-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/07/2014 in all areas
-
Ngôn Ngữ Việt
Bach Dang Giang and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tiếp theo. Còn tiếp ============================ * Theo wikipedia.org/wiki/Chinh_phụ_ngâm Chủ đề này được lập thành ngày 16. 6 . 2014. Hôm nay là ngày 26. 7 . 2014 là vừa đúng một tháng. Nhưng cách đây vài ngày, vào ngày 25. 7. 2014, một cuộc tọa đàm khoa học về cội nguồn kinh Dịch được thực hiện ở hội trường Bộ Khoa học Công nghệ, diễn giả chính là tôi. Người phát biểu cuối cùng trong buổi tọa dàm là giáo sư Trần Công Hiếu. Ông đã phát biểu - nếu tôi nghe không nhầm - là: Vào ngày 21. 4 . 2014, Tân Hoa Xã đã công bố những công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch không phải của nền văn minh Trung Hoa. Tôi cần nhắc lại ở đây rằng: Tức là cho dù những nhà khoa học Trung Quốc thừa nhận, hay không thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán, thì điều đó không làm thay đổi phương pháp với những luận cứ của tôi chứng minh cho chân lý là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch thuộc về Việt tộc. Và hiển nhiên điều này xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Tất nhiên, đám tư duy "ở trần, đóng khố" trong "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không đủ trình độ để phán biện các nhà nghiên cứu Trung Hoa, để buộc họ phải nhận lấy cái thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch là của Trung hoa, khi chính họ không thể chứng minh được điều này. Thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch thuộc về Việt tộc, chính là phương tiện để tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử. Và tất nhiên, nó liên quan chặt chẽ tới chủ đề của topic này mô tả cội nguồn ngôn ngữ Việt. Sự phục hồi và minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải là chỉ để xây dựng một tượng đài kỷ niệm một thời vinh quang trong quá khứ của Việt tộc. Mà nó còn là sự phục hồi lại những giá trị tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Đó chính là những gía trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành, lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang mơ ước. Đương nhiên, ngôn ngữ Việt - hệ quả của một nền tảng trí thức siêu đẳng là lý thuyết thống nhất, thì nó phải mang trong cấu trúc nội hàm của nó những gía trị siêu việt, mà ông Phạm Công Thiện đã mô tả. Nhưng ngay cả ông Phạm Công Thiện, với một cảm nhận chính xác một cách xuất sắc, cũng chỉ mới mô tả được bản chất cao cấp và đầy minh triết của ngôn ngữ Việt, chứ ông ta vẫn chưa thể hiểu được tính cao cấp của ngôn ngữ Việt từ đâu mà ra. Đó là nguyên nhân để tôi cũng chỉ coi nhận định của ông Phạm Công Thiên như là một hiện tượng minh họa cho chủ đề này và không coi là một bằng chứng, chứng minh cho những luận điểm của tôi về tính cao cấp của ngôn ngữ Việt. So với lý thuyết thống nhất thì nền văn minh hiện đại chỉ mới ở dạng bán khai. Nó cũng tương tự nền văn minh hiện đại so với thời đồ đá vậy. Tôi không hề kiêu ngao khi so sánh Lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt với nền văn minh hiện đại, giống như nền văn minh hiện đại so với thời đồ đá. Cá nhân tôi chẳng hơn ai về địa vị, quyền lực, tiền bạc, học vị để kiêu ngạo. Tôi chỉ phản ánh một thực tế khách quan.2 likes -
Tản Mạn Chuyện Phong Thủy
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cung Càn là cung xấu với người Đông trạch, chủ đầu, gân xương....Cục xủi đặt cung Càn là kích hoạt cung xấu, nên bệnh. Lần tới ra Hanoi, Hung mời anh chị em lớp phong thủy cao cấp, tôi giảng về những trường hợp tương tự để anh chị em có ý niệm về việc này. Mộc Bản thân mến. Diễn đàn mới làm xong, tôi đã đề nghị QTV Kỹ thuật add nick anh chị em PTLV cao cấp viết bài trên toàn bộ diễn đàn và add nick anh chị em trong danh sách PTLV cao cấp vào lớp.2 likes -
Thông Tin Đáng Chú Ý:
So Ri and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Với tôi thì đây là bằng chứng cho thấy một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, trước nền văn minh của chúng ta. Tôi gọi là văn minh Atlantic. Đây cũng chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết ADNh và Bát quái, đó cũng là lý thuyết thống nhất. Dân tộc Việt là một trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này, khi nền văn minh này bị hủy diệt bởi một trận Đại Hồng thủy.2 likes -
LỜI MỞ ĐẦU. Chúng tôi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề này, bằng sự giới thiệu về một buổi tọa đàm khoa học ngày 25. tháng 7 2014 tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ. Diễn giả chính là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Buổi tọa đàm do báo Tiasang tổ chức và được sự tài trợ chính là Cty Tri thức giáo dục và Văn hóa Việt, ngoài ra là Cty thực phẩm chức năng Hansun tài trợ quà cho các đại biểu. Trong nội dung trình bày, tôi chỉ nói lại một cách tóm tắt, nhưng có hệ thống những gì tôi đã trình bày trên diễn đàn, trong các sách đã xuất bản, nhằm xác định: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tim kiếm. Dưới đây là hình ảnh buổi tọa đàm kéo dài từ 14g 30 đến qua 18g 30 cùng ngày. Mở đầu buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Tiasang giới thiệu nội dung và diễn giả. Tiếp theo là anh Nguyễn Thế Trung, giám đốc TTNC LHDP và là Tổng giám đốc Cty Điện tử và công nghệ DTT phát biểu ý kiến về luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chủ nhân đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch sẽ được trình bày tóm lược trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Nội dung chi tiết và chủ yếu được thể hiện trong cuốn "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành trong nay mai. Tiếp theo là phần trình bày của tôi. Tôi trình bày ba tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh. Ba tiêu chí đó là: 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi lần lượt chứng minh nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Từ lịch sử hình thành học thuyết rất mơ hồ và mâu thuẫn. Cho đến nay, những nhà nghiên cứu Hán hiện đại vẫn không thể xác định được thời điểm ra đời của thuyết ADNH trong lịch sử văn minh Hán.(Tiêu chí 1); Cho đến nay nền văn minh Hán vẫn không hề có một cuốn sách nào trình bày có hệ thống - dù chỉ là tóm lược - về thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ không thể phục hồi được học thuyết này (Tiêu chí 2); Cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành được mô tả qua các bản văn chữ Hán hết sức mơ hồ; thậm chí ngay những danh từ mô tả những khái niệm thuộc về thuyết ADNh trong bản văn chữ Hán đến nay vẫn chưa lý giải được, như: Khái niệm Khí, Thái cực, Lưỡng Nghi...vv...