• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/08/2014 in Bài viết

  1. Đến bây giờ tôi đã hoàn toàn đúng: Cơ quan Nasa đã xác định: Không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa dưới bất cứ hình thức nào. Ít nhất một mảng chấn lý đã sáng tỏ.
    2 likes
  2. HỌP BÁO GIỚI THIỆU SÁCH MINH TRIẾT VIỆT TRONG VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG. Hanoi. 15. 8. 2014. Kính gửi.................................... Thay mặt ban tổ chức, in trân trong kính mới ông, bà đến dự buổi họp báo ra mắt sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Do tạp chí Tiasang; nhà xuất bản Tri Thức, Cty TNHH, đầu tư, tư vấn Tri thức giáo dục và văn hóa Việt và TTNC Lý học Đông phương đồng tổ chức. Tại địa điểm: Tầng hai, phòng họp 215, tòa nhà Bộ Khoa Học Công Nghệ, số 39 Trần Hưng Đạo. Thời gian bắt đầu từ: 15g , ngày thứ Bẩy, 16. 8. 2014. Sự có mặt của quí vị sẽ góp phần thành công cho buổi họp báo. Rất hân hạnh được đón tiếp. Thay mặt Ban tổ chức Tổng biên tập tạp chí Tia Sáng. Hoàng thị Thu Hà Đã ký. * * * NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌP BÁO * Từ 15g đến 15g 10": Tiến Sĩ Phạm Trần Lê -Tạp chí Tia Sáng đọc lời khia mạc và giới thiệu đại biểu. * Từ 15g 10" đến 15g 20: Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo - Giám đốc Nhà xuâbt bản Tri Thức phát biểu. * Từ 15g 20 đến 15g 50: Tác giả Nguyễn Vũ Tuân Anh - nguyên giám đốc TTNC Lý học Đông phương giới thiệu về cuốn sách. * Từ 15g 50 đến 16g: Giáo sư Đào Vọng Đức - Viện Vật lý và giám đốc TTNC Tiềm năng con người, đóng góp ý kiến về cuốn sách. * Từ 16g đến 16g 15: Ông Nguyễn Thế Trung - Giám đốc Cty TNHH, đầu tư, tư vấn Tri thức giáo dục và văn hóa Việt phát biểu ý kiến. * Từ 16g 15 đến 17g: Thảo luận Quí vị và anh chị em quan tâm, có thể đến dự, xin liên hệ trước vời cô Lê Thị Ngọc Mai. DT số 0978384181, để tiện sắp xếp. Xin trân trọng cảm ơn.
    2 likes
  3. Về mặt lý thuyết, để chứng minh tôi sai rất dễ dàng. Bởi vì, một tiêu chí khoa học đã xác định: Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta có thể chỉ ra một mắt xích bất hợp lý trong hệ thống lý luận của nó, mà giả thuyết hoặc lý thuyết đó không thể biện minh được. Do đó, nếu ai đó muốn chứng minh tôi sai thì không cần phải chứng minh toàn bộ hệ thống luận cứ cửa tôi sai. Mà chỉ cần tìm ra một mắt xích bất hợp lý trong hệ thống lý luận, mà tôi không biện minh được là toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ. Nhưng tôi cũng lưu ý rằng: Khi chưa thể tìm hiểu được mối liên hệ giữa hệ thống luận cứ (bao gồm các loại di sản, văn bản...) và chuẩn mực thẩm định là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học, thì mọi sự phản biện sẽ rất mơ hồ. Bởi vậy, thời gian dành cho tôi phát biểu trong buổi họp báo ngày 16. 8. 2014 tôi sẽ dùng chủ yếu trinh bày phương pháp nghiên cứu với những ví dụ dễ hiểu, để mọi người nắm rõ, tạo điều kiện và cơ sở phản biện sau này. Với những anh chị em và quí vị quan tâm không có điều kiện tham gia,tôi sẽ quay phim và đưa clip lên đây.
