• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/09/2014 in Bài viết

  1. NXB Springer: ĐH Tôn Đức Thắng không liên quan đến APJCEN Nguyễn Vũ Thứ Năm 14/8/2014, 17:03 (GMT+7) (TBKTSG Online) – Chủ sở hữu của tạp chí Asian-Pacific Journal of Computational Engineering (APJCEN) do GS Nguyễn Đăng Hưng làm Tổng biên tập là nhà xuất bản Springer, đại diện NXB này khẳng định trong một thư điện tử gởi cho TBKTSG Online. Ông Renate Bayaz, Giám đốc truyền thông của NXB Srpinger cũng cho biết trong hợp đồng thành lập tạp chí này, trường Đại học Tôn Đức Thắng không hề được nhắc đến. Thư của ông Bayaz là nhằm trả lời câu hỏi của TBKTSG Online rằng ai là chủ sở hữu, hay nói theo ngôn ngữ quen thuộc của Việt Nam, ai là cơ quan chủ quản của tạp chí APJCEN. Đây là câu hỏi then chốt trong vụ kiện do trường ĐH Tôn Đức Thắng khởi xướng đối với GS Nguyễn Đăng Hưng, trong đó ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng GS Hưng đã không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tạp chí APJCEN cho trường và “đã có dấu hiệu gian dối khi tự ý thỏa thuận về việc Nhà xuất bản Springer và ban biên tập sẽ là các nhà sáng lập song hành của tạp chí, gạt bỏ đi vai trò sáng lập của trường ĐH Tôn Đức Thắng”. Theo tường thuật của các báo, nội dung đơn kiện còn cho biết sau khi trường ĐH Tôn Đức Thắng và ông Hưng thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vào tháng 3/2014 thì ông Hưng đã dùng tên một trường đại học khác thay thế trường ĐH Tôn Đức Thắng trong vai trò là đối tác chính của tạp chí APJCEN. Chính vì thế trường ĐH Tôn Đức Thắng đã khởi kiện và “yêu cầu ông Hưng phải hoàn trả toàn bộ kinh phí mà trường đã đầu tư cho ông và cộng sự có liên quan để thực hiện việc xây dựng tạp chí APJCEN là 461.364.522 đồng”. Trong lá thư nói trên của NXB Springer, ông Bayaz kể GS Nguyễn Đăng Hưng, lúc đó là cố vấn cho trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng TS Lê Văn Út, giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng và lúc đó là trợ lý cho GS Hưng đã tiếp xúc với Springer và đưa ra đề án thành lập tạp chí APJCEN. Theo thỏa thuận xuất bản được ký giữa hai bên thì APCEN là tạp chí thuộc dạng “truy cập mở” (open access) – tức người đăng bài sẽ trả tiền. Theo trang chủ của tạp chí thì phí đăng bài vào khoảng 1.400 đô la Mỹ nhưng những nhà nghiên cứu từ các nước nghèo như Việt Nam thì được miễn khoản tiền này. Và trong thỏa thuận không hề nhắc đến trường ĐH Tôn Đức Thắng. Trong một email gởi TBKTSG Online, GS Nguyễn Đăng Hưng cũng khẳng định: “Theo thông lệ, những tờ báo khoa học lớn đều trực thuộc các nhà xuất bản lớn. APJCEN tuy mới ra nhưng cũng thuộc loại này. Một hợp đồng đã được ký kết giữa Ban biên tập (BBT, Editorial Board) mà tôi là đại diện và Springer trước khi tờ báo ra đời. Đây chính là hợp đồng sáng lập và những người ký tên đương nhiên là những nhà sáng lập. Không ai khác có thể tự xưng hay nhảy vào đòi được quyền sáng lập”. Trong khi đó đại diện trường ĐH Tôn Đức Thắng từ chối trả lời phỏng vấn vì cho biết tòa đang thụ lý. Như vậy có thể thấy vụ kiện giữa trường ĐH Tôn Đức Thắng và GS Nguyễn Đăng Hưng sẽ chỉ xoay quanh vấn đề liệu giữa hai bên có ai vi phạm hợp đồng lao động hay không mà thôi. Chuyện tranh chấp quyền sở hữu hay quyền định đoạt tạp chí APJCEN không được đặt ra. ========================== Chuyện lùm xùm này từ rất lâu, nhưng hôm nay Lão Gàn mới đưa vào "quán zdắng" để suy ngẫm. Cái nhà ông Nguyên Vũ này nói thế mà chí lý. "Pha học" hay không "pha học" thì cái zdấn đề ló lằm ở chỗ chất lượng bài viết, chứ không phải là do cái danh của tờ báo. Với một tờ báo lá cải, nhưng sau đó toàn là những bài viết chất lượng về những vấn đề khoa học kỹ thuật nóng thì tự nó sẽ nổi tiếng. Tức là phải có thực chất cái đã. Lão Gàn đang có tham vọng biến trang web lyhocdongphuong.org.vn thành một trang web thuần túy học thuật cao cấp trong nền tảng tri thức khoa học hiện đại.
