• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/08/2014 in Bài viết

  1. Báo Pháp: Cuộc sống đế vương của các “hoàng tử đỏ” Trung Quốc Lê Vy 05:30 04/08/2014 BizLIVE - Tạp chí Le Nouvel Observateur cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắm đến những "hoàng tử đỏ" mà tài sản của những nhân vật này lên đến hàng tỷ euro. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình nhắm vào phe hoàng tử đỏ - Reuters Theo RFI, Tạp chí Le Nouvel Observateur số ra tuần này quan tâm đến chiến dịch bàn tay sạch của Bắc Kinh và đặt câu hỏi: ai là đối tượng của chiến dịch này? Tạp chí cho rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắm đến những "hoàng tử đỏ" mà tài sản của những nhân vật này lên đến hàng tỷ euro. Tạp chí nêu lên một chuyện tình của một hướng dẫn viên chương trình trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc với phó ban lưu trữ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cô gái này vừa hay tin "vị hôn phu" của mình đã kết hôn và đã có con riêng. Ấm ức và cảm thấy bị xỉ nhục, cô ta đã công khai chia sẻ với cộng đồng cư dân mạng vì cô bị xem là vợ bé, tiếng Trung Quốc gọi là "ernai", một từ rất mang nghĩa tiêu cực và miệt thị. Điều gây xôn xao trên mạng là trong quan hệ ngoại tình, vị viên chức nhà nước này đã cung phụng cho cô vợ bé những món quà cực đắt: khăn choàng lông thú, kim cương, quần áo hàng hiệu, một chiếc xe hơi Porsche màu trắng, giá trị tổng cộng lên đến 1,2 triệu euro. Tạp chí cho rằng, với một đồng lương công chức thì không thể chi tiêu cho những món xa xỉ như vậy. Do đó, hàng triệu dân mạng đặt câu hỏi : tài sản đấy từ đâu ra? Từ hai hay ba năm nay, nhiều quan chức bị triệt hạ do một người tình nhân bị bỏ rơi hay vợ lớn bị lừa dối nên các bà, các cô đã tố giác trên các trang mạng xã hội. Bắc Kinh đã quyết định nhập cuộc. Một số thành phố vừa cấm các quan chức dan díu ngoại tình "kể cả ngoài giờ làm việc". Tại một đất nước mà từ xưa đến nay, vua chúa đều năm thê bảy thiếp, các quan chức hiện nay cũng nối gót cha ông và họ cho rằng có nhiều vọ là bình thường. Một nhà báo giải thích: "có vợ trẻ đẹp là tín hiệu của sự thành đạt và phong độ". Một nghiên cứu mới đây của trường đại học Nhân dân cho biết, 95% cán bộ bị kết án tham nhũng cung phụng cho một hoặc nhiều mối quan hệ ngoại tình. Đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hiện tượng này là một sự suy đồi đạo đức và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự tồn vong của chế độ. Các vụ bê bối liên tục nổ ra với một nhịp độ chóng mặt cho thấy các quan chức không chỉ ngoại tình mà còn lạm dụng quyền lực, cướp của, cưỡng hiếp, biển thủ, rượu chè, cờ bạc, ma túy thậm chí giết người. Từ khi thuyết cộng sản chỉ còn "hữu danh vô thực’’, xã hội Trung Quốc đang bị mất phương hướng và chính trong giới quan chức là suy đồi rõ rệt nhất. Tạp chí dẫn nhiều ví dụ, một quan chức nhỏ cũng đã có một tài sản kếch xù với 32 chiếc vali chứa đến 12 triệu euro bị nhà nước tịch thu. Để đếm số tiền này, phải dùng đến 16 máy đếm tiền, trong đó có 4 chiếc đã bị cháy do hoạt động quá công suất. Tuy nhiên, phải nhìn sang các quan chức cấp cao thì mới thật sự thấy tầm cỡ của nạn tham nhũng đang hoành hành tại Trung Quốc. Các lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc hiện đang rơi vào tay kiểm soát của "những gia đình lớn". Sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm triệu euro thậm chí cả hàng tỷ euro, "các hoàng tử đỏ" có khuynh hướng bảo vệ lợi ích riêng của mình trước lợi ích quốc gia hay của Đảng. Một giáo sư dạy tại đại học luật và chính trị Bắc Kinh nhận định: "Những tài năng xuất hiện trong 20 năm gần đây đã thay đổi rất nhiều. Họ thuộc một tầng lớp chỉ biết chiếm lấy tiền tài và điều khiển chính trị theo hướng có lợi cho họ". Một người dân Bắc Kinh nhận định, "ông Tập Cận Bình biết rằng, tham nhũng là vấn đề hàng đầu. Nếu ông không làm gì cả thì hệ thống chính trị sẽ sụp đổ. Do đó, từ khi lên cầm quyền, ông đã tung ra chiến dịch bàn tay sạch. Một chiến dịch thực sự không phải để che mắt thiên hạ". Ngay trong giới quan sát, những người đa nghi nhất cũng thừa nhận tính hiệu quả của chiến dịch này. Từ ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc ra thông cáo vào năm 2012, yêu cầu đảng viên sống thanh đạm thì không còn các buổi yến tiệc đắt đỏ mà nhà nước phải chi trả, kéo theo việc giảm 90% nhập khẩu "vi cá’’ (vây cá mập). Việc cấm các quan chức nhận "quà" khiến cho lượng rượu Trung Quốc bán ra thị trường giảm 66%, nhập khẩu rượu ngoại cũng giảm, và các nhãn hiệu đắt tiền như Prada, Vuitton hay Gucci. Một cuộc điều tra được Ngân hàng Trung Quốc công bố vào năm 2011 cho biết, trong 20 năm gần đây, 18.000 quan chức đã bỏ trốn mang theo trong hành lý, một khoản tiền trị giá tương đương 90 tỷ euro. Le Nouvel Observateur cũng bình luận về việc cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu bị triệt hạ do tham nhũng. Báo chí Hồng Kông đưa tin, để được cựu quan chức này đỡ đầu, phải tặng cả chiếc Mercedes mà trong cốp xe chứa 100 ký vàng. Con gái ông nhận được món quà cuới là một thẻ tín dụng trị giá 2,4 triệu euro. Ông Vương Kỳ Sơn, người lãnh đạo chiến dịch này tuyên bố: "Không một quan tham nào thoát khỏi vòng điều tra". Tuy nhiên, một số người Trung Quốc xem đây là một cuộc chiến tranh giành quyền lực cổ điển: dưới vỏ bọc thanh lọc nội bộ, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình tìm cách triệt hạ các đối thủ như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang để bổ nhiệm người thân cận của ông vào bộ máy cầm quyền. Một nhà phân tích chính trị nhận định, "không nên xem thường tham vọng của ông Tập Cận Bình. Ông ta muốn để lại dấu ấn trong lịch sử như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Đúng là ông Tập tìm cách hạ gục đối thủ và sử dụng người thân cận nhưng chính vì ông muốn Trung Quốc trở thành cường quốc số một thế giới chứ không phải tích lũy bạc tỷ ở ngân hàng Thụy Sĩ". Từ khóa : Tập Cận Bình, Trung Quốc, hoàng tử, quan chức, chiến dịch, vợ bé, Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Trung Quốc ==================== Trong cái tô bic này, Lão Gàn đã đặt ra một giả thiết lý tưởng với ngài Tập là: ngài thành công mỹ mãn trong chiến dịch chống tham nhũng, với tất cả các quan tham đều bị xử lý thích đáng. Nhưng sau đó thì sao nữa? Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương, ngài sẽ gặp khó khăn ở sau giả thiết lý tưởng này. Vấn đề chính ở chỗ: thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: Mọi cuộc thay đổi trang thái xã hội đều chỉ tốt lúc đầu, sau đó thì chính tham nhũng chứng tỏ sự bất lực của thể chế trong việc điều hành xã hội. Ngay cả Hoa Kỳ, một xã hội mà tôi cho rằng có tổ chức tốt nhất hành tinh, không phải không có tham nhũng. Nhưng chắc chắn nó không có sự tham nhũng đến đồi bại như những mô tả của chính báo chí Trung Quốc về những hành vi và sinh hoạt của những quan tham trên đất nước này.
