• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/07/2014 in all areas

  1. Có người hỏi tôi: "Lý thuyết thống nhất" sẽ ứng dụng vào việc gì? Đây là một câu hỏi thừa. Tôi hy vọng lần sau đừng ai hỏi tôi câu này, tôi sẽ không trả lời. Bởi vì, tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn: "Lý thuyết thống nhất" - tức thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt - đã tồn tại trên thực tế của một nền văn minh toàn cầu. Tôi đặt tên là văn minh Atlantic. Cho nên nó đã từng ứng dụng trên thực tế của tất cả mọi sự vận đông liên quan đến con người. Những giá trị ứng dụng của nó trên thực tế còn sót lại trong nền văn minh hiện đại chính là khả năng tiên tri, trong hầu hết mọi lĩnh vực, kể cả Đông Y. Thuyết ADNh ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ quán xét vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống , xã hội và cho đến từng hành vi của con người. Những người hỏi câu này giống như bà bán xôi hỏi: Bổ đề toán học của Ngô Bảo Châu ứng dụng cho việc gì? Xin lỗi, với kiến thức phổ thông thì Lý thuyết Dây và Lượng tử ứng dụng cho việc gì trong nền văn minh hiện đại còn khó trả lời hơn thuyết ADNh. Rất tiếc! Vì thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất , mới chỉ là quan điểm của tôi. Nó chưa được "khoa học công nhận". Cho nên, có lẽ tôi phải trả lời câu hỏi này nhiều lần.
    5 likes
  2. Thân gửi các anh chị em thành viên, hội viên và học viên của Diễn đàn Lý Học Đông Phương. BQT Diễn đàn Lý Học Đông Phương đã hoàn tất quá trình thay đổi và nâng cấp với những nội dung sau: Thông tin bản quyền và nâng cấp mã nguồn diễn đàn Mã nguồn diễn đàn nâng cấp lên phiên bản mới nhất: Nâng cấp phiên bản mã nguồn mới nhất Nâng cấp, bổ xung tiện ích và chức năng thành viên Giao diện và chức năng, tiện ích: Giao diện Diễn đàn phát triển hoàn toàn mới theo cách mà chúng tôi cho rằng phù hợp nhất đối với các thành viên. Các chức năng cơ bản của diễn đàn như: Tạo chủ đề mới, Gửi bài viêt, Tham gia thảo luận, Gửi email, Tin nhắn cá nhân... được giữ nguyên và cải tiến cách thức sử dụng. Cập nhật các chức năng bổ xung cho thành viên và Quản trị viên. Thông tin bản quyền Bản quyền diễn đàn thuộc về Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương tại địa chỉ website http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ Tất cả các nội dung ban đầu trên http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/ được tạo ra bởi các chủ sở hữu trang web, bao gồm nhưng không giới hạn văn bản, thiết kế, mã, hình ảnh, hình ảnh và video được coi là sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu trang web, cho dù có bản quyền hay không, và được bảo vệ bởi DMCA Dịch vụ Bảo vệ bằng cách sử dụng kỹ thuật số Bản quyền thiên niên kỷ Luật Tiêu đề 17 Chương 512 © (3). Tái bản hoặc tái bản của nội dung này là bị cấm nếu không được phép. Nội dung các bài Nghiên cứu, Bài viết tham luận, Giáo trình, lý thuyết Phong Thủy Lạc Việt, Luận tuổi Lạc Việt... được xuất bản bởi thành viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương có bản quyền thuộc về Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương và được bảo vệ. Thông tin bảo vệ bản quyền chi tiết: https://www.dmca.com/Protection/Status.aspx?ID=96021925-049b-4cc6-909e-2be2b32538fa&PAGE_ID=aHR0cDovL2RpZW5kYW4ubHlob2Nkb25ncGh1b25nLm9yZy52bi81 Những thay đổi về Quyền và Chức năng của thành viên Nhóm thành viên: Các thành viên được tổ chức vào các nhóm trên diễn đàn theo quy định chung. Mỗi nhóm có giới hạn các quyền và các chức năng khác nhau. Hoạt động tuân thủ theo nội quy của diễn đàn và dưới sự quản lý của Ban Giám Đốc Trung Tâm và Ban Quản Trị diễn đàn. Thông tin chi tiết các nhóm thành viên: Khách / Thành viên chưa đăng nhập: Chỉ có quyền xem bài viết ở các chuyên mục cho phép Chờ kích hoạt: Là thành viên đã đăng ký tài khoản, dùng tài khoản đã đăng ký để đăng nhập vào diễn đàn nhưng chưa được kích hoạt: Chỉ có quyền xem bài viết ở các chuyên mục cho phép Thành Viên Diễn Đàn:Được phép tham gia các chuyên mục Tư Vấn nhưng không được phép tạo chủ đề mới. Không cung cấp chức năng Gửi email và Tin nhắn cá nhân Hội Viên: Được phép tham gia các chuyên mục Tư Vấn, Trang Hội Viên Hội Viên Ưu Tú: Được phép tham gia các chuyên mục Tư Vấn, Trang Hội Viên và các chuyên mục Trao Đổi Học Thuật Trung Tâm Nghiên Cứu: Nhóm các thành viên là nhân viên thuộc Trung Tâm bao gồm Giảng viên các lớp Phong Thủy, Luận tuổi và có các quyền/chức năng riêng. Thông tin các lớp học Phong Thủy Lạc Việt và Luận Tuổi Lạc Việt:Học viên của các lớp này tạm thời bị ngừng cung cấp quyền truy cập vào các lớp học cũng như nội dung bài giảng, lý thuyết cho đến khi có thông báo mới. Trong quá trình nâng cấp và phát triển, toàn bộ tin nhắn cá nhân của các thành viên bị xóa bỏ nhằm giảm tải dung lượng cơ sở dữ liệu của Diễn đàn và không được hồi phục
    4 likes
  3. KẾT THÚC TỌA ĐÀM Câu cuối cùng trong buổi tọa đàm của tôi là: Tri thức của cả thế giới này từ thuyết lượng tử, lý thuyết Dây cho đến mọi công thức Toán học cao siêu đều bắt đầu từ một khái niệm quy ước rất mơ hồ. Đó chính là khái niệm "điểm". Cho một quả cầu tròn tuyệt đối, đặt trên một mặt phẳng tuyệt đối. Về lý thuyết toán nó sẽ tiếp xúc với nhau tại một điểm. Từ điểm tiếp xúc có tính quy ước này là khởi đầu những bài toán liên quan đến nó. Nhưng ai có thể chỉ ra điểm đó thực tế như thế nào? Bản thân con người và tất cả những sinh vật với mọi vật thể trên thế gian - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ, nếu đưa vào mô hình toán học thì toàn là những điểm và tất cả đều mơ hồ. Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng: Chúng ta đang sống trong một thế giới quy ước. Kể cả Phật pháp. Bởi vậy, Đức Phật nói: Trong cả một chặng đường thuyết pháp của ta, ta chưa nói câu nào. Và Đức Phật cũng nói: Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta.
    3 likes
  4. LỜI MỞ ĐẦU. Chúng tôi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề này, bằng sự giới thiệu về một buổi tọa đàm khoa học ngày 25. tháng 7 2014 tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ. Diễn giả chính là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Buổi tọa đàm do báo Tiasang tổ chức và được sự tài trợ chính là Cty Tri thức giáo dục và Văn hóa Việt, ngoài ra là Cty thực phẩm chức năng Hansun tài trợ quà cho các đại biểu. Trong nội dung trình bày, tôi chỉ nói lại một cách tóm tắt, nhưng có hệ thống những gì tôi đã trình bày trên diễn đàn, trong các sách đã xuất bản, nhằm xác định: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tim kiếm. Dưới đây là hình ảnh buổi tọa đàm kéo dài từ 14g 30 đến qua 18g 30 cùng ngày. Mở đầu buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Tiasang giới thiệu nội dung và diễn giả. Tiếp theo là anh Nguyễn Thế Trung, giám đốc TTNC LHDP và là Tổng giám đốc Cty Điện tử và công nghệ DTT phát biểu ý kiến về luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chủ nhân đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch sẽ được trình bày tóm lược trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Nội dung chi tiết và chủ yếu được thể hiện trong cuốn "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành trong nay mai. Tiếp theo là phần trình bày của tôi. Tôi trình bày ba tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh. Ba tiêu chí đó là: 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi lần lượt chứng minh nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Từ lịch sử hình thành học thuyết rất mơ hồ và mâu thuẫn. Cho đến nay, những nhà nghiên cứu Hán hiện đại vẫn không thể xác định được thời điểm ra đời của thuyết ADNH trong lịch sử văn minh Hán.(Tiêu chí 1); Cho đến nay nền văn minh Hán vẫn không hề có một cuốn sách nào trình bày có hệ thống - dù chỉ là tóm lược - về thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ không thể phục hồi được học thuyết này (Tiêu chí 2); Cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành được mô tả qua các bản văn chữ Hán hết sức mơ hồ; thậm chí ngay những danh từ mô tả những khái niệm thuộc về thuyết ADNh trong bản văn chữ Hán đến nay vẫn chưa lý giải được, như: Khái niệm Khí, Thái cực, Lưỡng Nghi...vv...(Tiêu chí 3). Từ đó, tôi khẳng định rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào? Khi mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều cho là nền văn hóa của họ là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương?! Tôi rất cảm ơn những vị học giả, những nhà nghiên cứu đã lắng nghe buổi thuyết trình của tôi. Cũng trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi chứng minh thuyết ADNH thuộc về nền văn hiến Việt. 1/ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của những gía tri tri thức của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 1). 2/ Nền tảng tri thức của nền văn minh này còn lưu truyền qua những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt là cơ sở phục hồi một cách hoàn chỉnh thuyết ADNH và kinh Dịch (Tiêu chí 2). Tôi trình bày đồ hình AD Việt trải rộng trên khắp Đông Á và Đông Nam Á chứng tỏ một nền văn minh phi Hán đã tồn tại trước Hán. Ngay bây giờ trên đất Hanoi này, di sản văn hiến Việt trong văn hóa truyền thống cũng chứng tỏ điều này..... Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác..... Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng. 3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3). Giáo sư Nguyễn Khắc Mai được mời phát biểu ý kiến. Ông xác định ông đến đây để nghe và học hỏi, nên không phản biện... Có một vị đặt câu hỏi, tôi trả lời chu đáo; một vị phản biện tôi đã chứng minh luận điểm phản biện sai; còn ba vị tôi thực sự không hiểu họ nói gì. Ngay trong buổi tọa đàm này, một nữ giảng viên sử học phát biểu: Hơn 2000 năm lịch sử của Việt tộc cũng chưa đủ tin cậy. Nên nói gần 5000 năm rất khó thuyết phục.....Tôi phản bác kịch liệt và xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến. Tất cả chi tiết diễn biến đều được quay video , khi làm xong, chúng tôi sẽ đưa lên đây để quý vị tham khảo. Tôi chỉ thừa nhận có một ý kiến phản biện với một cách đặt câu hỏi mang tính phản biện, và tôi đã biện minh rõ ràng. Còn lại là nhưng phát biểu thể hiện một cái nhìn không rõ ràng. Tôi công khai xác định quan điểm của mình về vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là hoàn toán đúng với cá nhân tôi và đúng với tôi, cho đến khi có luận điểm phản bác hợp lý. Tôi cũng công khai xác định rằng: Thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Bởi vì nó đáp ứng một cách hoàn chỉnh tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Người phát biểu cuối cùng là giáo sư Trần Đình Hiến. Ông xác định rằng: Ông không có ý kiến cá nhân, mà chỉ đưa một thông tin khách quan, là: Tháng 4. 2014 Tân Hoa Xã đã tường thuật lại những quan điểm của các học giả Trung Hoa thừa nhận thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán; đồng thời xác nhận Bách Việt mới chính là chủ nhân một thời ở miền nam sông Dương tử...Ảnh chụp lúc 17g 24 tại Hội trường. Giáo sư Trần Đình Hiến đưa nội dung bài báo của các học giả Trung Quốc tên Quang Minh Nhật báo xác định thuyết ADNH không thuộc về Hán tộc. Sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc là một chứng nhân sắc xảo cho luận điểm của tôi. Điều này đã xác định rằng: Từ một góc nhìn khác của chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã chứng tỏ tính khách quan khoa học cho những luận điểm của tôi. Tuy nhiên tôi cần khẳng định rằng: Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.
