• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/08/2014 in Bài viết

  1. Nhận xét của Lão Gàn bình về cái bài này bốt lên vào ngày 18, tháng Aug năm Đơ min mười bốn. Hì. Đến nay mới có năm ngày là mần cho tròn số. Chẳng cần phải tư duy sâu sắc lém, cũng đã thấy rất rõ rằng: Hầu như báo chí Tung Cóoc êm ru về sự tắc tục đả hổ của ngài Tập. Số phận của ông Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu....nhập nhoạng trong cảnh "thiên địa từ mù" , Ấy là chưa phát biểu đến những thế lực đứng đằng sau những con cọp thành tinh này. Hẳn phải là ghê gớm lắm. Nhưng êm ru cả. Các chính khứa Tàu cầm quyền ở Tung Nam Hải không thấy lên gân với những bài diễn văn rổn rảng về những vấn đề đối nội, đối ngoại. Từ lâu, Lão Gàn đã nói rồi: ngài Tập đang "cươi lưng cop". Ngay cả với một giả thiết thuận lợi nhất là tất cả những quan chức tham nhũng bị bắt hết, thì khó khăn lớn nhất chưa phải đã vượt qua được của ngài Tập, chính là hậu "đả hổ đập ruồi". Huống chi mới chỉ đến đây là ....sắp đến hồi kết thúc. :ph34r:. Đương nhiên sự bế tắc không chỉ ở chính sự Tung Cóoc, mà là còn những quyết sách về kinh tế nước Tàu. Quả là: Hậu Bắc Đới Hà, anh hùng tiu nghỉu. Tiền Trung Nam Hải, sương khói vật vờ. Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ. B)
    4 likes
  2. Cảm ơn Tom_xp. Những chứng cứ ngày càng nhiều và càng làm sáng tỏ chân lý: Việt tộc chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những đồ hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" tồn tại một cách phổ biến trong di sản văn hóa truyền thống Việt và ở khắp các nền văn minh cổ đại trên thế giới, đã xác định rằng: Một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trước nền văn minh của chúng ta và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ đã hình thành từ nền văn minh này. Nền văn hiến Việt với những đồ hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" tồn tại một cách phổ biến trong khắp lãnh thổ Việt hiện nay, đã chứng tỏ Việt tộc chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã từng tồn tại trên trái Đất này. Và cũng chính sự phổ biến của đồ hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" xác định rằng: Nền văn hóa Việt là một nền văn hóa hoàn toàn độc lập và tự thân, chính là chủ nhân và là cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, không hề lệ thuộc vào những cái gọi là văn minh Hán. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống bát quái trong Dịch học chính là một hệ thống lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hóa thuyết thống Việt - dù tan nát trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc - nhưng chỉ với những gi còn lại là điều kiện duy nhất phục hồi được học thuyết này. Với tư cách lý thuyết thống nhất, thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, sẽ quyết định tương lai của nền văn minh hiện nay. SW Hawking đã xác dịnh: * Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?! * (Đại ý) Nếu chúng ta đủ tài năng để tìm ra lý thuyết thống nhất thì đó là một bước ngoặt của nền văn minh và chúng ta sẻ ứng dụng nó để điều hành cuộc sống và xã hội của chúng ta.
    4 likes
  3. Topic này mở ra để giới thiệu những câu chuyện phong thủy sưu tầm trên báo mạng, báo giấy, các trang web.... dùng làm tư liệp tham khảo . Không phải quan điểm học thuật chính thống của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương. Nếu bạn đọc ứng dụng chúng tôi không chịu trách nhiệm. ====================== Những câu chuyện phong thủy lừng danh của Lưu Bá Ôn Tuy là một nhân vật có thực trong lịch sử, tuy nhiên, người ta lại biết tới Lưu Cơ – Lưu Bá Ôn chủ yếu qua các câu chuyện về phong thủy. Người ta nói rằng, bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc có lưu truyền những truyền thuyết về Lưu Bá Ôn thì ở đó ắt có truyền thuyết về phong thủy. Có lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi Lưu Bá Ôn là bậc tông sư về phong thủy… Chuyện kể rằng, sau khi lên ngôi hoàng đế, cũng giống như những vị hoàng đế khác, muốn cho giang sơn do mình gây dựng có thể truyền cho con cháu ngàn vạn đời sau, Chu Nguyên Chương bèn phái Lưu Bá Ôn đi khắp nơi trong cả nước xem phong thủy, tìm mọi cách ngăn chặn xuất hiện những người “mệnh lớn”, có thể cướp đoạt thiên hạ của nhà họ Chu. Lưu Bá Ôn nhận lệnh của Chu Nguyên Chương, lưng mang thần kiếm đi khắp Nam Bắc. Một khi nhìn thấy long mạch lập tức vung kiếm phá bỏ, trừ hậu họa cho hoàng thất họ Chu. Một ngày, Lưu Bá Ôn đi tới Giang Trang ở chân núi Thạch Khanh, bỗng nhiên thấy từ dưới đất có một con trâu bằng đá đang chạy về phía Giang Trang. Lưu Bá Ôn liền bấm quẻ rồi đến buổi tối hôm đó xem tinh tượng, bỗng nhiên hét lên: “Không ổn!” Theo tính toán của Lưu Bá Ôn, trong Giang Trang nhất định sẽ sinh ra một người có “mệnh lớn”, tương lai có thể tranh đoạt giang sơn của triều Minh. Để ngăn chặn việc xuất hiện này, Lưu Bá Ôn đã thi triển phép thuật, dùng bảo kiếm chặt con trâu đá làm ba khúc, phá đi phong thủy của Giang Trang. Một khi phong thủy đã bị phá, người “mệnh lớn” sẽ không thể xuất hiện được nữa. Lưu Bá Ôn còn sợ con trâu đá sau khi bị giết sẽ hồi sinh nên lại dùng lại dùng pháp thuật đem ba khúc của con trâu vừa bị chặt chôn ở 3 nơi khác nhau. Một lần