• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 10/08/2014 in Bài viết

  1. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này? Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính. Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải… Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để. Ngó sen được dùng để trị viêm xoang. Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả: Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di). Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm. Bài thuốc làm sạch mủ: - Gừng tươi 6 g - Ngó sen 30 g Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ. Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ. Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi. Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xoang triệt để sau khi làm sạch mủ: - Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột. - Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột - Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng. Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát. Theo Lương y Hoàng Duy Tân
    1 like
  2. 1 like
  3. Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo từ Việt Nam Theo TTXVN 10/08/14 08:37 (GDVN) - Theo trang web Oryza.com chuyên về gạo, Bắc Kinh đã chính thức cấm nhập khẩu gạo từ Việt Nam qua biên giới (tiểu ngạch)... Động thái này nhằm tăng cường kiểm tra thu thuế đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Giới kinh doanh gạo ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam cho biết Trung Quốc đã ra lệnh cấm vì nhận thấy nhiều thương lái Trung Quốc trốn thuế. Chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch đưa ra những quy định đối với tất cả các nguồn gạo nhập khẩu từ Việt Nam và đề ra mức thuế để có thể kiểm soát dễ dàng. Tuy nhiên, theo một số nhà kinh doanh gạo Việt Nam, phía Trung Quốc cấm vì nhu cầu gạo thơm sụt giảm và đây là loại gạo mà đa số các thương lái Trung Quốc mua qua con đường tiểu ngạch. Giới kinh doanh Việt Nam nói rằng lệnh cấm của Trung Quốc không hề ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo của Việt Nam vì nhu cầu của một số nước, như Malaysia, Indonesia và Philippines, vẫn rất cao và Việt Nam không phụ thuộc vào việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. =============== Tưởng gì! Chuyện vặt. Chỉ một quả lũ lụt, hạn hán nặng, giá gạo tăng cái vù, lúc ấy Việt Nam sẽ bán giá cao, chỉ sợ thiếu gạo bán. Năm nay và năm tới thiên tai lũ lụt, hạn hán, bệnh tật tràn lan. Thế giới này còn chao đảo.
    1 like
  4. 1 like
  5. Xin lỗi các vị học giả, học thật tham gia ý kiến có luận điểm trong đoạn trích dẫn trên trong bài báo này. Đây là những nhận xét và luận điểm ngu nhất mà tôi đọc được. Đơn giản chỉ là các vị nhầm lẫn giữa mục đích bành trướng thâu tóm biển Đông của Trung Quốc và phương pháp thực hiện của họ. Ngài Tập Cận Bình đã xác quyết: "Không nhân nhượng về chủ quyền biển đảo". Đây là quyết định công khai của cấp cao nhất của Trung Quốc xác định điều này. Nó thể hiện ý chí và quyết tâm của bộ máy thượng tầng kiến trúc của Trung Quốc. Bởi vậy, việc đặt dàn khoan, tung tàu cá, lập vùng nhận diện phòng không, xây dựng đảo nhân tạo và cả chiến tranh; hay là chấp nhận Cóc vàng, Cóc tía, thỏa thuận ASEAN , song phương, hay đa phương, cây gậy hay củ cà rốt...thì đều chì là phương tiện với mục đích đường lưỡi bò là của Trung Quốc. Bởi vậy, nhân danh cá nhân Lão Gàn luôn cảnh giác với Trung Quốc. Ngoại trừ họ long trong công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và long trọng công nhận Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam và vài chi tiết khác. Trung Quốc cứng rắn trong tranh chấp Biển ĐôngThứ bảy, 9/8/2014 | 20:34 GMT+7 Bắc Kinh hôm nay khăng khăng cho rằng họ không hành động hung hăng, mà sẽ "có các phản ứng vững chắc và rõ ràng" vì lợi ích ở Biển Đông, trong khi Mỹ yêu cầu các bên tranh chấp hết sức kiềm chế. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không tái diễn vụ giàn khoan / Trung Quốc đối diện với sức ép lớn ở Diễn đàn An ninh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thể hiện thái độ cứng rắn về Biển Đông trong trao đổi với các nước ASEAN, điều mà giới quan sát đã dự đoán trước. Ảnh: Reuters "Quan điểm của Trung Quốc là bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích trên biển là vững chắc và không thể thay đổi được", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với các phóng viên sau cuộc họp với các đối tác ASEAN tại thủ đô của Myanmar. Ông Vương cho rằng Trung Quốc luôn hành động với sự tự kiềm chế và cảnh báo sẽ "có phản hồi rõ ràng và cứng rắn" với hành động của các nước liên quan mà Bắc Kinh cho là khiêu khích. Trao đổi với đại diện Philippines, Ngoại trưởng Vương khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng lắng nghe những đề xuất thiện chí, nhưng thúc giục Manila từ bỏ vụ kiện lên tòa án Liên Hợp Quốc về những yêu sách của Bắc Kinh. Những hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông như hạ đặt giàn khoan trái phép gần Hoàng Sa, thay đổi hiện trạng ở Trường Sa đang khiến các nước láng giềng và thế giới lo ngại. Cùng tham dự hội nghị với các nước ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông kiềm chế, không tiến hành những hành động có thể làm gia tăng thù địch trên biển. Ông Kerry nói Mỹ chia sẻ trách nhiệm chung với khối ASEAN để đảm bảo an ninh hàng hải của đường biển và cảng có tầm quan trọng toàn cầu này. "Những gì xảy ra ở đây không chỉ là vấn đề của khu vực và Mỹ, mà còn là vấn đề với tất cả mọi người trên thế giới, thấy một Đông Nam Á tiếp tục phát triển dựa trên quy tắc, dựa trên luật pháp quốc tế", ông Kerry nhấn mạnh. Dẫn lại Tuyên bố ứng xử DOC mà Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002, ông Kerry đề nghị các bên tự nguyện không thực hiện những hành động có thể làm phức tạp hoặc làm tranh chấp căng thẳng thêm. Trong dự thảo tuyên bố chung hôm qua, các ngoại trưởng ASEAN cho biết hiệp hội này quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây trên Biển Đông. Tuy nhiên chiều nay các ngoại trưởng vẫn chưa công bố bản tuyên bố cuối cùng. Ngày mai ngoại trưởng ASEAN cùng các nước đối tác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Nga, Hàn Quốc, Australia và Liên minh châu Âu EU sẽ họp bàn trong diễn đàn An ninh khu vực ARF. Khánh Lynh ================= Khi Việt sử 5000 năm văn hiến được vinh danh vì tính chân lý đích thực của nó được sáng tỏ. Mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Hãy đợi đấy!