(Tiêu chí 3). Từ đó, tôi khẳng định rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào? Khi mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều cho là nền văn hóa của họ là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương?! Tôi rất cảm ơn những vị học giả, những nhà nghiên cứu đã lắng nghe buổi thuyết trình của tôi. Cũng trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi chứng minh thuyết ADNH thuộc về nền văn hiến Việt. 1/ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của những gía tri tri thức của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 1). 2/ Nền tảng tri thức của nền văn minh này còn lưu truyền qua những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt là cơ sở phục hồi một cách hoàn chỉnh thuyết ADNH và kinh Dịch (Tiêu chí 2). Tôi trình bày đồ hình AD Việt trải rộng trên khắp Đông Á và Đông Nam Á chứng tỏ một nền văn minh phi Hán đã tồn tại trước Hán. Ngay bây giờ trên đất Hanoi này, di sản văn hiến Việt trong văn hóa truyền thống cũng chứng tỏ điều này..... Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác..... Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng. 3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3). Giáo sư Nguyễn Khắc Mai được mời phát biểu ý kiến. Ông xác định ông đến đây để nghe và học hỏi, nên không phản biện... Có một vị đặt câu hỏi, tôi trả lời chu đáo; một vị phản biện tôi đã chứng minh luận điểm phản biện sai; còn ba vị tôi thực sự không hiểu họ nói gì. Ngay trong buổi tọa đàm này, một nữ giảng viên sử học phát biểu: Hơn 2000 năm lịch sử của Việt tộc cũng chưa đủ tin cậy. Nên nói gần 5000 năm rất khó thuyết phục.....Tôi phản bác kịch liệt và xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến. Tất cả chi tiết diễn biến đều được quay video , khi làm xong, chúng tôi sẽ đưa lên đây để quý vị tham khảo. Tôi chỉ thừa nhận có một ý kiến phản biện với một cách đặt câu hỏi mang tính phản biện, và tôi đã biện minh rõ ràng. Còn lại là nhưng phát biểu thể hiện một cái nhìn không rõ ràng. Tôi công khai xác định quan điểm của mình về vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là hoàn toán đúng với cá nhân tôi và đúng với tôi, cho đến khi có luận điểm phản bác hợp lý. Tôi cũng công khai xác định rằng: Thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Bởi vì nó đáp ứng một cách hoàn chỉnh tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Người phát biểu cuối cùng là giáo sư Trần Đình Hiến. Ông xác định rằng: Ông không có ý kiến cá nhân, mà chỉ đưa một thông tin khách quan, là: Tháng 4. 2014 Tân Hoa Xã đã tường thuật lại những quan điểm của các học giả Trung Hoa thừa nhận thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán; đồng thời xác nhận Bách Việt mới chính là chủ nhân một thời ở miền nam sông Dương tử...Ảnh chụp lúc 17g 24 tại Hội trường. Giáo sư Trần Đình Hiến đưa nội dung bài báo của các học giả Trung Quốc tên Quang Minh Nhật báo xác định thuyết ADNH không thuộc về Hán tộc. Sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc là một chứng nhân sắc xảo cho luận điểm của tôi. Điều này đã xác định rằng: Từ một góc nhìn khác của chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã chứng tỏ tính khách quan khoa học cho những luận điểm của tôi. Tuy nhiên tôi cần khẳng định rằng: Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.1 like
-
Hộp Sọ Người Làm Hoài Nghi Lý Thuyết về Nguồn Gốc Loài NgườiBởi: April Holloway, www.ancient-origins.net Hộp sọ Petralona được phát hiện bởi một người chăn cừu ở hang động Petralona, Hy Lạp. (Wikimedia Commons) Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định! Một phát hiện về hộp sọ người có khả năng làm thay đổi hiểu biết về sự tiến hóa của loài người và sự ngăn chặn, giấu giếm thông tin sau khi phát hiện hộp sọ này. Vào năm 1959, tại vùng Chalkidiki thuộc Petralona, phía Bắc Hy Lạp, một người chăn cừu tình cờ phát hiện một hang động lộ ra sau khi tuyết tan. Ông ta huy động dân làng giúp ông phá cửa động. Họ phát hiện ra hang động bao phủ bởi thạch nhũ và măng đá, cùng một hộp sọ người được gắn vào tường (sau này người ta còn phát hiện ra một lượng lớn cổ vật hóa thạch bao gồm các loài động vật trước con người, lông động vật, gỗ, công cụ bằng đá và xương đã hóa thạch). Hộp sọ người đã được Chủ tịch Cộng đồng Petralona chuyển đến cho Trường Đại học Thessaloniki ở Hy Lạp. Cam kết giữa hai bên trong việc chuyển giao này là sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, sẽ mở một bảo tàng giới thiệu những cổ vật mới phát hiện từ hang động Petralona này và hộp sọ người sẽ được trưng bày ở trong viện bảo tàng – thế nhưng điều này đã không xảy ra. Hộp sọ người Petralona được trưng bày tại Viện Bảo tàng Khảo cổ học Thessaloniki. (Wikimedia Commons). Giáo sư Aris Poulianos, thành viên của tổ chức IUAES (Hiệp hội Khoa học Quốc tế Về nhân loại học và Dân tộc học) của UNESCO, là nhà sáng lập của Hiệp hội Nhân loại học của Hy Lạp, một chuyên gia nhân loại học, người đã làm việc tại Trường Đại học Moscow vào thời điểm đó, ông đã được Thủ tướng Hy Lạp mời quay trở lại Hy Lạp để giữ vị trí trong Hội đồng Các trường Đại học ở Athens. Lý do là ông đã xuất bản cuốn sách của ông có tên “Nguồn gốc của người Hy Lạp”, trong đó đã cung cấp những thông tin nghiên cứu hữu ích, chỉ ra rằng người Hy Lạp không phải bắt nguồn từ các dân tộc Slavic mà thực sự có nguồn gốc từ đất nước Hy Lạp. Sau khi trở lại Hy Lạp, Giáo sư Poulianos đã chú ý đến hộp sọ người tại Petralona và ngay lập tức bắt đầu nghiên cứu hang động Petralona và hộp sọ người này. ‘Người đàn ông Petralona’ hay được gọi là người cổ đại của vùng Petralona, có độ tuổi là 700.000 năm, trở thành người Châu Âu nhiều tuổi nhất từ trước đến nay. Nghiên cứu của Giáo sư Poulianos cho thấy người đàn ông Petralona là loài người tiến hóa độc lập ở Châu Âu và không phải là tổ tiên của loài người từ Châu Phi. Vào năm 1964, các nhà nghiên cứu độc lập người Đức Breitinger và Sickenberg đã cố gắng bỏ qua các phát hiện của Giáo sư Poulianos, với lý giải là hộp sọ này chỉ khoảng 50.000 năm tuổi và thực chất là tổ tiên đến từ Châu Phi. Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố vào năm 1971 ở Mỹ trên tạp chí Khảo cổ học danh tiếng đã xác nhận lại những phát hiện trước kia, đó là hộp sọ này đúng là 700.000 năm tuổi. Việc này được đưa ra dựa trên một phân tích về địa tầng học và các trầm tích của hang động nơi hộp sọ được gắn vào. Những nghiên cứu sâu hơn trong hang động đã phát hiện ra những chiếc răng rời nhau và hai bộ xương người từ 800.000 năm trước cũng như là các mảnh hóa thạch của nhiều loài khác nhau. Ngày nay, hầu hết các nhà học thuật, những người đã phân tích di vật ở Petralona cho biết ‘Người đàn ông Petralona’ thuộc về loài vượn người cổ khác biệt với loài Homo erectus lẫn loài Neantherthal và loài người với mô hình giải phẫu hiện đại, nhưng lại thể hiện đặc điểm của người Châu Âu. Hộp sọ 700.000 năm tuổi này cũng không thuộc họ Homo sapien hay một nhánh của Homo sapien. Điều này trái ngược với lý thuyết nguồn gốc Châu Phi về sự tiến hóa của loài người. Khai quật thêm các khu vực trong động ở Petralona với sự tham gia của các nhà nghiên cứu quốc tế (46 chuyên gia từ 12 nước khác nhau) đã cung cấp thêm các bằng chứng như Giáo sư Poulianos đã đưa ra, bao gồm một số những phát hiện đặc biệt như các miếng gỗ hóa thạch, lá sồi hóa thạch, lông động vật hóa thạch, phân hóa thạch, những hiện vật này có thể xác định được chính xác năm tuổi cũng như là hầu hết những công cụ bằng đá và bằng xương của thời kỳ tiến hóa của người cổ đại Archanthropus, từ các tầng thấp hơn (750.000 năm) tới tầng cao hơn (550.000 năm) của các trầm tích bên trong động này. Cuộc nghiên cứu này gián đoạn vì chế độ độc tài ở Hy Lạp, và mãi tận năm 1983 mới được tiếp nối. Sau đó chính phủ đã cấm các hoạt động khai quật tại địa điểm này trên tất cả mọi đối tượng, bao gồm nhà khảo cổ học và trong vòng 15 năm, không ai được tiếp cận đến địa điểm này hay tiếp cận tới các cổ vật đã được phát hiện ở vùng này, cho dù chính phủ không đưa ra lý do gì giải thích việc cấm đoán này. Có phải việc cấm cản này nhằm mục đích ngăn chặn phát tán những kết luận khoa học bị che giấu trong những di vật hóa thạch lạ thường ẩn sâu trong các lớp tường đá của các hang động này? Sau khi Tổ chức Cộng đồng Ngành nhân loại học của Hy Lạp đưa sự việc này lên tòa án, 15 năm sau họ đã được cho phép tiếp cận lại hang động. Từ đó trở đi Bộ Văn hóa đang cố gắng bằng mọi cách để chiến thắng quyết định của tòa án và tiếp tục đào sâu nghiên cứu. Những phát hiện của Giáo sư Poulianos trái ngược với cách nhìn nhận thông thường về sự tiến hóa của loài người và nghiên cứu của ông đã bị cấm. Giáo sư Poulianos và vợ ông đã bị tấn công tại nhà và bị thương vào năm 2012, người ta không phát hiện ra thủ phạm của vụ tấn công này. Ông và đồng nghiệp của ông đã bị từ chối, không cho phép tiếp cận vào hang động này để hoàn thành nốt phần nghiên cứu của họ và hiện giờ cũng không ai biết nơi để những họp sọ đó. Hiện nay, các thông tin xung quanh hang động ở Petralona cho thấy hộp sọ được phát hiện có độ tuổi vào khoảng 300.000 năm. Tại trang thông tin Wikipedia ngày nay, bạn có thể tìm thấy những bài viết tham khảo thiếu chứng cứ và cố gắng để xác định tuổi của họp sọ Petralona này chỉ nằm trong giới hạn từ 160.000 đến 240.000 năm tuổi. Gần đây, Giáo sư C.G.Nicholas Mascie Taylor của Trường Đại học Cambridge đã gửi một bức thư tới Bộ Văn hóa của Hy Lạp, nói rằng tuổi chính xác của họp sọ là 700.000 năm tuổi chứ không phải là 300.000 năm tuổi. Ông ấy cũng đặt nghi vấn về việc chính phủ cấm thông tin liên quan đến phát hiện đáng kinh ngạc này. Tái bản với sự cho phép của Ancient Origins. Đọc bài gốc tại đậy.1 like
-
Sỹ diện nước lớn, TQ từ chối thiện chí, chỉ huy diễn tập của Nhật Bản Việt Dũng 26/07/14 09:43 (GDVN) - Học giả Trung Quốc tiếp tục viết bài tuyên truyền để khẳng định Trung Quốc là "nước lớn", có thái độ cực đoan trong cuộc tập trận "Vành đai Thái Bình Dương". Trung Quốc rình chờ cơ hội kết thúc “bá quyền” của Hải quân Mỹ Nhật Bản bàn nhập khẩu tàu tấn công đổ bộ để đề phòng Trung Quốc Mỹ và đồng minh đang tập trận tàu ngầm, lấy Trung Quốc là mục tiêu? Học giả TQ đề xuất 4 thủ đoạn chống lại chính sách mới của Nhật Bản Trung Quốc không tham gia khoa mục diễn tập do Nhật Bản chỉ huy, dị nghị thái độ thiện chí của Nhật Bản Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 25 tháng 7 đăng bài viết cho rằng, diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” là diễn tập quân sự trên biển đa quốc gia có quy mô lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức, được bắt đầu vào năm 1971, mục đích nhằm bảo đảm an ninh các tuyến đường trên biển của các nước ven bờ Thái Bình Dương và chống khủng bố liên hợp. Tàu chiến các nước tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo bài viết, ngày 9 tháng 6 năm 2014, 4 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã khởi hành từ Tam Á (ở đảo Hải Nam), tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương 2014”. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”. Đối với việc Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương”, báo Trung Quốc cho rằng, quan chức cấp cao Nhật Bản đã đưa ra những phát biểu nhiều dư vị. Theo bài báo, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Katsutoshi Kawano trả lời phỏng vấn báo chí cho biết: “Tuy quan hệ song phương với Trung Quốc không tiến triển, nhưng rất hoan nghênh Trung Quốc gia nhập khuôn khổ đa phương”. Mặc dù đây là một phát biểu thiện chí, bình thường, không có gì phải dị nghị, nhưng Trương Quân Xã, một người được cho là chuyên gia về vấn đề hải quân của Trung Quốc cho rằng, Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” là kết quả thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ, là Mỹ chủ động mời Trung Quốc tham gia, Trung Quốc cũng đã có thiện chí cử tàu chiến hải quân tham gia. Đây là việc thỏa thuận giữa hai nước Trung-Mỹ. Theo ông Xã, phát biểu của quan chức Nhật Bản như trên là “giọng khách át giọng chủ nhà”, là phát biểu “thừa”. Ông Xã cho rằng, bởi vì, Trung Quốc không phải tham gia diễn tập theo thỏa thuận với Nhật Bản. Cuộc diễn tập này không phải do Nhật Bản tổ chức, Trung Quốc không cần thiết thỏa thuận với Nhật Bản. Tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quânn Trung Quốc nhận tiếp tế khi tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Ngoài ra, xung quanh việc Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014”, báo chí Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến việc giữ “thể diện” cho mình, nhất là trong quan hệ với Mỹ, Nhật… Mặc dù không muốn, nhưng theo báo chí Trung Quốc, cuối cùng thì lực lượng tham gia diễn tập của Trung Quốc vẫn bị Mỹ chỉ huy. Điều đáng chú ý là, do Trung Quốc đặc biệt “hận thù lịch sử” với Nhật Bản cũng như do ảnh hưởng của vấn đề đảo Senkaku hiện nay, Trung Quốc tìm mọi cách tránh né các khoa mục do sĩ quan Nhật Bản chỉ huy. Theo tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 14 tháng 7, diễn tập tìm kiếm