-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 20/08/2014 in Bài viết
-
Lời Tiên Tri 2014
ATN and 6 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
CÂY BẠCH HOA XÀ VÀ THỰC TẾ ỨNG DỤNG CỦA THIÊN SỨ. Có duyên biết Bạch Hoa Xà Lần đầu tiên tôi biết đến công dụng thực sự của loại cây này là ở Bến Tre, ngày ấy tôi chỉ khoảng hơn 30 tuối. Người giới thiệu cây này với chúng tôi là anh Năm Mẫn - Đại úy Mẫn, chồng đầu tiên của nghệ sĩ Thanh Nga. Có thể nói lúc ấy tôi không có niềm tin gì về công dụng của cây này. Trước đó, tôi đã biết cây này qua cuốn sách của dược sĩ Đỗ Tất Lợi (Một trong 4 tứ trụ Dược sĩ Đông y của Việt Nam). Nhưng trong sách ông chỉ nói qua về loại cây này và cho rằng công dụng chỉ có tính cách sát trùng nhẹ, như sunfamit. Lúc ấy tôi chỉ tin vào Tây y, dù cũng là con của một danh y nối tiếng (Trần Quang Hy, tức Nguyễn Văn Thành, cũng trong tứ trụ danh y), nhưng tôi lại không quan tâm lắm đến Đông y. Bởi vậy, tôi cảm thấy ái ngại, khi anh Năm Mẫn rắc bột Bạch Hoa Xà vào cái ngón chân cái bị vấp chảy máu của anh và ca ngợi Bạc Hóa Xà quả là công hiệu. Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi khi tôi và anh Tư (Tôi quên mất tên) cùng đến bệnh viện tỉnh Bến Tre thăm người bà con của anh Tư, bệnh nằm ở đấy. Ở phòng bên cạnh, có một người ở miệt vườn mắc bệnh uốn ván, người đã cong lên và chờ chết. Tây y trong trường hợp này bó tay. Thấy vậy, anh Tư nói: "Nhà tôi có chai thuốc rượu Xích Hoa Xà (Không phải Bạch Hoa Xà, loại này công dụng mạnh hơn. Nhưng cây này rất khó trồng, tôi đi kiếm không còn giống), có thể giúp qua được bệnh này. Nếu gia đình đồng ý, chúng tôi xin biếu để dùng thử. Gia đình bệnh nhân đồng ý. Anh Tư nhờ tôi về nhà anh Tư lấy lọ thuốc rượu Xích Hoa Xà, chỉ còn 3/ 4, đựng trong keo chao nhỏ. Anh Tư cho người bệnh uống hết luôn keo chai này. Sau đó thì đến cơn, thấy người này chỉ giật nhẹ, Vài ngày sau, tôi không nhớ chính xác thời gian thì người nhà bệnh nhân đến tạ lễ anh Tư một cây thuốc là Smit và cân trà ngon. Đồng thời thông báo người thân của họ đã khỏi bệnh. Anh Tư sau này định cư ở Đức, anh Năm Mẫn thì sang Hoa Kỳ. cả hai anh này đã mất lâu rồi. Nhưng người chứng kiến sự việc này, còn anh Tư Chất ở Thị xã Bến Tre. Việc thứ hai tôi chứng kiến là một sư thày ở Châu Đốc, xuống gặp anh Năm Mẫn cảm ơn cây thuôc của anh đã cứu ông bị hoại tử do rắn cắn. Số là vị sự này trong lúc làm vườn bị rắn cắn vào đầu ngón tay út. Không biết loại rắn gì, nhưng đốt ngón tay bị hoại tử và phải tháo đốt đầu, ông này bị hoại tử tiếp và cứ phải tháo từng dốt cho đến hết ba đốt ngón tay. Đến lúc này tình cờ gặp anh Năm Mẫn cũng đến bệnh viện chỡ Rẫy thăm bệnh. Anh Năm Mẫn đã cho ông sư này một gói bột Bạch Hoa xà rắc lên vết thương. Ông này khỏi. Tôi biết việc này, khi ông sư đến cảm tạ và xin anh Mẫn một cây Bạch Hoa xà về trồng ở Tịnh xá của ông. Việc thứ ba là tôi có người bạn ở Bến Tre. Bạn tôi gốc Bắc tên là Hải Đăng, làm nghề tài xế xe con, em bạn tôi tên là Liễn làm nghề thợ mộc. Chú Liễn chẳng may rơi cái đục vào bàn chân, gây một vết thương nhỏ. Mọi việc tưởng đơn giản. Nhưng không ngờ vết thương làm độc và bị gọi là "luồn mạch lươn", tức vi trùng phá hoại sâu vào trong bàn chân. Chú này phải mổ và rửa vết thương với 4 mũi lincosine - là loại kháng sinh mạnh nhất bấy giờ - nhưng vẫn không khỏi. Bụng chân lại bị mụn độc vì vết thương. Chú Liễn vào nam và anh Năm mẫn lại cho uống bột Bạch Hoa Xà, bã đắp vào vết thương. Chú Liễn khỏi bệnh. Bạch Hoa xà chữa bệnh. Gần 10 năm sau, gia đình tôi làm ăn thất bại, cha con tôi "di tản" lên Sài Gòn kiếm sống. Tất nhiên lúc ấy hoàn cảnh khó khăn, tôi thướng ghé Bình Điền mua thuốc rượu và thuốc bột Bạch Hoa xà để dành