-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 31/07/2014 in Bài viết
-
4 likes
-
"Tập Cận Bình muốn trở thành vĩ nhân Trung Quốc bằng chống tham nhũng" Hồng Thủy 31/07/14 06:56 (GDVN) - Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự. Reuters: Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đồng ý điều tra Chu Vĩnh Khang Báo Mỹ: Tội thực sự của Chu Vĩnh Khang là chống đỡ cho Bạc Hy Lai "Loại bỏ được Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình sẽ trở nên mạnh mẽ" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bưu điện Hoa Nam ngày 31/7 đưa tin, một trong những mong muốn mạnh mẽ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là có thể để lại di sản tương đương với Đặng Tiểu Bình thông qua chiến dịch truy quét tham nhũng. Ông Bình sẽ sử dụng các cuộc thập tự chính chống tham nhũng để quét sạch sự chống đối với chương trình cải cách đầy tham vọng của mình. Các nhóm lợi ích cố hữu ở Trung Quốc đã trở nên quá mạnh mẽ và không muốn thay đổi. Giới phân tích nói với Bưu điện Hoa Nam, Tập Cận Bình là người rất ngưỡng mộ Đặng Tiểu Bình và mong muốn bản thân trở thành một nhà lãnh đạo tương tự, có thể khiến Trung Quốc bước vào một kỷ nguyên mới của cải cách và tăng trưởng. Tập Cận Bình xem điều này như một nhiệm vụ và sứ mệnh để làm hồi sinh vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc vốn đang bị ảnh hưởng vì tham nhũng lan tràn và tệ quan liêu. "Tập Cận Bình được truyền cảm hứng để khẳng định vị trí của mình trong lịch sử như một vĩ nhân Trung Quốc. Để đạt điều này, ông phải củng cố quyền lực và làm suy yếu các lực lượng chống đối cải cách. Ông ấy có thể thực hiện điều này dễ dàng ngồi trong tháp ngà toàn thời gian mà không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào lớn, giống như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào", một nhân vật "con ông cháu cha" giấu tên nói với Bưu điện Hoa Nam. "Nhưng ông đã lựa chọn một con đường khó khăn hơn vì ý thức mạnh mẽ đến trách nhiệm của mình như con trai của 1 gia đình giàu truyền thống cách mạng", nguồn tin nói. Cha ông, Tập Trọng Huân qua đời năm 2002 và từng là 1 trong 8 nhà lãnh đạo tiên phong trong chiến dịch cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Trong khi cả 2 người tiền nhiệm của ông, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều đã phát động chiến dịch chống tham nhũng trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, nhưng hành động mạnh mẽ như Tập Cận Bình là chưa từng có. 20 tháng đầu tiên lên cầm quyền, chiến dịch chống tham nhũng của ông Bình đã hạ bệ ít nhất 36 quan chức cấp Thứ trưởng trở lên, so với 7 quan chức ngã ngựa trong 3 năm đầu tiên của Hồ Cẩm Đào. "Đây là một cuộc thanh trừng trong đảng nhằm vào những bè phái được xem như đang làm suy yếu tính hợp pháp của đảng cũng như làm tổn hại đến hình ảnh và sự ổn định của nó", Kerry Brown, một giáo sư về chính trị Trung Quốc từ đại học Sydney bình luận. Thông tin Trung Quốc điều tra "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" với ông Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị đã tràn ngập các báo mấy ngày qua. "Không phải quá nhiều của cải vật chất, mà áp đặt nhiều hơn một hình ảnh đạo đức mới và tính hợp pháp cho mọi nhà lãnh đạo trong đảng. Điều này cơ bản hơn nhiều", Brown bình luận. Nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định sử dụng chiến dịch truy quét tham nhũng để phá vỡ các trung tâm phản kháng với đề án cải cách toàn diện của Tập Cận Bình. Rõ ràng Tập Cận Bình đã nhìn thấy tham nhũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đảng Cộng sản Trung Quốc và bộ máy nhà nước, nhưng ông cũng thấy chống tham nhũng là cách tốt nhất để gây dựng danh tiếng cho mình. Dali Yang, một giáo sư khoa học chính trị đại học Chicago bình luận. Điều này chắc chắn có thể giúp Tập Cận BÌnh cài thêm nhiều người vào bộ máy lãnh đạo theo ý muốn của mình. Bưu điện Hoa Nam cho hay, Tập Cận Bình đã âm thầm cài nhiều "con ông cháu cha" là đồng minh thân cận của mình vào các vị trí lãnh đạo quan trọng kể từ khi nhậm chức, trong đó có thể kể tới Trần Chi Nhai, con trai trướng Trần Canh đã được bổ nhiệm vị trí Phó chỉ huy trưởng lực lượng tình báo quân sự Trung Quốc hồi năm ngoái. "Tập Cận Bình