    3 likes
  2. Trung Quốc muốn phá liên minh của Mỹ 05/07/2014 07:58 GMT+7 TT - Giới quan sát nhận định với chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Seoul, Trung Quốc muốn lôi kéo Hàn Quốc ra khỏi liên minh với Mỹ và Nhật để phá chiến lược “xoay trục châu Á” của Washington. Nhật sẽ thực thi quyền phòng vệ tập thể Chủ tịch Trung Quốc đến Seoul trước, Bình Nhưỡng sau Trung Quốc, Hàn Quốc thống nhất nhắc nhở Bình Nhưỡng Ông Tập Cận Bình phát biểu chỉ trích Nhật tại ĐH Quốc gia Seoul - Ảnh: Reuters Trước khi ông Tập đến Seoul, giới truyền thông Hàn Quốc đưa tin chính quyền Tổng thống Park Geun Hye đã bày tỏ hi vọng hai bên sẽ ra một tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên sau cuộc hội đàm giữa ông Tập và bà Park hôm 3-7, tuyên bố của hai nhà lãnh đạo chỉ có thông điệp chung chung là “cương quyết phản đối” vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Theo Yonhap, trong bài phát biểu ở ĐH Quốc gia Seoul hôm qua, ông Tập chẳng hề nhắc gì nhiều đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Thay vào đó, ông Tập khổ công kể lể những tội ác mà chế độ quân phiệt Nhật đã gây ra tại Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên ở nửa đầu thế kỷ 20. Tân Hoa xã còn đưa tin ông Tập đề xuất với bà Park rằng Trung Quốc và Hàn Quốc tổ chức chung hoạt động tưởng niệm 70 năm chiến thắng phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai vào năm 2015. Ý đồ chia rẽ Quyền phòng vệ tập thể của Nhật có lợi cho Hàn Quốc Trên báo Wall Street Journal, nhà phân tích quốc phòng Bruce Bennett của Hãng RAND Corporation cho rằng việc Nhật thực thi quyền phòng vệ tập thể chỉ có lợi chứ không có hại gì đối với Hàn Quốc. Bởi động thái của Nhật sẽ có lợi cho an ninh Đông Á. Trong trường hợp CHDCND Triều Tiên tấn công Hàn Quốc, Mỹ sẽ phải bảo vệ nước này và điều động lực lượng cực lớn tham gia chiến tranh. Mỹ sẽ phải sử dụng các căn cứ tại Nhật để hỗ trợ chiến dịch quân sự. Quyền phòng vệ tập thể của Nhật sẽ tạo điều kiện cho Mỹ làm như vậy. Những tuyên bố của ông Tập chắc chắn sẽ được dư luận Hàn Quốc hưởng ứng. Bởi quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc đang ở mức tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, chủ yếu do vấn đề quá khứ chiến tranh và vụ tranh chấp quần đảo Dokdo/Takeshima, hiện do Seoul kiểm soát. Cũng giống như Bắc Kinh, Seoul tỏ ra bồn chồn khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe công bố “cách hiểu mới” hiến pháp hòa bình Nhật, tạo điều kiện cho Tokyo thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Chuyên gia Frank Jannuzi, chủ tịch Tổ chức Mansfield Foundation, nhận định Trung Quốc “đánh hơi” thấy đây là một cơ hội tốt để phá vỡ thêm mối quan hệ giữa Nhật và Hàn Quốc. Còn báo New York Times của Mỹ dẫn lời ông Chun Yung Woo, cố vấn an ninh quốc gia của cựu tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak, như sau: “Ông Tập không muốn bỏ lỡ cơ hội đổ thêm dầu vào ngọn lửa bất đồng giữa Tokyo và Seoul. Trung Quốc đang cố lôi kéo Hàn Quốc càng xa Nhật và Mỹ càng tốt”. Seoul và Tokyo là hai đồng minh