chữa bệnh trong nhà. Vào khoảng gần năm 2000, thân chủ tôi có đứa con trai duy nhất bị ung thư máu. Anh ta làm nghề bán gà làm sẵn thu nhập chẳng bao nhiêu, nhưng mỗi ngày gần 2 triệu tiền thuốc muốn sạt nghiệp. Không có thuốc thằng bé chết. Thời gian nằm viện của thằng bé lại trùng với ngày nghỉ lễ ba ngày liền. Nhà tôi lúc ấy có cả lít Bạch Hòa Xà ngâm rượu và một gói bột to. Tôi cho cả anh ấy và hướng dẫn cách sử dụng. Qua ba ngày, cháu bé không hể tiêm thuốc mà hồng cầu lại tăng lên. Bệnh cháu bé đến khi tôi biết thì cũng đến giai đoạn cuối, nên không thể cứu vãn được. Tuy nhiên nó góp phần kèo dài sự sống cho cháu bé. Cũng không thể dùng phong thủy chữa bệnh được. Vì vợ chống anh này đã bán cả nhà chữa bệnh cho con và đi ở nhờ. Bà xã tôi đã sử dụng Bạch Hòa xà cho một người bạn trẻ nữ, bị nấm tử cung, chỉ một lần bơm thuốc là khỏi. Bà ấy cũng cho thuốc nhiều người chữa bệnh nấm móng chân. Bản thân tôi cũng cho thuốc nhiều người chữa bệnh đau mắt đỏ rất hiệu quả, chỉ sau ba lần nhỏ thuốc, cách nhau 30 phút. Bệnh đau mắt đỏ khỏi liền. Và một sự kiện nữa là chính Châu Thế Vinh trên diễn đàn của chúng ta, đã dùng bột Bạch Hoa Xà chữa bệnh viêm gan cho người thân rất hiệu quả. Nay đã tự trồng. Kết luận của Thiên Sứ: Tất cả những điều tôi nói trên đây đều là sự thật, với mong muốn góp phần giúp cho những cơ quan trong nước và quốc tế quan tâm có thể xem xét, thực nghiệm. Bạch Hoa xà qua thực tế ưng dụng có khả năng chống lại hầu hết cac chất độc và siêu vi rất hiệu quả. Hy vọng sẽ góp phần ngăn chặn được bệnh dịch Esbola. Tất nhiên, nếu ngăn chặn dịch không vào Việt Nam là tốt.7 likes -
Họp Báo Giới Thiệu Sách
hoctronho and 5 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhờ Longphibaccai và qua diễn đàn, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cụ Nguyễn Như Bửu về sự chia sẻ với cuốn sách của tôi. Thấy cụ ở bên ngành Đông Y, làm tôi nhớ đến một mục đích chưa hoàn thiện của tôi. Đó là trong các mảng nghiên cứu liên quan đến Lý học Đông phương của tôi còn thiếu mảng Đông Y, mặc dù có nói đến trong một minh chứng liên quan. Tuy nhiên, để hoàn chỉnh và làm sáng tỏ hoàn toàn ngành y học Đông phương huyền diệu này, cần có những công trình nghiên cứu sâu hơn, bắt đầu từ cuốn "Hoàng Đế nội kinh tố vấn". Ngày xưa, tôi đã định hợp tác với ông Quan Đông Hoa (Chủ nhiệm khoa Đông Y, Đại học y Cần Thơ) với bản dịch cuốn này rất đầy đủ so với bản của ông Nguyễn Tử Siêu. Nhưng việc hợp tác bất thành. Trong khí đó, các phương diện khác liên quan đến thuyết ADNH cũng còn cần nhiều việc, nên tôi không còn quan tâm nữa. Tuy nhiên, Đông Y là một ngành rất quan trọng trong cuộc sống con người, nên tôi vẫn hy vọng sẽ có những cao nhân trong ngành này, quan tâm và hợp tác với tôi để làm sáng tỏ bộ môn này. Tôi cũng xin nói trước là phục hồi ngành Đông y với tôi, hoàn toàn từ tâm huyết với sự nhiệt tính vì một mục đích làm sáng tỏ chân lý. Và đây sẽ là một công việc cực kỳ khó khăn, do tính đặc thù của ngành này mang tính ứng dụng rất cụ thể. Cho nên nó cần những phương tiện kỹ thuật kiểm chứng là cái mà nền khoa học hiện đại chưa xuất hiện. Bởi vậy, để bù lại, tính lý luận phải hết sức chặt chẽ và kết hợp với thực tế lâm sàng để thay thế. Nguyên tắc tiên quyết của tôi vẫn xác định : "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" là nguyên lý căn để quán xét tất cả mọi hiện tượng. Xin cảm ơn sự quan tâm với đề nghị này.6 likes -
Ủa? sao không thấy ai đăng ký vậy nhể? Đăng ký tham gia cho xôm tụ đê bà con ơi. 1. Phamhung 2. ....2 likes
-
