• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 29/07/2014 in all areas

  1. HMS Artful - Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới Cập nhật lúc 15h13' ngày 07/07/2014 Không chỉ Mỹ hay Nga mới sở hữu tàu ngầm hạt nhân hiện đại bậc nhất mà cách đây không lâu, lực lượng hải quân Vương Quốc Anh đã chính thức tiếp nhận chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute trị giá hơn 1,6 tỷ đô la mang tên HMS Artful. Đây được giới quân sự đánh giá là tàu ngầm hạt nhân hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay với khả năng hoạt động yên tĩnh mức tuyệt đối và sở hữu nhiều loại vũ khí tối tân cho phép Artful có thể thực hiện nhiệm vụ gần như ở khắp nơi trên thế giới. Sau khi rời khỏi xưởng đóng tàu của hãng BAE Systems, Artful sẽ trải qua thêm 1 năm chạy thử nghiệm và sau đó sẽ là 25 năm hoạt động dưới đáy biển trong biên chế của hải quân Anh. BAE Systems bắt đầu phát triển nguyên mẫu tàu ngầm hạt nhân Artful từ năm 1997 tại trụ sở chính của hãng tại cảng Barrow-in-Furness, Cumbria. Artful là chiếc thứ 3 trong kế hoạch sản xuất tổng số 7 chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute đã được biên chế phục vụ Hải quân hoàng gia Anh. Đây là thế hệ tàu ngầm hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay và được sánh với tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia thuộc biên chế Hải quân Hoa Kỳ. HMS Artful - Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới Artful có tổng chiều dài 96,93 mét với sườn ngang 11 mét, mớn nước 10 mét và độ choán nước là 7400 tấn nước biển, tương đương với 65 con cá voi xanh cộng lại. Artful sử dụng lò phản ứng hạt nhân Rolls-Royce PWR 2 có khả năng tạo ra lượng năng lượng cho cả thành phố Southampton tại Anh. Động cơ trên chẳng những cho phép Artful có thể đạt vận tốc 30 hải lý/giờ khi lặn dưới đại dương mà còn cho phép nó có thể hoạt động liên tục suốt 25 năm mà không cần phải tiếp nhiên liệu. Bên cạnh đó, hệ thống sản xuất oxy và nước sạch được trang bị trên tàu cho phép Artful có thể dễ dàng thực hiện những hành trình vòng quanh Trái Đất dưới đáy biển trong suốt 3 tháng liền cùng với thủy thủ đoàn 98 thành viên mà không cần phải nổi lên mặt biển. Khả năng chiến đấu của Artful còn ấn tượng hơn nhiều so với tuổi thọ hoặc kích thước của nó. Các tàu ngầm hạt nhân lớp Astute là thế hệ tàu ngầm đầu tiên được trang bị hệ thống quan sát hình ảnh HD truyền bằng sợi cáp quang thay cho các kính tiềm vọng truyền thống. Artful được trang bị thêm hệ thống định vị thủy âm Sonar 2076 cho phép phát hiện ra các mục tiêu cách đó 3.000 hải lý (tương đương khoảng 5.500km). Hệ thống này sở hữu 13.000 ống nghe dưới nước dọc theo mũi, 2 bên sườn và khắp thân tàu, nhiều hơn bất kỳ hệ thống sonar hiện đại nào khác. HMS Artful - Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới Về các vũ khí tấn công, Artful cũng được trang bị tới tận răng. Artful sở hữu tổng cộng 6 ống phóng ngư lôi 533mm cùng với khoang chứa 38 tên lửa hành trìnhTomahawk IV và thủy lôi hạng nặng Spearfish đáp ứng cho nhu cầu chống ngầm cũng như tấn công bất cứ mục tiêu nào trên đất liền. Mỗi quả thủy lôi Spearfish nặng 2 tấn và có thể bắn một mục tiêu cách đó 48km. Tên lửa hành trình Tomahawk IV có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân gần 450kg và bay với vận tốc 245m/s với tầm bắn 5.500km. Tàu ngầm hạt nhân Artful đã chính thức hạ thủy vào hồi thắng 5 năm nay và theo kế hoạch sẽ chính thức chạy thử nghiệm trên biển vào đầu năm 2015 cùng với 2 chiếc cùng lớp trước đây là HMS Astute và HMS Ambush hiện đang phục vụ hải quân Anh. Dưới đây là đoạn video ghi lại cảnh hạ thủy Artful hồi tháng 5 vừa rồi. Theo Tinh Tế ================== Đây là vũ khí hạng hai theo cái nhìn của Lão Gàn - Bởi vì nó chỉ là một vũ khí truyền thống được nâng cấp. Vũ khí hạng nhất thì hiện nay người ta chưa thống nhất được tên gọi của nó. Gần đây, báo mạng có loan truyền một bức thư ngỏ của một đồng môn người Việt với thủ tướng Tàu là Lý Khắc Cường. Còn Lão Gàn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, thường trú tại lò gạch làng Vũ Đại thì không được hân hạnh là đồng môn của ngài Thủ Tướng Tàu, nên không có thử ngỏ, thư kín gì cả. Nhưng cũng lưu ý các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng: Nếu chiến tranh mà các ngài phát động để giành giật biển đảo ở Hoa Đông và Biển Đông thì đây chính là "Canh bạc cuối cùng" được kết thúc bằng sức mạnh. Mọi việc sẽ không dừng lại ở cờ Trung Quốc cắm ở Senkaku/ Điều Ngư và người Nhật với Đồng Minh Hoa Kỳ chấp nhận thất bại với một hiệp định hòa bình, trong đó Nhật Bản thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đào này. Tương tự như vậy với biển Đông. So với dàn tàu ngầm đông như cá lia thia của Hoa Kỳ thì các tàu lớp Tấn, lớp Nguyên của quí vị vốn đã rất khiêm tốn. Nếu so với cái tàu ngầm này của Anh Quốc - là Đồng minh số 1 của Hoa Kỳ - thì chắc các ngài cũng hiểu rằng dù tính thần Đại Hán dâng cao cũng nên tìm phương pháp khác đê thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa".
