-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/08/2014 in Bài viết
-
Vai trò của Mỹ trong bối cảnh thế giới mới Thứ Bẩy, 30/08/2014 - 15:09 Theo báo "Liên hợp Buổi sáng", bài viết với tựa đề "Sức mạnh Mỹ như thế nào?” được cựu Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John E. McLaughlin gần đây đăng trên trang mạng xã hội đã khiến nhiều người phải suy nghĩ. Đã đến lúc Mỹ cần phải thực sự nhìn nhận lại mình. Ảnh: AFP/TTXVN Bài viết cho rằng bản thân người Mỹ đã luôn gắn từ "sức mạnh" với vai trò lãnh đạo thế giới. Ngoài ra, đa phần người Mỹ đều cho rằng việc Mỹ lãnh đạo thế giới là một điều hiển nhiên và Mỹ sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò này. Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng của thế giới trong hơn chục năm gần đây, ví dụ sự hỗn loạn ở Trung Đông và Bắc Phi, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, việc Nga thách thức trật tự ở châu Âu và sự trỗi dậy của Trung Quốc, đều có tác động to lớn đối với vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Vì thế, McLaughlin đã đưa ra câu hỏi: Trật tự thế giới trong sự chi phối của Mỹ liệu sắp trôi qua? Sức mạnh của Mỹ có phải sắp hết? Thực ra, câu hỏi kiểu như vậy trong những năm gần đây đã xuất hiện không ít trong giới học giả ở Mỹ. Thật vậy, trong hai cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đã sử dụng hệ thống chính trị ưu việt của mình để từng bước phát triển sức mạnh kinh tế siêu cường, trở thành cường quốc số một thế giới. Đặc biệt sau sự tan rã của Liên Xô, Mỹ càng cho thấy sức mạnh tuyệt đối của mình trên thế giới. Tuy nhiên, những yếu tố đã kể trên cùng với những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã khiến sức mạnh của Mỹ bắt đầu giảm sút. Theo thống kê, sức mạnh kinh tế của Mỹ so với quy mô kinh tế toàn cầu trong 10 năm đầu thế kỷ 21 đã giảm 30%, và nếu so với sự phát triển nhanh chóng của các nước đang phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ, con số này còn lớn hơn. Tất nhiên, sự suy giảm sức mạnh kinh tế sẽ ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo thế giới của Mỹ. Ngoài ra, do chịu gánh nặng rất lớn về kinh tế và quân sự trong hơn 10 năm qua ở hai chiến trường Iraq và Afghanistan, cùng với đó là duy trì “trách nhiệm cảnh sát thế giới”, Mỹ đã phải tiêu tốn mức chi tiêu quốc phòng rất lớn. Trong khi đó, suy giảm kinh tế dẫn đến suy giảm sức mạnh quân sự, điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo thế giới của Mỹ. Mặc dù Mỹ có sự cân bằng quyền lực hai đảng trong một thời gian dài mang lại những ưu điểm đặc trưng, nhưng sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai đảng cũng gây ra những trở ngại cho chính phủ. Việc các nhà lãnh đạo chính trị hai đảng từ chối hợp tác, thỏa hiệp dẫn đến chính quyền bị tê liệt, mà một ví dụ rõ nhất là đầu năm nay việc hai đảng tranh cãi về dự toán đã khiến cho chính phủ Liên bang phải ngừng hoạt động. Ngoài ra, có lẽ chính do việc Mỹ thực hiện hệ thống chính trị lưỡng đảng hiện đã dẫn việc nhiều “vấn đề” tồn tại lâu dài trong xã hội mà không thể giải quyết, chẳng hạn như chế độ kiểm soát súng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và ảnh hưởng của nó đến phát triển nền kinh tế, khiếm khuyết trong chế độ bảo hiểm y tế cho người dân… Ông McLaughlin cho rằng Mỹ muốn lãnh đạo thế giới cần phải có những cải tiến. Mỹ cần phải phá vỡ thế bế tắc trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai đảng, cải thiện hệ thống giáo dục và áp dụng chế độ nhập cư để cải thiện tình trạng dân số già. Ông McLaughlin cũng quả quyết rằng Mỹ cần phải lãnh đạo thế