-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 02/08/2014 in Bài viết
-
Thông Tin Cập Nhật
hungphupy and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Trong văn hóa truyền thống Việt * An Dương Vương cầm sừng tê Bẩy tấc đứng trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển. * Ba chìm, bẩy nổi. * Ba hồn, bẩy vía. * "Chữ trinh kia cũng có ba, bẩy đường" - Truyện Kiều. * Tam tòng, tứ đức = Bẩy. * Trên Hà Đồ, phương Nam biểu tượng của văn hóa, tri thức chính là con số 7. * "Bẩy" động từ trong tiếng Việt: "Dời non, bẩy núi" , đòn bẩy * "Bảy" hình dung từ: Lảy bảy như Cao Biền dậy non". * Bảy x Bảy = 49. Đây là số Đại diễn trong Lý học Việt (kinh Dịch) và ứng dụng rất nhiều trong văn hóa tín ngưỡng Việt: 49 ngày là con số dùng trong nhiều sự kiện, thí dụ: Cúng 49 ngày cho người mất.... *...... Năm nay, Thái Tuế chiếu phương Bính Ngọ. Tức là gây tương tác mạnh đến con số 7.4 likes -
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Vi Tiểu Bảo and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đã in xong và đang trong thời hạn nộp lưu chiểu. Khi nhận được sách, cuốn đầu tiên tôi sẽ kinh dâng anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chữ ký của tôi. Tôi luôn có niềm tin rằng: Anh linh Đại Tướng luôn mong muốn sáng tỏ chân lý về cội nguồn Việt tộc với lịch sử trải gần 5000 năm văn hiến.3 likes -
Nhật đặt tên 5 đảo trên Senkaku/Điếu Ngư Thứ Sáu, 01/08/2014 - 22:27 (Dân trí) - Nhật hôm nay 1/8 đã đặt tên cho 5 đảo không có người ở thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc ở Hoa Đông. Bắc Kinh ngay lập tức đã có phản ứng với động thái. Quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. 5 đảo được đặt tên theo hướng của la bàn. Chúng nằm trong quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trong khi Nhật gọi là Senkaku trên Hoa Đông. 5 đảo lớn hơn trong quần đảo này đã có tên. Tên của 5 đảo trong số 158 đảo đã được đăng tải trên trang web của bộ chính sách biển Nhật Bản. Các đảo khác nằm trong vùng biển của Nhật, không có tranh chấp. Chính phủ Nhật cho biết việc đặt tên là nhằm tăng cường sự nhận thức của công chúng rằng các đảo thuộc về Nhật. “Không chỉ là vấn đề Senkaku. Chúng tôi đang tiến hành rà soát trên diện rộng với toàn bộ các đảo xa”, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết. “Trung Quốc có cách tiếp cận riêng và Nhật cũng có quan điểm căn bản riêng với Senkaku. Chúng tôi chỉ phản ứng một cách thích hợp.”Ngay lập tức Trung Quốc đã phản đối động thái của Nhật. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết việc đặt tên là “phi pháp và vô giá trị”. “Trung Quốc kịch liệt phản đối hành động của Nhật, gây tổn hại đến lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc. Không có hành động đơn phương nào của Nhật có thể thay đổi được sự thật Điếu Ngư và các đảo xung quanh thuộc về Trung Quốc”, ông này cho hay. Đặt tên đối với các đảo tranh chấp không thay đổi được tình trạng pháp lý của chúng. Nhật khẳng định các đảo nằm trong vùng lãnh hải của nước này, trong khi Trung Quốc cho rằng chúng đã bị Nhật cướp năm 1895 và lẽ ra phải trả cho họ vào cuối Thế chiến II. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo và gọi quần đảo là Điếu Ngư Đài. Nhưng Đài Loan đã đạt được thỏa thuận với Nhật, theo đó ngư dân Đài Loan được phép tiếp cận khu vực để đánh bắt, trong khi từ chối gợi ý theo Bắc Kinh về vấn đề này. Trung Anh Theo AP ======================= Đài Loan trước thế chiến là thuộc địa của Đại Nhật Bản. Bi wờ dân Đài Loan được tiếp tục đánh cá ở vùng biển mà Nhật Bản xác định chủ quyền. Ngẫm nghĩ thấy các chính khứa Nhật Bản thâm thật. Tuy nhiên, cái thủ pháp này hơi mạo hiểm. Tức là: Nếu Đài Loan khôi phục tính chính danh tại Liên Hiệp Quốc thì Nhật Bản mất cả chì lẫn chài ở vùng biển này. Nhưng khả năng này rất khó xảy ra.2 likes
-
2 likes
-
Lời Tiên Tri 2014
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
LỜI TIÊN TRI TỪ NHIỀU NĂM TRƯỚC: Sẽ xuất hiện những robot ngày càng giống người, khiến con người phải đặt lại vấn đề từ hàng ngàn năm trước: "Con người là gì? Đi từ đâu tới?".... ====================== Đưa robot mô phỏng con người, côn trùng vào cuộc sống Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+) lúc : 01/08/14 06:00 Robot Geminoid TMF có thể biểu thị các sắc thái tình cảm giống y như người thật. (Nguồn: AFP/Getty) Khủng long, côn trùng và thậm chí là các nhân vật lịch sử đều nằm trong số các đối tượng được Công ty Kokoro có trụ sở ở Tokyo chuyên về robot đưa vào thực tế cuộc sống với khả năng nhìn, di chuyển và phát ra âm thanh giống như thật. Để tạo ra các sản phẩm với độ xác thực cao, Công ty Kokoro ở thành phố Hamura, ngoại ô Tokyo, đã tuyển dụng các chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật, lập trình máy tính và thiết kế mẫu. Phó