-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/08/2014 in Bài viết
-
Đúng 15g chiều hôm qua, tại hội trường Bộ Khoa học và Công Nghệ 39 Trần Hưng Đao.TTNC Lý học Đông phương, Nxb Tri Thức, Cty Tư vấn giáo dục và văn hóa Việt với sự tổ chức của báo Tiasang đã tổ chức cuộc họp báo giời thiệu sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành. Nhiều học giả tên tuổi nhận xét tốt đẹp về phương pháp nghiên cứu của tác giả. Cuộc họp báo đã thành công tốt đẹp. Vài hình ảnh trong cuộc họp báo Giáo sư tiên sĩ Chu Hảo và tác giả. Ông là một người rất nhiệt tình trong việc xuất bản cuốn sách này. Một lần nữa trân trọng cảm ơn ông. Các đại biểu và phóng viên lần lượt có mặt tại phòng họp. Buổi họp báo bắt đầu với sự khai mạc của tiến sĩ Phạm Trần Lê, trưởng ban biên tập của báo tiasang Tiếp theo là phát biểu của giáo sư Chu Hảo. Ông phân tích nội dung và chủ đề của cuốn sách hoàn toàn là một phương pháp nghiên cứu độc đáo, khiến ông đã nhiệt tình ủng họ cho sự xuất bản của cuốn sách nay với Nxb của ông. Tiếp theo lời phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, tôi trình bày về phương pháp nghiên cứu của tôi. Phát biểu của giáo sư Đào Vọng Đức về những vấn đề của tác giả ngay trong các sách đã xuất bản và ngay trong nội dung cuốn sách này. Ông phân tích những điểm tương đồng giữa khoa học hiện đại và các vấn đề liên quan trong Lý học Đông phương , mà tác giả đã công bố. Ông là nhà khoa học đầu bảng ở Việt Nam và là nhà khoa học duy nhất nhận xét đúng sự xác định của tôi về thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, khi tôi xác định rằng: Hanoi sẽ không có mưa trong 10 ngày tổ chức tiến hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi. Ông nói: "Về lý thuyết thì có khả năng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh làm được". Kết quả thực tế đạ chứng minh, đã có bài báo xác định rằng: "Thời tiết Hanoi trong lễ kỷ niệm, đẹp như được đặt hàng". Phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, ông cũng ủng hộ tôi. Sau khi tiến sĩ Thành phát biểu xong, tôi nhìn ông thấy rất quen. Chợt nhớ ra: Tưởng ai! Hóa ra là "Thành giặt là" ở phố Đường Thành cũ. Nó rất giỏi môn văn khi học phổ thông và vào Đại học Văn Hanoi. Hơn 40 năm trước, tôi với nó đã chém gió về Kinh Dịch ở Hanoi. Hồi ây, nó bảo: "Dịch học có rất nhiều yếu tố biện chứng, như câu "Cùng tắc biến, biến tắc thông", khiến bọn tôi phục lăn quay. Ngày ấy tôi cũng thuộc loại xuất sắc trong các môn học tự nhiên. Nhưng cuộc đời thật tréo ngoe. Tôi lại lao vào một ngành không thuộc về năng khiếu của tôi hồi phổ thông. Còn ông ta lại đi vào ngành nghệ thuật sân khấu và là cán bộ phụ trách có địa vị cao ở ngành này. Cụ Nguyễn Khắc Mai giám đốc TT Minh Triết Việt, rất ủng hộ cuốn sách. Có rất nhiều học giả tham gia phát biểu ý kiến của mình, như: cụ Trần Đình Hiến, Giáo sư Nguyễn Vỹ, Tiến sỹ Nguyễn Xuấn Diện... Phỏng vấn tác giả của VTC Bó hoa tặng tác giả của bà Nga, giám đốc một Văn phòng Luật sư tại Hanoi. Kết thuc buổi họp là tác giả ký tặng sách cho các vị đại biểu và các học giả tham gia dự buổi họp báo. Nhưng cuốn sách đầu tiên tôi ký tặng thuộc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày ấy, từ gần 10 năm trước (Tất niên năm Bính Tuất/ 2006), trong sự hỗn mang của dư luận, đàm tiếu, khen chê và số phận nổi chìm của những tác phẩm của tôi minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - tôi biết ơn Ngài, vì sự quan tâm đặc biệt của Ngài với những tác phẩm của tôi, ngay từ những ngày đó. Vào năm 2010, lúc Ngài lâm bệnh