• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 21/08/2014 in Bài viết

  1. Bản sắc Việt: Lý Thái Tổ và vị thần hộ quốc 20/08/2014 09:00 Theo nhiều chuyên gia, vua Lý Thái Tổ với tầm nhìn thiên niên kỷ, tạo “đối trọng văn hóa” với Trung Hoa, đã Việt hóa một vị thần tài có nguồn gốc Ấn Độ trở thành vị thần hộ quốc Thánh Gióng. Ra mắt tượng vàng Thánh Gióng - Ảnh: Quế Khoa Hội Gióng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010. Theo các nhà nghiên cứu, bao quanh huyền thoại Gióng có vô số chuyện kể dân gian. Song hành với nó còn có tín ngưỡng thờ Thánh Gióng phổ biến khắp khu vực nay thuộc tỉnh Bắc Ninh và một phần Hà Nội, cùng với các thần tích đi kèm. Quá trình hình thành biểu tượng Thánh Gióng từ một huyền thoại thành một biểu tượng anh hùng dân tộc đã được ghi lại trong một số tài liệu cổ như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái... Mặc dù vậy, theo TS Đinh Hồng Hải (thuộc Viện Nghiên cứu văn hóa), chứng cứ sớm nhất của biểu tượng Thánh Gióng xuất hiện một cách mờ ảo ở giai đoạn Tiền Lê và chỉ thực sự rõ nét từ thời Lý. Những tư liệu sớm nhất như Thiền Uyển Tập Anh, Việt Điện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái cũng chỉ đề cập đến Thánh Gióng trong và sau giai đoạn trị vì của nhà Lý. Học giả Nguyễn Văn Huyên cũng từng viết: “Việc tổ chức hội Gióng như ngày nay mới bắt đầu từ khoảng thế kỷ 11, đời Lý Thái Tổ”. Theo TS Hải, người có công xây dựng biểu tượng người anh hùng Thánh Gióng chính là Lý Công Uẩn. Và huyền thoại Thánh Gióng chính là một trong những biểu tượng của nền độc lập tự chủ của nước Đại Việt. Theo TS Hải, ngay sau khi giành lại được độc lập từ tay nhà Hán sau ngàn năm chịu ách nô dịch, các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đã tìm nhiều cách thức khác nhau để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Đại Hán. Nhưng tầm nhìn của những triều đại này mới chỉ giới hạn ở mức độ “phòng thủ” cả về quân sự lẫn văn hóa. Tuy nhiên, theo ông Hải, Lý Công Uẩn đã thay đổi tư duy phòng thủ này khi ngài lên ngôi. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô khỏi Hoa Lư, nơi chỉ có lợi thế phòng thủ mà bất tiện cho giao thương. Nơi ông đến Đại La là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị đông đúc của người Việt nằm giữa đồng bằng châu thổ Bắc bộ. “Cùng với dời đô, Lý Công Uẩn cũng ban hành nhiều chính sách mới khiến cho Đại Việt trở nên hưng thịnh về mọi mặt. Ông cùng các vị vua nhà Lý đã tìm được thế đối trọng với văn hóa Trung Hoa - đó là văn hóa Ấn Độ”, ông Hải phân tích. Cụ thể, Lý Công Uẩn cùng các vị vua nhà Lý đã đưa Phật giáo Đại Việt phát triển lên một tầm mức phổ biến toàn quốc gia. Biểu tượng rồng thời Lý là một kiệt tác nghệ thuật mang nhiều nét đặc trưng của Ấn Độ. Dựng thế đối trọng văn hóa với Trung Hoa Trong quá trình tìm thế đối trọng với Trung Hoa, biểu tượng Tì Sa Môn - một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ đã được Việt hóa thành Xung Thiên Thần Vương/Phù Đổng Thiên Vương/Thánh Gióng. Vị thần này trong văn hóa Ấn Độ là biểu tượng của tài lộc, hộ quốc. Thánh Gióng là khẳng định vương quyền của nhà vua, uy quyền của triều đại và chủ quyền của đất nước trước Đại Hán. “Nhờ “tầm nhìn thiên niên kỷ” đó mà nước Đại Việt đã xóa được nỗi nhục nô lệ nghìn năm trước để tồn tại và phát triển bên cạnh Trung Hoa”, ông Hải