    3 likes
  2. Dubai xây dựng thành phố có thể kiểm soát khí hậu Cập nhật lúc 09h38' ngày 10/07/2014 (Theo Vnreview) Trong khi các quốc gia trên thế giới đang tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu và làm thế nào để giảm bớt tác động của con người đối với môi trường, thì các quan chức tại Dubai lại có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn những lo ngại trên bằng cách xây dựng một thành phố có thể kiểm soát khí hậu. Được gọi là Trung tâm mua sắm của Thế giới, đô thị mini rộng 4,4 triệu m2 này sẽ là thành phố khép kín đầu tiên cho phép người dân tránh hoàn toàn các điều kiện khí hậu bên ngoài trong thời gian dài. Với 7,2km2 khu vui chơi kèm theo, thành phố này sẽ cho du khách những trải nghiệm của cuộc sống trong một thành phố bình thường với môi trường có thể kiểm soát trong một tuần hoặc hơn thế. Mặc dù ý tưởng xây dựng một thành phố khép kín quy mô lớn như vậy là khá táo bạo, tuy nhiên do nhiệt độ mùa hè hiện nay ở Dubai khá khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình lên tới 40 độ C, nên một môi trường với nhiệt độ có thể kiểm soát sẽ là điểm đến phổ biến của khu vực. Trong những tháng mùa đông của Dubai, khi nhiệt độ trung bình giảm xuống 23 độ C, khu vui chơi kèm theo của thành phố sẽ được mở ra để đón không khí tự nhiên. Thành phố này sẽ có 100 khách sạn và căn hộ cao cấp, một tổ hợp chăm sóc sức khỏe cũng được thiết kế để thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới. Và các nhà phát triển của dự án cũng hy vọng biến nơi đây thành công viên giải trí lớn nhất thế giới. "Du lịch là nhân tố chính trong nền kinh tế của chúng tôi, và chúng tôi muốn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trở thành một điểm đến hấp dẫn quanh năm. Đây chính là lý do tại sao chúng tôi bắt đầu bắt tay vào việc cung cấp các môi trường với nhiệt độ có thể kiểm soát trong suốt những tháng mùa hè", Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Thủ tướng, Phó chủ tịch UAE, vua hiến pháp của Dubai, cho biết. Trong khi mục đích chính của Trung tâm mua sắm của Thế giới là cung cấp một thành phố sang trọng ở giữa sa mạc, chúng ta có thể thấy ứng dụng của nó trong tương lai khi mà bầu không khí của trái đất ngày càng ô nhiễm. Những thành phố với môi trường nhân tạo, nhiệt độ có thể kiểm soát này sẽ giúp con người tồn tại khi môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dubai Holding, hãng đầu tư đứng đằng sau dự án, không tiết lộ mức phí và thời gian hoàn thành của dự án này.
    2 likes
  3. TQ sẽ lôi kéo bằng được Đài Loan để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa” Bình Nguyên 28/07/14 16:19 Thảo luận (0) (GDVN) - Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”, Trung Quốc phải coi Đài Loan như một “người em trai”. Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro 2014 chắc chắn sẽ là một năm thảm kịch được đánh giấu bằng những sự kiện địa chính trị đã, đang và có thể sẽ còn tiếp tục xảy ra trên toàn thế giới giống như những gì đã diễn ra ở giữa Israel-Palestine; khủng hoảng chính trị ở Ucraine, bất ổn trỗi dậy ở Iraq; căng thẳng giữa hai cường quốc ở châu Á Nhật Bản – Trung Quốc và cơn ác mộng được Bắc Kinh cố tình gây ra đối với các quốc gia nhỏ bé ở láng giềng, đặc biệt là việc đưa hẳn giàn khoan 981 cùng hạm đội hộ tống hùng hậu xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam; chiếm đoạt quyền kiểm soát trên bãi Cỏ Rong từ tay Philippines… Tuy nhiên, trái với bức tranh hỗn loạn do những cuộc khủng hoảng và sự kiện diễn ra, Trung Quốc vẫn đang bất chấp bỏ ngoài tai những phản ứng từ dư luận. Ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước Trung Quốc cùng Lý Khắc Cường – Thủ tướng nước này vẫn tiến hành các chuyến thăm nước ngoài được Bắc Kinh và truyền thông nước này đánh giá là những cột mốc quan trọng trong tiến trình hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” do ông Tập lãnh đạo. Và gần đây nhất, tại Brazil, ông Tập Cận Bình đã tới đất nước ở Châu Mỹ Latinh này để tham gia hội nghị thượng đỉnh của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và sau đó lãnh đạo TQ đã tiến hành chuyến thăm quan trọng đến Argentina, Venezuela và Cuba. Giới phân tích chính trị quốc tế cho rằng chuyến đi tới Nam Mỹ vừa quan của ông Tập Cận Bình có thể được xem là một trong những đươngg bước chính để Trung Quốc thực hiện tham vọng muốn có vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế. Bên cạnh các chuyến công du nước ngoài, tại Bắc Kinh Trung Quốc cũng đã tổ chức các cuộc đón tiếp trọng thị