    4 likes
  2. Diễn biến mới vụ Chu Vĩnh Khang: Chiến dịch 'săn rồng' đã mở ở Thượng Hải Đăng Bởi Một Thế Giới - 14:56 02-08-2014 Chiến dịch “đả hổ đập ruồi” tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình nay săn tìm một “con rồng”, khi Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hướng đến Thượng Hải, trung tâm quyền lực kinh tế của Trung Quốc (TQ). Ông Hồ Cẩm Đào (bìa trái) đỡ ông Giang Trạch Dân vào ghế ở đại hội CPC hồi năm 2012 Trung Quốc bắt đầu 'đánh' cựu phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng Phải chăng "con rồng" ấy là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người có "hậu cứ" chính trị ở Thượng Hải ? Xét về “long mạch”, Thượng Hải được xem là “đầu rồng” nằm ở phía đông bờ biển TQ, là nơi có 1/5 công ty TQ do người nước ngoài làm chủ, là một biểu tượng của sức mạnh hàng hải, tài chính và công nghiệp. Và như đã nêu, đây là "hậu cứ" của ông Giang và của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Ngày 31.7, CCDI cho biết nhóm điều tra đến thành phố này để điều tra tham nhũng cho đến tháng 9 tới. CCDI không cho biết mục tiêu chính của họ là cá nhân, tập thể nào và chỉ nêu đoàn điều tra sẽ nâng cao tinh thần tuân thủ kỷ luật đảng và “làm sạch” chính quyền. CCDI cũng nói sẽ “vi hành” tỉnh Hắc Long Giang và một công ty sản xuất xe con ở đông bắc TQ. Cựu chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân Họ không giải thích tại sao lại tập trung điều tra ở Thượng Hải, nhưng thời gian qua, các đoàn CCDI đã đến nhiều thành phố và khu công nghiệp để điều tra. CPC nói nỗ lực triệt để chống tham nhũng là cần thiết cho sự tồn vong của đảng. Hàng chục năm qua đã bắt khá nhiều “hổ” tức quan tham cấp cao. Mới đây là mở cuộc điều tra nội bộ cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị CPC Chu Vĩnh Khang. Các “ruồi” tức quan tham nhỏ cũng bị sờ gáy, gồm ở Thượng Hải có một quan chức lĩnh vực kiểm soát mảng kinh doanh sữa và trước đó là một số thẩm phán tiêu cực. Các cuộc “càn quét tham nhũng” ở Thượng Hải từng làm rúng động cơ cấu chính trị TQ. Dưới thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào, CCDI năm 2006 đã cử đoàn điều tra đến lưu trú nhiều tháng tại một khách sạn hạng sang, tiếp đó là giải thể lãnh đạo chính quyền trong một cuộc điều tra rộng khắp. Nỗ lực này đã giáng án 18 năm tù vì tội tham nhũng xuống đầu bí thư thành ủy Trần Lương Vũ, một ủy viên Bộ chính trị CPC. Vị bí thư thức thời Cuộc điều tra hiện nay theo chỉ đạo của ông Tập Cận Bình, đang làm nhiều cán bộ đảng viên “run bắn người”. Nhưng đương kim bí thư thành ủy Hàn Chính khẳng định: “Chúng tôi nhiệt liệt chào mừng đoàn điều tra. Chúng ta cần trung thực, tích cực chấp nhận cuộc giám sát và thanh tra. Các vấn đề do đoàn điều tra cần được chỉnh sửa rốt ráo”. Bí thư Hàn nổi tiếng là “người thức thời”, đã “thọ” qua nhiều vụ bão tố chính trị TQ. Ông dần lên chức dưới thời các lãnh đạo Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình. Nay ông cũng là ủy viên Bộ chính trị, tiến thân dù “ông anh” Trần Lương Vũ bị “té ngựa”. Ngày 25.7, bí thư Hàn cho đăng bài báo “Lặng lẽ nghiên cứu” trên Giải phóng nhật báo, nhắc lại chỉ đạo của ông Tập khi ông thăm Thượng Hải hồi tháng 5: “Củng cố tinh thần khẩn trương và ý thức học tập… thêm một thời gian để lặng lẽ nghiên cứu…”. Bí thư Hàn cũng cho xuất bản nhiều đầu sách, mà cuốn đầu tiên do ông Tập viết khi ông làm bí thư tỉnh ủy Chiết Giang, gồm 232 bài xã luận mà ông viết cho Chiết Giang nhật báo. Bí thư Hàn Chính Nhà quan sát chính trị Hua Po ở Bắc Kinh, nói “Ông Tập ngày càng tập quyền. Sự trung thành của bí thư Hàn với ông Tập là lẽ tự nhiên. Điều đó sẽ cho thấy ông ta sẽ tích cực hợp tác nếu ông Tập kiên quyết dẹp bè phái ở Thượng Hải”. Nhà bình luận Xia Xiaoqiang nói thêm: “Sự ủng hộ ông Tập từ người có quan hệ chặt chẽ với ông Giang có thể chỉ ra rằng việc ông Giang “rơi” đã trở thành một thực tại để các cán bộ cấp cao phải dè chừng”. Theo báo Wall Street Journal (Mỹ), trước đó xem ra bí thư Hàn đã lựa chọn giữa ông Giang với ông Tập: Ngày 14.5, ông dẫn cựu ủy viên thường vụ Tăng Khánh Hồng và Giang Miên Hằng (con trai ông Giang) thăm gian triển lãm nghệ thuật Han Tiangheng ở Thượng Hải. Giang Miên Hằng, con trai ông Giang Trạch Dân Ngày 30.6, tướng Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch quân ủy trung ương, bị buộc tội tham nhũng và bị khai trừ đảng, nhiều lãnh đạo quân sự đã thề trung thành với ông Tập. Cựu nhân viên Ying Yong của ông Tập được chỉ định làm phó bí thư thành ủy. Tuần san New Epoch đưa tin ông Giang bị sốc vì tướng Từ ủng hộ ông bị “rớt đài”. Ngày 2.7, ông Giang đi xe lửa lên Bắc Kinh nhưng không gặp được ông Tập. Ngày 8.7, ủy ban nhân dân thành phố Thượng Hải quyết định phiên họp hai ngày 16 và 17.7, để nghiên cứu cuộc nói chuyện của ông Tập khi ông thăm thành phố này. Khi tuyên bố bế mạc phiên họp, bí thư Hàn nhắc đến tên ông Tập 4 lần và đề cập các bài học ông đã tiếp thu từ các đồng chí và các lãnh đạo lão thành. Ông lưu ý: Thượng Hải đang trong thời kỳ cải tổ và phát triển cốt yếu và định hướng này phải được kiểm soát bằng tư tưởng hiện đại. "Xác minh làm rõ" ai có "vấn đề"... Ngày 14.7, hơn 100 chuyến bay giữa Thượng Hải và Bắc Kinh bị trễ, mà gần đây quân đội nhân dân giải phóng (PLA) thừa nhận hoạt động này bị gián đoạn do các cuộc tập trận. An ninh Thượng Hải cũng được tăng cường. Nhà quan sát chính trị Hua Po nói: “Ông Tập đang xử lý bè lũ ở Thượng Hải, nhất là cánh quân đội ủng hộ ông Giang. Điều này rất nguy hiểm khi nỗ lực điều phối quân đội với công an. Các cuộc tập trận của PLA sẽ bảo đảm kỷ luật và kiểm soát được lực lượng”. Các “lãnh địa” của ông Giang như Giang Tô, Thượng Hải đều trong nhóm 10 tỉnh thành ở đợt điều tra thứ hai của CCDI. Ngày 16.7, lãnh đạo CCDI Vương Kỳ Sơn đã ra lời cảnh báo: đoàn điều tra sẽ “soi” bất kỳ vấn đề nào và ai có vấn đề, để “xác minh làm rõ”. Ở đợt điều tra đầu trong năm nay, CCDI đã có “chuyến thăm” đến trường đại học Phúc Đán ở Thượng Hải. Trường này bị mang tiếng “lớn và phức tạp, khó giám sát và dễ tiêu cực”. Bệnh viện Zhongshan có quan hệ với trường Phúc Đán, cũng bị nghi là tiến hành “cướp” bộ phận ngũ tạng của tín đồ Pháp Luân Công. Đó sẽ là “những vấn đề” để ông Giang phải lo lắng... Trung Quốc bắt đầu 'đánh' cựu Phó chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng Kỳ 32: Bí thư thành ủy Bắc Kinh chống Mao Trạch Đông Một quan chức to hơn Chu Vĩnh Khang chờ bị vạch mặt là ai? Ấn Độ “quân tử” biến Trung Quốc thành kẻ lập dị Trần Trí (theo The Wall Street Journal, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) ===================== Lão Gàn định đi ngủ, thấy tin này hấp dẫn wá, nên lại vào "chém gió". Ngay trong cái tô bíc này - chả bít bi wờ nó ở trang nào - khi có tin gia đình ngài Giang tài trợ cho một dự án nào đó, Lão Gàn đã đề nghị tài trợ cho Lão Gàn để ngâm cứu lịch sử Tung Cóoc, vi biết gia đình ngài Giang thuộc hàng đại gia. Hì. Lão Gàn lúc đó đặt vấn đề hổng bít ngài Tập có wan tâm không, hay cho qua? Nay có vẻ như mọi chuyện vẫn đang diễn biến theo chiếu hướng phát triển. Điều này cũng không nằm ngoài dự báo của Lão Gàn rằng mọi chuyện sẽ còn diễn biến phức tạp, ngay từ khi chưa xử ông Bạc. Lão Gàn cũng phát biểu rằng thì là ngài Tập đang "cươi lưng cop" - tức "cưỡi lưng cọp". Bi wờ ngài Tập cưỡi hẳn lưng Rồng thì kinh quá. Hì. Tuy nhiên, cái này cũng còn nằm trong tính khả thi, vì thuộc về tri thức phổ thông của thế nhân. Vấn đề còn lại khi ngài Tập thành công mỹ mãn thì lúc đó Lão Gàn sẽ chém gió tiếp về những khó khăn của ngài sau đó, mà Lão Gàn thường nói rằng: Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương thì sẽ không thể giải quyết được.