Tổng giám đốc Ban kế hoạch Kokoro, bà Yuko Yokota cho biết: “Chúng tôi đã chế tạo thành công các robot giống như thật bằng cách thử nghiệm và hình dung một cách thấu đáo hệ sinh thái và môi trường xung quanh mỗi sinh vật, cụ thể như chúng ăn gì và phát ra âm thanh ra sao.” Đơn cử như khi phát triển robot cá voi, nhân viên đã quan sát giải phẫu của một con cá voi để hiểu được cấu tạo phức tạp của các nhóm cơ và xương của loài cá này. Công ty Kokoro - một công ty con của “đại gia” tiếp thị văn hóa nhạc pop nổi tiếng Sanrio Co. được biết đến với thương hiệu nổi tiếng Hello Kitty, hiện sản xuất khoảng 30 robot mỗi năm, bao gồm nhiều loài động vật và cả con người. Trong số các mẫu robot này có phiên bản robot nhà vi khuẩn học nổi tiếng Nhật Bản Hideyo Noguchi và cả các sinh vật tưởng tượng như nàng tiên cá. Một số robot được các cơ sở y tế và công ty sử dụng để thí nghiệm và nghiên cứu trong khi số khác được trưng bày tại các viện bảo tàng. Kokoro cũng xuất khẩu các robot cho khách hàng nước ngoài, mang lại một nửa doanh thu cho công ty. Bà Yokota cho biết các robot giống người thật (humanoid) là thách thức lớn nhất vì một chuyển động vụng về thôi cũng có thể xua tan ảo tưởng về chủ nghĩa hiện thực ngay cả khi vẻ bề ngoài của robot có giống với thực tế đến đâu. Để chế tạo một robot người, công ty đã sử dụng hệ thống mô phỏng các chuyển động của hệ cơ xung quanh miệng. Hãng chế tạo cũng sử dụng chất liệu silicone để sản xuất các bộ phận để trông giống với da thật hơn, hoàn thiện tới mức có thể nhìn thấy các mạch máu. Hồi năm 2005, công ty đã liên kết với Đại học Osaka sản xuất một robot người trông giống như thật. Robot này đã được công nhận kỷ lục Guinness thế giới là mô phỏng người thật đầu tiên trên thế giới. Theo bà Yokota, Công ty có tên là “Kokoro” có nghĩa là "trái tim" với hy vọng trở thành công ty có thể tạo ra “một cỗ máy chăm sóc mang trái tim con người.” Bà nói: “Chúng tôi cảm thấy thành công mỗi khi mọi người thốt lên kinh ngạc khi nhìn thấy những chú robot của chúng tôi”./. =================== Năm 1992, khi tôi viết truyện ngắn khoa học viễn tưởng "Thân chú tôi không giết người!" với không gian của Thiên niên kỷ thứ IV, một cao thủ Dịch học ở Bến Tre khuyên tôi: "Anh nên lùi không gian lại vào vài trăm năm đầu trong Thiên niên kỷ thứ III, nó sẽ 'thực tế" hơn". Tôi hơi hoài nghi, nhưng nể bạn, nên đưa vào cuối Thiên niên kỷ này. Bây giờ bạn tôi đúng. Chính người bạn này vào năm 1988 đã tặng tôi bộ sách Chu Dịch của Phan Bội Châu và khuyên tôi nên đọc. Tôi không quan tâm lắm. Mười năm sau - 1998 - đây chính là tư liệu quý và hiếm hoi của tôi, khi viết cuốn sách đầu tiên "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Gần 30 năm sau 2014: Bạn tôi hoàn toàn đúng! Thiên Sứ tôi chưa là cái đinh gì so với những cao thủ được diện kiến trong cuộc đời. Còn rất nhiều người giỏi Lý học từng chuyên ngành của họ. Rất tiếc vì không có điều kiện gần gũi học hỏi từ họ.2 likes -
Tuyên bố chung về vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ 5 (TTXVN/Vietnam+) lúc : 01/08/14 11:21 Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj (phải) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AFP/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ, ngày 31/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cùng người đồng cấp nước chủ nhà Sushma Swaraj đồng chủ trì vòng đối thoại chiến lược Ấn-Mỹ lần thứ năm. Hai ngoại trưởng đã tiến hành cuộc hội đàm kéo dài gần một giờ, trước khi chủ trì cuộc đối thoại, theo đó phái đoàn hai bên tập trung thảo luận các “sáng kiến” trong những lĩnh vực chủ chốt; thăm dò khả năng hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, thương mại, năng lượng, đầu tư, khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề toàn cầu, như chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu. Hai bên cũng thăm dò những “lĩnh vực mới” và sáng kiến mới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trước chuyến thăm nhiều kỳ vọng của Thủ tướng Narendra Modi tới Mỹ vào tháng 9 tới. Kết thúc cuộc đối thoại, Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã ra Tuyên bố chung, với những nội dung chính như sau: Hai bên thừa nhận rằng việc chính phủ mới lên cầm quyền tại Ấn Độ đã tạo cơ hội độc nhất vô nhị để “tiếp năng lượng” cho mối quan hệ Ấn-Mỹ. Hai bên tin tưởng rằng cuộc gặp cấp cao giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Barack Obama tại Washington D.C vào tháng 9 tới sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương; mong muốn chuyến thăm Ấn Độ của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trong tháng Tám sẽ thảo luận kỹ hơn về các cuộc tập trận quân sự chung, buôn bán vũ khí, cùng sản xuất và cùng phát triển thiết bị quân sự, nghiên cứu công nghệ mới cho quốc phòng theo tinh thần Tuyên bố chung cấp cao về hợp tác quốc phòng được đưa ra hồi tháng 9/2013. Phải đối mặt với nguy cơ chung từ chủ nghĩa khủng bố, Ngoại trưởng hai nước cam kết tăng cường nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), chủ nghĩa khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, tội phạm xuyên biên giới... Tuyên bố hoan nghênh hoạt động liên tục của Nhóm làm việc chung chống khủng bố (CTJWG) và cuộc họp sắp tới của Nhóm trong năm nay; hoan nghênh kế hoạch tổ chức cuộc đối thoại an ninh nội địa cấp bộ trưởng. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an ninh mạng và giảm tội phạm mạng. Ngoại trưởng Kerry và Swaraj đã đánh giá lại những nỗ lực của Ấn Độ nhằm tham gia từng bước vào Nhóm các nước cung ứng hạt nhân (NSG) và Cơ chế kiểm soát công nghệ hạt nhân (MTCR). Ông Kerry tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với việc Ấn Độ tham gia các nhóm này và hoan nghênh quyết định mới đây của Ấn Độ phê chuẩn nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ông Kerry hoan nghênh chính phủ Ấn Độ quyết định nâng trần đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực, trong đó có quốc phòng, đường sắt, thương mại điện tử và bảo hiểm. Hai bên nhất trí xác định những lĩnh vực cụ thể về đầu tư trong lĩnh vực chế tạo và hạ tầng; tìm cách trao quyền cho Diễn đàn Tổng giám đốc Ấn-Mỹ xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry quyết định sẽ thảo luận những quan ngại về thương mại và kinh tế trên tinh thần đối tác, kể cả tại Diễn đàn chính sách thương mại cấp bộ trưởng tại Ấn Độ mà chính phủ hai nước hy vọng sẽ diễn ra trong mùa Thu năm 2014, trong đó tập trung thảo luận các vấn đề chủ chốt về thương mại và đầu tư. Hai bên dự định sẽ mở rộng đối thoại thương mại; nhất trí Ấn Độ sẽ tổ chức hội nghị tiếp theo của Nhóm hợp tác về công nghệ cao vào thời điểm thích hợp trong năm nay. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ hiệp định hạt nhân dân sự Ấn-Mỹ; mong muốn thúc đẩy cuộc đối thoại giữa chính phủ với chính phủ và tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ấn Độ. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh những tiến bộ trong cuộc đối thoại song phương về an toàn hạt nhân; hoan nghênh sự hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ trong quan sát Trái Đất, khám phá vũ trụ. Hai bên xác định phát triển giáo dục và kỹ năng là một lĩnh vực quan trọng của hợp tác trong tương lai. Ngoại trưởng Swaraj và Kerry thừa nhận rằng mối quan hệ đối tác chiến lược thực sự giữa Ấn Độ và Mỹ là đóng góp quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Nam Á, châu Á và toàn cầu. Hai bên tái khẳng định cam kết cùng ủng hộ các nước đối tác như Afghanistan, Kenya, Liberia và Malawi. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết của việc Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản phải hợp tác cùng nhau để xây dựng hệ thống giao thông và thương mại giữa Nam Á và ASEAN thông qua Myanmar, trong đó có các hành lang phát triển kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết bảo đảm rằng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục đóng vai trò hiệu quả trong duy trì hòa bình và an ninh theo Hiến chương Liên hợp quốc. Ngoại trưởng Kerry tái khẳng định Mỹ mong muốn Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cải tổ sẽ bao gồm Ấn Độ là thành viên thường trực. Hai Ngoại trưởng tái khẳng định sự ủng hộ đối với một nước Afghanistan độc lập, thống nhất và có chủ quyền; lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức; bày tỏ lo ngại sâu sắc trước tình hình bất ổn tại Iraq, bạo lực gia tăng tại Dải Gaza và Syria… Hai bên nhất trí sẽ tiến hành vòng đối thoại chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ sáu tại Washington vào năm 2015./. =================== Cô gái Ấn Độ vào cuộc chơi trong "Canh bạc cuối cùng" vì quyền lợi của chính họ. Như vậy, ngay cả các chính khứa của những siêu cường suy nghĩ và tạo ra những sự kiện cũng không nằm ngoài những quy luật có thể tiên tri. "Định mệnh có thật hay không?" là tựa của cuốn sách do Lão Gàn đang mần cái tác thật, chứ không phải tác giả. Một lý thuyết thống nhất tổng hợp tất cả các quy luật vũ trụ, tất nhiên nó có thể tiên tri tất cả mọi thứ. Từ chổi cùn, giẻ rách, tình duyên dang dở, giầu nghèo, thất nghiệp hay làm xếp lớn...cho đến mọi mối quan hệ của con người, xã hội và cả thời thế.....