giới, nhưng phải thay đổi phương thức. Do Mỹ đã không còn có khả năng một mình lãnh đạo thế giới, nước này cần dựa vào một liên minh để lãnh đạo thế giới. Đó cũng là nội hàm của chiến lược “tái cân bằng châu Á” mà Mỹ đang cố gắng đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tóm lại, tác giả cho rằng đã đến lúc Mỹ cần phải thực sự nhìn nhận lại mình, một mặt bảo đảm việc thực hiện tính ưu việt trong hệ thống chính trị của mình, đồng thời cũng căn cứ vào tình hình quốc tế để tiến hành sửa đổi nhằm phù hợp với những diễn biến của tình hình quốc tế. Điều này không chỉ bảo đảm vai trò lãnh đạo thế giới mà còn giúp cho sự phát triển của bản thân nước Mỹ. Theo Lê Hải Baotintuc.vn ================= Xu hướng hội nhập khiến cho cái thế giới khốn khổ ở cõi trần gian này nó phải có một tổ chức để điều hành thế giới, hoặc phải có một nước mần cái bá chửi. Cuộc khủng khoảng kinh tế tàn cầu này chính là sự vượt thoát khỏi sự phát triển khu vực để tiếp tục tiến hóa thành một cuộc hội nhập toàn cầu - hội nhập giữa các nền văn minh. Đây chính là một quy luật tất yếu, mà Lý học đã nhận thấy từ hơn 2000 năm trước. Bởi vây, nếu con người đứng trong tương lai này thì hiện tại chính là quá khứ của nó. Do đó - hoặc là con người hiện tại nhận thức được tương lai để tự hiệu chỉnh một cách tốt đẹp nhất dẫn đến sự hội nhập toàn cầu; hoặc không nhận thức được dẫn đến sự phát triển mất cân đối và tham vọng chi phối dẫn đến một cuộc đối đầu chiến tranh. Điều kiện tiên quyết để mọi việc diễn biến tốt đẹp và chưa phải duy nhất, là: Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý của nó.3 likes
-
Xuất hiện xe bọc thép, TQ hết kiên nhẫn với Hồng Kông? (Tin tức 24h) - Một số xe bọc thép của PLA di chuyển qua khu vực trung tâm Hồng Kông đúng vào thời điểm Trung Quốc đang bàn chuyện bầu lãnh đạo đặc khu này. Trung Quốc đối phó với làn sóng biểu tình ở Hồng Kông Trung Quốc mềm dẻo: Hồng Kông khác Tân Cương Ngày 28/8, tờ Apple Daily của Hồng Kông đưa tin, một số xe bọc thép của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xuất hiện tại khu vực Jordan và Du Ma Địa, bán đảo Cửu Long – Hồng Kông, thu hút sự chú ý lớn của người dân. Những chiếc xe bọc thép được trang bị súng xuất hiện vào thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc bắt đầu cuộc họp kéo dài 1 tuần về vấn đề bầu chọn người lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông, kéo dài từ ngày 25-31/8. Xe bọc thép PLA di chuển trên đường Jordan, bán đảo Cửu Long hôm 28/8. Ảnh: Apple Daily Theo lời lãnh đạo cơ quan an ninh Hồng Kông Ambrose Lee phát biểu từ năm 2012, lực lượng PLA vẫn thường xuyên di chuyển qua lại giữa các doanh trại vài tháng một lần. Do vậy, sự xuất hiện của những chiếc xe bọc thép lần này có thể cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, sự có mặt của loại thiết bị quân sự hạng nặng vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay phần nào làm dấy lên tâm trạng bất an của người dân Hồng Kông. Dù chính phủ Trung Quốc cam kết để người dân Hồng Kông tự bầu lãnh đạo của mình vào năm 2017 nhưng vẫn khăng khăng đòi rà soát danh sách ứng viên thông qua một ủy ban đề cử ủng hộ Bắc Kinh. Đến ngày 27/8, truyền thông Hồng Kông đưa tin, Trung Quốc đã quyết định hạn chế các cuộc bầu cử lãnh đạo đặc khu này năm 2017 gói gọn trong những ứng cử viên trung thành với Bắc Kinh. Đài phát thanh RTHK của Hồng Kông dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, trong nghị quyết dự thảo công bố trong cuộc họp của Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc, Trung Quốc chỉ cho phép 2-3 ứng cử viên chạy đua