khác, Lưu Bá Ôn tới vùng Tương Hồ. Lưu Bá Ôn từ lâu đã biết rằng, vùng Tương Hồ là nơi từng được thần tiên làm phép, vì thế, núi sông nơi đây đều có khí tiên. Lần này được chứng kiến tận mắt, quả nhiên không hề tầm thường. Chân dung Lưu Bá Ôn - người có công rất lớn giúp Chu Nguyên Chương gây dựng nhà Minh. Chỉ thấy, vùng Tương Hồ ba mặt đều có núi vây bọc, tổng cộng có 99 con suối chảy từ trên núi xuống, mỗi con suối đều ẩn vào trong các khe đá. 99 con suối này đều được tích lũy khí âm nhu nhiều năm bên cạnh khí cương dương của Tương Hồ. Một khi suối và hồ tương giao, nhất định ngày sau sẽ xuất hiện bậc chân mệnh thiên tử. Tuy nhiên, dường như đây đã là địa thế do tự nhiên tạo ra, làm thế nào để phá được thế phong thủy này? Đây là một vấn đề hóc búa ngay cả với bậc tông sư như Lưu Bá Ôn. Vì thế, Lưu Bá Ôn đã ở lại Tương Hồ, suy nghĩ các phá giải địa thế phong thủy này. Một ngày, sau khi đã lao tâm khổ tứ nghĩ đủ mọi cách mà vẫn chưa nghĩ ra, Lưu Bá Ôn lang thang đi tới chân một quả núi, bất ngờ nhìn thấy một hòn đá. Đương lúc mệt mỏi, Lưu Bá Ôn thấy viên đá phẳng phiu bèn ngồi xuống nghỉ chân. Nào ngờ vừa ngồi xuống thì sự mệt mỏi từ đâu kéo tới, Lưu Bá Ôn dần dần chìm vào giấc ngủ. Cũng chẳng biết Lưu Bá Ôn đã ngủ bao lâu, chỉ biết khi tỉnh lại Lưu Bá Ôn thấy rằng thanh kiếm mình đeo ở hông đã bị tuốt ra khỏi vỏ, mũi kiếm đang chúc xuống dưới đất bên dưới viên đá, ngay chỗ mũi kiếm nước đang phun ra. Nước từ dưới đất như như những hạt châu báu bám lấy thanh kiếm mà nhảy lên mặt đất. Lưu Bá Ôn giật mình, thần kiếm làm sao tự động tuốt khỏi vỏ? Vì sao mũi kiếm lại chỉ đúng chỗ có mạch nước được? Nhìn kỹ lại, Lưu Bá Ôn chợt mừng thầm. Hóa ra chỗ đầu thạch kiếm chọc xuống đất chính là chỗ mạch quan trọng nhất giữa hồ và suối. Chỉ cần phá bỏ được mạch nước quan trọng này, biến nó thành một con suối, cho người qua đường hoặc chim thú trong rừng uống thì linh khí của nó tự khắc sẽ biến mất. Làm được như vậy thì nơi đây chỉ còn là một nơi danh lam thắng cảnh chứ không thể xuất hiện đế vương được nữa. Nghĩ vậy, Lưu Bá Ôn bèn dùng kiếm thần của mình chém xuống đất nhiều nhất, mạch nước suối từ dưới đất phun lên. Lúc bấy giờ, vừa may có một người tiều phu từ đâu đi tới. Lưu Bá Ôn thấy vậy vừa uống nước từ dưới đất phun lên, vừa cố ý nói lớn: “Nước ngon thật! Nước ngon thật!” Người tiều phu đang lúc khát nước, nghe thấy Lưu Bá Ôn nói nước ngon bèn quỳ xuống bên cạnh, dùng tay vốc nước đang phun từ dưới lòng đất lên uống. Quả thật, nước vừa vào tới miệng đã thấy ngọt như mật, người cũng không còn thấy khát nữa. Người tiều phu lúc này mới nhìn xung quanh tứ phía, thấy làm lạ, tự nói với mình: “Ta thường xuyên đi lại qua đoạn đường này mà trước nay chưa từng thấy con suối này. Không biết con suối này từ đâu mà ra?” Lưu Bá Ôn đang đứng bên cạnh nói: “Con suối này tất có nguồn của nó, uống được nó tất có điều tốt!” Nói xong, Lưu Bá Ôn liền dùng thuật ẩn thân, biến mất trong chớp mắt. Người tiều phu vừa thấy Lưu Bá Ôn đứng trước mặt mình nói chuyện, chỉ nhoáng một cái đã không còn thấy đâu nữa, cảm thấy rất kỳ quái. Chợt nghĩ lại, người tiều phu cảm thấy đã từng gặp người đàn ông kia ở đâu rồi. Nghĩ một lát, người tiều phu reo lên, hóa ra là Lưu quân sư. Hóa ra, người tiều phu này là một quân sĩ đã giải ngũ về ở ẩn. Khi còn trong quân ngũ, ông ta đã từng gặp Lưu Bá Ôn. Nhớ lại câu nói của Lưu Bá Ôn rằng uống nước này tất có điều tốt, người tiều phu bèn bỏ bó củi trên lừng, tìm vật liệu dựng một căn lều ngay bên con suối rồi sống luôn ở đây. Do thường xuyên uống nước từ con suối này, người tiều phu lúc nào cơ thể cũng tráng kiện, khuôn mặt hồng hào. Có người hỏi nguyên nhân vì sao ông có thể khỏe mạnh và trẻ lâu tới như vậy, người tiều phu đều nói là do ông uống nước ở con suối do Lưu Bá Ôn dùng kiếm thần tạo thành. Không chỉ được giao nhiệm vụ phá thế phong thủy, đoạn long mạch để ngăn chặn việc xuất hiện thiên tử, tranh chấp thiên hạ với họ Chu, Lưu Bá Ôn còn được Chu Nguyên Chương tin tưởng giao cho nhiệm vụ cải tạo phong thủy để đem lại điều lợi cho sự cai trị của triều Minh. Chuyện kể rằng, sau khi sửa sang song Bắc Kinh, nơi sau này được lựa chọn làm kinh đô triều Minh, Chu Lệ, khi đó vẫn còn là Yên Vương đã tiến hành tu sửa các lăng mộ. Kể từ lúc Chu Nguyên Chương lên ngôi đã lập tức cho sửa phần mộ. Tuy nhiên, việc sửa phần mộ trước hết phải chọn được nơi đặt mộ. Một hôm, Yên Vương nói với quân sư Lưu Bá Ôn rằng: “Ngươi hãy dẫn đường, chúng ta cùng đi tìm một nơi đặt mộ thật tốt”. Lưu Ba Ôn vừa nghe đã biết Yên Vương muốn tìm địa điểm để đặt hoàng lăng. Nơi đặt hoàng lăng có can hệ tới vận mệnh của cả triều đại, do vậy phải là nơi có phong thủy thượng đẳng mới được. Nghĩ thế, Lưu Bá Ôn đã cùng với Yên Vương ra đi. Tuy nhiên, hai người từ Đông đi sang Tây, rồi lại từ Nam đi lên Bắc nhưng vẫn không chọn được địa điểm ưng ý. Cuối cùng, hai người chọn đi từ Bắc xuống phía Tây. Đi một lúc thì tới Đông Trang, hai người nhìn thấy một cây óc chó và một ngọn núi đất vàng, phong cảnh khá đẹp. Yên Vương nói: “Nơi đây được đấy!” Lưu Bá Ôn nói: “Nơi đây chưa được!” Vì sao lại không được? Lưu Bá Ôn chỉ tay về ngọn núi đất vàng phía trước mặt nói: “Điện hạ xem, đây là phần đất cao, chắc chắn là không thể