đều quay cuồng trong những quy luật của tự nhiên . "Có tính quy luật thì mới có khả năng tiên tri", ấy là cái khoa học nó bảo thế và đã được "khoa học công nhận". Ngài Lê Nin nói: "Nếu con người nắm được những quy luật của tự nhiên thì sẽ ứng dụng những quy luật đó để phục vụ cuộc sống của mình". Điều này tương tự như SW Hawking cũng nói: "Nếu con người phát hiện lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng nó trong việc điều hành xã hội của chúng ta". Đây là sự trùng hợp giữa tư duy khoa học và triết học . Vấn đề những quy luật đó mang tính tổng hợp hay chỉ có tính cục bộ, hoặc thực tế mặt mũi của lý thuyết thống nhất sẽ như thế nào thì vấn đề còn bàn (Ngoại trừ Lão Gàn). Nhưng chính sự xác định Lý thuyết thống nhất đã xác định sự tổng hợp những quy luật vũ trụ với khả năng tiên tri. Hay nói cách khác: Chính là định mệnh đã an bài. Khi con người khi biết được lý thuyết thống nhất - tức biết được rất rõ những quy luật chi phối vũ trụ và con người - thì mới có thể giải quyết được tất cả những vấn nạn do chính con người tạo ra. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa trong nội dung của câu sấm Trạng: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Hiểu không? Không hiểu thì đi chỗ khác, để Lão Gàn yên thân nhậu tiếp với chuối xanh chấm muối ớt. Lão đây không cố gắng thuyết phục những con bò. =================== PS: Lão Gàn cần phát biểu thêm rằng: Việt sử 5000 năm văn hiến và lý thuyết thống nhất là một liên hệ nhân quả. Không thừa nhận Việt sử 5000 năm văn hiến thì cũng là định mệnh đã an bài - "Chính nó quyết định chúng ta tìm ra nó hay không".1 like
-
LỜI TIÊN TRI 2014 Khủng hoảng đi vào giai đoạn mới http://cafef.vn Thứ 6, 01/08/2014, 14:11 Có thể thấy, kinh tế toàn cầu suy giảm đang khiến ngành tài chính một số nước có nền tảng tốt cũng phải đối mặt với rất nhiều biến cố. Sự lung lay của hệ thống tài chính đang kéo theo nhiều hệ lụy. Quá nhiều "bong bóng" Hơn 10.000 người tự tử vì khủng hoảng kinh tế Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor's tuyên bố, Argentina đã ở tình trạng “vỡ nợ có lựa chọn”, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã qua thời hạn chót trả 539 triệu USD tiền nợ tái cấu trúc. Đây là lần thứ hai Argentina bị vỡ nợ kỹ thuật trong vòng 13 năm qua. Tình trạng này diễn ra sau khi các cuộc thương lượng gấp rút với các chủ nợ tại New York không đạt được thỏa thuận về việc gia hạn khoản nợ đáo hạn. Còn trước đó, cuộc khủng hoảng ngân hàng của Bulgaria đã khiến không ít nhà đầu tư vào “xứ hoa hồng” này phải thót tim. Chưa có kết luận chính xác về thông tin đổ vỡ ngân hàng của Bulgaria, nhưng làn sóng hoang mang trong dư luận đã “hối thúc” người dân đổ đi rút tiền. Hậu quả là 2 NHTM lớn ở Bulgaria gồm Corporate Commercial Bank (KTB) và First Investment Bank (FIB) bị sụp đổ chỉ sau một tuần. KTB và FIB từng được đánh giá là ngân hàng lớn thứ 3 và thứ 4 ở Bulgaria, xét theo tài sản. Trong đó, KTB có tài khoản của hầu hết các bộ và DNNN. Ngân hàng này cũng có cổ phần tại một số tờ báo và 2 đài truyền hình kiểm soát bởi Delyan Peevski - người gửi tiền lớn nhất tại KTB, cũng như cổ phần ở nhà máy thuốc lá và công ty viễn thông lớn nhất Bulgaria. Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong 17 năm qua đã buộc Chính phủ Bulgaria phải mở rộng gói tín dụng trị giá 2,3 tỷ USD dành cho KTB và FIB để ổn định tình hình. Sau đó, 2 ngân hàng này đã mở cửa giao dịch trở lại từ ngày 21/7. Song theo giới quan sát, niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng nước này chưa thực sự phục hồi. Có thể thấy, kinh tế toàn cầu suy giảm đang khiến ngành tài chính một số nước có nền tảng tốt cũng phải đối mặt với rất nhiều biến cố. Sự lung lay của hệ thống tài chính đang kéo theo nhiều hệ lụy. Đầu tiên, cuộc khủng hoảng ngân hàng vừa qua khiến các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng kinh doanh đa quốc gia thêm lo lắng về sự ổn định của nền kinh tế này. Niềm tin đối với khả năng giám sát hệ thống tài chính đất nước của Ngân hàng Trung ương Agentina hay Bulgaria đang bị lung lay dữ dội. Bên cạnh đó, những bất ổn về chính trị cũng là nguy cơ kìm hãm quá trình cải cách của những đất nước này. Vừa qua, Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev cho biết sẽ giải tán Quốc hội vào ngày 25/7 và tổ chức cuộc bầu cử sớm ngày 5/10. Song, theo các nhà quan sát, chưa chắc giải pháp này có thể dẹp yên sóng gió trên chính trường. Vì vậy, cho dù với nguyên nhân nào thì cuộc khủng hoảng bất ngờ của KTB và FIB đã làm lộ thêm nhiều mắt xích yếu trong nền kinh tế mong manh của “xứ hoa hồng”. Trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng nêu trên đã từng phải chứng kiến giá cổ phiếu của mình sụt giảm kỷ lục đến 30% chỉ trong một phiên giao dịch. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã phải nói rằng, đây là thách thức lớn nhất đối với ECB trong lịch sử 10 năm qua. Trong những ngày qua, bằng mọi hình thức, tự hành động, phối hợp các ngân hàng trung ương khác hoặc thông qua các thủ tục khác nhau, ECB đã phải cắt giảm lãi suất xuống âm 0,1% và đổ rất nhiều tiền từ nguồn dự trữ của mình để duy trì được khả năng thanh toán tín dụng, giữ cho thị trường thanh khoản không rơi xuống đáy. Các chuyên gia tài chính châu Âu cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng tài chính đã đi vào một giai đoạn mới và điều cần thiết là phải kiềm chế được cuộc khủng hoảng càng sớm càng tốt, trước khi nó bước vào giai đoạn nguy hiểm, khi người tiêu dùng bắt đầu rút tiền của họ, bất chấp các ngân hàng đang hoạt động tốt. Bất ổn gia tăng với ngành tài chính của nhiều nước thế giới hiện nay là bài học đắt giá cho hệ thống tài chính của những nước đang phát triển. Theo một số chuyên gia, sự đổ vỡ có thể xảy đến với bất kỳ hệ thống tài chính nào và bất kỳ nước nào. Do đó, đây là lúc các quốc gia phải có sự cải thiện môi trường kinh doanh và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng mạnh mẽ nhất. Thấy gì từ khủng hoảng ngân hàng ở Bulgaria Theo Lâm Anh Thời báo Ngân hàng ================ Thật là một điều buồn! Khi phải ngậm ngùi mà phát biểu rằng: Sang năm, bức tranh kinh tế toàn cầu càng bi đát hơn. Cũng may mà khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này không kéo theo khủng hoảng nhân đạo. Cảnh báo trước để các nhà kinh tế tầm vĩ mô trên thế giới "liệu cơm mà gắp nước mém".1 like
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Mại dâm, lý giải dưới góc nhìn của các học giả Xuân Dương 31/07/14 06:55 (GDVN) - Những người đang được bao bọc bởi ánh hào quang đạo đức, những người có trách nhiệm hãy nhìn hiện tượng mại dâm một cách nhân văn hơn,... Tiếp tục tranh luận về chủ đề chúng ta sẽ ứng xử thế nào với mại dâm, cấm hay quản, Tòa soạn nhận được bài viết của tác giả Xuân Dương bày tỏ quan điểm sau khi có ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Viên đã được đăng tải. Tôn trọng ý kiến của các tác giả, học giả, chúng tôi tiếp tục đăng tải các tranh luận về vấn đề này. Xin lưu ý, quan điểm của nhân vật, tác giả không phản ánh quan điểm của tòa soạn, chúng tôi hoan nghênh mọi bình luận, góp ý và phản biện đối với vấn đề này một cách có văn hóa và tinh thần xây dựng. Tác giả Nguyễn Văn Viên, trong bài “Hợp pháp hóa mại dâm - Biểu hiện bất lực của Nhà nước trong quản lý” cho rằng: “Hoạt động tình dục được coi là chuyện phòng the, nhưng trong thực tế nó được nhiều dân tộc, quốc gia (trong đó có Việt Nam) tôn sùng, trở thành tín ngưỡng. Trong lời giới thiệu của ban biên tập, thấy nói ông làm việc tại Vụ các trường chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Nhân đọc bài viết của tác giả Nguyễn Văn Viên, xin nêu vài suy nghĩ của một người vốn không được đào tạo các kiến thức về khoa học xã hội. Có một số định nghĩa khác nhau về tín ngưỡng, song định nghĩa được nhiều học giả chấp thuận là: “Tín ngưỡng của một dân tộc là niềm tin có hệ thống mà họ sử dụng để giải thích thế giới, để mang lại sự bình yên cho bản thân và cộng đồng, đôi khi tín ngưỡng được hiểu là tôn giáo”. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là sự tin tưởng, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái "siêu nhiên" còn gọi là "cái linh thiêng" cái đối lập với cái "trần tục". Cơ quan công an lấy lời khai gái mại dâm trong một vụ việc bị phát hiện tại Hà Nội. Ảnh Báo phụ nữ TP.HCM Người Việt có tín ngưỡng Thành Hoàng, Đạo Mẫu… ở mức cao hơn, chặt chẽ hơn tín ngưỡng, người Việt tin vào đạo Phật, đạo Thiên chúa, đạo Tin lành… Đó chính xác là những tín ngưỡng đã thành “Đạo” với những giáo điều, giáo quy viết thành sách và có tổ chức chặt chẽ. Mặc dù một vài làng quê ở Việt Nam có lễ hội liên quan đến “tín ngưỡng phồn thực” như hội làng Đồng kị, một vài nơi ở Bắc Giang, Hà Tĩnh, đồng bào Chăm ở nam Trung Bộ… Nhưng nói rằng người Việt “tôn sùng” tình dục đến mức trở thành tín ngưỡng thì đó chưa hẳn là một kết luận chính xác. Không thể phủ nhận sự tồn tại “tín ngưỡng phồn thực” ở Việt Nam, nhưng người Việt có “tôn sùng” hay không lại là chuyện khác. Không thể và không được phép dựa vào một vài hiện tượng cá biệt để kết luận về tín ngưỡng của cả một quốc gia, dân tộc. Gia đình chắc chắn sẽ thay đổi và đương nhiên tình dục trong hôn nhân cũng biến đổi theo. Từ Á sang Âu, từ Bắc xuống Nam, ở đâu cũng tồn tại tình dục gắn với tình yêu và tình dục không có tình yêu. Tình yêu có thể thay đổi tùy thuộc vào nhận thức và hoàn cảnh sống của mỗi cá thể, mỗi tộc người song tình dục cho đến nay vẫn như lúc loài người biết đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ lao động.Nói như vậy để thấy, bắt buộc tình dục phải gắn với tình yêu, gắn với hôn nhân là một quan niệm khiên cưỡng, trái với tự nhiên và cũng trái với những điều chính F. Engels tán thành. Trong thế giới loài chim, con đực dùng màu lông sặc sỡ, dùng tiếng hót để quyến rũ con cái, ở loài linh trưởng, con đực đầu đàn phải chiến đấu để bảo vệ bầy của mình… đó chính là cái giá phải trả để được quyền giao phối duy trì nòi giống. Cũng có một vài cá biệt như