-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 03/08/2014 in all areas
-
Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Dưới đây là trích đoạn trong toàn bộ Video của buổi tọa đàm, phần giáo sư Trần Đình Hiếu phát biểu ý kiến, để quí vị và anh chi em tham khảo. Quan điểm của tôi đã xác định rất rõ ràng ở các bài viết trên. Toàn bộ video quay về cuộc tọa đàm sẽ được hoàn tất vào ngày mai. Chúng tôi cũng sẽ đưa lên đây.3 likes
-
LỜI MỞ ĐẦU. Chúng tôi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề này, bằng sự giới thiệu về một buổi tọa đàm khoa học ngày 25. tháng 7 2014 tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ. Diễn giả chính là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Buổi tọa đàm do báo Tiasang tổ chức và được sự tài trợ chính là Cty Tri thức giáo dục và Văn hóa Việt, ngoài ra là Cty thực phẩm chức năng Hansun tài trợ quà cho các đại biểu. Trong nội dung trình bày, tôi chỉ nói lại một cách tóm tắt, nhưng có hệ thống những gì tôi đã trình bày trên diễn đàn, trong các sách đã xuất bản, nhằm xác định: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tim kiếm. Dưới đây là hình ảnh buổi tọa đàm kéo dài từ 14g 30 đến qua 18g 30 cùng ngày. Mở đầu buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Tiasang giới thiệu nội dung và diễn giả. Tiếp theo là anh Nguyễn Thế Trung, giám đốc TTNC LHDP và là Tổng giám đốc Cty Điện tử và công nghệ DTT phát biểu ý kiến về luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chủ nhân đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch sẽ được trình bày tóm lược trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Nội dung chi tiết và chủ yếu được thể hiện trong cuốn "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành trong nay mai. Tiếp theo là phần trình bày của tôi. Tôi trình bày ba tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh. Ba tiêu chí đó là: 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi lần lượt chứng minh nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Từ lịch sử hình thành học thuyết rất mơ hồ và mâu thuẫn. Cho đến nay, những nhà nghiên cứu Hán hiện đại vẫn không thể xác định được thời điểm ra đời của thuyết ADNH trong lịch sử văn minh Hán.(Tiêu chí 1); Cho đến nay nền văn minh Hán vẫn không hề có một cuốn sách nào trình bày có hệ thống - dù chỉ là tóm lược - về thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ không thể phục hồi được học thuyết này (Tiêu chí 2); Cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành được mô tả qua các bản văn chữ Hán hết sức mơ hồ; thậm chí ngay những danh từ mô tả những khái niệm thuộc về thuyết ADNh trong bản văn chữ Hán đến nay vẫn chưa lý giải được, như: Khái niệm Khí, Thái cực, Lưỡng Nghi...vv...(Tiêu chí 3). Từ đó, tôi khẳng định rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào? Khi mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều cho là nền văn hóa của họ là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương?! Tôi rất cảm ơn những vị học giả, những nhà nghiên cứu đã lắng nghe buổi thuyết trình của tôi. Cũng trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi chứng minh thuyết ADNH thuộc về nền văn hiến Việt. 1/ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của những gía tri tri thức của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 1). 2/ Nền tảng tri thức của nền văn minh này còn lưu truyền qua những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt là cơ sở phục hồi một cách hoàn chỉnh thuyết ADNH và kinh Dịch (Tiêu chí 2). Tôi trình bày đồ hình AD Việt trải rộng trên khắp Đông Á và Đông Nam Á chứng tỏ một nền văn minh phi Hán đã tồn tại trước Hán. Ngay bây giờ trên đất Hanoi này, di sản văn hiến Việt trong văn hóa truyền thống cũng chứng tỏ điều này..... Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác..... Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng. 3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3). Giáo sư Nguyễn Khắc Mai được mời phát biểu ý kiến. Ông xác định ông đến đây để nghe và học hỏi, nên không phản biện... Có một vị đặt câu hỏi, tôi trả lời chu đáo; một vị phản biện tôi đã chứng minh luận điểm phản biện sai; còn ba vị tôi thực sự không hiểu họ nói gì. Ngay trong buổi tọa đàm này, một nữ giảng viên sử học phát biểu: Hơn 2000 năm lịch sử của Việt tộc cũng chưa đủ tin cậy. Nên nói gần 5000 năm rất khó thuyết phục.....Tôi phản bác kịch liệt và xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến. Tất cả chi tiết diễn biến đều được quay video , khi làm xong, chúng tôi sẽ đưa lên đây để quý vị tham khảo. Tôi chỉ thừa nhận có một ý kiến phản biện với một cách đặt câu hỏi mang tính phản biện, và tôi đã biện minh rõ ràng. Còn lại là nhưng phát biểu thể hiện một cái nhìn không rõ ràng. Tôi công khai xác định quan điểm của mình về vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là hoàn toán đúng với cá nhân tôi và đúng với tôi, cho đến khi có luận điểm phản bác hợp lý. Tôi cũng công khai xác định rằng: Thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Bởi vì nó đáp ứng một cách hoàn chỉnh tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Người phát biểu cuối cùng là giáo sư Trần Đình Hiến. Ông xác định rằng: Ông không có ý kiến cá nhân, mà chỉ đưa một thông tin khách quan, là: Tháng 4. 2014 Tân Hoa Xã đã tường thuật lại những quan điểm của các học giả Trung Hoa thừa nhận thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán; đồng thời xác nhận Bách Việt mới chính là chủ nhân một thời ở miền nam sông Dương tử...Ảnh chụp lúc 17g 24 tại Hội trường. Giáo sư Trần Đình Hiến đưa nội dung bài báo của các học giả Trung Quốc tên Quang Minh Nhật báo xác định thuyết ADNH không thuộc về Hán tộc. Sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc là một chứng nhân sắc xảo cho luận điểm của tôi. Điều này đã xác định rằng: Từ một góc nhìn khác của chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã chứng tỏ tính khách quan khoa học cho những luận điểm của tôi. Tuy nhiên tôi cần khẳng định rằng: Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.1 like