    1 like
  6. Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình B-2 tới đảo Guam Thứ Bẩy, 09/08/2014 - 11:58 (Dân trí) - Không quân Mỹ đã triển khai 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirits, máy bay chiến lược của Mỹ có thể mang 16 quả bom hạt nhân, tới Guam để tham gia một cuộc tập trận. Máy bay ném bom B-2. Bộ quốc phòng Mỹ ngày 7/8 cho biết, 3 máy bay B-2 Spirit từ đơn vị ném bom 509 (509 BW) Bộ hủy huy tấn công toàn cầu của không quân (AFGSC) đã được triển khai từ căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. 220 phi công cũng được điều động tới căn cứ Andersen. "Việc triển khai máy bay ném bom B-2 được tiến hành trong khuôn khổ một cuộc triển khai huấn luyện thông thường nhằm chứng tỏ khả năng tấn công toàn cầu và sự răn đe mở rộng đối chống lại các đối thủ tiềm tàng". "Hoạt động triển khai huấn luyện này chứng tỏ cam kết liên tục của Mỹ đối với các hoạt động ném bom chiến lược toàn cầu trên khắp khu vực châu Á-Thái Bình Dương", Bộ quốc phòng Mỹ cho biết. Mặc dù quân đội Mỹ khẳng định việc trển khai B-2 nằm trong khuôn khổ hoạt động huấn luyện thông thường, nhưng động thái này được xem là biện pháp đề phòng Triều Tiên, vốn liên tiếp tiến hành các hoạt động khiêu khích thời gian gần đây. Mỹ đã triển khai 2 máy bay ném bom B-2 Spirit tới Guam hồi tháng 1, trước khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 3. Ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân hồi tháng 3, quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập ném bom công khai chưa từng có trên bán đảo Triều Tiên. Được trang bị khả năng tàng hình để không bị radar phát hiện, máy bay ném bom, B-2 Spirit đã được triển khai trong cuộc chiến tại Afghanistan và sứ mệnh ném bom tại Libya. Nó được mệnh danh là vũ khí mà Triều Tiên sợ nhất. An Bình Theo AP ================= Lão Gàn thừa nhận Hoa Kỳ đưa B - 2 Spirit đến Guam chỉ là để tập trận. Bởi vì với số lượng 3 cái với Băc Cao Ly thì thừa 1 cái, với Trung Quốc thì đây chỉ là vũ khí hạng hai.
    1 like
  7. Phải chăng Mỹ-Trung diễn kịch? (Quan hệ quốc tế) - Việc Mỹ và Trung Quốc “đối đầu” tại một hội nghị của ASEAN vào cuối tuần này liệu có phải là một vở kịch? Mỹ sẽ nhờ Trung Quốc "nhắc nhở" Triều Tiên? Nga hưởng trái ngọt khi Trung Quốc nghênh ngang Giới phân tích đang đồn đoán về một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 10/8 tới, trong đó vấn đề Biển Đông sẽ là chủ đề nóng. Dàn trận hay diễn kịch? ARF được tổ chức cùng với hàng loạt hội nghị quan trọng khác của ASEAN từ ngày 5-10/8 tại Nay Pyi Taw, Myanmar. ARF có sự tham gia của 27 quốc gia, gồm 10 nước ASEAN và 17 quốc gia trên thế giới, trong đó có các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản… Giới phân tích dự đoán, Biển Đông chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự. Đặc biệt, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những động thái “dàn trận” nhằm khẳng định lập trường, gây thanh thế trước thềm hội nghị. Tàu Trung Quốc phun vòi rồng và sẵn sàng đâm va vào tàu Việt Nam hồi tháng 5/2014 Thời gian qua, Trung Quốc đã có một loạt hành động ngang ngược và mang tính khiêu khích trên Biển Đông. Có thể kể ra một vài ví dụ như việc đẩy mạnh xây dựng các công trình trên các đảo, bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam hay ngăn cản tàu tiếp tế của Philippines. Đáng báo động nhất là vụ Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và