• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/08/2014 in Bài viết

  1. Từ lâu tôi đã xác định rằng: Tất cả mọi chuyện trên thế gian đếu có thể có hai cách giải thich. Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích bằng cái nhìn trực quan. Thí dụ như đoạn sau đây trong bài báo trên: Cách giải thích thứ hai là giải thích trên cơ sở của một hệ thống lý thuyết liên quan. Trong trường hợp cụ thể này là các giải thích bằng hệ thống lý thuyết chuyên ngành Địa Lý Lạc Việt (Phong thủy học). Kiến thức khoa học của nền văn minh hiện đại chưa đạt tới điều này. Đó là nguyên nhân để có nhận thức rằng: "Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học" (Đã trích dẫn). Tất nhiên, khi khoa học không giải thích được thì không có nghĩa là nó sai. Hiện nay, những kiến thức mang tính hệ thống về ngành Địa lý cổ Đông phương (quen gọi là phong thủy) qua cổ thư chữ Hán, rất mơ hồ, rời rạc và đấy mâu thuẫn. Vấn đề này chúng ta đã đang tiếp tục tập hợp lại có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt. Và dùng nó để giải thích và ứng dụng trong những hiện tượng và vấn đề liên quan. Nhưng trên thực tế ứng dụng, các phong thủy gia từ lâu cũng giải thích bằng những kiến thức này, trên cơ sở những giá trị còn lưu truyền của hệ thống lý thuyết phong thủy, qua những mô hình biểu kiến, định đề, nguyên tắc, qui ước... của ngành này. Đấy chính là cách giải thích trên cơ sở một hệ thống lý thuyết. Mặc dù hệ thống này - qua bản văn chữ Hán - thất lạc, rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn. Nhưng vì nó là hệ thống lý thuyết ứng dụng, nên nó vẫn có tính hiệu quả và vì thế nên lưu truyền đến ngày nay. Thí dụ: Khi chuyển một cái cửa từ vị trí nay, sang vị trí khác, thầy Địa lý có thể nói rằng: "Cửa này bị phạm cách Đại không vong, nên phải chuyển sang bên này". Đấy là một cách giải thích trong hệ thống phương pháp luận trong ứng dụng của ngành Địa Lý. "Đại không vong" là một khái niệm qui ước, mô tả vùng biên giữa hai phương vị trong cách chia không gian phẳng thành 8 phương. Cửa nhà phạm Đại không vong, trong phong thủy giai thích là những người trong ngôi gia khó thành đạt trong làm ăn và sự nghiệp. Chúng ta đã giải thích rõ bản chất của vấn đề này. Nhưng điều này thì không phải phong thủy gia nào cũng biết được bản chất của Đại không vong. Bởi vậy, nó có vẻ mơ hồ. Tuy nhiên, với cách nhìn trực quan thì thân chủ có thể sẽ không chuyển cửa, vì trước mắt là tốn tiền. Và vì họ không thể giải thích được tại sao cửa phạm Đại Không Vong lại không làm ăn được và ảnh hướng đến sự nghiệp. Đây cũng chính là một cách giải thích trựcquan khi người ta thất bại. Bởi vì họ biết rõ nguyên nhân thất bại một cách trực quan. Thí dụ: như bị lừa, đầu tư sai thời điểm...vv... Nhưng với cách giải thích từ một hệ thống lý thuyết là "Đại không vong" thì lại có khả năng tiên tri cho sự thất bại đó. Bởi vì một lý thuyết khoa học thì phải có khả năng tiên tri, khi nó tích hợp được những qui luật tương tác lên ngôi nhà của gia chủ. Chính khả năng tiên tri đã giữ gìn và là điều kiện lưu truyền cả một nền tri thức vô cùng đồ sộ của nền văn minh Đông phương - có cội nguồn Việt tộc - cho đến ngày hôm nay, khi mà cả một hệ thống lý thuyết của nó trở nên mơ hồ vì Hán hóa.. Anh chị em Địa lý Lạc Việt, cần lưu ý và suy ngẫm về điều này.
    2 likes
  2. Trong buổi họp báo này, về phần phát biểu của tôi sẽ trình bày cụ thể hơn về phương pháp nghiên cứu những giá tri tri thức của nền văn minh phương Đông, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Phương pháp này chúng tôi đã trình bày trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương".
    2 likes
  3. Đọc sách Minh triết Việt trong văn minh Đông phương Đào Vọng Đức* 08:21-13/08/2014 http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=115&News=7763&CategoryID=41 Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học. Nhân loại đang chứng kiến thời kỳ phát triển rực rỡ của khoa học và công nghệ, được đánh dấu bởi vô số những phát minh kỳ diệu từ những lĩnh vực lý thuyết trừu tượng nhất đến những ứng dụng kỹ thuật và công nghệ rộng rãi nhất trong thực tế sản xuất và đời sống. Phần lớn những thành tựu chủ yếu đó khởi nguồn từ sự ra đời của thuyết lượng tử và thuyết tương đối, những bước tiến mang tính đột phá ngoạn mục nhất của Vật lý học thế kỷ 20. Nhận định chung cho rằng, những phát minh vĩ đại này đã tạo nên “đợt sóng thần” ngày càng dâng cao trong khoa học và công nghệ suốt thế kỷ 20-21 với những ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống con người, có tác dụng rất lớn đối với sự tồn vinh của nhân loại. Những thành tựu đó cũng đồng thời có tác dụng sâu rộng trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đặc biệt là khoa học lịch sử, gắn bó mật thiết với khoa học thông tin và khoa học dự báo. Liên quan đến Thông tin - Dự báo, một lĩnh vực khoa học có tính thời sự đang phát triển mạnh mẽ là Máy tính lượng tử - Viễn tải lượng tử Thông tin lượng tử, và một hướng nghiên cứu nảy sinh từ đó là “Viễn tải tâm linh” (Psychic teleportation) đang được quan tâm đặc biệt. Người ta chờ đợi rằng Thông tin lượng tử sẽ là một cuộc đại cách mạng trong công nghệ thông tin mà ảnh hưởng to lớn của nó là điều chưa thể dự báo. Những thành tựu của Vật lý học hiện đại rọi những tia sáng mới vào khoa học Dự báo, liên quan mật thiết đến phạm trù không gian - thời gian. Nghiên cứu bản chất sâu sắc của không gian - thời gian có ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng lý thuyết Đại thống nhất. Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học như trong tinh thần đã trình bày ở trên. Các kết quả nghiên cứu này tạo cơ sở để có thể khẳng định rằng dân tộc Việt với bề dày lịch sử gần 5000 năm văn hiến tính từ thời Hùng Vương dựng nước là chủ nhân đích thực tạo dựng nên văn minh Đông phương mà nền tảng tri thức là lý thuyết Âm Dương Ngũ hành. Cuốn sách có nội dung phong phú với rất nhiều những bức tranh dân gian, những câu chuyện cổ tích, những câu ca dao, đồng dao,… trong di sản văn hóa truyền thống Việt cùng với những luận giải sáng sủa, đầy tính thuyết phục, nhằm khai sáng các nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngoài ý nghĩa khoa học, cuốn sách còn có tác dụng hun đúc lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, khích lệ ý chí phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Từ lâu tôi đã có nhiều dịp gặp và tiếp xúc với tác giả, trao đổi ý kiến về một số vấn đề liên quan đến các lĩnh vực tiên tri, dự báo, các khả năng tiềm ẩn của con người, và rất tâm đắc với những nội dung trong sách. Tôi tin rằng cuốn sách sẽ nhận được sự hưởng ứng của đông đảo độc giả. --------- *GS. Viện Vật lý và Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người
    2 likes
  4. Giải mã não trạng hẹp hòi của dân tộc Trung Quốc Cái gọi là "Nam Man, Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch" tất cả đều không đáng nhắc đến, chỉ có Trung quốc mới là hạt nhân của văn minh. Điều này biểu hiện ra một loại văn hóa hết sức cường liệt, thậm chí một loại chủ nghĩa xô-vanh chủng tộc. Bài phỏng vấn học giả Trung Quốc Đô Duy Minh về sự trì trệ trong thói quen tư duy, nhận thức của dân tộc Trung Quốc. A. SÁNG TẠO RA TRIẾT HỌC BẰNG CÁCH GIẢI THÍCH TRUYỀN THỐNG Người phỏng vấn:Thưa Đỗ Duy Minh tiên sinh, ngài đã nhiều lần nhấn mạnh “sự hiểu biết đồng tình” (đồng tình liễu giải) đối với các nhà tiên triết cổ đại, do đó đã tiến hành giải thích truyền thống trên một quy mô lớn. Tuy nhiên tôi cảm thấy một trong những căn bệnh tệ hại của văn hóa Trung Quốc chính là do ý nguyện giải thích truyền thống quá mạnh mẽ, bất luận thời gian nào, không gian nào, bất luận phải đối diện với bất kỳ loại thách đố nào, cũng tìm một cách truy cầu đáp án về truyền thống, tìm mọi cách hấp thu sức mạnh từ truyền thống. Theo phong cách như vậy, hơn hai ngàn năm giới trí thức chỉ còn biết đứng trước một số kinh điển chắp tay sùng bái, đánh mất cả sức mạnh sáng tạo, đánh mất luôn cả khả năng thích ứng, cuối cùng tạo ra một thứ “tự mình chích thuốc vào bản thân“ (tự thể trúng độc), khiến cho toàn thể xã hội bị sa lầy, đình trệ giữa một thứ bệnh thái thâm trọng. Ngài giải thích ra sao về vấn đề này? Đỗ Duy Minh: Tôi cho rằng sự kiện này có liên quan đến vấn đề ý thức lịch sử của người Trung Quốc, tức là nhân quả và cải cách. Từ đời Hạ đến đời Thương, từ Thương đến Chu, người đời sau đến với người đời trước luôn luôn có mối quan hệ nhân quả và cải cách, điều này có mối quan hệ rất mật thiết với tính kế thừa trong văn hóa Trung Quốc. Trước tiên ta cần phải phân biệt hai loại hình sáng tạo. Lọai hình sáng tạo thứ nhất mang tính đột phá. Tính chất này biểu hiện tương đối rõ ràng trong lĩnh vực khoa học. Khoa học phát triển, đôi khi có những đột phá các lý luận đi trước, có khi làm sụp đổ các quyền uy đi trước, sau đó một loại mô hình mới xuất hiện. Loại gãy đổ địa tầng ở bên trong nội bộ như vậy hết sức tự nhiên, mang ý nghĩa tiến bộ, nhảy vọt. Nhưng không hiếm người quan sát cho rằng sự đứt gãy địa tầng không hẳn nghiêm trọng như chúng ta tưởng. Còn có một loại hình sáng tạo thứ hai, chẳng hạn sáng tạo văn học, cho dù tác phẩm văn học có sáng tạo gì hết sức mới mẻ đi nữa, việc vận dụng ngôn ngữ cũng phải phù hợp với qui tắc hoặc văn pháp có sẵn, những qui tắc này không thể bị vi phạm. Anh chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ không phù hợp với văn pháp sáng tạo ra những điều mới mẻ trong một phạm vi giới hạn tự giác. Điều này cũng giống như cuộc vận động cổ văn thời Bắc Tống, trong thời kỳ này đã xuất hiện một số văn hào như Âu Dương Tu, Tô Thức hay Hoàng Đình Kiên, tất cả đều sử dụng cổ văn thuần thục, thực sự đã đạt đến trình độ “bổ phong tróc ảnh“ (bắt gió đuổi ảnh) mà văn học bạch thoại hiện đại vẫn chưa sao với tới được. Do đó, sử dụng một cách cực kỳ thuần thục và linh hoạt ngôn ngữ mọi người vẫn thường vận dụng cũng là một hình thái sáng tạo ra cái mới. Loại hình sáng tạo này không giống như loại hình sáng tạo trong khoa học. Nó có tính kế thừa nhất định. Truyền thống Trung Quốc, nếu nói theo ngôn ngữ phương Tây, thông qua việc giải thích mà sáng tạo ra triết học, tức là sáng tạo theo quan điểm của thuyên thích học. Anh nhất định phải hấp thu dưỡng chất từ kinh điển truyền thống rồi mới có thể biểu hiện được quan điểm đặc sắc của riêng anh. Những quan điểm đặc sắc này cũng có thể giúp cho anh hoặc người khác đối với vấn đề vi ngôn đại nghĩa trong kinh điển tiến hành một sự xiển dương và phát huy tiến bộ được một bước. Đây là một loại hình tiến bộ tuần hoàn mà vòng tròn mỗi lúc mỗi được khoáng trương rộng rãi thêm ra. Truyền thống Trung Quốc là một truyền thống có ý thức lịch sử rất mạnh mẽ. Tôi không thể nào tiếp thu được quan điểm của một số người đối với văn hóa Trung Quốc cho rằng đây là nền văn hóa có định hướng sùng bái quá khứ không chịu nhìn về tương lai. Tôi cho rằng văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa “suy tần xuất tân“ (khai triển cái cũ, làm xuất hiện cái mới), từ trước đến nay vẫn có một sức sống vô cùng mãnh liệt. Nếu không văn hóa Trung Quốc không thể là nền văn hóa vừa trọng cổ vừa trọng kim được. Trên thế giới có nhiều nền văn hóa vô cổ hữu kim hay vô kim hữu cổ, nhưng nền văn hóa hữu cổ hữu kim thì tương đối hiếm. Nền văn hóa truyền thống có sức sống mãnh liệt giống như văn hóa Trung Hoa là một hiện tượng lịch sử độc nhất vô nhị. Truyền thống văn hóa Trung Quốc có tính kế thừa, đã biểu hiện được sức mạnh hưng thịnh của nó trong một thời gian dài. Nếu nói theo ngôn ngữ Kinh Dịch, đây là thành quả của việc “tự