để chào đón các nguyên thủ quốc gia hàng đầu thế giới như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những cuộc hội đàm này được truyền thông Trung Quốc cho là những bước đi sâu hơn của Bắc Kinh trong tham vọng làm thay đổi cán cân quyền lực của thế giới, cho phép nước này can dự nhiều hơn vào các vấn đề mang tính toàn cầu, đặc biệt là mưu đồ tạo đối trọng với siêu cường số 1 thế giới hiện nay là Mỹ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cổ vũ cho rằng tầm nhìn về “Giấc mơ Trung Hoa của ông Tập Cận Bình không chỉ đơn thuần là hướng đến “một tương lai tốt hơn cho Trung Quốc” mà còn là một sứ mệnh lịch sử để cải cách quốc gia này. Ê kíp lãnh đạo của ông Tập Cận Bình có tham vọng nâng cao mức sống của người dân Trung Quốc, tiếp tục theo đuổi các mục tiêu kinh tế, văn hóa lớn hơn. Đáng chú ý là ý định nâng cao gấp đôi thu nhập hiện nay của dân Trung Quốc trước khi chạm dấu mốc vào năm 2020. Mục tiêu dài hơi hơn nữa của giới lãnh đạo ở Bắc Kinh là đến nă, 2049 Trung Hoa sẽ trở thành quốc gua hùng mạnh khi tiến hành kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trong cuộc khủng hoảng chính trị và nội chiến hiện nay ở Ucraine, Trung Quốc tự nhận thấy mình có thể đóng vai trò trung gian. Trung Quốc cũng tiến hành giao thiệp với Nga, ký kết các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn để đảm bảo nhu cầu cung ứng năng lượng, thế chân các thị trường trước đấy của Nga ở Đông Âu khi Moscow đang ngày càng bị phương Tây tiến hành cô lập. Gần đây, người ta cũng dễ dàng nhìn thấy ông Tập Cận Bình cùng đội ngũ phụ tá của mình cũng đang nỗ lực xúc tiến các cuộc thương thuyết, đàm phán với cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc để tạo thế là một đối tác chiến lược quan trọng đối với chính quyền của nhà lãnh đạo xứ Hàn – bà Park Geun-hye. Một tờ báo xuất bản ở Đài Loan gần đây đã bình luận cho rằng, mặc dù sự việc Trung Quốc đưa giàn khoan 981 và hạm đội hộ tống (xâm phạm trái phép - PV) vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trong vòng hai tháng vừa qua đã gây ra phản ứng dữ dội ở Việt Nam nhưng Bắc Kinh đã cho đó là một “thử nghiệm thành công”, chứng tỏ rằng Trung Quốc đã có khả năng hành động trong vùng biển mà nước này tuyên bố có chủ quyền (tuyên bố chủ quyền, thể hiện bằng đường lưỡi bò 10 đoạn vừa được TQ công bố bằng bản đồ mới không có giá trị pháp lý, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực). Một điều đáng chú ý khác có thể nhận thấy rằng Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách để lôi kéo Đài Loan trở về quỹ đạo ảnh hưởng của mình. Tư tưởng này đã được nêu ra trong phát biểu của Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc khi ông kêu gọi rằng hai bờ nên làm việc và hợp tác cùng nhau để đạt được mục tiêu lớn là “Giấc mơ Trung Hoa”, làm cho Trung Quốc mạnh hơn trên trường quốc tế. Tập Cận Bình cũng công khai ý tưởng tiến hành một cuộc hội nghị thượng đỉnh Trung – Đài và xúc tiến các cuộc đối thoại chính trị. Trong con mắt của giới lãnh đạo Trung Quốc, “để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa”, Trung Quốc phải coi Đài Loan như một “người em trai”, vui mừng với những thành tựu của Đài Loan đồng thời sẵn sàng giúp đỡ Đài Loan giải quyết các vấn đề của chính mình như điều mà “một ông anh” phải làm”. Điều mà giới lãnh đạo Trung Quốc đang cần ở Đài Bắc là đảo này phải “hiểu được, đáp trả tình cảm từ đại lục để thực hiện cái gọi là “Giấc mơ Trung Hoa” theo kiểu mà Bắc Kinh đang tham vọng. ================== Nếu Tung Cóoc lôi kéo được Đài Loan về phía họ thì đây là cuộc hợp tác Quốc (Quốc dân đảng) Cộng (Cộng sản đảng) lần thứ ba trong lịch sử quan hệ giữa hai đảng này. Này cô em Đài Loan, anh có lời khuyên - nếu cô em vào xem topic này - rằng: Thời thế đã thay đổi. Ngày xưa cô em hợp tác trên thế mạnh mà còn giăng ra Đài Loan bán trầu. Bấy giờ, cô em nghèo khổ, yếu đuối, còn tham vọng hợp tác thì thôi thống nhất đất nước Trung Hoa đi cho nó lành.
    2 likes
  4. Lỡ năm nay rồi thì trong vòng các năm tới rất khó có năm tốt, chỉ có năm 2019 Kỷ Hợi là tạo cách đối xứng tuổi cho cả nhà, sẽ rất tốt, nhưng con út sau này lớn lên sẽ tự tách ra ko thích ở với bố mẹ. Năm 2018 Mậu Tuất thì ổn hơn tí, sẽ ko phát tài phát lộc như sinh con 2019 nhưng con cái gắn với bố mẹ lâu dài hơn. Nói chung chỉ có 2 năm này để bạn quyết định thôi. Xa hơn nữa thì Tân Sửu 2021. Thân mến.
    1 like
  5. Nhìn chung năm nay đỡ hơn năm rồi. Năm tới đỡ hơn năm nay. Nếu năm tới thi tốt nghiệp thì đậu. Mặc dù không thật hài lòng.