-
Cám ơn cháu bác vẫn khỏe có vẻ never better, ừ mà cũng lâu quá không thấy cháu xuất hiện, sao cuộc sống gia đình của cháu đều ổn cả chứ !1 like
-
Người phụ nữ tự đẩy lùi tế bào ung thư sau 3 tháng ngồi thiền (LĐĐS) - Số 29 Như Nguyệt - 6:47 AM, 03/08/2014 Cứ ngỡ rằng mình viêm cơ đùi nhưng trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện chị mang khối u ác tính. Sau nhiều lần xạ trị, hóa chất đã không còn tác dụng nên chị được bệnh viện trả về. Chị tuyệt vọng nghĩ đến cái chết và giấu gia đình tự chuẩn bị ảnh thờ cho mình. Tưởng rằng số phận đã được định đoạt thì cơ duyên đưa chị đến với thiền. Rồi niềm tin và nghị lực đã giúp chị viết nên kỳ tích sau 3 tháng luyện tập… http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/nguoi-phu-nu-than-ky-thoat-khoi-ung-thu-nho-duong-sinh-truong-sinh-hoc-225455.bld http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/tu-mot-nguoi-cho-chet-vi-ung-thu-den-mo-lop-day-ung-dung-truong-sinh-hoc-166791.bld http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/chua-benh-bang-phuong-phap-ung-dung-truong-sinh-hoc-ky-2-nguoi-duoc-menh-danh-ba-tien-ao-trang-170081.bld http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/chua-benh-bang-phuong-phap-ung-dung-truong-sinh-hoc-ky-3-kha-nang-ky-dieu-cua-tieu-vu-tru-con-nguoi-171694.bld Chị Nguyệt ngồi thiền đều đặn mỗi ngày. Cà tím “thuốc quý” giúp bạn bỏ thuốc lá, chống ung thư 10 dấu hiệu báo động bệnh ung thư Người phụ nữ thần kỳ thoát khỏi ung thư nhờ dưỡng sinh trường sinh học “Vũ khí” đơn giản chống lại các bệnh ung thư 5 biểu hiện cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung “Bảo bối” giúp phòng chống ung thư Chuẩn bị di ảnh chờ ngày chết Chị Phạm Minh Nguyệt (38 tuổi, số nhà 102 Đông Trì, phường Trần Phú, TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là chị cả trong gia đình có 4 chị em, sau khi tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội chị về công tác tại Viện Kiểm soát Nhân dân TP.Móng Cái. Công việc ổn định, chị lập gia đình với một chàng trai công tác cùng thành phố. Cuộc sống hạnh phúc càng viên mãn hơn sau khi chị sinh 2 cô con gái. Tháng 10.2012, trong một lần tập thể thao, chị Nguyệt phát hiện cơ đùi bên phải bị đau nhức. Chị xuống bệnh viện thành phố khám thì bác sĩ kết luận chị bị viêm cơ đùi và kê đơn thuốc điều trị. Về nhà, vừa uống thuốc đến ngày thứ hai, chẳng những bệnh không hết mà khắp người chị bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Chị lặn lội đến Hà Nội khám lại và được bác sĩ kết luận ở cơ đùi có một khối máu tụ. Do kết quả khám bệnh hai nơi khác nhau, chị đến Bệnh viện 103 khám lại lần nữa. Kết quả như lần trước, bác sĩ ở đây cũng chuẩn đoán chị bị khối máu tụ dưới cơ đùi và khuyên chị phải mổ. Chị đồng ý làm phẫu thuật và đến tháng 1.2013, ca phẫu thuật tiến hành đúng theo lịch định. Cứ nghĩ lên bàn mổ là sẽ điều trị dứt điểm được căn bệnh, nào ngờ đây chỉ là khởi đầu của những bất hạnh về sau của chị. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện trong khối máu tụ ở chân chị Nguyệt có một khối u màu trắng. Khi tiến hành xét nghiệm mới biết khối u được tạo thành từ các tế bào ung thư sarcomma. Chị nằm viện khoảng 10 ngày và trở về nhà ăn tết trong nỗi bất an khôn tả. Ngày mùng 8 Tết, chị vào Bệnh viện K Hà Nội để tiến hành điều trị bằng hóa chất. Sau 4 tháng điều trị, bác sĩ cho chị về nhà nghỉ ngơi và hẹn đến tháng 8.2013 kiểm tra lại. Đúng hẹn, chị đến Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện K Hà Nội khám thì nhận được kết quả khối u ở chân chị có dấu hiệu tái phát dù đã được phẫu thuật và xạ trị. Đau lòng hơn khi chị được thông báo rằng các tế bào ung thư lúc này đã có dấu hiệu di căn qua phổi. Bệnh viện đưa ra cho chị hai sự lựa chọn: Một là nằm viện điều trị, hai là về nhà uống thuốc nam, tất nhiên bác sĩ cũng cho biết hai lựa chọn này đều không mang lại kết quả chắc chắn. Mất niềm tin vào bệnh viện và thuốc tây, chị Nguyệt về nhà dùng các bài thuốc thảo mộc với hi vọng mong manh. Sau một tháng dùng thuốc, không thấy tiến triển gì, đầu tháng 11.2013 chị vào Bệnh viện K tái khám. Kết quả, khối u ở chân vẫn tái phát và di căn qua phổi. “Bác sỹ bảo phổi tôi có nhiều vết nám, mờ; vết to nhất có kích thước 5x4cm, điều đó có nghĩa tôi đã bị ung thư phổi. Bác sĩ chỉ định dùng hóa chất để điều trị, dù không muốn sống với thuốc nữa nhưng tôi chẳng biết làm gì khác…”, chị Nguyệt bùi ngùi nhớ lại. Sau 5 đợt truyền hóa chất, chị đã cảm thấy bớt tức ngực, khó thở. Thế nhưng, đến lúc này bác sĩ đành phải dừng lại với lý do hóa chất không còn tác dụng chị. Kiểm tra lại thì bệnh tình vẫn không có gì thay đổi nên các bác sĩ khuyên chị về nhà tự điều trị. Chị