tin tưởng vào các hạt giống đỏ (tức con cháu các vị lãnh đạo cao cấp thời kỳ đầu) vì ông tin rằng chúng tôi sẽ chia sẻ những ý tưởng cơ bản, tương tự, đó là biết trân quý đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập bởi cha ông chúng tôi, và các quan chức không thích những người vô kỷ luật", một nguồn tin trong giới vương hầu Trung Quốc cho biết. Để đối phó với những lời chỉ trích, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các đoàn thanh tra phải tiến hành kiểm tra kỷ luật ở Thượng Hải và Chiết Giang, 2 địa bàn ông từng nắm quyền trước đây nhằm chứng minh rằng Tập Cận Bình sẵn sàng giải quyết bất cứ ai tham nhũng, vi phạm kỷ luật, dù họ có là bạn bè của ông hay không. Steve Tsang, Phó Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại đại học Nottingham từ Anh cho biết, rõ ràng Tập Cận Bình muốn cả 2, đó là sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để cài người của mình vào bộ máy lãnh đạo cùng với tăng cường kiểm soát nội bộ, hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên kết quả của chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc vẫn chưa có gì chắc chắn. Jonathan Holsag, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại ở Brussels cho biết. "Nếu tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi, ông sẽ là người thu hút sự giận giữ nhất từ công chúng, nó đồng thời cũng tạo ra sức phản kháng từ trong hệ thống, đặc biệt kể từ khi ông hạ bệ người bảo trợ của các quan chức cấp cao khác." ======================= Thằng nào tham nhũng! "Bụp"....(Nhưng không phải tất cả đều bị ngài Tập "bụp"). Kể ra thì ngài Tập cũng chịu chơi trong vụ này, so với các vị tiền nhiệm. Nhưng Lão Gàn khẳng định rằng đấy không phải là một biện pháp rốt ráo. Tôi có thế chắc chắn rằng: với giả thuyết lý tưởng là ngài Tập xử lý hết tất cả những quan chức tham nhũng to, nhỏ theo ý ngài thì xã hội Trung Quốc vẫn rất lùng bùng và ngày càng rối mù. Nền văn minh Trung Hoa không phải chủ nhân của Lý học Đông phương, chính những học giả Trung Hoa đã thừa nhận điều này. Ngay cả khi chưa biết đến thông tin này, thì tính chất chủ nhân của Lý học Đông phương, tôi vẫn luôn coi là yếu tố tri thức quyết định cho sự thành công hay thất bại trong quản lý xã hội của Trung Quốc hiện nay, bắt đầu bằng hành động chống tham nhũng của ngài Tập. Hãy chờ xem!3 likes
-
Hôm nay, chúng tôi đã có phiên bản photocoppi bài báo tiếng Trung Hoa của tờ Quang Minh Nhật Báo xác định các học giả Trung Hoa thừa nhận kinh Dịch và thuyết ADNH không phải của nền văn minh Hán. Họ cũng xác định rằng: "Nền văn minh Lạc Việt là chủ thể xã hội và văn minh của miền nam Dương tử từ trước thế kỷ thứ III BC". Đồng thời chúng tôi cũng nhận được VCD quay lại toàn bộ buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" ngày 21. 6 . Giáp Ngọ Việt lịch. Trong đó giáo sư Trần Đình Hiếu nói rõ là ngày 23. 4. 2014 chính Tân Hoa Xã công khai xác định điều này (Hôm nọ chúng tôi nhớ nhầm là 21. 4). Tuy nhiên, tôi công khai xác định rằng: Việc các học giả Trung Quốc và tiếng nói chính thức của nhà nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa là Tân Hoa Xã - thừa nhận "thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc nền văn minh Hán " - thì cũng chỉ là chứng nhân cho luận điểm của tôi và nó không liên quan gì đến bản chất hệ thống luận cứ của tôi minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.3 likes
-
Thân gửi các anh chị em thành viên, hội viên và học viên của Diễn đàn Lý Học Đông Phương. BQT Diễn đàn Lý Học Đông Phương đã hoàn tất quá trình thay đổi và nâng cấp với những nội dung sau: Thông tin bản quyền và nâng cấp mã nguồn diễn đàn Mã nguồn diễn đàn nâng cấp lên phiên bản mới nhất: Nâng cấp phiên bản mã nguồn mới nhất Nâng cấp, bổ xung tiện ích và chức năng thành viên Giao diện và chức năng, tiện ích: Giao diện Diễn đàn phát triển hoàn toàn mới theo cách mà chúng tôi cho rằng phù hợp nhất đối với các thành viên. Các chức năng cơ bản của diễn đàn như: Tạo chủ đề mới, Gửi bài viêt, Tham gia thảo luận, Gửi email, Tin nhắn cá nhân... được giữ nguyên và cải tiến cách thức sử dụng. Cập nhật các chức năng bổ xung cho thành viên và Quản trị viên. Thông tin bản quyền Bản quyền diễn đàn thuộc về Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương tại địa chỉ website http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ Tất cả các nội dung ban đầu trên http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ được tạo ra bởi các chủ sở hữu trang web, bao gồm nhưng không giới hạn văn bản, thiết kế, mã, hình ảnh, hình ảnh và video được coi là sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu trang web, cho dù có bản quyền hay không, và được bảo vệ bởi DMCA Dịch vụ Bảo vệ bằng cách sử dụng kỹ thuật số Bản quyền thiên niên kỷ Luật Tiêu đề 17 Chương 512 © (3). Tái bản hoặc tái bản của nội dung này là bị cấm nếu không được phép. Nội dung các bài Nghiên cứu, Bài viết tham luận, Giáo trình, lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt, Luận tuổi Lạc Việt... được xuất bản bởi thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương có bản quyền thuộc về Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương và được bảo vệ. Thông tin bảo vệ bản quyền chi tiết: https://www.dmca.com/Protection/Status.aspx?ID=96021925-049b-4cc6-909e-2be2b32538fa&PAGE_ID=aHR0cDovL2RpZW5kYW4ubHlob2Nkb25ncGh1b25nLm9yZy52bi81 Những thay đổi về Quyền và Chức năng của thành viên Nhóm thành viên: Các thành viên được tổ chức vào các nhóm trên diễn đàn theo quy định chung. Mỗi nhóm có giới hạn các quyền và các chức năng khác nhau. Hoạt động tuân thủ theo nội quy của diễn đàn và dưới sự quản lý của Ban Giám Đốc Trung Tâm và Ban Quản Trị diễn đàn. Thông tin chi tiết các nhóm thành viên: Khách / Thành viên chưa đăng nhập: Chỉ có quyền xem bài viết ở các chuyên mục cho phép Chờ kích hoạt: Là thành viên đã đăng ký tài khoản, dùng tài khoản đã đăng ký để đăng nhập vào diễn đàn nhưng chưa được kích hoạt: Chỉ có quyền xem bài viết ở các chuyên mục cho phép Thành Viên Diễn Đàn:Được phép tham gia các chuyên mục Tư Vấn nhưng không được phép tạo chủ đề mới. Không cung cấp chức năng Gửi email và Tin nhắn cá nhân Hội Viên: Được phép tham gia các chuyên mục Tư Vấn, Trang Hội Viên Hội Viên Ưu Tú: Được phép tham gia các chuyên mục Tư Vấn, Trang Hội Viên và các chuyên mục Trao Đổi Học Thuật Trung Tâm Nghiên Cứu: Nhóm các thành viên là nhân viên thuộc Trung Tâm bao gồm Giảng viên các lớp Phong Thủy, Luận tuổi và có các quyền/chức năng riêng. Thông tin các lớp học Phong Thủy Lạc Việt và Luận Tuổi Lạc Việt:Học viên của các lớp này tạm thời bị ngừng cung cấp quyền truy cập vào các lớp học cũng như nội dung bài giảng, lý thuyết cho đến khi có thông báo mới. Trong quá trình nâng cấp và phát triển, toàn bộ tin nhắn cá nhân của các thành viên bị xóa bỏ nhằm giảm tải dung lượng cơ sở dữ liệu của Diễn đàn và không được hồi phục1 like
-
Lấy vải đen buộc lại, cho vào thùng rác ngoài đường. Sau đó dùng hương (Nhang), hoặc trầm...đốt lấy khỏi xông căn phòng có gương vỡ. Gương vỡ bị coi là một điềm xấu theo quan niệm truyền thống Việt. Từ trước đến nay nó chưa có một lời giải thích thấu đáo, nên bị coi là "mê tín dị đoan", không có "cơ sở khoa học". Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - giải thích (Không phải là chứng minh) rằng: Mảnh gương vỡ tạo ra những bức xạ không đồng nhất chiếu vào con người. Nó tương tự như hiệu ứng "Huyết ma đại sát" trong phong thủy. Chính những bức xạ không đồng nhất đó, tác động xấu lên cấu trúc cơ thể người, nhìn vào nó hoặc bị nó tác động, nên gây khủng hoảng tâm lý ở tầm tế vi. Từ đó dẫn đến hậu quả xấu. Anh chị em Địa lý Lạc Việt cao cấp đều biết rõ điều này.1 like
-
1 like
-
Topic này là một chủ đề từ 5 năm trước. Lúc ấy, coi "Kinh Dịch" là của người Việt cứ như chuyện trên trời. Cả thế giới này tất nhiên là cả người Trung Quốc, đều cho rằng kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của nền văn minh Hán tộc. Chỉ riêng cái "ấn tượng vĩ đại" kéo dài hơn 2000 năm về mặt thời gian và phổ biến trên toàn thế giới về "Kinh Dịch" là của văn minh Hán về mặt không gian, đã là một khó khăn đầu tiên để phủ nhận nó. Cá nhân tôi vẫn kiên trì với phương pháp của riêng mình khi nhận thức được tính chân lý đã xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương và là chủ thế của nền tảng trí thức thuộc nền văn minh này. Đó chính là Bát quái và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vượt xa hơn cả điều này, tôi xác định và chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Tri thức khoa học không lệ thuộc vào số đông. Cho nên tôi thực sự không quan tâm lắm đến việc có ai ủng hộ tôi không. Cái tôi cần là có ai chia sẻ với tôi vì sự hiểu biết những gì tôi trình bày không. Một trong những thuận lợi lớn nhất, là cho đến ngày hôm nay, trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương", ngày 25. 