vị cao tăng chùa Kh'mer tặng. Chưa ai từng trông thấy linh vật của vị đại gia này là món gì, hình thù ra sao nhưng vẫn cứ đồn đoán thành nhiều câu chuyện lạ. Chuyện đồn rằng, để làm linh vật hộ thân cho ông Hòa, vị cao tăng chùa Kh'mer đã bỏ ra 49 ngày nhập thất để niệm chú. Khi trao linh vật cho ông Hòa, vị cao tăng giữ lá bùa trong chánh điện. Một lần vô ý, ông Hòa để một phụ nữ ngồi lên chiếc túi chứa linh vật. Thế là lá bùa ở chùa phát hỏa thành đám cháy lớn, thiêu rụi cả ngôi chùa. Không biết câu chuyện này có bao nhiêu phần trăm sự thật nhưng Tâm khẳng định, ông Hòa có linh vật hộ thân chắc chắn 100%. Tâm đưa chúng tôi vào gian thờ tư gia rồi lôi từ trong tủ ra một lô linh tượng thể hiện thần Ganesa trong nhiều tư thế tọa thiền. Theo truyền thuyết Ấn Độ, thần Ganesa có đầu voi mình người, là con trai thần hủy diệt Shiva, được sinh ra từ mảnh vải áo của mẹ là Parvati. Thần Ganesa là chúa tể khôn ngoan, thông thái và phá bỏ những trở ngại. Vì thế, linh vật mang hình dáng thần Ganesa đều có công năng hộ độ cho những người chuẩn bị chuyến du hành, chuẩn bị thực hiện một phi vụ làm ăn, thậm chí chuẩn bị đi hỏi cưới vợ. Tuy nhiên, một bức tượng thần Ganesa chưa phải là linh vật nếu không có pháp sư hoặc cao tăng "luyện chú" thổi vào. Những tượng thần Ganesa chưa luyện chú chỉ đáng giá vài trăm ngàn. Mỗi một bức tượng thần Ganesa, Tâm đã phải bỏ ra suốt 2 tháng bay qua bay lại như con thoi giữa TP.HCM và ngôi chùa Rayon cách Pattaya hơn 100 km để cùng sư niệm Phật, trì chú. Nếu tính bình quân, Tâm phải bỏ ra gần 100 triệu để "luyện chú" cho linh vật của mình. Đó là lý do Nam có đất sống. Những doanh nhân không đủ thời gian để quỳ phục trước linh tượng đành phải chi tiền cho những người như Nam thực hiện. Dù đã được "luyện chú", vì một lý do nào đó linh vật không phát huy tác dụng, người sở hữu vẫn thất bại trong việc làm ăn đành phải bỏ để tìm linh vật khác. Đó là lý do Tâm có nhiều linh vật Ganesa. Một linh vật lôi kéo được tài lộc về cho thân chủ, sẽ trở thành món hàng vô giá đối với giới đại gia. Ròng rã hơn một năm nay, Tâm thay đổi hàng chục linh vật nhưng việc kinh doanh cũng chỉ nhàng nhàng. Hiện anh đang thuê Nam thay mặt sang Thái Lan luyện linh vật Amulet. Mấy ngày sau, chúng tôi có dịp gặp lại Nam. Lần gặp này có mặt Tâm nên Nam cởi mở hơn. Và kể cho chúng nghe những bí mật luyện linh vật của những bậc cao tăng Đông Dương. * Tên nhân vật đã được thay đổi Theo An Ninh Thế Giới =================== Ngày xưa, tôi không tin lắm vào bùa chú, huyền thuật, cho đến khi gặp một cao tăng. Ông ta chỉ biểu diễn vài chưởng tôi phục lăn và để ý tới môn này. Tôi cho rằng: Bùa tương tự như những mật khẩu dùng trong các chương trình máy tính. Ít nhất về mặt lý thuyết tôi giải thích như vậy. Còn với những linh vật tác động tời cuộc sống như bài viết này, nó cũng giống như những bảo bối trong các chuyện thần thoại, hay trong chuyện kiếm hiệp, chưởng....vv...Tôi cho rằng: Những bảo bối này chứa đựng những năng lương tương tác khác nhau và ảnh hưởng đến điều kiện môi trường của người sở hữu nó. Tất nhiên, cũng chỉ là một cách giải thích nhân danh Lý học Việt. Thí dụ như trong Phong Thủy Lạc Việt, ông Khiết chính là một dạng bảo bối. Tương tự như vậy, các vật phẩm phong thủy cũng chính là những dạng bảo bối cấp thấp. Nó chỉ phát huy tác dụng khi đặt đúng chỗ và trong một ngôi gia chuẩn về phong thủy. Với những ngôi gia không chuẩn về phong thủy thì những vật phẩm này không phát huy tác dụng. Nhưng với những linh vật trong bài viết này, tự thân phát ra năng lương tương tác - theo cách hiểu của tôi - thì khác hẳn các vật phẩm phong thủy. Tuy nhiên, những linh vật này được tạo ra chỉ la phương pháp ứng dụng, từ một nền tảng lý thuyết đã thất truyền. Do đó, tính linh nghiệm sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng người luyện linh vật và sự ứng dụng phương pháp được lưu truyền có đúng hay không, so với phương pháp đích thực được tạo ra từ các bậc cao nhân tạo ra nó từ hàng ngàn năm trước. Tôi không có khả năng tạo bảo bối như trong bài viết này, nhưng tính nhất thời để có khả năng tạo môi trường thuận lợi cho thân chủ trong một cuộc đàm phán thì có thể được. Cách đây nhiều năm, tôi có giúp cho một vị giám đốc nước ngoài thương lượng với hội đồng quản trị, nhằm giữ lại địa vị của mình, trong một hoàn cảnh không thể sửa chữa gì được của hội trường sẽ xảy ra cuộc thương lượng này. Nhưng đúng là "may thầy, phước chủ", cuộc thương lượng này có ăn uống trong khi đàm phán. Tôi nghĩ ra cách dùng nĩa muỗng, dao ăn bày trên bàn sao cho gây hiệu ứng có lợi cho thân chủ tôi, theo nguyên lý tương tác của ông Khiết trong phong thủy Lạc Việt. Vụ việc đạt hiệu quả tức thời, ông ta giữ lại được địa vị của mình. Nhưng phong thủy nhà ông ta lại rất xấu, mà ông ta lại không thể sửa. Nên sau này không biết số phận ông ta ra sao..1 like