Đúng 15g chiều hôm qua, tại hội trường Bộ Khoa học và Công Nghệ 39 Trần Hưng Đao.TTNC Lý học Đông phương, Nxb Tri Thức, Cty Tư vấn giáo dục và văn hóa Việt với sự tổ chức của báo Tiasang đã tổ chức cuộc họp báo giời thiệu sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành. Nhiều học giả tên tuổi nhận xét tốt đẹp về phương pháp nghiên cứu của tác giả. Cuộc họp báo đã thành công tốt đẹp. Vài hình ảnh trong cuộc họp báo Giáo sư tiên sĩ Chu Hảo và tác giả. Ông là một người rất nhiệt tình trong việc xuất bản cuốn sách này. Một lần nữa trân trọng cảm ơn ông. Các đại biểu và phóng viên lần lượt có mặt tại phòng họp. Buổi họp báo bắt đầu với sự khai mạc của tiến sĩ Phạm Trần Lê, trưởng ban biên tập của báo tiasang Tiếp theo là phát biểu của giáo sư Chu Hảo. Ông phân tích nội dung và chủ đề của cuốn sách hoàn toàn là một phương pháp nghiên cứu độc đáo, khiến ông đã nhiệt tình ủng họ cho sự xuất bản của cuốn sách nay với Nxb của ông. Tiếp theo lời phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, tôi trình bày về phương pháp nghiên cứu của tôi. Phát biểu của giáo sư Đào Vọng Đức về những vấn đề của tác giả ngay trong các sách đã xuất bản và ngay trong nội dung cuốn sách này. Ông phân tích những điểm tương đồng giữa khoa học hiện đại và các vấn đề liên quan trong Lý học Đông phương , mà tác giả đã công bố. Ông là nhà khoa học đầu bảng ở Việt Nam và là nhà khoa học duy nhất nhận xét đúng sự xác định của tôi về thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, khi tôi xác định rằng: Hanoi sẽ không có mưa trong 10 ngày tổ chức tiến hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi. Ông nói: "Về lý thuyết thì có khả năng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh làm được". Kết quả thực tế đạ chứng minh, đã có bài báo xác định rằng: "Thời tiết Hanoi trong lễ kỷ niệm, đẹp như được đặt hàng". Phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, ông cũng ủng hộ tôi. Sau khi tiến sĩ Thành phát biểu xong, tôi nhìn ông thấy rất quen. Chợt nhớ ra: Tưởng ai! Hóa ra là "Thành giặt là" ở phố Đường Thành cũ. Nó rất giỏi môn văn khi học phổ thông và vào Đại học Văn Hanoi. Hơn 40 năm trước, tôi với nó đã chém gió về Kinh Dịch ở Hanoi. Hồi ây, nó bảo: "Dịch học có rất nhiều yếu tố biện chứng, như câu "Cùng tắc biến, biến tắc thông", khiến bọn tôi phục lăn quay. Ngày ấy tôi cũng thuộc loại xuất sắc trong các môn học tự nhiên. Nhưng cuộc đời thật tréo ngoe. Tôi lại lao vào một ngành không thuộc về năng khiếu của tôi hồi phổ thông. Còn ông ta lại đi vào ngành nghệ thuật sân khấu và là cán bộ phụ trách có địa vị cao ở ngành này. Cụ Nguyễn Khắc Mai giám đốc TT Minh Triết Việt, rất ủng hộ cuốn sách. Có rất nhiều học giả tham gia phát biểu ý kiến của mình, như: cụ Trần Đình Hiến, Giáo sư Nguyễn Vỹ, Tiến sỹ Nguyễn Xuấn Diện... Phỏng vấn tác giả của VTC Bó hoa tặng tác giả của bà Nga, giám đốc một Văn phòng Luật sư tại Hanoi. Kết thuc buổi họp là tác giả ký tặng sách cho các vị đại biểu và các học giả tham gia dự buổi họp báo. Nhưng cuốn sách đầu tiên tôi ký tặng thuộc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày ấy, từ gần 10 năm trước (Tất niên năm Bính Tuất/ 2006), trong sự hỗn mang của dư luận, đàm tiếu, khen chê và số phận nổi chìm của những tác phẩm của tôi minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - tôi biết ơn Ngài, vì sự quan tâm đặc biệt của Ngài với những tác phẩm của tôi, ngay từ những ngày đó. Vào năm 2010, lúc Ngài lâm bệnh nặng, nhiều người hỏi tôi, tôi xác định rằng: "Ngài chưa thể ra đi, khi Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ". Có người thắc mắc: "Vậy nếu hàng chục năm sau Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ thì không lẽ Ngài vẫn sống sao?". Tôi trả lời: "Nếu như vậy thì chuyện này còn dễ giải thích về mặt khoa học hơn cả việc đuổi mưa trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hanoi". Bởi