hiểu rằng mình đang bị trả về và cảm thấy mọi thứ với như sụp đổ trước mắt. Rời bệnh viện, chị đi lang thang, thất thểu trên những góc phố, lặng lẽ khóc cho phận mình hẩm hiu. Nghĩ đến cảnh một ngày không còn sống nữa, chị dành thời gian đi gặp bạn bè, người thân lần cuối. Chị còn chụp cho mình một bức chân dung giấu ở cơ quan, để trước lúc mất, gia đình có ảnh mang về thờ tự. Mẹ chị biết chuyện cũng đau lòng vô cùng nhưng chẳng biết làm gì hơn, đành lên chùa xin đặt trước pháp danh cho con để sau này thờ cúng. Ngồi thiền tự đẩy lùi tế bào ung thư Thông qua một người quen, chị Nguyệt biết được lớp học trường sinh học của bà Hồ Thị Thu ở thôn Hội Vân (xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Trong cảnh bế tắc không lối thoát, chị coi đây như một tia sáng cuối cùng cứu vớt đời mình. Tháng 4.2014, chị được chồng đưa vào miền Trung theo học thiền. “Ngày đầu vào Bình Định, tôi được cô Thu động viên an ủi rất nhiều. Cô khuyên tôi hãy quên hết tất cả mọi thứ để lo cho bản thân mình. Mọi người xung quanh ai cũng cảm thông, khích lệ. Chính sự quan tâm đó cùng với nghị lực bản thân mà tôi quyết theo học…”, chị Nguyệt xúc động nói. Sau một tuần học lý thuyết về môn học năng lượng trường sinh học và cách ngồi thiền, chị Nguyệt bước vào luyện tập. Mỗi ngày, chị ngồi thiền đến 8 giờ đồng hồ với 3 lần tập vào các buổi sáng, trưa, chiều. Đau đớn đến tột cùng là cảm giác mà chị Nguyệt chia sẻ về những gian khó trong quá trình luyện tập. Chị Nguyệt kể: “Vừa đặt chân đến nơi tôi đã phải cố gắng thích nghi với cái nóng như thiêu như đốt của miền Trung. Khổ nhất là việc ngồi thiền, ngồi bất động một chỗ khiến vết thương ở chân đau nhức đến tê dại. Tôi cảm nhận rõ rệt như có hàng trăm con kiến đua nhau đốt vào xương thịt mình. Cơn đau này vừa dứt thì cơn đau khác lại ập đến, lúc thưa thớt, lúc dồn dập làm tôi chịu đựng trong vật vã…”. Kiên trì tập luyện với nguyên tắc “tập đúng, tập đều, tập đủ”, bệnh tình của chị có những biến chuyển rõ rệt. Kể về những kết quả ban đầu, chị Nguyệt không giấu được niềm vui: “Trước đây, tôi bị viêm xoang, điều trị thế nào cũng không bớt. Nhưng vào đây tập được 2 tuần thì bệnh xoang mũi của tôi không còn nữa. Mắt tôi trước đây bị cận đến 2 độ phải đeo kính nhưng thị lực giờ đã được cải thiện rất nhiều. Ngay cả trí nhớ bị giảm sút trong quá trình hóa trị giờ cũng được phục hồi đáng kể. Vui nhất là mái tóc tôi trước đây bị rụng sạch vì hóa chất nay đã mọc trở lại, tôi không phải dùng đến tóc giả nữa”. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những gì người phụ nữ này đạt được sau hơn 3 tháng ngồi thiền. Ngày 19.7 vừa qua, chị Nguyệt đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám thì nhận được kết luận, các vết mờ, nám ở phổi không còn nữa, điều đó đồng nghĩa với việc phổi chị hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường. “Ban đầu nhận được kết quả khám bệnh tôi không thể nào tin được nên đã trực tiếp nhờ vị trưởng khoa ung bướu xem bản chụp phim. Ông ấy xem đi xem lại rồi nói tôi không hề bị ung thư phổi. Tôi vẫn chưa tin nên sau đó lại đưa hình ảnh cho phó trưởng khoa xem thì ông ấy cũng nói hệt như vậy. Tôi vẫn còn chút hoài nghi nên đưa cho hai bác sĩ khác trong khoa xem và họ cũng kết luận phổi tôi không có bất cứ tổn thương gì…”. Có được kì tích sau hơn 3 tháng đến với môn học năng lượng trường sinh học, chị Nguyệt càng chăm chỉ luyện tập. Những cơn đau ở chân vẫn thường tìm đến nhưng chị không hề nao núng mà lặng lẽ vượt qua. Vì hoàn cảnh gia đình, chị dự định thời gian tới sẽ về nhà tự luyện tập. Chị tin rằng khi bản thân đã đẩy lùi được tế bào ung thư ở phổi thì chị cũng sẽ từng bước khắc chế được khối u ở chân.1 like
-
Tuyên bố chung về vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ 5 (TTXVN/Vietnam+) lúc : 01/08/14 11:21 Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, ngày 31/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cùng người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj đồng chủ trì vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ năm. Hai ngoại trưởng đã tiến hành cuộc hội đàm kéo dài gần một giờ, trước khi chủ trì cuộc đối thoại, theo đó phái đoàn hai bên tập trung thảo luận các “sáng kiến” trong những lĩnh vực chủ chốt; thăm dò khả năng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại, năng lượng, đầu tư, khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề toàn cầu, như chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu. Hai bên cũng thăm dò những “lĩnh vực mới” và sáng kiến mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trước chuyến thăm nhiều kỳ vọng của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ vào tháng 9 tới. Kết thúc cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã ra Tuyên bố chung, với những nội dung chính như sau: Hai bên thừa nhận rằng việc chính phủ mới lên cầm quyền tại Ấn Độ đã tạo cơ hội độc nhất vô nhị để “tiếp năng lượng” cho mối quan hệ Ấn-Mỹ. Hai bên tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Barack Obama tại Washington D.C vào tháng 9 tới sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương; mong muốn chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tháng Tám sẽ thảo luận kỹ hơn về các cuộc tập trận quân sự chung, buôn bán vũ khí, cùng sản xuất và cùng phát triển thiết bị quân sự, nghiên cứu công nghệ mới cho quốc phòng theo tinh thần Tuyên bố chung cấp cao về hợp tác quốc phòng được đưa ra hồi tháng 9/2013. Phải đối mặt với nguy cơ chung từ chủ nghĩa khủng bố, Ngoại trưởng hai nước cam kết tăng cường nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), chủ nghĩa khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, tội phạm xuyên biên giới... Tuyên bố hoan nghênh hoạt động liên tục của Nhóm làm việc chung chống khủng bố (CTJWG) và cuộc họp sắp tới của Nhóm trong năm nay; hoan nghênh kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại an ninh nội địa cấp bộ trưởng. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an ninh mạng và giảm tội phạm mạng. Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã đánh giá lại những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tham gia từng bước vào Nhóm các nước cung ứng hạt nhân (NSG) và Cơ chế kiểm soát công nghệ hạt nhân (MTCR). Ông Kerry tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Ấn Độ tham gia các nhóm này và hoan nghênh quyết định mới đây của Ấn Độ phê chuẩn nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ông Kerry hoan nghênh chính phủ Ấn Độ quyết định nâng trần đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, đường sắt, thương mại điện tử và bảo hiểm. Hai bên nhất trí xác định những lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong lĩnh vực chế tạo và hạ tầng; tìm cách trao quyền cho Diễn đàn Tổng giám đốc Ấn-Mỹ xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry quyết định sẽ thảo luận những quan ngại về thương mại và kinh tế trên tinh thần đối tác, kể cả tại Diễn đàn chính sách thương mại cấp bộ trưởng tại Ấn Độ mà chính phủ hai nước hy vọng sẽ diễn ra trong mùa Thu năm 2014, trong đó tập trung thảo luận các vấn đề chủ chốt về thương mại và đầu tư. Hai bên dự định sẽ mở rộng đối thoại thương mại; nhất trí Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị tiếp theo của Nhóm hợp tác về công nghệ cao vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ hiệp định hạt nhân dân sự Ấn-Mỹ; mong muốn thúc đẩy cuộc đối thoại giữa chính phủ với chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ấn Độ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những tiến bộ trong cuộc đối thoại song phương về an toàn hạt nhân; hoan nghênh sự hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ trong quan sát Trái Đất, khám phá vũ trụ. Hai bên xác định phát triển giáo dục và kỹ năng là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác trong tương lai. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry thừa nhận rằng mối quan hệ đối tác chiến lược thực sự giữa Ấn Độ và Mỹ là đóng góp quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Nam Á, châu Á và toàn cầu. Hai bên tái khẳng định cam kết cùng ủng hộ các nước đối tác như Afghanistan, Kenya, Liberia và Malawi. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản phải hợp tác cùng nhau để xây dựng hệ thống giao thông và thương mại giữa Nam Á và ASEAN thông qua Myanmar, trong đó có các hành lang phát triển kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết bảo đảm rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục đóng vai trò hiệu quả trong duy trì hòa bình và an ninh theo Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Kerry tái khẳng định Mỹ mong muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cải tổ sẽ bao gồm Ấn Độ là thành viên thường trực. Hai Ngoại trưởng tái khẳng định sự ủng hộ đối với một nước Afghanistan độc lập, thống nhất và có chủ quyền; lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức; bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình bất ổn tại Iraq, bạo lực gia tăng tại Dải Gaza và Syria… Hai bên nhất trí sẽ tiến hành vòng đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ sáu tại Washington vào năm 2015./. =================== Cô gái Ấn Độ vào cuộc chơi trong "Canh bạc cuối cùng" vì quyền lợi của chính họ. Như vậy, ngay cả các chính khứa của những siêu cường suy nghĩ và tạo ra những sự kiện cũng không nằm ngoài những quy luật có thể tiên tri. "Định mệnh có thật hay không?" là tựa của cuốn sách do Lão Gàn đang mần cái tác thật, chứ không phải tác giả. Một lý thuyết thống nhất tổng hợp tất cả các quy luật vũ trụ, tất nhiên nó có thể tiên tri tất cả mọi thứ. Từ chổi cùn, giẻ rách, tình duyên dang dở, giầu nghèo, thất nghiệp hay làm xếp lớn...cho đến mọi mối quan hệ của con người, xã hội và cả thời thế.....đều quay cuồng trong những quy luật của tự nhiên . "Có tính quy luật thì mới có khả năng tiên tri", ấy là cái khoa học nó bảo thế và đã được "khoa học công nhận". Ngài Lê Nin nói: "Nếu con người nắm được những quy luật của tự nhiên thì sẽ ứng dụng những quy luật đó để phục vụ cuộc sống của mình". Điều này tương tự như SW Hawking cũng nói: "Nếu con người phát hiện lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng nó trong việc điều hành xã hội của chúng ta". Đây là sự trùng hợp giữa tư duy khoa học và triết học . Vấn đề những quy luật đó mang tính tổng hợp hay chỉ có tính cục bộ, hoặc thực tế mặt mũi của lý thuyết thống nhất sẽ như thế nào thì vấn đề còn bàn (Ngoại trừ Lão Gàn). Nhưng chính sự xác định Lý thuyết thống nhất đã xác định sự tổng hợp những quy luật vũ trụ với khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Chính là định mệnh đã an bài. Khi con người khi biết được lý thuyết thống nhất - tức biết được rất rõ những quy luật chi phối vũ trụ và con người - thì mới có thể giải quyết được tất cả những vấn nạn do chính con người tạo ra. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa trong nội dung của câu sấm Trạng: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Hiểu không? Không hiểu thì đi chỗ khác, để Lão Gàn yên thân nhậu tiếp với chuối xanh chấm muối ớt. Lão đây không cố gắng thuyết phục những con bò. =================== PS: Lão Gàn cần phát biểu thêm rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất là một liên hệ nhân quả. Không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì cũng là định mệnh đã an bài - "Chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không".1 like