    2 likes
  5. Kính thưa quí vị quan tâm Trên Vietnamnet.vn có bài viết gây chú ý dư luận của tác giả Trần Kinh Nghi. Trong bài viết có nhiều vấn đề đặt ra. Tôi xin được đưa toàn bộ bài viết lên đây và trình bày cảm nghĩ của mình để tham khảo ý kiến quí vị về đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn. ======================================= Lịch sử cần sự thật! Nguồn : Vietnamnet.vn Kẻ mạnh thường thắng kẻ yếu, và sự thôn tính lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia vốn là một thực tế hiển nhiên trong lịch sử nhân loại, nhưng điều quan trọng có tính nguyên tắc là, mọi sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và giữ gìn một cách trung thực. Lịch sử đâu phải thích bẻ cong, uốn thẳng là được! Hồi đầu năm nay đã rộ lên sự kiện một nữ nghiên cứu sinh người Việt tại Mỹ tên là Đào Ngọc Bích viết bài cho BBC nói rằng Việt Nam là từ Trung Quốc mà ra(!) để rồi ngay sau đó bị đông đảo dư luận trong và ngoài nước "đánh" cho tả tơi, rơi rụng. Không chỉ vậy, chính cô cựu sinh viên Đại học Ngoại ngữ Hà Nội này, trong nỗ tự lực bào chữa cho mình, đã "đổ tại" quá trình đào tạo môn lịch sử khi cô còn ở Việt Nam. Mới đây dư luận lại được một phen bức xúc nữa khi một vị giáo sư người Trung Quốc tên là Vương Hàn Lĩnh cho rằng "kể từ năm 1885 về trước Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc". Thực ra không phải chỉ một mình cô Bích hay ông Lĩnh mà còn khá đông đảo người Việt Nam và Trung Quốc đều chưa hiểu đúng về lịch sử của đất nước mình, đặc biệt là lịch sử liên quan đến mối quan hệ lâu đời của hai quốc gia dân tộc "núi liền núi, sông liền sông" này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiểu biết lịch sử "lệch lạc" như vậy nhưng có một nguyên nhân sâu xa nằm ở những "góc khuất" trong sử sách khi nói về nguồn cội dân tộc của mỗi nước. Vẫn biết, kẻ mạnh thường thắng kẻ yếu, và sự thôn tính lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia vốn là một thực tế hiển nhiên trong lịch sử nhân loại, nhưng điều quan trọng có tính nguyên tắc là, mọi sự thật lịch sử cần phải được tôn trọng và giữ gìn một cách trung thực. Với tinh thần đó, người viết bài này xin được nêu lên một vài điều suy nghĩ lâu nay để mọi người cùng suy ngẫm nhằm tìm ra một lời giải. Một là, về cội nguồn dân tộc, có thể nói không chỉ truyền thuyết mà cả sử sách (của cả Trung Quốc và Việt Nam) dù có nhiều điều chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa thỏa đáng, cũng cho thấy rằng nước Việt Nam ngày nay là một thực thể thống nhất duy nhất còn lại của Bách Việt - một tên gọi chung cho nhiều tộc người Việt đã từng định cư hàng ngàn năm trước Công nguyên trên vùng lãnh thổ rộng lớn từ bờ Nam Sông Dương Tử xuống miền Bắc Việt Nam ngày nay, phía Tây giáp Tân Cương, phía Đông giáp biển Thái Bình Dương. Sử sách cũng cho thấy Người Hán "nam tiến" với thế mạnh của kỵ binh nhưng đã phải mất hàng ngàn năm (quãng giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước CN đến đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau CN) để xâm chiếm, chinh phục và đồng hóa hầu hết các bộ tộc hoặc vương quốc có tên tuổi của người Bách Việt (xem bản đồ minh họa*). Đó là một quá trình kéo dài với biết bao biến cố lịch sử phức tạp mà trong đó có nhiều sự kiện đã bị lãng quên hoặc bị xuyên tạc, thậm chí bị "tráo đổi" tùy theo mục đích của các triều đại phong kiến thống trị trong các thời kỳ khác nhau, đặc biệt là thời nhà Hán và nhà Đường. Tuy nhiên có một thực tại không thể bác bỏ là, riêng Lạc Việt mặc dù bị các triều đại phong kiến Hán Hoa thay nhau thống trị từ năm 179 TCN đến 905 nhưng vẫn tồn tại và phát triển với tư cách một quốc gia dân tộc độc lập như ngày nay. Sử sách thường gọi đó là "thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc" mặc dù đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của người Việt liên tục nỗ ra trong suốt quá trình đó. Có thể nói, đó là quá trình lịch sử tang thương của Bách Việt nói chung, nhưng cũng là trang sử hào hùng đối với dân tộc Việt Nam nói riêng. Sự tồn tại và phát triển của Việt Nam không phải là trường hợp ngẫu nhiên mà là kết cục của cả quá trình đấu tranh sinh tồn của người Bách Việt nói chung mà các thế hệ người Việt Nam nói riêng và cội nguồn Bách Việt nói chung không bao giờ được phép lãng quên. Theo truyền thuyết thì nguồn gốc tổ tiên của Việt Nam bắt nguồn từ Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) bắt đầu bằng Thời đại Hồng Bàng của Kinh Dương Vương (có sách ghi cụ thể năm 2789 TCN). Thuyết này trùng khớp với các câu chuyện cổ tích về Âu Cơ-Lạc Long Quân, các Vua Hùng, mối tình Mỵ Châu-Trọng Thủy và chiếc nỏ thần v.v... Câu dân ca Việt cổ "Công cha như núi Thái Sơn (gần Hồ Động Đình), nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..." cũng là một sự trùng hợp. Truyền thuyết này cũng được kiểm chứng bằng một số kết quả nghiên cứu quả khảo cổ, nhân chủng và ngôn ngữ, qua các di chỉ đồ đá, trống đồng, nghề trồng lúa nước và những khác biệt gen di tuyền v.v... Kết hợp cả truyền thuyết và cổ sử ta có thể nhận thấy trong suốt quá trình "Nam tiến" và "Đông tiến" của Hán tộc, các tộc người Bách Việt như Ngô Việt, Âu Việt, Dương Việt, Đông Việt, Nam Việt, Man Việt, Di Việt v.v.... đều không thoát khỏi bị thôn tính và đồng hóa...., để cuối cùng đều biến thành "người Hoa" hiện đại. Nhưng riêng Lạc Việt vẫn tồn tại, có thời kỳ bao gồm cả vùng đất Quảng Tây, Quảng Đông và Bắc Bộ ngày nay. Theo dòng lịch sử, ta còn thấy một thực tế là đã từng có rất nhiều người gốc Bách Việt tham gia vào bộ máy đô hộ của phong kiến Trung Hoa trong các thời kỳ khác nhau nhưng đã chọn Lạc Việt (sau là Chân Lạp, Giao Chỉ...) làm "hậu cứ" để chống lại Vương triều trung ương (như Hồ Quý Ly, Lý Bôn, Lý Bí chẳng hạn); rất nhiều người trong số họ thực sự đã tái hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam.Cũng đã từng diễn ra những đợt rời bỏ quê hương của người Hoa gốc Bách Việt thuộc nhiều thế hệ trước đến định cư tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Sử cận đại Trung Quốc cũng cho thấy, cho mãi đến những năm 1940 danh từ "dân tộc Việt" mới bị Tôn Trung Sơn chủ trương xóa bỏ trong bản đồ dân số Trung Quốc. Cho đến này nay để ý thấy ít nhiều vẫn còn những tình cảm kỳ thị giữa các cộng đồng gốc gác Bách Việt tại Trung Quốc với người "từ phương Bắc". Bản thân người viết bài này hồi nhỏ đã có dịp học tập tại Quảng Tây nới có gần 20 triệu người dân tộc Choang (còn gọi là Tráng) vốn là họ hàng của tộc Việt, mới đây trong chuyến du lịch mấy tĩnh phía Nam Trung Quốc đã được dịp "kiểm nghiệm"điều này qua chuyện trò với một số người bản địa. Tin tức cũng cho thấy người Đài Loan gần đây đã viện dẫn đến yếu tố "người bản địa" Man Việt trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự tồn tại độc lập với Đại lục. Nhiều thông tin, dữ liệu của các nhà nghiên cứu Bách Việt học quốc tế cũng đáng được xem xét để góp phần làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc dân tộc và nhân văn của của Việt Nam và khu vực Đông Á và Đông Nam Á nói chung. Thiết nghĩ, những sử liệu và sự kiện trên đây ít nhiều tự chúng đã nói lên những sự thật khách quan xung quanh những "góc khuất" trong cổ sử và chính sử liên quan đến cội nguồn dân tộc và quan hệ giữa hai nước Việt-Trung. Khách quan mà nói đó là hướng đi tích cực cho mục đích xây dựng mối quan hệ hữu nghị bình đẳng lâu dài giữa hai nước và trong khu vực nói chung. Hai là, về nhân văn, tuy chỉ dựa vào các nguồn sử sách cổ để lại từ thời "1.000 năm Bắc thuộc", ta cũng có thể thấy Việt Nam là kết tinh, là đại diện của Bách Việt. Về góc độ văn hoá, kể cả phong tục tập quán, ngôn ngữ, Việt Nam và Trung Quốc ngày nay có rất nhiều điểm tương đồng, đồng thời cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Đặc điểm này nếu được hiểu và vận dụng một cách đúng đắn sẽ có tác dụng tích cực cho việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị và bình đẳng giữa hai nước, chứ không có gì là không tốt như một số người có thể nghĩ. Tuy nhiên trên thực tế không được như vậy vì có quá nhiều sự thật đã bị xuyên tạc, có những giá trị đã bị "tráo đổi" trong suốt quá trình lịch sử hàng ngàn năm qua mà trong đó phần lợi bao giờ cũng nghiêng về phía kẻ mạnh. Xin đơn cử vài ví dụ: Thế giới lâu nay vẫn tin rằng Kinh Dịch là của người Trung Quốc. Nhưng thực ra gần đây các chứng cứ khảo cổ quốc tế đã cho thấy trống đồng không phải của người Hán mà là của các dân tộc phương Nam. Kết luận này cho phép các nhà nghiên cứu suy ra rằng những hình khắc biểu tượng Kinh Dịch trên trống cũng không phải của người Hán; và do đó chủ nhân của Kinh Dịch chính là người Bách Việt, cụ thể hơn là của người Âu Việt và Lạc Việt. Về ngôn ngữ, đã từ lâu người Việt Nam an phận đón nhận chũ Nho (tốt đẹp) của người Hán (còn gọi là Hán Nôm). Nhưng có một số luận điểm khác cho rằng người Hán trong quá trình xâm lược đã sử dụng ngôn ngữ của người Bách Việt, cụ thể là của Ngô Việt (tại vùng Việt Châu, tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến ngày nay) để cải tiến thành chữ Hán, rồi thành tiếng Trung hiện đại. Lập luận này dựa trên cơ sở nghiên cứu về ngữ nghĩa, âm thanh, ngữ pháp v.v... cho thấy một tỷ lệ rất cao các nhân tố ngôn ngữ Bách Việt trong tiếng Hán cỗ và tiếng Trung ngày nay. Đó là hiện tượng các danh từ nhưng có tính từ được xếp sau danh từ được thấy phổ biến trong Kinh Thi và ngay ở tên gọi các vị Thần Nông, Đế Nghiêu, Đế Thuấn vốn được coi là truyền thuyết Trung Quốc ; từ "Việt" hiển thị với tầng số rất cao trong các tên địa danh ở miền Nam Trung Quốc; từ "giang" (sông) của tiếng Việt cổ được sử dụng cho hầu hết các con sông miền Nam Trung Quốc (trong khi ở miền Bắc gọi là "hà"); tuồng Kinh kịch ở phía Nam Trung Quốc ngày nay vẫn còn gọi là "Việt kich", v.v... Thuyết này đồng thời cũng đặt ra mối nghi vấn rằng di chỉ thẻ tre có khắc chữ Hán cổ là "giả mạo" vì vào thời đó người Hán chưa có mặt ở miền đất phía Nam nơi có cây tre đủ to để làm thẻ viết. Tương tự cũng có sự "nhập nhằng" về chủ thể của "con đường tơ lụa" vì đúng ra người Bách Việt mới có thể là chủ thể của sản vật tơ lụa làm từ cây dâu tằm chỉ có ở vùng đất phương Nam. Rất nhiều luận điểm và luận cứ tượng tự cũng đã được nhiều học giả Việt Nam và quốc tế nêu ra. Tóm lại, dù bị người Hán cố tình đồng hóa bằng rất nhiểu thủ đoạn tinh vi và cường bạo như đốt sách, bắt từ bỏ, xóa bỏ hoặc tráo đổi v.v..., nhưng các dấu tích Bách Việt vẫn còn đó cho đến ngày nay. Trong suốt quá trình đấu tranh sinh tồn khốc liệt bên thua trận ắt chịu nhiều mất mát, nhưng những gì là bản sắc riêng vẫn còn đó; và điều này có thể nhận thấy qua nhiều nét tương đồng giữa Việt Nam với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc ngày nay cũng như với các nước Đông Nam Á. Ba là, công tác nghiên cứu và giáo dục về lịch sử cần đi sâu hơn nữa về nguồn gốc dân tộc cùng các giá trị nhân văn trên tinh thần khách quan, dựa trên chứng cứ khoa học biện chứng lịch sử, khảo cổ, nhân chủng... (chứ không chỉ dựa vào sử sách củ để lại từ thời Bắc thuộc). Thiết nghĩ, trong việc này những kiến thức xác thực về Bách Việt sẽ giúp giải mã rất nhiều điều mà lâu nay chưa cảm thấy thỏa đáng hoặc chỉ là "ngộ nhận". Công tác sử học cũng cần tập trung nghiên cứu và bổ cứu lại toàn diện, đặc biệt về lĩnh vực nguồn gốc dân tộc và nhân văn của người Việt nhằm làm sáng tỏ những kiến thức mang tính truyền thuyết kết hợp với những chứng cứ lịch sử dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu khảo cổ và gen di truyền v.v... Khi có đủ dữ liệu thì công khai chỉnh sửa những mọi sự sai lệnh hoặc bị xuyên tạc hoặc bị giả mạo trong sách sử cũ dưới bất cứ hinh thức nào, của bất cứ thời đại nào. Lý do là vì toàn bộ sách sử cổ của Việt Nam đều đã bị đốt và thủ tiêu trong các thời kỳ "10000 năm Bắc thuộc"; các sách sử hiện có, kể cả Đại Việt sử ký, đều là sử "chép lại" dựa chủ yếu vào các nguồn sử của các thời Hán, Đường và "hậu Hán Đường" nên không thể đảm bảo tính chính xác, trung thực và đầy