vậy, việc ra đi của Ngài khiến tôi rất xốc. Do đó, cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" nhằm làm sáng tỏ cội nguồn văn minh Đông phương từ nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử với cuốn đầu tiên kính dâng anh linh Ngài, để bày tỏ lòng biết ơn của tôi với sự quan tâm của Ngài. .2 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Sự khác biệt trong tư duy người giàu và người nghèo qua 17 bức tranh! XEMTINTUC | Thứ Ba, 19/08/2014 11:41 Có những suy nghĩ làm thay đổi cuộc đời. Mỗi chúng ta nên suy nghĩ tích cực hơn để hướng con đến suy nghĩ của "người giàu" nhé. Theo cuốn sách “Bí Quyết Tư Duy Thịnh Vượng” của tác giả T.Harv Eker Tự tạo ra cuộc đời mình, sẵn sàng đón nhận cơ hội, tham gia cuộc chơi tiền bạc để giành chiến thắng... là những cách nhìn khác biệt so với người nghèo. Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi. Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi. Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua. Người giàu: Quyết tâm làm giàu. Người nghèo: Muốn trở nên giàu có. Người giàu: Suy nghĩ lớn. Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ. Người giàu: Tập trung vào các cơ hội. Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn. Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác. Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có. Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công. Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại. Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ. Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá. Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ. Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ. Người giàu: Rất biết đón nhận. Người nghèo: Không biết đón nhận. Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả. Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian. Người giàu: Suy nghĩ "cả hai". Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc" Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản. Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc. Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ. Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ. Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ. Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ. Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi. Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ. Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển. Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết. Là một phần trong dự án Học làm giàu phát triển từ năm 2011, bộ tranh "17 tư duy thịnh vượng" được chuyển thể từ nội dung cuốn "Bí quyết Tư duy triệu phú" của tác giả T. Harv Eker. Mỗi tâm thức được chuyển thể thành một bức vẽ riêng, thể hiện rõ thái độ, lập trường của hai nhân vật Giàu và Nghèo. =================== Trên đây là bài viết cho những ai muốn làm giàu, nhưng không phải tất cả những ý tưởng trong bài này đều đúng. Chưa thấy bài viết cho những ai muốn thỏa mãn trí tuệ.2 likes -
THÔNG BÁO HỌP MẶT CÁC LỚP PHONG THỦY LẠC VIỆT Thân mời các anh chị em CLB Phong Thủy Lạc Việt cùng tham gia buổi offline! Thời gian: 18g00 Thứ 5 ngày 21/8/2014 (tức 26/7/Giáp Ngọ) Thành phần: Chủ trì: Sư phụ Thiên sứ, sư mẫu (có thể có cả huynh Thiên Đồng và Sư huynh Linhtrang - vì mai phamhung mới alo cho anh Linhtrang) Toàn thể anh chị em CLB PTLV và Học viên các lớp PTLV Địa điểm: 2A, Hoàng Cầu, Q. Đống Đa Nội dung: - Giao lưu trao đổi và giải đáp thắc mắc của anh chị em - Nghe SP giới thiệu về nội cung cuốn sách Minh triết việt (sư phụ mới xuất bản) Đề nghị tnd và Xuanhylac thông báo bằng điện thoại đến anh chị em (có số điện thoại để biết vì khả năng sẽ có nhiều người không vào diễn đàn) (Các AEC học viên biết số điện thoại bạn đồng môn thì nhắn tin cho nhau để cùng đi nhé.) Đã lâu lắm rồi CLB PTLV Hà Nội chưa offline vì vậy đây cũng là cơ hội để anh chị em gặp nhau, trao đổi học thuật và kinh nghiệm trong khi nghiên cứu. Rất mong anh chị em nhiệt tình đăng ký tham gia để buổi offline được xôm tụ. Thân mến. Ghi chú: - Các AEC ghi nhận có tham gia tại đây theo số thứ tự để tiện cho việc tổ chức nhé. - Kinh phí buổi offline do những người tham gia tự đóng góp 1. Phamhung 2. ....1 like