đánh giá. Việc chọn văn hóa Ấn Độ để làm đối trọng với Trung Hoa, chọn Thánh Gióng làm biểu tượng của tinh thần dân tộc không phải ngẫu nhiên. Theo ông Hải, ở thời điểm đó, nền văn hóa Ấn Độ (thông qua kinh tạng của Phật giáo) trong con mắt của vua quan, trí giả nhà Lý giống như chốn “Tây phương cực lạc”. Nền văn hóa vĩ đại đó có thể điều hòa sự thống trị của văn hóa đại Hán đối với quốc gia Đại Việt. Trên thực tế, nhiều yếu tố văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu là Phật giáo và hàng trăm triệu tín đồ Phật giáo) đã và đang tồn tại trong văn hóa Trung Hoa, trong khi các yếu tố văn hóa Trung Hoa hầu như không gây được tác động rõ nét nào ở Ấn Độ. “Việc Lý Công Uẩn chọn một vị thần có nguồn gốc Ấn Độ để phong làm Xung Thiên Thần Vương là một cách Việt hóa vị thần chủ về tài lộc, hộ pháp, hộ quốc. Đặc biệt, vị thần hộ quốc chính là giấc mơ ngàn năm của người Việt sau ngàn năm bắc thuộc”, ông Hải cho biết. Sau đó, việc Việt hóa được thực hiện thông qua việc triều đình nhà Lý thổi sinh khí vào biểu tượng Xung Thiên Thần Vương qua các lễ hội dân gian truyền thống. Từ đó, một ngôi đền nhỏ, một lễ hội địa phương, một vị thần bản địa biến thành một ngôi đền lớn, một vị thần hộ quốc, một biểu tượng anh hùng. Theo nghiên cứu của ông Hải, các triều đại kế tiếp Lý Công Uẩn đã phổ biến biểu tượng Thánh Gióng rộng khắp trong dân chúng. Họ cũng ghi lại “nhân thân” của vị thần hộ quốc này qua các tác phẩm văn học có tính lịch sử. Bên cạnh đó, họ còn “lịch sử hóa” biểu tượng này thành nhân vật cụ thể có quê hương, bản quán, có gia đình, cha mẹ bằng vô số bản sắc phong, thần phả, thần tích ở nơi được thờ. Đây là lý do khiến người đời sau quên đi nguồn gốc thực sự của Thánh Gióng là một vị thần mang nguyên mẫu một vị thần tài Ấn Độ. Trinh Nguyễn ==================== Gần đây tôi nhận thấy xuất hiện những xu hướng cho rằng: Những giá trị văn hóa truyền thống Việt có nguồn gốc ngoại lại. Thí dụ như bài này. Tiến sĩ Đinh Hồng Hải cho rằng: Biểu tượng thiêng liêng của Việt tộc là Thánh Gióng có nguồn gốc từ Ấn Độ: . Rồng Việt cũng từ Ấn Độ: Đây là một bài báo trên một tờ báo nổi tiếng mô tả quan điểm của một tiến sĩ ở viện Văn Hóa, chứ không phải bài viết của chính tác giả chứng minh cho luận điểm của mình qua những bằng chứng và một hệ thống luận cứ nhân danh khoa học. Bởi vậy, tôi chưa thể chỉ ra cái sai cụ thể trong từng luận điểm của ông tiến sĩ viện Văn Hóa, mà chỉ có thể nhận xét như sau: Cách đây cũng chưa lâu lắm, hầu hết xu hướng nghiên cứu đều cho rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Thậm chí BBC đăng tải phát ngôn của người đàn bá theo học khoa tiến sĩ Hoa Kỳ, rằng: Văn hóa Việt chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Và bà ta xác định rằng: Những kiến thức này bà ta học được từ trong nhà trường ở Việt Nam. Tất nhiên, trong đó có cả hình tượng Rồng Việt. Còn bây giờ thì lai rai xuất hiện xu hướng xác định rằng: Văn hóa Việt ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, bài báo này là một ví dụ. Ngay trong cuộc họp báo giới thiệu sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", một vị tiến sĩ cũng phát biểu về những dấu ấn của Ấn Độ trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhưng tôi có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng: Những gía trị của văn hóa truyền thống