-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/08/2014 in all areas
-
Quí vị và anh chị em thân mến. Quí vị và anh chị em chắc nghe rất rõ lập luận của cô giảng viên khoa Sử trường Đại học Quốc gia. Quí vị và anh chị em có ý kiến gì về việc này? Tôi rất tiếc là đúng lúc vị giảng viên này phát biểu thì một cụ râu dài ghé vào tai tôi chia sẻ quan điểm ửng hộ tôi - camera không thể hiện hình ảnh này - Ông ta nói rất lâu, gần như kéo muốn hết thời gian cô này nói, khiến tôi bị chi phối: hai tai tiếp thu hai thông tin khác nhau, nên không nghe hết ý vị giảng viên Đại học quốc gia này. Tất nhiên, trên thế gian này chẳng có gì ngẫu nhiên cả. Kể cả, sự có mặt của cô giảng viên khoa Sử Đại học quốc gia xuất hiện ở đây và - trên BBC cách đây nhiều năm - người đàn bà theo học chương trình tiến sĩ Hoa Kỳ Đỗ Ngọc Bích phát biểu trên BBC, rằng; "Văn hóa Việt ảnh hướng và có nguồn gốc từ văn hóa Tàu". Khi bị dư luận lên án, người đàn bà này xác định: "Học được kiến thức này từ trong nhà trường". Trong thời gian dàn khoan Tàu cắm ở biển Đông, báo chí Tàu dẫn lời các học giả Trung Quốc xác định: "Từ 2000 năm trước, nước Việt là một bộ phận của nước Tàu" và rằng: "Đi đâu trên đất Việt hiện nay cũng toàn thấy dấu ấn văn hóa Tàu". Những phát biểu này, được mô tả với thái độ lên án trên báo chính thống Việt và tôi đã xác định sự rác rưởi của loại tư duy phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt, trong topic: "Chiến lược và sự kiện Châu Á - Thái Bình Dương", trong tiểu thư mục "Dự báo và chứng nghiêm" - Trao đổi học thuật - ngay trong diễn đàn này. Thưa quí vị và anh chị em. Cả một hệ thống "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử gần 5000 năm văn hiến - tức là phủ nhận cả một truyền thống văn hóa sử của cả một dân tộc - với sự tham gia của hệ thống truyền thông quốc tế BBC, những nhà khoa học Pháp Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc. (Vốn là khối đồng minh căn bản trong chiến tranh lạnh) . Gần đây, người Nga cũng đóng góp một người, khi nước Nga có xu hướng thân Tàu - thì tất nhiên không phải là câu truyện tranh luận trong vài phút ở buổi tọa đàm này. Tôi cần một cuộc tranh biện khoa học công khai, nghiêm chỉnh và sòng phẳng với "Cộng đồng khoa học quốc tế" và "hầu hết các nhà khoa học trong nước" về vấn đề này, để chân lý được sáng tỏ.5 likes
-
KHÔNG THỂ CÓ HAI LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt được cá nhân tôi và nhân danh cá nhân, xác định rằng: Chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức hàng đầu của nền văn minh nhân loại đang mơ ước. Trong số những anh em quan tâm gần gũi, có người đặt vấn đề; Trong lịch sử tiến hóa đã chứng tỏ những lý thuyết khoa học chỉ đúng trong một giai đoạn phát triển của lịch sử nền văn minh. Nhưng sau đó nó lại bị những lý thuyết khoa học tiên tiến hơn bao trùm lên nó. Thí dụ như thuyết của Newton đúng ở những thế kỷ trước và trở thành một bộ phận của những lý thuyết khoa học trong giai đoạn hiện đại. Vậy thuyết ADNH có thể bị phủ định bởi những tri thức tiến hóa trong tương lai hay không? Một cách đặt vấn đề hay và thông minh. Nhưng điều này chỉ đúng trong quá trình tiến hóa của một nền văn minh, khi những nhận thức của con người trong quá trình tiến hóa hướng tới sự hoàn thiện của chân lý - bao hàm tính thiện và sự hoàn hảo (Chân - Thiện - Mỹ). Và vấn đề nêu trên - về sự phủ định lý thuyết thống nhất Âm Dương Ngũ hành trong quá trình tiến hóa - được đặt ra, vì nhận thức lịch sử tiến hóa của nền văn minh nhân loại hiện nay chỉ giới hạn - trở thành mặc định - trong hình thái lịch sử nhận thức được với quan niệm: bắt đầu từ thời đồ đá - khoảng 10. 000 năm, rồi đến đồ đồng, đồ sắt....và phát triển đến nền văn minh hiện nay. Tất nhiên, nền văn minh hiện nay tiếp tục tiến hóa trong tương lai và nó sẽ có sự tiếp thu những nhận thức mới trong lịch sử tiến hóa. Những giá tri tri thức mới sẽ lại tiếp tục bao trùm lên những nhận thức cũ hoặc phủ định...cho đến khi nó đạt được chân lý tuyệt đối là lý thuyết thống nhất; hoặc chỉ có thể tiệm cận chân lý tuyệt đối, nhưng không phải tuyệt đối. Vấn đề là : "Không thể có hai lý thuyết thống nhất" - cho dù nó xuất hiện ở nền văn minh nào, thậm chí nói một cách hình ảnh: từ một nền văn minh ngoài Địa cầu. Chính từ tiêu chí, hoặc tiền đề ("tiền" có dấu huyền) này, tôi xác định rằng: không thể có sự phủ định của một thuyết nào đó bao trùm lên thuyết ADNH, mà chỉ có thể bổ sung cho nó mà thôi. Để chứng minh điều này, tôi phải viện dẫn đến "Nghịch lý Cantor" - mặc dù nghịch lý này chưa được "khoa học công nhận". Nghịch lý Cantor phát biểu rằng: 1/ Mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn hàm chứa nó. 2/ Có một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp. Chính vế hai làm nên Nghịch lý Cantor. Nghịch lý toán học mới nhất này, do anh Thế Trung đưa lên diễn đàn vài năm trước và Lý học đã thẩm định: Đây chính là điều kiện xác định một lý thuyết thống nhất - chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Ngược lại, sự vượt trội của thuyết ADNH lại thẩm định tính chân lý của Nghịch lý Cantor với hệ thống phân loại theo Ngũ hành của nó và nó thừa nhận Nghịch lý Cantor là một bước phát triển đầu tiên trong tri thức nền văn minh hiện đại tiến tới cấu thành một lý thuyết thống nhất. Bởi vì, tính chất của mọi tập hợp đều có một tập hợp lớn hơn nó đã được ứng dụng trong hệ thống phân loại theo Ngũ hành của thuyết ADNH. Nghịch lý Cantor chính là lý thuyết tiền đề cho một hệ thống phân loại thành các tập hợp. Tất nhiên - nói một cách hình ảnh - thì nếu quả thực có một nền văn minh ngoài Địa cầu tìm ra một lý thuyết thống nhất thì nó vẫn phải qua bước phân loại mọi hiện tượng và sự tương tác giữa mọi hiện tượng trong vũ trụ. Tất nhiên điều đó có nghĩa rằng: Chân lý của tất cả mọi sự kiện vận động và tương tác trong vũ trụ này chỉ có một và sự tiến hóa của các nền văn minh - kể cả ngoài Địa cầu - đều không thể sai khác. Chân lý chỉ có một mà thôi! Tất nhiên, về mặt lý thuyết thì ở từng hệ quy chiếu khác nhau - (trong những tập hợp khác nhau) - sẽ phản ánh nhân thức khác nhau và những mô tả thực tế riêng phần. Đây chính là điều mà văn hóa truyền thống Việt gọi là "các cõi khác nhau". Nhưng với một lý thuyết thống nhất các quy luật vũ trụ, thì những tập hợp riêng phần này - (Tức "các cõi" trong văn hóa truyền thống Việt) - phải nằm trong một tập hợp lớn hơn nó - theo "Nghịch lý Cantor". Nói một cách hình ảnh theo văn hóa truyền thống Việt: dù là cõi trời, cõi Phật, cõi Địa Ngục, cõi trần gian (Gồm toàn bộ nền văn minh nhân loại, bây giờ và trong tương lai), cõi súc sinh....vv.. thì đều phải nằm trong một tập hợp bao trùm lên tất cả mọi tập hợp trong vũ trụ. Hay nói cách khác: Đó chính là lý thuyết thống nhất. Và đó mới được gọi là Lý thuyết thống nhất. Tiêu chí khoa học phát biểu rằng: Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được các hiện tượng tôn giáo và tâm linh. Bài viết này là một chứng minh bổ sung cho vấn đề xác định thuyết ADNH, nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất khi mô tả tất cả các cõi trong vũ trụ này - liên quan đến tôn giáo và tâm linh, đều nằm trong tập hợp của nó. Cái tập hợp bào trùm lên tất cả mọi tập hợp theo Nghịch lý Cantor mô tả trên lý thuyết, chính là Thái Cực trên thực tế của thuyết ADNH. Đó là lý do để không thể có hai lý thuyết thống nhất phủ định lẫn nhau. Bởi vì không thể có hai tập hợp riêng rẽ mà không có một tập hợp lớn hơn bao trùm lên nó. Lý thuyết thống nhất chỉ có một mà thôi, dù cho nó xuất hiện một ở trái Đất, một ở hành tinh khác thì nó phải hoàn toàn giống nhau về nội dung căn bản và cách mô tả khác nhau mà thôi. Bởi vậy, nền văn minh nhân loại hiện nay, nếu tiếp tục phát triển thì nó phải công nhận thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất. Cho dù nó không muốn, hoặc không thể công nhận ngay bây giờ. =========== PS: Lịch sử tiến hóa sẽ xác định nòng nọc phải trở thành Cóc và về với cội nguồn đích thực của nó.4 likes