lớn nhất của Washington ở châu Á, và việc lợi dụng sự bất đồng giữa hai quốc gia này sẽ giúp Bắc Kinh chống lại chiến lược “xoay trục châu Á” của chính quyền Tổng thống Barack Obama. “Trung Quốc muốn gửi thông điệp tới Mỹ rằng nước này đang tìm cách định hình lại khu vực châu Á và sẵn sàng hành động để thể hiện rằng Bắc Kinh là cường quốc tại đây” - ông Evans Revere, cựu thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách Đông Á, khẳng định. Trung Quốc đã bộc lộ ý đồ lợi dụng Hàn Quốc để phá thế liên minh quân sự tại Mỹ trong khu vực từ trước chuyến đi của ông Tập. Khi đi tiền trạm đến Seoul, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã bày tỏ sự phản đối việc Mỹ muốn lập hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Cơ sở để Bắc Kinh tin tưởng vào chiến lược lôi kéo Seoul là quan hệ thương mại song phương 229 tỉ USD năm 2013 và đang tăng trưởng. Chính quyền Tổng thống Park cũng xem Trung Quốc là một đối tác trong nỗ lực đối phó với chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Không dễ cho Bắc Kinh Nhưng các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ không dễ thực hiện thành công chiến lược chia rẽ này. Ông Chun Yung Woo quả quyết dù Tổng thống Park có quan điểm cứng rắn với Nhật nhưng sẽ “không để Bắc Kinh dụ dỗ”, bởi Seoul không muốn trở thành con tốt trong cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh. Ông Revere cũng nhấn mạnh nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy Hàn Quốc và Mỹ ra xa nhau “sẽ không đi đến đâu”. Bởi quan hệ liên minh 60 năm giữa Hàn Quốc và Mỹ vẫn là nền tảng của chiến lược quốc phòng Hàn Quốc. Hiện Mỹ triển khai 29.000 binh sĩ đóng tại Hàn Quốc và Seoul được “ô hạt nhân” của Washington bảo vệ. Ông Chung cho rằng Tổng thống Park hiểu rất rõ ý đồ thâm sâu của ông Tập cũng như tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Hàn. Sức mạnh của dư luận cũng là một yếu tố lớn. Theo khảo sát mới đây của Viện Nghiên cứu chính sách Asan ở Seoul, người Hàn Quốc có cái nhìn thiện cảm hơn đối với Trung Quốc so với năm ngoái, nhưng vẫn đánh giá Mỹ là quốc gia được họ yêu chuộng nhất và là đồng minh quan trọng nhất. Một vấn đề nữa là Hàn Quốc cũng có thể trở thành nạn nhân trong tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc. Năm 2012, chính quyền Tổng thống Lee Myung Bak đã phản đối dữ dội khi Tổng cục Hải dương Trung Quốc tuyên bố bãi đá ngầm Ieodo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Hàn Quốc thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Phía Seoul đã xây một trạm nghiên cứu hải dương trên bãi đá ngầm này. EEZ của Hàn Quốc và Trung Quốc chồng lấn, và trước năm 2012 hai nước đã đàm phán 16 vòng về vấn đề này nhưng không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Chính vì vậy, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc sẽ còn phải tốn rất nhiều công sức để chia rẽ tam giác Mỹ - Nhật - Hàn tại châu Á - Thái Bình Dương. HIẾU TRUNG =========== Chẳng cần phải đến tài ngoại giao của ngài Tập, Hàn Quốc - dù là đồng minh của Hoa Kỳ - sẽ không tham gia vào canh bạc cuối cùng.