-
Nhân một câu hỏi ở thư mục "Tư vấn" và tôi đã trả lời. Tuy nhiên thông qua nội dung trả lời lại liên quan đến nội dung topic này, nên tôi đưa vào đây để tham khảo. Thực ra điều này tôi đã nói rất nhiều lần từ khi diễn đàn thành lập cho đến nay. Phong thủy là một ngành học mô tả cac quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi gia và tác động lên cuộc sống gia đình trong ngôi gia đó, Phong thủy ứng dụng thuyết ADNH, như nhiều chuyên ngánh khác, là: Đông y, Dự báo...Mỗi ngành học lại chia nhỏ ra từng chuyên ngành, thí dụ như ngành dự báo còn có: Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất....Đông y cũng vậy. Nhưng tủy theo từng ngành, chúng có hệ quy chiếu riêng. Việc ứng dụng mệnh cung - cụ thể là Tân Sửu Thổ - trong ngành dự báo. Ngành Phong thủy chủ yếu lấy mệnh trạch (Chú gọi là mệnh cung) Chấn làm căn bản để thực hiện các phương pháp liên hệ trong phong thủy. Qua tính chi tiết trong ứng dụng bao trùm tất cả các mặt trong cuộc sống và tính chuyên ngành của từng phương pháp ứng dụng, chúng ta thấy rất rõ rằng: Để xây dựng được một học thuyết như thuyết Âm Dương Ngũ hành và cả một hệ thống chuyên ngành trong ứng dụng của học thuyết này thì phải là cả một quá trình tiến hóa của một nền văn minh. Nền văn minh sản sinh ra thuyết ADNH không thể là thời cổ sử mà tri thức hiện đại biết được từ trước đến này: thời đồ đá, đồ đồng.....học thuyết này phải là hệ quả tri thức của một nền văn minh rất cao cấp đã tồn tại trên trái Đất này để sáng tạo ra nó. Tôi cần xác định rõ rằng: So với nền văn minh tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tri thức của nền văn minh hiện đại chỉ thuộc dạng bán khai.1 like
-
Thực ra điều này tôi đã nói rất nhiều lần từ khi diễn đàn thành lập cho đến nay. Phong thủy là một ngành học mô tả cac quy luật tương tác của tự nhiên với ngôi gia và tác động lên cuộc sống gia đình trong ngôi gia đó, Phong thủy ứng dụng thuyết ADNH, như nhiều chuyên ngánh khác, là: Đông y, Dự báo...Mỗi ngành học lại chia nhỏ ra từng chuyên ngành, thí dụ như ngành dự báo còn có: Tử Vi, Tử Bình, Thái Ất....Đông y cũng vậy. Nhưng tủy theo từng ngành, chúng có hệ quy chiếu riêng. Việc ứng dụng mệnh cung - cụ thể là Tân Sửu Thổ - trong ngành dự báo. Ngành Phong thủy chủ yếu lấy mệnh trạch (Chú gọi là mệnh cung) Chấn làm căn bản để thực hiện các phương pháp liên hệ trong phong thủy. Qua tính chi tiết trong ứng dụng bao trùm tất cả các mặt trong cuộc sống và tính chuyên ngành của từng phương pháp ứng dụng, chúng ta thấy rất rõ rằng: Để xây dựng được một học thuyết như thuyết Âm Dương Ngũ hành và cả một hệ thống chuyên ngành trong ứng dụng của học thuyết này thì phải là cả một quá trình tiến hóa của một nền văn minh. Nền văn minh sản sinh ra thuyết ADNH không thể là thời cổ sử mà tri thức hiện đại biết được từ trước đến này: thời đồ đá, đồ đồng.....học thuyết này phải là hệ quả tri thức của một nền văn minh rất cao cấp đã tồn tại trên trái Đất này để sáng tạo ra nó. Tôi cần xác định rõ rằng: So với nền văn minh tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành thì tri thức của nền văn minh hiện đại chỉ thuộc dạng bán khai.1 like
-
Những điểm mới trong chính sách an ninh đối ngoại của Nhật Bản Thứ Bẩy, 02/08/2014 - 14:51 Mục tiêu “nước lớn quân sự” đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể. Ngày 4/4/2014, Nhật Bản đã công bố “Sách xanh Ngoại giao”, thể hiện sự quan ngại của Nhật Bản về tham vọng biển của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Trước đó, ngày 17/12/2013 Nhật Bản đã đưa ra chiến lược an ninh mới với trung tâm là chính sách ngoại giao và quốc phòng, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực và thế giới. Giới phân tích cho rằng đây là những bước chuyển quan trọng theo hướng đưa Nhật Bản trở thành “nước lớn về quân sự”. Mục tiêu “nước lớn quân sự” đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu (ảnh:rte.ie) Từ “an ninh lệ thuộc” sang “an ninh tự chủ” Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Nhật - Mỹ đã bị che lấp bởi cục diện đối đầu hai cực. Báo chí Trung Quốc lúc đó tuyên truyền rằng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản lệ thuộc vào Mỹ và “chỉ có thể nghe theo Mỹ”. Trước năm 1970, dưới “cái ô bảo vệ an ninh” của Mỹ, Nhật Bản thực hiện “đường lối Yoshida” với những nội dung: Ưu tiên phát triển kinh tế, kiểm soát tăng trưởng quân bị quá nhanh, áp dụng thái độ kín tiếng trong các vấn đề quốc tế, nên không thể có chiến lược an ninh độc lập. Cùng với sự thay đổi của tình hình quốc tế, Mỹ ngày càng không thể cung cấp và bảo đảm an ninh đầy đủ cho Nhật Bản (nhất là từ sau chiến tranh Việt Nam), bản thân Nhật Bản cũng tìm cách độc lập hơn về chính trị, kinh