Việt, hoàn toàn là những giá trị độc lập và tự thân, không lệ thuộc vào bất cứ nguồn gốc của bất cứ một nền văn minh nào trên thế giới. Những dấu ấn của các nền văn hóa khác trên thế giới, trong quá trình lịch sử của sự giao lưu văn hóa, ghi dấu ấn trong di sản văn hóa Việt chỉ mang tính cục bộ, nếu nó được Việt hóa, hoàn toàn không hề mang tính chủ thể cội nguồn của văn hóa Việt. Những luận điểm cho rằng nền văn hóa Việt có cội nguồn từ một nền văn minh nào đó, đều sai lầm ngay từ mục đích của nó; kể cả với văn minh Trung Quốc và Ấn Độ - là những nền văn minh có không gian văn hóa sử gần gũi với Việt tộc. Chính dấu ấn của biểu tượng "Lưỡng Nghi Lạc Việt" tìm thấy trên toàn cầu ở những nền văn minh cổ xưa nhất đã xác định điều này. Tính độc lập hoàn toàn của những giá trị văn hóa Việt, tôi đã trình bày một cách có hệ thống trong các sách đã xuất bản, trong các bài viết, các buổi họp báo và thảo luận...vv..
    3 likes
  2. Cảm ơn Tom_xp. Những chứng cứ ngày càng nhiều và càng làm sáng tỏ chân lý: Việt tộc chính là chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những đồ hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" tồn tại một cách phổ biến trong di sản văn hóa truyền thống Việt và ở khắp các nền văn minh cổ đại trên thế giới, đã xác định rằng: Một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trước nền văn minh của chúng ta và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ đã hình thành từ nền văn minh này. Nền văn hiến Việt với những đồ hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" tồn tại một cách phổ biến trong khắp lãnh thổ Việt hiện nay, đã chứng tỏ Việt tộc chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã từng tồn tại trên trái Đất này. Và cũng chính sự phổ biến của đồ hình "Lưỡng Nghi Lạc Việt" xác định rằng: Nền văn hóa Việt là một nền văn hóa hoàn toàn độc lập và tự thân, chính là chủ nhân và là cội nguồn đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, không hề lệ thuộc vào những cái gọi là văn minh Hán. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và hệ thống bát quái trong Dịch học chính là một hệ thống lý thuyết thống nhất hoàn chỉnh, mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Chỉ có nền văn hiến Việt với những di sản văn hóa thuyết thống Việt - dù tan nát trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc - nhưng chỉ với những gi còn lại là điều kiện duy nhất phục hồi được học thuyết này. Với tư cách lý thuyết thống nhất, thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, sẽ quyết định tương lai của nền văn minh hiện nay. SW Hawking đã xác dịnh: * Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?! * (Đại ý) Nếu chúng ta đủ tài năng để tìm ra lý thuyết thống nhất thì đó là một bước ngoặt của nền văn minh và chúng ta sẻ ứng dụng nó để điều hành cuộc sống và xã hội của chúng ta.
    1 like
  3. Vậy chọn Mậu Tuất 2018 hoặc Kỷ Hợi 2019, Ất Mùi 2015 con yếu vì phải sinh xuất về mạng và thiên can cho cả cha lẫn mẹ. Thân mến.
    1 like
  4. Thông báo khẩn Sư phụ có việc đột xuất nên buổi off chiều nay dự kiến diễn ra lúc 18g00 Thứ 5 ngày 21/8/2014 (tức 26/7/Giáp Ngọ) sẽ tạm hoãn chưa xác định thời hạn. Khi nào Sư phụ có thời gian và có thể tổ chức offline, phamhung sẽ thông báo mời anh chị em tham dự sau. Rất mong mọi người thông cảm. Xin chào trân trọng!