    1 like
  3. Nói vậy chứ khong có nghĩa là ông kia sẽ là người nối tiếp với quãng đời tương lai của cháu, có thể là 1 người khác... nhưng 1 điều chắc chắn rằng người chồng tương lai của cháu sẽ không là người đượchoàn hảo đến với cháu được có điều kiện bình thường như những người khác lấy chồng, vì sách nói là vậy cung Thân của cháu có đào hoa + THIÊN -ĐỊA KHÔNG nữa thì thật rà rắc rối, sao Thiếu dương tọa cung thân, phu thì nữ mệnh đó khó, hay không thể lấy chồng là người toàn vẹn hay người chồng là mối tình đầu của mình, 1 sự đổi chác khác cho số phận của những người nam hay nữ lâm trong hoàn cảnh nầy [ nếu họ lấy chồng -vợ muộn thì cũng phải gặp gỡ kết duyên với những người đã góa vợ hay chồng hay đã qua 1 lần gảy đỗ, bạc phước hơn thì những người đàn bà trong số phận nầy phải chung chịu cảnh chung chạ hay an phận làm lẽ ]
    1 like
  4. Người Trung Quốc ở Iraq 30/08/2014 18:22 (GMT + 7) TTCT - Tại sao Trung Quốc lại sớm lên tiếng tán đồng Mỹ không kích Iraq song lại hục hặc với Mỹ chuyện Thủ tướng Nouri Maliki? 11 năm sau khi chế độ độc tài của Saddam Hussein cáo chung, mọi thứ đều đảo lộn ở đây. Công ty Trung Quốc khai thác dầu tại Iraq bằng kỹ thuật không quá phức tạp - Ảnh: New York Times Tối thứ năm 7-8 (sáng thứ sáu giờ Bắc Kinh), Tổng thống Obama từ phòng dạ tiệc Nhà Trắng loan báo: “Hôm nay, tôi đã cho phép hai chiến dịch quân sự ở Iraq, các cuộc không kích nhắm mục tiêu đã chọn nhằm bảo vệ nhân viên người Mỹ, và mục đích nhân đạo nhằm giúp cứu hàng ngàn thường dân Iraq đang bị kẹt trên một ngọn núi không chút thức ăn, nước uống và đang đối diện với cái chết chắc chắn”. Hôm sau, China Daily cho biết: “Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ sáu đã nói với China Daily trước khi có các cuộc không kích rằng Bắc Kinh đã chọn một “thái độ mở” đối với mọi hành động nào nhằm tạo thuận lợi cho việc đảm bảo an ninh, ổn định ở Iraq và với điều kiện tiên quyết là tôn trọng chủ quyền của Iraq… Bộ Ngoại giao cho biết thêm rằng Trung Quốc hi vọng Iraq sẽ sớm trở lại ổn định và bình thường”. Chi tiết “trước khi có các cuộc không kích” trong bản tin trên rất đáng chú ý. Có phải do Trung Quốc được Mỹ báo trước? Không! Việc Mỹ sửa soạn không kích Iraq trở lại là việc có thể dự đoán, trước đà tiến như vũ bão của Nhà nước Hồi giáo (IS). CNN ngày 27-6 đã bình luận rằng chuyện Mỹ không kích Iraq để giải cứu Iraq khỏi IS là nhất định rồi, vấn đề là chờ đến khi có một chính phủ mở rộng được thành lập. Coi như một đòn cân não buộc Thủ tướng Maliki sớm rời nhiệm sở sau hai nhiệm kỳ. Thành ra, chuyện “Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu với China Daily trước các cuộc không kích” chỉ là một thủ thuật ngôn ngữ trịch thượng, ý nói “chúng tôi bật đèn xanh cho các người đấy nhé”, kèm theo nhấn mạnh “với điều kiện tiên quyết