có long mạch. Xây lăng tại nơi đây, đất nước có nguy cơ bị hủy hoại”. Yên Vương vừa nghe đến câu đất nước bị hủy hoại đã lắc đầu nói: “Không được. Vậy tìm một nơi khác”. Hai người lại tiếp tục đi tới Tây Trang. Tới đây, Lưu Ba Ôn chỉ tay nói: “Điện hạ, ngài thử nhìn về hướng Bắc xem”. Hai người cùng nhìn về hướng Bắc, bỗng thấy ánh sáng phát ra. Yên Vương nói: “Nơi đây là mảnh đất tốt, thử tới gần xem thử ra sao”. Hai người cùng tới nơi thì thấy nơi đây ba mặt đều có núi che chở, dựa vào phía Bắc quay mặt về phía Nam, là một nơi có địa thế cực đẹp. Yên Vương lúc này vui mừng ra mặt quay sang hỏi Lưu Bá Ôn: “Giờ thì được rồi chứ?” Lưu Bá Ôn nói: “Không tệ, có thể nói là nơi đất tốt. Điện hạ từ đây nhìn về phía Nam thử, nơi đây phía bên trái có núi thanh long, bên phải có núi bạch hổ, tả thanh long, hữu bạch hổ, chỗ điện hạ đang đứng chính là ổ mà thanh long nằm đấy”. Yên Vương nghe xong vui mừng nói: “Được vậy sẽ xây lăng mộ tại đây”. Lưu Bá Ôn cầm một vốc tiền cổ đem chôn xuống dưới đất ngay chỗ Yên Vương đứng để đánh dấu. Một chuyện khác lại kể rằng, Lưu Bá Ôn sau khi giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh thì xin cáo quan về quê ở ẩn, nhằm tránh những đòn thù của Chu Nguyên Chương lẫn quan thừa tướng Hồ Duy Dung. Để Hồ Duy Dung lẫn Chu Nguyên Chương không biết được hành tung của mình, Lưu Bá Ôn bèn cải trang làm đạo sĩ, bí mật rời khỏi nhà, ngao du thiên hạ, trở thành một đại sư phong thủy thần bí trong giang hồ. Một lần, Lưu Bá Ôn đi tới Cửu Đàm núi La Phù. Người đi cùng ông là tướng quân Bành Oánh Ngọc trong trang phục một hòa thượng. Vì sao Lưu Bá Ôn lại tìm tới Cửu Đàm ở núi La Phù? Hóa ra, chuyện là khi Lưu Bá Ôn dẫn quân nam chinh đã từng đi qua Cửu Đàm, nhận thấy nơi đây địa thế không tệ, tuy nhiên, nhân dân lại nghèo khó. Xem xét một hồi, Lưu Bá Ôn phát hiện ra rằng, mặc dù địa thế nơi đây tốt nhưng người dân vẫn nghèo là do nơi đây xuất hiện bố cục trấn phong thủy. Lúc bấy giờ, do quân tình khẩn cấp, không tiện dừng lại lâu, Lưu Bá Ôn đã hứa với người dân ở Cửu Đàm rằng, đợi tới khi đất nước thống nhất sẽ quay trở lại đây giúp họ thay đổi bố cục trấn phong thủy kia để họ có thể thay đổi cuộc sống của mình. Chính vì thế, sau khi cáo lão về quê, nhớ tới lời hẹn năm xưa, Lưu Bá Ôn đã quyết định quay trở lại Cửu Đàm. Năm xưa khi hành quân qua Cửu Đàm, Lưu Bá Ôn đã từng xem xét nhiều lần địa hình, địa thế của Cửu Đàm. Phần lưng của Cửu Đàm dựa vào núi La Phù, mỗi năm lũ từ trên núi La Phù đều đổ xuống Cửu Đàm. Đây chính là bố cục đã trấn áp phong thủy của Cửu Đàm. Vì vậy, Lưu Bá Ôn cho rằng, chỉ cần trị được lũ từ trên núi đổ xuống khu vực Cửu Đàm thì người dân có thể tránh được tai nạn hàng năm, từ đó có thể an cư lạc nghiệp. Lưu Bá Ôn đã cùng người dân Cửu Đàm nắn dòng chảy của con suối thành theo hình chữ chi để giảm sức chảy của dòng nước khi có lũ về nhờ vậy, thay đổi luôn cả bố cục phong thủy bị trấn áp của Cửu Đàm. Từ đó về sau, người dân Cửu Đàm không còn phải chịu lũ quét hàng năm nữa. Câu chuyện “Trăm mèo giữ cá” cũng ghi lại một truyền thuyết phong thủy rất thú vị về Lưu Bá Ôn. Chuyện kể rằng, ba anh em họ Du gồm Du Thông Hải, Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên đều là những bộ tướng rất giỏi của Sào Hồ thủy quân Lý Bát Đầu. Khi Chu Nguyên Chương dẫn binh chiếm Hòa Châu, Lý Bát Đầu bị Nguyên Đạt Tử ở Lô Châu đán úp nên muốn mượn quân của Chu Nguyên Chương để báo thù. Trong khi đó, Chu Nguyên Chương muốn mượn thuyền của Bát Đầu vượt sông tới Thái Bình Phủ, giải quyết vấn đề lương thảo. Hai người liên hợp với nhau tuy nhiên mỗi bên đều có tính toán riêng cho mình. Anh em họ Du theo lệnh của Bát Đầu đã giúp Chu Nguyên Chương lên kế hoạch lấy được Thái Bình đồng thời mang thủy quân Sào Hồ tới đại doanh trại của Chu Nguyên Chương, khiến quân của họ Chu như hổ mọc thêm cánh. Ba anh em họ Du dũng cảm thiện chiến, lập được nhiều chiến công. Trong đó công lao lớn nhất chính là người anh cả Du Thông Hải. Du Thông Hải tự là Bích Tuyền, đã theo Chu Nguyên Chương phá Hải Nha, đánh gục Ninh Quốc, đuổi Trần Hữu Lượng, bắt sống Trương Sĩ Thành,… công trạng rất lớn, từng được phong làm Bình Chương Chính sự và nhiều chức vụ trọng yếu khác trong quân đội. Tuy nhiên, trong trận Bình Giang, Du Thông Hải không may bị trúng tên mà chết. Khi Du Thông Hải chết, Chu Nguyên Chương ôm xác họ Du mà khóc, đồng thời nói với Lưu Bá Ôn và tướng quân Từ Đạt rằng: “Vừa mới bắt đầu cuộc chiến, Bích Tuyền đã chết khác gì ta mất một cánh tay! Mau mau thu quân, tổ chức tang lễ cho ông ta”. Lúc bấy giờ, Lưu Bá Ôn và Từ Đạt cũng chảy nước mắt nói, khuyên rằng: “Bích Tuyền chết, thần cũng đau lòng, thiết nghĩ cũng nên tổ chức tang lễ. Chỉ là hiện tại không có thời gian, mong chúa công nên lấy xã tắc làm trọng, quân không thể thu, bính lính không thể rút lui được!” Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên cũng khóc lóc nói: “Ơn sâu của chúa công khiến anh em họ Du chúng tôi dù có tan xương nát thịt cũng không thể báo đáp cho hết được. Khi cơ nghiệp sắp thành mà rút binh cũng không phải là mong muốn của anh trai chúng thần”. Mọi người đều khẩn khoản can gián, Chu Nguyên Chương nghe có lý, đành phải gạt nước mặt nói: “Được! quân sư, hãy nhớ cho kỹ, sau này nếu có phong thưởng thì Bích Tuyền sẽ là người đầu tiên”. Sau này khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, xưng làm hoàng đế đã tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, truy phong làm Quắc Quốc Công, thụy hiệu là Trung Liệt. Du Thông Nguyên được phong làm Nam An Hầu còn Du Thông Uyên được phong làm Việt Tuyển Hầu. Ngoài ra, Chu Nguyên Chương còn đặc cách hạ lệnh cho Lưu Bá Ôn giúp mình xây dựng một căn nhà thật đẹp tặng cho anh em họ và con cháu họ Du. Lưu Bá Ôn cùng với ba anh em họ Du đều sống chêt vì Chu Nguyên Chương đánh lấy thiên hạ, lập nhiều chiến công. Trong quá trình khởi nghĩa, hai bên cũng có thể nói là vào sống ra chết cùng nhau, tình cảm sâu nặng. Nay được Chu Nguyên Chương giao việc xây nhà cho họ Du, Lưu Bá Ôn đương nhiên không có lý do gì để không làm hết sức mình. Vì thế, ngôi nhà mà Lưu Bá Ôn xây dựng cho anh em họ Du hết sức nguy nga tráng lệ. Ngoại trừ hoàng cung, tại Nam Kinh không có ngôi nhà nào có thể sánh kịp với căn nhà này. Tuy nhiên, người đời xưa thường nói, cây càng cao thì gió càng lớn. Căn nhà quá to, thường bị người ta lấy ra so sánh với hoàng cung của anh em họ Du đương nhiên khó tránh khỏi việc mang theo mầm họa. Thừa tướng Hồ Duy Dung trước mặt Chu Nguyên Chương đã bẩm tấu rằng: “Bệ hạ phong công, phong hầu cho nhà họ Du, lại còn tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, có thể nói là đối đãi với họ không hề bạc. Nay bệ hạ lại xây cho nhà họ Du một căn nhà to đẹp như vậy, sợ rằng…” Chu Nguyên Chương ngắt lời họ Hồ, nói: “Bích Tuyền công ở trên tất cả mọi người, đó là ý trẫm quyết định”. Hồ Duy Dung vẫn chưa chịu thôi, nói: “Đây là chỗ nhân hậu của bệ hạ. Tuy nhiên, đây có lẽ sẽ là điều bất lợi cho xã tắc”. Chu Nguyên Chương bắt đầu để ý, hỏi: “Vì sao?” Hồ Duy dung chỉ vào căn nhà cao ngất của nhà họ Du nói: “Bệ hạ xem, mây khói thành vòng, nhà họ Du xuất hiện vương khí!” Chu Nguyên Chương nghe thấy hai chữ “vương khí” thì trầm ngâm không nói. Hồ Duy Dung biết cơ hội đã tới, nói tiếp: “Du Thông Hải khi còn sống đức cao vọng trọng, bộ hạ cũ đều quen nghe chỉ huy của ông ta. Nay Thông Nguyên và Thông Uyên đều giữ chức vụ quan trọng, hậu duệ của Thông Hải lại đều là những người xuất sắc. Nếu một ngày nào đó họ có chí khác thì thiên hạ của Đại Minh e rằng không được bền lâu”. Vốn tính đa nghi, lại chỉ lo có kẻ tranh giành thiên hạ với mình nên khi nghe những lời này của Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương không khỏi gật đầu, nói: “Ngươi nói nên làm thế nào?”Hồ Duy Dung nói ngay: “Dỡ nhà, phá vương khí”. Vừa may, câu chuyện mới tới đó thì Lưu Bá Ôn tới. Vừa nghe thấy lời của Hồ Duy Dung, trong lòng Lưu Bá Ôn đã thất kinh. Nếu như dỡ nhà thì chẳng phải nhà họ Du cũng bị hủy hoại hay sao? Lưu Bá Ôn định lên tiếng ngăn cản Chu Nguyên Chương, tuy nhiên, chợt nghĩ, nay Chu Nguyên Chương đã là hoàng đế chứ không còn là người ra sống vào chết với nghĩa quân khi xưa nữa, nếu không cẩn thận có thể mất mạng như chơi. Chợt trong đầu Lưu Bá Ôn lóe lên một cách. Ông vội bước vào trong phòng nói với Chu Nguyên Chương: “Hoàng thượng, khi xây dựng thần đã sơ ý xây nhà của họ Du quá cao. Thần đang định đến gặp hoàng thượng để xin ý kiến về việc giải trừ vương khí của nhà họ Du”. Chu Nguyên Chương thấy vậy hỏi: “Tiên sinh có kế gì không?” Lưu Bá Ôn nói: “Cá (trong tiếng Hán, chữ cá với họ Du có cách đọc như nhau, vì thế cá ý chỉ nhà họ Du) mà ra biển thì có thể hóa rồng. Nay thần chỉ cho căn nhà họ Du một cái giếng. Lại thêm, cá vốn rất sợ mèo ăn thịt vì thế, thần đã phái một con mèo canh giữ trước cửa, cá chỉ cần lò đầu ra thì mèo có thể nuốt gọn. Như vậy, chẳng cần phải tốn công sức dỡ nhà khiến mất lòng dân, phá hoại cảnh thái bình thịnh trị mà vẫn có thể trừ được vương khí nhà họ Du. Hoàng thượng thấy sao?” Chu Nguyên Chương nghe kế của Lưu Bá Ôn thấy hợp lý bèn nói: “Cứ theo cách của tiên sinh mà làm”. Sau khi được sự đồng ý của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã bày “bát quái trận” xung quanh nhà họ Du. Ông lệnh cho quân sĩ dựng một tấm bia đá ở trước cửa nhà họ Du, bên trên bia khắc hình hơn 100 con mèo. Phía trước của tấm bia là một cái giếng. Phía sau nhà là một bức tường chặn kín. Phía Đông của căn nhà là một đài câu cá. Sau đó, Lưu Bá Ôn nói với Chu Nguyên Chương: “Nếu như một ngày nào đó, con cá này phá cửa mà ra thì sẽ bị hơn 100 con mèo nuốt chửng. Nếu như có chạy thoát khỏi 100 con mèo thì phía sau là tường chắn, hai phía Đông Tây là đài câu cá, tầng tầng lớp lớp bao vây, nó cũng không thể ra được tới biển để biến thành rồng được. Muốn có nước chỉ còn cách là xuống chiếc giếng ở trước nhà. Cá mà sống ở giếng thì không thể nào làm nên trò trống gì được”. Chu Nguyên Chương thấy rằng sắp đặt như vậy, nhà họ Du sẽ không bao giờ có thể ra tới biển để trở thành rồng thì vui mừng lắm, thưởng cho Lưu Bá Ôn rất hậu hĩnh. Theo Phunutoday
    1 like