đủ được; thật nguy hại nếu đã có những sự thật đã bị xuyên tạc, thậm chí đã bị tráo đổi trong đó. Mặc khác, cũng cần thừa nhận những khiếm khuyết trong khâu giáo dục công dân về lịch sử trong thời gian qua ở nước ta với những hậu quả "nhãn tiền" như đã được nhiều lần cảnh báo trước công luận. Thật nguy hại nếu mọi công dân đều hiểu biết sơ sài, thậm chí hiểu sai lệch về lịch sử của đất nước mình. Ví dụ khi nói mình "con rồng cháu tiên" nhưng trong lòng phân vân không biết có đúng thật không vì thấy ở Trung Quốc người ta cũng nói như vậy; không biết tại sao người Việt có các họ giống như người Trung Quốc, không biết chắc nên thiếu tự tin rằng trống đồng là bảo bối của dân tộc Việt Nam; không dám đòi quyền chủ thể của Kinh Dịch, v.v... Tương tự, trong lĩnh vực ngôn ngữ, sao ta không đặt mạnh vấn đề nghiên cứu xem tiếng Việt có chữ viết cổ? Lẽ nào ta dân tộc ta chỉ có chữ Hán Nôm? Có lẽ vì không biết mình là ai, nên đến ngày nay vẫn lúng túng không biết nên bảo tồn cái gì, thay thế, xoá bỏ cái gì để thực hiện "trong sáng tiếng Việt"?.Thậm chí có người cứ "vô tư" nhận mình là "con cháu" của người Trung Quốc (trong khi phía bên kia không nghĩ như vậy). Cũng cần xem xét lại một số khái niệm và quan niệm như cho rằng văn hóa Việt "bị ảnh hưởng" của văn hóa Trung Quốc là không hoàn toàn chính xác (mà thực chất đó chỉ là một sự giao thoa và ảnh hưởng qua lại); cách hiểu về nguồn gốc đạo Phật, Đạo Khổng, về Chữ Nho và Nho Giáo cũng có nhiều điều phải bàn thêm, v.v... Chỉ khi nào hiểu đúng về nguồn gốc dân tộc và tự tin với những giá trị nhân văn riêng, người Việt Nam ngày nay mới thực sự tìm lại chính mình và thoát khỏi nỗi mặc cảm truyền kiếp luôn thấy yếu kém và phụ thuộc các thế lực bên ngoài. Thay cho lời kết Những lập luận trên đây chỉ là ý kiến cá nhân của người viết để nhắc lại rằng dân tộc Việt Nam có cội nguồn lâu đời với những giá trị nhân văn không thua kém các dân tộc khác. Đó là một lịch sử cần được tôn trọng bằng các chứng cứ khoa học khách quan chứ không chỉ bằng truyền thuyết; ngay cả sử sách cũng phải được kiểm chứng lại bằng các kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Theo hướng đó, bài viết chỉ nêu lên một thực trạng tình hình đồng thời gợi ra một số việc cần làm thêm (chứ không nhằm phê phán ai hoặc nước nào) với hy vọng góp phần đem lại sự hiểu biết đúng đắn hơn về lịch sử và cội nguồn dân tộc của Việt Nam cũng như các bên liên quan khác trong khu vực, coi đó là cơ sở để đảm bảo mối quan hệ hữu nghị, bình đẳng lâu dài giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như giữa các nước khu vực với nhau./. Tác giả: Trần Kinh Nghị ======================================= Tài liệu tham khảo - Mục Bách Việt trong Bách khoa toàn thư mở -Wikipedia, và rất nhiều tài liệu khác nhau được liên kết trong tài liệu này. - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê - Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim - Bộ sách giáo khoa môn sử học phổ thông của Nhà XB Giáo Dục Việt Nam. - Công trình nghiên cứu nguồn gốc chủng tộc dựa vào gen di truyền (DNA) của M. Liu thuộc Mackay Memorial hospital và được Viện Nghiên Cứu Sức Khoẻ quốc gia của Đài Loan tài trợ chứng minh là các giống dân miền Hoa Nam, Việt Nam, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương có liên hệ gen di truyền khác biệt với chủng tộc Hán ở miền bắc. -* Sử dụng lại bản đồ của Nhóm nghiên cứu về Bách việt trên mạng internet- Nguồn: nhatnguyen.yolasite.com Chú ý: những tên nước trong bản đồ này chỉ mang tính chất tượng trưng; trên thực tế chúng được thay đổi hoặc biến mất trong các thời kỳ lịch sữ khác nhau. ======================================= CẢM NGHĨ NHÂN BÀI VIẾT LỊCH SỬ CẦN SỰ THẬT Nguyễn Vũ Tuấn Anh Tóm tắt nội dung bài viết: Trên cơ sở hiện tượng cô Bích xác định nhà trường dạy cô ta, khiến cô ta hiểu cội nguồn dân tộc Việt có xuất xứ Trung Quốc. Từ đó tôi đặt vấn đề: Nội dung giảng lịch sử dạy trong nhà trường như thế nào để có một hệ quả như vậy. Sau đó là vấn đề cần làm để sáng tỏ sự thật lịch sử về cội nguồn dân tộc. " Sự thật" là một khái niệm miêu tả một hiện tượng mang tính phản ánh bản chất của nội dung sự kiện trong xã hội và nằm trong phạm trù lớn hơn. Đó là tính chân lý! Bởi vậy, không chỉ riêng môn lịch sử, mà con người trong mục đích tiến hóa của mình đang khao khát tìm đến chân lý cuối cùng. Con người cần biết rõ quá khứ cội nguồn của mình: Con người từ đâu đến và đi về đâu. Câu hỏi mang tính minh triết ấy đã khiến tất cả những tri thức tài năng của con người đi tìm từ hàng thiên niên kỷ trước. Lịch sử tiến hóa của con người, của xã hội, của dân tộc đều chỉ là những phương tiện để thỏa mãn câu trả lời minh triết này. Lịch sử là một bộ phận quan trong của tri thức nhân loại, nó cần cầu tìm chân lý. Hay nói như bài báo trên: Nó cần sự thật! Bài báo viết: Tôi không quan tâm đến lời nói lộng ngôn của Vương Hàn Lĩnh - mà theo quan điểm của tôi - cội nguồn tổ tiên của ông ta, nếu ở miền nam Dương Tử thì cũng có thể là một thần dân trung thành của các vua Hùng. Ông ta là nhà sử học, nhưng phát ngôn của ông rất có thể mang tính chính trị. Ở đây, tôi đang nghĩ về tính chân lý, tính sự thật của lịch sử cần được tôn trọng. Nhưng tôi không thể không có vài lời vì vế trên của đoạn trích dẫn này. Bởi vì, chính nó là bổ để, là nguyên nhân trực tiếp, hoặc gián tiếp, hoặc là cơ sở gián tiếp để cho Vương Hàn Lĩnh phát biểu lời nói lộng ngôn trên. Chúng ta xem lại đoạn này: Vậy qua lời phát biểu này, nữ nghiên cứu sinh Tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích ở Hoa Kỳ đã xác định một cách công khai rằng: Chính những người giảng dạy môn lịch sử dân tộc Việt đã dạy cô ta rằng: Phải không nhỉ? Tại sao giới giáo sư, giảng viên Đại Học đang giảng môn lịch sử nguồn gốc dân tộc Việt - trước lời phát biểu của Nữ tiền sĩ đang học tại Hoa Kỳ - công khai xác định trên BBC - một cơ quan ngôn luận có ảnh hưởng quốc tế và được tờ báo mạng uy tín trong nước - Tuanvietnam.vn - đăng tải lại không lên tiếng phản đối rằng: - "Chúng tôi không dạy như vậy!". Rằng: - "Chúng tôi dạy cho sinh viên Việt lòng tự hào dân tộc Việt". Rằng : - "Đỗ Ngọc Bích là người trơ tráo, phản bội lại tổ tiên cội nguồn dân tộc rồi đổ thừa cho chúng tôi!". Họ có thể nói như vậy không? Hay họ thừa nhận chính họ đã dạy cô sinh viên - học trò giỏi và xuất sắc đang du học nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ và cô ta chỉ thể hiện kiến thức đã học của mình ở Việt Nam với tư duy tiến sĩ? Vương Hàn Lĩnh phát biểu chỉ là ý kiến cá nhân, ngông cuồng của ông ta. Còn phát biểu của nữ tiến sĩ Việt du học tại Hoa Kỳ, nó xác định tính hệ thống của việc giảng dạy của khoa sử tại Việt Nam. Cô ta không phát biểu nhân danh cá nhân mà nhân danh một hệ thống trí thức được giảng dạy tại nhà trường: Họ đã dạy cho sinh viên cái gì để một tri thức đẳng cấp nghiên cứu sinh tiến sĩ - Chứ không phải bà bán ve chai, lông vịt tốt nghiệp lớp 2 trường làng, vùng sâu, vùng xa - lại nhận thức về lịch sử cội nguồn dân tộc Việt Nam như vậy? Nếu nữ nghiên cứu sinh tiến sĩ người Việt Nam Đỗ Ngọc Bích đang học ở Trung Quốc, mà phát biểu như vậy thì tôi có thể nghĩ rằng: Cô ta chịu sức ép của chính quyền nhà nước Trung Quốc. Nhưng đây cô ta lại đang ở Hoa Kỳ - một đất nước chẳng liên quan gì để can thiệp vào lịch sử Việt Trung - và phát biểu về cội nguồn lịch sử Việt Trung. Phải chăng những điều mà các vị giáo sư sử học khả kính với tất cả những phương tiện đồ sộ và quyền lực trong học thuật đang giảng cho học sinh, sinh viên các cấp của trường học Việt Nam, đã dẫn đến một hậu quả để một trí thức đẳng cấp tiền sĩ nhận thức cội nguồn lịch sử dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc? Họ dạy cái gì? Họ khẳng định điều này trên các bục giảng chăng? Không! Tôi tin chắc rằng không một sinh viên lịch sử, không một chuyên viên cao cấp chuyên ngành của tất cả các cơ quan công khai và bí mật trên khắp thế giới quan tâm đến văn hóa - tìm thấy một từ cụ thể nào trong các giáo trình của môn lịch sử ở Việt Nam công khai viết rằng: "Dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc". Không bao giờ tìm thấy! Vậy thì tại sao cô Đỗ Ngọc Bích nữ nghiên cứu sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ lại xác định rằng: "Tri thức ấy cô học được từ nhà trường khi ở Việt Nam"? Cô ta xuyên tạc, vu cáo và qua đó kéo cả nền giáo dục Việt sử vào sự tự lăng mạ chính dân tộc mình khi phát biểu của cô ta cho rằng "Dân tộc Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc " là do " quá trình đào tạo môn lịch sử khi cô còn ở Việt Nam" chăng?. Hay cô ta đã nói lên một thực trạng của việc giáo dục môn lịch sử cội nguồn dân tộc Việt và thực trạng ấy đã dẫn cô ta đến một kết luận tự sỉ nhục dân tộc mình như vậy? Lịch sử cần sự thật! Vậy - Họ - Cô Đỗ Ngọc Bích - qua BBC mà cầm đầu là Nguyễn Giang - đang hoạt đông với sự cho phép của chính Phủ Anh - muốn gì khi đặt vấn đề: "Dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc?" và xác định rằng đó là do "quá trình đào tạo môn lịch sử khi cô còn ở Việt Nam" - tức là cô ta xác định những người giảng dạy lịch sử xác định điều này với cô? Cô ta chỉ là người phát ngôn cuối cùng. Người ta đã công khai và phát biểu một chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, các diễn đàn chính quy và các giảng đường - mà có thể tóm gọn lại trong ý chính rằng: Thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh gồm 15 bộ lạc" cùng lắm là "một nhà nước sơ khai" với vùng hoạt động không quá đồng bằng bắc bộ và "hình thành ở thời đại đồ đồng đầu thế kỷ thế VII, trước CN". Có thể tham khảo các bài viết với nội dung như vậy của họ mà tôi đã trích dẫn trong các sách đã xuất bản của tôi, như: "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch"."Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp"....ngay trong trang chủ lyhocdongphuong.org.vn; hoặc theo đường link này: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=1748 http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=2767 http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...?showtopic=4164 ....... Và còn rất nhiều luận điểm tương tự trên các sách, các bài viết được xuất bản công khai, có mục đích phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng chúng ta sẽ rất khó khăn nếu tìm thấy một cách bình đẳng về tính phổ biến của quan điểm minh chứng cho Việt sử với quan điểm trải gần 5000 năm văn hiến trên các phương tiện này. Nhưng cũng như những bài viết mà tôi đã trình bày ở các đường link trên và trong các sách đã xuất bản thì tất cả những luận điểm của họ với nội dung phủ định Việt sử 5000 năm văn hiến, hoàn toàn chỉ là những giả thuyết xuất phát từ suy luận chủ quan và không hề mang tính hợp lý lý thuyết có tính hệ thống chặt chẽ. Đó chỉ là những cái nhìn và giải thích cho từng hiện tượng riêng lẻ. Tất nhiên hoàn toàn phản khoa học. Nếu quả là "lịch sử cần sự thật" thì sự thật ấy cần được minh chứng một cách khoa học để sáng tỏ. Không thể có tính độc quyền áp đặt luận điểm lịch sử lên học sinh , sinh viên và dẫn đến sự tự phủ nhận cội nguồn dân tộc như cô Đỗ Ngọc Bích - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Hoa Kỳ - đã phát biểu công khai trên BBC. Đã có một hiện tượng khiến dư luận trong đặc biệt chú ý: Đó là việc giáo sư Lê Mạnh Thát công bố công trình của mình dựa trên cơ sở sứu tầm những tư liệu liên quan đến Phật giáo ở Việt Nam và xác định Việt sử 5000 năm văn hiến. Hội sử học cũng công khai lên tiếng sẽ mở một cuộc hội thảo để tạo điều kiện cho những tranh luận cầu tìm chân lý cho cội nguồn lịch sử Việt. Nhưng mọi chuyện chìm trong im lặng một cách khó hiểu cho đến ngày nảy sinh hiện tượng phủ định cội nguồn dân tộc của nữ tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích trên BBC. Lịch sử cần sự thật. Đúng. Nhưng không nên coi đó là một khẩu hiệu mà nên là một hành vi và cần tranh luận công khai với những hội thảo khoa học nghiêm túc có tính quốc tế với các quan điểm khác nhau về cội nguồn dân tộc Việt .