-
Hà Nội bất ngờ hoãn tổ chức “sinh nhật” Hai Bà Trưng Thứ ba, 19/08/2014, 09:32 (GMT+7) http://m.nguyentandu...i-ba-trung.html (Văn hóa) - Trước nhiều luồng dư luận trái chiều, Phó Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội cho hay, Hà Nội tạm hoãn kế hoạch tổ chức “sinh nhật” Hai Bà Trưng. Bí ẩn người phụ nữ khởi binh trước Hai Bà Trưng Hà Nội bất ngờ hoãn tổ chức 'sinh nhật' Hai Bà Trưng Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội, từ ngày 22 đến 24/8 tại khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng. Đáng chú ý, được biết sự kiện này được Thành ủy, UBND TP.Hà Nội chỉ đạo; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng phối hợp với UBND, Phòng VH-TT&DL huyện Mê Linh tổ chức. Không lâu sau khi thông tin trên xuất hiện, giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa cùng nhiều người dân đã có tranh cãi. Không có cơ sở khoa học Trao đổi với chúng tôi, GS-TSKH Vũ Minh Giang, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói, khởi nghĩa Hai Bà Trưng là sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc. Hai Bà Trưng là các anh hùng dân tộc nên đề cao đến như thế nào cũng là cần thiết. Tuy nhiên, đến nay, sử học, khoa học mới chỉ xác minh chắc chắn ngày bùng nổ khởi nghĩa vào năm 40 và ngày Hai Bà Trưng hi sinh vào năm 43. Xưa nay ta vẫn kỉ niệm như thế. “Gần đây, dựa vào vài truyền thuyết, người ta nói Hai Bà Trưng đã tròn 2.000 năm tuổi và đang có động thái tổ chức kỉ niệm, mừng “sinh nhật”. Theo quan điểm của cá nhân tôi, nghi lễ dân gian thì tùy thôi, người ta làm thế nào cũng được, miễn là có ý nghĩa.Nhưng nếu tổ chức kỉ niệm theo cách có tính chất lễ nghi, có sự tham dự của lãnh đạo thành phố thì nên cân nhắc lại vì mốc 2.000 năm chưa có cơ sở khoa học”, ông Giang cho biết. Cũng theo vị giáo sư này, không phải bất cứ đề xướng nào mang tính truyền thống dân gian ta cũng làm thành nghi lễ một cách chính thức được. Với trường hợp này, nếu tính ngày tính tháng ra, ông Giang cho rằng 2.000 năm là chưa phù hợp. “Chưa kể truyền thuyết hay sự tích mà họ đưa ra làm căn cứ đều được biên soạn vào thế kỷ 17 – thời điểm cách quá xa mốc lịch sử đó. Rồi với năm sinh 14 thì trong Hai Bà Trưng, bà nào sinh năm ấy? Họ không phải là chị em sinh đôi! Tóm lại, khi muốn tổ chức kỉ niệm theo tôi phải có đầy đủ căn cứ khoa học. Nếu chỉ dựa vào “nghe nói thế”, “nghe đồn rằng”… thì không được. Để xác minh được chính xác năm sinh của Hai Bà Trưng phải có tư liệu. Dù các nhà lịch sử đã nghiên cứu về Hai Bà Trưng từ vài chục năm nay với rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau, nhưng năm sinh của họ vẫn là ẩn số”, ông Giang nhấn mạnh. Nhà nghiên cứu lịch sử này cũng đề xuất Hà Nôị cứ để cho nhân dân tổ chức kỉ niệm theo cách dân gian sẽ tốt hơn. Một khi Nhà nước đứng ra tổ chức laị thành chuyện khác. Tiền để tổ chức kỉ niệm như thế có đúng không khi mà thiếu cơ sở khoa học? “Nếu Hà Nội quyết tâm tổ chức kỉ niệm “sinh nhật” cho Hai Bà Trưng thì hậu quả là gì những người bất chấp đó sẽ phải trả lời”, ông Giang khẳng định. Tạm hoãn “mừng sinh nhật” Trước nhiều luồng dư luận trái chiều, tối 18/8 trao đổi với phóng viên, ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội cho hay kế hoạch đó đã tạm hoãn. Theo ông Long, trong hồ sơ địa phương gửi để Hà Nội công nhận Đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) là khu di tích quốc gia đặc biệt có truyền thuyết đề cập tới ngày tháng năm sinh của Hai Bà Trưng. “Trên cơ sở đó, một số thành viên thuộc Hội phụ nữ Việt Nam có đề xuất với chính quyền địa phương và thành phố tổ chức kỉ niệm 2.000 năm ngày sinh của Hai Bà Trưng. Trước đề xuất đó, thành phố ban đầu cũng đã đồng ý về mặt chủ trương. Thế nhưng, sau khi xem xét, nghiên cứu, chúng tôi thấy mốc 2.000 năm đó chỉ là truyền thuyết, văn hóa dân gian, chưa thể chính xác được. Mặc dù người dân mong muốn nhân dịp đền thờ được công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt thì tổ chức mừng “sinh nhật” 2.000 năm cho Hai Bà Trưng luôn, nhưng tài liệu họ đưa ra rất mơ hồ. Do vậy, sẽ không có chuyện Hà Nội tổ chức mừng “sinh nhật” 2.000 năm của Hai Bà Trưng trong năm nay. Thông tin trên tôi vừa có được chiều 18/8”, ông Long lý giải. Ngoài ra, ông Long tiết lộ, đang có nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội nên để tới năm 2015 tổ chức công nhận đền Hai Bà Trưng là khu di tích quốc gia đặc biệt một thể, bởi dịp đó tổ chức kỉ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng chẵn năm và làm gộp như thế cho đỡ tốn kém. “Nhiều khả năng sang năm Hà Nội mới tổ chức đón bằng khu di tích quốc gia đặc biệt ở huyện Mê Linh”, ông Long nói thêm. (Theo Xã Hội) ===================== Vấn đề mà tôi quan tâm chính là đoạn trích dẫn sau đây: Tôi cũng thấy rất nhiều người ngoài ông Vũ Minh Giang - có những ý kiến tương tự - khi nói rằng: Những truyền thuyết về thời Hùng Vương ra đời vào thế kỷ XIV. Tôi nhận thấy rằng: Đấy là một luận điểm của đám tư duy "ở trần đóng khố" nhằm phủ định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Họ căn cứ vào thời điểm xuất bản những cuốn sách của các nhà Nho Việt vào thời điểm này để xác định truyền thuyết liên quan cũng chỉ xuất hiện vào thời điểm đó. Vớ vẩn.1 like
-
"Dị nhân đuổi mưa" ra mắt sách tại Bộ Khoa học - Công nghệ Chủ nhật, 17/08/2014 07:53:59 (Tinmoi.vn)"Dị nhân đuổi mưa” – nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có buổi ra mắt cuốn sách “Minh Triết Việt trong văn minh Đông Phương” tại Bộ Khoa học - Công nghệ vào chiều qua (16/8). Theo tác giả của “Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương" – nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương, nội dung chính của cuốn sách này là qua sự phân tích nội hàm những di sản văn hoá truyền thống Việt xác định một sách hệ thống kết cấu hợp lý, nhất quán, hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chí khoa học là chuẩn mực để thẩm định tính khoa học của thuyết âm dương ngũ hành. Từ đó tiếp tục chứng minh cho cội nguồn của Việt sử trải gần 5.000 năm văn hiến như chính sử và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian ghi nhận nền văn hiến Việt và chứng minh người Việt là chủ nhân đích thực của những giá trị của nền văn minh Đông phương. "Dị nhân đuổi mưa" ra mắt sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông Phương" tại Bộ Khoa học - Công nghệ Nhận xét về tác phẩm, TS Nguyễn Đồng, trong tác phẩm, tác giả kết luận Lạc việt là chủ nhân đích thực của Lý học dịch âm dương được lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, ông cho rằng, kết luận này cũng nên coi là giả thuyết chứ chưa phải là sự thật hiển nhiên đã được chứng minh. Đồng ý kiến, GS Chu Hảo cho rằng, nội dung trong cuốn sách nói âm dương ngũ hành là của người Việt chứ không phải của Bách Việt (Trung Quốc) là điều hết sức hệ trọng, từ trước đến nay chưa ai nói. Điều này cần được thảo luận và tiếp thu thêm các ý kiến của học giả trong và ngoài nước. “Nếu hỏi tôi tôi cũng chưa dám khẳng định đồng ý hay không đồng ý với nhận định trên vì cần có thêm nhiều cuộc thảo luận, bằng chứng”, GS Chu Hảo nói. Nhiều khách mời tại buổi ra mắt ủng hộ cách tiếp cận mới của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhưng cũng cho rằng cuốn sách cho có nhiều nội dung mới, lạ thậm chí ngược với suy nghĩ của họ. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm cho rằng, việc tác giả khai thác tính minh triết Việt trong hàng loạt truyện cổ tích như: Tấm cám, sự tích thằng cuội …phải chăng chỉ là sự áp đặt, suy luận, cảm hứng. “Để chứng minh điều này cần có sự thuyết phục, thao tác khoa học”, ông Diện nói. H.Minh1 like
-
Hôm nay, ông Nguyễn Như Bửu (Hội Đông Y tỉnh Khánh Hòa) gửi lời cám ơn đến sư phụ vì đã ký tặng sách, đồng thời thông báo: "Báo Khánh Hòa ngày 19/08/2014 trang 7 đưa tin các đơn vị đồng tổ chức ra mắt sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh". Bên cạnh đó báo Hà Nội Mới và Đại Biểu Nhân Dân có bài như bên dưới. Chúc mừng sư phụ... :) ========================== Ra mắt sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” Thứ Hai 06:51 18/08/2014 (HNM) - Tạp chí Tia Sáng, NXB Tri thức, Công ty TNHH Tư vấn, đầu tư tri thức, giáo dục và văn hóa Việt, Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Với dung lượng 472 trang, cuốn sách là kết quả nghiên cứu của tác giả trong nhiều năm, đã được công bố từng phần trong các cuốn sách như: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"; "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam"; "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại"; "Hà đồ trong văn minh Lạc Việt"… Cuốn sách nhằm góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt, tạo cơ sở để có thể khẳng định dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm dương ngũ hành. Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao, trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Khánh Vũ http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/sach/699576/ra-mat-sach-minh-triet-viet-trong-van-minh-dong-phuong ========================= Minh triết Việt trong văn minh Đông phương20:40 | 18/08/2014 Tạp chí Tia Sáng, NXB Tri thức, Công ty TNHH Tư vấn, đầu tư tri thức, giáo dục và văn hóa Việt, Trung tâm Nghiên cứu lý học Đông phương đồng tổ chức ra mắt cuốn sách Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Với 472 trang, cuốn sách góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt, tạo cơ sở khẳng định dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5.000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương. Cuốn sách có nội dung phong phú với nhiều bức tranh dân gian, truyện cổ tích, ca dao, đồng dao trong di sản văn hóa truyền thống Việt. XB http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=78&NewsId=3245911 like
-
Sự xác định đúng của Lý học Đông phương với khả năng tiên tri - nhân danh nền văn hiến Việt - với những kết quả của khoa học hiện đại, đã cho thấy một nền tảng tri thức từ một nền văn minh cổ xưa hoàn toàn vượt trôi so với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. "Một lý thuyết cổ xưa sẻ quay trở lại với nhân loại" (Vanga). Đấy chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt và là Lý thuyết thống nhất vũ trụ. SW Hawking đã phát biêu đại ý: Lịch sử văn minh nhân loại sẽ sang một trang mới nếu chúng ta một ngày nào đó khám phá ra lý thuyết thống nhất! Hai nhân vật hàng đầu của hai trạng thái trí tuệ tồn tại trên thực tế thuộc nền văn minh nhân loại hiện đại là bà Vanga và SW Hawking, đều nói về lý thuyết thống nhất. Một người khẳng định sẽ xuất hiện lý thuyết này (Bà Vanga), một người xác định định tính của nó (ngài Hawking). Nền văn hiến Việt xác định lý thuyết thống nhất. Vậy là đủ Tam Dương.1 like