nặng, nhiều người hỏi tôi, tôi xác định rằng: "Ngài chưa thể ra đi, khi Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ". Có người thắc mắc: "Vậy nếu hàng chục năm sau Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ thì không lẽ Ngài vẫn sống sao?". Tôi trả lời: "Nếu như vậy thì chuyện này còn dễ giải thích về mặt khoa học hơn cả việc đuổi mưa trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hanoi". Bởi vậy, việc ra đi của Ngài khiến tôi rất xốc. Do đó, cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" nhằm làm sáng tỏ cội nguồn văn minh Đông phương từ nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử với cuốn đầu tiên kính dâng anh linh Ngài, để bày tỏ lòng biết ơn của tôi với sự quan tâm của Ngài. .8 likes
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Con gái GS. Ngô Bảo Châu góp ý về một kỳ thi chung (vnexpress.net) Ngô Thanh Hiên, con gái GS. Ngô Bảo Châu từng học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ) cho biết, ở cấp ba, mỗi năm em chỉ phải học và thi vài môn, trong đó Lịch sử là môn bắt buộc. Ngô Thanh Hiên cho biết, khi học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ), em phải học 6-7 môn nhưng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm học và thi kết thúc một vài môn, không qua được môn nào thì học lại môn đó. Khác với Việt Nam là 3 năm cấp ba đều học và thi 11 môn, trượt một môn sẽ tuột lớp và học lại tất cả các môn khác. Với hầu hết trường THPT tại Mỹ, học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp khi đạt được một số điểm nhất định. Trường của Thanh Hiên yêu cầu học sinh phải hoàn thành một số tín chỉ của các môn: Toán, Khoa học, Văn, Lịch sử, Ngoại ngữ, Nghệ thuật, Thể thao và một số môn tự chọn. Điểm trung bình của các môn này (GPA) sẽ được dùng làm một trong 3 yếu tố (gồm bài luận, điểm số kỳ thi chuẩn hoá quốc tế SAT hoặc ACT) để xét vào đại học. Học sinh có thể đăng ký bao nhiêu trường đại học tuỳ ý. Mỗi trường sẽ có một đề tài luận yêu cầu học sinh làm. Ngô Thanh Hiên, con gái GS Ngô Bảo Châu hiện học tại ĐH Chicago, Mỹ chia sẻ, thời phổ thông chỉ phải học 6-7 môn theo kiểu cuốn chiếu. Ảnh: NVCC. Con gái GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ, giáo dục Mỹ rất coi trọng kiến thức cơ bản. Họ luôn có sự đánh giá giúp học sinh có nền tảng các môn học chung một cách vững chắc trước khi vào đại học. Các bài thi ở hệ phổ thông vì thế một phần là để tìm ra mặt yếu kiến thức của người học và một phần để họ cố gắng cải thiện trong thời gian học. Các điều kiện, bài thi để vào được đại học là góp phần định hướng tương lai học sinh muốn làm công việc gì. Theo Thanh Hiên, việc kết hợp 2 kỳ thi tốt nghiệp, ĐH làm một như đề xuất của Bộ GD&ĐT Việt Nam có thể đem lại cơ hội phát triển tốt cho nền giáo dục nước nhà, làm giáo viên thay đổi chương trình dạy. Tuy nhiên, nữ sinh này cũng cho rằng, Bộ nên xem xét kỹ lưỡng các phương án để xây dựng được một kỳ thi đánh giá được chính xác trình độ học sinh. Sự vội vàng thay đổi có thể tạo nên những kết quả không mong muốn hoặc thất bại nặng nề. Trong ba phương án thi, Thanh Hiên phân tích phương án 2 và 3 (thi theo đề tổng hợp) gây dàn trải kiến thức. Em ví dụ, riêng môn Toán đã có các nội dung như: số học, hình học mặt phẳng, hình học không gian… mà ở Mỹ, mỗi nội dung ấy được học trong một năm. Như vậy, gộp tất cả 8-11 môn vào 4-5 bài thi sẽ khiến học sinh không biết ôn tập vào nội dung nào. Ở phương án một, Thanh Hiên nhận thấy, nó chưa thể hiện được thế mạnh và sự tiến bộ của học sinh. Ví dụ, một số bạn