-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 27/07/2014 in all areas
-
Topic này là một chủ đề từ 5 năm trước. Lúc ấy, coi "Kinh Dịch" là của người Việt cứ như chuyện trên trời. Cả thế giới này tất nhiên là cả người Trung Quốc, đều cho rằng kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành là của nền văn minh Hán tộc. Chỉ riêng cái "ấn tượng vĩ đại" kéo dài hơn 2000 năm về mặt thời gian và phổ biến trên toàn thế giới về "Kinh Dịch" là của văn minh Hán về mặt không gian, đã là một khó khăn đầu tiên để phủ nhận nó. Cá nhân tôi vẫn kiên trì với phương pháp của riêng mình khi nhận thức được tính chân lý đã xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chính là cội nguồn của nền văn minh Đông phương và là chủ thế của nền tảng trí thức thuộc nền văn minh này. Đó chính là Bát quái và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Vượt xa hơn cả điều này, tôi xác định và chứng minh rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Tri thức khoa học không lệ thuộc vào số đông. Cho nên tôi thực sự không quan tâm lắm đến việc có ai ủng hộ tôi không. Cái tôi cần là có ai chia sẻ với tôi vì sự hiểu biết những gì tôi trình bày không. Một trong những thuận lợi lớn nhất, là cho đến ngày hôm nay, trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương", ngày 25. 7. 2014 tại hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, giáo sư Trần Đình Hiếu công bố một thông tin: Các nhà nghiên cứu của chính nền văn minh Trung Hoa xác nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về văn minh Hán. Đấy là sự thuận lợi khách quan, mang tính chứng nhân cho những người có quan điểm thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc, trong đó có tôi. Nhưng điều đó không có nghĩa mọi chuyện đã kết thúc. Vấn đề còn lại là: Kinh Dịch và thuyết ADNH thuộc về nền văn minh nào , khi cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều cho rằng nó thuộc về một nền văn hóa của họ. Với tôi, Nhật Bản không có những chứng cứ lịch sử và khả năng phục hồi những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Hàn quốc chỉ thuận lợi hơn Nhật Bản về những chứng cứ lịch sử, nhưng họ cũng không có khả năng phục hồi lại những giá trị tri thức nội hàm của Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đây chính là một trong ba tiêu chí mà tôi đã trình bày trong cuộc tọa đàm "Cội nguồn kinh Dịch" do báo Tiasang tổ chức ngày 25. 7. 2014, tại hội trường Bộ khoa học Công nghệ. Tiêu chí này phát biểu rằng: Những di sản còn lại của Hàn Quốc và Nhật Bản không đủ điều kiện để phục hồi một cách hoàn chỉnh những giá trị tri thức trong cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Mặc dù, có thể họ có những di sản mô tả một cách chính xác những hiện tượng liên quan. Thí dụ như: Từ những di sản của nền văn hóa truyền thống Nhật có tư liệu về "Lạc thư cửu tinh đồ", sự vận đông của ngũ tinh trong Thái Dương hệ liên quan đến Địa cầu làm nên Hà Đồ...Hoặc Hàn Quốc vẫn dùng đồ hình "lưỡng nghi Việt" làm biêu tượng quốc gia....Tất cả những sự kiện này của hai nền văn hóa Nhật Hàn, chỉ là những chứng cứ di sản lịch sử của một học thuyết còn tồn tại, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định phục hồi một học thuyết. Mặc dù nó có thể góp phần mang tính chứng lý trong việc mô tả một học thuyết (Như "Lạc thư cửu tinh đồ"; Sự vận động của ngũ tinh làm nền Hà Đồ của Nhật Bản...). Khả năng phục hồi hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch với sự xác định nó chính là lý thuyết thống nhất phải thuộc về nền văn hiến Việt tộc với Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sống Dương tử. Bởi vì, mặc dù tan nát với thời gian, nhưng chỉ cần những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt cũng đủ để phục hồi những giá trị đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch. Mối liên hệ nhân quả của sự phục hồi học thuyết này chính là sự xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. ========================= PS: Cách đây vài ngày, trong lúc chia sẻ với vài người bạn, tôi xác định rằng: "Tôi chẳng dây dưa gì đến chính trị, chính em. Tất cả mọi nghiên cứu của tôi nhân danh khoa học". Một người nói với tôi: "Nhưng anh đang làm một việc có ảnh hường lớn đến chính trị". Đây không phải lần đầu tiên tôi nghe câu này. Bởi vậy, tôi cần công khai lên đây luận điểm của tôi: Tất cả mọi sự kiện trên thế gian này và cả trong vũ trụ đều có ảnh hướng lẫn nhau. Một trận sóng thần ở Nhật Bản, một siêu bão đánh vào Hoa Kỳ đều ảnh hưởng chính trị. Nhưng trận bão và sóng thần không có mục đích chính trị. Nó hoàn toàn khách quan. Và đương nhiên với tính ảnh hưởng lẫn nhau thì chính trị cũng tác động và ảnh hường rất lớn đến sự phát triển khoa học. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ngài Lê Duẫn đã xác định: "Khoa học phục vụ chính trị chính là sự phát triển của những tri thức khoa học, kỹ thuật trong một chế độ chính trị, sẽ chứng minh tính ưu việt của chế độ chính trị đó". Tôi không nhớ nguyên văn. Nhưng chắc cũng không sai lắm với nội dung câu nói của ngài Lê Duẩn. Bởi vậy, cái tư duy "khoa học ảnh hưởng chính trị" cần xem lại xem nó ảnh hưởng kiểu gì?3 likes
-
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
phamhung and one other liked a post in a topic by Mộc Bản
Thưa sư phụ, Con rất vui vì điều đó. Chúc diễn đàn càng ngày càng phát triển. Huynh Phạm Hùng, Đây là bể cá dưới gầm cầu thang. Và là vì nhà Mộc Bản là nhà phố có bề ngang hẹp cho nên bể cá thay vì nằm trọn trong cung Khảm thì lại hơi liếm một chút qua cung Càn, đây cũng là chuyện ta thường thấy. Do vô tình cục sủi cho bể cá lại nằm trọn trong sơn Hợi mà dẫn đến sự việc trên. Và còn nhiều trường hợp khác nữa. Mộc Bản sẽ chia sẻ thêm.2 likes -
Bắt bệnh qua từng vị trí khuôn mặt Chủ Nhật, 27/07/2014 - 05:26 (Dân trí) - Mới đây tạp chí Thời trang và sắc đẹp của Mỹ đã đưa ra “bản đồ” về các chứng bệnh thường thấy và biểu hiện rõ qua các vị trí khác nhau trên khuôn mặt, nhằm giúp mọi người nắm được cách nhận biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Vị trí số 1 và 2: Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa Khi gặp các vấn đề về da và tiêu hóa, hai vị trí này sẽ thể hiện rất rõ tình trạng của bệnh, có thể là những nốt mụn đầu đen, mẩn ngứa hoặc biến đổi màu sắc từ sáng trở thành tối sạm… Lúc này bạn cần lưu ý hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và ngừng uống thuốc giảm béo nếu có. Nên uống nhiều nước, ăn uống thanh đạm với nhiều rau củ quả và các thực phẩm giàu chất xơ. Vị trí số 3: Các bệnh liên quan đến gan Biểu hiện khi cơ thể bạn đang báo động về việc hoạt động quá tải của chức năng gan ở vị trí số 3 có thể là ra nhiều mồ hôi, biến đổi sắc da, dị ứng nổi mẩn đỏ… Để giảm gánh nặng cho gan, nên tránh uống bia rượu, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, tăng cường chế độ luyện tập hoặc chí ít cũng vận động khoảng 30 phút/ ngày để tăng cường thể lực, đảm bảo ngủ đủ giấc tạo điều kiện cho gan được nghỉ ngơi và lấy lại “phong độ” tiếp tục hoạt động trơn tru. Vị trí số 4, 5, 7 và 8: Các bệnh liên quan đến thận Khi vùng da quanh mắt và tai biến đổi màu sắc thành tối sạm