là tôn trọng chủ quyền của Iraq” hàm chứa một mâu thuẫn với Mỹ về số phận ông Maliki. Phần của "kẻ đến sau" Sở dĩ Trung Quốc ủng hộ việc Mỹ quay trở lại Iraq là do Trung Quốc có rất nhiều lợi ích tại quốc gia vùng Vịnh này. Mới hôm 12-8 đây thôi, khi nội tình Iraq còn chao đảo vì Thủ tướng Maliki chưa chịu ra đi, thì China Daily chạy tít: “Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) hoàn thành đường ống dẫn dầu Iraq bất chấp xung đột” và đưa chi tiết: “CNPC, nhà sản xuất dầu khí lớn nhất đất nước, hôm qua cho biết đã hoàn thành một đường ống xuất khẩu dầu thô tại Iraq. Đường ống dẫn dầu này là dự án xuất khẩu dầu thô đầu tiên của Iraq tái thiết sau chiến tranh, sẽ cải thiện hợp tác giữa Trung Quốc và Iraq trong lĩnh vực năng lượng… Đường ống dẫn dầu mới, có công suất vận chuyển hằng năm là 50 triệu tấn, sẽ giúp các công ty dẫn dầu thô từ các mỏ dầu Halfaya và Burzugan ở miền nam Iraq đến cảng Al-Fao. CNPC hoạt động ở Halfaya, hiện đạt sản lượng 106.000 thùng dầu/ngày, nhưng mục tiêu đề ra sau sáu năm tới là 535.000 thùng/ngày. Đường ống dẫn dầu mới dài 272km này là một liên doanh giữa CNPC và CNOOC… CNOOC, nhà phát triển dầu khí lớn thứ ba ở Trung Quốc, cũng đang hoạt động ở khu vực Burzugan”. Gọi là “đường ống dẫn dầu mới” do lẽ đường ống dẫn dầu cũ được xây từ những năm 1970 với công suất 200.000 thùng/ngày đã bị hư hại trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq 1980-1988. Các hãng dầu Trung Quốc không chỉ mở đường ống dẫn dầu. Hôm 22-7, khi chiến sự với IS đang lên đến cao điểm, China Daily loan tin: “Iraq cho biết đã thông qua một hợp đồng 607 triệu USD với Công ty Đường ống dầu khí Trung Quốc (CPP) để xây dựng một kho chứa dầu mỏ gần Nassiriya ở phía nam Iraq”. Ở Iraq - hậu Saddam, song song với tham gia đấu thầu khai thác dầu mỏ từ năm 2009, Trung Quốc còn tập trung khai thác cơ sở hạ tầng xuất khẩu vốn là rào cản chính đối với các nước thành viên OPEC trong việc giữ xuất khẩu ổn định. Chiến sự ảnh hưởng đến các công ty Trung Quốc, theo China Daily, khi hơn 1.000 công nhân Trung Quốc ở miền bắc Iraq đã được sơ tán trên tổng số 10.000 người ở Iraq, còn các doanh nghiệp Trung Quốc ở phía nam, bao gồm cả các dự án trong tỉnh Maysan, làm việc bình thường. Từ Baghdad, Tim Arango của New York Times mô tả cách các công ty dầu hỏa Trung Quốc “phá giá” đầu tư vào Iraq như thế nào: “Các chuyên gia năng lượng quốc tế cho biết Trung Quốc có một lợi thế cạnh tranh so với các công ty dầu phương Tây tại Iraq. Họ lưu ý rằng không giống như nhiều công ty dầu khí phương Tây, người Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận các hợp đồng dịch vụ với chi phí cho mỗi thùng dầu rất thấp mà không cần có hứa hẹn gì về quyền khai thác các nguồn dầu dự trữ trong tương lai. Trong khi các công ty dầu tư nhân Âu - Mỹ cần phải