    1 like
  6. Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật ngay sát Việt Nam 27/07/2014 15:10 (TNO) Trung Quốc đang tiến hành tập trận bắn đạn thật rầm rộ ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tại khu vực giáp ranh với vùng biển Việt Nam và theo dự kiến đợt tập trận này sẽ kết thúc vào ngày 1.8, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo ngày 27.7. Chiến hạm Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận hồi năm 2013 ở cảng Thanh Đảo, thuộc tỉnh Sơn Đông - Ảnh: Reuters Ngoài ra, vào ngày 27.7, Bắc Kinh cũng đã thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại biển Hoa Đông từ ngày 29.7 đến ngày 2.8, Bloomberg đưa tin. Đợt tập trận gần vùng biển Việt Nam lần này của Trung Quốc có quy mô lớn hơn những cuộc tập trận trước đây và trùng với thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị lễ kỷ niệm ngày thành lập quân đội 1.8. Giới quan sát nhận định những động thái nói trên của Trung Quốc càng làm gia tăng căng thẳng với các quốc gia trong khu vực. Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ biển Đông, được cho là dồi dào tài nguyên khoáng sản, dựa theo cái gọi là "đường lưỡi bò” mà nước này tự vẽ ra trên biển Đông. Còn tại biển Hoa Đông, Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Ông Suh Jin-young, một giáo sư chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Quốc tại Trường Đại học Hàn Quốc, nhận xét các đợt tập trận lần này “khác với các đợt tập trận trước ở chỗ Trung Quốc đang tiến hành theo một cách đình đám hơn, cho thấy nước này có vẻ như đang muốn làm cho căng thẳng quân sự leo thang”. “Nhưng trong mắt người Trung Quốc, các căng thẳng này do Mỹ, Nhật khởi xướng và Trung Quốc cho rằng họ chỉ tiến hành những gì họ vẫn đang làm hằng năm”, ông Suh nói. Bloomberg cho biết các hoạt động của quân đội Trung Quốc trong thời gian gần đây làm ảnh hưởng đến ngành hàng không trong nội bộ nước này. Hãng China Southern Airlines ngày 27.7 cho biết các chuyến bay của hãng hàng không này đến miền đông Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị hoãn trên quy mô lớn do các “hoạt động đặc biệt”. Các hãng hàng không Trung Quốc hồi tuần rồi đã cắt giảm 1/4 số chuyến bay của mình tại hơn một chục sân bay, trong đó có 2 sân bay ở Thượng Hải, do “các cuộc tập trận liên tục”, truyền thông Trung Quốc cho hay. Động thái này diễn ra một tuần sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật kéo dài ba tháng tại 6 quân khu, bao hàm cả quân khu ở Thượng Hải, theo Tân Hoa xã. Quân đội Trung Quốc được cho là kiểm soát khoảng 52% không phận miền đông nước này, nơi tọa lạc của các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải, theo một báo cáo công bố hồi năm 2011 của China News Service, một trong những hãng tin hàng đầu Trung Quốc. Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc sử dụng khoảng 1/5 trong tổng số các đường bay trên không phận cả nước, ông Shi Boli, một quan chức tại Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc, nói với Bloomberg hồi năm 2013. Hoàng Uy ================= Sự kiện dàn khoan chỉ là hình tướng và là hệ quả tất yếu thể hiện bản chất của vấn đề: "Giấc một bá chủ thế giới" của Trung Quốc, mà trước mắt là chi phối, gây sức ép lên các nước láng giềng. Hoặc xâm chiếm, hoặc biến các quốc gia lân bang thành phụ thuộc quốc của Trung Quốc. Cuộc tập trân qui mô của Trung quốc trên khắp 4 vùng biển chung quanh của họ - trong đó có cuộc tập trân trên Vinh Bắc Bộ - chứng tỏ điều này. Nó chính là một thứ dàn khoan thể hiện dưới hình thức khác. Trung Quốc đã quá đà vì sự thể hiện tham vọng một cách lộ liễu. Có người cho rằng: Trung Quốc làm vậy để hướng sự chú ý về những mâu thuẫn đang gây bất ổn trong nước ra ngoài. Cho dù ngay cả như vậy thì đây vẫn là một sai lầm nghiêm trọng của họ. Bởi vì, khi họ gặp phản ứng quyết liệt của những nước xung quanh, nó sẽ đem lại một sự phản tác dụng còn ghê gớm hơn. Tôi nhắc lại rằng: Chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được trả lại tính chân lý của nó, mới hy vọng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Chính các học gỉa Trung Quốc đã thừa nhận thuyết ADNH và Kinh Dịch không phải của họ. Sự thừa nhận của các học giả Trung Quốc trong sự kiện minh chứng Việt sử 5000 năm văn hiến, đây chính là cái dàn khoan của Việt tộc từ hàng ngàn năm trước, mà các học giả Trung Quốc tự mang vào đặt trong nền văn minh Hán. Dàn khoan phi vật thể này bất chấp tất cả mọi điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và mọi sự tác động nhân danh bất cứ một cái gì của con người. Lịch sử cần thể hiện đúng chân lý của nó. Xin cảm ơn những quí vị quan tâm.