cường bất tức “ (tự mình tiến bộ nỗ lực không ngơi nghỉ), không thể giản đơn cho rằng văn hoá Trung Quốc là một hiện tượng “tự thể trúng độc“. Có nhiều người cho rằng sức sống trong văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh sáng tạo trong lĩnh vực triết học, đã đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ Tiên Tần, sau đó dần dần suy thoái, cho dù ngay trong thời kỳ tương đối sung mãn cũng không thể so sánh với thời Tiên Tần. Quan điểm này tôi không thể tán thành. Tôi cho rằng văn hóa Trung Quốc có nguồn gốc thâm viễn, dòng chảy mạnh mẽ đi rất xa (nguyên viễn lưu trường, ba lan tráng khoát), có khí phách kiêm dung rất lớn, mỗi thời đại đều có cống hiến đặc biệt mang sắc thái tinh tế hiển minh. Khi bàn đến lịch sử tư tưởng Trung Quốc, chắc chắn cần phải quan tâm đến những giai đoạn quan trọng, mỗi giai đoạn đều có nội dung nghiên cứu phi thường, cần phải xuất phát từ nhiều giác độ khác nhau để lý giải các nội dung này. Ngoài ra vẫn còn một vấn đề nữa. Trước đây chúng ta vẫn xem văn hóa Trung Quốc là khởi nguyên từ một nguồn gốc duy nhất (nhất căn nhi phát), khởi thủy từ lưu vực sông Vị thuộc hạ lưu sông Hoàng Hà, dần dần phát triển rộng ra. Tôi cho rằng hiện nay rất ít người tiếp thu được quan điểm này. Văn hóa Trung Quốc thực ra bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc khác nhau, có văn hóa Trung Nguyên, văn hóa Tây Bắc, văn hóa Ngô Việt ở Trường Giang, văn hóa Quảng Đông và Vân Nam. Văn hóa Trung Nguyên có bình diện phát triển tương đối rộng rãi, bao gồm văn hóa Tề, Lỗ, văn hóa Yên, Triệu, có nhiều hình thức và chủng loại khác nhau, giữa các nền văn hóa này có sự tác động qua lại (hỗ tương kích đãng) hòa hợp với nhau, dần dần phát triển thành một nền văn hóa tương đối thống nhất. Có thể nói văn hóa Trung Quốc mỗi thời đại đều có sức sống riêng biệt, đều có sự phát triển đặc thù, đều có sự sáng tạo riêng biệt. Từ trước thời Thương, Chu, cho đến Bách gia thời Tiên Tần, phái Kinh học và Sử học đời Lưỡng Hán, Huyền học đời Ngụy Tấn, Phật giáo Tùy Đường, Lý học đời Tống Nguyên, Khảo chứng học đời Thanh cho đến các học thuyết phát sinh sau thời nha phiến chiến tranh nhằm thích ứng với phương tây, cho đến thời hiện đại, mỗi một thời kỳ đều có vấn đề đặc biệt rất đáng được nghiên cứu thảo luận. Chúng ta không thể sử dụng mô thức hiểu biết về thời Tiên Tần để giải thích thời Lưỡng Hán, cũng không thể dùng mô thức thời Lưỡng Hán để hiểu thời Ngụy Tấn, không thể dùng mô thức hiểu biết thời Ngụy Tấn để hiểu thời Tùy Đường. Bất kể từ phương diện văn hóa chính trị hay phương diện cấu trúc văn hóa đều không thể hiểu Trung Quốc, một quốc gia có nội dung văn hóa học thuật vô cùng phong phú, một cách đơn giản, thiển cận như vậy được. B. SỰ HÌNH THÀNH Ý THỨC DUY NGÃ ĐỘC TÔN TRONG VĂN HÓA TRUNG QUỐC Người phỏng vấn: Khi mọi người bàn đến tính bảo thủ cố hữu trong bản thân văn hóa Trung Quốc, thông thường vẫn nên lên vấn đề “duy ngã độc tôn“ (chỉ có ta là đáng tôn trọng). Như vậy cũng có thể nói, từ cổ chí kim, văn hóa Trung Quốc đều có ý thức duy ngã độc tôn, một loại khuynh hướng mục hạ vô nhân (mục không nhất thiết), khuynh hướng này không những đả kích các luồng văn hóa đến từ nước ngoài, mà còn làm gia tăng thêm nọa tính của văn hóa Trung Quốc nữa. Ngài nghĩ sao về vấn đề này? Đỗ Duy Minh: Vấn đề này Phí Chí Thanh cũng đã bàn đến rồi. Có quan điểm như sau: do Trung Quốc là một nước lớn có cái gọi là “lễ nghi thiên triều“, có ý thức duy ngã độc tôn, xem những ngoại nhân đều là những dân tộc phải đến triều cống, vì họ có những điều cần phải cầu xin chúng ta, còn chúng ta thì chẳng cần cầu xin gì ở họ. Một khi họ đã đến Trung Quốc thì chúng ta phải dùng một loạt những chế độ lễ nghi để cải biến họ thành những phần tử có nhiệm vụ kính bái thiên triều. Từ đời Đường trở đi tình hình đều như thế cả, cho đến đời Minh thì phát triển thành một loại ngông cuồng tự đại tương đối rõ ràng, loại ngông cuồng tự đại này khiến cho Trung Quốc khó lòng đối phó với sự thách đố của văn hóa Tây phương một cách thực tế, một cách rốt ráo được. Cái gọi là “ Nam Man, Đông Di, Tây Nhung, Bắc Địch “tất cả đều không đáng nhắc đến, chỉ có Trung quốc mới là hạt nhân của văn minh. Điều này biểu hiện ra một loại văn hóa hết sức cường liệt, thậm chí một loại chủ nghĩa xô-vanh chủng tộc. Tôi cho rằng đối với những trạng huống nêu trên, tất yếu cần phải tiến hành phân biệt ở những tầng lớp sâu hơn. Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc quả thật có một loại tư tưởng văn hóa xem mình là trung tâm, nhưng đàng sau bối cảnh rộng lớn này thì tình hình cụ thể rất phức tạp. Đời Đường, văn hóa Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao, nhưng đời Đường không có chủ nghĩa xem văn hóa Hoa Hạ làm trung tâm, mà lại có tinh thần bao dung, tổng hợp rất lớn. Sau đời Đường, Hán tộc tại Trung Quốc không những rơi vào cảnh quốc gia bại nhược mà phải còn chịu sự uy hiếp đặc biệt lớn của các dân tộc thảo nguyên (như Mông Cổ), dân tộc Sâm Lâm (như Kim), do đó quan điểm văn hóa trung tâm của Trung Quốc và kinh nghiệm về sinh tử tồn vong mà nó phải gánh chịu có tương quan mật thiết. Đặc biệt trong thời gian gần một ngàn năm lịch sử, quan niệm duy ngã độc tôn rất khó có sức thuyết phục. Đời Tống đối với Liêu, Kim, Nguyên nhiều lần đã phải cam chịu xưng “thần”. Chu Hi, một nhà tư tưởng có ý thức văn hóa Hoa Hạ rất mạnh mẽ, nhưng vẫn có những cảm giác lo lắng, sợ hãi sâu sắc, ông lo sợ rằng động lực của trung tâm thế giới không còn phạm vi Trung Quốc nữa, không những thế Trung Quốc đã bị ngoại nhân xâm lược và phải đối diện với cái họa vong quốc. Đến đời Nguyên, tròn tám mươi năm, hoàn toàn chịu sự can thiệp quấy nhiễu của văn hóa dị tộc, thành phần trí thức bị biến thành một thứ “xú lão cửu” (lão già hủ lậu hôi thối). Cho