    1 like
  5. CÂY BẠCH HOA XÀ VÀ THỰC TẾ ỨNG DỤNG CỦA THIÊN SỨ. Có duyên biết Bạch Hoa Xà Lần đầu tiên tôi biết đến công dụng thực sự của loại cây này là ở Bến Tre, ngày ấy tôi chỉ khoảng hơn 30 tuối. Người giới thiệu cây này với chúng tôi là anh Năm Mẫn - Đại úy Mẫn, chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga. Có thể nói lúc ấy tôi không có niềm tin gì về công dụng của cây này. Trước đó, tôi đã biết cây này qua cuốn sách của dược sĩ Đỗ Tất Lợi (Một trong 4 tứ trụ Dược sĩ Đông y của Việt Nam). Nhưng trong sách ông chỉ nói qua về loại cây này và cho rằng công dụng chỉ có tính cách sát trùng nhẹ, như sunfamit. Lúc ấy tôi chỉ tin vào Tây y, dù cũng là con của một danh y nối tiếng (Trần Quang Hy, tức Nguyễn Văn Thành, cũng trong tứ trụ danh y), nhưng tôi lại không quan tâm lắm đến Đông y. Bởi vậy, tôi cảm thấy ái ngại, khi anh Năm Mẫn rắc bột Bạch Hoa Xà vào cái ngón chân cái bị vấp chảy máu của anh và ca ngợi Bạc Hóa Xà quả là công hiệu. Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi khi tôi và anh Tư (Tôi quên mất tên) cùng đến bệnh viện tỉnh Bến Tre thăm người bà con của anh Tư, bệnh nằm ở đấy. Ở phòng bên cạnh, có một người ở miệt vườn mắc bệnh uốn ván, người đã cong lên và chờ chết. Tây y trong trường hợp này bó tay. Thấy vậy, anh Tư nói: "Nhà tôi có chai thuốc rượu Xích Hoa Xà (Không phải Bạch Hoa Xà, loại này công dụng mạnh hơn. Nhưng cây này rất khó trồng, tôi đi kiếm không còn giống), có thể giúp qua được bệnh này. Nếu gia đình đồng ý, chúng tôi xin biếu để dùng thử. Gia đình bệnh nhân đồng ý. Anh Tư nhờ tôi về nhà anh Tư lấy lọ thuốc rượu Xích Hoa Xà, chỉ còn 3/ 4, đựng trong keo chao nhỏ. Anh Tư cho người bệnh uống hết luôn keo chai này. Sau đó thì đến cơn, thấy người này chỉ giật nhẹ, Vài ngày sau, tôi không nhớ chính xác thời gian thì người nhà bệnh nhân đến tạ lễ anh Tư một cây thuốc là Smit và cân trà ngon. Đồng thời thông báo người thân của họ đã khỏi bệnh. Anh Tư sau này định cư ở Đức, anh Năm Mẫn thì sang Hoa Kỳ. cả hai anh này đã mất lâu rồi. Nhưng người chứng kiến sự việc này, còn anh Tư Chất ở Thị xã Bến Tre. Việc thứ hai tôi chứng kiến là một sư thày ở Châu Đốc, xuống gặp anh Năm Mẫn cảm ơn cây thuôc của anh đã cứu ông bị hoại tử do rắn cắn. Số là vị sự này trong lúc làm vườn bị rắn cắn vào đầu ngón tay út. Không biết loại rắn gì, nhưng đốt ngón tay bị hoại tử và phải tháo đốt đầu, ông này bị hoại tử tiếp và cứ phải tháo từng dốt cho đến hết ba đốt ngón tay. Đến lúc này tình cờ gặp anh Năm Mẫn cũng đến bệnh viện chỡ Rẫy thăm bệnh. Anh Năm Mẫn đã cho ông sư này một gói bột Bạch Hoa xà rắc lên vết thương. Ông này khỏi. Tôi biết việc này, khi ông sư đến cảm tạ và xin anh Mẫn một cây Bạch Hoa xà về trồng ở Tịnh xá của ông. Việc thứ ba là tôi có người bạn ở Bến Tre. Bạn tôi gốc