    1 like
  7. Trong ba tiêu chí mà tôi trình bày tại buổi tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương" thì tiêu chí thứ nhất phát biểu rằng: Đây chính là một tiêu chí chủ yếu hiện nay, nhưng không phải duy nhất, xác định rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của Kinh Dịch và thuyết ADNH. Và "có thể" các nhà nghiên cứu Trung Hoa cảm nhận được nội hàm của tiêu chí này và nhận thấy mối liên hệ lịch sử hình thành kinh Dịch và thuyết ADNH trong sự mô tả của các bản văn chữ Hán với lịch sử của nền văn minh Hán, hoàn toàn bất hợp lý, nên họ phải thừa nhận tính khách quan của vấn đề: Kinh Dịch và thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh Hán. Sở dĩ tôi dùng từ "có thể" vì bản thân tôi chưa chính thức tìm hiểu tài liệu mà giáo sư Trần Đình Hiếu trình bày. Nhưng tôi tin tài liệu này là hoàn toàn xác thực. Bởi tính tất yếu khách quan của các bản văn chữ Hán của vấn đề, nên sớm hay muộn thì chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa sẽ phải thừa nhận điều này, có điều cụ thể nó diễn biến thế nào mà thôi. Cho nên hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, tôi thường khẳng định: Tôi sẵn sàng sang tận Bắc Kinh chứng minh kinh Dịch và thuyết ADNH là của nền văn minh Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Không chỉ với giới nghiên cứu Trung Hoa, ngay cả họ kết hợp với viện Hàn lâm khoa học Hoa Kỳ, tôi cũng sẵn sàng trình bày hệ thống luận cứ của tôi và trả lời vì sao không thể có "Hạt của Chúa" và không thể có sự sống trên sao Hỏa - nếu ngài Obama quan tâm - để Hoa Kỳ đỡ tốn kém trong những mục đích nghiên cứu vô bổ. Điều này tôi cũng đã công khai trên diễn đàn từ rất lâu. Mối liên hệ bất hợp lý giữa lịch sử văn minh Hán và sự hình thành Kinh Dịch và thuyết ADNH mô tả trong các bản văn chữ Hán, đã được tôi trình bày rất kỹ trong cuốn sách đã xuất bản từ 2001 là "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" (Nxb Đại học Quốc gia. Tái bản lần 2: Nxb VHTT 2002). Cuốn sách sẽ được tôi biên tập lại và tái bản ngay từ diễn đàn này, cho đến khi có một nhà xuất bản chấp thuận tái bản cuốn sách này. Ngay trong cuốn "Tìm về cội nguồn kinh Dịch", tôi đã đề cập đến một nền văn minh toàn cầu và thuyết ADNH chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Qua các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết (giả thuyết) khoa học để chứng minh cho luận điểm của mình về Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thới huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, cho thấy: Tôi hoàn toàn độc lập với phương pháp chứng minh của riêng tôi. Nó không lệ thuộc vào bất cứ một hiện tượng, sự kiện và vấn đề nào xảy ra trong quá trình phát triển của hướng nghiên cứu này. Do đó, sự kiện các nhà nghiên cứu Trung Hoa thừa nhận kinh Dịch và thuyết ADNH không thuộc về văn minh Hán, chỉ là chứng nhân trực quan làm giảm bớt những hoài nghi của thế nhân với luận điểm minh chứng Việt sử là cội nguồn văn minh Đông phương mà thôi. Tất nhiên, sự hoài nghi và phản bác không có chứng lý của họ là do thói quen của lối mòn tư duy, chỉ nhìn nhận vấn đề qua hiện tượng trực quan và không đủ khả năng để thẩm định một hệ thống luận cứ mà tôi trình bày. Cũng như họ đã từng phản bác không có chứng lý nhà nghiên cứu Khánh Hoài Đỗ Văn Xuyền khi ông phục hồi hệ thống chữ Việt cổ. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây. Sự quyết định cội nguồn văn minh Đông phương thuộc về văn minh Lạc Việt chính là ở tiêu chí thứ 2 và thứ 3. Đây chính là yếu tố để xác định rằng: Chỉ có nền văn minh Lạc Việt là chủ nhân đích thực của thuyết ADNH, không thể có một nền văn minh cổ xưa nào trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được, có thể phục hồi được học thuyết cổ xưa này của nhân loại - mà nhà tiên tri Vanga đã nói tới. Tất nhiên, nó cũng không thuộc về Hàn quốc và Nhật Bản. Nhưng chính nền văn hóa truyền thống Nhật và Hàn quốc cũng đang có ý định cho rằng kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn hóa của họ, lại là chứng nhân cho thấy rằng: Nền văn minh Lạc Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử chính là chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Khi nền văn minh này sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC, những tộc Việt đã di tản sang những vùng đất và hình thành các quốc gia hiện nay, nên họ còn giữ được một cách không có hệ thống những di sản của nền văn minh này. Hiện tượng này lại là một minh chứng sắc sảo cho luận điểm của tôi về phương diện lịch sử về những dấu ấn của nền văn minh Việt trong những di sản văn hóa truyền thống ở các quốc gia hiện đại liên quan, mà tôi đã trình bày trong sách đã xuất bản và trên diễn đàn này. Hai tiêu chí này phát biểu rằng: 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Với tiêu chí 2 thì Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sử dụng những di sản trong văn hóa truyền thống để chứng tỏ những dấu ấn của thuyết ADNH, bát quái - (cờ Hàn Quốc đầy đủ AD và Bát quái) - để chứng minh Kinh Dịch và học thuyết này thuộc về họ. Nhưng điều đó chỉ là những di sản thể hiện dấu ấn có tính hiện tượng. Nhưng vấn đề còn là ở tiêu chí thứ 3. Và tiêu chí này còn được bổ sung để thẩm định bởi một tiêu chí khoa học cho một lý thuyết hoặc một giả thuyết) khoa học. mà tôi đã trình bày nhiều lần trên diễn đàn và sách đã xuất bản. Tiêu chí này phát biểu rằng: Đáp ứng được tất cả những tiêu chí này chỉ có nền văn minh Việt với cấu trúc nguyên lý căn để qua mô hình biểu kiến "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ". Tính hợp lý của nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" bao trùm lên mọi vấn đề, mọi lĩnh vực liên quan đến thuyết ADNH và bát quái (Kinh Dịch), thỏa mãn tất cả những yếu tố cần trong tiêu chí khoa học là chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết nhân danh khoa học. Nếu không có một chân lý đích thực đằng sau nguyên lý căn để này thì không thể có tính hợp lý bao trùm cả không gian và thời gian vũ trụ như vậy được. Và không chỉ giới hạn với tính hợp lý toàn diện trong thuyết ADNH - nhân danh nền văn hiến Việt - nguyên lý này đã chứng tỏ sự bao trùm lên mọi lĩnh vực của tri thức khoa học hiện đại ("Không có Hạt của Chúa"; "Không có sự sống ngoài Địa cầu" (sao Hỏa là một ví dụ); thẩm định thuyết Vonfram, nghịch lý Cantor....vv...Cũng không chỉ dừng ở đây, ngay cả các vấn đề quan hệ xã hội, cuộc sống con người và cả những vấn đề tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo...vv...cũng thể hiện sự giải thích hợp lý của lý thuyết này, nhân danh nền văn hiến Việt. Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm.