-
VẤN ĐỀ CHỌN HƯỚNG xemngay.com Hướng tốt hay xấu chủ yếu dựa vào cửu cung bát quái. Vấn đề chọn hướng chỉ kết hợp trong các việc xuất hành xây dựng nhà cửa và an táng thuộc thuật phong thuỷ (địa lý). Còn trong việc chọn ngày, chọn giờ chỉ vận dụng như là một yếu tố phụ, tuỳ cơ ứng biến, nếu không đợi được ngày tốt thì chọn giờ tốt, cùng lắm không chọn giờ tốt thì tìm hướng tốt mà đi. Trong thuật chọn ngày cũng có 1 số loại sao chỉ phương vị, thí dụ "Nhật du Thần phương", "Hạc Thần phương","Thiên nhất Thần phương" v.v... nghĩa là nên tránh những ngày, những phương trùng với nơi thần đang đến, nơi thần đang ở, hay thần đang đi qua... HƯỚNG XUẤT HÀNH Ngọc hạp Thông thư triều Nguyễn không thấy đề cập đến hướng xuất hành. Hơn nữa, nó chỉ là yếu tố phụ để vận dụng trong phép quyền biến, lúc cần thiết lắm mới tính đến hướng xuất hành. Thời trước, khi xuất hành người ta chọn hướng thần chỉ phương vị: có 3 loại phổ biến thông dụng: Hỷ thần (hướng tốt), Tài thần (hướng tốt) và Hạc thần (hướng xấu). Ba loại thần sát chỉ phương hướng đó thay đổi hướng theo ngày can chi cả năm. Khảo sát tài liệu có thống kê, chúng tôi rút ra quy luật vận hành như sau: a. Hỷ thần: Vận hành qua 5 hướng ngược chiều kim đồng hồ, theo thứ tự ngày hàng Can. 1. Ngày Giáp và 6. Ngày Kỷ: Hướng Đông bắc 2. Ngày Ất và 7. Ngày Canh: Hướng Tây Bắc 3. Ngày Bính và 8. Ngày Tân: Hướng Tây Nam 4. Ngày Đinh và 9. Ngày Nhâm: Hướng chính Nam 5. Ngày Mậu và 10. Ngày Quý: Hướng Đông Nam b. Tài Thần: Vận hành theo ngày hàng Can theo 7 hướng (trừ Đông bắc) 1. Ngày Giáp và 2. Ngày Ất: Hướng Đông Nam 3. Ngày Bính và 4. Ngày Đinh: Hướng Đông 5. Ngày Mậu: Hướng Bắc 6. Ngày Kỷ: Hướng Nam 7. Ngày Canh và 8. Ngày Tân: Hướng Tây Nam 9. Ngày Nhâm: Hướng Tây 10: Ngày Quý: Hướng Tây Bắc. c. Hạc Thần: Ông này là thần Ác, đi đâu phải tránh gặp phải ông ấy. Nhưng trong 60 ngày can chi đã có 16 ngày ông bận việc trên trời, còn 44 ngày ông đi tuần du khắp 8 hướng, mỗi hướng 5 hoặc 6 ngày liên tục chuyển sang hướng khác thuận chiều kim đồng hồ, theo trình tự như sau: Nếu tính Giáp Tý là số 4....Canh Thân là 60 thì quy luật vận hành của Hạc Thần như sau: Từ ngày Quý Tỵ (33) đến ngày Mậu Thân (48): Ở trên trời (khỏi lo). Ngày Kỷ Dậu (49) Canh Tuất (50) Tân Hợi (51) Nhâm Tý (52) Quý Sửu (53) Giáp Dần (54): 6 ngày hướng đông bắc. Ngày Ất Mão (55) Bính Thìn (56) Đinh Tỵ (57) Mậu Ngọ (58) Kỷ Mùi (59): 5 ngày hướng đông Ngày Canh Thân (60) Tân Dậu (01) Nhâm Tuất (02) Quý Hợi (03) Giáp Tý (04) Ất Sửu (05): 6 ngày hướng đông nam Ngày Bính Dần (06) Đinh Mão (07) Mậu Thìn (08) Kỷ Tỵ (09) Canh Ngọ (10): 5 ngày hướng nam. Ngày Tân Mùi (11) Nhâm Thân (12) Quý Dậu (13) Giáp Tuất (14) Ất Hợi (15) Bính Tý (16): 6 ngày hướng tây nam Ngày Đinh Sửu (17) Mậu Dần (18) Kỷ Mão (19) Canh Thìn (20) Tân Tỵ (21): 5 ngày hướng tây Ngày Nhâm Ngọ (22) Quý Mùi (23) Giáp Thân (24) Ất Dậu (25) Bính Tuất (26) Đinh Hợi (27): 6 ngày hướng tây bắc Ngày Mậu Tý (28) Kỷ Sửu (29) Canh Dần (30) Tân Mão (31) Nhâm Thìn (32): 5 ngày hướng bắc Chú ý: Chỉ trong 44 ngày Hạc Thần ở 8 hướng đã có 12 ngày cùng hướng với Hỷ Thần hoặc Tài Thần, vừa thần tốt vừa thần xấu cùng 1 ngày, cùng 1 hướng chẳng biết chọn ra sao ? - Thai thần (thần xấu) hay Thái Nhất, Thái Ất đều chỉ phương vị, nhưng xét theo tính chất và quy luật vận hành cũng tương tự nên chúng tôi lược bỏ không ghi - Bát cẩm trạch cũng là thuật chọn hướng, nhưng không dính dáng đến thuật chọn ngày, chúng tôi lược bớt ko ghi vào đây. (trích Tân Việt, Thiều phong. Bàn về lịch vạn niên, Văn hoá dân tộc,Hà Nội,1997)1 like