cứu nạn 6 nước do sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ huy, tổ chức ở vùng biển Hawaii vào sáng ngày 12 tháng 7 năm 2014. Nhưng, tàu bệnh viện Hòa Bình Phương Châu của Hải quân Trung Quốc đã không tham gia khoa mục này. Theo bài báo, diễn tập tìm kiếm cứu nạn liên hợp là một phần của diễn tập quân sự liên hợp “Vành đai Thái Bình Dương”, tư lệnh cụm hộ vệ 3 Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản lần đầu tiên làm sĩ quan chỉ huy của hoạt động diễn tập lần này. Đồng thời, tất cả nhân viên của ban chỉ huy đều là người Nhật Bản. Nội dung diễn tập tìm kiếm cứu nạn trong diễn tập quân sự trên biển liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Bài báo cho biết, sau khi bắt đầu diễn tập, nhiều máy bay trực thăng của Quân đội Mỹ đã vận chuyển “binh sĩ bị thương” đến tàu sân bay trực thăng Ise Nhật Bản, binh sĩ Nhật đã tiếp tục vận chuyển những binh sĩ này vào phòng cấp cứu. Nhưng, tàu bệnh viện Trung Quốc đã không tham gia. Báo Nhật Bản bình luận cho rằng, Trung Quốc không tham gia diễn tập có thể là do đối đầu căng thẳng của quan hệ Trung-Nhật. Diễn tập đem lại cơ hội cho giao lưu quân sự Trung-Mỹ Tờ “Tân Dân vãn báo” Trung Quốc ngày 26 tháng 6 cũng có bài viết cho rằng, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” được tổ chức 2 năm 1 lần, đã tổ chức 24 lần, đây là lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập. Bài báo dẫn lời phó viện trưởng Thẩm Đinh Lập, Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Đại học Phục Đán, Trung Quốc cho rằng, mặc dù quan hệ quân sự Trung-Mỹ tương đối yếu, nhưng hai bên vẫn có ý định hợp tác, tránh rủi ro. Lần này, Trung Quốc cử 4 tàu chiến tham gia diễn tập là một hoạt động diễn tập trên biển có cấp độ cao nhất giữa Trung-Mỹ; cho rằng Trung Quốc cử tàu chiến tham gia như vậy là muốn tăng cường độ minh bạch và lòng tin quân sự. Binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc tham gia diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo Thẩm Đinh Lập, cuộc diễn tập này có ý nghĩa hợp tác quốc tế bảo vệ an ninh trên biển, hỗ trợ tích cực cho tăng cường giao lưu quân sự Trung-Mỹ, “hợp tác bảo vệ ổn định châu Á-Thái Bình Dương”. Mặc dù Mỹ thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” nhằm vào Trung Quốc, tránh để Quân đội Trung Quốc thu được các thông tin nhạy cảm, nhưng Lầu Năm Góc mời Trung Quốc tham gia diễn tập cho thấy giao lưu quân sự song phương được nâng cấp cả về hình thức và thực chất, theo đó có lợi cho mở rộng lòng tin, giảm ngờ vực, phù hợp với phương hướng xây dựng quan hệ quân sự mới Trung-Mỹ. Theo báo Trung Quốc, Mỹ mời Trung Quốc tham gia diễn tập phản ánh thiện chí minh bạch quân sự của Mỹ, còn Trung Quốc cử tàu chiến tiên tiến tham diễn thể hiện thiện chí minh bạch quân sự của Trung Quốc, giúp cho quan hệ quân sự Trung-Mỹ vượt qua được các nhân tố tiêu cực, từng bước phát triển theo hướng hoàn thiện và ổn định. Giáo sư Bành Hải, Học viện chỉ huy lục quân Thạch Gia Trang, Trung Quốc cho rằng, Mỹ không để Trung Quốc tham gia các nội dung quan trọng của diễn tập Vành đai Thái Bình Dương, nhưng Trung Quốc được mời tham diễn đã đem lại cơ hội lớn cho họ nâng cao khả năng chiến đấu thực tế, là tín hiệu cho thấy Hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi “chuỗi đảo thứ nhất”, vươn ra biển xa. Máy bay trực thăng Pháp tập cất hạ cánh trên tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu, Hải quân Trung Quốc trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" Theo bài báo, các nước Mỹ, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh Trung Quốc tham gia diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương” cho thấy họ không muốn bài xích Trung Quốc, sẽ không “lật mặt” triệt để với Trung Quốc vì các vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông. Theo bài báo, Trung Quốc và Mỹ đều sẽ dựa vào cơ hội diễn tập để phô diễn thực lực của mình, khẳng định sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, tìm hiểu và răn đe đối thủ tiềm tàng. Tóm lại, cãi nhau thì cãi nhau, hợp tác là hợp tác, nhưng không đánh nhau. Bài báo còn cho rằng, Mỹ ngày càng nhạy cảm với việc Trung Quốc không ngừng tăng cường thực lực, tiến hành ngăn chặn Trung Quốc không bằng tiến hành tiếp xúc với Trung Quốc để xóa bỏ “mối lo ngại không cần thiết”. Trung Quốc tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương” phản ánh lực lượng vũ trang hai nước Trung-Mỹ có ý định “kết giao bằng hữu” chứ không phải phát động chiến tranh. Mặc dù quân đội hai nước Trung-Mỹ không thể xây dựng quan hệ hữu nghị thì ít nhất có thể đạt được hiểu biết lẫn nhau, diễn tập “Vành đai Thái Bình Dương 2014” đã đem lại cơ hội để thực hiện điều đó. Tàu tiếp tế tổng hợp Thiên Đảo Hồ, Hải quân Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ tiếp tế trong diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương 2014" =============== Câu chuyện chỉ đơn giản thế này: Một đám giang hồ nổi tiếng đang khống chế địa bàn. Tự nhiên có tay cao bồi thôn trước đây cũng trong nhóm, nổi lên, ngông ngênh thấy ghét. Bởi vậy đại ca trùm mời đến đại hội võ lâm để thấy sức mạnh của đàn anh và các tay em như thế nào, nhằm quảng cáo sức mạnh. Ý muốn nói: "Mày cà chớn anh bụp đấy!". Có vậy thôi chứ có gì đâu mà ầm ĩ. Cái thế giới này đại để cũng như làng Vũ Đại cả.1 like
-
Ngôn Ngữ Việt
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
TƯ LIỆU THAM KHẢO BỒ NÔNG LÀ ÔNG BỔ CẮT… August 23, 2013 ·(phần 1) Nguyễn Xuân Quang Chúng ta có bài đồng dao: Bồ nông là ông bổ cắt, Bổ cắt là bác chim di, Chim di là dì sáo sậu, Sáo sậu là cậu sáo đen, Sáo đen là em tu hú, Tu hú là chú bồ nông. Bài hát đồng dao này có sáu loài chim bồ nông, bổ cắt, chim di, sáo sậu, sáo đen và tu hú. Bài hát xoay vòng tròn, vô cùng, vô tận. Tất cả các loài chim đều là họ hàng với nhau nhưng cấp bậc đảo lộn theo chiều vòng quay. Câu thứ nhất: Bồ nông là ông bổ cắt. Câu này cho thấy có hai giống chim: bồ nông và bổ cắt. a. Bồ Nông. Bồ nông có tên gọi chung là chim nông: Con cò con vạc con nông, Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò. (Ca dao) Nông có nghĩa là gì? Việt ngữ nông có những nghĩa sau: -Nông là cái BỌC, cái TÚI ví dụ chim nông là con chim bọc, chim túi. Nông là bọc túi thấy rõ qua biến âm với nang có một nghĩa là cái túi (xem dưới). Con nông còn gọi là chim mỏ nông. Chim mỏ nông là loại chim dưới mỏ có cái bao, cái bọc, cái túi để xúc cá. Thái Lan ngữ chim nông gọi là kra thoong với kra có nghĩa là túi, bao, bọc như kra pao là hầu bao. -Nông cũng có nghĩa là cạn, không sâu. Ý