    2 likes
  6. Cung Càn là cung xấu với người Đông trạch, chủ đầu, gân xương....Cục xủi đặt cung Càn là kích hoạt cung xấu, nên bệnh. Lần tới ra Hanoi, Hung mời anh chị em lớp phong thủy cao cấp, tôi giảng về những trường hợp tương tự để anh chị em có ý niệm về việc này. Mộc Bản thân mến. Diễn đàn mới làm xong, tôi đã đề nghị QTV Kỹ thuật add nick anh chị em PTLV cao cấp viết bài trên toàn bộ diễn đàn và add nick anh chị em trong danh sách PTLV cao cấp vào lớp.
    2 likes
  7. Chúng ta học được gì từ những người nông dân Do Thái? Cập nhật lúc 05h56' ngày 24/07/2014 Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông có điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, có một lịch sử đau thương, nhưng đã vươn mình lên để trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh nhất Thế giới. Một đất nước không có "rừng vàng, biển bạc"Đất nước Israel được hình thành từ tập hợp của hàng vạn người Do Thái lưu vong trên khắp Thế giới. Một đất nước bị cô lập, bị coi là kẻ thù số một của nhiều nước Ả Rập không chỉ vì lý do chính trị mà còn từ những thù hận sâu xa của lịch sử. Dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, lang thang suốt 2000 năm qua trên khắp Thế giới, đi tới đâu cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man... Israel nằm "kẹp" giữa các quốc gia Ả Rập Israel, một đất nước Do Thái nhỏ bé, phải hứng chịu điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, 70% diện tích lãnh thổ là sa mạc, còn lại là đồi núi đá trọc, trong khi khí hậu nơi đây cực kỳ khô hạn. Một đất nước không hề có "rừng vàng, biển bạc" nhưng lại có một nền kinh tế phát triển, hùng mạnh nhất Thế giới. Theo số liệu của IMF năm 2013, thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Israel đạt 37.000USD, GDP đạt khoảng 291 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng đạt 3,33%. Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000km2, chỉ bằng 1/16 diện tích của Việt Nam. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ có 1,7% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu trên dưới 3,5 tỷ USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu Thế giới. Người Israel luôn bày tỏ sự tự hào khi nói về đất nước mình rằng: Tuy có khí hậu và địa lý vô cùng khắc nghiệt, nhưng chúng tôi vẫn có nền nông nghiệp tiên tiến nhất Thế giới. Điều gì đã giúp cho đất nước này tạo nên được một kỳ tích như vậy? Trong một lần phỏng vấn và được đặt câu hỏi như vậy, ông Ali Yhia - một quan chức của Bộ Ngoại giao Israel cho biết: “Bí quyết để Israel phát triển là trí tuệ cộng với sự đoàn kết. Israel thật sự coi trọng đầu tư phát triển giáo dục đào tạo và phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ”. Xây dựng đất nước từ nông nghiệpTrong phát triển nông nghiệp, họ xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Từ cấp lãnh đạo đến doanh nghiệp đều có tầm nhìn và tư duy chiến lược toàn cầu. Ngay cả các chủ trang trại đôi khi cũng chính là các nhà khoa học. Vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt là thế, nên nước ngọt ở Israel được coi như "vàng trắng" và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên Thế giới. Chính phủ nước này xây dựng riêng một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%. Hệ thống tưới nước nhỏ giọt Không có sự phân biệt, dù ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không để bỏ phí một giọt nước nào. Tất cả cây trồng ở đây đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thông tin về độ ẩm không khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Không chỉ cây trồng, toàn bộ cây cối, thảm cỏ, vười hoa tại Israel cũng đều được tưới theo công nghệ nhỏ giọt. Trẻ em Israel được dạy tiết kiệm nước từ bé, 75% nước thải sinh hoạt được tái tạo sử dụng lại, nước qua hệ thống lọc trở thành nước tinh khiết có thể uống được ngay. Ngoài trồng trọt, nền nông nghiệp Israel nổi tiếng với chăn nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất Thế giới, đạt 12.000 lít/con/năm, trong khi đó ở New Zealand là 4.000 lít, ở Hà Lan 8.000 lít và ở Mỹ là 9.000 lít. Chất lượng sữa cũng vào loại tốt nhất, lượng đạm và lượng mỡ cao hơn hẳn các loại sữa ở các quốc gia khác. Công nghệ nuôi bò lấy sữa của Israel Nếu có dịp đến Israel, hãy tới thăm thung lũng Arava - niềm tự hào của mọi người dân Israel, nơi mà vị Tổng thống đương nhiệm của Israel, Shimon Peres đã phải thốt lên khi đến thăm nơi này vào năm 2009: “Hãy đến để thấy rằng, chính con người cũng có thể tạo nên vườn địa đàng". Trang trại tại sa mạc Arava Arava là một trong những vùng đất khô cằn nhất Thế giới, nằm ở khu vực khô hạn nhất của hoang mạc Negev. Nhiệt độ mùa hè bình quân lên tới 40 độ C và ban đêm là 25 độ C. Còn mùa đông lại có nhiệt độ ban ngày là 21 độ và ban đêm chỉ trên dưới 3 độ C. Nông dân Arava đang kiểm tra sản phẩm Thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng có đến 90% dân số tại Arava là những người làm nông nghiệp. Trải dài khắp thung lũng là những cánh đồng ô liu, cam, lựu, vải thiều, nho, chuối… xanh tươi mơn mởn, những khu nhà kính ngập tràn hoa, rau sạch, cà chua bi, cà chua nhót, dưa chuột, cà tím… Tất cả đều được áp dụng công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Nông sản tại Desertech, triển lãm nông nghiệp được tổ chức hàng năm tại Arava Không chỉ sản xuất lương thực cho riêng mình, người nông dân Arava còn đem sản phẩm của mình xuất khẩu ra khắp Thế giới. Không thể ngờ rằng, một trong những nơi khô cằn nhất thế giới lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng rau và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu của Israel. Bài học cho đất nước Việt NamCâu chuyện ở đất nước Israel là như thế, từ số không xây dựng thành một cường quốc có nền nông nghiệp phát triển nhất Thế giới. Nếu mang những điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi của Việt Nam, đặt vào vị trí của Israel thì không biết họ còn phát triển đến mức nào nữa? Dưới đây là bảng so sánh thú vị giữa 2 nước được lập bởi một chuyên gia người Việt Nam, sau chuyến công tác của người này tới đất nước Israel: Việt Nam mang danh là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhưng công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản gần như là không có gì, người nông dân vẫn phải tự mình xoay sở. Các máy móc đơn giản trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông nghiệp hầu như phải nhập từ nước ngoài. Người nông dân dường như phải tự tạo cơ hội cho riêng mình, ví như ông Nguyễn Văn Xự ( An Giang ), Đức Trọng (Lâm Đồng), Bùi Sĩ Tới (Yên Bái)... tự sáng chế ra máy móc để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân. Có chăng Việt Nam nên nhìn vào đất nước Israel để học tập và thay đổi? So với đất nước họ, Việt Nam hiện đang có trong tay rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, và là một đất nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Một nền nông nghiệp vững bền sẽ là một nền móng vững chắc để xây dựng một nền kinh tế phát triển. Trước khi nghĩ đến việc tính xem sẽ xây nhà cao bao nhiêu tầng, mỗi năm cao thêm được mấy tầng thì việc cần làm là tạo nên một nền móng thật vững chắc. Nền tảng công nghệ tuy không có, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ các nước phát triển. Sao chép thành công của người khác để đem đến thành công cho riêng mình là phương thức đã được Thế giới áp dụng từ lâu và luôn hiệu quả trong mọi lĩnh vực. Theo Trí Thức Trẻ ================ Thượng Đế cũng phải cảm động trước sự phấn đấu của người Israel. Theo địa thế đất của đất nước Israel thì Thượng Đế đã ban cho dân tộc này một nguồn nước ngầm dồi dào, chạy dọc theo đất nước của họ. Nhanh thì ngay năm nay, chậm không quá ba năm - năm nay tính là năm thứ nhất - người Israel sẽ tìm thấy nguồn nước ngầm này trên đất nước của họ. Chúc dân tộc Isarael vạn sự an lành.
    2 likes
  8. Với tôi thì đây là bằng chứng cho thấy một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên Địa cầu, trước nền văn minh của chúng ta. Tôi gọi là văn minh Atlantic. Đây cũng chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết ADNh và Bát quái, đó cũng là lý thuyết thống nhất. Dân tộc Việt là một trong số những hậu duệ còn sống sót của nền văn minh này, khi nền văn minh này bị hủy diệt bởi một trận Đại Hồng thủy.
    2 likes
  9. LỄ BẠC LÒNG THÀNH Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Dạ! Lễ đầu là chuối xanh muối ớt, nhưng lễ bạc lòng thành, được thánh thần chứng giám, con thắng mấy quả phoengshui. Hôm nay lễ tạ gồm cả cháo gà, gà nguyên con, thịt heo quay một miếng lớn, trái cây, trà rượu đầy đủ.... Con kính cẩn dâng lên các vị! Tuy ăn mặc giản dị, vận sơ mi theo lối Tây, quần đùi đi dép, nhưng không dám "Ở trần đóng khổ"ạ. Con còn lang thang giang hồ mần phoengshui, lần sau có độ nào, nhưng mưa gió thất thường, kính xin thần linh trợ giúp. Con gần 70 tuổi, vẫn phải kiếm sống, Xin thánh thần cho con độ nhiều nhiều để con trả nợ. Híc! Các cụ Việt Nho dậy: "Trí thì cao siêu. lễ thì khiêm hạ". Lần sau con cứ chuối xanh, muối ớt gọi là "Lễ bạc lòng thành", cầu xin chứng giám. Còn hơn mâm cao, cỗ đầy mà coi thường tổ tiên thì cũng không ra gì ạ.