    1 like
  8. Topic này là một chủ đề từ 5 năm trước. Lúc ấy, coi "Kinh Dịch" là của người Việt cứ như chuyện trên trời. Cả thế giới này tất nhiên là cả người Trung Quốc, đều cho rằng kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của nền văn minh Hán tộc. Chỉ riêng cái "ấn tượng vĩ đại" kéo dài hơn 2000 năm về mặt thời gian và phổ biến trên toàn thế giới về "Kinh Dịch" là của văn minh Hán về mặt không gian, đã là một khó khăn đầu tiên để phủ nhận nó. Cá nhân tôi vẫn kiên trì với phương pháp của riêng mình khi nhận thức được tính chân lý đã xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương và là chủ thế của nền tảng trí thức thuộc nền văn minh này. Đó chính là Bát quái và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vượt xa hơn cả điều này, tôi xác định và chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Tri thức khoa học không lệ thuộc vào số đông. Cho nên tôi thực sự không quan tâm lắm đến việc có ai ủng hộ tôi không. Cái tôi cần là có ai chia sẻ với tôi vì sự hiểu biết những gì tôi trình bày không. Một trong những thuận lợi lớn nhất, là cho đến ngày hôm nay, trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương", ngày 25. 7. 2014 tại hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, giáo sư Trần Đình Hiếu công bố một thông tin: Các nhà nghiên cứu của chính nền văn minh Trung Hoa xác nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hán. Đấy là sự thuận lợi khách quan, mang tính chứng nhân cho những người có quan điểm thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc, trong đó có tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa mọi chuyện đã kết thúc. Vấn đề còn lại là: Kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn minh nào , khi cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng nó thuộc về một nền văn hóa của họ. Với tôi, Nhật Bản không có những chứng cứ lịch sử và khả năng phục hồi những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hàn quốc chỉ thuận lợi hơn Nhật Bản về những chứng cứ lịch sử, nhưng họ cũng không có khả năng phục hồi lại những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là một trong ba tiêu chí mà tôi đã trình bày trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn kinh Dịch" do báo Tiasang tổ chức ngày 25. 7. 2014, tại hội trường Bộ khoa học Công nghệ. Tiêu chí này phát biểu rằng: Những di sản còn lại của Hàn Quốc và Nhật Bản không đủ điều kiện để phục hồi một cách hoàn chỉnh những giá trị tri thức trong cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Mặc dù, có thể họ có những di sản mô tả một cách chính xác những hiện tượng liên quan. Thí dụ như: Từ những di sản của nền văn hóa truyền thống Nhật có tư liệu về "Lạc thư cửu tinh đồ", sự vận đông của ngũ tinh trong Thái Dương hệ liên quan đến Địa cầu làm nên Hà Đồ...Hoặc Hàn Quốc vẫn dùng đồ hình "lưỡng nghi Việt" làm biêu tượng quốc gia....Tất cả những sự kiện này của hai nền văn hóa Nhật Hàn, chỉ là những chứng cứ di sản lịch sử của một học thuyết còn tồn tại, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định phục hồi một học thuyết. Mặc dù nó có thể góp phần mang tính chứng lý trong việc mô tả một học thuyết (Như "Lạc thư cửu tinh đồ"; Sự vận động của ngũ tinh làm nền Hà Đồ của Nhật Bản...). Khả năng phục hồi hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch với sự xác định nó chính là lý thuyết thống nhất phải thuộc về nền văn hiến Việt tộc với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương tử. Bởi vì, mặc dù tan nát với thời gian, nhưng chỉ cần những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt cũng đủ để phục hồi những giá trị đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch. Mối liên hệ nhân quả của sự phục hồi học thuyết này chính là sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. ========================= PS: Cách đây vài ngày, trong lúc chia sẻ với vài người bạn, tôi xác định rằng: "Tôi chẳng dây dưa gì đến chính trị, chính em. Tất cả mọi nghiên cứu của tôi nhân danh khoa học". Một người nói với tôi: "Nhưng anh đang làm một việc có ảnh hường lớn đến chính trị". Đây không phải lần đầu tiên tôi nghe câu này. Bởi vậy, tôi cần công khai lên đây luận điểm của tôi: Tất cả mọi sự kiện trên thế gian này và cả trong vũ trụ đều có ảnh hướng lẫn nhau. Một trận sóng thần ở Nhật Bản, một siêu bão đánh vào Hoa Kỳ đều ảnh hưởng chính trị. Nhưng trận bão và sóng thần không có mục đích chính trị. Nó hoàn toàn khách quan. Và đương nhiên với tính ảnh hưởng lẫn nhau thì chính trị cũng tác động và ảnh hường rất lớn đến sự phát triển khoa học. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngài Lê Duẫn đã xác định: "Khoa học phục vụ chính trị chính là sự phát triển của những tri thức khoa học, kỹ thuật trong một chế độ chính trị, sẽ chứng minh tính ưu việt của chế độ chính trị đó". Tôi không nhớ nguyên văn. Nhưng chắc cũng không sai lắm với nội dung câu nói của ngài Lê Duẩn. Bởi vậy, cái tư duy "khoa học ảnh hưởng chính trị" cần xem lại xem nó ảnh hưởng kiểu gì?