liệt kê trữ lượng dầu trên sổ sách kế toán của họ để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển của các cổ đông, các công ty dầu Trung Quốc không cần phải trả lời câu hỏi đó cho các cổ đông”. Lợi thế vô song đó đến từ nguồn vốn “không đáy” của “chủ nợ thế giới”. Badhr Jafar, chủ tịch của Crescent Petroleum - một công ty dầu khí độc lập có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và là một nhà sản xuất khí đốt lớn ở Iraq, phát biểu: “Họ cung cấp rất nhiều vốn và sẵn sàng để có được dầu một cách nhanh chóng bất chấp rủi ro. Họ không cần phải đi qua trung tâm tài chính thế giới để huy động vốn mà làm việc”. Nhờ đó, theo nhấn mạnh của Tim Arango, các công ty Trung Quốc và công nhân của họ dễ dàng giành chiến thắng trong các vụ đấu thầu khai thác, miễn là đừng có đòi hỏi trình độ kỹ thuật quá phức tạp. Tim Arango còn bổ sung lợi thế “bẩm sinh” của các công ty dầu Trung Quốc mà các công ty dầu Âu - Mỹ không thể nào có: “Tình hình an ninh không ổn định có thể khiến nhân viên gặp nguy hiểm. Một số công ty như Statoil của Na Uy đã bỏ đi hoặc cắt giảm hoạt động của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc, vốn là đối tác với các công ty châu Âu khác như BP (Anh) và công ty dầu mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ, đã lấp đầy khoảng trống. Và họ được hạnh phúc để tập trung vào dầu mà không can dự vào các vấn đề khác của địa phương. Một quan chức Bộ Dầu Iraq cho biết: Người Trung Quốc rất đơn giản. Họ là những người thực tế. Họ chẳng dính dáng gì tới chính trị hay tôn giáo. Họ chỉ việc ăn và ngủ”. Kẻ thù chung Còn một lý do sống còn khác khiến Bắc Kinh tán đồng việc Mỹ không kích IS ở Iraq là do IS đang có liên hệ với các tổ chức Hồi giáo quá khích ở Tân Cương. Bắc Kinh đã nhiều lần tố cáo rằng các tay súng Hồi giáo Tân Cương đang tham chiến ở Iraq. Một khi “rảnh tay” ở Iraq, IS sẽ tham chiến ở Tân Cương là chuyện có thể dự kiến. Cùng hòa giọng với China Daily, cũng hôm 8-8, tuần báo Phượng Hoàng, một tạp chí tin tức của Hong Kong được phát hành rộng rãi ở Trung Quốc, nêu bật mối đe dọa của IS đối với Trung Quốc. Theo tạp chí Foreign Policy 11-8, bài báo này được đưa lại rộng rãi trên các trang web tin tức của Trung Quốc khiến người dân “bình thường” trước kia còn cho rằng các cuộc thảm sát của IS ở Iraq là xa xôi, nay cảm thấy sát rạt trước cửa nhà mình. Bài báo này trích phát biểu hôm 4-7-2014 tại Mosul, Iraq, của lãnh đạo IS là Abu Bakr Al-Baghdadi, theo đó ông này cáo buộc rằng người Hồi giáo đang bị cầm tỏa ở Trung Quốc, Ấn Độ và hơn một chục quốc gia khác, đang chờ IS cứu viện. Tuần báo Phượng Hoàng lưu ý chi tiết Trung Quốc được đề cập đầu tiên trong danh sách của Giáo vương Baghdadi, cùng một bản đồ gọi là lãnh thổ mà IS lên kế hoạch chiếm trong năm năm tới, trong đó bao gồm một phần quan