-
Trung Quốc có thực sự muốn cải thiện quan hệ với Việt Nam hậu vụ 981? Hồng Thủy 06/08/14 07:40 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Quốc rút giàn khoan 981 không đại diện cho một sự thay đổi chiến lược trong cách tiếp cận của họ. Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hãn nã vòi rồng công suất lớn ngăn cản tàu của cơ quan chức năng Việt Nam thực thi nhiệm vụ trong vùng biển Việt Nam nơi giàn khoan 918 hạ đặt trái phép. Thục D. Phạm, một nhà nghiên cứu về Biển Đông tại Học viện Ngoại giao Việt Nam ngày 5/8 có bài phân tích trên tờ EuraAsia Review, việc Trung Quốc bất ngờ rút giàn khoan 981 sau 2 tháng hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, sớm hơn 1 tháng so với tuyên bố ban đầu của họ đã khiến các nhà quan sát đặt câu hỏi tại sao và Trung Quốc sẽ làm những gì tiếp theo? Lý do đầu tiên là sự bền bỉ và hết sức kiềm chế của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc sử dụng mọi thủ đoạn sách nhiễu mạnh mẽ trên biển thì các biện pháp hòa bình nhưng kiên quyết của Việt Nam đã chỉ ra rằng Việt Nam sẽ không lùi bước. Việt Nam đã có thể thu hút sự chú ý của khu vực và quốc tế với cuộc khủng hoảng, và do đó đã tranh thủ được sự hỗ trợ từ bên ngoài tạo sự gắn kết gây áp lực buộc Trung Quốc xuống thang, làm dịu căng thẳng. Thứ hai, liên quan chặt chẽ đến phản ứng của Việt Nam là phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ của cộng đồng khu vực và thế giới. Mỹ, Nhật Bản, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, G-7 đã lặp lại mối quan ngại và kêu gọi các bên kiềm chế. Trong khi ASEAN đã triệu tập một cuộc họp Ngoại trưởng đặc biệt và thông qua tuyên bố chung hôm 9/5 kêu gọi một giải pháp hòa bình cho vụ việc. Dường như Trung Quốc đã bất ngờ trước những phản ứng này khi thấy rằng chiêu thử nghiệm để nắn gân Mỹ, ASEAN và những nước khác của họ đã không mang lại kết quả như mong muốn. Trong khi phản ứng của khu vực và quốc tế không cho thấy họ hoàn toàn đứng về phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông, nhưng họ đã gửi một tín hiệu rõ ràng không chấp nhận với hành vi đơn phương khiêu khích của Trung Quốc. Nhận thức của thế giới về Trung Quốc đã thay đổi theo chiều hướng xấu. Và giống như bất kỳ quốc gia nào, Trung Quốc cũng có nỗi sợ hãi của riêng mình khi leo thang căng thẳng như học giả Alexander Vuving từ APCSS tại Honolulu bình luận. Thứ ba là lý do cơ bản về công nghệ và kinh tế. Về mặt công nghệ, giàn khoan 981 của Trung Quốc thường cần 90 ngày kể từ ngày hoạt động ổn định để có thể thu thập được các mẫu phân tích. Ngoài ra việc duy trì hoạt động của giàn khoan và hạm đội tàu hộ tống ngốn của Trung Quốc hơn nửa triệu USD mỗi ngày, theo các chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí. Duy trì hoạt động trái phép của 981 trong vùng biển Việt Nam là việc làm quá tốn kém. Trung Quốc sẽ làm gì tiếp theo? Đầu tiên và quan trọng nhất theo học giả Devarshi Mukhoaphdyay, Trung Quốc cần phải khôi phục lại mối quan hệ song phương với Việt Nam đã bị đẩy xuống mức thấp nhất kể từ khi xảy ra vụ 981. Cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 căng thẳng nhất, kéo dài nhất giữa 2 nước kể từ cuộc Chiến trnah Biên giới 1979. Nếu Trung Quốc muốn cho thấy họ nghiêm túc trong việc nuôi dưỡng quan hệ tốt với láng giềng, thì cải thiện quan hệ với Việt Nam là bước đi hợp lý đầu tiên. Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn vòi rồng vỡ cả thiết bị, cửa kính. Thứ hai là sự kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tham gia hợp tác nghiêm túc, chặt chẽ vỡi ASEAN thực hiện hiệu quả DOC và sớm kết thúc đàm phán, ký kết COC. Hành động của Trung Quốc đối với Philippines và gây ra vụ 981 với Việt Nam vừa qua cho thấy Trung Quốc ít coi trọng các nỗ lực của ASEAN xây dựng một cơ cấu kiểm soát tranh chấp ở Biển Đông trong khi ASEAN nhận được sự đảm bảo và công nhận quốc tế giữ vai trò động lực cho các kiến trúc an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương. Cải thiện quan hệ với ASSEAN sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc và nơi tốt nhất Bắc Kinh có thể bắt đầu là tạo được sự đồng thuận với các nước ASEAN về DOC và COC. Tuy nhiên những kỳ vọng này có thể không có căn cứ bởi sau khi rút giàn khoan 981, Bắc Kinh vẫn không loại trừ khả năng nó sẽ quay trở lại Biển Đông một lần nữa. Học giả Greg Poling từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế CSIS cho rằng, việc Trung Quốc rút giàn khoan 981 không đại diện cho một sự thay đổi chiến lược trong cách tiếp cận của họ. Đó là lựa chọn chiến thuật tốt nhất của họ để giảm thiểu căng thẳng trước mắt, không phải giảm leo thang vĩnh viễn. Muốn đảo ngược xu hướng này, bản thân Trung Quốc cần phải chuyển giàn khoan 981 thành công cụ hợp tác chứ không phải một thứ "vũ khí chiến lược" hay "lãnh thổ quốc gia di động", làm việc cùng với ASEAN và các bên tranh chấp về các dự án phát triển chung được các bên cùng xác định và đồng ý. Độc giả Hồ Huy Anh đã đặt câu hỏi hoài nghi ngay trên EurAssia Review, Trung Quốc liệu có thể tin cậy dược với sự ra mắt của 50 ngàn vũ khí chiến lược trên Biển Đông là những tàu cá hiện đại được gắn định vị vệ tinh Bắc Đẩu trong khi giàn khoan 981 được xem như "vũ khí chiến lược, lãnh thổ quốc gia di động" hay không? Đâu mới là tính toán thực sự của Trung Quốc? Cũng trên trang EurAsia Review ngày 5/8, ông Nguyễn Tâm Chiến, Chủ tịch hội hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ có bài phân tích, trò chơi giàn khoan 981 của Trung Quốc luôn có nhiều mục đích. Đầu tiên nó nằm trong chương trình dài hạn của Bắc Kinh hòng thay đổi hiện trạng cuối cùng tiến đến độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Thứ hai, nó được đính toán để nắn gân Mỹ, Nhật Bản về khả năng phản ứng trong thời điểm nhạy cảm khi Tổng thống Obama vừa kết thúc chuyến thăm châu Á cũng như cách thức trục chiến lược của Mỹ sẽ vận hành ra sao. Thứ ba, vụ 981 tạo thành một thách thức trực tiếp xem các thành viên ASEAN phản ứng ra sao trong giai đoạn đang bàn về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC. Thứ 4, đó là chiến thuật "giết gà dọa khỉ" của