hoặc xuất hiện quầng thâm mắt, chứng tỏ chức năng hoạt động của thận trong cơ thể đang gặp trục trặc. Lúc này, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách hợp lý với khẩu phần ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc, uống nhiều nước, ăn ít các thực phẩm chức nhiều cholesterol, nước uống có ga, rượu bia nhằm mục đích giảm tải áp lực và củng cố chức năng hoạt động của thận. Vị trí số 6: Các bệnh liên quan đến tim mạch Vùng mũi mọc nhiều mụn trứng cá, tấy đỏ, tiết nhiều chất nhờn bất thường không đơn giản chỉ là vấn đề của da mà quan trọng hơn nó là biểu hiện cho thấy tim mạch của bạn không được khỏe mạnh. Bạn nên kiểm tra huyết áp và bổ sung vitamin B có trong các loại thực phẩm hàng ngày. Hạn chế ăn đồ cay, uống nước có chứa chất kích thích như cồn, cafein và các loại thịt. Nên nạp các loại thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như các loại cá, các loại hạt… Ngoài ra, không nên sử dụng thường xuyên các loại hóa mỹ phẩm gây bít lỗ chân lông quanh vùng mũi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây tổn thương da. Vị trí số 9 và 10: Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp Nếu tại hai vị trí này thường xuất hiện các nốt ban đỏ dị ứng hoặc ửng hồng bất thường gây căng giãn da…bạn nên nghĩ ngay tới cơ quan hô hấp của mình để tiến hành các biện pháp đối phó kịp thời, giúp hệ hô hấp nhanh chóng phục hồi. Nên ăn thực phẩm thanh đạm, cắt giảm đồ ngọt, đi đâu đó để hít thở bầu không khí trong lành, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn hay nấm mốc. Vị trí số 11 và 12: Các chứng bệnh liên quan tới rối loạn hoóc-môn trong cơ thể Sự thay đổi nội tiết hoặc biến đổi hoóc-môn có thể khiến vùng da tại hai vị trí này biến sắc đen, mọc mụn… Nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau xanh, giữ da mặt luôn sạch và khô thoáng để nhanh chóng “thổi bay” những triệu chứng khó chịu đó. Vị trí số 13: Các bệnh liên quan đến dạ dày Chức năng hoạt động của dạ dày bị suy giảm hay gián đoạn được thể hiện khá rõ tại vị trí số 13 này. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống trà xanh để thúc đẩy tiêu hóa. Hạn chế các loại đồ ăn lạnh, cứng và có chứa nhiều axit. Vị trí số 14: Các chứng bệnh viêm nhiễm Vị trí này xuất hiện nhiều nốt ban đỏ hoặc mụn trứng cá bất thường, rất có thể đó là phản ứng của cơ thể khi bị các loại vi khuẩn, virus tấn công. Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya làm việc căng thẳng, nên uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại sự tấn công của các chứng bệnh viêm nhiễm. Phạm Hằng Theo Sina ======================== Lý học Đông phương cụ thể là Đông y và Tướng học đã xem màu sắc trên từng bộ vị của khuôn mặt có thể biết được bệnh ở vị trí tương ứng với các tạng phủ trong con người từ cách đây hàng ngàn năm trước.1 like
-
Phải ngồi lại để đối phó với sự khó lường của Trung Quốc 26/07/2014 16:23 (GMT + 7) TTO - Đây là đề nghị của bà Jeanne Mirer, chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế (IADL) - với báo chí bên lề hội thảo thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam” ngày 26-7 tại TP.HCM. Toàn cảnh tại hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến việc sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam" - Ảnh: T.T.D. Hội thảo này do Trường ĐH Luật TP.HCM và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức với 30 học giả hàng đầu về luật quốc tế và luật biển đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của nhiều nước trên thế giới tham gia. Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sai Bà Jeanne Mirer cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận mình làm sai, kể cả những cái sai mà cộng đồng thế giới lên án mạnh mẽ, như việc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Vì vậy theo bà Jaeanne Miror, Trung Quốc chắc chắn sẽ không dừng lại cho dù họ đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam. Do đó, theo bà, các chuyên gia luật pháp quốc tế cần ngồi lại với nhau nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất để đối phó với những bước đi tiếp theo rất khó lường của Trung Quốc. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia luật quốc tế, các học già, nhà báo cũng có chung nhận định: với hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Trung Quốc đã không cần quan tâm đến phản ứng của các nước ASEAN và không quan tâm đến động thái có thể có của Mỹ. Chia sẻ về quan điểm này, GS Baladas Ghoshal, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nam Á và Đông Nam Á, ĐH Jawaharlal Nehru (Ấn Độ), nói thêm: “Việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 tại vùng biển của Việt Nam không quốc gia nào ủng hộ”. GS Baladas Ghishal cũng cho rằng Trung Quốc thích đối phó bằng phương thức song phương chứ không phải đa phương. Đồng thời việc Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng kinh tế đặc quyền và thềm lục địa của Việt Nam có thể là một biểu hiện của sự thận trọng, là động thái có toan tính để ngăn chặn Mỹ và các cường quốc khác hợp sức lại. Sau phần phân tích này, GS Baladas Ghoshal đưa ra đánh giá rằng tiếng nói của ASEAN sẽ góp phần kiềm chế tham vọng của TQ, khiến nước này không thể sử dụng và đe dọa bằng vũ lực. Việt Nam nên lựa chọn biện pháp theo đuổi thủ tục trọng tài quốc tế hoặc nộp đơn lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cùng ASEAN và Trung Quốc ký COC. Từ trái qua: các diễn giả luật sư Pierre Shifferli, bà Jeanne Mirer (chủ tịch Hiệp hội Luật sư dân chủ quốc tế), GS.Ts Alexander Yankov trả lời phỏng vấn của báo giới - Ảnh: T.T.D. Các đại biểu trao đổi trong giờ giải lao của hội nghị - Ảnh: T.T.D. Trung tướng Anup Singh (bìa phải, nguyên tổng tư lệnh hải quân miền Đông Ấn Độ) trao đổi với các đại biểu - Ảnh: T.T.D. Vi phạm không thể chối cãi Đây là đánh giá của luật gia Veeramalla Anjaiah, phó tổng biên tập Daily Jakarta Post (Indonesia), trong bài tham luận của mình. Ông cho rằng việc hạ đặt giàn khoan là một sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế và trái với Tuyên bố về cách ứng xử của các các bên ở biển Đông (DOC). Luật gia này cũng kêu gọi ASEAN cần nhanh chóng đoàn kết, thống nhất, đồng thuận để cùng Trung Quốc ký COC nhằm góp phần ngăn ngừa và giải quyết hiệu quả các tranh chấp. Đồng thời ASEAN cần vận động các quốc gia ngoài khối như Mỹ, Nhật Bản, Úc… ủng hộ tiến trình giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc. Ngoài ra, ông cũng không loại trừ phương án Việt Nam đưa vụ việc ra tại một tòa án nội bộ để giải quyết. VIỄN SỰ ================= Theo Lý học thì ở cõi Hậu Thiên này không có cái gì tuyệt đối. Tức là phải có sai. Khi người Tàu xác định ý tưởng của họ là tuyệt đối đúng thì có thể xác định ngay rằng: Đó là mục đích của họ và họ quyết tâm đạt mục đích này. Vấn đề còn lại là phương pháp thực hiện. Ý này tôi đã nói một lần ngay trong chuyên đề này.1 like
-