Bắc tên là Hải Đăng, làm nghề tài xế xe con, em bạn tôi tên là Liễn làm nghề thợ mộc. Chú Liễn chẳng may rơi cái đục vào bàn chân, gây một vết thương nhỏ. Mọi việc tưởng đơn giản. Nhưng không ngờ vết thương làm độc và bị gọi là "luồn mạch lươn", tức vi trùng phá hoại sâu vào trong bàn chân. Chú này phải mổ và rửa vết thương với 4 mũi lincosine - là loại kháng sinh mạnh nhất bấy giờ - nhưng vẫn không khỏi. Bụng chân lại bị mụn độc vì vết thương. Chú Liễn vào nam và anh Năm mẫn lại cho uống bột Bạch Hoa Xà, bã đắp vào vết thương. Chú Liễn khỏi bệnh. Bạch Hoa xà chữa bệnh. Gần 10 năm sau, gia đình tôi làm ăn thất bại, cha con tôi "di tản" lên Sài Gòn kiếm sống. Tất nhiên lúc ấy hoàn cảnh khó khăn, tôi thướng ghé Bình Điền mua thuốc rượu và thuốc bột Bạch Hoa xà để dành chữa bệnh trong nhà. Vào khoảng gần năm 2000, thân chủ tôi có đứa con trai duy nhất bị ung thư máu. Anh ta làm nghề bán gà làm sẵn thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng mỗi ngày gần 2 triệu tiền thuốc muốn sạt nghiệp. Không có thuốc thằng bé chết. Thời gian nằm viện của thằng bé lại trùng với ngày nghỉ lễ ba ngày liền. Nhà tôi lúc ấy có cả lít Bạch Hòa Xà ngâm rượu và một gói bột to. Tôi cho cả anh ấy và hướng dẫn cách sử dụng. Qua ba ngày, cháu bé không hể tiêm thuốc mà hồng cầu lại tăng lên. Bệnh cháu bé đến khi tôi biết thì cũng đến giai đoạn cuối, nên không thể cứu vãn được. Tuy nhiên nó góp phần kèo dài sự sống cho cháu bé. Cũng không thể dùng phong thủy chữa bệnh được. Vì vợ chống anh này đã bán cả nhà chữa bệnh cho con và đi ở nhờ. Bà xã tôi đã sử dụng Bạch Hòa xà cho một người bạn trẻ nữ, bị nấm tử cung, chỉ một lần bơm thuốc là khỏi. Bà ấy cũng cho thuốc nhiều người chữa bệnh nấm móng chân. Bản thân tôi cũng cho thuốc nhiều người chữa bệnh đau mắt đỏ rất hiệu quả, chỉ sau ba lần nhỏ thuốc, cách nhau 30 phút. Bệnh đau mắt đỏ khỏi liền. Và một sự kiện nữa là chính Châu Thế Vinh trên diễn đàn của chúng ta, đã dùng bột Bạch Hoa Xà chữa bệnh viêm gan cho người thân rất hiệu quả. Nay đã tự trồng. Kết luận của Thiên Sứ: Tất cả những điều tôi nói trên đây đều là sự thật, với mong muốn góp phần giúp cho những cơ quan trong nước và quốc tế quan tâm có thể xem xét, thực nghiệm. Bạch Hoa xà qua thực tế ưng dụng có khả năng chống lại hầu hết cac chất độc và siêu vi rất hiệu quả. Hy vọng sẽ góp phần ngăn chặn được bệnh dịch Esbola. Tất nhiên, nếu ngăn chặn dịch không vào Việt Nam là tốt.
    1 like
  6. TƯ LIỆU THAM KHẢO http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23478-ngam-nghi/page-16#entry235675 Bài số 320 - trang 16. CUỘC CẠNH TRANH CUỐI CÙNG Qua bài viết của ngài Lý Quang Diệu, tôi thành thật khuyên những ai còn hiểu một cách thiển cận về ngôn ngữ Hán là chủ thể của ngữ Việt hãy từ bỏ những suy nghĩ dốt nát của mình.