Trung Quốc, có nghĩa là qua vụ 981 Trung Quốc muốn phát đi tín hiệu rằng họ sẽ không có bất kỳ nhượng bộ nào tren vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với Nhật Bản và các nước ASEAN khác. Thứ năm, như trong quá khứ Trung Quốc đã cố gắng sử dụng tàu dân sự khiêu khích tàu Việt Nam vào các hoạt động quân sự để có thể bù lu bù loa lên rằng Việt Nam "tấn công tàu Trung Quốc trước" hay "Việt Nam xâm lược Trung Quốc". Nếu điều này xảy ra một lần nữa, sau đó Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế quân sự của mình leo thang cuộc xung đột để hiện thực hóa tham vọng kiểm soát hoàn toàn Biển Đông. Cuối cùng và quan trọng không kém là các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn nâng cao chủ nghĩa dân tộc để hướng sự chú ý của dư luận ra khỏi hoàn cảnh nội bộ không mấy thuận lợi hiện nay như nền kinh tế phát triển hcamaj chạp hơn và tham nhũng đang lan tràn. ================= Xin lỗi các vị học giả, học thật tham gia ý kiến có luận điểm trong đoạn trích dẫn trên trong bài báo này. Đây là những nhận xét và luận điểm ngu nhất mà tôi đọc được. Đơn giản chỉ là các vị nhầm lẫn giữa mục đích bành trướng thâu tóm biển Đông của Trung Quốc và phương pháp thực hiện của họ. Ngài Tập Cận Bình đã xác quyết: "Không nhân nhượng về chủ quyền biển đảo". Đây là quyết định công khai của cấp cao nhất của Trung Quốc xác định điều này. Nó thể hiện ý chí và quyết tâm của bộ máy thượng tầng kiến trúc của Trung Quốc. Bởi vậy, việc đặt dàn khoan, tung tàu cá, lập vùng nhận diện phòng không, xây dựng đảo nhân tạo và cả chiến tranh; hay là chấp nhận Cóc vàng, Cóc tía, thỏa thuận ASEAN , song phương, hay đa phương, cây gậy hay củ cà rốt...thì đều chì là phương tiện với mục đích đường lưỡi bò là của Trung Quốc. Bởi vậy, nhân danh cá nhân Lão Gàn luôn cảnh giác với Trung Quốc. Ngoại trừ họ long trong công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và long trọng công nhận Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam và vài chi tiết khác.3 likes
-
Ảnh cực hiếm về binh lính người Việt trong Thế chiến I Trần Hữu Phúc - theo Trí Thức Trẻ 02/08/2014 14:00 (Soha.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mở màn Thế chiến I, chúng ta hãy cùng nhìn lại một số hình ảnh về binh lính người Việt tham chiến trong thành phần Quân đội Pháp. Khi thực dân Pháp thực hiện việc xâm lượt và cai trị Việt Nam (khi đó họ gọi là An Nam), để bình định thêm các thuộc địa và gây chiến với nhiều quốc gia khác, lực lượng binh lính người Việt đã bị bắt và chiêu mộ để phục vụ cho mục đích chiến tranh này, dấu chân của họ đã in khắp các chiến trường Âu Phi. Tại cảng Lyon - Pháp, những binh lính người Việt đầu tiên đặt chân lên đất Pháp để rồi từ đó ngang dọc khắp các chiến trường, chiến đấu tại những nơi họ chưa hề biết tới Năm 1915, những người lính An Nam cập cảng Marseille cùng binh lính Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ I (CTTG I) Lính An Nam tại Saint-Raphael, đây là những người lính thiện chiến nhất trong chế độ bảo hộ Pháp đang trên đường ra mặt trận Năm 1916, lính An Nam nghỉ chân trong lúc đóng quân cạnh Ypres- Bỉ Người Pháp dùng rất nhiều lính Việt tại chiến trường Ypres Năm 1914 - 1918 tại mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào Năm 1916, lính An Nam tại chiến trường Hy Lạp xa xôi Văn hóa Việt vẫn được những người lính mang theo tới tận trời Âu Một hình ảnh rất thuần Việt Ngày 20/4/1919, một người lính Việt tham gia binh biến tại Hắc Hải đã kéo cờ đỏ trên chiến hạm Pháp ủng hộ cách mạng Nga đó là cố chủ tịch Tôn Đức Thắng Nghĩa trang dành cho binh lính Đông Dương tại Gironde, nơi những người con đất Việt yên nghỉ Gửi thân nơi đất khách Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc niệm trước đài kỷ niệm những người lính Việt Nam chết trong Chiến tranh thế giới thứ I3 likes
-
Quí vị và anh chị em thân mến. Trong buổi nói chuyện này, một trong những bằng chứng về minh triết Việt là đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Điều này cũng được mô tả trong sách "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Đồ hình Âm Dương Lạc Việt (Tên gọi đúng phải là "Lưỡng nghi Lạc Việt") có dấu chứng ở hầu hết những nền văn minh cổ xưa - ngoài Đông Á, Đông nam Á, Tây Tạng, còn tìm thấy ở cả châu Phi và trong nền văn minh Maya..Nhưng hôm nay, chúng tôi có thêm dấu chứng nữa về đồ hình Âm Dương Lạc Việt có cả ở Nam Mỹ. Cụ thể là ở Peru và thuộc về một nền văn minh cổ đại huyền bí. Quí vị và anh chị em xem bài báo dưới đây: Thưa quí vị và anh chị em. Trong cuốn "Minh triết Việt và văn minh Đông phương" với nghiên cứu mới nhất cảu Thiên Văn học hiện đại cũng biểu kiến hóa sự hình thành giải Ngân hà của chính chúng ta với một mô hình hoàn toàn trùng khớp với hình Lưỡng nghi Lạc Việt. Chúng ta xem bài báo sau đây trên Thanhnien Online ngày 21. 4. 2014. Điều này đã chứng tỏ rằng: Hình Lưỡng nghi Lạc Việt, chính là mô hình biểu kiến, sản phẩm của tư duy trừu tượng mô tả một cách hoàn hảo sự vận động của vũ trụ.2 likes
-
Mệnh cháu có sao Hồng loan + tuần cho nên cuộc đời con gái khá bạc bẻo tình duyên đến muộn hay chịu cảnh sầu riêng lẻ bóng... nhưng khi có gia đình gia đạo cũng có vài lần thay đổi chứ không thể là 1 lần cho trọn ven được. trong 2 người có hình dạng nầy có thể là chồng tương lai của cháu; 1 người hơi thấp mặt dài da ngâm chân mày đậm hơi ngắn, thần hình nhỏ nhắn nhưng rắn chắc lanh lẹ, tính thâm trầm ít nói, nghiêm nghị người thứ 2 chiều cao trung bình nước da trắng hơi mập hay tròn người mặt đầy đặn hơi tròn ăn nói hoạt bát vui vẻ, cả 2 đều khá giả có của 1nguwowif là dân thương mãi buôn bán , 1 người là dân làm việc văn phòng hay công ty.1 like
-
SO SÁNH HÌNH LƯỠNG NGHI LẠC VIỆT VÀ HÌNH BÍ ẨN Ở PERU HAY LỊCH SỬ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác..... Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng. 3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3). AD6_zps33657f6d.jpg article-2247410-167F082B000005DC-329_634 So sánh với hình khổng lồ phát hiện ở Peru, chúng ta thấy hoàn toàn trùng khớp..... Quí vị và anh chị em thân mến. Như vậy, đồ hình "Lưỡng nghi Lạc Việt" không chỉ rất phổ biến trong văn hóa truyền thống Việt mà quí vị và anh chị em tham gia diễn đàn này đã nhận thấy rất rõ. Đồ hình này còn phổ biến ở hầu hết những nền văn minh cổ đại sang tận Nam Mỹ. Cùng với những Kim tự tháp rải rác khắp nơi trên thế giới - sản phẩm của tư duy trừu tượng phản ánh nhận thức của con người - thì đồ hình Lưỡng nghi Lạc Việt thể hiện ở các nền văn minh cổ đại cho thấy một giá trị tri thức toàn cầu có từ thời xa xưa và lưu trữ nhiều nhất trong di sản văn hóa truyền thống Việt, cả vật thể lẫn phi vật thể. Cùng với mô hình biểu kiến mô tả vũ trụ trong tri thức thiên văn cập nhật mới nhất (Tháng 4. 