    2 likes
  3. Mỹ tăng cường năng lực tấn công hạt nhân chống Trung Quốc 03/08/2014 15:45 (TNO) Mỹ đang tăng cường năng lực tấn công hạt nhân tại Guam nhằm chuẩn bị cho những cuộc đối đầu với Trung Quốc, theo nhận định của tờ Sankei Shimbun có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản). Máy bay ném bom của Mỹ ở căn cứ không quân tại đảo Guam - Ảnh: Không quân Mỹ Trong một cuộc họp của Hải quân Mỹ gần đây, tướng John M Paxton Jr, Phụ tá Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, cho biết lực lượng quân đội Mỹ tại Nhật Bản đang tăng cường năng lực tiến hành các chiến dịch tấn công đổ bộ vào các bờ biển Trung Quốc trong trường hợp xung đột nổ ra tại biển Đông hoặc biển Hoa Đông, theo Sankei Shimbun. Với sự hỗ trợ của các tàu tấn công đổ bộ, Hạm đội 7 Hải quân Mỹ có khả năng tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu then chốt ở các bờ biển Trung Quốc. Được trang bị 36 máy bay, bao gồm chiến đấu cơ AV-8 Harrier và trực thăng tấn công AH-1W, tàu chiến đổ bộ Mỹ USS Essex gần đây được triển khai đến biển Đông để tham gia tập trận chung với hải quân Philippines. Tờ Sankei Shimbun cho rằng đây là một động thái của Mỹ nhắm vào tham vọng bành trướng trên biển của Trung Quốc. Ngoài các máy bay ném bom tàng hình B-2, quân đội Mỹ chuẩn bị triển khai trên 20 máy bay ném bom chiến lược tân tiến B-52H đến căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam của Mỹ. Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố Mỹ không muốn chiến tranh với Trung Quốc, nhưng quân đội nước này triển khai các máy bay ném bom chiến lược có khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân nhằm ngăn chặn Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chiếm quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Sankei Shimbun cho hay. Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 3.8, ông Liu Jiangping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, cho rằng bài báo của Sankei Shimbun có thể được xem như một thông tin cảnh báo cứng rắn cho Bắc Kinh. Ông Liu nói đã đến lúc PLA tăng cường năng lực phòng thủ cho các cơ sở quân đội nước này tại phía đông và nam Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Liu cũng cho rằng Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới muốn chứng kiến chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Mỹ. Phúc Duy =============== Cái này từ nâu nắm rùi mà! Khi Hoa Kỳ tổng kiểm tra toàn bộ các căn cứ hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ, khiến hàng loạt sĩ quan bị cách chức vì...mê ngủ, sau khi Liên Xô sụp đổ. Đấy chính là dấu hiệu... - nên lói thế lào nhỉ? - dấu hiểu "chuẩn bị" hay "để phòng" chiến tranh hạt nhân - thôi tùy quí bạn đọc wan tâm. Bây giờ nó thể hiện rõ hơn thôi. Lão Gàn đã lói nâu rùi. Ngay trong topic này. Sang năm và những năm tiếp theo - Thái Tuế chiếu các trục tuyệt mạng theo Lạc Việt - mọi chuyện sẽ rất phức tạp.
    2 likes
  4. Người phụ nữ tự đẩy lùi tế bào ung thư sau 3 tháng ngồi thiền (LĐĐS) - Số 29 Như Nguyệt - 6:47 AM, 03/08/2014 Cứ ngỡ rằng mình viêm cơ đùi nhưng trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện chị mang khối u ác tính. Sau nhiều lần xạ trị, hóa chất đã không còn tác dụng nên chị được bệnh viện trả về. Chị tuyệt vọng nghĩ đến cái chết và giấu gia đình tự chuẩn bị ảnh thờ cho mình. Tưởng rằng số phận đã được định đoạt thì cơ duyên đưa chị đến với thiền. Rồi niềm tin và nghị lực đã giúp chị viết nên kỳ tích sau 3 tháng luyện tập… http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/nguoi-phu-nu-than-ky-thoat-khoi-ung-thu-nho-duong-sinh-truong-sinh-hoc-225455.bld http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/tu-mot-nguoi-cho-chet-vi-ung-thu-den-mo-lop-day-ung-dung-truong-sinh-hoc-166791.bld http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/chua-benh-bang-phuong-phap-ung-dung-truong-sinh-hoc-ky-2-nguoi-duoc-menh-danh-ba-tien-ao-trang-170081.bld http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/chua-benh-bang-phuong-phap-ung-dung-truong-sinh-hoc-ky-3-kha-nang-ky-dieu-cua-tieu-vu-tru-con-nguoi-171694.bld Chị Nguyệt ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Cà tím “thuốc quý” giúp bạn bỏ thuốc lá, chống ung thư 10 dấu hiệu báo động bệnh ung thư Người phụ nữ thần kỳ thoát khỏi ung thư nhờ dưỡng sinh trường sinh học “Vũ khí” đơn giản chống lại các bệnh ung thư 5 biểu hiện cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung “Bảo bối” giúp phòng chống ung thư Chuẩn bị di ảnh chờ ngày chết Chị Phạm Minh Nguyệt (38 tuổi, số nhà 102 Đông Trì, phường Trần Phú, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là chị cả trong gia đình có 4 chị em, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội chị về công tác tại Viện Kiểm soát Nhân dân TP.Móng Cái. Công việc ổn định, chị lập gia đình với một chàng trai công tác cùng thành phố. Cuộc sống hạnh phúc càng viên mãn hơn sau khi chị sinh 2 cô con gái. Tháng 10.2012, trong một lần tập thể thao, chị Nguyệt phát hiện cơ đùi bên phải bị đau nhức. Chị xuống bệnh viện thành phố khám thì bác sĩ kết luận chị bị viêm cơ đùi và kê đơn thuốc điều trị. Về nhà, vừa uống thuốc đến ngày thứ hai, chẳng những bệnh không hết mà khắp người chị bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Chị lặn lội đến Hà Nội khám lại và được bác sĩ kết luận ở cơ đùi có một khối máu tụ. Do kết quả khám bệnh hai nơi khác nhau, chị đến Bệnh viện 103 khám lại lần nữa. Kết quả như lần trước, bác sĩ ở đây cũng chuẩn đoán chị bị khối máu tụ dưới cơ đùi và khuyên chị phải mổ. Chị đồng ý làm phẫu thuật và đến tháng 1.2013, ca phẫu thuật tiến hành đúng theo lịch định. Cứ nghĩ lên bàn mổ là sẽ điều trị dứt điểm được căn bệnh, nào ngờ đây chỉ là khởi đầu của những bất hạnh về sau của chị. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện trong khối máu tụ ở chân chị Nguyệt có một khối u màu trắng. Khi tiến hành xét nghiệm mới biết khối u được tạo thành từ các tế bào ung thư sarcomma. Chị nằm viện khoảng 10 ngày và trở về nhà ăn tết trong nỗi bất an khôn tả. Ngày mùng 8 Tết, chị vào Bệnh viện K Hà Nội để tiến hành điều trị bằng hóa chất. Sau 4 tháng điều trị, bác sĩ cho chị về nhà nghỉ ngơi và hẹn đến tháng 8.2013 kiểm tra lại. Đúng hẹn, chị đến Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện K Hà Nội khám thì nhận được kết quả khối u ở chân chị có dấu hiệu tái phát dù đã được phẫu thuật và xạ trị. Đau lòng hơn khi chị được thông báo rằng các tế bào ung thư lúc này đã có dấu hiệu di căn qua phổi. Bệnh viện đưa ra cho chị hai sự lựa chọn: Một là nằm viện điều trị, hai là về nhà uống thuốc nam, tất nhiên bác sĩ cũng cho biết hai lựa chọn này đều không mang lại kết quả chắc chắn. Mất niềm tin vào bệnh viện và thuốc tây, chị Nguyệt về nhà dùng các bài thuốc thảo mộc với hi vọng mong manh. Sau một tháng dùng thuốc, không thấy tiến triển gì, đầu tháng 11.2013 chị vào Bệnh viện K tái khám. Kết quả, khối u ở chân vẫn tái phát và di căn qua phổi. “Bác sỹ bảo phổi tôi có nhiều vết nám, mờ; vết to nhất có kích thước 5x4cm, điều đó có nghĩa tôi đã bị ung thư phổi. Bác sĩ chỉ định dùng hóa chất để điều trị, dù không muốn sống với thuốc nữa nhưng tôi chẳng biết làm gì khác…”, chị Nguyệt bùi ngùi nhớ lại. Sau 5 đợt truyền hóa chất, chị đã cảm thấy bớt tức ngực, khó thở. Thế nhưng, đến lúc này bác sĩ đành phải dừng lại với lý do hóa chất không còn tác dụng chị. Kiểm tra lại thì bệnh tình vẫn không có gì thay đổi nên các bác sĩ khuyên chị về nhà tự điều trị. Chị hiểu rằng mình đang bị trả về và cảm thấy mọi thứ với như sụp đổ trước mắt. Rời bệnh viện, chị đi lang thang, thất thểu trên những góc phố, lặng lẽ khóc cho phận mình hẩm hiu. Nghĩ đến cảnh một ngày không còn sống nữa, chị dành thời gian đi gặp bạn bè, người thân lần cuối. Chị còn chụp cho mình một bức chân dung giấu ở cơ quan, để trước lúc mất, gia đình có ảnh mang về thờ tự. Mẹ chị biết chuyện cũng đau lòng vô cùng nhưng chẳng biết làm gì hơn, đành lên chùa xin đặt trước pháp danh cho con để sau này thờ cúng. Ngồi thiền tự đẩy lùi tế bào ung thư Thông qua một người quen, chị Nguyệt biết được lớp học trường sinh học của bà Hồ Thị Thu ở thôn Hội Vân (xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Trong cảnh bế tắc không lối thoát, chị coi đây như một tia sáng cuối cùng cứu vớt đời mình. Tháng 4.2014, chị được chồng đưa vào miền Trung theo học thiền. “Ngày đầu vào Bình Định, tôi được cô Thu động viên an ủi rất nhiều. Cô khuyên tôi hãy quên hết tất cả mọi thứ để lo cho bản thân mình. Mọi người xung quanh ai cũng cảm thông, khích lệ. Chính sự quan tâm đó cùng với nghị lực bản thân mà tôi quyết theo học…”, chị Nguyệt xúc động nói. Sau một tuần học lý thuyết về môn học năng lượng trường sinh học và cách ngồi thiền, chị Nguyệt bước vào luyện tập. Mỗi ngày, chị ngồi thiền đến 8 giờ đồng hồ với 3 lần tập vào các buổi sáng, trưa, chiều. Đau đớn đến tột cùng là cảm giác mà chị Nguyệt chia sẻ về những gian khó trong quá trình luyện tập. Chị Nguyệt kể: “Vừa đặt chân đến nơi tôi đã phải cố gắng thích nghi với cái nóng như thiêu như đốt của miền Trung. Khổ nhất là việc ngồi thiền, ngồi bất động một chỗ khiến vết thương ở chân đau nhức đến tê dại. Tôi cảm nhận rõ rệt như có hàng trăm con kiến đua nhau đốt vào xương thịt mình. Cơn đau này vừa dứt thì cơn đau khác lại ập đến, lúc thưa thớt, lúc dồn dập làm tôi chịu đựng trong vật vã…”. Kiên trì tập luyện với nguyên tắc “tập đúng, tập đều, tập đủ”, bệnh tình của chị có những biến chuyển rõ rệt. Kể về những kết quả ban đầu, chị Nguyệt không giấu được niềm vui: “Trước đây, tôi bị viêm xoang, điều trị thế nào cũng không bớt. Nhưng vào đây tập được 2 tuần thì bệnh xoang mũi của tôi không còn nữa. Mắt tôi trước đây bị cận đến 2 độ phải đeo kính nhưng thị lực giờ đã được cải thiện rất nhiều. Ngay cả trí nhớ bị giảm sút trong quá trình hóa trị giờ cũng được phục hồi đáng kể. Vui nhất là mái tóc tôi trước đây bị rụng sạch vì hóa chất nay đã mọc trở lại, tôi không phải dùng đến tóc giả nữa”. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những gì người phụ nữ này đạt được sau hơn 3 tháng ngồi thiền. Ngày 19.7 vừa qua, chị Nguyệt đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám thì nhận được kết luận, các vết mờ, nám ở phổi không còn nữa, điều đó đồng nghĩa với việc phổi chị hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. “Ban đầu nhận được kết quả khám bệnh tôi không thể nào tin được nên đã trực tiếp nhờ vị trưởng khoa ung bướu xem bản chụp phim. Ông ấy xem đi xem lại rồi nói tôi không hề bị ung thư phổi. Tôi vẫn chưa tin nên sau đó lại đưa hình ảnh cho phó trưởng khoa xem thì ông ấy cũng nói hệt như vậy. Tôi vẫn còn chút hoài nghi nên đưa cho hai bác sĩ khác trong khoa xem và họ cũng kết luận phổi tôi không có bất cứ tổn thương gì…”. Có được kì tích sau hơn 3 tháng đến với môn học năng lượng trường sinh học, chị Nguyệt càng chăm chỉ luyện tập. Những cơn đau ở chân vẫn thường tìm đến nhưng chị không hề nao núng mà lặng lẽ vượt qua. Vì hoàn cảnh gia đình, chị dự định thời gian tới sẽ về nhà tự luyện tập. Chị tin rằng khi bản thân đã đẩy lùi được tế bào ung thư ở phổi thì chị cũng sẽ từng bước khắc chế được khối u ở chân.
    2 likes
  5. Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Dưới đây là trích đoạn trong toàn bộ Video của buổi tọa đàm, phần giáo sư Trần Đình Hiếu phát biểu ý kiến, để quí vị và anh chi em tham khảo. Quan điểm của tôi đã xác định rất rõ ràng ở các bài viết trên. Toàn bộ video quay về cuộc tọa đàm sẽ được hoàn tất vào ngày mai. Chúng tôi cũng sẽ đưa lên đây.