    2 likes
  4. Đúng 15g chiều hôm qua, tại hội trường Bộ Khoa học và Công Nghệ 39 Trần Hưng Đao.TTNC Lý học Đông phương, Nxb Tri Thức, Cty Tư vấn giáo dục và văn hóa Việt với sự tổ chức của báo Tiasang đã tổ chức cuộc họp báo giời thiệu sách "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành. Nhiều học giả tên tuổi nhận xét tốt đẹp về phương pháp nghiên cứu của tác giả. Cuộc họp báo đã thành công tốt đẹp. Vài hình ảnh trong cuộc họp báo Giáo sư tiên sĩ Chu Hảo và tác giả. Ông là một người rất nhiệt tình trong việc xuất bản cuốn sách này. Một lần nữa trân trọng cảm ơn ông. Các đại biểu và phóng viên lần lượt có mặt tại phòng họp. Buổi họp báo bắt đầu với sự khai mạc của tiến sĩ Phạm Trần Lê, trưởng ban biên tập của báo tiasang Tiếp theo là phát biểu của giáo sư Chu Hảo. Ông phân tích nội dung và chủ đề của cuốn sách hoàn toàn là một phương pháp nghiên cứu độc đáo, khiến ông đã nhiệt tình ủng họ cho sự xuất bản của cuốn sách nay với Nxb của ông. Tiếp theo lời phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, tôi trình bày về phương pháp nghiên cứu của tôi. Phát biểu của giáo sư Đào Vọng Đức về những vấn đề của tác giả ngay trong các sách đã xuất bản và ngay trong nội dung cuốn sách này. Ông phân tích những điểm tương đồng giữa khoa học hiện đại và các vấn đề liên quan trong Lý học Đông phương , mà tác giả đã công bố. Ông là nhà khoa học đầu bảng ở Việt Nam và là nhà khoa học duy nhất nhận xét đúng sự xác định của tôi về thời tiết Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hanoi, khi tôi xác định rằng: Hanoi sẽ không có mưa trong 10 ngày tổ chức tiến hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi. Ông nói: "Về lý thuyết thì có khả năng ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh làm được". Kết quả thực tế đạ chứng minh, đã có bài báo xác định rằng: "Thời tiết Hanoi trong lễ kỷ niệm, đẹp như được đặt hàng". Phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Văn Thành, ông cũng ủng hộ tôi. Sau khi tiến sĩ Thành phát biểu xong, tôi nhìn ông thấy rất quen. Chợt nhớ ra: Tưởng ai! Hóa ra là "Thành giặt là" ở phố Đường Thành cũ. Nó rất giỏi môn văn khi học phổ thông và vào Đại học Văn Hanoi. Hơn 40 năm trước, tôi với nó đã chém gió về Kinh Dịch ở Hanoi. Hồi ây, nó bảo: "Dịch học có rất nhiều yếu tố biện chứng, như câu "Cùng tắc biến, biến tắc thông", khiến bọn tôi phục lăn quay. Ngày ấy tôi cũng thuộc loại xuất sắc trong các môn học tự nhiên. Nhưng cuộc đời thật tréo ngoe. Tôi lại lao vào một ngành không thuộc về năng khiếu của tôi hồi phổ thông. Còn ông ta lại đi vào ngành nghệ thuật sân khấu và là cán bộ phụ trách có địa vị cao ở ngành này. Cụ Nguyễn Khắc Mai giám đốc TT Minh Triết Việt, rất ủng hộ cuốn sách. Có rất nhiều học giả tham gia phát biểu ý kiến của mình, như: cụ Trần Đình Hiến, Giáo sư Nguyễn Vỹ, Tiến sỹ Nguyễn Xuấn Diện... Phỏng vấn tác giả của VTC Bó hoa tặng tác giả của bà Nga, giám đốc một Văn phòng Luật sư tại Hanoi. Kết thuc buổi họp là tác giả ký tặng sách cho các vị đại biểu và các học giả tham gia dự buổi họp báo. Nhưng cuốn sách đầu tiên tôi ký tặng thuộc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày ấy, từ gần 10 năm trước (Tất niên năm Bính Tuất/ 2006), trong sự hỗn mang của dư luận, đàm tiếu, khen chê và số phận nổi chìm của những tác phẩm của tôi minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử - tôi biết ơn Ngài, vì sự quan tâm đặc biệt của Ngài với những tác phẩm của tôi, ngay từ những ngày đó. Vào năm 2010, lúc Ngài lâm bệnh nặng, nhiều người hỏi tôi, tôi xác định rằng: "Ngài chưa thể ra đi, khi Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ". Có người thắc mắc: "Vậy nếu hàng chục năm sau Việt sử 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ thì không lẽ Ngài vẫn sống sao?". Tôi trả lời: "Nếu như vậy thì chuyện này còn dễ giải thích về mặt khoa học hơn cả việc đuổi mưa trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hanoi". Bởi vậy, việc ra đi của Ngài khiến tôi rất xốc. Do đó, cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" nhằm làm sáng tỏ cội nguồn văn minh Đông phương từ nền văn hiến Việt, trải gần 5000 năm lịch sử với cuốn đầu tiên kính dâng anh linh Ngài, để bày tỏ lòng biết ơn của tôi với sự quan tâm của Ngài. .