2014) của nền thiên văn học hiện đại Chúng ta đã nhận thấy một cách rất trực quan về một tri thức thiên văn kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất, trước nền văn minh hiện đại của chúng ta và từ đó chúng ta liên hệ với thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - cũng phải có cội nguồn từ một nền văn minh trước lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện đại của chúng ta. Tất cả những điều này mà tôi đã mô tả trong các sách đã xuất bản, những bài viết trên diễn đàn xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, mô tả từ sự khởi nguyên của vũ trụ, đến sự vận động của các thiên hà khổng lồ và các hạt vật chất nhỏ nhất, cho đến mọi hành vi của con người. Không những vậy, lý thuyết này còn mô tả quy luật tương tác của toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ có tính quy luật với khả năng tiên tri. Hoàn toàn, phù hợp với tiêu chí khoa học - là chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học. Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên Địa cầu, nhưng nền văn minh này đã bị hủy diệt và nền văn minh Lạc Việt chính là sự còn lại của nền văn minh toàn cầu huyền vĩ này, trong lịch sử của nền văn minh hiện đại. Điều này xác định rằng: Chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành và cũng là cội nguồn của nền văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt, mà hậu duệ chính là người Việt hiện nay trên đất nước Việt Nam, thể hiện qua những di sản văn hóa truyền thống thống Việt. Do đó, chỉ có di sản văn hóa truyền thống Việt - nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có khả năng phục hồi lại một lý thuyết thống nhất - là thuyết Âm Dương ngũ hành - trong cuộc hội nhập toàn cầu giữa các nền văn minh. Chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không đơn giản chỉ là xây một tượng đài để tưởng niệm nhằm xác định một quá khứ vẻ vang của Việt tộc một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Mà còn là xác định cội nguồn của cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố toàn thể tri thức của nền văn minh nhân loại. Từ đó làm sáng tỏ và phục hồi lại những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương, góp phần vào sự phát triển tiếp tục của nền văn minh hiện đại trong tương lai với sự hội nhập toàn cầu.1 like
-
Bộ chính trị TQ 'đấu đá' dữ dội ở Đài truyền hình trung ương theo Một thế giới 05/08/2014 07:45 Đài truyền hình Trung Quốc CCTV, tiền đồn của ban tuyên truyền bị đánh liên tục thời gian qua. Vụ này được khởi động cùng vụ đánh sập Chu Vĩnh Khang hơn nửa năm trước. Trong Bộ chính trị Trung Quốc, ông Tập xếp số 1 còn ông Lưu xếp số 5 Trong khi dư luận trong và ngoài Trung Quốc đang chú ý đến chiến dịch săn hổ diệt ruổi, bài trừ tham nhũng với đỉnh điểm là công khai tội danh của cựu ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang thì có tin về một cuộc chiến quyết liệt khác giữa hai nhân vật trong Bộ chính trị Trung Quốc là Tổng bí thư Tập Cận Bình và Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn. Đài truyền hình Trung Quốc CCTV, tiền đồn của ban tuyên truyền bị đánh liên tục thời gian qua. Vụ này được khởi động cùng vụ đánh sập Chu Vĩnh Khang hơn nửa năm trước. Cụ thể, tháng 12 năm ngoái, Lý Đông Sinh, cựu phó tổng giám đốc đài truyền hình quốc gia đã bị bắt mở đầu cho chuỗi các nhân vật trong đài bị cảnh sát điều tra.. Ông Lý Đông Sinh từng là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Dư luận Trung Quốc đồn là Lý Đông Sinh được coi là người thân tín với Chu Vĩnh Khang và còn mai mối cho ông Chu lấy vợ hai là bà Giả Hiểu Diệp, nguyên phát thanh viên của CCTV. Vì vậy, Lý được Chu kéo về Bộ công an Trung Quốc. Khi Chu đổ, thì Lý đổ theo và các đàn em của Lý tại CCTV cũng bị thanh trừng. Ngày 1.6, Quách Chân Tỷ - giám đốc kênh tài chính của CCTV bị cảnh sát hỏi thăm. Năm ngày sau, Vương Thế Kiệt - người sản xuất chương trình kênh tài chính của CCTV bị điều tra. Ngày 11.7, phát thanh viên nổi tiếng Nhuế Thành Cương cùng phó giám đốc kênh tài chính CCTV là Lý Dũng đã bị bắt với nghi ngờ dính líu tham nhũng. Mới nhất 30.7, thêm Lưu Văn giám đốc kênh CCTV9 cũng bị cảnh sát triệu tập. Trong nửa năm qua, hơn trăm nhân viên của CCTV bị điều tra và nhiều trong số họ bị sa thải hoặc bị giam giữ. Trong số những người bị điều tra có các nhân vật cộm cán là phó giám đốc của đài như La Minh, Cao Phong, Tôn Ngọc Thắng, Vương Chính Minh... Hoạt Pha, một nhà phân tích chính trị Trung Quốc cho biết: "CCTV là một cơ quan quyền lực tại Trung Quốc mà hiếm ai dám động vào. Việc một loạt các nhân viên của CCTV bị bắt bớ cho thấy ông Tập Cận Bình đang tấn công vào thành trì của ông Lưu Vân Sơn". Với quyền hạn của mình với cơ quan truyền thông, ông Lưu Vân Sơn đã nhiều lần tỏ thái độ bất mãn về chiến dịch đả hổ diệt ruồi của ông Tập Cận Bình. Các bản tin của CCTV cuối tháng 7 thường đưa tin mờ nhạt vụ đánh Chu Vĩnh Khang hay trang điện tử của Nhân dân nhật báo sau khi đưa bài: "Đánh hổ lớn Chu Vĩnh Khang không phải là đợt đánh tham nhũng cuối" đã bị rút xuống. Trong Bộ chính trị 7 người của ĐCS Trung Quốc thì ông Tập Cận Bình xếp số 1 còn ông Lưu Vân Sơn xếp thứ 5. Giới quan sát cho rằng ông Lưu Vân Sơn là người thân tín của ông Giang Trạch Dân cũng giống như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai hay Tăng Khánh Hồng. ======================= Chuyện vặt! "Bốt" lên cho nó có tính thông tin thui. "Bên trong còn lắm điều hay"; Ấy là cụ Nguyễn Du bảo thế. Lão Gàn đã phán một cách "tổng quác" và phát biểu sơ sơ trong cái tô bíc này. Nhưng thôi, hổng "cầm đèn chạy trước ôto". Hổng có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan", Muốn nghe phán thì ít ra cũng phải có một chai Mao Đài cỡ nhậu trong Ngày Tận Thế 21. 12. 2012 chứ nhỉ!1 like
-
Tin Buồn
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
Xác chết không đầu trên sông Hồng chính là nạn nhân vụ Cát Tường Thứ Ba, 05/08/2014 - 16:56 (Dân trí) - Theo thông tin từ cơ quan điều tra, thi thể nạn nhân nữ không đầu nổi trên sông Hồng được phát hiện sáng ngày 18/7 tại khu vực bến đò Vân Đức (Gia Lâm, Hà Nội) chính là thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường. Tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều ngày 5/8, Thượng tá Võ Hồng Phương - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CATP Hà Nội) - đã thông tin chi tiết về việc tìm được thi thể nạn nhân vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường, chị Lê Thị Thanh Huyền. Theo Thượng tá Phương, sau khi vụ án xảy ra, các cơ quan chức năng cũng như gia đình nạn nhân đã tích cực sử dụng mọi biện pháp nhằm tìm kiếm thi thể nạn nhân, dựa theo lời khai các bị can và các chứng cứ khác. Thượng tá Võ Hồng Phương trao đổi với báo chí chiều 5/8. “Chúng tôi kiên trì tìm bằng được thi thể nạn nhân để giải quyết 2 vấn đề: thứ nhất là để xử lý vụ án một cách khách quan, đúng người, đúng tội; thứ hai là giải quyết vấn đề tâm linh cho chính gia đình nạn nhân” - Thượng tá Phương cho hay. Dù rất cố gắng song các cơ quan chức năng và gia đình nạn nhân vẫn không thể tìm thấy thi thể chị Huyền. Vụ án “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt; Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác; Trộm cắp tài sản” được đưa ra xét xử đầu năm 2014. Tuy nhiên, TAND TP Hà Nội đã hoãn phiên toà, trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Khoảng 