đến đời Minh, tình hình phòng vệ biên cương luôn luôn phức tạp, căng thẳng, một mặt phải lo Mông Cổ, vì Mông Cổ có khả năng hứng khởi trở lại, một mặt khác phải lo đối phó Mãn Châu. Tình cảnh biến hóa thịnh suy khôn lường, ngay cả hoàng đế cũng bị bắt giữ, trong tình huống như thế, muốn có ý thức ngông cuồng tự đại cũng không phải là việc dễ dàng. Cảm giác về mối nguy cơ rất mạnh mẽ thể hiện trong tác phẩm của Vương Phu Chi và khẩu hiệu do Cố Viêm Võ đề xuất: ”thiên hạ hưng vong, thất phu hữu trách“ (chuyện quốc gia còn hay mất, ngay kẻ thất phu cũng có phần trách nhiệm) tất cả cho thấy không phải đây là ý thức duy ngã độc tôn, tự ngã trung tâm, mà nên nói rằng đó là ý thức lo âu về sự tồn vong của dân tộc. Cái gọi là ý thức duy ngã độc tôn, chủ yếu hình thành vào đời nhà Thanh, Mãn Thanh là một vương triều do kẻ xâm lăng vào Trung Quốc kiến lập nên. Với mục đích hoàn thành việc khống chế các vấn đề nội bộ, chính phủ nhà Thanh thái dụng sách lược văn hóa hoàn toàn giống với sách lược của Nho gia, Tôn Khổng độc Kinh (tôn sùng Khổng Tử, nghiên cứu kinh điển Nho gia), đó là những điều chính quyền nhà Minh không làm được thì nhà Thanh đã làm được. Có thể nói vương triều nhà Thanh đã hoàn toàn giải trừ được vũ trang của các phần tử Trung Quốc, khả năng phán đoán của giới trí thức đối với một số vấn đề lớn cũng bị chính trị làm cho rối loạn. Đồng thời, giới trí thức, đặc biệt là giới trí thức Hán tộc, khi không còn khả năng tề gia trị quốc họ có cảm giác mình bị phân ly với thời đại, không còn thuộc về thời đại này nữa. Cho nên cái gọi là bệnh ngông cuồng tự đại của thiên triều vẫn chưa phát triển đầy đủ sau đời Tống, và ý thức duy ngã độc tôn của đời Thanh cũng là do thời gian cả trăm năm không tiếp xúc với ngoại bang, đối với văn hoá Tây phương hoàn toàn chẳng hiểu biết gì về hoàn cảnh khó khăn do chính bản thân tạo ra. Người phỏng vấn: Nhưng mà chúng ta e rằng rất khó mà dùng hoàn cảnh suy bại của quốc gia để phủ nhận sự tồn tại của ý thức duy ngã độc tôn, vào thời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư yêu cầu “bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật“, điều này đúng là một khẩu hiệu bài trừ các loại tư tưởng khác biệt với mình về phương diện học thuật hay phương diện văn hóa. Sau khi cái gọi Nho thuật của Đổng Trọng Thư trở thành văn hóa chính thống của Trung Quốc, tinh thần bãi truất và độc tôn e rằng đã trở thành tính cách đặc thù của văn hóa Trung Quốc. Ngay cả khi đất nước lâm vào cảnh suy vi, cũng rất dễ dàng kích phát những tình cảm “độc tôn“ tiến lên một bước, vì những người yếu đuối với vấn đề tự tôn đôi khi cũng có mặc cảm, không những thế mặc cảm này đôi khi còn trở nên quá thái nữa. E rằng đây là hiện tượng “mặc cảm tự ti biến thành mặc cảm tự tôn“ (cảm tình đích hồi lưu) chăng? Đỗ Duy Minh: Về vấn đề “duy ngã độc tôn“, tôi cho rằng có thể lý giải từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất, Nho học đảm nhiệm chức năng hình thái của loại quốc giáo, phân tích cho cùng đã duy trì được tại Trung Quốc trong một thời gian rất dài, có ảnh hưởng rất lớn. Góc độ thứ hai, Nho học tại Trung Quốc, ngoài việc đóng vai trò một hình thái ý thức chính thống, đối với xã hội Trung Quốc, đặc biệt đối với nhiều tầng lớp dân chúng, thông qua rất nhiều con đường khác nhau mà phát sinh ảnh hưởng rất lớn. Tôi cho rằng chúng ta đã cường điệu quá đáng ảnh hưởng của Nho học chính thống thuộc phạm vi nhà nước. Tuy vấn đề đời Hán xuống chiếu ban hành “độc tôn Nho thuật” là có thật, nhưng Hán Vũ Đế không phải là người chấp nhận tư tưởng Nho học, ông ta hoàn toàn giống như Tần Thủy Hoàng, rất thích lập nên những chiến công hiển hách, bị bọn phương sĩ mê hoặc, hơn nữa còn có tư tưởng pháp gia rất mạnh, ví dụ như việc ông sử dụng Tang Hoàng Dương là một thắng lợi của phái Pháp gia, điều này có phản ánh trong tác phẩm Diêm thiết luận. Hơn nữa, Ngụy, Tấn, Tùy, Đường đều không phải là các triều đại tôn sùng Nho học, mãi cho đến đời Nguyên, Tứ Thư, Ngũ Kinh mới trở thành tiêu chuẩn cho chế độ khoa cử. Tôi không phủ nhận ảnh hưởng rất lớn của Nho gia trong văn hóa chính trị Trung Quốc, đóng vai trò như một nguyên tắc chuẩn mực trong việc trị nước, nhưng phân tích rốt ráo vẫn còn có sự thẩm thấu trong đó nhiều nhân tố thuộc tư tưởng Pháp gia. Tôi chỉ muốn cảnh giác với quan điểm của nhiều người: Nho giáo sở dĩ có thể thâm nhập đến mọi phương diện trong đời sống xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, hoàn toàn không phải là nguyên nhân chính trị, mà còn do rất nhiều nhân tố khác. Chúng ta có thể nhớ lại, Nho gia trong đời Hán mặc dù có địa vị rất cao, nhưng đối với lý thuyết Hoàng Lão đang thịnh hành trong xã hội cũng không thể tùy tiện phê phán. Ngụy Tấn có thể nói là thời kỳ mà Nho gia dần dần nắm được địa vị, đương thời trong thị tông tộc, giải cứu gia pháp, làm cho Nho học, đặc biệt là Kinh học và Lễ học phát triển trong cấu trúc kiến lập xã hội. Nhưng rất khó giải thích điều này từ góc độ chính trị hóa. Do việc Trung Quốc bị ngoại tộc xâm nhập, một số lớn gia tộc chạy về phương nam, và do ý muốn duy trì địa vị gia tộc, tất yếu cần phải có một số qui phạm, lý tưởng. Đến thời nhà Đường, Kinh học và Lễ học của Nho gia càng được phát triển rộng rãi (đại hào kỳ đạo). Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa, từ thời Ngụy Tấn cho đến đời Đường, tư tưởng chủ đạo vẫn là Phật giáo và Huyền học, nếu xét trên bình diện hệ tư tưởng, mãi cho đến đời Tống, Nho gia mới được trùng tân phục khởi, các học thuyết thân, tâm, tính, mệnh mới được mọi người đề xuất, đối với Phật giáo trở thành đối ứng mang tính sáng tạo mạnh mẽ. Do đó, khi xem xét vấn đề Nho giáo, không thể nào chỉ căn cứ vào góc độ “độc tôn Nho thuật“ hay “nhất chi độc tú“ (chỉ có một cành xinh đẹp) để giải thích, mà xem xét những đường kinh mạch của Nho giáo thẩm thấu trong khắp mọi tầng lớp xã hội. Từ đời Hán đến nay, bất kể là triều đại nào, nếu muốn tiến hành kiến lập các cấu trúc chính trị đều cần đến vai trò của Nho gia. Điều này đóng vai trò hữu quan trong văn hóa chính trị cùng với Nho gia, phản ánh một cách mạnh mẽ rõ ràng ý thức lịch sử và tinh thần cảm thụ văn hóa đặc biệt của người Trung Quốc. Không biết điều này có làm tăng trưởng ý thức duy ngã độc tôn hay bệnh ngông cuồng tự đại của người Trung Quốc hay không? Tôi cho rằng trong vấn đề này có nhiều hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta hoàn toàn chưa nắm rõ. Đời Thanh quả thực chúng ta đã biết như thế, nhưng nhất định phải có những nguyên nhân và duyên cớ sâu xa bắt nguồn từ các thời đại đi trước. Theo dịch giả Dương Ngọc Dũng (Tập san Khoa học Xã hội và Nhân văn) ========================================== Thật kinh dị thay cho tư tưởng đại hán được xây dựng trên sức mạnh của nước lớn Cái gì cũng có thể là của mình và sãn sàng chà đạp tất cả để đạt được mục đích.
    1 like
  5. trong năm nay và năm tới vẫn chưa thấy có gì tiến triển về khả năng trả nợ cả.
    1 like
  6. 1 like
  7. Mẹ cháu vì có người chị sinh đôi nên ko có thông tin kiểm chứng số cuả mẹ. Nhưng theo tôi thì mẹ cháu bắt đầu sa sút từ năm ngoái (2013) về tài năng mẹcháu giỏi giang hơn người chị (em) kia nhưng về may mắn thì kém hơn, về gia đình người kia cũng kém hơn???
    1 like
  8. Chú chó trúng cử thị trưởng thị trấn tại Mỹ 14/08/2014 16:27 (GMT + 7) TTO - Thị trấn nhỏ Cormorant, nằm ở phía tây bắc bang Minnesota, Mỹ vừa bầu ra vị thị trưởng đặc biệt: một chú chó 7 tuổi. Duke- thị trưởng mới của thị trấn Cormorant, bang Minnesota , Hoa Kỳ - Ảnh: Ibtimes Theo trang tin International Business Times, chú chó Duke đã xuất sắc vượt qua đối thủ chính là Richard Sherbrook, chủ một cửa hiệu tại thị trấn, trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế thị trưởng Cormorant hồi cuối tuần qua. “Richard Sherbrook tội nghiệp thậm chí còn không giành được nửa số phiếu bầu như Duke”, cử tri Tricia Maloney cho hay. Để chúc mừng chiến thắng áp đảo của Duke, chú được người dân thị trấn tắm táp và chải lông trong khoảng 5 giờ đồng hồ. “Ngài thị trưởng” này cũng được may một bộ phục trang mới để chuẩn bị cho lễ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 16-8 tới. Được biết, nhiệm kỳ của Duke kéo dài trong vòng 1 năm. Nhiệm vụ chính của chú là “chạy vòng quanh và làm giảm tốc độ” của những chiếc xe hơi thường phóng qua thị trấn với vận tốc hơn 80km/h. Cửa hàng thức ăn cho vật nuôi Tuffy đã đồng ý tài trợ 1 năm lương thực cho Duke và coi đây như “lương” cho ngài thị trưởng. Duke không phải là trường hợp động vật đầu tiên được bầu làm thị trưởng tại Mỹ. Trước đó, chú mèo quá cố Stubbs cũng đã giữ cương vị thị trưởng danh dự tại Alaska suốt 17 năm. Dorest, một thị trấn nhỏ khác cũng ở Minnesota, đã gây được sự chú ý của dư luận khi bầu cậu bé Bobby Tufts, 3 tuổi lên làm thị trưởng hồi năm 2012. NGUYÊN PHẠM (theo ibtimes, bringmethenews) ================== Ngày 16. 8 là một ngày tốt trong tháng Bảy Âm lịch. Ngày này cũng được Lão Gàn chọn làm ngày ra mắt cuốn sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Điều náy chúng tỏ thị trấn Cormorant, bang Minnesota , Hoa Kỳ sẽ là một thị trấn yên bình, it nhất trong nhiệm kỳ của ngài Duke.
    1 like
  9. Bề mặt Mặt Trăng xuất hiện hình thù kỳ lạ trông giống con người Mai Nguyễn (Vietnam+) lúc : 14/08/14 06:24 Hình ảnh được cho là người đang ông sống trên Mặt Trăng. (Nguồn: YouTube) Một người dùng Youtube tin rằng mình đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của một người đàn ông bí ẩn trên Mặt trăng. Người này khẳng định mình đã thấy bóng của một người ngoài hành tinh ẩn trong một miệng hố sâu từ các bức hình trên Google Moon (ảnh vệ tinh bề mặt Mặt Trăng, tương tự như Google Earth). Đoạn video của Wowforreel, với hơn hai triệu lượt xem trong vòng chưa đầy một tháng cho thấy hình ảnh của một sinh vật đang di chuyển trên bề mặt của Mặt Trăng. Dáng hình kỳ lạ đó cũng có thể được nhìn thấy trên Google Moon ở tọa độ 27°34’26.35″ Bắc và 19°36’4.75″ Nam. Wowforreel cho biết anh đã bắt đầu điều tra về cái bóng sau khi nhận được lời mách nước từ một người có tên Jasenko. "Anh ấy đã chú ý đến một điểm có hình dáng lạ thường trên Google Moon, trông giống như cái bóng của một vật, hoặc một sinh vật gì đó rất lớn." "Ban đầu tôi nghĩ đó chỉ là cái gì đó được vẽ thêm vào, nhưng sau khi xem xét các hình ảnh Google Moon, đúng là có cái gì ở đó. Nó thực sự ở đó, hoàn toàn không phải giả mạo và tôi không biết nó là cái gì. Tôi cũng không tìm thấy hình ảnh nào tương tự ở các miệng hố khác," Wowforreel cho biết. Tuy nhiên, lời giải thích có vẻ hợp lý nhất cho việc này là một hiện tượng tâm lý có tên Pareidolia. Đây là phản ứng của não bộ làm sinh ra ảo giác nhìn thấy gương mặt hay những vật thể nhất định khi bị kích thích ngẫu nhiên. Wowforreel dường như cũng có xu hướng hay phát hiện ra những vật thể lạ trong các hình ảnh của Google Moon. Tháng 1 vừa qua, anh cũng cho rằng mình đã phát hiện ra một vật thể có hình tam giác có thể là tàu vũ trụ hay căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh. Những hình ảnh được dùng trên Google Moon đều là của NASA. nhưng cơ quan này vẫn chưa đưa ra bình luận gì về phát hiện nói trên. ============== Thật ngán ngẩm cho thứ tư duy "ở trần đóng khố", không có khả năng phân tích, tổng hợp và suy luận hợp lý. Cứ nhìn thấy thì tin , không thấy không tin. Thế thì cần chó gì giáo sư, tiến sĩ. Mựa! Thằng ăn mày mạt hạng cũng thấy như vậy. Này, Lão Gàn phát biểu thế này nhá: Hình người thấy trên mặt Trăng chính là "cơ sở khoa học" về truyền thuyết "Thằng Cuội" trên mặt Trăng của Việt Nam đấy!