giỏi các môn tự nhiên hơn môn xã hội nhưng phải thi cả 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và chỉ được chọn một môn thì có thể chưa đánh giá được khả năng của người đó. "Thi đại học nên để học sinh hướng đến những môn thế mạnh của họ nhưng em chưa thấy điều đó ở phương án thứ nhất", Hiên nói. Ngô Thanh Hiên cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức kỳ thi quốc gia chung chỉ để phản ánh học sinh được học những gì thì ngoài các môn chính cần thi như: Toán, Văn, Lịch sử, Khoa học nên bổ sung: Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Thể thao… để học sinh lựa chọn môn yêu thích. Những môn thi bổ sung này sẽ giúp ích rất nhiều khi thí sinh nộp hồ sơ vào đại học. Bởi lẽ, để vào trường ĐH, ngoài thể hiện kiến thức cơ bản, học sinh cần chứng minh được kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực nào đó, thông qua các bài thi chuyên môn có độ khó cao. Thanh Hiên hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bố về việc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp chứ không phải ĐH để đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực, tránh tiêu cực. Quỳnh Trang ================ Vấn đề vưỡn cứ là nội dung môn sử. Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến phải là một chân lý cần sáng tỏ. Còn không thì có bê nguyên si phương pháp giáo dục Hoa Kỳ vào đây vưỡn zdư dzậy à!1 like -
Con gái GS. Ngô Bảo Châu góp ý về một kỳ thi chung (vnexpress.net) Ngô Thanh Hiên, con gái GS. Ngô Bảo Châu từng học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ) cho biết, ở cấp ba, mỗi năm em chỉ phải học và thi vài môn, trong đó Lịch sử là môn bắt buộc. Ngô Thanh Hiên cho biết, khi học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ), em phải học 6-7 môn nhưng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm học và thi kết thúc một vài môn, không qua được môn nào thì học lại môn đó. Khác với Việt Nam là 3 năm cấp ba đều học và thi 11 môn, trượt một môn sẽ tuột lớp và học lại tất cả các môn khác. Với hầu hết trường THPT tại Mỹ, học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp khi đạt được một số điểm nhất định. Trường của Thanh Hiên yêu cầu học sinh phải hoàn thành một số tín chỉ của các môn: Toán, Khoa học, Văn, Lịch sử, Ngoại ngữ, Nghệ thuật, Thể thao và một số môn tự chọn. Điểm trung bình của các môn này (GPA) sẽ được dùng làm một trong 3 yếu tố (gồm bài luận, điểm số kỳ thi chuẩn hoá quốc tế SAT hoặc ACT) để xét vào đại học. Học sinh có thể đăng ký bao nhiêu trường đại học tuỳ ý. Mỗi trường sẽ có một đề tài luận yêu cầu học sinh làm. Ngô Thanh Hiên, con gái GS Ngô Bảo Châu hiện học tại ĐH Chicago, Mỹ chia sẻ, thời phổ thông chỉ phải học 6-7 môn theo kiểu cuốn chiếu. Ảnh: NVCC. Con gái GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ, giáo dục Mỹ rất coi trọng kiến thức cơ bản. Họ luôn có sự đánh giá giúp học sinh có nền tảng các môn học chung một cách vững chắc trước khi vào đại học. Các bài thi ở hệ phổ thông vì thế một phần là để tìm ra mặt yếu kiến thức của người học và một phần để họ cố gắng cải thiện trong thời gian học. Các điều kiện, bài thi để vào được đại học là góp phần định hướng tương lai học sinh muốn làm công việc gì. Theo Thanh Hiên, việc kết hợp 2 kỳ thi tốt nghiệp, ĐH làm một như đề xuất của Bộ GD&ĐT Việt Nam có thể đem lại cơ hội phát triển tốt cho nền giáo dục nước nhà, làm giáo viên thay đổi chương trình dạy. Tuy nhiên, nữ sinh này cũng cho rằng, Bộ nên xem xét kỹ lưỡng các phương án để xây dựng được một kỳ thi đánh giá được chính xác