9h ngày 18/7/2014, người dân khu vực bến đò Vân Đức (Gia Lâm, Hà Nội) phát hiện một thi thể nữ không đầu nổi trên sông Hồng. Nhận thấy có dấu hiệu liên quan đến vụ án Thẩm mỹ viện Cát Tường, Công an Hà Nội, gửi mẫu giám định đến Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an. “Qua phân tích ADN từ mẫu xương thi thể trôi sông với mẫu tế bào niêm mạc mẹ đẻ chị Huyền, mẫu tóc bố đẻ chị Huyền và mẫu tóc con trai chị Huyền, cơ quan giám định đủ cơ sở xác định người phụ nữ trôi sông trên là chị Huyền. Việc tìm thấy thi thể nạn nhân đã giải tỏa tâm lý rất lớn cho cơ quan điều tra và gia đình” - Phó Trưởng phòng Cảnh sát hình sự chia sẻ. Cũng tại buổi họp báo, Đại tá Vũ Văn Viện - Chánh Văn phòng Công an thành phố Hà Nội - cho biết, việc thay đổi tội danh các bị can trong vụ án này phải phụ thuộc quá trình điều tra. Hiện tại, cơ quan điều tra mới có kết quả giám định bước đầu, chưa thể xác định được nguyên nhân chết, thời điểm chết trước hay sau khi nạn nhân bị ném xuống sông. Trước băn khoăn của PV về việc các cá nhân khác như vợ của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường và các nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường có trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này, Đại tá Vũ Văn Viện cho hay, trách nhiệm từng đối tượng phải chờ kết luận pháp y, chờ kết quả điều tra bổ sung. Về thông tin nạn nhân bị cắt rời nhiều bộ phận khi được phát hiện, Chánh Văn phòng CATP Hà Nội nhận định, thời gian từ khi vụ án xảy ra đến khi tìm được thi thể đã quá lâu. Thi thể ở dưới nước bị phân hủy nên chưa thể kết luận được nạn nhân có bị cắt thành nhiều phần không. Đại tá cũng cho rằng, thời điểm này, cơ quan điều tra chưa thể khẳng định có hay không bê tông trong thi thể được tìm thấy. Tiến Nguyên - Quang Phong ===================== Trong topic này bác Haitheinha đã phán qua tử vi: Cô Thanh Huyền vị cắt xác. Lúc đó tôi nghĩ trong phẫu thuật thì máu mỡ cũng vương vãi khó thẩm định được là cắt xác hay các phần máu mỡ vương vãi liên quan. Nhưng kết quả khám nghiệm của Công an đã xác định bác Haithienha hoàn toàn đúng.1 like -
1 like
-
Diễn biến mới vụ Chu Vĩnh Khang: Chiến dịch 'săn rồng' đã mở ở Thượng Hải Đăng Bởi Một Thế Giới - 14:56 02-08-2014 Chiến dịch “đả hổ đập ruồi” tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình nay săn tìm một “con rồng”, khi Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hướng đến Thượng Hải, trung tâm quyền lực kinh tế của Trung Quốc (TQ). Ông Hồ Cẩm Đào (bìa trái) đỡ ông Giang Trạch Dân vào ghế ở đại hội CPC hồi năm 2012 Trung Quốc bắt đầu 'đánh' cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng Phải chăng "con rồng" ấy là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người có "hậu cứ" chính trị ở Thượng Hải ? Xét về “long mạch”, Thượng Hải được xem là “đầu rồng” nằm ở phía đông bờ biển TQ, là nơi có 1/5 công ty TQ do người nước ngoài làm chủ, là một biểu tượng của sức mạnh hàng hải, tài chính và công nghiệp. Và như đã nêu, đây là "hậu cứ" của ông Giang và của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Ngày 31.7, CCDI cho biết nhóm điều tra đến thành phố này để điều tra tham nhũng cho đến tháng 9 tới. CCDI không cho biết mục tiêu chính của họ là cá nhân, tập thể nào và chỉ nêu đoàn điều tra sẽ nâng cao tinh thần tuân thủ kỷ luật đảng và “làm sạch” chính quyền. CCDI cũng nói sẽ “vi hành” tỉnh Hắc Long Giang và một công ty sản xuất xe con ở đông bắc TQ. Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân Họ không giải thích tại sao lại tập trung điều tra ở Thượng Hải, nhưng thời gian qua, các đoàn CCDI đã đến nhiều thành phố và khu công nghiệp để điều tra. CPC nói nỗ lực triệt để chống tham nhũng là cần thiết cho sự tồn vong của đảng. Hàng chục năm qua đã bắt khá nhiều “hổ” tức quan tham cấp cao. Mới đây là mở cuộc điều tra nội bộ cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang. Các “ruồi” tức quan tham nhỏ cũng bị sờ gáy, gồm ở Thượng Hải có một quan chức lĩnh vực kiểm soát mảng kinh doanh sữa và trước đó là một số thẩm phán tiêu cực. Các cuộc “càn quét tham nhũng” ở Thượng Hải từng làm rúng động cơ cấu chính trị TQ. Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, CCDI năm 2006 đã cử đoàn điều tra đến lưu trú nhiều tháng tại một khách sạn hạng sang, tiếp đó là giải thể lãnh đạo chính quyền trong một cuộc điều tra rộng khắp. Nỗ lực này đã giáng án 18 năm tù vì tội tham nhũng xuống đầu bí thư thành ủy Trần Lương Vũ, một ủy viên Bộ chính trị CPC. Vị bí thư thức thời Cuộc điều tra hiện nay theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, đang làm nhiều cán bộ đảng viên “run bắn người”. Nhưng đương kim bí thư thành ủy Hàn Chính khẳng định: “Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đoàn điều tra. Chúng ta cần trung thực, tích cực chấp nhận cuộc giám sát và thanh tra. Các vấn đề do đoàn điều tra cần được chỉnh sửa rốt ráo”. Bí thư Hàn nổi tiếng là “người thức thời”, đã “thọ” qua nhiều vụ bão tố chính trị TQ. Ông dần lên chức dưới thời các lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Nay ông cũng là ủy viên Bộ chính trị, tiến thân dù “ông anh” Trần Lương Vũ bị “té ngựa”. Ngày 25.7, bí thư Hàn cho đăng bài báo “Lặng lẽ nghiên cứu” trên Giải phóng nhật báo, nhắc lại chỉ đạo của ông Tập khi ông thăm Thượng Hải hồi tháng 5: “Củng cố tinh thần khẩn trương và ý thức học tập… thêm một thời gian để lặng lẽ nghiên cứu…”. Bí thư Hàn cũng cho xuất bản nhiều đầu sách, mà cuốn đầu tiên do ông Tập viết khi ông làm bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, gồm 232 bài xã luận mà ông viết cho Chiết Giang nhật báo. Bí thư Hàn Chính Nhà quan sát chính trị Hua Po ở Bắc Kinh, nói “Ông Tập ngày càng tập quyền. Sự trung thành của bí thư Hàn với ông Tập là lẽ tự nhiên. Điều đó sẽ cho thấy ông ta sẽ tích cực hợp tác nếu ông Tập kiên quyết dẹp bè phái ở Thượng Hải”. Nhà bình luận Xia Xiaoqiang nói thêm: “Sự ủng hộ ông Tập từ người có quan hệ chặt chẽ với ông Giang có thể chỉ ra rằng việc ông Giang “rơi” đã trở thành một thực tại để các cán bộ cấp cao phải dè chừng”. Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), trước đó xem ra bí thư Hàn đã lựa chọn giữa ông Giang với ông Tập: Ngày 14.5, ông dẫn cựu ủy viên thường vụ Tăng Khánh Hồng và Giang Miên Hằng (con trai ông Giang) thăm gian triển lãm nghệ thuật Han Tiangheng ở Thượng Hải. Giang Miên Hằng, con trai ông Giang Trạch Dân Ngày 30.6, tướng Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương, bị buộc tội tham nhũng và bị khai trừ đảng, nhiều lãnh đạo quân sự đã thề trung thành với ông Tập. Cựu nhân viên Ying Yong của ông Tập được chỉ định làm phó bí thư thành ủy. Tuần san New Epoch đưa tin ông Giang bị sốc vì tướng Từ ủng hộ ông bị “rớt đài”. Ngày 2.7, ông Giang đi xe lửa lên Bắc Kinh nhưng không gặp được ông Tập. Ngày 8.7, ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải quyết định phiên họp hai ngày 16 và 17.7, để nghiên cứu cuộc nói chuyện của ông Tập khi ông thăm thành phố này. Khi tuyên bố bế mạc phiên họp, bí thư Hàn nhắc đến tên ông Tập 4 lần và đề cập các bài học ông đã tiếp thu từ các đồng chí và các lãnh đạo lão thành. Ông lưu ý: Thượng Hải đang trong thời kỳ cải tổ và phát triển cốt yếu và định hướng này phải được kiểm soát bằng tư tưởng hiện đại. "Xác minh làm rõ" ai có "vấn đề"... Ngày 14.7, hơn 100 chuyến bay giữa Thượng Hải và Bắc Kinh bị trễ, mà gần đây quân đội nhân dân giải phóng (PLA) thừa nhận hoạt động này bị gián đoạn do các cuộc tập trận. An ninh Thượng Hải cũng được tăng cường. Nhà quan sát chính trị Hua Po nói: “Ông Tập đang xử lý bè lũ ở Thượng Hải, nhất là cánh quân đội ủng hộ ông Giang. Điều này rất nguy hiểm khi nỗ lực điều phối quân đội với công an. Các cuộc tập trận của PLA sẽ bảo đảm kỷ luật và kiểm soát được lực lượng”. Các “lãnh địa” của ông Giang như Giang Tô, Thượng Hải đều trong nhóm 10 tỉnh thành ở đợt điều tra thứ hai của CCDI. Ngày 16.7, lãnh đạo CCDI Vương Kỳ Sơn đã ra lời cảnh báo: đoàn điều tra sẽ “soi” bất kỳ vấn đề nào và ai có vấn đề, để “xác minh làm rõ”. Ở đợt điều tra đầu trong năm nay, CCDI đã có “chuyến thăm” đến trường đại học Phúc Đán ở Thượng Hải. Trường này bị mang tiếng “lớn và phức tạp, khó giám sát và dễ tiêu cực”. Bệnh viện Zhongshan có quan hệ với trường Phúc Đán, cũng bị nghi là tiến hành “cướp” bộ phận ngũ tạng của tín đồ Pháp Luân Công. Đó sẽ là “những vấn đề” để ông Giang phải lo lắng... Trung Quốc bắt đầu 'đánh' cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng Kỳ 32: Bí thư thành ủy Bắc Kinh chống Mao Trạch Đông Một quan chức to hơn Chu Vĩnh Khang chờ bị vạch mặt là ai? Ấn Độ “quân tử” biến Trung Quốc thành kẻ lập dị Trần Trí (theo The Wall Street Journal, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) ===================== Lão Gàn định đi ngủ, thấy tin này hấp dẫn wá, nên lại vào "chém gió". Ngay trong cái tô bíc này - chả bít bi wờ nó ở trang nào - khi có tin gia đình ngài Giang tài trợ cho một dự án nào đó, Lão Gàn đã đề nghị tài trợ cho Lão Gàn để ngâm cứu lịch sử Tung Cóoc, vi biết gia đình ngài Giang thuộc hàng đại gia. Hì. Lão Gàn lúc đó đặt vấn đề hổng bít ngài Tập có wan tâm không, hay cho qua? Nay có vẻ như mọi chuyện vẫn đang diễn biến theo chiếu hướng phát triển. Điều này cũng không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn rằng mọi chuyện sẽ còn diễn biến phức tạp, ngay từ khi chưa xử ông Bạc. Lão Gàn cũng phát biểu rằng thì là ngài Tập đang "cươi lưng cop" - tức "cưỡi lưng cọp". Bi wờ ngài Tập cưỡi hẳn lưng Rồng thì kinh quá. Hì. Tuy nhiên, cái này cũng còn nằm trong tính khả thi, vì thuộc về tri thức phổ thông của thế nhân. Vấn đề còn lại khi ngài Tập thành công mỹ mãn thì lúc đó Lão Gàn sẽ chém gió tiếp về những khó khăn của ngài sau đó, mà Lão Gàn thường nói rằng: Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương thì sẽ không thể giải quyết được.1 like
-
Tuyên bố chung về vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ 5 (TTXVN/Vietnam+) lúc : 01/08/14 11:21 Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, ngày 31/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cùng người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj đồng chủ trì vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ năm. Hai ngoại trưởng đã tiến hành cuộc hội đàm kéo dài gần một giờ, trước khi chủ trì cuộc đối thoại, theo đó phái đoàn hai bên tập trung thảo luận các “sáng kiến” trong những lĩnh vực chủ chốt; thăm dò khả năng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại, năng lượng, đầu tư, khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề toàn cầu, như chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu. Hai bên cũng thăm dò những “lĩnh vực mới” và sáng kiến mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trước chuyến thăm nhiều kỳ vọng của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ vào tháng 9 tới. Kết thúc cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã ra Tuyên bố chung, với những nội dung chính như sau: Hai bên thừa nhận rằng việc chính phủ mới lên cầm quyền tại Ấn Độ đã tạo cơ hội độc nhất vô nhị để “tiếp năng lượng” cho mối quan hệ Ấn-Mỹ. Hai bên tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Barack Obama tại Washington D.C vào tháng 9 tới sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương; mong muốn chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tháng Tám sẽ thảo luận kỹ hơn về các cuộc tập trận quân sự chung, buôn bán vũ khí, cùng sản xuất và cùng phát triển thiết bị quân sự, nghiên cứu công nghệ mới cho quốc phòng theo tinh thần Tuyên bố chung cấp cao về hợp tác quốc phòng được đưa ra hồi tháng 9/2013. Phải đối mặt với nguy cơ chung từ chủ nghĩa khủng bố, Ngoại trưởng hai nước cam kết tăng cường nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), chủ nghĩa khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, tội phạm xuyên biên giới... Tuyên bố hoan nghênh hoạt động liên tục của Nhóm làm việc chung chống khủng bố (CTJWG) và cuộc họp sắp tới của Nhóm trong năm nay; hoan nghênh kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại an ninh nội địa cấp bộ trưởng. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an ninh mạng và giảm tội phạm mạng. Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã đánh giá lại những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tham gia từng bước vào Nhóm các nước cung ứng hạt nhân (NSG) và Cơ chế kiểm soát công nghệ hạt nhân (MTCR). Ông Kerry tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Ấn Độ tham gia các nhóm này và hoan nghênh quyết định mới đây của Ấn Độ phê chuẩn nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ông Kerry hoan nghênh chính phủ Ấn Độ quyết định nâng trần đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, đường sắt, thương mại điện tử và bảo hiểm. Hai bên nhất trí xác định những lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong lĩnh vực chế tạo và hạ tầng; tìm cách trao quyền cho Diễn đàn Tổng giám đốc Ấn-Mỹ xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry quyết định sẽ thảo luận những quan ngại về thương mại và kinh tế trên tinh thần đối tác, kể cả tại Diễn đàn chính sách thương mại cấp bộ trưởng tại Ấn Độ mà chính phủ hai nước hy vọng sẽ diễn ra trong mùa Thu năm 2014, trong đó tập trung thảo luận các vấn đề chủ chốt về thương mại và đầu tư. Hai bên dự định sẽ mở rộng đối thoại thương mại; nhất trí Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị tiếp theo của Nhóm hợp tác về công nghệ cao vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ hiệp định hạt nhân dân sự Ấn-Mỹ; mong muốn thúc đẩy cuộc đối thoại giữa chính phủ với chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ấn Độ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những tiến bộ trong cuộc đối thoại song phương về an toàn hạt nhân; hoan nghênh sự hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ trong quan sát Trái Đất, khám phá vũ trụ. Hai bên xác định phát triển giáo dục và kỹ năng là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác trong tương lai. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry thừa nhận rằng mối quan hệ đối tác chiến lược thực sự giữa Ấn Độ và Mỹ là đóng góp quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Nam Á, châu Á và toàn cầu. Hai bên tái khẳng định cam kết cùng ủng hộ các nước đối tác như Afghanistan, Kenya, Liberia và Malawi. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản phải hợp tác cùng nhau để xây dựng hệ thống giao thông và thương mại giữa Nam Á và ASEAN thông qua Myanmar, trong đó có các hành lang phát triển kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết bảo đảm rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục đóng vai trò hiệu quả trong duy trì hòa bình và an ninh theo Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Kerry tái khẳng định Mỹ mong muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cải tổ sẽ bao gồm Ấn Độ là thành viên thường trực. Hai Ngoại trưởng tái khẳng định sự ủng hộ đối với một nước Afghanistan độc lập, thống nhất và có chủ quyền; lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức; bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình bất ổn tại Iraq, bạo lực gia tăng tại Dải Gaza và Syria… Hai bên nhất trí sẽ tiến hành vòng đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ sáu tại Washington vào năm 2015./. =================== Cô gái Ấn Độ vào cuộc chơi trong "Canh bạc cuối cùng" vì quyền lợi của chính họ. Như vậy, ngay cả các chính khứa của những siêu cường suy nghĩ và tạo ra những sự kiện cũng không nằm ngoài những quy luật có thể tiên tri. "Định mệnh có thật hay không?" là tựa của cuốn sách do Lão Gàn đang mần cái tác thật, chứ không phải tác giả. Một lý thuyết thống nhất tổng hợp tất cả các quy luật vũ trụ, tất nhiên nó có thể tiên tri tất cả mọi thứ. Từ chổi cùn, giẻ rách, tình duyên dang dở, giầu nghèo, thất nghiệp hay làm xếp lớn...cho đến mọi mối quan hệ của con người, xã hội và cả thời thế.....đều quay cuồng trong những quy luật của tự nhiên . "Có tính quy luật thì mới có khả năng tiên tri", ấy là cái khoa học nó bảo thế và đã được "khoa học công nhận". Ngài Lê Nin nói: "Nếu con người nắm được những quy luật của tự nhiên thì sẽ ứng dụng những quy luật đó để phục vụ cuộc sống của mình". Điều này tương tự như SW Hawking cũng nói: "Nếu con người phát hiện lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng nó trong việc điều hành xã hội của chúng ta". Đây là sự trùng hợp giữa tư duy khoa học và triết học . Vấn đề những quy luật đó mang tính tổng hợp hay chỉ có tính cục bộ, hoặc thực tế mặt mũi của lý thuyết thống nhất sẽ như thế nào thì vấn đề còn bàn (Ngoại trừ Lão Gàn). Nhưng chính sự xác định Lý thuyết thống nhất đã xác định sự tổng hợp những quy luật vũ trụ với khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Chính là định mệnh đã an bài. Khi con người khi biết được lý thuyết thống nhất - tức biết được rất rõ những quy luật chi phối vũ trụ và con người - thì mới có thể giải quyết được tất cả những vấn nạn do chính con người tạo ra. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa trong nội dung của câu sấm Trạng: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Hiểu không? Không hiểu thì đi chỗ khác, để Lão Gàn yên thân nhậu tiếp với chuối xanh chấm muối ớt. Lão đây không cố gắng thuyết phục những con bò. =================== PS: Lão Gàn cần phát biểu thêm rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất là một liên hệ nhân quả. Không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì cũng là định mệnh đã an bài - "Chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không".1 like
-
Đuổi muỗi bằng tinh dầu sả cực kỳ hiệu quả, dễ làm. 09:55 AM 28/03/2011 #1 Nhà tớ có vườn nên muỗi nhiều, muỗi lại yêu tớ nhất nhà nên cũng khốn khổ bao nhiêu năm nay. Tớ áp dụng tất cả các cách trừ muỗi hiện có trên thị trường đều thấy tốn tiền và lích kích. Nay tớ tìm ra cách trừ muỗi đơn giản , hiệu quả , sạch sẽ , không độc hại, thấy nhiều người cũng khốn khổ vì muỗi nên đưa lên đây cho mọi người tham khảo và tự làm. Từ các thể loại nhang muỗi , thuốc xịt , thuốc xoa trên da ... cũng chỉ được một lúc mà thấy khó chịu cho người , nhất là trẻ em. Có thể còn độc hại vì trong các thuốc đó không biết họ cho những gì, nhang muỗi còn bị khói. Sau khi tìm khắp trên mạng và áp loại thuốc xịt của nước ngoài bằng tinh dầu sả ( cây sả ). Tớ lấy vài hộp thuốc cũ , khoan lỗ trên nắp , cắt mấy đoạn băng y tế chập lại luồn qua như kiểu bấc (tim) đèn dầu. Điều chỉnh cái tim cao khoảng từ 0,5 đến 1 cm, tùy theo mình muốn tinh dầu tỏa ra nhiều hay ít. Để vào mỗi góc phòng chỗ kín đáo . Mỗi phòng chỉ cần 1 lọ. Chỉ cần mùi rất ít , thoang thoảng và có khi mình không cảm nhận thấy có mùi dầu sả trong phòng nhưng muỗi cũng đi hết, vì muỗi cũng rất thính. Nhà mình phòng từ 15 đến hơn 30 m2 nhưng thấy muỗi đều đi hết. Mặc dù cửa nhà vẫn mở thoải mái. Dầu sả lít thì của VN , mua tại các cửa hàng y tế. Ở SG tớ mua ở Tô Hiến Thành giá 75.000/ lít, hoặc có thể chợ Kim biên cũng có. Một lít làm được hơn chục lọ, như vậy quá hiệu quả. Vài tháng mới phải thăm và châm thêm nếu thấy trong lọ hết dầu. Mình thấy cách này hay và hiệu quả hơn các loại khác, tìm khắp trên mạng không thấy nên đưa lên để mọi người áp dụng. Hy vọng nhiều người không bị muỗi làm khổ.1 like
-
E nghe nói ngày sinh là quan trọng lên gọi là nhật chủ . Con trai e sinh 10h20 26/11/2013 âm lich . Em thấy quý năm và tháng giáp khắc mậu ngày là xấu . Bác giúp em hạn chế xấu của con r không ạ cảm ơn bác nhiều1 like
-
Kính chào các bác/các anh/chị trên diễn đàn,Vui lòng giúp giùm cháu chọn năm sinh em bé:- Vợ sinh ngày 20/5/1984 âm lịch, mệnh hải trung kim.- Chồng sinh ngày 8/5/1984 dương lịch, mệnh hải trung kim- Bé gái đầu sinh ngày 28/7/2012 dương lịch, mệnh tích lịch hoả.Cháu mong muốn sinh bé trai út, thành tâm kính mong các bác xem giúp cháu nên sinh năm nào là tốt.Cháu dự tính đẻ năm thân hoặc tý, sửu?Cháu chân thành cảm ơn và xếp hàng chờ đợi :)1 like
-
khi xác định giờ sinh đúng cần phải có nhiều dữ kiện càng nhiều càng tốt, riêng tôi đã căn cứ theo những lời khai kể trên của cháu mới dám xác định giờ Tỵ vì : mệnh cung có yếu tố là sinh mỗ, cung phụ mẫu có dấu hiệu mẹ là người lẽ hay kế- chấp nối, cung bào đệ cũng có dấu hiệu anh chị em dị bào cùng mẹ khác cha . Còn nếu giờ Ngọ như cao thủ trên đề nghị thì tôi không thấy có triệu chứng nào của những lời cháu khai trên để phù hợp với giờ Ngọ nhưng nếu là giờ Ngọ thì chắc 1 điều cha mẹ cháu rất nghèo khổ ?1 like
-
1 like
-
1 like
-
1 like
-