tế, ngoại giao, thậm chí cả quốc phòng. Ngay từ tháng 6/1980, cơ quan tư vấn của Thủ tướng Nhật Bản đã trình báo cáo nghiên cứu mang tên “Chiến lược bảo đảm an ninh tổng hợp” (Báo cáo 80), trong đó nhấn mạnh, “Nhật Bản cần thiết phải tự bảo đảm an ninh và ổn định quốc gia, sử dụng tổng hợp sức mạnh kinh tế, sức mạnh ngoại giao và sức mạnh sáng tạo văn hóa”. Từ đó, Nhật Bản đã bắt đầu hoạch định chiến lược an ninh quốc gia sau chiến tranh. “Báo cáo 94” của Nhật Bản (1994) đã đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh mang tính xây dựng năng động”, trong đó đã thể hiện tư tưởng “an ninh hợp tác” đậm đặc hơn, tự chủ phòng vệ bắt đầu được coi trọng. “Báo cáo 04” (2004) đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh thống nhất”, trong đó nhấn mạnh, thông qua kết hợp giữa “tự nỗ lực” bản thân với “quan hệ đồng minh” và “hợp tác quốc tế”, thực hiện hai mục tiêu, nhiệm vụ lớn gồm “Bảo vệ an ninh Nhật Bản” và “Cải thiện môi trường an ninh quốc tế”, tự chủ phòng vệ được nâng lên vị trí quan trọng. “Báo cáo 09” và “Báo cáo 10” đưa ra “Chiến lược bảo đảm an ninh hợp tác đa tầng”, trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản cần áp dụng các biện pháp tích cực, chủ động hơn bảo vệ an ninh tự thân, xác lập vị trí cốt lõi của tư duy “tự phòng vệ”. Từ “phòng thủ lãnh thổ” đến “can dự bên ngoài” Từ những năm 1990, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài như gìn giữ hòa bình quốc tế, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp quốc tế, chi viện chống khủng bố, hộ tống chống cướp biển. Do đó, trên thực tế Nhật Bản đã hoàn thành chuyển đổi từ “phòng vệ lãnh thổ” sang “can dự nước ngoài”. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành một lực lượng vũ trang có sự kết hợp trong nước và ngoài nước về chức năng phòng thủ và tấn công. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã tham gia nhiều nhiệm vụ ở nước ngoài (ảnh: AFP) Nhật Bản đã xây dựng một căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại Cộng hòa Djibouti kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời cũng tham gia diễn tập song phương với một số nước và tiến hành thăm viếng hải quân. Sự phát triển chuyển đổi chức năng của Lực lượng Phòng vệ có thể thấy được thông qua nội dung chính của 4 bộ “Đại cương kế hoạch phòng vệ” của Nhật Bản, bao gồm: (1) “Đại cương 76” (1976) đưa ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã xác định chức năng của Lực lượng Phòng vệ là “chống xâm lược” và “đánh trả xâm lược hạn chế”. Đặc điểm hướng nội được xác định rất rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới môi trường chiến lược của Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh Lạnh và năng lực của Lực lượng Phòng vệ cũng phù hợp với nguyên tắc chiến lược “chuyên phòng thủ”. (2) “Đại cương 95” (1995) giai đoạn đầu sau Chiến tranh Lạnh, chức năng của Lực lượng Phòng vệ đã trở thành “bảo vệ an ninh Nhật Bản”, “ứng phó với thiên tai quy mô lớn” và “xây dựng môi trường an ninh ổn định hơn”. Có thể thấy, Nhật Bản đã đưa việc sử dụng Lực lượng Phòng vệ ở nước ngoài vào tầm nhìn dài hạn. (3) “Đại cương 04” (2004) sau sự kiện 11/9/2001 đã xác định 3 chức năng cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: Ứng phó có hiệu quả với “các mối đe dọa mới và nhiều tình thế”; Phòng bị những tình huống xâm lược chính quy; “Chủ động, tích cực và hiệu quả trong việc cải thiện môi trường an ninh quốc tế”. Thông qua tham gia mang “tính tự chủ” vào các vấn đề an ninh quốc tế, những “đóng góp quốc tế” rộng mở mà mơ hồ trước đây của Lực lượng Phòng vệ đã trở nên ngày càng rõ nét hơn. (4) “Đại cương 10” (2010) ra đời trong bối cảnh Mỹ đẩy mạnh chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á–Thái Bình Dương và quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ không ngừng được củng cố, tăng cường. Đại cương đã xác định 3 chức năng lớn trong thời kỳ mới của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản: “Răn đe có hiệu quả và ứng phó các loại tình huống”; “Bảo vệ môi trường an ninh khu vực châu Á–Thái Bình Dương”; “Cải thiện môi trường an ninh toàn cầu”. Điều đó cho thấy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trở thành lực lượng cốt lõi bảo đảm an ninh quốc gia ở bên trong, xây dựng môi trường an ninh ở bên ngoài, “can dự nước ngoài” trở thành chức năng chính của họ, chiến lược “mở rộng” ra bên ngoài đã từng bước hình thành. Từ “lực lượng phòng vệ” đến “quân đội chính quy” Cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi từng tuyên bố, “Tôi cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên thực tế chính là quân đội. Đây là vấn đề đương nhiên và Hiến pháp Nhật Bản sớm muộn sẽ phải thừa nhận Lực lượng Phòng vệ là quân đội”. Quan điểm này đang được Thủ tướng đương nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe kế thừa. Sau khi giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thượng viện, Thủ tướng Abe và đảng Tự do Dân chủ (LDP) rất có khả năng sử dụng ưu thế mang tính tổ chức của họ trên cả nước, truyền bá tư tưởng sửa đổi Hiến pháp đến toàn dân, đồng thời đưa ra nhiều khái niệm như “quân đội chính quy”, “quân đội phòng vệ” để phân tán sự quan ngại của người dân đối với việc “quân đội hóa” Lực lượng Phòng vệ. Từ “lực lượng phòng vệ” đến “quân đội chính quy” Nhật Bản (ảnh:journal-neo.org/) Khi xem xét đến chuyển đổi tính chất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, có một sự thực cơ bản cần phải thừa nhận là: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã hoàn thành sự chuyển đổi tính chất và ý nghĩa thực của nó. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay đã mang dáng dấp của một quân đội chính quy hiện đại, có đầy đủ các quân binh chủng, biên chế thể chế hoàn bị, năng lực tác chiến mạnh, vũ khí trang bị tiên tiến. Hiện nay, ngoài vũ khí hạt nhân và vũ khí mang tính tấn công chiến lược, thực lực phòng vệ của Nhật Bản đã đứng vào hàng tiên tiến trên thế giới (riêng Hải quân đứng thứ 3 thế giới). Trong tương lai, Nhật Bản sẽ thông qua phát triển có trọng điểm các trang bị trên biển, trên không cỡ lớn, tầm xa và thông tin hóa như: Máy bay vận tải, tàu chiến cỡ lớn, tên lửa tầm trung và tầm xa; tăng cường năng lực điều động chiến lược; khắc phục điểm yếu trên phương diện vũ khí mang tính tấn công; duy trì ưu thế vũ khí khi tác chiến trên biển, trên không. Từ phát triển công nghiệp quốc phòng đến xuất khẩu vũ khí Từ những năm cuối thế 20, đầu thế kỷ 21, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có kế hoạch nới lỏng từng bước “Ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”. Hoạt động xuất khẩu vũ khí và hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị của Nhật Bản từng bước được đẩy nhanh. Ngày 26/7/2013, Ủy ban Nghiên cứu Phương hướng Phát triển Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã trình Chính phủ Nhật Bản báo cáo định kỳ về sửa đổi “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, trong đó nhấn mạnh, Nhật Bản “cần nhanh chóng tăng cường nền tảng công nghệ và sản xuất quốc phòng của lực lượng phòng vệ tiềm năng”, “xây dựng quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định giữa chính phủ và tư nhân, tích cực thúc đẩy quân sự chuyển sang dân sự trang bị quốc phòng, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các tổ chức công nghiệp quốc phòng”. Các chuyên gia phân tích cho rằng, mục tiêu chuyển từ “tự tiêu hóa” sang “cạnh tranh nước ngoài” của vũ khí trang bị do Nhật Bản sản xuất sẽ được gấp rút triển khai thực hiện, sự chuyển đổi trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản cũng sẽ được đẩy mạnh và Nhật Bản sẽ nhanh chóng khẳng định vị thế của một cường quốc quân sự trên thế giới. Ngày 1/4/2014, Chính phủ Nhật Bản chính thức phê duyệt Chính sách mới về xuất khẩu vũ khí nhằm làm thay đổi đáng kể những hạn chế trong việc xuất khẩu vũ khí và tăng cường quan hệ với các đồng minh cũng như tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Chính sách mới này tập trung vào việc sửa đổi “3 nguyên tắc” cấm xuất khẩu vũ khí được lập ra năm 1967, thay vào đó, những đối tượng mà Nhật Bản được phép xuất khẩu vũ khí bao gồm: Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, Tổ chức cấm vũ khí hóa học… và các quốc gia được cộng đồng quốc tế giao đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể nào đó: (1) Chính phủ Nhật Bản có thể cấp phép xuất khẩu một số loại vũ khí của mình cho các quốc gia và tổ chức quốc tế, với điều kiện là họ không đứng về phía nào hoặc tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang cũng như đảm bảo vũ khí xuất khẩu của Nhật Bản không bị chuyển giao cho bên thứ ba. (2) cho phép xuất khẩu vũ khí chỉ khi các vũ khí này phục vụ mục đích đóng góp cho hợp tác quốc tế, sử dụng trong các hoạt động của cộng đồng quốc tế và các lợi ích an ninh của Nhật Bản. (3) Nhật Bản có thể đưa các thiết bị quân sự đang bị hư hỏng ở trong nước ra nước ngoài sửa chữa, cũng như cung cấp vũ khí cho các tổ chức quốc tế và các quốc gia có biên giới nằm gần đường thương mại hàng hải quốc tế với Nhật Bản. Sửa đổi “Luật Lực lượng Phòng vệ” Ngày 15/11/2013, Thượng viện Nhật Bản cũng đã thông qua dự luật sửa đổi “Luật Lực lượng Phòng vệ” với đa số phiếu tán thành, trong đó có 2 điểm mới sửa đổi quan trọng: Một là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng biện pháp vận chuyển ở nước ngoài. Khi xảy ra sự cố khẩn cấp ở nước ngoài, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể sử dụng xe vận chuyển Nhật Bản tại bản địa, trong khi đó theo quy định của luật cũ, đối với sự cố tương tự, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ có thể sử dụng máy bay và tàu để vận chuyển, không có vận chuyển đường bộ. Hai là cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mở rộng đối tượng vận chuyển ở nước ngoài trong tình huống khẩn cấp. Theo đó, ngoài người Nhật Bản và người nước ngoài “cần bảo vệ”, đã tăng thêm “thân nhân và các nhân viên có liên quan khác”, trong đó có thân nhân, nhân viên doanh nghiệp và bác sĩ của Nhật Bản đến gặp các kiều dân tại bản địa. Điều kiện vận chuyển là “tình hình có thể vận chuyển an toàn”. Như vậy, mục tiêu “nước lớn quân sự” đã được Nhật Bản ấp ủ từ lâu và từng bước thể hiện trong mỗi giai đoạn chiến lược cụ thể. Ngày nay, trước sự lấn lướt của Trung Quốc và sự hạn chế thực lực của Mỹ tại khu vực, khiến Nhật Bản thấy sự cần thiết phải thể hiện vai trò “chia sẻ trách nhiệm” của mình đối với đồng minh chủ chốt, nhằm bảo vệ chủ quyền của Nhật Bản và đóng góp “chủ động, tích cực” đảm bảo an ninh, ổn định khu vực và thế giới./. Theo CTV Nguyễn Nhâm VOV.VN =================== Duyệt! Lão Gàn bỏ một phiếu cho sự phát triển của Nhật Bản thành siêu cường đúng nghĩa. Không phải bây giờ, mà từ lâu rồi - sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh - Lão Gàn đã nhận thấy sự quan trọng của nước Nhật để cân bằng Âm Dương. Đó là nguyên nhân để trong dự báo động đất kinh hoàng sẽ xảy ra vào năm 2011, Lão Gàn đã trừ Việt Nam và Nhật Bản. Thái độ chú quan, duy ý chí của Lão Gàn thất bại thì ngay sau đó bù lại, Lão Gàn xác định không quá ba năm, nước Nhật sẽ phục hồi và trở thành siêu cường ở Châu Á Thái bình Dương. Thái Dương thần nữ sẽ phù hộ nước Nhật.1 like