trọng của Tân Cương. Chuyện báo chí Trung Quốc “nặn ra” tùy thích những cáo buộc hay quả quyết để giật dây dư luận là điều không xa lạ, như đã và sẽ còn thấy trên biển Đông. Từ đó có thể hiểu tại sao Trung Quốc tán đồng việc Mỹ không kích IS ở Iraq. Mỹ và Trung Quốc có thể đang tranh giành nhau Thái Bình Dương, song vẫn có một kẻ thù chung là khủng bố Hồi giáo, và nay cụ thể là IS ở Iraq. Xúc ốc cò xơi! Tai họa ngày nay xuất phát từ hai cuộc chiến tranh Iraq. Năm 2003, khi loan báo chiến thắng Iraq, tổng thống Bush “con” đâu ngờ rằng sẽ có ngày người đã từng chống kịch liệt chiến tranh Iraq là ông Obama nay lại phải vất vả tung máy bay F-18 trở lại Iraq từ tàu sân bay mang tên tổng thống Bush “bố”, và rằng nay Trung Quốc đã nhảy vào Iraq làm ăn và trúng đậm! Russ, một độc giả của New York Times từ Monticello, Florida, chua chát phản hồi bài phóng sự của Tim Arango: “Hóa ra chúng ta vay bạc tỉ từ Trung Quốc, hàng ngàn người đã chết trong một cuộc chiến tranh không cần thiết, mà kết quả là Mỹ cung cấp và bảo vệ một nguồn cung cấp năng lượng mới cho Trung Quốc, để cho họ sản xuất chiếm chỗ của chúng ta. Trong khi đó, chúng tôi đã đặt các đồng minh của Iran lên nắm quyền ở Iraq, cho phép việc chuyển giao vũ khí và máy bay chiến đấu để bảo vệ kẻ thù của chúng ta là chế độ Assad ở Syria, mở rộng ảnh hưởng của Iran, giảm chi phí quốc phòng của Iran (với việc Saddam ra đi)… Có vẻ như Bush, Cheney, Rumsfeld, Wolfowitz đã thiết kế một thất bại chiến lược quan trọng cho nước Mỹ: tổn thất nhân mạng, khả năng quân sự, hàng tỉ đôla, ảnh hưởng và cả sự an toàn! Khi nào thì Bush, Cheney, Rumsfeld và Wolfowitz sẽ được đề cử cho các giải thưởng mà họ xứng đáng?”… Có lẽ người lao động Trung Quốc ở Iraq chỉ biết có “ăn và ngủ” như Tim Arango nghĩ, song những “ông chủ” ở Bắc Kinh lại không thế! Ngay giữa lúc dầu sôi lửa bỏng bên ngoài Baghdad vào đầu tháng 7, một đặc phái viên của Trung Quốc tên Wu Sike đã đến Iraq và đưa ra một thông điệp ủng hộ “các nỗ lực của Iraq trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập và đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố”. Wu cam kết “Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ chính trị, tinh thần và vật chất đối với chính phủ của ông Maliki”. Việc Trung Quốc ra mặt “động viên” Thủ tướng Maliki “bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập” trước cả “đấu tranh chống khủng bố” vào lúc mà Mỹ đang khản cổ kêu gọi ông này mở rộng chính phủ cho các thành phần khác vào chẳng khác gì xúi ông này ở lại càng lâu càng tốt, đã có Bắc Kinh đứng sau! Bởi thế, hôm 8-8, trả lời phỏng vấn của “ông thế giới phẳng” Thomas Friedman, Tổng thống Obama mới trách rằng: “Trung Quốc, vốn hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế từ chiến tranh Iraq, nên gánh vác chung với cộng đồng quốc tế gánh nặng Iraq”, China Daily 13-8 thuật lại vụ việc và hỏi ngược lại: “Trung Quốc hưởng lợi như thế có gì sai không?”