không ngần ngại huy động một đội tàu hùng hậu hơn 100 chiếc đi theo bảo vệ, liên tục dùng các biện pháp thô bạo như đâm va, phun vòi rồng, để ngăn cản tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Cùng với nhiều nước, Mỹ đã và đang lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc. Tại ARF lần này, Mỹ được cho là sẽ vận động gây áp lực đòi Trung Quốc dừng các công trình xây dựng, cải tạo trên Biển Đông, tránh những hành vi khiêu khích gây mất ổn định. Người trực tiếp theo dõi hồ sơ Biển Đông tại Bộ Ngoại giao Mỹ là ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách châu Á-Thái Bình Dương cho biết Ngoại trưởng John Kerry sẽ đích thân thúc đẩy đề nghị này tại cuộc họp của ARF vào ngày 10/8. Chiến lược ngoại giao của Washington lần này nhận được sự hậu thuẫn gần như tuyệt đối của Quốc hội Mỹ. Nghị quyết tố cáo Trung Quốc đã được Thượng viện nhất trí thông qua, trong khi một nghị quyết ủng hộ các nỗ lực của chính quyền dự kiến cũng sẽ sớm được thông qua tại Hạ viện. Giới nghiên cứu và học giả cũng đã nhập cuộc, với một loạt khuyến nghị được trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington chuyển lên cho chính quyền Mỹ, tập hợp các ý kiến đa phần là phê phán Trung Quốc, từng được nêu lên trong một cuộc hội thảo gần đây. Đáp lại sự “tấn công” của Mỹ, Trung Quốc đã đưa ra những phản ứng hết sức tiêu cực, thậm chí được đánh giá là “bất cần lý lẽ”. Theo Reuters, ngày 4/8, ông Dịch Tiên Lương, Vụ phó Vụ Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã công khai nói với báo chí rằng Trung Quốc có quyền xây dựng bất cứ cái gì trên các hòn đảo tại Biển Ðông. Lý do mà nhân vật này đưa ra không có gì mới khi khăng khăng đòi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Ông này cũng không phủ nhận việc Trung Quốc đang xúc tiến các công trình trên Biển Đông với cái cớ rằng các nước khác cũng có những chương trình xây dựng tương tự từ nhiều năm nay. Trông chờ gì từ ASEAN? Không phủ nhận trọng lượng nhất định từ các tuyên bố của Mỹ song không nên quá kỳ vọng tiếng nói của Mỹ có thể chặn đứng các hành động của Trung Quốc. Có ý kiến thậm chí còn cho rằng Trung Quốc đẩy nhanh việc “cưỡng chiếm” Biển Đông chính là để đối đầu với chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Không kỳ vọng vào vai trò của Mỹ, vậy có thể trông chờ vào ASEAN? Hẳn là rất khó! Thực tế cho thấy ASEAN chưa thể (hay không thể) đạt được sự đồng thuận trong cuộc “đối đầu” với Trung Quốc. Một ví dụ điển hình thường được giới phân tích dẫn ra nhằm minh chứng cho sự thiếu đoàn kết của ASEAN là vào tháng 7/2012, tại một hội nghị ở Phnom Penh (Campuchia), lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, các nước ASEAN không thể thông qua một tuyên bố chung. Campuchia, với tư cách là nước giữ ghế chủ tịch ASEAN khi đó, đã ngăn cản việc thảo luận các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Quốc kỳ 10 nước ASEAN Tại Hội nghị thượng đỉnh ngày 11/5 vừa qua tại Myanmar, ASEAN cũng không thể đưa ra một thông cáo chung để có thể lên án mạnh mẽ hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo giới phân tích, thay vào đó, ASEAN chỉ đưa ra được một thông cáo chung chung, bày tỏ mối quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông, kêu gọi các bên tự kiềm chế, không đe dọa hoặc dùng vũ lực và nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. Bản thông cáo thậm chí không nêu tên quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Obama thấm thía: Không thể dọa suông Trung Quốc! Giới nghiên cứu hoàn toàn có cơ sở để đưa ra nhận định rằng: “Nhiều nước Đông Nam Á ngần ngại thách thức Trung Quốc, bởi vì đây là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà tài trợ lớn nhất đối với các quốc gia như Campuchia và Lào”. Tiêu biểu là trường hợp của Campuchia. Thủ tướng Hun Sen trong chuyến thăm kéo dài một tuần tới Trung Quốc hồi tháng Năm vừa qua đã được Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết viện trợ và cho vay tổng cộng 145 triệu USD. Chính ông Hun Sen là người không ít lần tuyên bố rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các quốc gia có liên quan. Đây cũng chính là chủ trương của Bắc Kinh. Trò chơi lợi ích của các nước lớn Trở lại với vai trò của Mỹ trong khu vực. Đúng là Mỹ đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về “sự trở lại” của mình, tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác với các nước xung quanh Trung Quốc. Tất cả đang tạo ra một cảm giác “ngột ngạt” rằng tình hình khu vực nóng lên từng ngày với cuộc "đối đầu Mỹ-Trung” gay gắt. Lời qua tiếng lại cùng với những cuộc tập trận rầm rộ, bố trí vũ khí, sản xuất tên lửa…làm nảy sinh không ít đồn đoán về khả năng xảy ra xung đột, thậm chí chiến tranh giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này. Tuy nhiên, cần phải tỉnh táo để quan sát và nhận ra tính “kịch” trong những lời nói và hành động của cả Mỹ và Trung Quốc. Sự cạnh tranh Trung-Mỹ là một thực tế, nhưng như vậy không có nghĩa cứ cạnh tranh thì phải đối đầu hay hủy diệt lẫn nhau. Chẳng thiếu trường hợp các đối thủ vẫn hợp tác “làm ăn” và thậm chí duy trì mối quan hệ đó rất lâu dài, miễn là có lợi. Mỹ-Trung cạnh tranh và hợp tác Có một thực tế mà ít người để ý (hoặc cố tình không để ý) là quan hệ Mỹ-Trung vẫn tiếp tục phát triển bất chấp những tranh cãi “lặt vặt”, từ vấn đề tin tặc, cho tới gián điệp hay kiện cáo nhau ở WTO. Báo cáo mới đây nhất của một cơ quan thuộc Quốc hội Mỹ về quan hệ kinh tế giữa hai nước cho thấy kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ-Trung đã tăng từ mức 2 tỷ năm 1979 lên 562 tỷ USD vào năm 2013. Trung Quốc đang tạo ra một thị trường trị giá tới 300 tỷ USD cho các doanh nghiệp Mỹ. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với 1.300 tỷ USD trái phiếu chính phủ. Ngoài kinh tế, hai nước cũng có những bước phát triển về quan hệ ngoại giao, quân sự…Hai nước đã tiến hành 6 vòng đối thoại kinh tế và chiến lược, thường xuyên trao đổi các chuyến thăm viếng cấp cao… Một ví dụ điển hình cho “sự thỏa hiệp” giữa Mỹ và Trung Quốc chính là hành động của Mỹ sau khi Trung Quốc thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi cuối năm 2013. ADIZ bao trùm cả quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Mặc dù đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc “bảo vệ” đồng minh Nhật Bản nhưng chuyến công du Đông Á chỉ 10 ngày sau đó của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chứng minh điều ngược lại. Tại điểm dừng chân đầu tiên là Nhật Bản, ông Biden đã thể hiện khoảng cách với nước chủ nhà khi không đồng ý ra một tuyên bố chung về vấn đề ADIZ, và cũng không kêu gọi Trung Quốc hủy bỏ ADIZ như Nhật Bản mong muốn. Khi tới Bắc Kinh, ông Biden cũng hạn chế đề cập tới ADIZ khi bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác Trung-Mỹ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Trong chuyến thăm này, ông Biden đã nhắc lại hy vọng của Mỹ về việc xây dựng "một mô hình quan hệ nước lớn mới" với Trung Quốc, điều mà sau đó được cả Tổng thống Mỹ Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhiều lần nhắc lại. Khi đó, ông Biden nói rằng giới lãnh đạo Mỹ không tin sự cạnh tranh đó sẽ dẫn tới xung đột, rằng phía Mỹ chấp nhận ý tưởng "mô hình quan hệ mới". Về phần mình, ông Tập Cận Bình đã dành hơn 5 giờ đồng hồ để trao đổi với ông Biden, một minh chứng cho sự “thân mật” giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ. Thời gian qua, có không ít đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang các hành động phi pháp trên Biển Đông bằng cách thiết lập ADIZ tại đây. Vậy, hãy tưởng tượng Mỹ sẽ làm gì và làm được gì ngoài việc “bày tỏ quan ngại”, “kêu gọi kiềm chế”…Lịch sử đã cho thấy hai nước lớn này sẵn sàng thỏa hiệp với nhau trên đầu các nước khác! Đông Triều ========== Lý học Đông phương không bao giờ nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất vấn đề. Và luôn có khả năng xuyên qua hiện tượng - danh từ lý học gọi là hình tướng - để phán xét nội dung đích thực mà hình tướng thể hiện. Phương pháp "Nhân tướng học" của Lý học Đông phương thể hiện điều này. Lý học Đông phương khi thể hiện sự nhận xét trong quan hệ xã hội luôn chính danh. Thí dụ: Lão Gàn đang ngất ngưởng ngối ún cafe tại quán cóc bên vỉa hè Hanoi với một người bạn. Một người ăn mày trông cực kỳ thê thảm đến xin tiền. Lão Gàn cho 10. 000 VND. Người ăn mày đi khỏi, người bạn nói: "Thằng cha ăn mày này cầm tinh con giả vờ đấy. Tối đến, hắn thay đồ, đi vũ trường nhảy đầm như điên". Lão Gàn phát biểu ý kiến: "Có thể ông đúng. Nhưng tính chính danh của vấn đề là hình ảnh một người ăn mày thảm não đến xin tiền của một thằng áo bỏ trong thùng, đeo mắt kiếng, đi giày tây. Cho dù biết là bị lừa, nhưng nếu không cho thì hình ảnh những gía trị nhân đạo bị xúc phạm. Đó là tính chính danh hướng thiện của vấn đề. Nếu quả là bị lừa thì lần sau cho 1. 000 VND. Nhưng không thể không cho. Ngoại trừ không có tiền. Bởi vậy, khi chúng ta đi xem kịch, vở kịch hay vẫn vỗ tay hoan hô vậy. Huống chi đây không phải là một vở kịch. Ông Đông Triều nhầm rồi!
    1 like
  8. Tập Cận Bình học Chu Dung Cơ "chuẩn bị quan tài" chống tham nhũng? Hồng Thủy 06/08/14 13:40 (GDVN) - Tập Cận Bình đã nói: "Tôi đã bỏ lại sinh mệnh và uy tín cá nhân của tôi trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Chúng ta phải chịu trách nhiệm... Ông Tập Cận Bình đang gặp trở lực lớn trong cuộc chiến chống tham nhũng. Bưu điện Hoa Nam ngày 6/8 đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với các quan chức hàng đầu Trung Quốc rằng ông đã bỏ cả sinh mệnh và uy tín cá nhân lên đặt cược vào cuộc chiến chống tham nhũng trong một bài phát biểu ngắn gọn, nhưng báo hiệu một vụ tranh cãi và nghi ngờ giữa tầng lớp lãnh đạo cấp cao bên trong chiến dịch. Một tờ báo chính thống của Trung Quốc và một nguồn tin quen thuộc của Bưu điện Hoa Nam đã xác nhận, phát biểu này của Tập Cận Bình được nói trong phiên họp kín của Bộ Chính trị ngày 26/6. Các chi tiết sau đó đã bị lộ khi tờ Changbaishan Daily tiết lộ hôm Thứ Hai dẫn lời 1 quan chức địa phương sau khi nhận được hướng dẫn từ ông Tập Cận Bình. Lý Vĩ, một quan chức Trường Bạch Sơn cho biết nhận xét của ông Tập Cận Bình nhấn mạnh một cảm giác khủng hoảng, có thể là khắc