    1 like
  7. HỌP BÁO GIỚI THIỆU SÁCH MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Hanoi. 15. 8. 2014. Kính gửi.................................... Thay mặt ban tổ chức, in trân trong kính mới ông, bà đến dự buổi họp báo ra mắt sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Do tạp chí Tiasang; nhà xuất bản Tri Thức, Cty TNHH, đầu tư, tư vấn Tri thức giáo dục và văn hóa Việt và TTNC Lý học Đông phương đồng tổ chức. Tại địa điểm: Tầng hai, phòng họp 215, tòa nhà Bộ Khoa Học Công Nghệ, số 39 Trần Hưng Đạo. Thời gian bắt đầu từ: 15g , ngày thứ Bẩy, 16. 8. 2014. Sự có mặt của quí vị sẽ góp phần thành công cho buổi họp báo. Rất hân hạnh được đón tiếp. Thay mặt Ban tổ chức Tổng biên tập tạp chí Tia Sáng. Hoàng thị Thu Hà Đã ký. * * * NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌP BÁO * Từ 15g đến 15g 10": Tiến Sĩ Phạm Trần Lê -Tạp chí Tia Sáng đọc lời khia mạc và giới thiệu đại biểu. * Từ 15g 10" đến 15g 20: Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo - Giám đốc Nhà xuâbt bản Tri Thức phát biểu. * Từ 15g 20 đến 15g 50: Tác giả Nguyễn Vũ Tuân Anh - nguyên giám đốc TTNC Lý học Đông phương giới thiệu về cuốn sách. * Từ 15g 50 đến 16g: Giáo sư Đào Vọng Đức - Viện Vật lý và giám đốc TTNC Tiềm năng con người, đóng góp ý kiến về cuốn sách. * Từ 16g đến 16g 15: Ông Nguyễn Thế Trung - Giám đốc Cty TNHH, đầu tư, tư vấn Tri thức giáo dục và văn hóa Việt phát biểu ý kiến. * Từ 16g 15 đến 17g: Thảo luận Quí vị và anh chị em quan tâm, có thể đến dự, xin liên hệ trước vời cô Lê Thị Ngọc Mai. DT số 0978384181, để tiện sắp xếp. Xin trân trọng cảm ơn.
    1 like
  8. Về mặt lý thuyết, để chứng minh tôi sai rất dễ dàng. Bởi vì, một tiêu chí khoa học đã xác định: Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chỉ ra một mắt xích bất hợp lý trong hệ thống lý luận của nó, mà giả thuyết hoặc lý thuyết đó không thể biện minh được. Do đó, nếu ai đó muốn chứng minh tôi sai thì không cần phải chứng minh toàn bộ hệ thống luận cứ cửa tôi sai. Mà chỉ cần tìm ra một mắt xích bất hợp lý trong hệ thống lý luận, mà tôi không biện minh được là toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ. Nhưng tôi cũng lưu ý rằng: Khi chưa thể tìm hiểu được mối liên hệ giữa hệ thống luận cứ (bao gồm các loại di sản, văn bản...) và chuẩn mực thẩm định là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học, thì mọi sự phản biện sẽ rất mơ hồ. Bởi vậy, thời gian dành cho tôi phát biểu trong buổi họp báo ngày 16. 8. 2014 tôi sẽ dùng chủ yếu trinh bày phương pháp nghiên cứu với những ví dụ dễ hiểu, để mọi người nắm rõ, tạo điều kiện và cơ sở phản biện sau này. Với những anh chị em và quí vị quan tâm không có điều kiện tham gia,tôi sẽ quay phim và đưa clip lên đây.