    2 likes
  10. Nguồn Gốc Loài Người Theo Các Văn Tự Sumer cổ Bức tranh khắc mô tả Enki, vị thần của người Sumer và một bản khắc đá của người Sumer (ảnh nền) từ thế kỷ 21 trước Công nguyên, với một bài thánh ca được khắc trên đó. (Wikimedia Commons) Sumer, tức “vùng đất của các vị vua được khai hóa”, từng phát triển mạnh ở vùng Lưỡng Hà, ngày nay là Irắc, vào khoảng những năm 4500 trước Công nguyên. Người Sumer đã sáng tạo ra một nền văn minh tiên tiến với hệ thống phức tạp về ngôn ngữ và chữ viết, kiến ​​trúc và nghệ thuật, thiên văn học và toán học. Hệ thống tôn giáo của họ rất phức tạp với hàng trăm vị thần, nghi lễ và vũ trụ học. Theo các văn tự cổ xưa, mỗi thành phố Sumer đã được bảo vệ bởi một vị thần riêng của mình; trong khi con người và các vị thần sống cùng nhau, và con người là những người phụng sự các vị thần. Huyền thoại về tạo hóa của người Sumer có thể được tìm thấy trên một bản khắc đá tại Nippur, một thành phố cổ đại vùng Lưỡng Hà được thành lập vào khoảng những năm 5000 trước Công nguyên. Theo bản khắc đá của người Sumer, việc kiến tạo trái đất (Enuma Elish) bắt đầu như sau: Từ lúc thiên đường trên cao chưa được đặt tên, Và ở trần gian bên dưới cũng chưa có tên, Apsu nguyên thủy là người đã tạo ra cả hai Cùng với mẹ Tiamut, hiện thân của sự hỗn loạn Nước của họ hòa lẫn vào nhau, Và không có cánh đồng nào được tạo ra, không có đầm lầy nào được nhìn thấy; Khi chỉ có các vị thần mà không hề có sinh vật, Và không có gì có tên, không có vận mệnh nào được định đoạt; Sau đó ở giữa thiên đàng tạo nên những vị thần, Lahmu và Lahamu đã được gọi là sinh vật… Cần lưu ý ở đây rằng không chỉ có một vị thần chịu trách nhiệm về tạo hóa, vì ngay cả các vị thần cũng là một phần của tạo hóa. Thần thoại Sumer khẳng định rằng, vào thuở ban đầu, chủng tộc người ngoài hành tinh có hình dạng giống con người đã cai trị trái đất. Chủng tộc này, hay các vị thần linh, có thể bay lượn trên bầu trời bằng các phương tiện hình tròn hoặc hình tên lửa. Chủng tộc này đã làm việc cật lực trên trái đất nhằm tạo môi trường sinh sống và khai thác khoáng sản. Các văn tự đề cập đến một số thời điểm, các vị thần đã nổi loạn chống lại việc lao động của họ. Khi các vị thần như những người thường Gánh chịu công việc và thuế khóa Sự khó nhọc của các vị thần là to lớn, Công việc nặng nề, nhiều nỗi đau đớn. Anu, thần của các vị thần, đồng ý rằng nỗ lực của họ là quá to lớn. Con trai của ông là Enki, hay Ea, đã đề xuất tạo ra con người để gánh vác công việc này, và vì vậy, với sự giúp đỡ của người chị Ninki, ông đã tạo ra con người. Một vị thần đã phải chết, thân xác và máu của ông được trộn với đất sét. Con người đầu tiên được tạo ra từ nguyên liệu này, với hình dạng giống với các vị thần. Ngài đã sát hại một vị thần Cùng với tính cách của ông Ta đã gỡ bỏ công việc nặng nhọc của ngài Ta đã áp sự khó nhọc của ngài lên con người. … Trong đất sét, thần và người Sẽ ràng buộc với nhau, Để cùng mang lại một sự thống nhất; Để đến cuối thời đại Máu thịt và Linh hồn Những thứ vốn thuộc về một vị thần, đã chín muồi - Linh hồn đó được ràng buộc trong một quan hệ máu thịt. Điều thú vị ở đây là cần lưu ý rằng tinh thần được kết nối với thân thể, cũng như nhiều tôn giáo và thần thoại khác có nhắc đến. Con người đầu tiên được tạo ra tại Eden, một từ tiếng Sumer có nghĩa là “địa hình bằng phẳng”. Trong Sử thi Gilgamesh, Eden được nhắc đến như khu vườn của các vị thần và nằm ở đâu đó trong vùng Lưỡng Hà giữa hai con sông Tigris và Euphrates. Ban đầu con người không thể tự sinh sản, nhưng sau đó họ được thay đổi với sự giúp đỡ của Enki và Ninki. Do đó, Adapa được tạo ra như một con người độc lập với đầy đủ chức năng. Sự “sửa đổi” này đã được thực hiện mà không có sự chấp thuận của người anh em của Enki là Enlil, và một cuộc xung đột giữa các vị thần bắt đầu. Enlil trở thành kẻ thù của con người, bản khắc đá Sumer viết rằng con người phụng sự các vị thần và đã trải qua nhiều khó khăn và đau khổ. Mặc dù câu chuyện về tạo hóa này không chính xác nói đến hai cây ở Eden, song Adapa với sự giúp đỡ của Enki, đã bay tới Anu nơi ông ta không thể trả lời câu hỏi về “bánh và nước trường sinh”. Có các ý kiến ​​khác nhau về những điểm tương đồng giữa hai câu chuyện tạo hóa này, nhưng có một điều rõ ràng: bất tử là dành cho các vị thần, không phải cho con người. Lưu ý: Bản dịch tiếng Sumer cổ đại sang tiếng Anh được lấy từ cuốn sách của William Bramley, The Gods of Eden. Đăng lại với sự cho phép của Ancient Origins. Đọc bản gốc tại đây. Một số câu chuyện về sáng tạo thế giới trình bày bởi Melodicvision: Iznami and Iznagi: A Creation Myth from Japan Watch this video on YouTube. The Descendents of Nun: A Creation Myth From Egypt Watch this video on YouTube.
    1 like
  11. Bí mật về bức họa cổ trong huyệt động châu Úc Cập nhật lúc 06h20' ngày 24/01/2006 Ngoài châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, những năm gần đây các nhà khảo cổ học phát hiện ra những mẫu hóa thạch, tranh vẽ trên tường thời tiền sử ở Australia. Các nhân vật trên những bức bích họa này có hình thù đặc biệt kỳ quái, nó khác biệt rất lớn so với các bức họa viễn cổ xưa ở các vùng khác và mang đầy sắc thái thần bí. Trong một huyệt động ở Kimberleys nước Australia, các nhà khảo cổ phát hiện ra một bức bích họa thời cổ đại trông rất kỳ quái. Người đàn ông trên bức họa là một ông già mặc áo bào dài, đầu đội mũ sắt tròn, trên mũ sắt chỉ lộ ra hai con mắt trông giống như mũ của các nhà du hành vũ trụ làm cho người ta không nhìn thấy diện mạo của ông. Trên bức họa viết những văn tự mà chưa có ai nhận biết được. Phía trên của nhân vật này vẽ 62 vòng tròn nhỏ chia làm 3 hàng không theo quy tắc nào cả, hàng gần bên trái nhất có 21 vòng tròn nhỏ, hàng giữa có 24 vòng tròn nhỏ, hàng gần nhân vật nhất chỉ có 17 vòng tròn nhỏ. Hình vẽ màu người thổ dân trong động Kimberleys (Ảnh: australianbedandbreakfast) Vậy nhân vật trên bức bích họa là ai? Có người nói, đó là một thiên thần nhưng phục sức của ông ta lại không giống thiên thần mà giống như một phi công vũ trụ trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Trong động nham thạch ở trên núi Ailen, các nhà khảo cổ cũng phát hiện ra một số bức họa trên vách đá vô cùng kỳ quái. Diện tích của những bức họa này rất lớn, màu sắc sặc sỡ, trên đó vẽ rất nhiều người và động vật có hình thù kỳ quái, thân cao khoảng 6m, không có miệng nhưng trên đầu có những sợi râu quay về 4 hướng. Điều này có lẽ biểu thị ánh sáng phát ra từ đầu họ. Ở những nơi khác nhau của Australia, người ta cũng phát hiện ra những bức bích họa xưa tương tự, được điêu khắc bằng những đường nét rất tinh tế mà bí ẩn khiến cho các nhà khảo cổ phải mất nhiều trí lực nghiên cứu. Có người cho rằng, những hiện tượng này là kiệt tác của người ngoài hành tinh. Cũng có bộ phận khác lại không đồng ý với cách nói này. Nhưng đáp án sát thực nhát là gì? thì chưa có ai trả lời được. ==================== Nếu cứ tiếp tục với nếp nghĩ: Thời cổ đại là thời đồ đá với những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ giải thích được những hiện tượng này.
    1 like
  12. Nhà du hành vũ trụ cổ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin.Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. Bức vẽ trên đá ở Val Comonica,Ý khoảng 10.000 năm trước công nguyên, dường như miêu tả hai sứ giả đến từ vũ trụ Nhà du hành vũ trụ cổ là thuật ngữ dùng để miêu tả giả thuyết cho rằng sinh vật ngoài Trái Đất từ thời xa xưa đã có mối quan hệ làm ảnh hưởng đến văn hóa lúc khởi điểm phát triển của loài người. Đáng chú ý nhất là các tác giả Erich von Däniken và Zecharia Sitchin. Những giả thuyết này nói rằng con người ngày nay hoặc là có nguồn gốc hoặc là được sáng tạo ra do alien (sinh vật ngoài Trái Đất) đã viếng thăm Trái Đất hàng thiên niên kỷ trước - những ý tưởng hầu như bị bác bỏ bởi cộng đồng khoa học. Yếu tố khác của ý tưởng này là sự thông thái của con người hay tín ngưỡng, tôn giáo có được là từ những sứ giả đến từ ngoài Trái Đất đã viếng thăm nhiều lần trong thời kỳ rất cổ xưa. Chứng cứ[sửa | sửa mã nguồn]Erich von Däniken là người đầu tiên phổ biến giả thuyết những nhà du hành vũ trụ cổ xưa vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 với 1968 ấn phẩm trong bộ Chariots of the Gods của ông và những cuốn tiếp theo.Chứng cứ mà Erich von Däniken có thể chia thành các loại: Nhiều di vật được phát hiện trong khảo cổ đòi hỏi một kỹ thuật, lúc chúng được chế tạo, cao hơn nhiều so với những gì được biết về thời kỳ đó. Däniken giữ vững lập trường rằng chúng hoặc phải được chế tạo hoặc bởi sinh vật ngoài Trái Đất, hoặc là con người thời đó đã có đủ những tri thức cao cấp cần thiết. Trong các phát hiện có thể kể tới công trình "đài thiên văn" Stonehenge, pin thời cổ đại ở Baghdad, mô hình máy bay bằng vàng rất cổ tìm thấy ở Nam Mỹ... Nhiều bức vẽ cổ trên khắp thể giới dường như là đang minh họa hình ảnh những nhà du hành vũ trụ, vật thể bay và tàu vũ trụ hoặc là những thứ được chỉ có thể tạo nên bởi nền khoa học cực kỳ cao cấp. Nguồn gốc của nhiều tôn giáo có thể được giải thích là dấu vết mối liên hệ giữa người tiền sử với một loại sinh vật ngoài Trái Đất. Theo quan điểm này, loài người đã từng chứng kiến khoa học kỹ thuật siêu cao cấp của sinh vật ngoài Trái Đất, điều đó thể hiện trong những ghi chép về hiện tượng siêu nhiên kỳ diệu, mà sinh vật ngoài Trái Đất đã tự nhận mình là chúa. Theo von Däniken, truyện truyền miệng và văn học dân gian hầu hết các nền tôn giáo đều chứa nội dung liên quan đến những vị khách đến từ những hành tinh khác và dùng các thứ xe kỳ lạ để đi lại trên không trung và trong vũ trụ. Điều đó, ông ta nói, chắc hẳn đã làm sáng tỏ những miêu tả trong truyền thuyết, chứ miêu tả đó không phải là những điều huyền thoại viễn tưởng. Chẳng hạn cuốn sách khải huyền Ezekiel, trong bộ kinh Cựu Ước, Däniken giải thích đó là miêu tả chi tiết về một cuộc hạ cánh của phi thuyền sinh vật ngoài Trái Đất. Từ sau khi những cuốn sách của Däniken xuất bản, không có bằng chứng đáng kể nào được tìm thấy để chứng minh cho giả thuyết của ông ta, trong khi một số trong đó còn bị phản bác.Trong khi đó nhiều nhà lịch sử lại đạt được những thành công trong việc giải thích các cấu trúc xây dựng như kim tự tháp và Stonehenge.Do vậy, hầu hết các nhà sử học đều cho rằng những tuyên bố của ông ta là giả khoa học hay giả khảo cổ học và đó là những ý tưởng quá xa vời so với số lượng bằng chứng ít ỏi trong khi lại không xem xét đến các giả thuyết khác nữa. Các ý kiến khác[sửa | sửa mã nguồn]Nhiều tác giả đã sử dụng các thần thoại cổ xưa để hỗ trợ cho tuyên bố của họ, với những cuộc viếng thăm kỳ lạ của những vị thánh thần, cắt nghĩa ra thì đó là thể hiện của nền kỹ thuật siêu cao cấp được chứng kiến từ góc độ hiểu biết còn nguyên thủy của con người Trái Đất.Một ví dụ cổ điển là Vimāna, khí cụ bay xuất hiện trong văn học dân gian Ấn Độ, từ những trận không chiến kỳ lạ với nhiều loại vũ khí,trong đó có bom, tới những kiến thức liên quan đến khoa học kỹ thuật đơn giản. Ngoài ra còn có thể kể tới sách khải huyền Ezekiel, và vô số truyền thuyết cổ từ Trung Quốc đến Chile. Lại có bằng chứng vật lý như việc khám phá ra "mô hình máy bay" ở Ai Cập và Nam Mỹ, rất giống với máy bay và tàu lượn hiện đại. Có lẽ nổi tiếng nhất là những hình vẽ trên cao nguyên Nazca ở Peru, nơi có vô số hình vẽ khổng lồ trên mặt đất mà chỉ nhìn từ rất cao xuống mới có thể thấy hết được.