    2 likes
  6. Tuyên bố chung về vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ 5 (TTXVN/Vietnam+) lúc : 01/08/14 11:21 Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, ngày 31/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cùng người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj đồng chủ trì vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ năm. Hai ngoại trưởng đã tiến hành cuộc hội đàm kéo dài gần một giờ, trước khi chủ trì cuộc đối thoại, theo đó phái đoàn hai bên tập trung thảo luận các “sáng kiến” trong những lĩnh vực chủ chốt; thăm dò khả năng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại, năng lượng, đầu tư, khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề toàn cầu, như chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu. Hai bên cũng thăm dò những “lĩnh vực mới” và sáng kiến mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trước chuyến thăm nhiều kỳ vọng của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ vào tháng 9 tới. Kết thúc cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã ra Tuyên bố chung, với những nội dung chính như sau: Hai bên thừa nhận rằng việc chính phủ mới lên cầm quyền tại Ấn Độ đã tạo cơ hội độc nhất vô nhị để “tiếp năng lượng” cho mối quan hệ Ấn-Mỹ. Hai bên tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Barack Obama tại Washington D.C vào tháng 9 tới sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương; mong muốn chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tháng Tám sẽ thảo luận kỹ hơn về các cuộc tập trận quân sự chung, buôn bán vũ khí, cùng sản xuất và cùng phát triển thiết bị quân sự, nghiên cứu công nghệ mới cho quốc phòng theo tinh thần Tuyên bố chung cấp cao về hợp tác quốc phòng được đưa ra hồi tháng 9/2013. Phải đối mặt với nguy cơ chung từ chủ nghĩa khủng bố, Ngoại trưởng hai nước cam kết tăng cường nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), chủ nghĩa khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, tội phạm xuyên biên giới... Tuyên bố hoan nghênh hoạt động liên tục của Nhóm làm việc chung chống khủng bố (CTJWG) và cuộc họp sắp tới của Nhóm trong năm nay; hoan nghênh kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại an ninh nội địa cấp bộ trưởng. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an ninh mạng và giảm tội phạm mạng. Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã đánh giá lại những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tham gia từng bước vào Nhóm các nước cung ứng hạt nhân (NSG) và Cơ chế kiểm soát công nghệ hạt nhân (MTCR). Ông Kerry tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Ấn Độ tham gia các nhóm này và hoan nghênh quyết định mới đây của Ấn Độ phê chuẩn nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ông Kerry hoan nghênh chính phủ Ấn Độ quyết định nâng trần đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, đường sắt, thương mại điện tử và bảo hiểm. Hai bên nhất trí xác định những lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong lĩnh vực chế tạo và hạ tầng; tìm cách trao quyền cho Diễn đàn Tổng giám đốc Ấn-Mỹ xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry quyết định sẽ thảo luận những quan ngại về thương mại và kinh tế trên tinh thần đối tác, kể cả tại Diễn đàn chính sách thương mại cấp bộ trưởng tại Ấn Độ mà chính phủ hai nước hy vọng sẽ diễn ra trong mùa Thu năm 2014, trong đó tập trung thảo luận các vấn đề chủ chốt về thương mại và đầu tư. Hai bên dự định sẽ mở rộng đối thoại thương mại; nhất trí Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị tiếp theo của Nhóm hợp tác về công nghệ cao vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ hiệp định hạt nhân dân sự Ấn-Mỹ; mong muốn thúc đẩy cuộc đối thoại giữa chính phủ với chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ấn Độ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những tiến bộ trong cuộc đối thoại song phương về an toàn hạt nhân; hoan nghênh sự hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ trong quan sát Trái Đất, khám phá vũ trụ. Hai bên xác định phát triển giáo dục và kỹ năng là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác trong tương lai. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry thừa nhận rằng mối quan hệ đối tác chiến lược thực sự giữa Ấn Độ và Mỹ là đóng góp quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Nam Á, châu Á và toàn cầu. Hai bên tái khẳng định cam kết cùng ủng hộ các nước đối tác như Afghanistan, Kenya, Liberia và Malawi. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản phải hợp tác cùng nhau để xây dựng hệ thống giao thông và thương mại giữa Nam Á và ASEAN thông qua Myanmar, trong đó có các hành lang phát triển kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết bảo đảm rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục đóng vai trò hiệu quả trong duy trì hòa bình và an ninh theo Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Kerry tái khẳng định Mỹ mong muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cải tổ sẽ bao gồm Ấn Độ là thành viên thường trực. Hai Ngoại trưởng tái khẳng định sự ủng hộ đối với một nước Afghanistan độc lập, thống nhất và có chủ quyền; lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức; bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình bất ổn tại Iraq, bạo lực gia tăng tại Dải Gaza và Syria… Hai bên nhất trí sẽ tiến hành vòng đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ sáu tại Washington vào năm 2015./. =================== Cô gái Ấn Độ vào cuộc chơi trong "Canh bạc cuối cùng" vì quyền lợi của chính họ. Như vậy, ngay cả các chính khứa của những siêu cường suy nghĩ và tạo ra những sự kiện cũng không nằm ngoài những quy luật có thể tiên tri. "Định mệnh có thật hay không?" là tựa của cuốn sách do Lão Gàn đang mần cái tác thật, chứ không phải tác giả. Một lý thuyết thống nhất tổng hợp tất cả các quy luật vũ trụ, tất nhiên nó có thể tiên tri tất cả mọi thứ. Từ chổi cùn, giẻ rách, tình duyên dang dở, giầu nghèo, thất nghiệp hay làm xếp lớn...cho đến mọi mối quan hệ của con người, xã hội và cả thời thế.....đều quay cuồng trong những quy luật của tự nhiên . "Có tính quy luật thì mới có khả năng tiên tri", ấy là cái khoa học nó bảo thế và đã được "khoa học công nhận". Ngài Lê Nin nói: "Nếu con người nắm được những quy luật của tự nhiên thì sẽ ứng dụng những quy luật đó để phục vụ cuộc sống của mình". Điều này tương tự như SW Hawking cũng nói: "Nếu con người phát hiện lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng nó trong việc điều hành xã hội của chúng ta". Đây là sự trùng hợp giữa tư duy khoa học và triết học . Vấn đề những quy luật đó mang tính tổng hợp hay chỉ có tính cục bộ, hoặc thực tế mặt mũi của lý thuyết thống nhất sẽ như thế nào thì vấn đề còn bàn (Ngoại trừ Lão Gàn). Nhưng chính sự xác định Lý thuyết thống nhất đã xác định sự tổng hợp những quy luật vũ trụ với khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Chính là định mệnh đã an bài. Khi con người khi biết được lý thuyết thống nhất - tức biết được rất rõ những quy luật chi phối vũ trụ và con người - thì mới có thể giải quyết được tất cả những vấn nạn do chính con người tạo ra. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa trong nội dung của câu sấm Trạng: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Hiểu không? Không hiểu thì đi chỗ khác, để Lão Gàn yên thân nhậu tiếp với chuối xanh chấm muối ớt. Lão đây không cố gắng thuyết phục những con bò. =================== PS: Lão Gàn cần phát biểu thêm rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất là một liên hệ nhân quả. Không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì cũng là định mệnh đã an bài - "Chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không".
    2 likes
  7. Bây giờ là 23g 45 phút, tính lịch Tây thì vưỡn thuộc ngày mùng 3. 8. 2014. Cách đây 15 phút, có một tin nhắn của chị tôi: "Em mở VTV3, đang nói chuyện về Phong thủy". Tôi mở ra xem thấy một cô áo xanh lá cây đang nói chuyện với một anh đầu trọc. Anh ta nói - đại ý: "Phong thủy là sự tổng hợp rất nhiều yếu tố con người và xã hội. thí dụ em tuổi Quí Hợi mạng Hỏa, mặc áo xanh thuộc Mộc. Mộc sinh Hỏa em sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống. Phong thủy là những quan niệm như vậy, trải nghiệm thực tế, người ta thấy đúng, người ta theo....". Tôi vội bảo bà xã tắt đài. Bởi vậy, chỉ có một đoạn ngắn thế này viết ở đây.