một bộ phim khoa học chiếu trên kênh Animal Planet gần đây cho biết, đến mùa giao phối, con cái phát triển màu sắc bộ phận sinh sản để quyến rũ con đực. Không phải ngẫu nhiên mà các triết gia cho rằng: “Tất cả các cuộc chiến tranh trong thế giới động vật (kể cả loài người) đều bắt nguồn từ một trong ba nguyên nhân: Tranh giành lãnh thổ, tranh giành nguồn thức ăn và tranh giành con cái”. Trong cuộc cạnh tranh ấy, nhiều con đực bị chết, bị tổn thương làm suy yếu sức mạnh bầy đàn, chính vì thế ngay khi thoát khỏi đời sống động vật, bước vào hình thái công xã nguyên thủy, con người cũng bước vào chế độ quần hôn. Cuộc chiến giành con cái trong các bầy người nguyên thủy không còn khốc liệt khiến cho các con đực duy trì được thể lực sung mãn tạo ra các thế hệ sau ngày càng thông minh, khỏe mạnh hơn. Nói thể để thấy quan hệ tình dục vốn là một hiện tượng tự nhiên “có trả giá” trong thế giới động vật, không loại trừ xã hội loài người. Trong tác phẩm của mình, nhận xét quan điểm của Westermarck rằng “quan hệ tính giao bừa bãi (tình dục không tình yêu – tác giả) chính là hình thức xác thực nhất của tình trạng mại dâm”, F. Engels viết: “Theo ý tôi, người ta sẽ không thể hiểu được xã hội nguyên thủy, chừng nào còn nhìn xã hội ấy bằng cặp kính nhà thổ”. Nhận định của F. Engels về xã hội nguyên thủy cho đến nay vẫn không mất tính chính xác. Một số tác giả khi viết về hiện tượng mại dâm bao giờ cũng gắn từ “mại dâm” với từ “tệ nạn”, xem đó là một hiện tượng xấu xa cần phải lên án, cần phải loại trừ khỏi đời sống xã hội. Tác giả Nguyễn Văn Viên viết: “Những người bán dâm không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị chà đạp về nhân phẩm, bởi trong suy nghĩ của mọi người và của xã hội, tất cả những người bán dâm là đều đê hèn, là vô liêm sỉ…” và đề nghị “Nhà nước tuyệt đối cấm mại dâm”. Cần phải đính chính rằng không phải “mọi người” và “xã hội” đều cùng suy nghĩ như ông Viên, không biết ông đã đọc truyện ngắn “Ngựa người người ngựa” của Nguyễn Công Hoan hay chưa, ông có thấy tính nhân văn sâu sắc trong câu chuyện về người phụ nữ bán dâm ngày xưa không, nếu đã đọc chắc ông không phát biểu như vậy. Những đánh giá và đề xuất xử lý mại dâm theo chiều hướng cấm đoán, tiêu cực chính là cách nhìn nhận, đánh giá về mại dâm dưới “cặp kính nhà thổ” như cách nói của F. Engels. Một khi đã công nhận xã hội loài người phát triển theo đường xoáy trôn ốc thì không thể không nhận ra rằng đến một lúc nào đó khái niệm gia đình sẽ không còn tồn tại như ngày nay, hôn nhân không còn là được luật hóa để bảo vệ khái niệm “tình dục hợp pháp”. Nói cách khác, không còn chuyện tình dục giữa vợ và chồng mà chỉ còn hai phạm trù: Tình dục không vụ lợi và tình dục vụ lợi.Một trong các biểu hiện của tình dục vụ lợi là tình trạng “cặp bồ” của không ít người, bao gồm cả một số quan chức nhiều quyền, nhiều tiền. Gái mại dâm phải đánh đổi nhân phẩm, sức khỏe, đôi khi là cả tính mạng cho những đồng tiền bạc bẽo, xét về bản chất họ là những người “lao động thực sự”. Đồng tiền mà các “bồ nhí” có được đa phần không phải là tiền sạch, hành động “cặp bồ” của họ vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình, thúc đẩy sự tham ô, làm băng hoại đạo đức xã hội, vậy tại sao không đề xuất cấm? Nếu công nhận mại dâm là hợp pháp, theo ông Viên sẽ dẫn tới tình trạng gái mại dâm “về hưu” sớm so với tuổi quy định trong Luật Lao động rất nhiều năm, có khi lên tới 15 - 20 năm. Bài toán đặt ra là sẽ xử lý như thế nào đối với những người “về hưu non” này nếu thừa nhận họ là lao động hợp pháp? Quan tâm đến người hành nghề mại dâm là tốt, nhưng Việt Nam có 90 triệu dân trong đó nông dân chiếm khoảng 70% và cũng chiếm trên 50% lực lượng lao động xã hội. Bao nhiêu người trong số đó có bảo hiểm và được nghỉ hưu? Liệu có cần quan tâm đến giai cấp nông dân nhiều hơn trước khi lo lắng thái quá về một vấn đề đang còn bàn luận? Cần nói thẳng rằng, dù có cố đến mấy, dù huy động tất cả công cụ chuyên chính có trong tay cũng không cấm được hiện tượng mại dâm. Con người khi trưởng thành, nhu cầu tình dục tự nhiên xuất hiện, họ tự nhiên biết các động tác “phòng the” mà không cần dạy dỗ. Bản năng tự nhiên này khởi thủy là nhằm mục đích duy trì nòi giống, sau này nó mới biến dạng trở thành một đòi hỏi, một ham muốn không kèm theo sự sinh sản. Bà mẹ chồng ngày xưa khuyên con dâu khi con trai vắng nhà, rằng “nếu cái nhớ cái thương nó khiến con không chịu được thì bỏ thóc vào cối mà xay, nếu thóc hết thì bỏ trấu vào mà xay”. Nhu cầu tình dục của phụ nữ làm xuất hiện đối tượng mại dâm nam mà Thái Lan được xem là thiên đường và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thông tin trên tờ Vietnamplus cho biết, năm 2012 tỷ lệ trẻ sơ sinh tại Việt Nam là 112,3 trai/100 gái. Nếu xu hướng này không thay đổi, đến năm 2035 số nam