    1 like
  10. SỰ KIỆN HÌNH LƯỠNG NGHI LẠC VIỆT & DẤU ẤN CỦA NÓ TRONG HẦU HẾT NHỮNG NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI. Trên diễn đàn này, chúng tôi đã giới thiệu với quí vị và anh chị em về hình "Lưỡng nghi Lạc Việt", trải rộng trên khắp các vùng lãnh thổ và quốc gia Đông phương, như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,Tây Tạng, Nam Dương tử (Qua Hội quán Phúc Kiến ở Hội An)...cho đến nền văn minh Tây Phi và Maya. Và gần đây nhất - tháng 8. 2014, là nền văn minh cổ đại ở Peru. Hình dưới đây được lặp lại để quí vị và anh chị em có thể so sánh. Sự tồn tại của hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" trải rộng trên hầu hết những nền văn minh cổ đại trong lịch sử văn minh nhân loại, đã chứng tỏ nó là một biểu tượng rất phổ biến. Và tất nhiên biểu tương mang tính phổ biến này phải có một nội dung của nó. Từ lâu, trong các sách đã xuất bản, trong các bài viết trên diễn đàn, chúng tôi đã chứng minh rằng: Hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" là biểu tượng của sự hình thành vũ trụ sau giây "O". Tất nhiên điều này chưa hề có trong các bản văn chữ Hán từ hơn 2000 năm nay. Cho đến gần đây nhất vào đầu năm 2014, chính những nhà khoa học chấu Âu, cũng đã chọn biểu tượng tương tự để mô tả sự hình thành giải Ngân hà. Quí vị và anh chị em xem bài viết dưới đây, trên báo điện tử Thanh Niên, chứng tỏ điều này: Hiện tượng đồ hình Âm Dương Lạc Việt trong những di sản của các nền văn minh cô đại trên thế giới Việc thể hiện những đồ hình Âm Dương Lạc Việt, vốn không hề có mặt trong bất cứ bản văn chữ Hán liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, từ hàng ngàn năm trước - khi nền văn minh Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử cho đến tận ngày hôm nay - để so sánh với đồ hình Âm Dương Hán, chúng tôi muốn trình bày mấy vấn đề sau đây: 1/ Đồ hình Âm Dương nói chung là hình tượng biểu kiến của thuyết Âm Dương Ngũ hành, một học thuyết nền tảng của văn minh Đông phương. Nó là sản phẩm của tư duy trừu tượng, hệ quả từ nội hàm khái niệm của cặp phạm trù Âm Dương trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, sự khác biệt và phổ biển đồ hình Âm Dương Việt so với đồ hình Âm Dương Hán, ở khắp các quốc gia lân bang và vùng lãnh thổ thuộc các nền văn minh cổ đại, đã chứng tỏ có một nền văn minh phi Hán với một quan niệm minh triết khác hẳn với nội hàm khái niệm Âm Dương Hán, trong các bản văn chữ Hán mô tả đồ hình này. Đồng thời nó cũng xác định di sản của một tri thức vũ trụ quan có tính toàn cầu còn sót lại trong tiềm thức của các nền văn minh cổ đại trên thế giới. Hay nói cách khác: Đã tồn tại một nền văn minh toàn cầu trước lịch sử của nền văn minh hiện đại. 2/ Những di sản còn lại sau hơn 2000 năm bị vùi lấp trong lịch sử thăng trầm của Việt tộc, nhưng đủ để xác định bề dày của nền tảng minh triết Việt liên quan đến học thuyết Âm Dương Ngũ hành - một học thuyết nền tảng của nền văn hóa Đông phương và là một hiện tượng tri thức còn bí ẩn của nền văn minh toàn cầu. 3/ Lịch sử xuất hiện của đồ hình Âm Dương Việt ở khắp các vùng lãnh thổ thuộc các nền văn minh cổ đại trên thế giới và phổ biến trong di sản văn hóa truyền thống Việt hiện nay, cho thấy một di sản văn hóa phi Hán còn lại mang tính phổ biến ở Nam Dương tử, tồn tại độc lập liên quan hữu cơ với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Chính những di sản này xác định nền văn minh Việt là chủ thể của thuyết ADNH, nền tảng tri thức căn bản của nền văn minh Đông phương. 4/ Như chúng tôi đã trình bày: Đồ hình Âm Dương Lạc Việt là sản phẩm của tư duy trừu tượng, hệ quả của thuyết Âm Dương Ngũ hành, tất nhiên nó phải phản ánh một thực tại vũ trụ. Với thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi từ nền văn minh Việt thì đồ hình Âm Dương Việt phản ánh sự khởi nguyên vũ trụ. Điều này, chúng tôi đã nói rõ trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Những thông tin mới nhất về sự khám phá vũ trụ của tri thức khoa học hiện đại về lịch sử hình thành giải Ngân Hà và tạo lập mô hình biểu kiến của nó, một lần nữa lại cho thấy sự trùng hợp trong việc mô tả các dạng hình thành trong vũ trụ. Quí vị và anh chị em thấn mến. Dấu ấn của đồ hinh Âm Dương Lạc Việt - mô hình biểu kiến, sản phẩm của tư duy trừu tượng - trên khắp các vùng đất thuộc nền văn minh cổ đại trên Địa cầu, qua các di sản vật thể và phi vật thể đã xác định một tri thức thiên văn có tính toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất này và liên hệ trực tiếp với thuyết Âm Dương Ngũ hành - thông qua những di sản văn hóa truyền thống Việt, một lần nữa xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là hệ quả của một nền văn minh toàn cầu đã từng tồn tại trên trái Đất, trước nền văn minh của chúng ta. Nhưng chính những di sản văn hóa truyền thống Việt còn lại sau bao thăng trầm của Việt sử, đã xác định: Nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử chính là hậu duệ còn sót lại của nền văn minh toàn cầu và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước.