    1 like
  5. Cảm ơn phamhung vì lời chúc. Hi! Tất nhiên là phamhung có một cuốn rồi.
    1 like
  6. Giải mã chủ nghĩa kỳ thị dân tộc ở Trung Quốc Đằng sau các từ ngữ hoa mỹ như “hữu hảo”…tiềm ẩn quan niệm phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế của không ít người Trung Quốc. Không phải người Trung Quốc nào cũng thế. Đằng sau các từ ngữ hoa mỹ như “hữu hảo”…tiềm ẩn quan niệm phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế của không ít người Trung Quốc. Không phải người Trung Quốc nào cũng thế. Tôi đã từng sống ở Trung Quốc nhiều năm, sau này cũng có nhiều lần sang Trung Quốc và thường xuyên đọc sách báo của họ, học tập họ. Tôi thấy họ là một dân tộc văn minh, sáng tạo, khách khí, giữ lễ nghĩa, thích làm “hảo hán”. Nhiều bạn Trung Quốc mà tôi gần gụi có tình cảm rất tốt đẹp, nhường cơm sẻ áo. Nhưng không ít cá nhân của họ nhiều khi phụ thuộc vào quan điểm của nhà nước, cho nên thái độ của họ có thể thay đối 180 độ, khó lường trước được. Trước các tham vọng của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của ta, ta cần biết hiện nay trong thâm tâm họ nghĩ gì về người Việt và các dân tộc xung quanh trong bối cảnh thông tin bị nhiễu để khỏi bị ngộ nhận. Từ những năm 1990 khi tôi sang Trung Quốc sưu tầm tư liệu để viết các sách giáo khoa trung học Việt Nam, tôi có được một cuốn sách Ngữ văn lớp sáu, trong đó có bài Việt Nam tiểu bá, dạy cho học sinh lớp sáu của họ nào là Việt Nam có tham vọng lãnh thổ, xưa đã từng thôn tính Chân Lạp và nay có tham vọng thành lập liên bang Đông Dương, nào là xưng hùng xưng bá đối với các nước Đông Nam Á. Một bài tập đọc ngắn nhưng đã xuyên tạc Việt Nam và có ý dạy cho thế hệ trẻ Trung Quốc thái độ bài Việt. Gần đây vào mạng, tôi thấy người Trung Quốc rất tự hào với quan điểm sặc mùi tự kỉ trung tâm luận và kì thị chủng tộc cổ lỗ sĩ là phân biệt “Hoa Di”(Hoa Di chi biện), trong đó Trung Quốc được xem là trung tâm của thiên hạ, các dân tộc xung quanh bị miệt thị là “tứ di”. Tứ Di ấy gồm: Đông Di là Nhật Bản, Triều Tiên, Di châu; Bắc Địch gồm Hung Nô, Tiên Tỳ, Khiết Đan, Mông Cổ; Nam Man là An Nam; Tây Nhung là các tộc người phía Tây Hoa Hạ. Một quan điểm từ thời cổ đại mà theo nhãn quan văn hóa hiện đại, theo hiến chương Liên hiệp quốc thì đã phải vứt vào sọt rác từ lâu rồi, thế mà nhiều người đang ra sức làm sống dậy. Trong sách Thượng Thư (trong thiên Đại Vũ mô) cho biết, thời vua Vũ trị thủy, người Hoa đã gọi các tộc xung quanh là “tứ di”, tứ Di là các dân tộc man di, mọi rợ, ở xung quanh Hoa Hạ, không có văn hóa. Sách Lễ kí thiên Vương chế nói rõ hơn: “Đông gọi là Di, Tây gọi là Nhung, Nam gọi là Man, Bắc gọi là Địch.” Tể tương Tề Hoàn Công là Quản Trọng chủ trương “Tôn Hoa Nhương Di” nghĩa là đề cao Hoa Hạ và bài xích các Di, được Khổng Tử khen ngợi hết lời (Luận ngữ, Hiến