giới trưởng thành sẽ nhiều hơn nữ là 10%. Theo một nghiên cứu được công bố trên trang Web của Bộ Thông tin và Truyền thông thì số người ở độ tuổi từ 19 trở xuống chiếm khoảng 33%, như vậy số người trưởng thành sẽ là 67%. Nếu Luật hôn nhân và gia đình, nếu chế độ một vợ một chồng vẫn còn duy trì thì tình trạng 10% nam giới không có bạn tình sẽ là một thảm họa, bởi vì 10% ấy là khoảng vài triệu người. Hãy nhìn tình trạng nhập khẩu “cô dâu” của Trung Quốc, Hàn quốc, Đài Loan… để mà cân nhắc. Những người đang được bao bọc bởi ánh hào quang đạo đức, những người có trách nhiệm hãy nhìn hiện tượng mại dâm một cách nhân văn hơn, hãy tìm phương cách quản lý một cách cơ bản mà xã hội có thể chấp nhận hơn là tìm cách cấm đoán. Mại dâm là hiện tượng xã hội, xấu hay không xấu là tùy thuộc vào quan điểm của cộng đồng. Không công nhận sự tồn tại hiện tượng mại dâm như chính quyền Đồ Sơn, Quất Lâm chỉ là tự lừa dối mình và lừa dối dư luận. Hợp pháp hóa mại dâm thời điểm này có thể chưa phù hợp, nhưng giống như lời tuyên bố bất hủ của Galileo Galilei “dù sao trái đất vẫn quay”, dù cấm đoán cách gì thì “mại dâm vẫn tồn tại”. ===================== Tôi đang tìm để xem lại tác phẩm "Trà Hoa nữ" và cả Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du... để có thêm tư liệu suy ngẫm về những cô gái bán dâm. Chưa xem lại, vì đang lục lọi trong đống sách của tôi. Nhưng tôi nhớ không nhầm thì tất cả nội dung cuốn sách này đều nhìn những cô gái mãi dâm rất nhân bản. Cái nhìn này có từ hàng thế kỷ trước, thời mà nền văn minh chưa phát triển.1 like -
12h trưa nay, TQ xua hàng vạn tàu cá xuống biển Đông (Quan hệ quốc tế) - Đúng 12h trưa (11h Việt Nam) hôm nay (01-8), hàng vạn tàu cá của Trung Quốc sẽ đồng loạt ra khơi, hướng tới Ngư trường biển Đông đánh bắt. Mỹ nhắc nhẹ Trung Quốc cẩn thận "gậy ông đập lưng ông" Trung Quốc bị phản đòn vì dùng "nắm đấm" với Tân Cương? 12h trưa nay, hàng vạn tàu cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông Trên trang mạng của Cục hải sự quốc gia Trung Quốc ngày 31-7 đăng tải thông báo số 0168 - năm 2014 với nội dung như sau: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá. Tân Hoa Xã Trung Quốc ngày 31-7 đưa tin, hiện tất cả tàu cá đánh bắt ở biển Đông đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc ra khơi, chỉ tính riêng tỉnh Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông đã có tới 9000 tàu đánh bắt xa bờ đang chờ ‘tiếng còi” kết thúc lệnh cấm, để ồ ạt ra khơi trưa ngày hôm nay. Lực lượng tuần duyên Hàn Quốc dùng tàu tuần tiễu và trực thăng vây bắt tàu cá Trung Quốc Lệnh cấm đánh bắt cá tại biển Đông được Trung Quốc đơn phương áp đặt, có hiệu lực kể từ 12h ngày 16-5, giới hạn thực hiện cấm đánh bắt trên biển Đông được tính từ khu vực biển có vĩ tuyến 12 độ Bắc đến “giới tuyến giáp khu vực biển Mân Việt” (kéo dài từ Quảng Tây đến Phúc Kiến, bao gồm cả khu vực biển Vịnh Bắc Bộ). Được biết, kể từ năm 1999, Trung Quốc hằng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của các nước xung quanh khu vực. Lệnh cấm này áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước đang có ngư trường ở khu vực biển Đông. Trong thời gian này, cảnh sát biển Trung Quốc cùng các lực lượng ngư chính, hải giám thường xuyên tăng cường tuần tra trên biển Đông, nếu gặp tàu cá nước ngoài họ thường quấy nhiễu tịch thu tàu thuyền, ngư cụ và thủy hải sản trên tàu. Những việc làm vô nhân đạo của Trung Quốc đã vấp phải sự lên án mạnh mẽ của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, tuy nhiên chính quyền Bắc Kinh vẫn “dày mặt” coi như chẳng có chuyện gì to tát. Thậm chí họ còn áp đặt một số “luật” cực kỳ phi lý tại khu vực biển Đông. Ra luật lệ ngang ngược, dùng tàu cá để xâm lược biển Đông Hồi tháng 1-2014, chính quyền tỉnh Hải Nam Trung Quốc, cũng đã đơn phương áp dụng "Luật ngư nghiệp” mà tỉnh này đã tự “vẽ” ra. Theo đó, yêu cầu tàu nước ngoài khi đi vào vùng biển gần Hải Nam, cũng như để thực hiện các hoạt động đánh bắt cá hay điều tra tài nguyên ngư nghiệp tại đây phải được sự cho phép của cơ quan quản lý có liên quan của Trung Quốc. Vin vào luật này, nhà chức trách Trung Quốc cho phép các tàu chấp pháp của họ quyền tịch thu sản phẩm ngư nghiệp, ngư cụ, phạt tiền lên đến 500.000 nhân dân tệ nếu tàu của nước ngoài đi vào vùng biển này. Ngay sau khi luật này được thực thi vào ngày 1-1/2014, hàng loạt quốc gia đã phản đối gay gắt, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Dư luận quốc tế và các nước có lọi ích liên quan trên vùng biển này cũng chỉ trích những luật lệ phi lí mà Bắc Kinh đã đặt ra, trong đó có Mỹ và Nhật. Tất cả những hành động trên của chính quyền bắc Kinh đều nhằm vào mục đích độc chiếm biển Đông, hòng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” (Bản đồ khổ dọc mới xuất bản đã sửa thành “đường 