    1 like
  11. ========================================== Các đại gia Trung quốc nhiều tiền làm phong thủy nhỉ Đúng là con nhang đệ tử Tàu thì không hiểu vấn đề thành "mê tín dị đoan", chấp nhận "dời sông, san núi"; còn thầy như Manh Linhlinh thì thuộc dạng lởm khởm, nên không đưa được giải pháp khắc phục. Mựa kép! Nhà Lão Gàn cũng đằng sau có con sông Đồng Nai to đùng, Lão Gàn léo lấp sông được thì Lão Gàn chết à. Vớ vẩn. Bởi vậy, ngó bộ gió này thì nền kinh tế Tàu chắc khủng hoảng đến nơi. Chưa hết! Quan to nhất nước Tàu là Chu Vĩnh Khang mời hẳn hỏa thượng đến xem phong thủy. mà dở ẹc. Bởi vậy, mần phoengshui xong...quan to như Chu Vĩnh Khang cũng đi tù. Đệ tử của Lão Gàn chỉ cần cỡ Hoàng Triều Hải, Thiền Đồng, Thiên Luân... cũng đủ mần hay hơn nhiều. Thế mới biết phoengshui Tàu giỏi cỡ nào. 1000. 000. 000 tệ, Lão Gàn sẽ sửa lại phong thủy của Tử Cấm Thành, nhưng không phải bây giờ.
    1 like
  12. Người ta chỉ mô tả về tính sáng tạo kiến trúc thôi. Nên đưa những công trình có phân tích về phong thủy để bình luận.
    1 like
  13. Hồi sinh ra từ cát bụi Vanga sinh ngày 31/1/1911, mất ngày 11/8/1996. Bà sống ẩn dật cả đời ở vùng hẻo lánh Kozhuth thuộc Petrich, Bungary. Vanga mất thị lực năm 12 tuổi sau khi bị cuốn đi bởi một cơn lốc lớn. Người ta tìm thấy cô gái nhỏ vẫn còn thoi thóp hơi thở nằm vùi lấp giữa bụi và đá, hai hốc mắt chứa đầy cát. Vanga làm bạn với bóng tối từ đó. Lời tiên tri đầu tiên của Vanga được ghi nhận là vào năm bà 16 tuổi. Bà giúp cha mình tìm lại bầy cừu bị mất trộm bằng cách mô tả chính xác về cái sân nơi bọn trộm cất giấu đàn gia súc. Tuy nhiên, khả năng tiên tri của Vanga chỉ thực sự đạt đến độ chín năm 30 tuổi. Nhiều người tìm đến bà để xin những lời tiên tri. Trong đó có cả “kẻ hủy diệt” Adolf Hitler. Hitler từng ghé thăm nhà Vanga và rời đi với gương mặt nặng trĩu. Không có nhiều người tin vào tiên đoán của những nhà tiên tri. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực. Vanga trở nên nổi tiếng vì những tiên đoán “thần thánh” của bà về những thảm họa toàn cầu. Độ chính xác của những lời tiên tri này khiến loài người giật mình hoài nghi: Liệu có thực sự tồn tại một thế lực siêu nhiên? Biết bao giấy mực đã cất công nghiên cứu để giải đáp về “bí ẩn Vanga”. Ví dụ, Vanga từng tiên đoán về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, khi bà nói rằng “người Mỹ sẽ ngã xuống dưới sự tấn công của những con chim sắt”. Nhà tiên tri cũng dự đoán chính xác sự bùng nổ Đại chiến thế giới thứ 2, cải tổ kinh tế chính trị ở Liên bang Xô Viết cũ, cái chết của công nương Diana và thậm chí vụ chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk. Năm 1980, nhà tiên tri mù nói rằng: “Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, tháng 8 năm 1999 hoặc năm 2000, Krusk sẽ ngập chìm trong nước, cả thế giới sẽ đau buồn về điều này”. Ở thời điểm đó, người ta không mấy bận tâm đến lời tiên liệu trên. Tuy nhiên, 20 năm sau, loài người đã phải sững sờ kinh ngạc. Một tàu ngầm nguyên tử của Nga gặp nạn tháng 8/2000. Toàn bộ thủy thủ đoàn bỏ mạng dưới đáy đại dương. Và kỳ lạ thay, con tàu xấu số được đặt theo chính tên thành phố Krusk. Các chuyên gia thấy rằng nhà tiên tri huyền thoại này đã đưa ra những cảnh báo chính xác về các sự kiện liên quan đến căng thẳng vũ trang ở Nam Ossetia. Vanga nói chiến tranh thế giới thứ ba là hệ quả tất yếu của sự đấu tranh sinh tồn giữa bốn người đứng đầu các chính phủ và sự xung đột của những người theo đạo Hinđu. Nhân loại liệu có đứng trước một thảm họa nữa không khi Vanga dự đoán chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ nổ ra vào năm 2010. Cuộc đời là những thước phim Vanga không biết chữ, bà cũng chưa từng viết một cuốn sách nào. Giọng nói của bà rất khó nghe và nặng thổ ngữ. Những gì Vanga nói hoặc được cho là do bà tiên đoán chủ yếu được ghi chép lại bởi những người xung quanh bà. Sau này, vô số những quyển sách bí truyền về cuộc đời và những tiên đoán của Vanga đã được viết ra. Theo Vanga thì khả năng phi thường của bà liên quan đến sự hiện diện của những sinh vật vô hình, dù bà không thể giải thích rõ ràng nguồn gốc của chúng. Những sinh vật đó cho bà thông tin về con người. Cuộc sống của tất cả mọi người đứng trước bà hiển hiện giống như những thước phim từ lúc sinh ra đến khi nằm xuống. Tuy nhiên bà không có quyền năng thay đổi số phận. Vanga từng dự đoán về những đứa trẻ mới chào đời và cả những sinh linh chưa ra đời. Bà cũng tuyên bố rằng bà đang “nhìn thấy” và “nói chuyện” với những người đã chết cách đây hàng trăm năm. Vanga thậm chí bảo rằng những người ngoài hành tinh đã đang sống trên trái đất từ rất lâu rồi. Họ đến từ những hành tinh mà ở đó dùng thứ ngôn ngữ Vamfirm. Những người theo Vanga tin rằng bà biết chính xác ngày chết của mình. Và chỉ không lâu trước ngày đó, bà nói có một cô bé tóc vàng 10 tuổi sống ở Pháp sẽ thừa hưởng những khả năng trời phú của bà, và rằng loài người sẽ sớm tìm ra cô bé đó Những lời tiên đoán kinh hoàng về tương lai! Theo lời của Vanga, trong tương lai không xa sẽ xảy ra các vụ mưu sát 4 nhà lãnh đạo chính phủ. Những cuộc xung đột ở Indostan (phần đất ở Nam Á bao gồm Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc, Tây Tạng) sẽ là