    1 like
  9. Quí vị và anh chị em quan tâm thần mến. Qua bài viết trên của chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa, chúng ta nhận thấy sự thô sơ của tư duy nghiên cứu, khi họ chỉ nhìn nhận vấn đề một cách trực quan đơn giản. Thí dụ như đoạn trích dẫn sau đây: Nhưng rất tiếc: Mặc dù những di vật khảo cổ này nằm trong đất Trung Quốc hiện đại. Nhưng cách đây 6500 ngay khái niệm Trung Quốc cũng chưa có. Và cũng chưa hình thành dân tộc Hán. Người Hán cho rằng họ là con cháu của nhân vật huyền thoại là Hoàng Đế. Lịch sử của họ , do chính họ xác nhận, chỉ hơn 5000 năm cách ngày nay. Còn những di sản khảo cổ này có cách ngày nay 6500 năm lận. Đã vậy còn ở Nam Dương Tử. Lúc ấy, theo chính sử Việt thì ngay cả nước Văn Lang cũng chưa hình thành ở đây. Nhưng rõ ràng, những dấu ấn liên quan đến phong thủy - Địa lý phương Đông - đã cho thấy: Đó là một ngành học có trước cả sự hình thành các quốc gia cổ đại. Trước cả Kim Tự Tháp Ai Cập với những niên đại mà tất cả các nhà khoa học xác định thì cũng chưa quá 5000 năm cách ngày nay. Vậy thì từ đâu mà ra kiến thức phong thủy gắn liền với thiên văn học rất cao cấp từ cách đây 6500 năm này? Đương nhiên, để giải thích điều này thì không phải đám tư duy "ở trần đóng khố" xúm xít phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt, nhưng vênh vang bắng cấp, có thể lý giải được. Sự kiện khảo cổ này và những di sản còn lại trên khắp thế giới, như: Kim tự tháp, hình "Lưỡng nghi Lạc Việt"..vv...cho thấy từ trước lịch sử của nền văn minh hiện đại, đã từng tồn tại một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ. Chính nền văn minh này là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đám tư duy ở trần đóng khố, lúc nào cũng lải nhải về phải có di sản khảo cổ để chứng minh. Sao nghe giống những tay học giả Tàu xưng xưng xác định chủ quyền biển đảo cũng bằng cách cho rằng tìm thấy di vật khảo cổ Tàu ở biển Đông thế nhỉ? Di sản khảo cổ tư nó không nói lên điều gì, nếu nó không tích hợp được một cách hợp lý với một hệ thống lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học liên quan đến nó. Này! Nếu quả là có tìm được những di sản khảo cổ liên quan đến Tàu ở biển Đông thì đó là những tay đi biển chết dạt vào đó được người Việt chôn cất tử tế đấy. Đấy là một giả thuyết rất có "cơ sở khoa học".
    1 like
  10. Vâng thưa bác, Gia đình cháu cám ơn bác đã bớt thời gian tư vấn và nhân dịp đầu xuân-năm mới 2014 cháu xin thay mặt gia đình gửi tới bác Thiên Sứ cùng toàn thể diễn đàn lời chúc Sức Khỏe-May Mắn-Thành Công, năm mới sang nhiều niềm vui tới! Nhân đây gia đình cháu xin hỏi thêm là trước đây nhà cháu để bàn thờ Tổ tiên tại tầng 3, nay xây thêm phòng trên tầng 4 có thêm 1 sân chơi nhỏ và làm cất nóc nhà, thì có nên chuyển bàn thờ lên tầng 4, vì nếu để tầng 3 nhà cháu sợ "đi lại phía trên" ngay chỗ tầng 3 bàn thờ có phạm gì không tốt không ạ? và nếu chuyển lên tầng 4 thì ngoài hướng bàn thờ, có chú ý gì đặc biệt về lễ tiết và các công trình xây dựng ở trên tầng 4 nầy không ạ? nhà cháu chỉ dự tính xây thêm 1 phòng nhỏ(để đồ hoặc nơi đặt bàn thờ) và làm sân thượng để thoáng hoặc trồng cây hoặc nơi tập thể dục! Mong bác có thể cho gia đình cháu lời khuyên ạ! Gia đình cháu rất cám ơn bác Thiên Sứ.
    1 like
  11. Các pháp Không Tính: Anh Hùng Hảo Hán không thật có. Nhân Quả không sai: không thể tự phong Anh Hùng Hảo Hán. Thật tướng Vô tướng, Đại tượng Vô hình: chân nhân không lộ tướng.
    1 like