-
Bác Thiên Sứ ơi, con hỏi câu cuối cùng thôi đây ạ. Ngành của con là không có thi tốt nghiệp, chỉ là học đủ môn, không rớt là coi như tốt nghiệp được. Thì tình huống với khả năng tốt nghiệp cũng giống như thi đúng không ạ? Tức là con sẽ thi đậu các môn rớt ạ? Bác nói là năm tới, vậy là năm nay có khả năng không bác? Dạ, con cám ơn ạ1 like
-
KẾT THÚC TỌA ĐÀM Câu cuối cùng trong buổi tọa đàm của tôi là: Tri thức của cả thế giới này từ thuyết lượng tử, lý thuyết Dây cho đến mọi công thức Toán học cao siêu đều bắt đầu từ một khái niệm quy ước rất mơ hồ. Đó chính là khái niệm "điểm". Cho một quả cầu tròn tuyệt đối, đặt trên một mặt phẳng tuyệt đối. Về lý thuyết toán nó sẽ tiếp xúc với nhau tại một điểm. Từ điểm tiếp xúc có tính quy ước này là khởi đầu những bài toán liên quan đến nó. Nhưng ai có thể chỉ ra điểm đó thực tế như thế nào? Bản thân con người và tất cả những sinh vật với mọi vật thể trên thế gian - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ, nếu đưa vào mô hình toán học thì toàn là những điểm và tất cả đều mơ hồ. Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng: Chúng ta đang sống trong một thế giới quy ước. Kể cả Phật pháp. Bởi vậy, Đức Phật nói: Trong cả một chặng đường thuyết pháp của ta, ta chưa nói câu nào. Và Đức Phật cũng nói: Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta.1 like
-
VÌ SAO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT CHÍNH LÀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT? Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không? SW Hawking Việc xác định tinh chân lý của một lý thuyết theo cách nói của tôi - cách nói theo tri thức khoa học hiện đại gọi là "tính khoa học của một lý thuyết". Có thể nói: Những lý thuyết của nền văn minh hiện đại đều xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Nền tảng tri thức đó bao gồm cả phương tiện kỹ thuật liên quan đến các tri thức khoa học và các lý thuyết khoa học hình thành nên nền tảng tri thức của nền văn minh. Từ nên tảng tri thức này mới xuất hiện thuyết Tương Đối của Einstein, thuyết Lượng tử từ Max Planck, hoặc Lý thuyết Dây được tích hợp bởi nhiều tác giả...Những lý thuyết này, mới đầu cũng bị phản đối. Nhưng sau đó được công nhận bởi chính những trí thức nền tảng tạo nên nó. Nếu không có nền tảng trí thức của nền văn minh thì thuyết Tương đối của Einstein không thể được thừa nhận. Lý thuyết Tương đối không thể ra đời và được công nhận vào đầu thời vua Louis XIV ở viện Hàn Lâm Pháp Quốc vào thế kỷ XVII AC. Đây cũng chính là tiêu chí thứ 2 thẩm định một nền văn minh là cơ sở hình thành một lý thuyết thuộc nào đó: Thuyết ADNH đã thất truyền và chỉ lưu hành một cách rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn qua các bản văn chữ Hán. Hay nói rõ hơn: Nó không thuộc về nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại ngay từ trong cổ sử. Nó cũng không phải là một sản phẩm vật thể để người ta có thể xác định nó có cấu trúc như thế nào bằng các phương tiện kỹ thuật thực nghiệm. Nó không phải "Hạt của Chúa" mà người ta có thể chứng nghiệm có hay không bằng cỗ máy gia tốc hạt LHC. Do đó, để phục hồi lại học thuyết này không thể bằng các phương tiện kỹ thuật. Ngay cả nền tảng tri thức khoa học hiện đại cũng không thể thẩm định nó bằng những lý thuyết hiện đại. Bởi vì nền tảng tri thức tạo nên thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh hiện đại. Cho nên, phải dùng một phương pháp nghiên cứu phù hợp với trường hợp đặc thù này. Đó chính là sử dụng những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định tính cấu trúc nội hàm của thuyết ADNH. Trên cơ sở này, và dựa vào những di sản trong văn hóa truyền thống Việt còn sót lại qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng là nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương từ hàng ngàn năm trước, mới có khả năng phục hồi lại thuyết ADNH, gía trị căn bản của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 2). Chỉ có nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có thể phục hồi được học thuyết này một cách hoàn chỉnh (Tiêu chí 3) và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một Lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tương tự như vậy, thuyết ADNH mà tôi xác định rằng: Đó chính là Lý thuyết thống nhất, cũng hoàn toàn căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất để thẩm định. Gần đây, các nhà khoa học còn xác định rằng: Tôi xác định rằng: Căn cứ vào tất cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, kể cả những tiêu chí mới nhất thì thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt hoàn toàn thỏa mãn. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Sự xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải chỉ để xây một tượng đài tưởng niệm cho một quá khứ huy hoàng của Việt tộc, mà còn là xác định những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại trong cuộc hội nhập của các nền văn minh toàn cầu.1 like