  4. Báo Mỹ: "Mỹ làm tốt chuẩn bị cho chiến tranh Thái Bình Dương" Việt Dũng 21/08/14 16:35 (GDVN) - Hiện nay, không chỉ lực lượng đột kích Seals, mà còn đặc nhiệm của Thủy quân lục chiến và Lục quân đều đang tham gia huấn luyện thực hiện chiến dịch trên biển. Thủy quân lục chiến Mỹ (ảnh minh họa) Trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 14 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Làm tốt chuẩn bị cho chiến tranh Thái Bình Dương" cho rằng, trước đây, Quân đội Mỹ phát động tập kích trên biển và thực hiện các hành động đặc biệt khác hầu như hoàn toàn do lực lượng đột kích "báo biển" Hải quân (Navy Seals) thực hiện. Nhưng, hiện nay, Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt Thủy quân lục chiến (MARSOC) và lực lượng đặc biệt/đặc nhiệm Lục quân Mỹ (bao gồm lực lượng tác chiến đặc biệt Delta - Delta Force) cũng đang tiến hành huấn luyện phát động chiến dịch trên biển. Lực lượng Navy Seals có thể sẽ tiếp tục "độc quyền" các hành động tác chiến mang theo thiết bị/máy thở dưới nước, bởi vì họ đã trải qua rất nhiều huấn luyện trên lĩnh vực riêng này. Nhưng, do Mỹ đã chuyển sự tập trung chú ý tới Thái Bình Dương, trong tương lai, khả năng phát động các chiến dịch/hành động trên biển ngày càng lớn, nhiều đơn vị đột kích hơn của Mỹ cần tiếp nhận huấn luyện như vậy. Theo bài báo, để hỗ trợ cho nhu cầu gia tăng của các hành động đột kích trên biển, Hải quân Mỹ đang chế tạo tàu chi viện đột kích riêng và triển khai nhiều tàu chiến mặt nước hơn để tiến hành chuẩn bị cho hỗ trợ các hành động đột kích. Lực lượng đặc nhiệm đột kích Seals Hải quân Mỹ tiến hành huấn luyện nhảy dù (ảnh minh họa) Công tác chuẩn bị như vậy ngày càng cần nhiều hơn lực lượng đột kích Seals, MARSOC và lực lượng đặc biệt Lục quân tiến hành huấn luyện. Có thể thông qua tàu vận tải cỡ nhỏ để vận chuyển tới tàu sân bay, rồi tiếp tục thông qua máy bay trực thăng đưa họ tới tàu cỡ nhỏ (tàu khu trục, phương tiện vận chuyển đổ bộ hoặc tàu tuần duyên mới) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể (thông qua tàu cỡ nhỏ đến bờ biển). Đơn vị đột kích còn tập luyện thông qua máy bay trực thăng bay thấp để xâm nhập địa điểm thực hiện nhiệm vụ, lực lượng đột kích Seals thì tập luyện sử dụng tàu ngầm mini riêng để đổ bộ. Theo bài báo, mấy năm trước, Hải quân và Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt đã bắt đầu tính toán đến sự thay đổi này, trong đó bao gồm chế tạo một số tàu chi viện riêng cho lực lượng đột kích. Cuối năm 2013, Hải quân bắt đầu cải tạo một tàu container 30.000 tấn thành căn cứ trên biển của lực lượng đột kích tác chiến đặc biệt và lực lượng chi viện, đã cấp trên 100 triệu USD cho công tác cải tạo này. Điều thú vị là điều này hoàn toàn không phải là ý tưởng mới. Theo bài báo, ngay từ năm 2004, Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt đã yêu cầu Hải quân nghiên cứu kế hoạch cải tạo tàu container thành căn cứ trên biển của lực lượng tác chiến đặc biệt. Nguồn cảm hứng của kế hoạch này rõ ràng đến từ kinh nghiệm 10 năm qua khi lực lượng tác chiến đặc biệt dùng tạm tàu chiến hải quân làm căn cứ. Binh sĩ lực lượng Navy Seals Năm 1996, ở vùng biển Haiti, năm 2001 ở Afghanistan, Hải quân đều đã cung cấp tàu sân bay, nhưng đã rút đi phần lớn lực lượng không quân. Tuy cách làm này đã chứng minh tính linh hoạt to lớn của Hải quân, nhưng đây hoàn toàn không phải là kế lâu dài, bởi vì điều này đã chiếm dụng một phần tài sản quý báu nhất của Hải quân (tàu sân bay và nhân viên trên tàu). Sau đó, vào năm 2001, Hải quân bắt đầu cải tạo 4 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo để mang theo 154 quả tên lửa hành trình và lực lượng đột kích tác chiến đặc biệt (đến nay chủ yếu là lực lượng đột kích Seals). Ở đây bao gồm trang bị của lực lượng đột kích và hỗ trợ tàu đặc nhiệm đổ bộ. So với cách làm truyền thống chế tạo tàu chiến mới, cải tạo có vài ưu thế chính. Tàu dân dụng, cho dù là tàu cỡ lớn có quy mô tương đương tàu sân bay (tàu chở dầu cỡ lớn và tàu container), thì tàu cần đến thường ít hơn 50 người, trong khi đó, tàu chiến có quy mô tương tự cần đến trên nghìn thậm chí vài nghìn người. Tàu container cỡ lớn dùng cho mục đích quân sự cần không đến 100 thủy thủ, trong khi đó tàu tấn công đổ bộ cần 1.100 người, tàu sân bay lớp Nimitz cần tới 3.200 người. Ngoài ra, loại tàu này cũng dễ nâng cấp hơn, khoang tàu có thể được gỡ bỏ hoặc thay thế. Lực lượng đặc nhiệm Mỹ (ảnh minh họa) Những tàu này sẽ thuộc về Bộ tư lệnh vận tải đường biển Hải quân và sử dụng các thuyền viên không thuộc quân đội. Hải quân sẽ giữ 1 – 2 chiếc đợi lệnh bất cứ lúc nào. Chương trình tàu chi viện trên biển hiện nay sử dụng tàu container cỡ khá nhỏ (30.000 tấn), sẽ vận chuyển vài trăm nhân viên tác chiến đặc biệt và lực lượng chi viện, không đến 12 máy bay trực thăng cộng thêm một số tàu cỡ nhỏ dành cho lực lượng đột kích. ========================= Cách đây vài năm, lúc đầu Hoa Kỳ tuyên bố: "Không bênh ai và ghoàn tàn khách wan ở Bể Đông"; sau đó là: "Hoan nghênh Tung Cóoc trỗi dậy trở thành một siêu cướng có trách nhiệm với thế giới"; Còn bi wờ là:"Mỹ làm tốt chuẩn bị cho chiến tranh Thái Bình Dương". Hì! Dù diễn biến bên ngoài thế nào thì cái topic này do Lão say bốt lên và Lão Gàn tích cực ủng hộ, vẫn cứ một giọng đều đêu như tụng kinh. Lão Gàn bít trước mọi sự sẽ như thế này và còn ....nhiều trò ngoạn mục. Hì! Từ lâu Lão Gàn đã chiển bị mua đầu máy VCD để xem phim về "canh bạc cuối cùng". Hì! Sang năm, hoặc năm nữa - Thái tuế chiếu cung Tuyệt Mạng theo Địa Lý Lạc Việt, mọi zdấn đề sẽ diễn biến khuých tạp. Híc!