    1 like
  13. Xung đột Biển Đông qua nhìn nhận của một số học giả và chính khách Mỹ và phương Tây Hồ Sĩ Quý GS.TS., Viện Thông tin Khoa học xã hội 12-07-2014 http://www.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/KhoaHocCongNghe/View_Detail.aspx?ItemID=4 Lời BBT: Biển Đông thực ra đã nóng lên từ vài chục năm trước, ít ra là từ năm 1974 khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, rồi sau đó, năm 1988 khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma. Nhưng xung đột tại một vài hòn đảo hoặc bãi đá là khác về chất (tính chất nguy hiểm, mức độ ảnh hưởng…) so với xung đột trên toàn Biển Đông. Từ tháng 3/2014 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt hành vi gây hấn trên toàn Biển Đông, từ cửa ngõ Vĩnh Bắc Bộ đến tận đảo Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa. Tại vị trí cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi 120 hải lý về phía đông, nơi hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, từ 1/5/2014 đến nay, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ Haiyang 981 đi kèm hàng trăm tàu hộ tống và hàng chục máy bay quân sự, hàng ngày thực hiện các hành vi xâm phạm chủ quyền, đâm chìm tàu cá, bắt giữ ngư dân, cản trở lực lượng chấp pháp Việt Nam thực thi công vụ. Tình huống của xung đột từ 5/2014 đến nay đã làm cho trật tự địa chính trị liên quan đến Biển Đông ở vào trạng thái nguy hiểm. Mặc dù sự nhẫn nại gìn giữ hòa bình của Việt Nam được cả thế giới chứng kiến hàng ngày, nhưng nếu mưu đồ độc chiếm Biển Đông được Trung Quốc tính toán và thực hiện như hiện nay, thì hệ lụy của xung đột Biển Đông thật khó dự báo, không chỉ đối với Việt Nam, cũng không chỉ đối với giấc mộng cường quốc Trung Hoa, mà còn đối với trật tự hòa bình và phát triển của tất cả các quốc gia quanh Thái Bình Dương, nếu chưa muốn nói là toàn thế giới. Độ nóng của Biển Đông nhìn từ phía Việt Nam có thể là tương đối rõ. Nhưng nhìn từ bên ngoài, vấn đề thể hiện như thế nào. Với bài viết này, tác giả, người đã nhiều năm theo dõi khá sát những nghiên cứu về Biển Đông, sẽ cung cấp cho bạn đọc: các học giả và các chính khách Mỹ và Phương Tây nhìn nhận như thế nào về mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, mưu đồ này có liên quan gì đến cái gọi là “Sự trỗi dậy hòa bình” và “Giấc mộng Trung Hoa” và tại sao R. Kaplan lại nhận định rằng, “Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng Việt Nam” (The fact is, no country is as threatened by China’s rise as much as Vietnam). Bài viết gồm 4 phần: I. Khi con sư tử Trung Hoa thức dậy. II. Hà Nội 7/2010: Tuyên bố của Hillary Clinton và Chiến lược thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. III. Biển Đông – “vạc dầu châu Á” qua phân tích của Robert D. Kaplan và nhóm chiến lược gia CNAS. IV. Những hệ lụy. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. I. Khi con sư tử Trung Hoa thức dậy 1. Nếu coi nhận định của Napoleon về Trung Quốc cách đây gần trọn 200 năm là một dự báo, thì dự báo đó ngày nay đã có thể gọi là một tiên đoán - một tiên đoán thuộc loại chậm được chứng thực trong lịch sử nhân loại: “Khi con sư tử Trung Quốc thức dậy, cả thế giới sẽ run sợ” - năm 1816, Napoleon Bonaparte đã nói như vậy[1]. Nỗi lo ngại của Napoleon được coi là có cơ sở vì nó xuất phát từ toàn bộ nền văn hóa chính trị đối nội và đối ngoại của các Vương triều Trung Hoa. Nỗi lo ngại đó ám ảnh nền chính trị Châu Âu và thế giới đến nỗi, năm 1973, khi Trung Quốc vẫn còn ngập chìm trong hỗn loạn của cách mạng văn hóa, mà Alain Peyrefitte[2], một chính trị gia thân tín của Charles De Gaulle và là nhà văn Pháp, vẫn mượn câu nói của Napoleon làm tiêu đề cho cuốn sách của mình “Quand la Chine s'éveillera, le monde tremblera” (“Khi Trung Quốc thức dậy, cả thế giới sẽ run sợ”). Theo Peyrefitte, với số dân khổng lồ, khi Trung Quốc đạt đến một trình độ nào đó về văn minh và công nghệ, họ sẽ áp đặt cách hành xử Trung Hoa lên phần còn lại của thế giới. Năm 1996, sau một thời gian dài thấy kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao, quốc phòng lớn mạnh, sự kiện Thiên An Môn 1989 cũng không làm Trung Quốc chùn tay, Peyrefitte viết tiếp cuốn sách thứ hai về chủ đề này “Trung Quốc đã thức tỉnh” (La Chine s'est éveillée). Cả hai cuốn sách đều gây ấn tượng mạnh với người đọc Châu Âu và Phương Tây[3]. 2. Không biết có bao nhiêu người Trung Quốc biết hai cuốn sách này, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc hiểu được thế giới nghĩ gì về mình, nên năm 2003, trong một chuyến thăm Mỹ, tại Đại học Harvard, Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc lúc đó đã đưa ra quan niệm “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình” (中国和平崛起). Lý luận “Trỗi dậy hòa bình” hóa ra lại khiến thế giới lo ngại thêm. Bởi vậy, năm 2004 tại diễn đàn Bác Ngao, Hồ Cẩm Đào đã thay chữ “trỗi dậy” của Ôn Gia Bảo bằng chữ “Phát triển” - “Trung Quốc phát triển hòa bình” (中国 和平 发展). Tháng 3 năm nay trong chuyến thăm Pháp, Chủ tịch Tập Cận Bình không ngần ngại đối diện với lời nhận xét của Napoleon, nhưng giải thích khác đi: “Hôm nay con sư tử Trung Quốc đã thức dậy. Nhưng sự trỗi dậy của Trung Quốc là con sư tử hòa bình, thân thiện, văn minh” (The rise of China as a head than 'peace, amiable, civilized' lion[4]). Lúc Tập Cận Bình đang ở Pháp cũng là lúc Trung Quốc bí mật chuyển vật liệu để xây dựng sân bay ở bãi đá Gạc Ma, nơi Trung Quốc đã cưỡng chiếm bằng vũ lực năm 1988, làm 64 chiến sỹ Việt Nam hy sinh. Sau đó chỉ hơn một tháng, 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ Haiyang 981 đi kèm hàng trăm tàu hộ tống và hàng chục máy bay quân sự vào khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 26/5/2014, tàu Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Đà Nẵng. Tháng 6/2016, Trung Quốc tiếp tục đưa nhiều giàn khoan khác xuống Biển Đông, trong đó giàn khoan 09 nằm ngay tại Vịnh Bắc Bộ, nơi hai bên đang thảo luận để phân định ranh giới. Ngày 23/6/2014, Trung Quốc công bố bản đồ dọc, sửa đường 9 đoạn trên biển thành đường 10 đoạn ôm trọn Biển Đông của Việt Nam và vi phạm lãnh hải nhiều nước Đông Nam Á; bản đồ này còn vẽ luôn cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ vào lãnh thổ Trung Quốc. Ngày 24/6/2014, cùng một lúc 4 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xuất hiện tại đảo Hải Nam. Ngày 3/7/2014, quân đội Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá trong ngư trường Việt Nam truyền thống. Mặc dầu hành xử như vậy, nhưng trong lễ kỷ niệm 60 năm Hội Hữu nghị nhân dân Trung Quốc ngày 16/5/2014, Tập Cận Bình vẫn nói “Trong máu của dân tộc Trung Hoa không có gen xâm lược, thống trị thế giới”. Và để bào chữa cho hành động xâm lăng Biển Đông, ngày 27/6/2014 trong một cuộc họp có nhiều quan chức cao cấp của Trung Quốc, Tập Cận Bình giải thích, trong quá khứ Trung Quốc yếu về phòng thủ trên biển và trên đất liền nên “bị các nước khác bắt nạt”. Bởi vậy, ngày nay quân đội Trung Quốc phải tăng cường kiểm soát biên giới trên bộ và trên biển của nước này[5]. Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, xâm lược 6 tỉnh biên giới năm 1979 hay đánh chiếm Trường Sa năm 1988… con sư tử Trung Hoa có thể vẫn được coi là chưa thức giấc. Nhưng đến thời điểm hiện nay, rõ ràng là Trung Quốc đã trỗi dậy. Nhưng sự trỗi dậy được xem là quá hiếm hoi những biểu hiện “hòa bình, thân thiện và văn minh” mà lại dựa vào khá nhiều phương thức kém văn minh, thường xuyên bất chấp lẽ phải và công pháp quốc tế. Hầu hết những gì Trung Quốc đã làm từ nhiều năm nay, từ thiếu minh bạch trong chi phí quân sự đến thả lỏng trách nhiệm trong sản xuất hàng hóa, từ thao túng các nước ASEAN đến cư xử ngang ngược với các nước láng giềng, từ khai thác thô bạo ở Châu Phi đến mưu đồ độc chiếm Biển Đông… tất cả đều khiến cộng đồng thế giới lo ngại. Thuật ngữ “Chinazi”, “Chinazism” ám chỉ Trung Quốc là một kiểu Quốc xã mới đã được sử dụng cả trong ấn phẩm và ở nhiều diễn đàn không chính thức[6]. Và, với những sự kiện mới nhất làm nóng Biển Đông, lời tiên đoán của Napoleon đã không còn chỗ cho Trung Quốc bào chữa. 3. Thực ra, Biển Đông đã nóng từ vài chục năm nay. Nhưng nóng do xung đột cục bộ tại một vài hòn đảo so với nóng toàn bộ Biển Đông, từ Vịnh Bắc Bộ tới đảo Gạc Ma, là hai tình huống khác nhau rất xa. Hiện nay, dư luận quốc tế lo ngại xung đột Biển Đông có thể đẩy các bên tranh chấp đi quá xa - quá giới hạn của sự kiềm chế. Trong khi đó, bước leo thang từ “xung đột” tới “xung đột có vũ trang” hay “chiến tranh” lại là thứ logic không thiếu gì nguyên cớ, mặc dù sự nhẫn nại gìn giữ hòa bình của Việt Nam được cả thế giới chứng kiến hàng ngày. Nếu mưu đồ độc chiếm Biển Đông được Trung Quốc tính toán và thực hiện như hiện nay, thì xung đột vũ trang ở Biển Đông là khả năng khó tránh. Nếu xung đột vũ trang xảy ra ở Biển Đông thì việc phân định lại trật tự địa chiến lược trên Thái Bình Dương cũng đương nhiên sẽ được khởi động. Và như vậy, chẳng có gì giữ nổi cuộc chiến chỉ hạn chế trên biển. Không khó để hình dung, tình huống chắc sẽ không thể giống như Hoàng Sa năm 1974 hay Gạc Ma năm 1988 được nữa. Carl Thayer không phải là người duy nhất bày tỏ lo lắng về tình huống ảm đạm này[7]. 