7. 2014 tại hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, giáo sư Trần Đình Hiếu công bố một thông tin: Các nhà nghiên cứu của chính nền văn minh Trung Hoa xác nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hán. Đấy là sự thuận lợi khách quan, mang tính chứng nhân cho những người có quan điểm thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc, trong đó có tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa mọi chuyện đã kết thúc. Vấn đề còn lại là: Kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn minh nào , khi cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng nó thuộc về một nền văn hóa của họ. Với tôi, Nhật Bản không có những chứng cứ lịch sử và khả năng phục hồi những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hàn quốc chỉ thuận lợi hơn Nhật Bản về những chứng cứ lịch sử, nhưng họ cũng không có khả năng phục hồi lại những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là một trong ba tiêu chí mà tôi đã trình bày trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn kinh Dịch" do báo Tiasang tổ chức ngày 25. 7. 2014, tại hội trường Bộ khoa học Công nghệ. Tiêu chí này phát biểu rằng: Những di sản còn lại của Hàn Quốc và Nhật Bản không đủ điều kiện để phục hồi một cách hoàn chỉnh những giá trị tri thức trong cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Mặc dù, có thể họ có những di sản mô tả một cách chính xác những hiện tượng liên quan. Thí dụ như: Từ những di sản của nền văn hóa truyền thống Nhật có tư liệu về "Lạc thư cửu tinh đồ", sự vận đông của ngũ tinh trong Thái Dương hệ liên quan đến Địa cầu làm nên Hà Đồ...Hoặc Hàn Quốc vẫn dùng đồ hình "lưỡng nghi Việt" làm biêu tượng quốc gia....Tất cả những sự kiện này của hai nền văn hóa Nhật Hàn, chỉ là những chứng cứ di sản lịch sử của một học thuyết còn tồn tại, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định phục hồi một học thuyết. Mặc dù nó có thể góp phần mang tính chứng lý trong việc mô tả một học thuyết (Như "Lạc thư cửu tinh đồ"; Sự vận động của ngũ tinh làm nền Hà Đồ của Nhật Bản...). Khả năng phục hồi hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch với sự xác định nó chính là lý thuyết thống nhất phải thuộc về nền văn hiến Việt tộc với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương tử. Bởi vì, mặc dù tan nát với thời gian, nhưng chỉ cần những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt cũng đủ để phục hồi những giá trị đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch. Mối liên hệ nhân quả của sự phục hồi học thuyết này chính là sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. ========================= PS: Cách đây vài ngày, trong lúc chia sẻ với vài người bạn, tôi xác định rằng: "Tôi chẳng dây dưa gì đến chính trị, chính em. Tất cả mọi nghiên cứu của tôi nhân danh khoa học". Một người nói với tôi: "Nhưng anh đang làm một việc có ảnh hường lớn đến chính trị". Đây không phải lần đầu tiên tôi nghe câu này. Bởi vậy, tôi cần công khai lên đây luận điểm của tôi: Tất cả mọi sự kiện trên thế gian này và cả trong vũ trụ đều có ảnh hướng lẫn nhau. Một trận sóng thần ở Nhật Bản, một siêu bão đánh vào Hoa Kỳ đều ảnh hưởng chính trị. Nhưng trận bão và sóng thần không có mục đích chính trị. Nó hoàn toàn khách quan. Và đương nhiên với tính ảnh hưởng lẫn nhau thì chính trị cũng tác động và ảnh hường rất lớn đến sự phát triển khoa học. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngài Lê Duẫn đã xác định: "Khoa học phục vụ chính trị chính là sự phát triển của những tri thức khoa học, kỹ thuật trong một chế độ chính trị, sẽ chứng minh tính ưu việt của chế độ chính trị đó". Tôi không nhớ nguyên văn. Nhưng chắc cũng không sai lắm với nội dung câu nói của ngài Lê Duẩn. Bởi vậy, cái tư duy "khoa học ảnh hưởng chính trị" cần xem lại xem nó ảnh hưởng kiểu gì?1 like