    1 like
  8. Đuổi muỗi bằng tinh dầu sả cực kỳ hiệu quả, dễ làm. 09:55 AM 28/03/2011 #1 Nhà tớ có vườn nên muỗi nhiều, muỗi lại yêu tớ nhất nhà nên cũng khốn khổ bao nhiêu năm nay. Tớ áp dụng tất cả các cách trừ muỗi hiện có trên thị trường đều thấy tốn tiền và lích kích. Nay tớ tìm ra cách trừ muỗi đơn giản , hiệu quả , sạch sẽ , không độc hại, thấy nhiều người cũng khốn khổ vì muỗi nên đưa lên đây cho mọi người tham khảo và tự làm. Từ các thể loại nhang muỗi , thuốc xịt , thuốc xoa trên da ... cũng chỉ được một lúc mà thấy khó chịu cho người , nhất là trẻ em. Có thể còn độc hại vì trong các thuốc đó không biết họ cho những gì, nhang muỗi còn bị khói. Sau khi tìm khắp trên mạng và áp loại thuốc xịt của nước ngoài bằng tinh dầu sả ( cây sả ). Tớ lấy vài hộp thuốc cũ , khoan lỗ trên nắp , cắt mấy đoạn băng y tế chập lại luồn qua như kiểu bấc (tim) đèn dầu. Điều chỉnh cái tim cao khoảng từ 0,5 đến 1 cm, tùy theo mình muốn tinh dầu tỏa ra nhiều hay ít. Để vào mỗi góc phòng chỗ kín đáo . Mỗi phòng chỉ cần 1 lọ. Chỉ cần mùi rất ít , thoang thoảng và có khi mình không cảm nhận thấy có mùi dầu sả trong phòng nhưng muỗi cũng đi hết, vì muỗi cũng rất thính. Nhà mình phòng từ 15 đến hơn 30 m2 nhưng thấy muỗi đều đi hết. Mặc dù cửa nhà vẫn mở thoải mái. Dầu sả lít thì của VN , mua tại các cửa hàng y tế. Ở SG tớ mua ở Tô Hiến Thành giá 75.000/ lít, hoặc có thể chợ Kim biên cũng có. Một lít làm được hơn chục lọ, như vậy quá hiệu quả. Vài tháng mới phải thăm và châm thêm nếu thấy trong lọ hết dầu. Mình thấy cách này hay và hiệu quả hơn các loại khác, tìm khắp trên mạng không thấy nên đưa lên để mọi người áp dụng. Hy vọng nhiều người không bị muỗi làm khổ.
    1 like
  9. Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản Thứ Bẩy, 02/08/2014 - 14:51 Mục tiêu “nước lớn quân sự” đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể. Ngày 4/4/2014, Nhật Bản đã công bố “Sách xanh Ngoại giao”, thể hiện sự quan ngại của Nhật Bản về tham vọng biển của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Trước đó, ngày 17/12/2013 Nhật Bản đã đưa ra chiến lược an ninh mới với trung tâm là chính sách ngoại giao và quốc phòng, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực và thế giới. Giới phân tích cho rằng đây là những bước chuyển quan trọng theo hướng đưa Nhật Bản trở thành “nước lớn về quân sự”. Mục tiêu “nước lớn quân sự” đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu (ảnh:rte.ie) Từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ” Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật - Mỹ đã bị che lấp bởi cục diện đối đầu hai cực. Báo chí Trung Quốc lúc đó tuyên truyền rằng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản lệ thuộc vào Mỹ và “chỉ có thể nghe theo Mỹ”. Trước năm 1970, dưới “cái ô bảo vệ an ninh” của Mỹ, Nhật Bản thực hiện “đường lối Yoshida” với những nội dung: Ưu tiên phát triển kinh tế, kiểm soát tăng trưởng quân bị quá nhanh, áp dụng thái độ kín tiếng trong các vấn đề quốc tế, nên không thể có chiến lược an ninh độc lập. Cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, Mỹ ngày càng không thể cung cấp và bảo đảm an ninh đầy đủ cho Nhật Bản (nhất là từ sau chiến tranh Việt Nam), bản thân Nhật Bản cũng tìm cách độc lập hơn về chính trị, kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả quốc phòng. Ngay từ tháng 6/1980, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản đã trình báo cáo nghiên cứu mang tên “Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp” (Báo cáo 80), trong đó nhấn mạnh, “Nhật Bản cần thiết phải tự bảo đảm an ninh và ổn định quốc gia, sử dụng tổng hợp sức mạnh kinh tế, sức mạnh ngoại giao và sức mạnh sáng tạo văn hóa”. Từ đó, Nhật Bản đã bắt đầu hoạch định chiến lược an ninh quốc gia sau chiến tranh. “Báo cáo 94” của Nhật Bản (1994) đã đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động”, trong đó đã thể hiện tư tưởng “an ninh hợp tác” đậm đặc hơn, tự chủ phòng vệ bắt đầu được coi trọng. “Báo cáo 04” (2004) đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất”, trong đó nhấn mạnh, thông qua kết hợp giữa “tự nỗ lực” bản thân với “quan hệ đồng minh” và “hợp tác quốc tế”, thực hiện hai mục tiêu, nhiệm vụ lớn gồm “Bảo vệ an ninh Nhật Bản” và “Cải thiện môi trường an ninh quốc tế”, tự chủ phòng vệ được nâng lên vị trí quan trọng. “Báo cáo 09” và “Báo cáo 10” đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng”, trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động hơn bảo vệ an ninh tự thân, xác lập vị trí cốt lõi của tư duy “tự phòng vệ”. Từ “phòng thủ lãnh thổ” đến “can dự bên ngoài” Từ những năm 1990, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài như gìn giữ hòa bình quốc tế, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp quốc tế, chi viện chống khủng bố, hộ tống chống cướp biển. Do đó, trên thực tế Nhật Bản đã hoàn thành chuyển đổi từ “phòng vệ lãnh thổ” sang “can dự nước ngoài”. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành một lực lượng vũ trang có sự kết hợp trong nước và ngoài nước về chức năng phòng thủ và tấn công. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài (ảnh: AFP) Nhật Bản đã xây dựng một căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Cộng hòa Djibouti kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng tham gia diễn tập song phương với một số nước và tiến hành thăm viếng hải quân. Sự phát triển chuyển đổi chức năng của Lực lượng Phòng vệ có thể thấy được thông qua nội dung chính của 4 bộ “Đại cương kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản, bao gồm: (1) “Đại cương 76” (1976) đưa ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã xác định chức năng của Lực lượng Phòng vệ là “chống xâm lược” và “đánh trả xâm lược hạn chế”. Đặc điểm hướng nội được xác định rất rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới môi trường chiến lược của Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh Lạnh và năng lực của Lực lượng Phòng vệ cũng phù hợp với nguyên tắc chiến lược “chuyên phòng thủ”. (2) “Đại cương 95” (1995) giai đoạn đầu sau Chiến tranh Lạnh, chức năng của Lực lượng Phòng vệ đã trở thành “bảo vệ an ninh Nhật Bản”, “ứng phó với thiên tai quy mô lớn” và “xây dựng môi trường an ninh ổn định hơn”. Có thể thấy, Nhật Bản đã đưa việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài vào tầm nhìn dài hạn. (3) “Đại cương 04” (2004) sau sự kiện 11/9/2001 đã xác định 3 chức năng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Ứng phó có hiệu quả với “các mối đe dọa mới và nhiều tình thế”; Phòng bị những tình huống xâm lược chính quy; “Chủ động, tích cực và hiệu quả trong việc cải thiện môi trường an ninh quốc tế”. Thông qua tham gia mang “tính tự chủ” vào các vấn đề an ninh quốc tế, những “đóng góp quốc tế” rộng mở mà mơ hồ trước đây của Lực lượng Phòng vệ đã trở nên ngày càng rõ nét hơn. (4) “Đại cương 10” (2010) ra đời trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á–Thái Bình Dương và quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ không ngừng được củng cố, tăng cường. Đại cương đã xác định 3 chức năng lớn trong thời kỳ mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: “Răn đe có hiệu quả và ứng phó các loại tình huống”; “Bảo vệ môi trường an ninh khu vực châu Á–Thái Bình Dương”; “Cải thiện môi trường an ninh toàn cầu”. Điều đó cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành lực lượng cốt lõi bảo đảm an ninh quốc gia ở bên trong, xây dựng môi trường an ninh ở bên ngoài, “can dự nước ngoài” trở thành chức năng chính của họ, chiến lược “mở rộng” ra bên ngoài đã từng bước hình thành. Từ “lực lượng phòng vệ” đến “quân đội chính quy” Cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi từng tuyên bố, “Tôi cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên thực tế chính là quân đội. Đây là vấn đề đương nhiên và Hiến pháp Nhật Bản sớm muộn sẽ phải thừa nhận Lực lượng Phòng vệ là quân đội”. Quan điểm này đang được Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe kế thừa. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện, Thủ tướng Abe và đảng Tự do Dân chủ (LDP) rất có khả năng sử dụng ưu thế mang tính tổ chức của họ trên cả nước, truyền bá tư tưởng sửa đổi Hiến pháp đến toàn dân, đồng thời đưa ra nhiều khái niệm như “quân đội chính quy”, “quân đội phòng vệ” để phân tán sự quan ngại của người dân đối với việc “quân đội hóa” Lực lượng Phòng vệ. Từ “lực lượng phòng vệ” đến “quân đội chính quy” Nhật Bản (ảnh:journal-neo.org/) Khi xem xét đến chuyển đổi tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, có một sự thực cơ bản cần phải thừa nhận là: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hoàn thành sự chuyển đổi tính chất và ý nghĩa thực của nó. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay đã mang dáng dấp của một quân đội chính quy hiện đại, có đầy đủ các quân binh chủng, biên chế thể chế hoàn bị, năng lực tác chiến mạnh, vũ khí trang bị tiên tiến. Hiện nay, ngoài vũ khí hạt nhân và vũ khí mang tính tấn công chiến lược, thực lực phòng vệ của Nhật Bản đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới (riêng Hải quân đứng thứ 3 thế giới). Trong tương lai, Nhật Bản sẽ thông qua phát triển có trọng điểm các trang bị trên biển, trên không cỡ lớn, tầm xa và thông tin hóa như: Máy bay vận tải, tàu chiến cỡ lớn, tên lửa tầm trung và tầm xa; tăng cường năng lực điều động chiến lược; khắc phục điểm yếu trên phương diện vũ khí mang tính tấn công; duy trì ưu thế vũ khí khi tác chiến trên biển, trên không. Từ phát triển công nghiệp quốc phòng đến xuất khẩu vũ khí Từ những năm cuối thế 20, đầu thế kỷ 21, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có kế hoạch nới lỏng từng bước “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”. Hoạt động xuất khẩu vũ khí và hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị của Nhật Bản từng bước được đẩy nhanh. Ngày 26/7/2013, Ủy ban Nghiên cứu Phương hướng Phát triển Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trình Chính phủ Nhật Bản báo cáo định kỳ về sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản “cần nhanh chóng tăng cường nền tảng công nghệ và sản xuất quốc phòng của lực lượng phòng vệ tiềm năng”, “xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định giữa chính phủ và tư nhân, tích cực thúc đẩy quân sự chuyển sang dân sự trang bị quốc phòng, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các tổ chức công nghiệp quốc phòng”. Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục tiêu chuyển từ “tự tiêu hóa” sang “cạnh tranh nước ngoài” của vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất sẽ được gấp rút triển khai thực hiện, sự chuyển đổi trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản cũng sẽ được đẩy mạnh và Nhật Bản sẽ nhanh chóng khẳng định vị thế của một cường quốc quân sự trên thế giới. Ngày 1/4/2014, Chính phủ Nhật Bản chính thức phê duyệt Chính sách mới về xuất khẩu vũ khí nhằm làm thay đổi đáng kể những hạn chế trong việc xuất khẩu vũ khí và tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Chính sách mới này tập trung vào việc sửa đổi “3 nguyên tắc” cấm xuất khẩu vũ khí được lập ra năm 1967, thay vào đó, những đối tượng mà Nhật Bản được phép xuất khẩu vũ khí bao gồm: Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Tổ chức cấm vũ khí hóa học… và các quốc gia được cộng đồng quốc tế giao đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể nào đó: (1) Chính phủ Nhật Bản có thể cấp phép xuất khẩu một số loại vũ khí của mình cho các quốc gia và tổ chức quốc tế, với điều kiện là họ không đứng về phía nào hoặc tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang cũng như đảm bảo vũ khí xuất khẩu của Nhật Bản không bị chuyển giao cho bên thứ ba. (2) cho phép xuất khẩu vũ khí chỉ khi các vũ khí này phục vụ mục đích đóng góp cho hợp tác quốc tế, sử dụng trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế và các lợi ích an ninh của Nhật Bản. (3) Nhật Bản có thể đưa các thiết bị quân sự đang bị hư hỏng ở trong nước ra nước ngoài sửa chữa, cũng như cung cấp vũ khí cho các tổ chức quốc tế và các quốc gia có biên giới nằm gần đường thương mại hàng hải quốc tế với Nhật Bản. Sửa đổi “Luật Lực lượng Phòng vệ” Ngày 15/11/2013, Thượng viện Nhật Bản cũng đã thông qua dự luật sửa đổi “Luật Lực lượng Phòng vệ” với đa số phiếu tán thành, trong đó có 2 điểm mới sửa đổi quan trọng: Một là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng biện pháp vận chuyển ở nước ngoài. Khi xảy ra sự cố khẩn cấp ở nước ngoài, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng xe vận chuyển Nhật Bản tại bản địa, trong khi đó theo quy định của luật cũ, đối với sự cố tương tự, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có thể sử dụng máy bay và tàu để vận chuyển, không có vận chuyển đường bộ. Hai là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng đối tượng vận chuyển ở nước ngoài trong tình huống khẩn cấp. Theo đó, ngoài người Nhật Bản và người nước ngoài “cần bảo vệ”, đã tăng thêm “thân nhân và các nhân viên có liên quan khác”, trong đó có thân nhân, nhân viên doanh nghiệp và bác sĩ của Nhật Bản đến gặp các kiều dân tại bản địa. Điều kiện vận chuyển là “tình hình có thể vận chuyển an toàn”. Như vậy, mục tiêu “nước lớn quân sự” đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể. Ngày nay, trước sự lấn lướt của Trung Quốc và sự hạn chế thực lực của Mỹ tại khu vực, khiến Nhật Bản thấy sự cần thiết phải thể hiện vai trò “chia sẻ trách nhiệm” của mình đối với đồng minh chủ chốt, nhằm bảo vệ chủ quyền của Nhật Bản và đóng góp “chủ động, tích cực” đảm bảo an ninh, ổn định khu vực và thế giới./. Theo CTV Nguyễn Nhâm VOV.VN =================== Duyệt! Lão Gàn bỏ một phiếu cho sự phát triển của Nhật Bản thành siêu cường đúng nghĩa. Không phải bây giờ, mà từ lâu rồi - sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh - Lão Gàn đã nhận thấy sự quan trọng của nước Nhật để cân bằng Âm Dương. Đó là nguyên nhân để trong dự báo động đất kinh hoàng sẽ xảy ra vào năm 2011, Lão Gàn đã trừ Việt Nam và Nhật Bản. Thái độ chú quan, duy ý chí của Lão Gàn thất bại thì ngay sau đó bù lại, Lão Gàn xác định không quá ba năm, nước Nhật sẽ phục hồi và trở thành siêu cường ở Châu Á Thái bình Dương. Thái Dương thần nữ sẽ phù hộ nước Nhật.