4. Cách đây chỉ vài năm, lo ngại ở mức độ này chưa xuất hiện. Lúc đó, tất cả các dự báo mạnh bạo và cực đoan nhất dựa trên các thông tin khai thác ở mức thiên kiến nhất, cũng đều chưa dám tiên lượng về một cuộc chiến trên Biển Đông. Tất cả đều cố gắng đặt niềm tin vào sức mạnh kiềm chế, rằng chiến tranh sẽ không xảy ra, ít nhất là trong một tương lai gần; dự báo về chiến tranh chẳng qua chỉ để ép các nhà chức trách có trách nhiệm hơn trong việc theo đuổi hòa bình. Nhưng xung đột ở Biển Đông từ tháng 5/2014 đến nay đã gây ra một hiệu ứng khác. Lo ngại chiến tranh đã bắt đầu được đề cập cả trong các tính toán chiến lược, các diễn đàn ngoại giao và cả trong các tranh cãi đường phố. Vấn đề là ở chỗ, trong các tình huống cận xung đột vũ trang, một khi thủ lĩnh các bên vẫn còn định kỳ gặp gỡ và “nâng cốc yến tiệc”, thì chiến tranh vẫn chỉ là một khả năng xa, nghĩa là việc thảo luận trên bàn vẫn quyết định tình hình thực tế. Nhưng một khi tình hình thực tế đã tiềm tàng phát sinh những tình huống không kiểm soát được, thì chiến tranh bao giờ cũng là điểm hội tụ của những yếu tố bất ngờ - thời điểm xảy ra chiến tranh, trên thực tế, cũng đã từng bất ngờ ngay cả với bên gây chiến. Xung đột biển Đông hiện nay đã được một số học giả coi là ở vào trình độ tiềm tàng những tình huống khó kiểm soát[8]. Ở Việt Nam, trong tâm thế hết sức thận trọng, một số nhà lãnh đạo đã phải nói tới việc “chuẩn bị cho tình huống xấu” (hoàn toàn trái ngược với sự xuyên tạc trắng trợn của báo chí Trung Quốc). Còn tại Trung Quốc, khá nhiều học giả và tướng lĩnh cấp cao, chẳng hạn, Thường Vạn Toàn, Phòng Phong Huy, Tôn Kiến Quốc, Kim Vĩnh Minh, Lương Quốc Lương… lại công nhiên kêu gọi đánh Việt Nam, “Đánh một trận thiên hạ sẽ ổn định”. Thậm chí “Kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày” mà hồi năm 2008 phía Việt Nam đã có ý kiến chính thức phản đối, cũng được giới chức Trung Quốc bật đèn xanh cho mạng Sina.com đăng lại. Tâm lý hiếu chiến dân tộc chủ nghĩa Đại Hán có thể dễ dàng bắt gặp trên báo chí Trung Quốc[9]. II. Hà Nội 7/2010: Tuyên bố của Hillary Clinton và Chiến lược thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ 1. Đối diện với một Trung Quốc tham vọng quá lớn, từ vài năm gần đây Chiến lược “xoay trục về Châu Á” và “Thế kỷ Thái Bình Dương” của Mỹ đã được thực thi. Tuy nhiên, tư tưởng của Chiến lược này, không phải xuất phát từ sự “ấu trĩ, bốc đồng của các chính trị gia thời Obama-Clinton (Hillary)”, mà thật ra đã được hình thành từ trước và được bắt đầu thực thi dưới thời George W. Bush, nhưng sự kiện 911 (11/9/2001) ngay sau đó đã làm mờ đi kế hoạch này. Điều quyết định hơn, thái độ hung hăng của Trung Quốc trong gần hết thập niên đầu tiên của thế kỷ mới cũng chưa đến mức nguy hiểm như hiện nay. Còn mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc trong cái nhìn của người Mỹ và Phương Tây thì đã rõ ngay từ khi Trung Quốc còn nghèo đói. 2. Người đầu tiên trong số các bộ óc chiến lược Mỹ bày tỏ sự lo ngại về xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Biển Đông là Samuel Huntington, học giả nổi tiếng toàn thế giới với tác phẩm “Sự đụng độ của các nền văn minh” xuất bản bằng 39 thứ tiếng. Từ góc độ trật tự địa chính trị, năm 1993 ông đã cảnh báo các nhà chiến lược Mỹ về điều này trên tờ “Foreign Affairs” Vol. 72 số 3, nhưng do quan tâm nhiều hơn đến mối đe dọa Hồi giáo cực đoan nên lúc đó dường như không mấy ai chú ý. Phát triển tư tưởng này trong cuốn sách “Sự đụng độ của các nền văn minh” xuất bản năm 1996, ông viết rõ: “Sự bá quyền của Trung Quốc ở Đông Á khó có thể đưa đến sự bành trướng về kiểm soát lãnh thổ thông qua can thiệp quân sự trực tiếp” nhưng “Biển Đông là trường hợp ngoại lệ”[10]. Ngoại lệ - đây là điều thật đáng chú ý. Phân tích điều này, Huntington chỉ ra rằng: “Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, và lực lượng hải quân hai bên đã từng đụng độ nhau trong các thập kỷ 70 và 80. Trong những năm đầu thập kỷ 90, tiềm năng quân sự của Việt Nam đã giảm sút tương đối so với Trung Quốc… trong cuộc đối đầu với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể là nước sẵn lòng kiềm chế Trung Quốc hơn, song trong giữa thập kỷ 90, điều không rõ là Hoa Kỳ sẽ đi xa đến đâu trong việc chống lại sự đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. Cuối cùng thì, đối với Việt Nam, sự lựa chọn ít tồi tệ hơn cả có thể là ủng hộ Trung Quốc”[11]. Những dòng này Huntington viết trước năm 1995. Lý do, có thể không hoàn toàn như Huntington nói, nhưng Việt Nam quả thật đã lựa chọn phương thức gần giống với điều Huntington đã hình dung là “ủng hộ Trung Quốc”. Mặc dầu vậy, “việc lựa chọn điều ít tồi tệ hơn đối với Việt Nam”, từ đó đến nay, hóa ra cũng không ngăn cản nổi, và tệ hơn nữa, cũng gần như không tác động được gì đến việc Trung Quốc quyết tâm thực hiện độc chiếm Biển Đông. Huntington mất 12/2008, nhưng những điều ông viết vẫn rất sống động với thế giới hôm nay, với sự lựa chọn chiến lược của Nhà Trắng, không chỉ về vùng Trung Cận Đông, về thế giới Hồi Giáo, mà còn về quan hệ Mỹ Trung, Mỹ Nhật, và đặc biệt về Biển Đông và Việt Nam[12]. 3. Trong những diễn biến liên quan đến Biển Đông, cần thiết phải nhắc tới sự kiện ngày 23/7/2010, Hội nghị Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 được tổ chức tại Hà Nội. Đây là Hội nghị đánh dấu thái độ của Mỹ, của 27 nước thành viên ARF trong và ngoài ASEAN, và của cộng đồng thế giới về vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, bà Hillary Clinton chính thức lên tiếng về “lợi ích quốc gia của Mỹ trong việc tự do hàng hải ở biển Đông”. Bà Clinton nói: “Mỹ tuyên bố hỗ trợ ngoại giao đối với các bên tranh chấp và lên án sự cưỡng ép, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ nước nào”. Ngoại trưởng Mỹ còn nói rõ, “việc đòi chủ quyền đối với không gian biển phải bắt nguồn từ việc đòi chủ quyền hợp pháp với các đảo, đất, đá... trên biển”[13]. Tuyên bố này ngay thời điểm đó đã gây chấn động mạnh. Hơn một nửa trong số 27 nước có mặt phát biểu ủng hộ. Dương Khiết Trì, ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó, tức giận bỏ phòng họp và chính giới Trung Quốc khó chịu. Nhắc lại sự kiện này trong cuốn Hồi ký “Sự lựa chọn khó khăn” mới xuất bản 6/2014 của mình, bà Clinton kể lại, lúc đó “Trung Quốc đã đi quá đà và Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược cho dù đầy thách thức”. “Tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái mặt! Anh ta yêu cầu dừng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang các nước láng giềng châu Á, anh ta nhắc lại rằng Trung Quốc “là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại” (China is a big country, bigger than any other countries here). Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục”[14]. Điều thú vị là, hiện nay cuốn sách này chính thức bị cấm phát hành ở Trung Quốc. 4. Không dừng ở đó, cuối năm 2011, Mỹ đã chính thức tuyên bố thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ. Phục vụ chiến lược này, Mỹ đã nâng cấp quan hệ quân sự và tiến hành tập trận chung với các nước như Philippines, Singapore, Australia, Ấn Độ… - những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc. Kế hoạch cho sự có mặt dài lâu của quân đội Mỹ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đã không ngần ngại được nói đến. Tinh thần “thế kỷ Thái Bình Dương” được Mỹ liên tục nhắc lại trong các diễn đàn chính trị quốc tế. Tại Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) diễn ra ở đảo Cook ngày 31/8/2012, ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh “Washington sẽ can dự lâu dài ở Nam Thái Bình Dương” vì Thái Bình Dương không phải là ao nhà của bất kỳ ai, mà “Khu vực Thái Bình Dương đủ rộng cho tất cả các nước, cho Mỹ và cho một Trung Quốc đang lên”[15]. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ - lời tuyên bố chính thức cho chiến lược này được ngoại trưởng Mỹ công bố tại hội nghị thượng đỉnh khối APEC gồm 21 nước Châu Á - Thái Bình Dương nhóm họp tại Honolulu ngày 10/11/2011. Tuyên bố này sau đó được đăng lại trên tờ Foreign Policy số tháng 11/2011. Chắc chắn đây là một văn kiện quan trọng mà có thể nhiều thập niên sau người ta mới thấy hết ý nghĩa của nó. Với tuyên bố này, bà Clinton nói rõ: “Tương lai của các hoạt động chính trị sẽ được quyết định ở Châu Á, chứ không phải ở Apghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở trung tâm của những hành động đó… Châu Á có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của nước Mỹ, một nước Mỹ can dự sẽ có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của Châu Á. Mỹ là cường quốc duy nhất có mạng lưới liên minh rộng khắp trong khu vực, không tham vọng về lãnh thổ, và từ lâu đã có những thành tích trong việc mang lại lợi ích chung”[16]. Sự can dự của Mỹ với truyền thống của một Đế quốc không tham vọng lãnh thổ luôn được các nước có liên quan coi là điều có sức thu hút[17]. 5. Có thể là để chuẩn bị cho Ngoại trưởng Hillary Clinton công bố chiến lược Thế kỷ Thái Bình Dương, tờ Foreign Policy số tháng 9 và tháng 10 năm 2011 đã cho ra mắt bài “Biển Đông: tương lai của xung đột” của R. Kaplan[18], một bài viết vạch rõ những căn cứ lý luận, lịch sử và những tư tưởng nền tảng cho chiến lược Biển Đông của Mỹ. Tháng 1/2012, Kaplan cùng các tác giả khác của CNAS (Center for a New American Security, Trung tâm An ninh Mỹ) còn công bố bản phúc trình 115 trang mang tên “Phối hợp lực lượng: Mỹ, Trung Quốc và Biển Đông”, thực chất là tư tưởng về hoạch định Chiến lược của Mỹ đối với Biển Đông[19]. Bài viết “Biển Đông: tương lại của xung đột” cùng với Bản phúc trình “Phối hợp lực lượng” từ ngày đó đã gây được sự chú ý của giới nghiên cứu, giới quân sự, các nhà hoạt động xã hội và các chính khách ở khắp các diễn đàn liên quan tới tình hình Biển Đông, Việt Nam và Châu Á - Thái Bình Dương. III. Biển Đông – “vạc dầu châu Á” qua phân tích của Robert D. Kaplan và nhóm chiến lược gia CNAS 1. Trong giới chính trị chiến lược Mỹ và phương Tây, Robert D. Kaplan[20], chuyên gia nổi tiếng của Hội đồng Chính sách Quốc phòng Mỹ, người có tầm nhìn sâu sắc về chiến lược và có kinh nghiệm dày dạn trong hoạt động quân sự, được coi là người giỏi nhất về tình hình Biển Đông. “Vạc dầu Châu Á” là thuật ngữ gọi Biển Đông của Kaplan từ tháng 3/2014. Gần như trùng với thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào Biển Đông, Kaplan đã cho ra mắt cuốn sách “Vạc dầu Châu Á: Biển Đông và sự kết thúc của Thái Bình dương yên tĩnh”[21]. Cuốn sách trở thành “hiện tượng” ở Mỹ và nhiều nước phương Tây, một phần vì tên tuổi của Kaplan, phần khác vì chính sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Haiyang 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. 