Sỹ diện nước lớn, TQ từ chối thiện chí, chỉ huy diễn tập của Nhật Bản Việt Dũng 26/07/14 09:43 (GDVN) - Học giả Trung Quốc tiếp tục viết bài tuyên truyền để khẳng định Trung Quốc là "nước lớn", có thái độ cực đoan trong cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương". Trung Quốc rình chờ cơ hội kết thúc “bá quyền” của Hải quân Mỹ Nhật Bản bàn nhập khẩu tàu tấn công đổ bộ để đề phòng Trung Quốc Mỹ và đồng minh đang tập trận tàu ngầm, lấy Trung Quốc là mục tiêu? Học giả TQ đề xuất 4 thủ đoạn chống lại chính sách mới của Nhật Bản Trung Quốc không tham gia khoa mục diễn tập do Nhật Bản chỉ huy, dị nghị thái độ thiện chí của Nhật Bản Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 25 tháng 7 đăng bài viết cho rằng, diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” là diễn tập quân sự trên biển đa quốc gia có quy mô lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, được bắt đầu vào năm 1971, mục đích nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường trên biển của các nước ven bờ Thái Bình Dương và chống khủng bố liên hợp. Tàu chiến các nước tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo bài viết, ngày 9 tháng 6 năm 2014, 4 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã khởi hành từ Tam Á (ở đảo Hải Nam), tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”. Đối với việc Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, báo Trung Quốc cho rằng, quan chức cấp cao Nhật Bản đã đưa ra những phát biểu nhiều dư vị. Theo bài báo, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Katsutoshi Kawano trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: “Tuy quan hệ song phương với Trung Quốc không tiến triển, nhưng rất hoan nghênh Trung Quốc gia nhập khuôn khổ đa phương”. Mặc dù đây là một phát biểu thiện chí, bình thường, không có gì phải dị nghị, nhưng Trương Quân Xã, một người được cho là chuyên gia về vấn đề hải quân của Trung Quốc cho rằng, Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” là kết quả thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ, là Mỹ chủ động mời Trung Quốc tham gia, Trung Quốc cũng đã có thiện chí cử tàu chiến hải quân tham gia. Đây là việc thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ. Theo ông Xã, phát biểu của quan chức Nhật Bản như trên là “giọng khách át giọng chủ nhà”, là phát biểu “thừa”. Ông Xã cho rằng, bởi vì, Trung Quốc không phải tham gia diễn tập theo thỏa thuận với Nhật Bản. Cuộc diễn tập này không phải do Nhật Bản tổ chức, Trung Quốc không cần thiết thỏa thuận với Nhật Bản. Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quânn Trung Quốc nhận tiếp tế khi tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Ngoài ra, xung quanh việc Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014”, báo chí Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến việc giữ “thể diện” cho mình, nhất là trong quan hệ với Mỹ, Nhật… Mặc dù không muốn, nhưng theo báo chí Trung Quốc, cuối cùng thì lực lượng tham gia diễn tập của Trung Quốc vẫn bị Mỹ chỉ huy. Điều đáng chú ý là, do Trung Quốc đặc biệt “hận thù lịch sử” với Nhật Bản cũng như do ảnh hưởng của vấn đề đảo Senkaku hiện nay, Trung Quốc tìm mọi cách tránh né các khoa mục do sĩ quan Nhật Bản chỉ huy. Theo tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 14 tháng 7, diễn tập tìm kiếm cứu nạn 6 nước do sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy, tổ chức ở vùng biển Hawaii vào sáng ngày 12 tháng 7 năm 2014. Nhưng, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của Hải quân Trung Quốc đã không tham gia khoa mục này. Theo bài báo, diễn tập tìm kiếm cứu nạn liên hợp là một phần của diễn tập quân sự liên hợp “Vành đai Thái Bình Dương”, tư lệnh cụm hộ vệ 3 Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản lần đầu tiên làm sĩ quan chỉ huy của hoạt động