    1 like
  5. Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Quốc? Thứ Năm, 21/08/2014 - 20:07 Mỹ - Hàn tập trận, Triều Tiên đe trả đủa “khủng khiếp” mà điều hơn 80 xe tăng đến biên giới…Trung Quốc thay vì Hàn Quốc thì là chuyện lạ... Ngày 19/8, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin: “Triều Tiên đã bất ngờ điều hàng loạt xe tăng và xe bọc thép tới một quân đoàn đóng quân gần biên giới với Trung Quốc ở tỉnh Ryanggang. Khoảng 80 xe tăng hạng nặng lần đầu tiên được triển khai tới vị trí đóng quân của quân đoàn 12, đơn vị mới được thành lập vào năm 2010 để đối phó với các động thái của quân đội Trung Quốc trong tình huống khẩn cấp. Đây là loại xe tăng hạng nặng mới của Triều Tiên có thể chở được từ 10-15 binh sĩ và đạt tốc độ tối đa 80 km/h. Ngoài ra, hơn 10 xe tăng mới được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động và màn hình vi tính cũng sẽ được Triều Tiên biên chế vào đơn vị đặc biệt này. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ra lệnh triển khai số xe tăng này càng nhanh càng tốt”. Có phải những chiếc xe tăng này của Triều Tiên đã được điều động đến áp sát biên giới Trung Quốc? Đây là tin của tờ báo Hàn Quốc nên độ tin cậy cần phải kiểm chứng, tuy nhiên, khu vực mà Triều Tiên điều xe tăng đến giáp với khu vực mà trước đó, đầu năm 2014, Trung Quốc đã điều động tập đoàn quân 39 của Quân khu Thẩm Dương, cùng với xe tăng hiện đại Type 99G. Cũng theo Chosun Ilbo, “tập đoàn quân 39 này có khả năng đánh bại toàn bộ quân đội Triều Tiên trong một cuộc xung đột toàn năng” là tin tức chính xác có tính sự thật đã rõ ràng. Động thái này của PLA được cho là nhằm đề phòng bất trắc trước nguy cơ người tị nạn ồ ạt đổ sang biên giới Đông Bắc Trung Quốc một khi có biến cố lớn trên Bán đảo Triều Tiên. Hãy khoan nói về động thái của quân đội Triều Tiên mà nói về động thái của PLA. Để ngăn cản một đoàn người Triều Tiên, gồng gánh, tay xách nách mang tràn qua biên giới thì ai cũng biết không cần phải đưa một tập đoàn quân chủ lực với trang bị xe tăng hạng nặng hiện đại nhất của Trung Quốc vào cuộc, mà chỉ có thể là ngăn cản quân Mỹ-Hàn, tràn qua khi thắng quân đội Triều Tiên mà thôi. Tuy nhiên, cả 2 đều không phải, Mỹ-Hàn không ngu dại đưa quân đánh tràn sang biên giới Trung Quốc. Vậy thì động thái đó, chắc chắn phải có ý đồ khác trên bán đảo Triều Tiên, mà CHDCND Triều Tiên là một trong những đối tượng chủ yếu. Triều Tiên không theo gậy chỉ huy của Trung Quốc Hơn nửa thế kỷ theo, phụ thuộc vào Trung Quốc, Triều Tiên đã hiểu họ được gì, mất gì cho nên đã đến lúc họ phải quyết định. Thứ nhất, về quân sự. Triều Tiên không theo cái gậy chỉ đạo của Bắc Kinh, đã trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho Mỹ-Nhật Bản tăng cường thế, lực gây bất lợi cho chiến lược quân sự của Trung Quốc. Là đồng minh với Trung Quốc, hành động của Triều Tiên như vậy là không thể chấp nhận với Bắc Kinh. Tuy nhiên, đó lại là hành động vì lợi ích an ninh quốc gia của Triều Tiên. Đây là mâu thuẫn chiến lược quân sự không thể giải quyết của 2 "đồng minh" Trung-Triều. Nghĩa là nếu để bảo đảm an ninh cho Trung Quốc thì Triều Tiên phải bị "vặt trụi lông" và ngược lại. Tại sao Mỹ cứ khăng khăng đưa ra điều kiện tiên quyết là Triều Tiên phải hủy bỏ toàn bộ chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân trước khi bàn đến chuyện ký kết hiệp ước hòa bình? Giả sử Triều Tiên chấp nhận điều kiện tiên quyết này thì liệu hiệp ước hòa bình 2 miền có được ký? Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên có được thiết lập? Lúc đó, hoặc là Mỹ phải cuốn gói rời khỏi 2 căn cứ quân sự cùng với hơn 40 ngàn quân tại Hàn Quốc và Nhật Bản, hoặc là tuyên bố công khai ở lại để chống Trung Quốc. Đây không phải là điều Mỹ muốn và Mỹ biết Triều Tiên cũng sẽ không bao giờ chấp nhận điều vô lý, trịch thượng này do Mỹ đưa ra. Triều Tiên đương nhiên, không dại gì cầm dao đằng lưỡi khi bài học Libya đang còn mới nóng. Triều Tiên lấy bài học của Libya để kiên quyết chế tạo vũ khí hạt nhân khiến cho đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc, mà Trung Quốc gây sức ép bao nhiêu cũng không làm Bình Nhưỡng thay đổi. Đương nhiên, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tạo điều kiện cho liên minh quân sự Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-Nhật Bản ngày càng củng cố, phát triển, đe dọa và bao vây kiềm chế Trung Quốc. Các hệ thống phòng thủ tên lửa đã được Mỹ, Nhật Bản triển khai ngay sát trước cửa nhà Trung Quốc một cách hợp lý. Mỗi lần Triều Tiên tiến hành thử tên lửa…là mỗi lần Mỹ, Nhật Bản lại tăng cường thêm lực lượng, để thực chất là đối phó với Trung Quốc. Sự ám ảnh bởi tên lửa Triều Tiên cùng với sự hung hăng của Trung Quốc đã khiến Nhật Bản tái vũ trang, xuất khẩu vũ khí, dỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể…Tất cả những điều trên đã tạo ra một thế trận rất bất lợi cho Trung Quốc. Không theo cái gậy chỉ huy của Trung Quốc, Triều Tiên buộc phải ăn đòn khi Trung Quốc cũng hùa vào lệnh cấm vận chống Triều Tiên? Thứ hai, người châu Á vốn có tính dân tộc cao và coi trọng an ninh chủ quyền, ban lãnh đạo mới của Triều Tiên đã có dấu hiệu cho thấy họ đang cố gắng thoát sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc bằng 3 đối sách. Một là, hầu hết những người trong giới lãnh đạo cao cấp của Triều Tiên thân Trung Quốc đều bị thanh trừng, loại bỏ. Ngay cả ông chồng của cô ruột Kim Jong Un cũng bị xử tử…chứng tỏ tính quyết liệt, dứt khoát, không nể nang của Bình Nhưỡng. Hai là mở rộng quan hệ quốc tế với các nước trong đó có Nga, nhưng điều đặc biệt quan tâm là Triều Tiên có vẻ sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản. Đây là một chiêu hiểm của Triều Tiên muốn cảnh báo đến Trung Quốc. Ba là đề xuất phương cách thống nhất 2 miền Triều Tiên theo kiểu “một quốc gia 2 chế độ”. Có thể nói đây là một đề xuất tinh tế có tính dân tộc cao khiến cho Hàn Quốc ú ớ, ngọng lưỡi, không thể trả lời khi chưa thoát ra khỏi Mỹ. Nếu như cả 3 điều trên đều trở thành hiện thực và hiệu quả cao (chưa tính đến hệ quả với Nhật Bản) thì bán đảo Triều Tiên thực sự thống nhất theo kiểu Đức sẽ xuất hiện. Nhưng ai cho như vậy? Triều Tiên, trên đầu đang có Trung Quốc, còn Hàn Quốc, đừng tưởng giàu có, trên đầu vẫn có Hoa Kỳ. Hai nguy cơ cho Triều Tiên Trung Quốc đã nhiều lần “bán đứng” Việt Nam để được lợi lớn, thì chuyện này không ai hiểu, biết hơn Mỹ. Khi Việt Nam tỏ rõ sự độc lập dân tộc thì Trung Quốc đã không ngại ngần dùng hành động man rợ độc ác nhất là xua quân sang đánh Việt Nam, gây nên cảnh tang tóc đau thương cho 2 phía. Vậy thì Triều Tiên là cái gì trong mắt người Hán mà họ không xử như đã từng với Việt Nam, tuy bị no đòn? Triều Tiên, tuy không có giá như Việt Nam, nhưng cái gọi là “đồng minh” đã chống lại cái gậy chỉ huy của Trung Quốc, nằm ngoài lợi ích, tính toán của Trung Quốc, thì sẽ có 2 nguy cơ xảy ra: Một là “bán đứng” Triều Tiên bất cứ lúc nào thấy lợi. Hai là sẵn sàng xua quân tấn công. Hai nguy cơ này, Triều Tiên không phải nghi ngờ gì hết từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, trong đó, nguy cơ “Dạy cho Bình Nhưỡng một bài học” qua đó lật đổ chế độ Kim Jong Un, lập nên một chế độ thân Trung Quốc như trước, bằng hành động thần tốc của tập đoàn quân 39 của quân khu Thẩm Dương đã ém sẵn tại biên giới…là hiện hữu nhất. Trong lúc Mỹ-Hàn tập trận, Triều Tiên đang đe trả đũa “khủng khiếp” mà điều hơn 80 xe tăng…đến biên giới với…Trung Quốc thay vì Hàn Quốc thì là chuyện lạ, khó tin! Tin này báo Hàn Quốc đưa ra với dụng ý gì, có chính xác hay không thì chúng ta chưa bàn đến. Nhưng là một người dân Việt Nam, sống bên cạnh Trung Quốc thì tôi cho rằng Mỹ-Hàn không dám, không muốn, tấn công Triều Tiên đâu, mà người dám, muốn, chỉ có thể là Trung Quốc. Vì vậy, hơn 80 xe tăng và ngần đó xe bọc thép, hoặc nhiều hơn nữa… được điều đến đối mặt với tập đoàn quân 39 của Trung Quốc tại biên giới là không có gì ngạc nhiên. Điều ngạc nhiên ở đây là, nếu như đây là sự thật, sự điều quân trong tình thế này chứng tỏ sắp tới chính sách đối ngoại của Triều Tiên sẽ có một sự thay đổi lớn về chất. Sự thay đổi này chắc sẽ tác động rất xấu đến Trung Quốc. Chẳng hạn, nếu như họ bắt tay với Nhật Bản thì đây là một cú chấn động địa chính trị rất lớn ở Đông Bắc Á. Thực tế thì chẳng có gì là không thể. Theo Lê Ngọc Thống Đất Việt ======================= Ông Lê Ngọc Thống phân tích cũng rất hay! Có thể nói đây là một nhà phân tích có hạng. Nhưng riêng Lão Gàn thì cứ phải đợi qua tháng cô hồn đã, Lão Gàn sẽ chém gió sai lầm của người Tàu với cái nhìn của Lý học từ nhiều góc độ. Nhưng chắc chắn không phải hết ý. Bởi vì, họ cũng chẳng tử tế gì, nên không vẽ đường cho hươu chay,
    1 like
  6. Bản sắc Việt: Lý Thái Tổ và vị thần hộ quốc 20/08/2014 09:00 Theo nhiều chuyên gia, vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn thiên niên kỷ, tạo “đối trọng văn hóa” với Trung Hoa, đã Việt hóa một vị thần tài có nguồn gốc Ấn Độ trở thành vị thần hộ quốc Thánh Gióng. Ra mắt tượng vàng Thánh Gióng - Ảnh: Quế Khoa Hội Gióng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010. Theo các nhà nghiên cứu, bao quanh huyền thoại Gióng có vô số chuyện kể dân gian. Song hành với nó còn có tín ngưỡng thờ Thánh Gióng phổ biến khắp khu vực nay thuộc tỉnh Bắc Ninh và một phần Hà Nội, cùng với các thần tích đi kèm. Quá trình hình thành biểu tượng Thánh Gióng từ một huyền thoại thành một biểu tượng anh hùng dân tộc đã được ghi lại trong một số tài liệu cổ như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái... Mặc dù vậy, theo TS Đinh Hồng Hải (thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa), chứng cứ sớm nhất của biểu tượng Thánh Gióng xuất hiện một cách mờ ảo ở giai đoạn Tiền Lê và chỉ thực sự rõ nét từ thời Lý. Những tư liệu sớm nhất như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái cũng chỉ đề cập đến Thánh Gióng trong và sau giai đoạn trị vì của nhà Lý. Học giả Nguyễn Văn Huyên cũng từng viết: “Việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời Lý Thái Tổ”. Theo TS Hải, người có công xây dựng biểu tượng người anh hùng Thánh Gióng chính là Lý Công Uẩn. Và huyền thoại Thánh Gióng chính là một trong những biểu tượng của nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Theo TS Hải, ngay sau khi giành lại được độc lập từ tay nhà Hán sau ngàn năm chịu ách nô dịch, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã tìm nhiều cách thức khác nhau để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Đại Hán. Nhưng tầm nhìn của những triều đại này mới chỉ giới hạn ở mức độ “phòng thủ” cả về quân sự lẫn văn hóa. Tuy nhiên, theo ông Hải, Lý Công Uẩn đã thay đổi tư duy phòng thủ này khi ngài lên ngôi. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư, nơi chỉ có lợi thế phòng thủ mà bất tiện cho giao thương. Nơi ông đến Đại La là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị đông đúc của người Việt nằm giữa đồng bằng châu thổ Bắc bộ. “Cùng với dời đô, Lý Công Uẩn cũng ban hành nhiều chính sách mới khiến cho Đại Việt trở nên hưng thịnh về mọi mặt. Ông cùng các vị vua nhà Lý đã tìm được thế đối trọng với văn hóa Trung Hoa - đó là văn hóa Ấn Độ”, ông Hải phân tích. Cụ thể, Lý Công Uẩn cùng các vị vua nhà Lý đã đưa Phật giáo Đại Việt phát triển lên một tầm mức phổ biến toàn quốc gia. Biểu tượng rồng thời Lý là một kiệt tác nghệ thuật mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ. Dựng thế đối trọng văn hóa với Trung Hoa Trong quá trình tìm thế đối trọng với Trung Hoa, biểu tượng Tì Sa Môn - một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ đã được Việt hóa thành Xung Thiên Thần Vương/Phù Đổng Thiên Vương/Thánh Gióng. Vị thần này trong văn hóa Ấn Độ là biểu tượng của tài lộc, hộ quốc. Thánh Gióng là khẳng định vương quyền của nhà vua, uy quyền của triều đại và chủ quyền của đất nước trước Đại Hán. “Nhờ “tầm nhìn thiên niên kỷ” đó mà nước Đại Việt đã xóa được nỗi nhục nô lệ nghìn năm trước để tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Hoa”, ông Hải đánh giá. Việc chọn văn hóa Ấn Độ để làm đối trọng với Trung Hoa, chọn Thánh Gióng làm biểu tượng của tinh thần dân tộc không phải ngẫu nhiên. Theo ông Hải, ở thời điểm đó, nền văn hóa Ấn Độ (thông qua kinh tạng của Phật giáo) trong con mắt của vua quan, trí giả nhà Lý giống như chốn “Tây phương cực lạc”. Nền văn hóa vĩ đại đó có thể điều hòa sự thống trị của văn hóa đại Hán đối với quốc gia Đại Việt. Trên thực tế, nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu là Phật giáo và hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo) đã và đang tồn tại trong văn hóa Trung Hoa, trong khi các yếu tố văn hóa Trung Hoa hầu như không gây được tác động rõ nét nào ở Ấn Độ. “Việc Lý Công Uẩn chọn một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ để phong làm Xung Thiên Thần Vương là một cách Việt hóa vị thần chủ về tài lộc, hộ pháp, hộ quốc. Đặc biệt, vị thần hộ quốc chính là giấc mơ ngàn năm của người Việt sau ngàn năm bắc thuộc”, ông Hải cho biết. Sau đó, việc Việt hóa được thực hiện thông qua việc triều đình nhà Lý thổi sinh khí vào biểu tượng Xung Thiên Thần Vương qua các lễ hội dân gian truyền thống. Từ đó, một ngôi đền nhỏ, một lễ hội địa phương, một vị thần bản địa biến thành một ngôi đền lớn, một vị thần hộ quốc, một biểu tượng anh hùng. Theo nghiên cứu của ông Hải, các triều đại kế tiếp Lý Công Uẩn đã phổ biến biểu tượng Thánh Gióng rộng khắp trong dân chúng. Họ cũng ghi lại “nhân thân” của vị thần hộ quốc này qua các tác phẩm văn học có tính lịch sử. Bên cạnh đó, họ còn “lịch sử hóa” biểu tượng này thành nhân vật cụ thể có quê hương, bản quán, có gia đình, cha mẹ bằng vô số bản sắc phong, thần phả, thần tích ở nơi được thờ. Đây là lý do khiến người đời sau quên đi nguồn gốc thực sự của Thánh Gióng là một vị thần mang nguyên mẫu một vị thần tài Ấn Độ. Trinh Nguyễn ==================== Gần đây tôi nhận thấy xuất hiện những xu hướng cho rằng: Những giá trị văn hóa truyền thống Việt có nguồn gốc ngoại lại. Thí dụ như bài này. Tiến sĩ Đinh Hồng Hải cho rằng: Biểu tượng thiêng liêng của Việt tộc là Thánh Gióng có nguồn gốc từ Ấn Độ: . Rồng Việt cũng từ Ấn Độ: Đây là một bài báo trên một tờ báo nổi tiếng mô tả quan điểm của một tiến sĩ ở viện Văn Hóa, chứ không phải bài viết của chính tác giả chứng minh cho luận điểm của mình qua những bằng chứng và một hệ thống luận cứ nhân danh khoa học. Bởi vậy, tôi chưa thể chỉ ra cái sai cụ thể trong từng luận điểm của ông tiến sĩ viện Văn Hóa, mà chỉ có thể nhận xét như sau: Cách đây cũng chưa lâu lắm, hầu hết xu hướng nghiên cứu đều cho rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Thậm chí BBC đăng tải phát ngôn của người đàn bá theo học khoa tiến sĩ Hoa Kỳ, rằng: Văn hóa Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và bà ta xác định rằng: Những kiến thức này bà ta học được từ trong nhà trường ở Việt Nam. Tất nhiên, trong đó có cả hình tượng Rồng Việt. Còn bây giờ thì lai rai xuất hiện xu hướng xác định rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, bài báo này là một ví dụ. Ngay trong cuộc họp báo giới thiệu sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", một vị tiến sĩ cũng phát biểu về những dấu ấn của Ấn Độ trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhưng tôi có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Những gía trị của văn hóa truyền thống Việt, hoàn toàn là những giá trị độc lập và tự thân, không lệ thuộc vào bất cứ nguồn gốc của bất cứ một nền văn minh nào trên thế giới. Những dấu ấn của các nền văn hóa khác trên thế giới, trong quá trình lịch sử của sự giao lưu văn hóa, ghi dấu ấn trong di sản văn hóa Việt chỉ mang tính cục bộ, nếu nó được Việt hóa, hoàn toàn không hề mang tính chủ thể cội nguồn của văn hóa Việt. Những luận điểm cho rằng nền văn hóa Việt có cội nguồn từ một nền văn minh nào đó, đều sai lầm ngay từ mục đích của nó; kể cả với văn minh Trung Quốc và Ấn Độ - là những nền văn minh có không gian văn hóa sử gần gũi với Việt tộc. Chính dấu ấn của biểu tượng "Lưỡng Nghi Lạc Việt" tìm thấy trên toàn cầu ở những nền văn minh cổ xưa nhất đã xác định điều này. Tính độc lập hoàn toàn của những giá trị văn hóa Việt, tôi đã trình bày một cách có hệ thống trong các sách đã xuất bản, trong các bài viết, các buổi họp báo và thảo luận...vv..
    1 like