10 đoạn”) phi lý mà họ đã tự vẽ ra. Cái “lưỡi bò” tham lam của Trung Quốc tiếp tục đòi “liếm trọn” biển Đông. Để thực hiện âm mưu của mình, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, một mặt tiến hành các hoạt động xua đuổi, bắt bớ, xâm chiếm lãnh thổ (ví như ngày 2-5 vừa qua Bắc kinh đã kéo cái giàn khoan to đùng “Hải Dương 981” tới hạ đặt, thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam). Một tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc Mặt khác chính quyền Bắc Kinh còn khuyến khích và đưa ra các chính sách ưu đãi tối đa cho Ngư dân đưa tàu cá ra đánh bắt tại các vùng biển đang có tranh chấp ở biển Đông, chiếm đoạt ngư trường của nước khác, biến các vùng biển không tranh chấp thành có bằng lực lượng tàu cá. Trang bị thêm, biến ngư dân thành công cụ thực hiện dã tâm Tờ Reuters ngày 28-7 đưa tin cho hay, hiện nay các loại tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hoạt động tại khu vực biển Đông đều được chính quyền trang bị cho một số loại thiết bị công nghệ cao, như các máy thu vô tuyến điện hiện đại, thiết bị thăm dò luồng cá cá và đặc biệt là hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu. Khi Ngư dân của họ đánh bắt tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông, nếu như gặp phải thời tiết xấu hoặc chạm trán với tàu tuần tra của các nước láng giềng, như Việt Nam hay Philippines, lập tức tàu cá của Trung Quốc có thể liên lạc trực tiếp với lực lượng Hải cảnh của nước này bằng hệ thống dẫn đường vệ tinh Bắc Đẩu. Tính đến cuối năm 2013, đã có hơn 50.000 tàu cá Trung Quốc được lắp đặt hệ thống dẫn đường vệ tinh “Bắc Đẩu” do họ tự nghiên cứu chế tạo. Tại Hải Nam, các tàu cá của Trung Quốc chỉ phải chi trả không đến 10% cước phí dịch vụ vệ tinh, hơn 90% còn lại được nhà nước hỗ trợ. Điều đó cho thấy, Trung Quốc đang tăng cường hỗ trợ tài chính cho ngư dân. Cùng với nguồn tài nguyên Ngư nghiệp tại các vùng biển gần đang ngày càng cạn kiệt, hiện nay ngư dân Trung Quốc cũng đang tiến ra các khu vực biển xa trên biển Đông, tìm kiếm các ngư trường mới, đồng thời để khẳng định chủ quyền. Tàu cá Trung Quốc chuẩn bị ra khơi Thiên Nam ==================== Thông báo để các tàu cá Tung Cóoc biết rằng: Hiện miền nam Nhật Bản đang có mưa rất lớn, cơn mưa này đang di chuyển lên miền Bắc Nhật Bản để xóa tạn cơn nắng nóng đang làm người Nhật khó chịu. Đây là sự chứng nghiệm lời tiên tri của Lạc Việt độn toán thể hiện ở chuyên mục "Lời tiên tri 2014" trên diễn đàn. Đây không phải là lần đầu tiên và duy nhất đúng để gọi là gặp may của Lạc Việt độn toán. Trên cơ sở chứng nghiệm từ nhiều năm nay trên các diễn đàn Lý học tiếng Việt, Lạc Việt độn toán lưu ý các ngư dân Trung Quốc đang chuẩn bị xuống đánh cá ở biển Đông của Việt Nam rằng: sắp có bão lớn ở biển Đông.1 like
-
Kính báo với anh chi em và quí vị. Diễn đàn đã tạm hoàn chỉnh, anh chị em và quí vị có thể tiếp tục đưa các bài viết của mình lên diễn đàn. Nếu còn gì bất tiện, hoặc chưa post bài được, quí vị và anh chị em có thể đưa vấn đề trong mục này, hoặc "Thắc mắc , thông báo lỗi".1 like
-
Từ đầu năm đến giờ đã có tang ai trong bà con họ hàng thân tộc ? Tháng 07 al tới cần cẩn thận coi chừng có tai nạn, nếu không cũng có thể bị thưa kiện hay bị bị người khác vu khống giá họa, ngoài ra những tháng còn lại trong năm coi chừng tai tiếng với người người đàn bà khác... mấy năm tới vẫn còn hạn thật xấu chưa qua khỏi cái ải gian truân lận đận, gia đạo cũng có mòi không ổn nên khôn khéo bình tâm mà giải quyết để khỏi đi đến tan vỡ.1 like
-
Có hai lựa chọn:Nếu theo Phoengshui Tàu thì nhà hướng Đông là "Tuyệt mạng" và nhà này có ba hướng xấu là : Đông- Nam - Băc. Nhưng nếu theo phongshui Việt thì hướng Đông là Sinh khí và nhà có ba hướng tốt là Đông - Nam - Bắc. Bây giờ chú đã theo phoengshui Tàu thì chúng tôi không cố gắng thuyết phục chú theo phong thủy Lạc Việt. Nếu chú không biết tin ai thì chú cứ ở trong cái nhà này và tự chứng nghiệm. Ngày xưa, có một đại gia mời hẳn một thấy Đài Loan sang làm phoengshui. Sau đó, một danh sư phoengshui Đài Loan là Đại sư Hồ (Hoo) đến Việt Nam thuyết giảng về phong thủy. Ông này lại mời Đại sư Hoo đến xem lại. Đại sư Hoo yêu cầu đập đi làm lại hết, trong khi nhà xưởng đã xây xong phần thô trên diện tích 6 hecta. Đương nhiên ông ta không còn khả năng đập và qua một người bạn làm ăn giới thiệu nên nhờ tôi giúp. Tôi nói với ông ta: Tôi lấy tiền công bằng 1/ 10 tổng tiến công của hai danh sư Đài Loan cộng lại. Mặc dù tôi không biết tiền công của hai ông kia là bao nhiêu và tùy lương tâm của ông. Ông ta nói khó với tôi: Tôi qúa tốn kém với hai thầy phong thủy kia, nên thầy thông cảm, cho tôi trả thấy 30 triệu (Thời điểm 2007). Tôi không đập phá gì cả và chỉ chính sửa lại một chút. Hiện ông ta vẫn làm ăn phát đạt đến bây giờ.1 like
-
1 like