diễn tập lần này. Đồng thời, tất cả nhân viên của ban chỉ huy đều là người Nhật Bản. Nội dung diễn tập tìm kiếm cứu nạn trong diễn tập quân sự trên biển liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Bài báo cho biết, sau khi bắt đầu diễn tập, nhiều máy bay trực thăng của Quân đội Mỹ đã vận chuyển “binh sĩ bị thương” đến tàu sân bay trực thăng Ise Nhật Bản, binh sĩ Nhật đã tiếp tục vận chuyển những binh sĩ này vào phòng cấp cứu. Nhưng, tàu bệnh viện Trung Quốc đã không tham gia. Báo Nhật Bản bình luận cho rằng, Trung Quốc không tham gia diễn tập có thể là do đối đầu căng thẳng của quan hệ Trung-Nhật. Diễn tập đem lại cơ hội cho giao lưu quân sự Trung-Mỹ Tờ “Tân Dân vãn báo” Trung Quốc ngày 26 tháng 6 cũng có bài viết cho rằng, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” được tổ chức 2 năm 1 lần, đã tổ chức 24 lần, đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập. Bài báo dẫn lời phó viện trưởng Thẩm Đinh Lập, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Phục Đán, Trung Quốc cho rằng, mặc dù quan hệ quân sự Trung-Mỹ tương đối yếu, nhưng hai bên vẫn có ý định hợp tác, tránh rủi ro. Lần này, Trung Quốc cử 4 tàu chiến tham gia diễn tập là một hoạt động diễn tập trên biển có cấp độ cao nhất giữa Trung-Mỹ; cho rằng Trung Quốc cử tàu chiến tham gia như vậy là muốn tăng cường độ minh bạch và lòng tin quân sự. Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo Thẩm Đinh Lập, cuộc diễn tập này có ý nghĩa hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ tích cực cho tăng cường giao lưu quân sự Trung-Mỹ, “hợp tác bảo vệ ổn định châu Á-Thái Bình Dương”. Mặc dù Mỹ thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm vào Trung Quốc, tránh để Quân đội Trung Quốc thu được các thông tin nhạy cảm, nhưng Lầu Năm Góc mời Trung Quốc tham gia diễn tập cho thấy giao lưu quân sự song phương được nâng cấp cả về hình thức và thực chất, theo đó có lợi cho mở rộng lòng tin, giảm ngờ vực, phù hợp với phương hướng xây dựng quan hệ quân sự mới Trung-Mỹ. Theo báo Trung Quốc, Mỹ mời Trung Quốc tham gia diễn tập phản ánh thiện chí minh bạch quân sự của Mỹ, còn Trung Quốc cử tàu chiến tiên tiến tham diễn thể hiện thiện chí minh bạch quân sự của Trung Quốc, giúp cho quan hệ quân sự Trung-Mỹ vượt qua được các nhân tố tiêu cực, từng bước phát triển theo hướng hoàn thiện và ổn định. Giáo sư Bành Hải, Học viện chỉ huy lục quân Thạch Gia Trang, Trung Quốc cho rằng, Mỹ không để Trung Quốc tham gia các nội dung quan trọng của diễn tập Vành đai Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc được mời tham diễn đã đem lại cơ hội lớn cho họ nâng cao khả năng chiến đấu thực tế, là tín hiệu cho thấy Hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi “chuỗi đảo thứ nhất”, vươn ra biển xa. Máy bay trực thăng Pháp tập cất hạ cánh trên tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo bài báo, các nước Mỹ, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” cho thấy họ không muốn bài xích Trung Quốc, sẽ không “lật mặt” triệt để với Trung Quốc vì các vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo bài báo, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ dựa vào cơ hội diễn tập để phô diễn thực lực của mình, khẳng định sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, tìm hiểu và răn đe đối thủ tiềm tàng. Tóm lại, cãi nhau thì cãi nhau, hợp tác là hợp tác, nhưng không đánh nhau. Bài báo còn cho rằng, Mỹ ngày càng nhạy cảm với việc Trung Quốc không ngừng tăng cường thực lực, tiến hành ngăn chặn Trung Quốc không bằng tiến hành tiếp xúc với Trung Quốc để xóa bỏ “mối lo ngại không cần thiết”. Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” phản ánh lực lượng vũ trang hai nước Trung-Mỹ có ý định “kết giao bằng hữu” chứ không phải phát động chiến tranh. Mặc dù quân đội hai nước Trung-Mỹ không thể xây dựng quan hệ hữu nghị thì ít nhất có thể đạt được hiểu biết lẫn nhau, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014” đã đem lại cơ hội để thực hiện điều đó. Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tiếp tế trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" =============== Câu chuyện chỉ đơn giản thế này: Một đám giang hồ nổi tiếng đang khống chế địa bàn. Tự nhiên có tay cao bồi thôn trước đây cũng trong nhóm, nổi lên, ngông ngênh thấy ghét. Bởi vậy đại ca trùm mời đến đại hội võ lâm để thấy sức mạnh của đàn anh và các tay em như thế nào, nhằm quảng cáo sức mạnh. Ý muốn nói: "Mày cà chớn anh bụp đấy!". Có vậy thôi chứ có gì đâu mà ầm ĩ. Cái thế giới này đại để cũng như làng Vũ Đại cả.1 like
-
Với tôi thì đây là bằng chứng cho thấy một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, trước nền văn minh của chúng ta. Tôi gọi là văn minh Atlantic. Đây cũng chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết ADNh và Bát quái, đó cũng là lý thuyết thống nhất. Dân tộc Việt là một trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này, khi nền văn minh này bị hủy diệt bởi một trận Đại Hồng thủy.1 like
-
Cá nhân tôi không phủ nhận nước Âu Lạc và An Dương Vương, không phủ nhận An Dương Vương xây Loa Thành. Nhưng tôi không thể tin rằng có ai đó trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận văn hóa sử truyền thống của Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, có thể chứng minh rằng: Thành Cổ Loa ở ngoại thành Hanoi, chính là Loa thành của An Dương Vương. Thật là một sự ngớ ngẩn đến khôi hài, khi ai đó khăng khăng cho rằng thành Cổ Loa ở ngoại thành Hanoi chính là Loa thành của An Dương Vương, khi chính họ chưa chứng minh được điều này.1 like
-
Tuổi Giáp Dần năm nay xông đất có ổn không bác Thiên Đồng nhỉ?1 like
-
Cảm ơn anh Thiên Sứ và anh quangnx ! Quý bạn đọc thân mến, Thực ra việc tôi đặt vấn đề bằng các câu hỏi như vậy cũng là có lý do, bởi từ rất lâu rồi, tôi có nhớ là mình đã được đọc những nghi vấn về một trong những công trình do chính con người tạo nên nhưng không phải của nền văn minh nhân loại hiện hữu mà nó thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã mất, mấy bữa nay tôi cũng băn khoăn là có nên đưa lên diễn đàn vấn đề này để chia sẻ hay không vì tài liệu về giả thuyết đó hiện tôi không còn lưu trữ. Vật thể đó đã giúp người xưa ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ thiên văn, lịch pháp (âm dương lịch), dự báo thủy triều, ... đến là cơ sở cho học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ... Vật thể đó, chuyện không đùa, chính là Chị Hằng của chúng ta : Mặt Trăng. Về sự hình thành của Mặt Trăng, cho tới nay đã có nhiều giả thuyết, hiện giả thuyết phổ biến nhất và được nhiều sự chấp nhận nhất : Qua mô hình mới về sự thành tạo mặt trăng, các nhà khoa học chỉ ra rằng chị Hằng trẻ hơn nhiều so với ta tưởng. Ngay trước khi trái đất hoàn tất quá trình khai sinh cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, một thiên thạch cỡ sao Hoả đã va vào nó, giải phóng đá và cát bụi, liên kết thành mặt trăng. Từ nhiều thế kỷ, loài người đã vô cũng ngưỡng mộ chị Hằng. Chúng ta gửi các tàu thăm dò tới đó, đưa các nhà du hành bước trên bề mặt mặt trăng. Nhưng đến tận bây giờ chúng ta vẫn không biết chính xác làm cách nào, trái