cuộc bầu cử ở Hồng Kông năm 2017 và không cho phép các chỉ định mở rộng. Thông báo chính thức được công bố vào ngày 31/8, tuy nhiên nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục giữ lập trường như vậy hẳn sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa trong bối cảnh làn sóng phản đối dâng cao tại Hồng Kông. Phong trào ủng hộ dân chủ Chiếm Trung tâm ở Hồng Kông đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình ngồi với sự tham gia của 10.000 người ở quận tài chính của Hồng Kông nếu phán quyết của Bắc Kinh về tương lai chính trị của Hồng Kông không hợp lý. Lực lượng cảnh sát Hồng Kông với 28.000 người đang tiến hành các cuộc tập trận kiểm soát đám đông. Cùng với đó, việc xuất hiện các xe bọc thép trên đường phố Hồng Kông khiến nhiều người lo ngại chính phủ Trung Quốc đang muốn phô trưng lực lượng, răn đe phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông, thậm chí có thể mạnh tay khi cần. Dường như sự mềm mỏng của Trung Quốc đối với Hồng Kông đang ngày càng giảm đi. Bằng chứng là trong cuộc biểu tình hồi đầu tháng 7 với sự tham gia của hàng trăm nghìn người, hơn 500 người đã bị bắt giữ với cáo buộc "tụ tập trái phép và cản trở cảnh sát". Theo mô tả của các nhân chứng, khi cảnh sát tiến hành giải tán, nhiều người biểu tình đan tay vào nhau, đấm đá, gào thét để chống trả nhưng cuối cùng họ vẫn bị khiêng lên xe. Truyền thông quốc tế cho biết, đến ngày 2/7, khoảng 50 người đã được thả, số còn lại chưa biết sẽ bị giam giữ đến khi nào. Hồng Kông được trao trả về cho Trung Quốc năm 1997. Trưởng Đặc khu hành chính hiện nay của Hồng Kông – ông Lương Chấn Anh do một ủy ban thân Bắc Kinh bầu ra với sự phê chuẩn của Bắc Kinh. Dù Bắc Kinh cam kết vào năm 2017 người dân Hồng Kông sẽ được chọn lãnh đạo song phần lớn người dân Hồng Kông đều cho rằng không thể chấp nhận được điều kiện của Bắc Kinh đưa ra, đó là những ứng cử viên tham dự cuộc bầu cử này sẽ là những người do Bắc Kinh lựa chọn. Rõ ràng Trung Quốc đang phải đối mặt với bài toán khó Hồng Kông. Chính quyền Bắc Kinh sẽ phải cân nhắc rất nhiều trước khi hành động bởi Hồng Kông giàu có và là một mũi nhọn kinh tế của Trung Quốc. Chấp nhận những tiếng nói cải cách ở Hồng Kông là đụng chạm tới mô hình “một nhà nước hai chế độ” tồn tại suốt 17 năm qua và có thể dẫn tới thay đổi cơ bản liên hệ ràng buộc chính trị, pháp lý giữa Hồng Kông và đại lục. Đó là chưa kể nhượng bộ ở Hồng Kông rất có thể sẽ dẫn tới phản ứng dây chuyền trong đại lục. Một điều cần lưu ý là chính quyền Bắc Kinh đang tỏ ra cứng rắn cả về đối nội và đối ngoại nên không dễ gì thỏa hiệp với Hồng Kông. Bởi thế, tình hình ở Hồng Kông chắc hẳn không thể lắng dịu một sớm một chiều. Minh Thái =================== Độn được quẻ Kinh Lưu Niên - Giờ Mùi, mùng 6. 8. Giáp Ngọ Việt lịch. Đúng là tình hình còn nhiều khuých tạp.1 like
-
Tôi hy vọng rằng chân dung người được mô tả ở trên là đúng ! nếu có hình xâm bên thì coi như là dạng điểm tì vết . Nếu đúng thì trong năm tới khoảng 3 tháng đầu năm cháu hay người đó có sự liên hệ tình cảm trở lại. Số cháu nếu lập gia đình sớm cũng phải chịu cảnh đỗ vỡ, nếu chậm lập gia đình thì cũng chịu cảnh ngôi thứ nhì hay may mắn là ông chồng phải qua 1 lần đò hay là đang là quả phu, dù rằng trong năm tới cháu hay ông bạn kia có kiên quyết vượt qua mọi sự cản trỡ hay dư luận thì cháu cũng phải chịu như là gượng ép hay buộc phải thua thiệt không như nhũng người đàn bà con gái khác khi lấy chồng, nói chung là cái số.1 like
-
Sinh con Kỷ Sửu. 20091 like
-
* Sang năm xây nhà được * Nên sinh em bé năm Nhâm Thìn 2012. * Kinh doanh được Thiên Sứ1 like