vấn). Khổng Tử viết Xuân Thu đại nghĩa nhấn mạnh sự phân biệt Hoa Di. Từ Kinh học của Đổng Trọng Thư đến Lí học của Chu Hi đều kế tục sự phân biệt đó. Đến đời Đường, Hàn Dũ trong thiên Nguyên nhân (Tìm bản chất con người) có viết : “Con người là người chủ của các loài vật và tứ Di”. Như vậy đối với Hàn Dũ, một bậc đại gia văn hóa Trung Quốc đáng kính, quan niệm của ông về con người sặc mùi đại Hán: Chỉ người Hoa mới là người, các dân tộc xung quanh chỉ được coi như con vật, đồ vật. Đời Tống Trình Di viết : “Lễ mà mất đi thì thành Di Địch, mà mất nữa thì thành cầm thú". ”Đời Minh Lữ Lưu Lương viết sách nói: “Sự phân biệt Hoa Di không giống như phân biệt quân thần, bởi vì quan hệ người Hoa đối với người Di giống như quan hệ con người đối với cầm thú, đồ vật, đó mới là ý nghĩa quan trọng nhất.” Các tư tưởng ấy làm chạm nọc vua nhà Thanh, bởi tộc của họ là người Mãn Châu, vốn bị người Hoa gọi một cách khinh thị là Di Địch. Vua Ung Chính đã dõng dạc bác bỏ như sau: “Kể từ khi Trung Hoa nhất thống, không thể tỏa ra xa rộng, có người không theo văn hóa Trung Quốc bèn mắng họ là Di Địch. Như bản triều ta là Mãn Châu, Mãn Châu là tịch quán của Trung Quốc, theo đó thì Thuấn là người Đông Di, Văn Vương là người Tây Di, điều đó có tổn hại gì cho thánh đức đâu?”. Ung Chính đã xóa bỏ phân biệt Hoa Di và gọi các vị tổ của Trung Quốc là Di Địch mà người Trung Quốc ai dám hé răng? “Tôn Hoa nhương Di” là tư tưởng lấy lễ nghi văn hóa Trung Quốc làm tiêu chuẩn phân biệt Trung Quốc với tộc người không phải Trung Quốc, đồng thời do tư tưởng độc tôn dân tộc mình, họ khinh bỉ các dân tộc khác do không có văn hóa lễ nghi của họ. Đó cũng là nền tảng để người Trung Quốc xâm lược các nước xung quanh, hủy diệt văn hóa của họ, mà tiêu biểu là lối cướp bóc hủy diệt các thành quả và di vật văn hóa Đai Việt của Vua nhà Minh. Đó là sản phẩm tư tưởng lạc hậu của người Trung Quốc vào thời họ chưa có quan niệm về thế giới, chưa có khái niệm nhân loại, chưa hiểu về cộng đồng các dân tộc trên thế giới, chưa biết đến sự đa dạng văn hóa của các tộc người trong nhân loại. Dân tộc không có văn hóa Trung Quốc không có nghĩa là không có văn hóa. Văn hóa riêng của họ cũng có giá trị bình đẳng. Điều quái gở là hôm nay không ít người Trung Quốc hết sức khoái thú với sự phân biệt Hoa Di đó. Họ chủ trương cần phát huy sự phân biệt kia để phát triển văn hóa Trung Hoa. Các từ điển mở Wikipedia, các trang khác như Hỗ Động, Bách Khoa, Đậu bạn, Bách độ…đều có mục “Phân biệt Hoa Di”, trong đó biện hộ tư tưởng đó không phải là kì thị chủng tộc, mà chỉ là lấy tiêu chí văn hóa phát triển cao để phân biệt các dân tộc mà thôi. Tất cả các nhà khoa học của Trung Quốc tham gia các trang ấy, buồn thay, không ai thấy rằng văn hóa các dân tộc đều độc đáo, mà độc đáo thì không so hơn thua được, đều bình đẳng, thì việc