nghĩa cạn với sâu này liên hệ với NƯỚC. Nông vì thế cũng liên hệ với NƯỚC. Làm nông là làm nước. Trong việc trồng trọt canh tác thì ‘làm nước’ là việc cốt yếu như thấy rõ qua câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nông với nghĩa nước còn thấy rõ trong các truyền thuyết Mường-Việt cổ: trong chương Chia Năm Chia Tháng của sử thi Mường Đẻ Đất Đẻ Nước (Đẻ là Mẹ): Đặt ra tháng tư, Cho vua Mồng Nông lên phơi lưng Tác giả Hoàng Anh Nhân giải thích “Mồng Nông: một loài cá rất hiền” (tuyển tập Truyện Thơ Mường, nxb KHXH, Hà Nội, 1986 tr.84). Ở chỗ khác: Toóng In nghe Cun Tàng chửi mắng: Đòi tướng ba ba sông, Tướng Mồng Nông kéo đến. Lệnh rằng: -“Hãy sắm binh cá trê, cá bống, … Đợi binh rái cá, … Chong chóng kéo lên bờ sông cái, Lên mãi bờ sông con, Đánh úp nhà lang.” (Tr. 430-431) Ở đây tác giả ghi chú “Mồng Nông: Thần giữ bến sông, bến suối”. Đã tìm được thợ đẽo hay tức Đã tìm được thợ đẽo đục hay giận Tìm được thợ chạm con hạc Thợ tạc con hươu, con rồng Thợ bận đánh nhau với vua Mồng Nông giữa bãi. …… Vua Mồng Nông dối dào, Bỏ chạy nháo chạy xiên. Vua Mồng Nông mếu máo, Tráo chân chạy ra sông… (Tr.448-9). Mồng Nông rõ ràng là thần sông, thần nước. Mồng chuyển hóa với Mang có nghĩa là thần nước, thần sông như Mang Công là thần sông. Mồng Nông là Mang Nông tức thần nước, thần sông. Rõ ràng Nông là nòng, dòng liên hệ với sông nước. Bây giờ chúng ta mò tìm những từ biến âm với nông. Nòng -Nông biến âm với nòng. Chim nông thuộc ngành nòng, âm. Theo n=v, níu = víu, nòng = vòng (tròn). Chữ nòng nọc vòng tròn-que Nòng có hình vòng tròn O.Theo trung tính biểu tượng hư vô, hư không, vô cực; theo nòng nọc, âm dương đề huề ở dạng nhất thể biểu tượng cho trứng vũ trụ (O tròn như quả trứng gà). Theo duy âm biểu tượng cho âm, nữ, bộ phận sinh dục nữ, Khôn âm, không gian âm, thái âm, mặt trời đĩa tròn âm, nước thái âm… Theo duy dương biểu tượng cho nòng dương, Khôn dương, không gian dương, thiếu âm, khí gió, mặt trời âm nam đĩa tròn, nước thái dương… (xem Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Nòng Vòng Tròn O). Nang Như đã nói ở trên, theo qui luật biến âm o=a (hột = hạt), ta có nông = nang. Nang là cái bao, cái bọc, cái trứng, quả cau. -Nang là cái bọc. Nang là cái bọc, cái túi thấy rõ qua danh từ y học bướu nang chỉ cái bướu bọc ứng với từ cyst của Anh Pháp, Latin cystis, gốc chữ Hy Lạp -cysto-, bao, bọc, túi (cholecystectomy, cắt bỏ túi mật, cystectomy, cắt bọng đái.). Cyst- biến âm với Việt ngữ kén, cái bao, bọc con nhộng. Kén hàm nghĩa bao bọc thấy qua từ y học phimosis là chứng da qui đầu bọc kín, dịch là chứng kén da qui đầu. Nang là bao, túi, bọc cũng biểu tượng cho dạ con, âm đạo, Pháp ngữ vagin, Anh ngữ vagina có nghĩa là cái bao, cái túi, vỏ bao kiếm, theo chuyển hóa v=b như víu = bíu, vag(in,-ina) = bag, cái túi cái bao… Nang biến âm với nường: bộ phận sinh dục nữ (nõ nường). -Nang là quả cau. Mo nang là cái bao, cái bọc hoa cau (theo biến âm m=b, mo = bo = bồ = bao). Người Mường ngày nay vẫn gọi cau là nang (Ý Nghĩa Miếng Trầu). Mã Lai ngữ pinang là cau. Đảo Pinang hay Pénang (Pháp ngữ), nơi Hoàng Tử Cảnh và Bá Đa Lộc đã ở, là Đảo Cau. Pinang biến âm với Hán ngữ binh lang là cau. -Nang là trứng. Như đã thấy ở trên, nang là cau. Quả cau nang là quả giống quả trứng. Về hình dạng bên ngoài thuôn tròn trái soan, cau trông giống quả trứng. Quả cau có hột tròn bao quanh bởi lớp thịt trắng, trông giống lòng đỏ và lòng trắng của trứng. Bổ dọc một quả cau ra làm đôi trông giống hệt một quả trứng luộc bổ dọc làm hai. Ta cũng đã biết nang biến âm của nông có một nghĩa là nước. Trứng khởi đầu là một tế bào mầm có nước bên trong, là một bọc nước, túi nước vì thế mới có từ trứng nước có nghĩa là khởi thủy, mầm mống (dập tắt âm mưu ngay từ trong trứng nước). Ta có nang = nông = nước = trứng. Như thế nang là cái bọc, cái trứng, hàm nghĩa nước, quả cau hình trứng. Chim nông là chim nang hàm nghĩa trứng cũng thấy qua tên Mã Lai ngữ của chim nông là undan. Ta thấy undan gần cận với Phạn ngữ anda, trứng. Con nông là chim nang, chim đẻ ra trứng vũ trụ. Nang là nước Nang cũng liên hệ tới nước có nước vì nang có na(ng) là gốc na- là nã, lã, nác, nước. Không Theo qui luật biến âm kh=n như khỏ (khô, trái bưởi khỏ là trái bưởi múi bị khô) = nỏ, khện = nện, nông biến âm với không. Ta cũng thấy Pháp ngữ non (đọc là ‘nông’ có nghĩa là không) biến âm với Việt ngữ không. Pháp ngữ non = không (Việt ngữ). Nông hàm nghĩa không. Chim nông có khuôn mặt biểu tượng cho không gian, vòm trời, khí gió vũ trụ. Tóm lại Nông biến âm với NÒNG có tất cả các ý nghĩa liên hệ với Nòng trong Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo dựa trên nguyên lý nòng nọc, âm dương, Dịch lý về phía nòng âm. Ở cõi tạo hóa có những khuôn mặt chính: . Ở tầng Hư Vô Theo trung tính biểu tượng cho HƯ KHÔNG. Bọc bao túi trống không biểu tượng cho hư vô, hư không, vô cực. Lúc này là con chim Nông Không. . Ở tầng thái cực, Trứng Vũ Trụ Theo duy nòng nọc, âm dương nhất thể biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ ngành nòng âm. Lúc này là con chim Nông Nang Trứng. . Ở tầng lưỡng nghi Theo duy âm biểu tượng cho cực âm. Lúc này là con chim Nông Nòng, Khôn. . Ở tầng tứ tượng Ở đây nòng Khôn chia ra hai khuôn mặt theo tính nòng nọc, âm dương của Khôn. Khôn âm là thái âm (nước), lúc này là con Bồ Nông. Bồ nông với bồ có nghĩa là bao, bọc: bồ lúa, bồ gạo là vật đựng hình bao, hình bọc. Ta có từ đôi bồ bịch tức bồ = bịch với bịch có một nghĩa là bao như bịch đường, bịch thóc. Bồ bịch có một nghĩa là có bạn tình. Có bồ, có bịch là có bao, có bọc, có nang, có nường, có gái. Bồ biến âm với bầu, bào, bao có nghĩa là bọc mang âm tính. Như thế bồ nông là chim nòng là bao bọc mang hai âm tính tức thái âm có một khuôn mặt là chim biểu của tượng nước thái âm. Khôn dương là thiếu âm (khí gió), lúc này là con Bổ Nông. Còn bổ nông có bổ là búa mang dương tính bổ, nọc. Chim bổ nông là chim “bọc mang dương tính”, nòng dương là chim biểu của Khôn dương tượng khí gió thiếu âm. Kiểm Chứng Bằng Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Rõ hơn ta có thể kiểm điểm lại bằng chữ viết nòng nọc: . Chim Nông Không Chim nông với nông biến âm với nòng O. O tròn là vòng tròn có một khuôn mặt là con số không (0). Chim nông O có một khuôn mặt biểu tượng cho Hư Không, Hư Vô Lúc này con nông diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì viết bằng chữ vòng tròn nòng O với nét hơi đậm (vì nghiêng về phía âm). .Chim Nông Nang Trứng. Vòng tròn số không cũng là hình trứng như O tròn như quả trứng gà. Chim nông có một khuôn mặt