trình độ học sinh. Sự vội vàng thay đổi có thể tạo nên những kết quả không mong muốn hoặc thất bại nặng nề. Trong ba phương án thi, Thanh Hiên phân tích phương án 2 và 3 (thi theo đề tổng hợp) gây dàn trải kiến thức. Em ví dụ, riêng môn Toán đã có các nội dung như: số học, hình học mặt phẳng, hình học không gian… mà ở Mỹ, mỗi nội dung ấy được học trong một năm. Như vậy, gộp tất cả 8-11 môn vào 4-5 bài thi sẽ khiến học sinh không biết ôn tập vào nội dung nào. Ở phương án một, Thanh Hiên nhận thấy, nó chưa thể hiện được thế mạnh và sự tiến bộ của học sinh. Ví dụ, một số bạn giỏi các môn tự nhiên hơn môn xã hội nhưng phải thi cả 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và chỉ được chọn một môn thì có thể chưa đánh giá được khả năng của người đó. "Thi đại học nên để học sinh hướng đến những môn thế mạnh của họ nhưng em chưa thấy điều đó ở phương án thứ nhất", Hiên nói. Ngô Thanh Hiên cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức kỳ thi quốc gia chung chỉ để phản ánh học sinh được học những gì thì ngoài các môn chính cần thi như: Toán, Văn, Lịch sử, Khoa học nên bổ sung: Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Thể thao… để học sinh lựa chọn môn yêu thích. Những môn thi bổ sung này sẽ giúp ích rất nhiều khi thí sinh nộp hồ sơ vào đại học. Bởi lẽ, để vào trường ĐH, ngoài thể hiện kiến thức cơ bản, học sinh cần chứng minh được kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực nào đó, thông qua các bài thi chuyên môn có độ khó cao. Thanh Hiên hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bố về việc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp chứ không phải ĐH để đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực, tránh tiêu cực. Quỳnh Trang1 like
-
Đến bây giờ tôi đã hoàn toàn đúng: Cơ quan Nasa đã xác định: Không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa dưới bất cứ hình thức nào. Ít nhất một mảng chấn lý đã sáng tỏ.1 like
-
HỌP BÁO GIỚI THIỆU SÁCH MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Hanoi. 15. 8. 2014. Kính gửi.................................... Thay mặt ban tổ chức, in trân trong kính mới ông, bà đến dự buổi họp báo ra mắt sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Do tạp chí Tiasang; nhà xuất bản Tri Thức, Cty TNHH, đầu tư, tư vấn Tri thức giáo dục và văn hóa Việt và TTNC Lý học Đông phương đồng tổ chức. Tại địa điểm: Tầng hai, phòng họp 215, tòa nhà Bộ Khoa Học Công Nghệ, số 39 Trần Hưng Đạo. Thời gian bắt đầu từ: 15g , ngày thứ Bẩy, 16. 8. 2014. Sự có mặt của quí vị sẽ góp phần thành công cho buổi họp báo. Rất hân hạnh được đón tiếp. Thay mặt Ban tổ chức Tổng biên tập tạp chí Tia Sáng. Hoàng thị Thu Hà Đã ký. * * * NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌP BÁO * Từ 15g đến 15g 10": Tiến Sĩ Phạm Trần Lê -Tạp chí Tia Sáng đọc lời khia mạc và giới thiệu đại biểu. * Từ 15g 10" đến 15g 20: Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo - Giám đốc Nhà xuâbt bản Tri Thức phát biểu. * Từ 15g 20 đến 15g 50: Tác giả Nguyễn Vũ Tuân Anh - nguyên giám đốc TTNC Lý học Đông phương giới thiệu về cuốn sách. * Từ 15g 50 đến 16g: Giáo sư Đào Vọng Đức - Viện Vật lý và giám đốc TTNC Tiềm năng con người, đóng góp ý kiến về cuốn sách. * Từ 16g đến 16g 15: Ông Nguyễn Thế Trung - Giám đốc Cty TNHH, đầu tư, tư vấn Tri thức giáo dục và văn hóa Việt phát biểu ý kiến. * Từ 16g 15 đến 17g: Thảo luận Quí vị và anh chị em quan tâm, có thể đến dự, xin liên hệ trước vời cô Lê Thị Ngọc Mai. DT số 0978384181, để tiện sắp xếp. Xin trân trọng cảm ơn.1 like