lấy văn hóa của mình làm tiêu chí để đánh gía các dân tộc khác thấp hơn là không có cơ sở. Áo mũ, lễ nghĩa chưa phải là thước đo văn minh. Trong thực tế lịch sử Trung Hoa, ngược lại, ta thấy có sự thật là người Trung Hoa có nhiều khi không phân biệt được Hoa Di như họ tưởng. Chẳng phải trong lịch sử Trung Quốc đời nhà Đường người Hoa rất say mê văn hóa của người Hồ (Bắc Địch), từ hồ cầm, hồ cà (nhạc cụ), hồ địch (sáo), hồ nhạc, hồ vũ, hồ phục (trang phục), hồ mã (ngựa hồ), hồ phạn (ẩm thực người hồ) , …đều là các thứ được người Hoa, kể cả vua chúa, quyền quý yêu chuộng tiếp nhận đó sao? Vua Hán Linh đế cũng say mê văn hóa người Hồ, đâu có phân biệt Hoa Di? Đến thời Nguyên người Hoa bị người Mông Cổ là Bắc Địch thống trị mấy trăm năm, tự biến thành Bắc Địch, đâu còn Hoa nữa. Họ không thấy đến thời Mãn Thanh, cả dân tộc Hoa đều phải cạo đầu, dóc tóc như người Mãn, ăn vận theo trang phục người Mãn, đâu còn trang phục Trung Hoa, cả một dân tộc có văn hóa riêng, thoắt cái biến thành Di tất cả trong mấy trăm năm trời thì còn phân biệt Hoa Di mà làm gì? Các biển hiệu treo trong Cố cung trên ghi chữ Mãn, dưới ghi chữ Hán thì đâu có phân biệt Hoa Di? Cả Cố cung cũng có trí tuệ của kiến trúc sư Đại Việt., làm sao phân biệt Hoa Di? Thời cận đại cả dân tộc Trung Hoa lại sang học Đông Di tức là nước Nhật Bản, đất nước đi tiên phong trong việc học tập văn hóa phương Tây để phát triển thành một cường quốc châu Á. Muốn tiếp thu phương Tây thì trước hết phải dịch từ ngữ, mà lúc đầu người Trung Quốc dịch đều thất bại, hầu hết các từ thông dung hiện đại của tiếng Hán đều vay mượn từ dịch của Nhật Bản cả. Trong tiếng Hán hiện đâu có thấy phân biệt Hoa Di? Lúc này Trung Quốc biến thành Di rồi, mà Nhật Bản là Nhật Bản. Đến thời Ngũ Tứ năm 1919, người Trung Quốc đã giác ngộ, tự thấy mình là Di trong mắt người phương Tây, Nhật Bản. Hình tượng AQ chính là hình tượng người Di trong con mắt người hiện đại. Họ nêu khẩu hiệu “đạp đổ cửa hàng họ Khổng” tức là tinh hoa văn hóa của Hoa Hạ, để hoàn toàn Âu hóa. Đến thời Mao họ lại vứt Khổng đi, tôn sùng Mác - Lê, một thứ Tây Di hiện đại. Phải nói ngay rằng, chính sự giao lưu, cộng sinh văn hóa giữa các dân tộc đó đã tạo thành bản sắc văn hóa Trung Hoa phong phú. Còn ngày nay thì đất nước Trung Quốc tràn ngập mọi thứ văn minh phương Tây, làm gì có Hoa Di chi biệt nữa? Nếu chỉ phân biệt Hoa Di theo các tư tưởng cổ lỗ ngày xưa thì nay đâu có văn hóa Trung Quốc hiện đại? Thế mà họ vẫn đề xướng “Hoa Di chi biệt” thì thật quái gở. Chẳng lẽ họ không biết phân biệt Hoa Di là tự tách mình ra khỏi nhân loại, khỏi thế giới, khỏi luật pháp quốc tế? Chẳng lẽ họ không biết như thế là chông lại sự bình đẳng về văn hóa của các dân tộc? Hay là sự phân biệt Hoa Di là ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa được ai đó lợi dụng