biểu tượng cho Trứng Vũ Trụ, thái cực. Thêm vào đó, lúc này con nông cũng được diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que viết bằng từ (word) vòng tròn-chấm với nghĩa nòng nọc, âm dương nhất thể, Trứng Vũ Trụ. . Chim Nông Nòng, Khôn. O là chữ Nòng hình vòng tròn mang hình ảnh lỗ sinh dục phái nữ nên có một khuôn mặt biểu tượng cho nữ, âm, cực âm, nòng, Khôn thái âm. Lúc này con nông diễn tả theo chữ nòng nọc vòng tròn-que thì viết bắng chữ nòng vòng tròn O có nét đậm gấp đôi bình thường mang tính thái âm của cực âm (thái âm là hai âm nên vòng tròn có nét đậm, dầy gấp đôi). . Chim Nông Nước thái âm Nnhư đã biết ở tầng tứ tượng, Khôn âm (thái âm) có một khuôn mặt nước nguyên khởi (primeval water), lúc này con nông được gọi là Bồ Nông. Chim bồ nông với bồ là bao tức nòng O và nông cũng là nòng O; bồ nông = OO, thái âm. Còn Khôn dương tức dương I của O, tức thiếu dương IO khí gió nguyên khởi (primeval air), lúc này con nông có tên là Bổ Nông. Chim bổ nông với bổ là búa là nọc (|), và nông là O; bổ nông = |O, thiếu âm có khuôn mặt khí gió. Lưu Ý Về ngôn ngữ học, những từ đôi bổ cắt, bồ cắt, bổ nông, bồ nông nếu coi bổ, bồ là hai tính từ (adjectives) thì bổ cắt là con cắt ‘búa’, cắt nọc, cắt đực; bổ nông là con nông đực; bồ cắt là con cắt bọc, nang, nàng, cắt cái và bồ nông là con nông cái. Ở đây ta thấy các loài chim này dùng trong Vũ Trụ Tạo Sinh diễn đạt Dịch lý nên chúng phải được coi như là có hai yếu tố nòng nọc, âm dương là hai danh từ. Bổ là danh từ là nọc I và bồ là danh từ là nòng O nghĩa là bổ cắt = II, thái dương, bồ cắt = OI, thiếu dương, bổ nông IO, thiếu âm và bồ nông OO, thái âm. Như thế chim nông diễn tả sự sinh tạo, tạo hóa ở thượng thế được diễn tả qua chữ nòng nọc vòng tròn-que bằng các chữ nòng O nét hơi đậm, chữ O thon hình trứng, từ vòng tròn-chấm, nòng O đậm nét hay hai nòng OO và nọc nòng IO. Có thật sự con nông là chim tổ tối cao của chúng ta không? Để kiểm chứng ta căn cứ vào hai bộ sử chính của chúng ta là bộ sử miệng ca dao tục ngữ, truyền thuyết Việt và bộ sử đồng Đông sơn Qua Sử Miệng Ca dao “Ngàn Năm Bia Miệng” Chim nông là vật tổ đứng hàng đầu như đã thấy qua bài đồng dao “Bồ nông là ông bổ cắt”… này. Bài hát có thể có nhiều dị bản nhưng dù bản nào đi nữa thì bao giờ con nông cũng được xếp lên trên hết. Con nông được tôn thờ như một vật tổ, được coi như một thứ hèm (theo qui luật biến âm h = k như hì hì = khì khì, ta có hèm = khem) có nghĩa là kiêng khem, kiêng kỵ (taboo) không được ăn thịt còn thấy qua câu ca dao: Con cò, con vạc, con nông, Ba con cùng béo, vặt lông con nào? Vặt lông con cốc cho tao, Hành răm mắm muối cho vào mà thuôn. Con nông vật tổ tối thượng, tối cao dù cho có ‘béo’ cũng không được ăn thịt, vì vật tổ là một taboo, một thứ cấm kỵ. Ở đây ta cũng thấy con cò con vạc cũng không được ăn thịt, như thế cò vạc cũng là những vật tổ (xem Con Cò Bay Lả Bay La…). Còn con cốc có thể không phải là vật tổ của chúng ta hay là chim tổ của một tộc thù nghịch của chúng ta trong đại tộc Việt nên ăn thịt được, cho dù không thấy nói đến nó có béo hay không. Người Mường cũng có vật tổ là Chim Trứng. Trong bài hát tế “Đẻ Đất Đẻ Nước” (tức Mẹ Đất Mẹ Nước) của người Mường, có đoạn nói đến: Trời với đất còn dính làm một …… Chưa có chim tráng, chim trủng. Trương Sỹ Hùng Bùi Thiện cắt nghĩa chim tráng là loại diều hâu, không hiểu loài diều hâu gì vì nhiều loại. Chim trủng là loại chim hay kêu về tháng 2, 3, kêu hai tiếng một não nuột (tập I tr. 732). Đây là giải thích theo ngày nay. Theo câu “Trời với đất còn dính làm một”, có nghĩa là khi trời đất còn ở dưới trạng thái bọc thái cực, quả trứng vũ trụ thì chim ‘trủng’ là chim ‘trứng’, chim nang, chim nàng và chim ‘tráng’ là chim ‘chàng’ (chàng là chisel đục, đực là chim cắt, xem dưới). Chim Trủng là chim Trứng tức là con Nông đẻ ra trứng vũ trụ. Để kiểm chứng lại, xin đối chiếu với tộc người Ao Naga ở Assam, ngày nay sống ở miền cực tây địa khối Vân Nam. Ao là Âu. Naga là Rắn. Naga thần thoại hóa thành Rồng Naga trong Ấn giáo. Ao Naga là Âu-Long ruột thịt với Âu Lạc của An Dương Vương. Giống hệt chúng ta người Ao ở Nagaland thờ thần Bầu Trời có tên là Anung. A là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que hình nọc mũi mác, tam giác biến thể có nghĩa là nọc, lửa thái dương, lửa vũ trụ Càn. Trong tín ngưỡng chỉ các thần tổ ngành nọc, lửa mặt trời. Do đó tên các vị thần này đều khởi đầu bằng chữ A như A Đuốk là Hùng Vương (Bình Nguyên Lộc), các vị thần tổ của Maya đều khởi đầu bằng chữ A như Ah Kinchil, thần mặt trời, Ah Puch, thần chết; thần mặt trời Ai Cập cổ Atum, Atom, Aten, Ba Tư ngữ Atar là Thần Lửa, thần tổ loài người trong Thiên Chúa giáo là Adam… Nung là Nông. Như thế theo duy dương Anung là Thần bầu Trời Nam thái dương ứng với Thần Nông mang tính thái dương. Theo duy âm ta lấy nghĩa thái dương của A thì ứng với Nữ Thần Nông thái dương. Thần Bầu Trời Anung của Ao Naga cũng có thể có lưỡng tính như Thần Nông-Viêm Đế lưỡng tính nhất thể của chúng ta. Ao Naga có taboo không ăn trứng. Như thế Anung rõ ràng liên hệ với Thần Nông có chim biểu nông đẻ ra trứng vũ trụ. Qua Sử Đồng Đông Sơn Chứng tích hùng hồn nhất, vững chắc nhất là hình con nông còn thấy trong đồ đồng Đông Sơn. .Trên trống đồng Trên trống Ngọc Lũ I, cùng với hàng hươu là hai nhóm chim bay, một bên bán viên có 6 con, một bên có 8 con. Chim này mỏ to, đầu to, đuôi ngắn. Chú ý kỹ ta thấy chim có cái túi dưới cổ. Con đầu tiên cái túi che hết chiều dài cái mỏ. Đây chính là chim nông. Chim nông trên mặt trống Ngọc Lũ I. Con mắt chim là con mắt âm viết bằng chữ nòng nọc vòng tròn-que hai vòng tròn đồng tâm có chấm. Hai vòng tròn là hai âm, thái âm có một nghĩa là nước, xác thực con chim là con chim nước, chim nông.vân vân… (xem chương Thế Giới Loài Vật Trên Trống Đồng, Giải Đọc Trống Đồng Đông Nam Á). Trên trống đồng Hoàng Hạ nơi thân trống có hình hai con chim mỏ phình to như cái túi. Đây là hai con chim nông đang giao hợp. .Trên thạp đồng Ngoài ra có rất nhiều hình chim nông trên các thạp đồng bởi vì thạp đồng dùng làm vật mai táng. Chim nông ở trên thạp đồng dùng mai táng thường biểu tượng cho hư vô, tạo hóa (thái cực, Trứng Vũ Trụ) mang nghĩa tái sinh, hằng cửu…Con người chết là trở về với Hư Vô, nơi vĩnh hằng, trở về thái cực, Trứng Vũ Trụ nơi sinh tạo để được tái sinh. Xin đề cử một ví dụ tiêu biểu là ở thạp đồng Hợp Minh, Yên Bái. Tượng chim nông trên nắp thạp đồng Hợp Minh (nguồn: Hà Văn Phùng). . Vành chim nông ở phần trên thân thạp. (xem Thạp Đồng Đông Sơn). .Tượng chim nông Đông Sơn Có cả các tượng đồng thờ chim nông riêng rẽ. Một tượng chim nông riêng biệt (nguồn: vietnamfinearts.blogspot.com). Tóm Tắt Như thế chim Nông có những khuôn mặt biểu tượng chính là chim biểu của Bọc Hư Không (Vô cực), Trứng Vũ Trụ (Thái Cực), Cực âm nòng (Khôn) ở tầng lưỡng nghi và ở tầng tứ tượng là thiếu âm khí gió Bổ Nông và thái âm nước vũ trụ Bồ Nông. Về chim học (ornithology) con nông là loài chim sống ở vùng sông hồ nước ngọt và bờ biển. Nông ngày nay thuộc họ dạng con nông đã xuất hiện cách đây từ hàng 100 triệu năm lên tới tận thời khủng long. Chim nông là loài chim ngày nay còn mang hình thù cổ quái của các loài khủng điểu ngày xưa. Con nông là loài chim nước chân có màng là chim biểu của đại tộc Việt có nền văn hóa Nước, làm nông nghiệp. Chim nông là vật tổ tối cao tối thượng, chim đẻ ra trứng vũ trụ của ngành nòng, âm Thần Nông của Bách Việt. Thần Nông của Việt Nam tuyệt nhiên không phải là ông Thần Nông đầu bò của Trung Quốc. Trung Quốc đã lấy Thần Nông, vị thần sáng thế của chúng ta rồi sửa đổi đi (xem dưới). Ở câu đầu bài hát này chim nông ở dạng bồ nông thái âm có một khuôn mặt biểu tượng cho cực âm ở tầng tứ tượng. (còn nữa).1 like -
Bí mật về bức họa cổ trong huyệt động châu Úc Cập nhật lúc 06h20' ngày 24/01/2006 Ngoài châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, những năm gần đây các nhà khảo cổ học phát hiện ra những mẫu hóa thạch, tranh vẽ trên tường thời tiền sử ở Australia. Các nhân vật trên những bức bích họa này có hình thù đặc biệt kỳ quái, nó khác biệt rất lớn so với các bức họa viễn cổ xưa ở các vùng khác và mang đầy sắc thái thần bí. Trong một huyệt động ở Kimberleys nước Australia, các nhà khảo cổ phát hiện ra một bức bích họa thời cổ đại trông rất kỳ quái. Người đàn ông trên bức họa là một ông già mặc áo bào dài, đầu đội mũ sắt tròn, trên mũ sắt chỉ lộ ra hai con mắt trông giống như mũ của các nhà du hành vũ trụ làm cho người ta không nhìn thấy diện mạo của ông. Trên bức họa viết những văn tự mà chưa có ai nhận biết được. Phía trên của nhân vật này vẽ 62 vòng tròn nhỏ chia làm 3 hàng không theo quy tắc nào cả, hàng gần bên trái nhất có 21 vòng tròn nhỏ, hàng giữa có 24 vòng tròn nhỏ, hàng gần nhân vật nhất chỉ có 17 vòng tròn nhỏ. Hình vẽ màu người thổ dân trong động Kimberleys (Ảnh: australianbedandbreakfast) Vậy nhân vật trên bức bích họa là ai? Có người nói, đó là một thiên thần nhưng phục sức của ông ta lại không giống thiên thần mà giống như một phi công vũ trụ trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Trong động nham thạch ở trên núi Ailen, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một số bức họa trên vách đá vô cùng kỳ quái. Diện tích của những bức họa này rất lớn, màu sắc sặc sỡ, trên đó vẽ rất nhiều người và động vật có hình thù kỳ quái, thân cao khoảng 6m, không có miệng nhưng trên đầu có những sợi râu quay về 4 hướng. Điều này có lẽ biểu thị ánh sáng phát ra từ đầu họ. Ở những nơi khác nhau của Australia, người ta cũng phát hiện ra những bức bích họa xưa tương tự, được điêu khắc bằng những đường nét rất tinh tế mà bí ẩn khiến cho các nhà khảo cổ phải mất nhiều trí lực nghiên cứu. Có người cho rằng, những hiện tượng này là kiệt tác của người ngoài hành tinh. Cũng có bộ phận khác lại không đồng ý với cách nói này. Nhưng đáp án sát thực nhát là gì? thì chưa có ai trả lời được. ==================== Nếu cứ tiếp tục với nếp nghĩ: Thời cổ đại là thời đồ đá với những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ giải thích được những hiện tượng này.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái? Cập nhật lúc 05h56' ngày 24/07/2014 Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, có một lịch sử đau thương, nhưng đã vươn mình lên để trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Thế giới. Một đất nước không có "rừng vàng, biển bạc"Đất nước Israel được hình thành từ tập hợp của hàng vạn người Do Thái lưu vong trên khắp Thế giới. Một đất nước bị cô lập, bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước Ả Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử. Dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, lang thang suốt 2000 năm qua trên khắp Thế giới, đi tới đâu cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man... Israel nằm "kẹp" giữa các quốc gia Ả Rập Israel, một đất nước Do Thái nhỏ bé, phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, trong khi khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Một đất nước không hề có "rừng vàng, biển bạc" nhưng lại có một nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất Thế giới. Theo số liệu của IMF năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Israel đạt 37.000USD, GDP đạt khoảng 291 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 3,33%. Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu Thế giới. Người Israel luôn bày tỏ sự tự hào khi nói về đất nước mình rằng: Tuy có khí hậu và địa lý vô cùng khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất Thế giới. Điều gì đã giúp cho đất nước này tạo nên được một kỳ tích như vậy? Trong một lần phỏng vấn và được đặt câu hỏi như vậy, ông Ali Yhia - một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ”. Xây dựng đất nước từ nông nghiệpTrong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Từ cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp đều có tầm nhìn và tư duy chiến lược toàn cầu. Ngay cả các chủ trang trại đôi khi cũng chính là các nhà khoa học. Vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là thế, nên nước ngọt ở Israel được coi như "vàng trắng" và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên Thế giới. Chính phủ nước này xây dựng riêng một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt Không có sự phân biệt, dù ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không để bỏ phí một giọt nước nào. Tất cả cây trồng ở đây đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Không chỉ cây trồng, toàn bộ cây cối, thảm cỏ, vười hoa tại Israel cũng đều được tưới theo công nghệ nhỏ giọt. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay. Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12.000 lít/con/năm, trong khi đó ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa ở các quốc gia khác. Công nghệ nuôi bò lấy sữa của Israel Nếu có dịp đến Israel, hãy tới thăm thung lũng Arava - niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà vị Tổng thống đương nhiệm của Israel, Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng". Trang trại tại sa mạc Arava Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất Thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Còn mùa đông lại có nhiệt độ ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ trên dưới 3 độ C. Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava là những người làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím… Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Nông sản tại Desertech, triển lãm nông nghiệp được tổ chức hàng năm tại Arava Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel. Bài học cho đất nước Việt NamCâu chuyện ở đất nước Israel là như thế, từ số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới. Nếu mang những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa? Dưới đây là bảng so sánh thú vị giữa 2 nước được lập bởi một chuyên gia người Việt Nam, sau chuyến công tác của người này tới đất nước Israel: Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài. Người nông dân dường như phải tự tạo cơ hội cho riêng mình, ví như ông Nguyễn Văn Xự ( An Giang ), Đức Trọng (Lâm Đồng), Bùi Sĩ Tới (Yên Bái)... tự sáng chế ra máy móc để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân. Có chăng Việt Nam nên nhìn vào đất nước Israel để học tập và thay đổi? So với đất nước họ, Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Một nền nông nghiệp vững bền sẽ là một nền móng vững chắc để xây dựng một nền kinh tế phát triển. Trước khi nghĩ đến việc tính xem sẽ xây nhà cao bao nhiêu tầng, mỗi năm cao thêm được mấy tầng thì việc cần làm là tạo nên một nền móng thật vững chắc. Nền tảng công nghệ tuy không có, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ các nước phát triển. Sao chép thành công của người khác để đem đến thành công cho riêng mình là phương thức đã được Thế giới áp dụng từ lâu và luôn hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Theo Trí Thức Trẻ ================ Thượng Đế cũng phải cảm động trước sự phấn đấu của người Israel. Theo địa thế đất của đất nước Israel thì Thượng Đế đã ban cho dân tộc này một nguồn nước ngầm dồi dào, chạy dọc theo đất nước của họ. Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá ba năm - năm nay tính là năm thứ nhất - người Israel sẽ tìm thấy nguồn nước ngầm này trên đất nước của họ. Chúc dân tộc Isarael vạn sự an lành.1 like -
Nhà du hành vũ trụ cổ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin.Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. Bức vẽ trên đá ở Val Comonica,Ý khoảng 10.000 năm trước công nguyên, dường như miêu tả hai sứ giả đến từ vũ trụ Nhà du hành vũ trụ cổ là thuật ngữ dùng để miêu tả giả thuyết cho rằng sinh vật ngoài Trái Đất từ thời xa xưa đã có mối quan hệ làm ảnh hưởng đến văn hóa lúc khởi điểm phát triển của loài người. Đáng chú ý nhất là các tác giả Erich von Däniken và Zecharia Sitchin. Những giả thuyết này nói rằng con người ngày nay hoặc là có nguồn gốc hoặc là được sáng tạo ra do alien (sinh vật ngoài Trái Đất) đã viếng thăm Trái Đất hàng thiên niên kỷ trước - những ý tưởng hầu như bị bác bỏ bởi cộng đồng khoa học. Yếu tố khác của ý tưởng này là sự thông thái của con người hay tín ngưỡng, tôn giáo có được là từ những sứ giả đến từ ngoài Trái Đất đã viếng thăm nhiều lần trong thời kỳ rất cổ xưa. Chứng cứ[sửa | sửa mã nguồn]Erich von Däniken là người đầu tiên phổ biến giả thuyết những nhà du hành vũ trụ cổ xưa vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 với 1968 ấn phẩm trong bộ Chariots of the Gods của ông và những cuốn tiếp theo.Chứng cứ mà Erich von Däniken có thể chia thành các loại: Nhiều di vật được phát hiện trong khảo cổ đòi hỏi một kỹ thuật, lúc chúng được chế tạo, cao hơn nhiều so với những gì được biết về thời kỳ đó. Däniken giữ vững lập trường rằng chúng hoặc phải được chế tạo hoặc bởi sinh vật ngoài Trái Đất, hoặc là con người thời đó đã có đủ những tri thức cao cấp cần thiết. Trong các phát hiện có thể kể tới công trình "đài thiên văn" Stonehenge, pin thời cổ đại ở Baghdad, mô hình máy bay bằng vàng rất cổ tìm thấy ở Nam Mỹ... Nhiều bức vẽ cổ trên khắp thể giới dường như là đang minh họa hình ảnh những nhà du hành vũ trụ, vật thể bay và tàu vũ trụ hoặc là những thứ được chỉ có thể tạo nên bởi nền khoa học cực kỳ cao cấp. Nguồn gốc của nhiều tôn giáo có thể được giải thích là dấu vết mối liên hệ giữa người tiền sử với một loại sinh vật ngoài Trái Đất. Theo quan điểm này, loài người đã từng chứng kiến khoa học kỹ thuật siêu cao cấp của sinh vật ngoài Trái Đất, điều đó thể hiện trong những ghi chép về hiện tượng siêu nhiên kỳ diệu, mà sinh vật ngoài Trái Đất đã tự nhận mình là chúa. Theo von Däniken, truyện truyền miệng và văn học dân gian hầu hết các nền tôn giáo đều chứa nội dung liên quan đến những vị khách đến từ những hành tinh khác và dùng các thứ xe kỳ lạ để đi lại trên không trung và trong vũ trụ. Điều đó, ông ta nói, chắc hẳn đã làm sáng tỏ những miêu tả trong truyền thuyết, chứ miêu tả đó không phải là những điều huyền thoại viễn tưởng. Chẳng hạn cuốn sách khải huyền Ezekiel, trong bộ kinh Cựu Ước, Däniken giải thích đó là miêu tả chi tiết về một cuộc hạ cánh của phi thuyền sinh vật ngoài Trái Đất. Từ sau khi những cuốn sách của Däniken xuất bản, không có bằng chứng đáng kể nào được tìm thấy để chứng minh cho giả thuyết của ông ta, trong khi một số trong đó còn bị phản bác.Trong khi đó nhiều nhà lịch sử lại đạt được những thành công trong việc giải thích các cấu trúc xây dựng như kim tự tháp và Stonehenge.Do vậy, hầu hết các nhà sử học đều cho rằng những tuyên bố của ông ta là giả khoa học hay giả khảo cổ học và đó là những ý tưởng quá xa vời so với số lượng bằng chứng ít ỏi trong khi lại không xem xét đến các giả thuyết khác nữa. Các ý kiến khác[sửa | sửa mã nguồn]Nhiều tác giả đã sử dụng các thần thoại cổ xưa để hỗ trợ cho tuyên bố của họ, với những cuộc viếng thăm kỳ lạ của những vị thánh thần, cắt nghĩa ra thì đó là thể hiện của nền kỹ thuật siêu cao cấp được chứng kiến từ góc độ hiểu biết còn nguyên thủy của con người Trái Đất.Một ví dụ cổ điển là Vimāna, khí cụ bay xuất hiện trong văn học dân gian Ấn Độ, từ những trận không chiến kỳ lạ với nhiều loại vũ khí,trong đó có bom, tới những kiến thức liên quan đến khoa học kỹ thuật đơn giản. Ngoài ra còn có thể kể tới sách khải huyền Ezekiel, và vô số truyền thuyết cổ từ Trung Quốc đến Chile. Lại có bằng chứng vật lý như việc khám phá ra "mô hình máy bay" ở Ai Cập và Nam Mỹ, rất giống với máy bay và tàu lượn hiện đại. Có lẽ nổi tiếng nhất là những hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, nơi có vô số hình vẽ khổng lồ trên mặt đất mà chỉ nhìn từ rất cao xuống mới có thể thấy hết được.1 like