! HỮU NGHỊ =============== Ngày xưa, khi ông SD Hussen bị kết án tử hình, Lão Gàn là người công khai trên mạng, tỏ ý lấy làm tiếc cho quyết định này của chính phủ Iraq và đồng minh Hoa Kỳ. Lão Gàn đã có lời khuyên công khai trên mạng rằng thì là mà: nếu tử hình ông SD Hussen, mọi chuyện sẽ rất rắc rối về sau. Đến nay quả nhiên đúng như vậy. Tất nhiên, cái nhìn mang màu sắc trực quan và cái nhìn từ Lý học có một khoảng cách rất lớn. Nhưng thôi, mọi chuyện đã rồi theo định mệnh. Lão Gàn cũng chỉ "chém gió, đập ruồi" sau những tiệc nhậu chuối xanh, muối ớt trong cái lò gạch làng Vũ Đại. Bây giờ là cái hiện tại nó vốn dĩ như thế. Dạ! Cứ theo Lão Gàn thì hổng có gì sai, khi chú Ba Tàu sài dầu hỏa ở Iraq. Nhưng cái zdấn đề còn lại là: "gánh vác chung với cộng đồng quốc tế gánh nặng Iraq" mới là cái zdấn đề được đặt ra. Không chỉ vậy mà còn phải thể hiện vai trò một siêu cường có trách nhiệm khi ứng xử trong quan hệ quốc tế. Nhưng đằng này chú Ba chỉ nghĩ đến lợi và ứng xử theo kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Tuy nó hơi đểu một tý, nhưng vẫn chấp nhận được. Đằng này còn ra mặt đòi chia chác quyền lợi lớn hơn với Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, thách thức quyền lợi Hoa Kỳ ở đây với những tham vọng lãnh thổ và biển đảo. Họ chấm dứt giai đoạn "ẩn mình chờ thời" sớm quá. Do đó, trên thực tế, họ đã chấm dứt quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Dạ vơơng! Đấy mới là cái zdấn đề zdĩ mô cần bàn. Do đó, cho nên, Hoa kỳ phải nhanh chóng rút quân khỏi Iraq và Afganixtan để kéo quân về châu Á - Tây Thái Bình Dương vì vị đồng minh tráo trở. Tất nhiên, mặc dù chưa ra khỏi cái lò gạch làng Vũ Đại, nhưng Lão Gàn dễ dàng nhận thấy điều này với những lời tiên tri. Đó cũng là nguyên nhân để ngài Obama tiếp đón một cách hờ hững với ngài Tập Cận Bình ở một trang trại nghỉ dưỡng. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Lão Gàn (Khoe một tý). Đấy là vài cái zdí zdụ để thấy rằng: chú Ba đang "mất cả chì lẫn chài". Cái zdấn đề dầu hỏa ở Iraq, cũng chỉ là một cái zdí zdụ nữa cho thêm phần sinh động cho "giấc mộng Trung Hoa" nó đi về đâu. "Giấc mộng Trung Hoa" là một mục đích có tính đại cuộc của chú ba Tàu và họ cũng hay nói tới cái "đại cuộc". Nhưng cái zdấn đề còn lại để đặt ra cái zdấn đề, chính là cái zdấn đề tầm nhìn cái "đại cuộc" đó đến đâu. Nếu tầm nhìn của Lão gàn không vượt quá giới hạn cái lò gạch làng Vũ Đại, thì tầm nhìn của chú ba Tàu chắc có hơn thì cũng không vượt quá tường rào nhà Bá Kiến, cũng quanh quẩn trong làng Vũ Đại cả. ================= PS: Tham vọng gì cũng nên vừa phải. Tham vọng quá đến mức đòi làm chủ cả con cá vàng thì quay trở về cái máng lợn.
    1 like