một trong những nguyên nhân chính mở màn cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Năm 2010 - Năm bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ 3. Cuộc chiến tranh này sẽ bắt đầu vào tháng 11/2010 và kết thúc vào tháng 10/2014. Ban đầu, cuộc chiến tranh diễn ra bình thường, tiếp đó sẽ xuất hiện hàng loạt vũ khí hạt nhân và cuối cùng là vũ khí hóa học. Năm 2011 - Không một loài động vật, thực vật nào ở Bắc bán cầu có thể sống được do kết quả của quá trình lắng cặn chất phóng xạ. Tiếp đó, những người Hồi giáo (người theo Đạo Hồi) sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh hóa học chống lại người Châu Âu. Năm 2014 - Phần lớn loài người sẽ bị mắc chứng bệnh mưng mủ, ung thư da và các loại bệnh khác về da do hậu quả cuộc chiến tranh hóa học. Năm 2016 - Châu Âu gần như không có người sinh sống. Năm 2018 - Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới. Những nước phát triển sẽ trở thành kẻ bóc lột các nước khác từ việc khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản. Năm 2023 - Quỹ đạo Trái đất thay đổi. :lol: Năm 2025 - Xuất hiện một bộ phận nhỏ người di cư đến Châu Âu. Năm 2028 - Loài người sẽ tạo ra một nguồn năng lượng mới, kiểm soát được các phản ứng nhiệt hạch và nạn đói dần dần được khắc phục. Cũng trong thời gian này, con tàu vũ trụ có người lái lần đầu tiên sẽ đổ bộ lên sao Kim. Năm 2033 - Băng ở các vùng cực sẽ tan chảy. Mực nước ở Thái Bình Dương sẽ dâng cao. Năm 2043 - Nền kinh tế thế giới phát triển rất phồn thịnh. Người Hồi giáo sẽ cai trị toàn bộ lãnh thổ Châu Âu. Năm 2046 - Bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể người điều có thể được tiến hành cấy ghép. Việc thay thế các cơ quan trong cơ thể sẽ trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh hữu hiệu nhất. :lol: Năm 2066 - Trong lúc tấn công thành Roma của người hồi giáo, Mỹ sẽ lợi dụng một loại hình vũ khí mới - vũ khí thời tiết. Trong thời gian này, trời trở lạnh đột ngột. :P Năm 2076 - Xã hội không giai cấp hay còn gọi là Chủ nghĩa Cộng sản hình thành. :( Năm 2084 - Loài người Sẽ khôi phục lại thiên nhiên. :lol: Năm 2088 - Xuất hiện một căn bệnh lạ “lão hóa chỉ trong vài giây!!!”. :lol: Năm 2097 - Căn bệnh lão hóa khủng khiếp này sẽ lan tràn trên toàn cầu. :o Năm 2100 - Loài người sẽ tạo ra những mặt trời nhân tạo chiếu sáng phần tối của quả đất. :lol: Năm 2111 - Con người sẽ trở nên kiệt sức. Năm 2123 - sẽ xảy ra các cuộc chiến tranh giữa những nước nhỏ.(lời của Crescent : Vietnam - Campuchia :P ) Năm 2125 - Tại Hung-ga-ri, người ta sẽ nhận được những tín hiệu lạ từ vũ trụ. Cùng thời gian này, loài người lại một lần nữa tưởng nhớ về nữ tiên tri Vanga.(có thế chứ! ;) ) Năm 2130 - Nhiều vùng đất sẽ bị ngập trong nước. Năm 2164 - Con người sẽ biến thành một loài động vật kinh dị (nửa người, nửa thú).(ôi trời ! :P ) Năm 2167 - Xuất hiện tôn giáo mới. Năm 2170 - Xảy ra một đợt hạn hán kéo dài trên Trái đất. Năm 2187 - Hai miệng núi lửa lớn nhất thế giới sẽ ngừng quá trình phun trào nham thạch. Năm 2195 - Những quốc gia dọc bờ biển sẽ trở nên khá giả cả về năng lượng lẫn lương thực.(Vietnam muon nam! :lol: ) Năm 2196 - Người Châu Á và Châu Âu sẽ sinh sống trà trộn nhau. :lol: Năm 2201 - Quá trình phản ứng nhiệt hạch trên Mặt trời sẽ chấm dứt và bắt đầu thời kỳ nguội lạnh. Năm 2221 - Trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, loài người sẽ có cuộc chạm trán rùng rợn.(tham khảo film, nhóc luôn! :( ) Năm 2256 - Tàu vũ trụ mang một căn bệnh khủng khiếp về Trái đất.(không sao, tham khảo năm 2046 :blink: ) Năm 2262 - Quỹ đạo của các hành tinh dần bị thay đổi. Cũng thời gian này, sao Chổi sẽ đe dọa đến sự sống còn của sao Hỏa. Năm 2271 - Các hằng số vật lý lại một lần nữa bị thay đổi. :blink: Năm 2273 - Xảy ra sự xáo trộn giữa các chủng tộc da màu: da vàng, da trắng và da đen. Tiếp đó sẽ xuất hiện các chủng tộc mới. :blink: Năm 2279 - Loài người sẽ lấy năng lượng từ khoảng chân không hoặc từ những lỗ đen. Năm 2288 - Xuất hiện những cuộc va chạm với người ngoài hành tinh. Năm 2291 - Mặt trời trở nên nguội lạnh và sau đó lại bùng cháy trở lại. :blink: Năm 2296 - Mặt trời hoạt động mạnh hơn, lực hút vũ trụ bị thay đổi làm cho các trạm vũ trụ và vệ tinh rơi vào tình trạng hỗn loạn, mất phương hướng. Năm 2299 - Tại Pháp xuất hiện một Đảng mới chống lại người theo Đạo hồi. Năm 2302 - Phát hiện quy luật và bí mật mới của vũ trụ. Năm 2304 - Khám phá bí mật Mặt trăng Năm 2341 - Xuất hiện một thiên thể vô cùng nguy hiểm tiến gần Trái đất. Năm 2354 - Một trong những mặt trời nhân tạo bị hỏng, kết quả dẫn tới đợt hạn hán kéo dài. Năm 2371 - Xảy ra nạn đói lớn. Năm 2378 - Các bộ tộc mới nhanh chóng được hình thành. Năm 2480 - Hai mặt trời nhân tạo va vào nhau, Trái đất bị rơi vào tình trạng hỗn loạn. Năm 3005 - Xuất hiện các “cuộc chiến” mới trên sao Hỏa, quỹ đạo của các hành tinh bị rối loạn. Năm 3010 - Sao chổi sẽ va vào Mặt trăng, quanh Trái đất lúc này xuất hiện một vành đai toàn đá và bụi. Năm 3797 - Đây là thời kỳ kết thúc sự sống trên Trái đất. Thời gian này cũng là cơ sở để loài người bắt đầu cuộc sống mới trên một “hệ Mặt trời” khác. :lol: Cuối cùng cũng kết thúc Trích webtretho --------------------------- Thât là thú vị
    1 like