phất lên nhằm làm lu mờ khát vọng dân chủ và yêu cầu tôn trọng quyền con người trong nước họ? Họ đã từng nhục nhã khi thấy Vườn hoa Hoàng Phố thuộc tô giới Anh ở thành phố Thượng Hải có treo tấm bảng đề tám chữ “Người Hoa và chó không được ra vào”(Hoa nhân dữ khuyển bất đắc xuất nhập), thế mà bây giờ họ quên ráo. Họ lại tự hào truyền thống ông cha xưa, coi phân biệt Hoa Di là tư tưởng cốt lõi để tôn vinh dân tộc Hoa và hạ nhục dân tộc khác. Mới đây một cửa hàng ăn nhanh ở Bắc Kinh treo biển “Không tiếp người Nhật Bản, Philippines , Việt Nam và chó”, một hành động bắt chước cái vô văn hóa của bọn thực dân thuần túy. Chính người Hoa cũng nhiều người hiểu rằng, người Anh khi treo cái biển cấm chó và người Hoa kia là có lý của họ. Vườn hoa thuộc tô giới, là nhượng địa, người Trung Quốc không có quyền vào, tuy nhiên nhiều người không biết cứ vào cho nên đề cấm. Lại nữa, người Hoa vào, theo thói quen, nhổ bậy, tiểu bậy, ị bậy làm ô uế, nên phải cấm. Chó Trung Quốc là thứ chó nuôi thả rông, chúng cũng vô đái bậy, ị bậy, không như chó cảnh của mấy ông Tây bà đầm. Còn cái biển đề của nhà hàng kia không có ý nghĩa gì ngoài cái nghĩa kì thị dân tộc. Nhà hàng là nơi chào đón người tứ xứ, nhất là khách du lịch, việc gì mà cấm người này, người nọ. Trên thực tế tôi cũng không thấy họ cấm chó, bởi trong cửa hàng Trung Quốc, người ta nuôi chó để làm vệ sinh. Như thế càng rõ họ chỉ có ý làm nhục các nước tranh chấp lãnh thổ của họ. Vấn đề lãnh thổ là chuyện khác, chuyện pháp lí, không phải chyên yêu ghét. Thế mà người Trung Quốc cứ ra vào nhà hàng như không, hình như không thấy ai phản ứng sự kì thị chủng tộc công khai thách thức đó. Cũng có thể có người không tán thành, mà không dám nói, sợ đám kì thị kia làm khó, cho nên ngậm miệng. Đó là sự trỗi dậy, hiện nguyên hình khía cạnh văn hóa thấp kém của Trung Hoa hàng nghìn năm nay, tự lột cái mặt nạ tư tưởng kì thị dân tộc trước mắt nhân dân thế giới. Tóm lại phân biệt Hoa Di là sản phẩm của thời Trung Quốc còn lạc hậu, và trong suốt lịch sử Trung Quốc tự bản thân họ cũng đã nhiều lần hòa trộn với Di, thậm chí biến thành Di trong mắt các nền văn minh khác. Không hề có Hoa Di chi biệt như họ ảo tưởng. Chúng tôi yêu quý, trân trọng văn hóa sâu rộng, phong phú của người Trung Hoa, sự giao lưu văn hóa của hai dân tộc Hoa - Việt đã làm cho văn hóa Việt Nam được phát triển. Nhưng các biểu hiện gần đây ở Trung Quốc cho thấy chủ nghĩa kì thị dân tộc đang trỗi dậy hết sức mạnh mẽ, và cũng hết sức nguy hiểm. Nó đầu độc tâm hồn cả một dân tộc vĩ đại. Một dân tộc vĩ đại mà bị đầu độc thì còn gì nguy hiểm hơn? Chủ nghĩa phát xít cũng chỉ vì kì thị dân tộc mà trở thành kẻ thù của nhân loại. Trung Quốc bây giờ bề ngoài mạnh mẽ, phồn vinh, nhưng bên trong tâm thức vẫn luôn còn ý đồ bành trướng cực kì nguy hiểm. Xin đừng quên cảnh giác. Theo GS Trần Đình Sử Văn Hóa Nghệ An =========================================== Người Trung quốc càng ngày trở nên xấu xí trong chính đất nước trung quốc. :ph34r:
    1 like
  7. BÀI LIÊN KẾT TRÊN FACEBOOK: BÀI CỌP MEN CỦA LÃO GÀN: Vấn đề là một "Triết lý giáo dục" như giáo sư Hoàng Tụy nói tới. Căn cứ vào tiêu chí này, mới xác định được mục đích giáo dục. Từ mục đích giáo dục mới thấy rằng: Phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là một mắt xích sai trong tất cả mọi luận cứ bàn về cải cách giáo dục (*)(Trừ giáo sư Hoàng Tụy). Bởi vậy, Lão Gàn phát biểu từ cuối 2006, rằng: Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được làm sáng tỏ tính chân lý thì sẽ không có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công ở Việt Nam. Cho đến nay, việc cải cách giáo dục ở Việt Nam vẫn còn đang bàn. Híc. Tôi chắc chắn tất cả mọi người trên thế giới này tham gia bàn tiếp cũng chẳng bao giờ ra vấn đề. Đã 8 năm trôi qua từ khi tôi phát biểu câu này. Tôi tiếp tục chờ đợi kết quả các cuộc cải cách giáo dục tiếp theo, cho đến khi Việt sử 5000 năm văn hiến được tôn vinh và chính thức phổ biến trong tất cả các sách giáo khoa từ cấp thấp nhất đền viện Hàn Lâm khoa học quốc tế. ============== * Tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học phát biểu rằng: Một lý thuyết, hoặc một giả thuyết khoa học bị coi là sai, nếu như người ta có thể chỉ ra một mắt xích bất hợp lý trong hệ thống luận cứ của nó, mà bản thân lý thuyết, hoặc giả thuyết đó không thể tự biện minh được. Huống chi, quan điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, mang tính bất hợp lý và sai trong từng bài viết, (Diễn đàn có hẳn một chủ để phân tích cái sai của những luận điểm của từng tác giả), chưa nói đến tính hệ thống không hề có. Học sinh phải chấp nhận tính phi logic trong môn lịch sử xuất hiện từ trong tiềm thức. Tất yếu, hiệu ứng domino từ môn Sử - môn học tệ nhất trong ngành giáo dục Việt hiện nay - lan tỏa như một căn bệnh cực kỳ khó chữa. Lão Gàn dám chữa bệnh ung thư bằng Phong thủy, với cam kết không khỏi trả lại tiền. Nhưng để "cải cách giáo dục" thành công thì Lão Gàn chịu. Ngoại trừ Việt sử 5000 năm văn hiến được vinh danh. Bởi vậy, nên đành khoanh tay đứng nhìn. ================ Nhân đây xin quảng cáo dịch vụ chữa ung thư bằng chỉnh sửa phoeng shui, không theo kiểu Tàu. Giá cả tùy theo gia chủ từ 50 triệu VND cho đến một triệu Dollar. Dịch vụ này chỉ hữu nghị với người quen và người tử tế. Dịch vụ do Lão Gàn thực hiện. Tất nhiên, nếu y học chia ung thư làm 3 giai đoạn, thì Lão Gàn chỉ có thể chắc chắn từ giai đoạn hai trở lại. Những người đã bị đến giai đoạn 3 thi chưa thể nhận lời ngay. Cụ tỷ: Nếu bệnh viện xác định còn 6 tháng nữa sẽ chết thì nằm trong diện phải xem xét. Vấn đề còn lại là thân chủ phải có tiền để chính sửa