http://baodatviet.vn...g-quoc-2352617/ Đế chế Ốttôman nuốt biển và bài học cho Trung Quốc Cập nhật lúc 06:08, 16/08/2013 (ĐVO) - Thổ Nhĩ Kỳ có đường bờ biển với Địa Trung Hải dài cũng xấp xỉ như của Trung Quốc với Biển Đông. Vào thế kỷ XVI, Thổ Nhĩ Kỳ của thời Đế chế Ốttôman hùng mạnh tuyên bố chủ quyền toàn bộ Địa Trung Hải cho đến eo biển Gibraltar. Theo đó, các nước quanh Địa Trung Hải như Croatia, Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Maroc, Angieri, Tuynidi… muốn “bước chân xuống biển” thì phải được phép của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuyên bố của Trung Quốc theo kiểu Thổ Ngày nay, trong thế kỷ XXI Trung Quốc trỗi dậy, họ tuyên bố chủ quyền gần trọn Biển Đông đến sát eo biển Malacca như bản đồ “đường lưỡi bò” họ đã công bố. Tại sao Trung Quốc lại ngang ngược bất chấp đến vậy? Thứ nhất vì địa chiến lược Biển Đông. Về địa kinh tế, Biển Đông chứa một nguồn năng lượng, tài nguyên khổng lồ chưa khai thác đảm bảo cho tương lai phát triển lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc Về địa quân sự, chiếm được Biển Đông, Trung Quốc khống chế toàn bộ tuyến đường hàng hải từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương trong đó có eo biển Malacca. Toàn bộ lực lượng Hải quân của Philipines, Việt Nam, Malaisia, Indonesia… trở thành lực lượng “thủy quân”, ra biển là phải được phép của Trung Quốc. Biển Đông là nơi dể cho tàu ngầm Trung Quốc hoạt động mà không bị Mỹ, Nhật Bản theo dõi chặt chẽ, đẩy hoạt động của Hải quân Mỹ ra xa khu vực. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ Về địa chính trị, đây là một đòn giáng chí mạng vào Mỹ (nếu như có cả Biển Đông), đẩy Mỹ ra khỏi khu vực ĐNA, vai trò của Mỹ được thay thế bằng Trung Quốc, các quốc gia trong khu vực sẽ đi theo quỹ đạo của Trung Quốc, chiến lược châu Á-TBD của Mỹ sẽ thất bại và ý tưởng “chia nửa Thái Bình Dương" với Mỹ sẽ thành hiện thực. Khi đó Đài Loan như quả đã chín muồi tự rụng vào bị Đại lục. Còn Nhật Bản sẽ như thế nào khi các tuyến đường hàng hải trên Biển Đông bị Trung Quốc phong tỏa, khống chế? Nga sẽ như thế nào nếu như các dự án hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam bị Trung Quốc coi như bất hợp pháp vì trong "chủ quyền" của họ? và Mỹ, liệu có nhường một khu vực có địa chiến lược cực kỳ quan trọng như vậy cho Trung Quốc? Thứ hai là Trung Quốc có tư tưởng cậy mạnh. Khi yếu thì dù ham muốn mấy, Trung Quốc cũng phải “giấu mình chờ thời”, nhưng khi mạnh lên thì Trung Quốc bất chấp, dù Biển Đông là của hơn 300 triệu cư dân của nhiều quốc gia nhỏ quanh đó làm ăn sinh sống lâu đời, dù Trung Quốc đã ký vào UNCLOS…vẫn đòi chiếm trọn. Cậy mạnh là bản chất của bá quyền, bành trướng. Biểu hiện của cậy mạnh là hung hăng, ngang ngược bất chấp, hay đe dọa sử dụng vũ lực. Từ năm 2010 trở lại đây, khi Trung Quốc cho rằng mình đã mạnh thì họ đã và đang gây hấn với hầu hết các quốc gia trên Biển Đông với tuyên bố biến Biển Đông thành “ao nhà” hết sức ngang ngược, thách thức tất cả theo kiểu nó là của Trung Quốc hoặc là phải đánh nhau với Trung Quốc. Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đang đe dọa Nhật Bản, đẩy tranh chấp Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư lên cao, có lúc làm thế giới phải thót tim. Những điều Trung Quốc chưa lường hết Không gian địa chính trị khu vực châu Á-TBD thay đổi nhanh chóng gây bất lợi cho Trung Quốc. Điều khiến các quốc gia khu vực cảnh giác, lo ngại là sự trỗi dậy của Trung Quốc kéo theo hàng năm chi phí cho quốc phòng tăng nhịp độ 2 con số. Sự tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vượt ra ngoài phạm vi phòng thủ cùng với những hành động, tuyên bố chủ quyền hung hăng, bất chấp, khiến cho các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc buộc cũng phải tăng chi phí quân sự để bảo vệ chủ quyền của mình. Việc tăng cường lực lượng dồn dập của Philipines, việc chuẩn bị lực lượng có trọng tâm, trọng điểm của Việt Nam, Indonesia…để sẵn sàng bảo vệ chủ quyền, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc đã tạo ra một kẻ thù hùng mạnh mà không thể khống chế, đánh bại được nó…khiến cho Trung Quốc phải lo lắng, suy nghĩ cẩn trọng. Năm 2012, Mỹ đã đánh giá lại địa chính trị thế giới bằng “chiến lược châu Á-TBD” và dồn 60% lực lượng Hải quân vào khu vực đang nóng lên vì tranh chấp này. Một cuộc chiến địa chính trị tại châu Á-TBD đã diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc và không khó để nhận thấy “ván cờ” địa chính trị này. Trung Quốc đã bị Mỹ “chiếu rút”. Mỹ rút chiếu, Trung Quốc mất Myanmar. Mỹ rút chiếu, Philipines trước “cửa nhà” Trung Quốc đầy quân và tàu chiến Mỹ. Và chưa biết chừng, Mỹ rút chiếu thì Bắc Triều Tiên không còn là vùng đệm của Trung Quốc nữa… Ngay một tướng võ biền của Mỹ cũng nhận ra rằng “Trung Quốc đã đẩy bạn bè, láng giềng của mình vể phía Mỹ” thì tại sao những nhà chính trị đầy mưu lược Trung Quốc không nhận ra? Tại sao Trung Quốc không nhận ra rằng với địa chiến lược Biển Đông như trên thì “đa phương hóa Biển Đông” là điều tất yếu sẽ xảy ra, ít nhất Nhật Bản và Mỹ sẽ không ngồi nhìn Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Thời nào cũng tồn tại “cá lớn nuốt cá bé”, cậy mạnh, nhưng Trung Quốc đã mạnh chưa mà đã cậy vào mạnh hòng chia nửa TBD? Trong 5 nước là Ủy viên thường trực HĐBA thì có nước nào đang phải đi mua vũ khí như Trung Quốc? Không có, họ chỉ bán. Nhật Bản tuy không là Ủy viên thường trực HĐBA nhưng cũng không thèm mua vũ khí của ai (họ chỉ hợp tác sản xuất với Mỹ) và nếu cho họ xuất khẩu vũ khí thì chỉ có Nga, Mỹ may ra mới cạnh tranh nổi. Trung Quốc cậy giàu có, tự hào là một trung tâm kinh tế, có GDP thứ 2 thế giới vượt Nhật Bản ư? Ông Hứu Nhất Lực, bình luận viên hàng đầu của kênh chứng khoán, CCTV có một đánh giá thú vị: Nền kinh tế thế giới chưa thoát khỏi sự ràng buộc vào đồng USD thì Trung Quốc vẫn tiếp tục ở vị thế… người làm thuê của Mỹ. Trung Quốc dùng vàng bạc thật để tạo ra sản phẩm, mang đi xuất khẩu và đổi lại những “tờ giấy lộn” (USD) được in ấn tinh xảo của Mỹ… Vậy, một người làm thuê nhiều tiền (USD) liệu có truất quyền ông chủ được không? Đến lúc này có lẽ Trung Quốc đã kiểm chứng được rất nhiều vấn đề và đã bớt “cao giọng”. Cục diện địa chính trị châu Á-TBD Xu hướng xung đột. Nhìn tổng thể đó là sự đối đầu giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh ở châu Á-TBD, trong đó 3 điểm nóng dễ dẫn đến xung đột, tranh chấp là giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Philipines và Việt Nam. Bất cứ một cuộc xung đột quy mô nào, Trung Quốc, một quốc gia đang trỗi dậy, đang đấu tranh thoát khỏi sự bao vây, kiềm chế của Mỹ đều khiến Trung Quốc bị tổn thương, yếu hơn trước Mỹ và các đối thủ khác. Bất kỳ kết quả diễn tiến ra sao thì Mỹ vẫn thắng và Mỹ luôn được lợi. Xu hướng hợp tác hòa bình. Tuy có nhiều nhân tố xung đột nhưng các nhân tố hợp tác phát triển đan xen nhau. Nếu sự tranh chấp của Trung Quốc với các nước được giải quyết hòa bình trên cơ sở UNCLOS thì khu vực châu Á-TBD - trọng tâm địa chính trị toàn cầu, sẽ hòa bình, ổn định, phồn vinh và ngược lại sẽ khiến cho thế giới chiến tranh, rối ren, nghèo đói…Đương nhiên hòa bình, trong bất kỳ tình huống nào cũng là ý tưởng hay và tốt đẹp. Trở lại với tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ đòi chủ quyền toàn bộ Địa Trung Hải trong thế kỷ XVI. Không cam chịu phải xin phép Hải quân Thổ khi “đặt chân xuống biển”, các nước quanh Địa Trung Hải liên minh với nhau, giáng cho Hạm đội của Thổ ngạo mạn một thất bại đau đớn tại Lepante vào năm 1570. Lịch sử không lặp lại, nhưng chân lý “Biển Trời không phải của riêng ai” thì không bao giờ thay đổi. Lê Ngọc Thống1 like