    1 like
  10. Chiều hôm qua, tôi đi xem phong thủy chọn nhà cho một thân chủ. Đến một ngôi nhà, chí nhìn qua hình dáng bên ngoài, tôi nói ngay: Không cần vào xem. Ngôi nhà này hoặc là chủ không ở đây, còn nếu vào ở thì tán gia bại sản. Bà hàng xóm thì ca ngợi chủ nhân ngôi nhà hết lời. Nào là rất giầu có, nhiều nhà và biệt thư...vv...khiến tôi cứ tưởng mình phán sai. Thế này thì mất hết...."rùa" tín. Nhưng tôi lại gặp may, thân chủ tôi lại biết rõ chủ ngôi nhà này. Anh ta nháy tôi ra chỗ khác và nói: Chú nói đúng! Ông này bây giờ chẳng còn gì cả, sau khi vào nhà này ở một năm. Cả buổi chiều, tôi chẳng chọn được căn nhà nào vừa ý. Thấy thân chủ tôi có vẻ hơi buồn, tôi nói: Này chú! Nếu tôi gật đầu với một căn nhà thì chắc chắn chú sẽ nhờ tôi làm phong thủy và tôi có vài chục triệu. Tôi không gật vì lương tâm của tôi. Chú chịu khó đi tìm nhà khác. Còn đây là nhà của ông Chu Vĩnh Khang, con Hổ thành tinh trên chính trường Tàu. Phong thủy cực kỳ xấu. Qua đó để thấy phoengshui Tàu lục địa dở hơi như thế nào. Anh chị em Địa lý Lạc Việt cao cấp chắc đủ khả năng phân tích điều này. Ra Hanoi đợt tới tôi sẽ phân tích phong thủy của nhà ông Chu Vĩnh Khang để anh chị em tham khảo. Thứ bảy, 2/8/2014 | 10:45 GMT+7 Chu Vĩnh Khang, một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc vừa bị điều tra, từng cho sửa sang nhà cửa, phần mộ gia tiên, thậm chí đào hẳn một con sông để tạo phong thủy thuận lợi cho đường tiến thân. Chu Vĩnh Khang, tên thật là Chu Nguyên Căn, sinh năm 1942, người làng Tây Tiền Đầu, thành phố Vô Tích, thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Trong ảnh là bia đá ghi tên làng, cao gần 2 m, rộng 1,5 m. Làng này có 112 hộ gia đình, nhân khẩu 385 người. Làng Tây Tiền Thủ mới đào sâu con sông này, trước đây nó từng là con mương chết. Người trong thôn đều nói con sông này đào riêng cho nhà họ Chu. Dân làng ở đây rất trọng phong thủy, họ nói dòng nước có ra có vào thì phong thủy mới tốt. Con đường dẫn thẳng đến nhà họ Chu, được người dân địa phương gọi là "Đại lộ Nguyên Căn". Ngôi làng này trước đây là vùng quê hẻo lánh, muốn ra thành phố phải mất nửa ngày đường. Tuy nhiên từ năm 2009, chính quyền cho xây dựng hai con đường lớn, một đường 6 làn xe dẫn thẳng vào nhà họ Chu, nối với một đường 8 làn ra đường cái, dân làng muốn lên thành phố cũng thuận tiện hơn nhiều. Nhà họ Chu có 2 dinh thự: một ở phía đông, gần con sông, thường xuyên để trống, một ở phía tây, là nơi Chu Nguyên Thanh, em trai Chu Vĩnh Khang, ở. Năm 2010, hai căn nhà cũ trước đây bị san bằng, trong vòng một năm dựng mới lại hai căn biệt thự này. Dinh thự nhà họ Chu có diện tích chỉ khoảng 170 m2, xây dựng rất cầu kỳ, mang đặc trưng của đất Giang Nam như tường trắng, ngói xám, đặc biệt có hai cây long não lớn, thân cây có đường kính lên tới 70 cm, trong làng không nhà nào có cây to như thế cả. Camera an ninh gắn khắp nơi trong sân vườn. Trước đây thường xuyên có nhiều xe ô tô đến thăm viếng gia đình, hầu hết đều là quan chức hoặc thương gia. Thế nhưng từ đầu năm nay, chẳng có mấy người qua lại nữa, người dân trong làng cảm thấy rất kỳ lạ. Cửa nhà họ Chu lúc nào cũng đóng kín. Người làng cho biết nhà họ Chu sống rất biết điều với làng xóm, tuy nhiên không mấy khi qua lại với láng giềng. Một thanh niên đang chụp ảnh trước vườn nhà họ Chu. Trong ảnh là phần mộ gia tiên nhà họ Chu ở khu vườn trúc sau thôn. Những năm 90 của thế kỷ trước, Chu Vĩnh Khang từng mời một lão hòa thượng tới xem mộ, lão hòa thượng phán tướng mạo Chu Vĩnh Khang rất đẹp, nhưng chỉ làm đến cấp phó được thôi, do phần mộ gia tiên không tốt. Ông Chu nghe xong nhiều lần gọi điện thúc giục hai cậu em sửa sang lại mộ, chặt bỏ mấy cây dâu, trồng thêm 4 cây long não, đồng thời làm lại bia mộ. Từ sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin cựu ủy viên ban thường vụ Bộ Chính trị bị tạm giữ điều tra vì tội tham nhũng, nhiều người lạ hiếu kỳ kéo đến xem nhà họ Chu. Hồng Hạnh (Ảnh: Ifeng)
    1 like
  11. Trong văn hóa truyền thống Việt * An Dương Vương cầm sừng tê Bẩy tấc đứng trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển. * Ba chìm, bẩy nổi. * Ba hồn, bẩy vía. * "Chữ trinh kia cũng có ba, bẩy đường" - Truyện Kiều. * Tam tòng, tứ đức = Bẩy. * Trên Hà Đồ, phương Nam biểu tượng của văn hóa, tri thức chính là con số 7. * "Bẩy" động từ trong tiếng Việt: "Dời non, bẩy núi" , đòn bẩy * "Bảy" hình dung từ: Lảy bảy như Cao Biền dậy non". * Bảy x Bảy = 49. Đây là số Đại diễn trong Lý học Việt (kinh Dịch) và ứng dụng rất nhiều trong văn hóa tín ngưỡng Việt: 49 ngày là con số dùng trong nhiều sự kiện, thí dụ: Cúng 49 ngày cho người mất.... *...... Năm nay, Thái Tuế chiếu phương Bính Ngọ. Tức là gây tương tác mạnh đến con số 7.
    1 like
  12. Một lý thuyết, hay một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng khi nó giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính hệ thống, nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri. Sự phát hiện của giáo sư Trần Đình Hiếu trong buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" , với tôi chỉ có tác dụng giảm bớt những sự phản biện ngớ ngẩn của những kẻ lười tư duy và không đủ khả năng thẩm định tính chân lý, nên hoài nghi. Cá nhân tôi không có tranh giành với các học giả Trung Quốc về cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương để giành phần thắng, nên không cần phải được họ thừa nhận hay không thừa nhận. Tôi chứng minh cho một chân lý, chứ không phải giành hơn thua với các học giả Trung Hoa. Tôi cũng không nhằm mục đích đạt được một thứ danh vọng cho tôi, khi mục đích của việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương không hề đơn giản như đi tìm "Hạt của Chúa" và "sự sống trên sao Hỏa". Vấn đề tìm "Hạt của Chúa' và "sự sống trên sao Hỏa" là điển hình của dạng tư duy trực quan đơn giản được thể nghiệm bằng phương tiện kỹ thuật phức tạp. Nhưng rất tiếc, đây lại là điều được ngộ nhận là "khoa học công nhận". Nếu Nasa nhìn thấy một đám vi sinh vật lúc nhúc trong một kẹt đá trên sao Hỏa thì gọi là "có sự sống trên sao Hỏa"; không nhìn thấy thì bảo không. Rõ ràng là dạng tư duy trực quan đơn giản, được thể nghiệm bằng những phương tiện kỹ thuật tiên tiến. Lý học Đông phương, nhân danh lý thuyết thống nhất, có cội nguồn văn hiến Việt xác định ngay từ đầu" "Không có Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa". Với phương pháp thể nghiệm của một cơ quan khoa học quốc tế hàng đầu là Nasa và cơ quan khoa học châu Âu CERN, cho thấy tính sơ khai của nền văn minh hiện đại, so với tính siêu việt của nền văn minh Đông phương. Chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là mục đích của tôi, nhưng nó sẽ không dừng lại ở việc xây một tượng đài để tôn vinh một thời huy hoàng của Việt tộc. Mà còn là xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Để xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất, cần những trí huệ thực sự sáng suốt của các nhà khoa học hàng đầu đã đặt vấn đề về lý thuyết thống nhất, có thể trong số đó, không có học giả người Trung Hoa. Đương nhiên Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất vũ trụ là mối liên hệ nhân quả không thể tách rời. ============== PS: Xin đừng hỏi bà bán xôi về tầm quan trọng của "ba định luật Newton", cho dù bà ấy có thể học hết PTTH.
    1 like
  13. Kính báo với anh chi em và quí vị. Diễn đàn đã tạm hoàn chỉnh, anh chị em và quí vị có thể tiếp tục đưa các bài viết của mình lên diễn đàn. Nếu còn gì bất tiện, hoặc chưa post bài được, quí vị và anh chị em có thể đưa vấn đề trong mục này, hoặc "Thắc mắc , thông báo lỗi".
    1 like
  14. Khái niệm Đạo là sự vận động của tự nhiên. Khái niệm Đức là sự tổng hợp nhận thức của con người về các quy luật của tự nhiên và xã hội để lập Đức. Bởi vậy, có câu : "Trên có bậc lập Đức, dưới có bậc lập công"; hoặc "Tiên lập đức, hậu lập ngôn". Gọi là "Đạo đức" vì nhân quy luật tự nhiên - bao hàm cả quy luật tâm sinh lý - mà đưa ra những gía trị đạo đức trong giáo dục. Nếu không thuận theo tự nhiên thì không gọi là "Đạo đức".
    1 like