phoengshui. Điều kiện là gia chủ phải tuân thủ sửa chữa theo Lão Gàn và có quyền tham gia góp ý trong chỉnh sửa. Có lần, Lão đã bỏ tiền vào túi, nhưng đến nơi xem xét thì yếu tố sửa phoengshui tốn nhất chính là phải xây thêm hai tầng lầu, mỗi tầng chỉ cần một phòng. Bệnh nhân than không có đủ tiền thực hiện vì chỉ còn hơn 200 triệu để dành chữa bệnh. Lão Gàn đành phải trả lại tiền (Lão Gàn luôn lấy tiền trước). Vì biết rằng: nếu không đưa mái cao lên - trong điều kiện cụ thể căn nhà của bệnh nhân - thì không thể khỏi được. Nhưng Lão Gàn vẫn giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân, được vài năm. Híc. Tính ra Lão Gàn cũng chữa khỏi ngót cả chục ca ung thư, nhưng chỉ nhớ vài vụ đưa lên diễn đàn. Thường thì Lão Gàn ít khoe khoang mấy cái lặt vặt này. Chỉ khi thân chủ cảm ơn mới nhớ ra. Nhưng chuyên gia kinh tế làng Vũ Đại - ngài Vũ Tiến Tùng có lời khuyên. Mựa nó!
    1 like
  8. Chú chó trúng cử thị trưởng thị trấn tại Mỹ 14/08/2014 16:27 (GMT + 7) TTO - Thị trấn nhỏ Cormorant, nằm ở phía tây bắc bang Minnesota, Mỹ vừa bầu ra vị thị trưởng đặc biệt: một chú chó 7 tuổi. Duke- thị trưởng mới của thị trấn Cormorant, bang Minnesota , Hoa Kỳ - Ảnh: Ibtimes Theo trang tin International Business Times, chú chó Duke đã xuất sắc vượt qua đối thủ chính là Richard Sherbrook, chủ một cửa hiệu tại thị trấn, trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế thị trưởng Cormorant hồi cuối tuần qua. “Richard Sherbrook tội nghiệp thậm chí còn không giành được nửa số phiếu bầu như Duke”, cử tri Tricia Maloney cho hay. Để chúc mừng chiến thắng áp đảo của Duke, chú được người dân thị trấn tắm táp và chải lông trong khoảng 5 giờ đồng hồ. “Ngài thị trưởng” này cũng được may một bộ phục trang mới để chuẩn bị cho lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 16-8 tới. Được biết, nhiệm kỳ của Duke kéo dài trong vòng 1 năm. Nhiệm vụ chính của chú là “chạy vòng quanh và làm giảm tốc độ” của những chiếc xe hơi thường phóng qua thị trấn với vận tốc hơn 80km/h. Cửa hàng thức ăn cho vật nuôi Tuffy đã đồng ý tài trợ 1 năm lương thực cho Duke và coi đây như “lương” cho ngài thị trưởng. Duke không phải là trường hợp động vật đầu tiên được bầu làm thị trưởng tại Mỹ. Trước đó, chú mèo quá cố Stubbs cũng đã giữ cương vị thị trưởng danh dự tại Alaska suốt 17 năm. Dorest, một thị trấn nhỏ khác cũng ở Minnesota, đã gây được sự chú ý của dư luận khi bầu cậu bé Bobby Tufts, 3 tuổi lên làm thị trưởng hồi năm 2012. NGUYÊN PHẠM (theo ibtimes, bringmethenews) ================== Ngày 16. 8 là một ngày tốt trong tháng Bảy Âm lịch. Ngày này cũng được Lão Gàn chọn làm ngày ra mắt cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Điều náy chúng tỏ thị trấn Cormorant, bang Minnesota , Hoa Kỳ sẽ là một thị trấn yên bình, it nhất trong nhiệm kỳ của ngài Duke.
    1 like