nghiệt và kinh hoàng. Theo đó, ông Tập Cận Bình đã nói: "Tôi đã bỏ lại sinh mệnh và uy tín cá nhân của tôi trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Chúng ta phải chịu trách nhiệm kể từ khi đảng và đất nước trao vện mệnh quốc gia dân tộc vào tay chúng ta". Ông Tập Cận Bình cho biết, lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu, thậm chí đang rơi vào một tình trạng bế tắc. Tuy nhiên Lý Vĩ cho biết ông Tập Cận Bình sẽ theo đuổi chiến dịch chống tham nhũng đến cùng. Một nguồn tin riêng của Bưu điện Hoa Nam cho biết, phát biểu mạnh mẽ của Tập Cận Bình trước Bộ chính trị là nhằm chống lại một số nhà phê bình và quan điểm nghi ngờ sự im lặng đối với chiến dịch chống tham nhũng của ông. Tập Cận Bình cảnh báo rằng không có giới hạn nào trong cuộc chiến chống tham nhũng của mình, mà nếu để lực lượng này tiếp tục tồn tại sẽ nhấn chìm đất nước trong sự hỗn loạn và cuối cùng chính ông Bình sẽ phải là người chịu trách nhiệm. Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ. Trương Minh, một nhà khoa học chính trị từ đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết, những nhận xét cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình chắc chắn đã bị đe dọa bởi một số nhóm lợi ích tầng lớp trên. "Các cuộc chiến đấu giữa Tập Cận Bình và các nhóm lợi ích đang nóng lên và ông Bình cũng nhận ra rằng hoặc phải tiếp tục thực hiện, hoặc phải phá vỡ nó". Trong phiên họp kín này của Bộ chính trị, ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi các nhà điều tra của Ủy ban Kiểm tra - kỷ luật trung ương tiến hành kiểm tra các khu vực nơi ông từng làm việc để chứng minh rằng đây là một chiến dịch chống tham nhũng vì tương lai và lợi ích của đảng chứ không phải một cuộc thanh trừng chính trị. Cả Thượng Hải và Chiết Giang, 2 địa phương nơi Tập Cận Bình đã từng là Bí thư nằm trong danh sách kiểm tra mới nhất của một tổ công tác được công bố vào tháng 7. Ông Bình cũng đã nhận được cổ vũ từ một sô nhà lãnh đạo và họ khuyên ông hãy học tập tinh thần Chu Dung Cơ, cựu Thủ tướng Trung Quốc cũng từng phải đương đầu với nạn tham nhũng và các trở lực cải cách kinh tế, nhưng ông vẫn giành được nhiều lời khen ngợi. Chu Dung Cơ nổi tiếng với câu nói năm 1998: "Chuẩn bị 100 chiếc quan tài và để lại cho tôi 1 chiếc. Tôi sẵn sàng chết cùng nhau trong cuộc chiến này nếu nó mang lại sự ổn định kinh tế đất nước lâu dài và sự tin cậy của công chúng vào chính phủ." ==================== Hay! Rất tiếc diễn đàn chưa có hình vỗ tay. Nếu có Lão Gàn đưa vào đây cả ba cái liên tiếp. Gọi là "tam vỗ liêu châu". Hì. Ngày xưa, khi ngài Chu Dung Cơ còn tại vị, một tay tài phiệt - nếu tôi nhớ không nhầm tên là Hạ Bân gì đó - trong một sự cầu cạnh ngài Chu Dung Cơ không được, y nói thẳng: "ngài cần bao nhiêu tiền để thực hiện việc này?". Câu nói làm ngài Chu Dung Cơ sạm mặt, nhìn thẳng vào tay tài phiệt này và bỏ đi. Vài tháng sau, tay tài phiệt này bị bắt. Thông tin này trên báo chính thống. Nhưng tôi không nhớ chi tiết vấn đề. Nhưng phải thừa nhận ngài Chu Dung Cơ cũng khá quyết liệt với tham nhũng.Tuy nhiên, vấn đề cần bàn là phương pháp của những nhà lãnh đạo Tàu đều không thể triệt để. Tất nhiên, khi họ không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Do đó ngài Chu đã thất bại. Vâng! Nếu ngài thắng lợi thì sẽ không để di sản đến ngày hôm nay cho ngài Tập tiếp tục với những con hổ thành tinh và phải : .
    1 like
  9. 1 like