đất lại có được người bạn đồng hành ấy. Nay, nhóm khoa học của Asphaug, Đại học California, Santa Cruz đã có cách giải thích rõ ràng hơn cho "giả thuyết về vụ va chạm vĩ đại” phổ biến lâu nay về sự thành tạo của mặt trăng. Giả thuyết này được đưa ra lần đầu vào giữa thập kỷ 70. Theo đó, mặt trăng được hình thành sau khi một vật thể, có kích cỡ sao Hoả, va vào trái đất. Nhưng, trong các mô hình tính toán sau đó, người ta không lý giải nổi mối liên quan giữa một (hay nhiều) vụ va chạm này với thành phần và khối lượng của trái đất, mặt trăng cũng như cách thức chúng lơ lửng trong hệ mặt trời như ngày nay. Sử dụng mô hình mới, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tây Nam và Đại học California, Mỹ, đã tạo ra một bức tranh mô phỏng tác động xiên do một vật thể có khối lượng bằng 10% khối lượng của trái đất va chạm vào tinh cầu của chúng ta. Vụ đụng độ này có thể đã làm bắn ra một lượng vật chất phi sắt đủ lớn, văng vào quỹ đạo trái đất, cuối cùng liên kết lại thành mặt trăng của chúng ta, để lại trái đất với khối lượng và tốc độ quay như ngày nay. Cũng theo mô hình này, mặt trăng được sinh ra ngay trước khi trái đất hoàn tất quá trình thành tạo, khoảng 4,5 tỷ năm trước đây. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature, hôm nay (16/8). (Theo CNN). Và dưới đây là thông tin chi tiết của Mặt Trăng theo wiki : http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_Tr%C4%83ng Ngoài giả thuyết trên, trước đó còn có nhhiều giả thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng nhưng cho tới nay không giả thuyết nào đứng vững, chỉ có thể đút kết một số điều rằng : - Mặt Trăng sinh ra muộn hơn Trái Đất rất nhiều. - Kích thước của Mặt Trăng bằng 1/4 so với Trái Đất. - Khối vật chất, đất đá cấu tạo nên Mặt Trăng chính là của Trái Đất, do đó mới có giả thuyết là Mặt Trăng được tách ra từ Trái Đất. Chính vì vậy mà mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra nhiều giả thuyết nhưng cho tới nay sự hình thành của Mặt Trăng vẫn là một bí ẩn. Chẳng hạn như : - Với kích thước bằng 1/4 Trái Đất, nếu một lực tác động đủ mạnh để tách Mặt Trăng khỏi Trái Đất thì sẽ giải phóng một năng lượng lớn đủ để văng ra khỏi quỹ đạo Trái Đất, chứ không dễ dàng gì bị từ trường của Trái Đất hút trở lại và "bắt làm tù binh" như vậy ? - Mặt Trăng có một từ trường bên ngoài chưa bằng 1 % từ trường Trái Đất. Các khác biệt quan trọng nhất là Mặt Trăng hiện tại không có một từ trường lưỡng cực (lẽ ra phải được tạo ra bởi địa động lực trong lõi của nó), và sự từ hóa hiện diện hầu như đều có nguồn gốc từ lớp vỏ ? Như vậy, phần lõi của Mặt Trăng phải là rỗng, sao lại như vậy ? ................................................................. Còn nhiều vấn đề nghi vấn bí ẩn nữa của Mặt Trăng, đó là lý do có thể đưa ra một giả thuyết rằng : - Mặt Trăng chính là vệ tinh do chính văn minh nhân loại từ quá khứ xa xăm đã tạo ra. - Phần lõi MT rỗng để chứa các máy móc thiết bị, phần bề mặt của "vệ tinh" được bao bọc bằng các lớp đất đá do được đem từ Trái Đất lên để bảo vệ bởi các va chạm trong không gian. - Con người thuộc văn minh cổ xưa đã ra đi sau một đại nạn toàn cầu và đã để lại MT để theo dõi sự sống và văn minh nhân loại về sau. .................................................................. Trên đây là một giả thuyết mà Trần Phương tôi mạn phép đưa lên trong trí nhớ của tôi về một tài liệu từ rất lâu có đặt ra nghi vấn về một sản phẩm nhân tạo kỳ vĩ do một nền văn minh cổ xưa đã tạo ra và để lại cho nhân loại ngày nay. Rất mong nhận được ý kiến của quý bạn đọc !1 like