    1 like
  9. Sỹ diện nước lớn, TQ từ chối thiện chí, chỉ huy diễn tập của Nhật Bản Việt Dũng 26/07/14 09:43 (GDVN) - Học giả Trung Quốc tiếp tục viết bài tuyên truyền để khẳng định Trung Quốc là "nước lớn", có thái độ cực đoan trong cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương". Trung Quốc rình chờ cơ hội kết thúc “bá quyền” của Hải quân Mỹ Nhật Bản bàn nhập khẩu tàu tấn công đổ bộ để đề phòng Trung Quốc Mỹ và đồng minh đang tập trận tàu ngầm, lấy Trung Quốc là mục tiêu? Học giả TQ đề xuất 4 thủ đoạn chống lại chính sách mới của Nhật Bản Trung Quốc không tham gia khoa mục diễn tập do Nhật Bản chỉ huy, dị nghị thái độ thiện chí của Nhật Bản Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 25 tháng 7 đăng bài viết cho rằng, diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” là diễn tập quân sự trên biển đa quốc gia có quy mô lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, được bắt đầu vào năm 1971, mục đích nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường trên biển của các nước ven bờ Thái Bình Dương và chống khủng bố liên hợp. Tàu chiến các nước tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo bài viết, ngày 9 tháng 6 năm 2014, 4 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã khởi hành từ Tam Á (ở đảo Hải Nam), tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”. Đối với việc Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, báo Trung Quốc cho rằng, quan chức cấp cao Nhật Bản đã đưa ra những phát biểu nhiều dư vị. Theo bài báo, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Katsutoshi Kawano trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: “Tuy quan hệ song phương với Trung Quốc không tiến triển, nhưng rất hoan nghênh Trung Quốc gia nhập khuôn khổ đa phương”. Mặc dù đây là một phát biểu thiện chí, bình thường, không có gì phải dị nghị, nhưng Trương Quân Xã, một người được cho là chuyên gia về vấn đề hải quân của Trung Quốc cho rằng, Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” là kết quả thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ, là Mỹ chủ động mời Trung Quốc tham gia, Trung Quốc cũng đã có thiện chí cử tàu chiến hải quân tham gia. Đây là việc thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ. Theo ông Xã, phát biểu của quan chức Nhật Bản như trên là “giọng khách át giọng chủ nhà”, là phát biểu “thừa”. Ông Xã cho rằng, bởi vì, Trung Quốc không phải tham gia diễn tập theo thỏa thuận với Nhật Bản. Cuộc diễn tập này không phải do Nhật Bản tổ chức, Trung Quốc không cần thiết thỏa thuận với Nhật Bản. Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quânn Trung Quốc nhận tiếp tế khi tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Ngoài ra, xung quanh việc Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014”, báo chí Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến việc giữ “thể diện” cho mình, nhất là trong quan hệ với Mỹ, Nhật… Mặc dù không muốn, nhưng theo báo chí Trung Quốc, cuối cùng thì lực lượng tham gia diễn tập của Trung Quốc vẫn bị Mỹ chỉ huy. Điều đáng chú ý là, do Trung Quốc đặc biệt “hận thù lịch sử” với Nhật Bản cũng như do ảnh hưởng của vấn đề đảo Senkaku hiện nay, Trung Quốc tìm mọi cách tránh né các khoa mục do sĩ quan Nhật Bản chỉ huy. Theo tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 14 tháng 7, diễn tập tìm kiếm cứu nạn 6 nước do sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy, tổ chức ở vùng biển Hawaii vào sáng ngày 12 tháng 7 năm 2014. Nhưng, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của Hải quân Trung Quốc đã không tham gia khoa mục này. Theo bài báo, diễn tập tìm kiếm cứu nạn liên hợp là một phần của diễn tập quân sự liên hợp “Vành đai Thái Bình Dương”, tư lệnh cụm hộ vệ 3 Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản lần đầu tiên làm sĩ quan chỉ huy của hoạt động diễn tập lần này. Đồng thời, tất cả nhân viên của ban chỉ huy đều là người Nhật Bản. Nội dung diễn tập tìm kiếm cứu nạn trong diễn tập quân sự trên biển liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Bài báo cho biết, sau khi bắt đầu diễn tập, nhiều máy bay trực thăng của Quân đội Mỹ đã vận chuyển “binh sĩ bị thương” đến tàu sân bay trực thăng Ise Nhật Bản, binh sĩ Nhật đã tiếp tục vận chuyển những binh sĩ này vào phòng cấp cứu. Nhưng, tàu bệnh viện Trung Quốc đã không tham gia. Báo Nhật Bản bình luận cho rằng, Trung Quốc không tham gia diễn tập có thể là do đối đầu căng thẳng của quan hệ Trung-Nhật. Diễn tập đem lại cơ hội cho giao lưu quân sự Trung-Mỹ Tờ “Tân Dân vãn báo” Trung Quốc ngày 26 tháng 6 cũng có bài viết cho rằng, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” được tổ chức 2 năm 1 lần, đã tổ chức 24 lần, đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập. Bài báo dẫn lời phó viện trưởng Thẩm Đinh Lập, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Phục Đán, Trung Quốc cho rằng, mặc dù quan hệ quân sự Trung-Mỹ tương đối yếu, nhưng hai bên vẫn có ý định hợp tác, tránh rủi ro. Lần này, Trung Quốc cử 4 tàu chiến tham gia diễn tập là một hoạt động diễn tập trên biển có cấp độ cao nhất giữa Trung-Mỹ; cho rằng Trung Quốc cử tàu chiến tham gia như vậy là muốn tăng cường độ minh bạch và lòng tin quân sự. Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo Thẩm Đinh Lập, cuộc diễn tập này có ý nghĩa hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ tích cực cho tăng cường giao lưu quân sự Trung-Mỹ, “hợp tác bảo vệ ổn định châu Á-Thái Bình Dương”. Mặc dù Mỹ thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm vào Trung Quốc, tránh để Quân đội Trung Quốc thu được các thông tin nhạy cảm, nhưng Lầu Năm Góc mời Trung Quốc tham gia diễn tập cho thấy giao lưu quân sự song phương được nâng cấp cả về hình thức và thực chất, theo đó có lợi cho mở rộng lòng tin, giảm ngờ vực, phù hợp với phương hướng xây dựng quan hệ quân sự mới Trung-Mỹ. Theo báo Trung Quốc, Mỹ mời Trung Quốc tham gia diễn tập phản ánh thiện chí minh bạch quân sự của Mỹ, còn Trung Quốc cử tàu chiến tiên tiến tham diễn thể hiện thiện chí minh bạch quân sự của Trung Quốc, giúp cho quan hệ quân sự Trung-Mỹ vượt qua được các nhân tố tiêu cực, từng bước phát triển theo hướng hoàn thiện và ổn định. Giáo sư Bành Hải, Học viện chỉ huy lục quân Thạch Gia Trang, Trung Quốc cho rằng, Mỹ không để Trung Quốc tham gia các nội dung quan trọng của diễn tập Vành đai Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc được mời tham diễn đã đem lại cơ hội lớn cho họ nâng cao khả năng chiến đấu thực tế, là tín hiệu cho thấy Hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi “chuỗi đảo thứ nhất”, vươn ra biển xa. Máy bay trực thăng Pháp tập cất hạ cánh trên tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo bài báo, các nước Mỹ, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” cho thấy họ không muốn bài xích Trung Quốc, sẽ không “lật mặt” triệt để với Trung Quốc vì các vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo bài báo, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ dựa vào cơ hội diễn tập để phô diễn thực lực của mình, khẳng định sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, tìm hiểu và răn đe đối thủ tiềm tàng. Tóm lại, cãi nhau thì cãi nhau, hợp tác là hợp tác, nhưng không đánh nhau. Bài báo còn cho rằng, Mỹ ngày càng nhạy cảm với việc Trung Quốc không ngừng tăng cường thực lực, tiến hành ngăn chặn Trung Quốc không bằng tiến hành tiếp xúc với Trung Quốc để xóa bỏ “mối lo ngại không cần thiết”. Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” phản ánh lực lượng vũ trang hai nước Trung-Mỹ có ý định “kết giao bằng hữu” chứ không phải phát động chiến tranh. Mặc dù quân đội hai nước Trung-Mỹ không thể xây dựng quan hệ hữu nghị thì ít nhất có thể đạt được hiểu biết lẫn nhau, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014” đã đem lại cơ hội để thực hiện điều đó. Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tiếp tế trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" =============== Câu chuyện chỉ đơn giản thế này: Một đám giang hồ nổi tiếng đang khống chế địa bàn. Tự nhiên có tay cao bồi thôn trước đây cũng trong nhóm, nổi lên, ngông ngênh thấy ghét. Bởi vậy đại ca trùm mời đến đại hội võ lâm để thấy sức mạnh của đàn anh và các tay em như thế nào, nhằm quảng cáo sức mạnh. Ý muốn nói: "Mày cà chớn anh bụp đấy!". Có vậy thôi chứ có gì đâu mà ầm ĩ. Cái thế giới này đại để cũng như làng Vũ Đại cả.
    1 like
  10. Táng Kinh là một cuốn sách cổ từ cuối thế kỷ thứ II, đầu thế kỷ thư 1II AC, làm gì có chuyện mô tả "Tuế Tính chính là sao Mộc với chu kỳ quay quanh mặt trời 11.86 năm ". của kiến thức khoa học hiện đại.Trong "Tìm Về cội nguồn Kinh Dịch" tôi đã chứng minh Thái Tuế trong cổ thư chính là sao Mộc khi sắp xếp các sao tình từ Mặt Trời - Trung Cung thuộc thổ - ra bên ngoài. (Nguyên lý quái Cấn ở trung cung"). Sao Mộc là sao lớn nhất trong hệ thống hành tinh của Mặt trời gần trái đất. Nên sự tương tác của nó rất mạnh. Trong Tử Vi, cũng như trong Phong thủy Lạc Việt, không quan tâm đến sao này là một sai lầm lớn.
    1 like
  11. Thưa bác Thiên Sứ, cháu lại gửi tới bác tấm hình sưu tập được, bác có thấy tấm màn che phía sau không ạ, Đò hình âm dương Lạc Việt của tổ tiên chúng ta chứ không phải là cái hinihf chấm vớ vỉn của Tàu
    1 like
  12. Tôi vừa đi gặp một tiến sĩ học ở Trung Quốc về. Tôi hỏi: Quái Khảm, người Trung Quốc gọi là gì. Trả lời "chỉn". Chữ Chỉn của người Trung Quôc có nghĩa gì? Chịu, hổng bít! Vậy thì nó dịch từ tiếng Việt ra đấy - Khảm, tiếng Việt có nghĩa là làm cho lõm xuống. Thí dụ: Khảm xà cử, Khảm ngọc trai....
    1 like