2. Có thể nói không ngoa rằng, kể từ khi Biển Đông nóng lên thì trên bàn làm việc của tất cả các chính khách và các chiến lược gia về Châu Á - Thái Bình Dương, bên cạnh hồ sơ tranh chấp và xung đột, chắc chắn phải là cuốn sách “Vạc dầu Châu Á…” của Kaplan. Có lẽ không ai dám bỏ qua cuốn sách này nếu muốn đưa ra ý kiến của mình. Đánh giá cuốn sách, Henry Kissinger, người vẫn được coi là nhà kiến tạo quan hệ Mỹ Trung hiện đại, Ngoại trưởng Mỹ 1973-1977, Cố vấn an ninh Quốc gia Mỹ 1969-1975, viết: “Một nghiên cứu hấp dẫn và không tầm thường. Cuốn sách mới và quan trọng này soi sáng một chân lý cổ xưa: Địa lý là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định số phận của các quốc gia, từ các Pharaoh của Ai Cập ngày xưa đến Mùa xuân Ả Rập hiện nay”[22]. Cuốn sách gồm 8 chương, trong đó chương 3 được dành riêng viết về Việt Nam (Tiêu đề chương 3: “Thân phận của Việt Nam” - The Fate of Vietnam). Với sự am tường Việt Nam ở mức khá sâu cả về lịch sử và cả về hiện trạng, sự cảm nhận sắc sảo những nét tinh tế và phức tạp của vấn đề qua các cuộc gặp gỡ với những chính khách và các nhân vật đáng chú ý ở Việt Nam, Mỹ và ở các nước khác, Kaplan đã phân tích khá rõ vị thế vô cùng khó khăn và phức tạp của Việt Nam trước ý đồ của Trung Quốc trong trật tự địa chính trị thế kỷ XXI. Quan điểm của Kaplan và các nhà chiến lược Mỹ nhóm CNAS, trong cuốn sách “Vạc dầu Châu Á…” và trong các bài viết quan trọng của họ (đã được dẫn ra ở bài viết này), theo chúng tôi, có mấy điểm đáng chú ý (đáng ra phải trình bày rất dài, nhưng xin được nói vắn tắt ở đây) như sau: 3. Theo R. Kaplan, “những khu vực tranh chấp gay gắt nhất của địa cầu trong thế kỷ XX nằm trên lục địa châu Âu, đó là một địa cảnh (Landscape - trên bộ, trên đất liền, lục địa – Chúng tôi giải thích thêm. HSQ). Còn Đông Á, khu vực tranh chấp gay gắt nhất của thế giới trong thế kỷ XXI lại là biển, những hải vực bao la, một hải cảnh (Seascape). Sự khác biệt này là quan trọng giữa thế kỷ XX và thế kỷ XXI”[23]. Đây là nhận định tổng quát nhất của Kaplan về xung đột trong thế kỷ XXI, cũng là nhận định có ý nghĩa nền tảng để Kaplan phân tích những tình huống xung đột cụ thể ở Biển Đông và những ý đồ địa chính trị của các bên tranh chấp. Theo quan điểm này thì xung đột trong thế kỷ XXI chủ yếu là những xung đột liên quan đến biển, trên nền của những “hải cảnh”, chủ yếu nhằm giải quyết những vấn đề về biển. Không biết Kaplan quan niệm như thế nào về những vấn đề địa chính trị gay gắt trên bộ, trên đất liền, mà xung đột gay gắt nhất của thế kỷ này, theo ông lại chỉ còn ở biển, nhất là những hải vực bao la. Chúng tôi chưa thấy ai phản bác quan điểm này của Kaplan, có thể là vì thế kỷ XXI, phạm vi thời gian trong khái quát của kaplan, cũng chỉ mới đi được một đoạn rất ngắn, 14 năm. Nhưng sự im lặng này cũng không đồng nghĩa với sự tán thành hoàn toàn quan điểm Kaplan. 4. Kaplan dự báo “một hình thái xung đột ở Biển Đông sẽ khác hẳn với những gì đã từng thấy” (“xung đột thì không thể loại hoàn toàn ra khỏi đời sống nhân loại”, theo Kaplan). Trong tương lai, “Có lẽ chúng ta sẽ được chứng kiến một hình thái xung đột thuần túy hơn, chỉ nằm gọn trong lãnh vực hải quân. Đây là một tình huống đáng lạc quan”. “Xung đột hay chiến tranh trên biển thì chẳng có gì lãng mạn cả. Nhưng trong các trận hải chiến, trừ phi có pháo kích vào bờ, thực ra không hề có nạn nhân”[24]. Đây cũng là quan niệm tương đối mới lạ của Kaplan và cũng chưa thấy ai đồng tình hay phản đối. Chiến sự tương lai sẽ chỉ nằm gọn trong lĩnh vực hải quân, hải quân được Kaplan giải thích theo nghĩa rộng, gồm tất cả những gì liên quan đến biển, kể cả không quân trên biển. Kaplan có ý cho rằng, với chiến tranh hoặc xung đột trên biển, sẽ không có cảnh dàn trận với hàng vạn hoặc chục vạn quân nhân của những quân đoàn hay phương diện quân khổng lồ trên biển. Vùng chiến sự trên biển lại không nằm trong khu vực dân cư như trên bộ. Những hạm đội hùng hậu trên biển cũng chỉ có lực lượng lính thủy đánh bộ là trực tiếp tác chiến theo kiểu cổ điển[25]. Do vậy, những những tội ác chiến tranh theo kiểu trên bộ sẽ không xảy ra. “Không có nạn nhân” và “Tình huống lạc quan” hiểu theo Kaplan là như vậy. Chúng tôi cho rằng quan điểm này của Kaplan cũng cần thiết phải được phản biện. Tuy nhiên, điều này vượt quá khuôn khổ và vấn đề của một bài báo. 5. Theo R. Kaplan, “trong quan hệ quốc tế, đứng sau mọi vấn đề đạo đức là vấn đề quyền lực... Trong những thập kỷ tới, tại Tây Thái Bình Dương, đạo đức có thể có nghĩa là từ bỏ một số lý tưởng mà chúng ta trân quí nhất (our most cherished) để kiến tạo ổn định. Chúng ta có thể làm gì khác hơn để nhường chỗ cho một Trung Quốc theo thể chế nửa – độc tài (quasi-authoritarian) trong khi quân đội của họ không ngừng bành trướng?… Đó cũng sẽ là một bài học của Biển Đông trong thế kỷ XXI - một bài học mà những người có lý tưởng (Idealists) không muốn nghe… Bởi thế bất cứ vở kịch đạo đức nào diễn ra ở Đông Á cũng phải mang sắc thái chính trị quyền lực khắc khổ thuộc loại sẽ khiến nhiều trí thức và ký giả tê điếng (numb)... Trong câu chuyện tái diễn ở thế kỷ XXI, với Trung Quốc đóng vai người Athens nắm giữ địa vị cường quốc hải dương có sức mạnh vượt trội trong khu vực, kẻ yếu vẫn phải khuất phục - và chỉ có thế mà thôi. Đây sẽ là chiến lược ngầm của Trung Quốc, những các quốc gia nhỏ hơn tại Đông Nam Á buộc phải liên kết với Hoa Kỳ để tránh khỏi số phận của người dân đảo Melos. Nhưng tàn sát - điều đó sẽ không hiện hữu”[26]. Cần phải có một chuyên luận riêng để bàn về những điều Kaplan vừa nói. Trước mắt, với các nhà nghiên cứu, việc thấu hiểu quan niệm này một cách sâu sắc để phản biện, tiếp thu hay bày tỏ thái độ phản đối là rất quan trọng. Hơn thế nữa chúng tôi cũng không có tài liệu hay thông tin về thái độ của Nhà Trắng đối với quan điểm này, không biết Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng… Mỹ có tán thành quan điểm này hay không, và nếu có thì ở mức độ nào. 6. Mặc dù viết khá nhiều về chiến tranh và cùng với thời gian, nguy cơ của xung đột vũ trang trong các ý kiến có ý nghĩa dự báo của Kaplan cũng ít nhiều tăng lên, nhưng trong cái nhìn toàn cục thì quan điểm của Kaplan và của các nhà chiến lược CNAS, tính đến nay (7/2014), vẫn nghiêng về phía tin tưởng vào khả năng kiểm soát của “lý trí lành mạnh”, ám chỉ trước hết là khả năng kiểm soát của Mỹ. Theo Kaplan, không để chiến tranh xảy ra ở Biển Đông là điều có thể làm được. Ông viết: “Cuộc đấu tranh để giành địa vị ưu việt tại Tây Thái Bình Dương không nhất thiết phải bao gồm chiến tranh. Chiến tranh chẳng phải là chuyện không thể tránh khỏi cho dù cạnh tranh là điều hiển nhiên”[27]. 7. Về Việt Nam, khi cảm nhận và có ý sẻ chia với tâm thức của người Việt về mối đe dọa từ phương Bắc, Kaplan đã đưa ra một so sánh thú vị giữa Mỹ và Trung Quốc trong lịch sử Việt Nam. Ông viết: “Mỹ chỉ là một cấu thành bên lề của quá khứ Việt Nam, trong khi đó Trung Hoa lại là một thành tố cốt tử”. Ông tán đồng với Robert Templer, một học giả Mỹ đã có thời tham chiến ở Việt Nam về “nỗi lo sợ bị đô hộ là bất biến và vượt qua mọi khác biệt về hệ tư tưởng” ở người Việt. Theo Kaplan, “nỗi lo sợ của Việt Nam là một tất yếu sâu sắc vì Việt Nam không thể chạy trốn khỏi sự vây tỏa của người láng giềng khổng lồ phương bắc, có dân số đông gấp 15 lần. Người Việt Nam hiểu rằng vị trí địa lý đã quy định cách thức quan hệ của họ với Trung Hoa: họ có thể chiến thắng trên chiến trường, nhưng sau đó vẫn phải cử người đến Bắc Kinh thể hiện sự thần phục. Đó là tình huống lạ lùng đối với một quốc gia trên thực tế là một hòn đảo như Mỹ” [28]. “Thực tế là, không có quốc gia nào bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng Việt Nam” (The fact is, no country is as threatened by China’s rise as much as Vietnam)[29]. Đây là một nhận xét sâu sắc, đặc biệt thú vị và phải là người có cái nhìn xuyên suốt lịch sử Việt Nam trong đối sánh với các quốc gia khác xung quanh Trung Quốc, thì mới có thể bật ra được nhận xét tinh tường như thế. Người Việt Nam đôi khi cũng có suy nghĩ tương tự, nhưng chưa thấy ai viết hoặc phát biểu chính thức như vậy. IV. Những hệ lụy 1. Chắc chắn là Trung Quốc đã tính toán rất kỹ và chuẩn bị từ lâu để đưa giàn khoan Haiyang 981 cùng các phương tiện quân sự vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thời điểm mà Trung Quốc lựa chọn cũng thuộc loại hiếm hoi để Nga dẫu có định nói gì cũng phải im lặng[30] (sau cú gây chấn động địa chính trị ở Crimea và bắt tay với Trung Quốc để bán hàng trăm tỷ USD khí đốt trong suốt 30 năm). Mỹ đang có những vấn đề của mình ở Châu Âu và Trung Đông, trong khi Tổng thống Obama lại ở vào thời điểm bất lợi nhất về uy tín[31]. Nhật Bản đang “nín thở” để thực thi chính sách “quyền tự do nhiều hơn về quân sự” của mình. Philippines và Indonesia thì còn đang “ngơ ngác chưa hiểu Trung Quốc định làm gì” với các eo biển Malacca, Sunda, Blombok và Makascha[32]. Malaysia thì có thái độ bí ẩn đến nghi ngờ[33]. Thái Lan và Campuchia thì vô tình hoặc cố ý coi một vài bãi đá ở Thái Bình Dương là chuyện xa lạ. Lào thì lúng túng không biết thể hiện chính kiến như thế nào. Còn Việt Nam, “kẻ đối đầu hữu nghị” - đối tượng có ý nghĩa quyết định nhất cho việc thành bại của những âm mưu - thì thực lực quân sự vẫn chưa mạnh như dự kiến[34], kinh tế gặp nhiều khó khăn, đối nội và đối ngoại đều có những vấn đề lớn nhỏ. Một “cơ hội khó có thể tốt hơn” tương tự như lúc Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. 2. Cơ hội tốt, tiềm lực kinh tế vững, thực lực quân sự đủ mạnh, phương thức thừa tự tin để hiện thực hóa ý chí “Trung Hoa mộng”…, vậy bước đi này của Trung Quốc là đúng đắn hay sai lầm, có lợi hay có hại cho sự hình thành một Trung Hoa cường quốc vào những thập niên tới? Dĩ nhiên Trung Quốc tự ca ngợi hành động của mình chính đáng và hơn thế nữa, còn là không quên “nỗi nhục trong lịch sử” (History of humiliation, như chính tập Cận Bình đã nói trước quân đội 27/6/2014[35]). Nhưng cũng không ít học giả, chính khách quốc tế, trong đó có cả học giả Trung Quốc, coi bước đi này của Trung Quốc là “dại dột”, “Cao Biền dậy non”, sai lầm, thậm chí sai lầm to lớn. Và, nếu thế thì đây mới là điều đặc biệt thú vị. Một Trung Quốc khôn ngoan, mưu lược, kỹ lưỡng đến từng chi tiết, ấp ủ mộng lớn tới hàng trăm năm… mà chẳng lẽ vẫn “dại dột”, và “về lâu dài lại gây tổn hại cho mình nhiều hơn”[36] hay sao. Như trong tham luận “Thế kỷ châu Á và vấn đề Biển Đông” tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ tư, Hà Nội, 11/2012[37], quan điểm của chúng tôi và của nhiều học giả quốc tế khác đã được trình bày, triển vọng về một Châu Á hưng thịnh trong thế kỷ XXI với cường quốc Trung Hoa đóng vai trò đầu tàu vĩ đại của sự tiến bộ, là triển vọng khá thực tế. Khó ai có thể ngăn trở hoặc phá vỡ được triển vọng này, ngoài chính Trung Quốc. Xin nhấn mạnh, Khó ai có thể ngăn trở hoặc phá vỡ được triển vọng này, ngoài chính Trung Quốc. Nghĩa là, nếu Trung Quốc biết kiềm chế tham vọng phi lý của mình và nếu Biển Đông không có chiến tranh, thì thế kỷ XXI sẽ là “Thế kỷ châu Á”, Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc có trách nhiệm và nhiều điều tốt đẹp khác sẽ đến với Châu Á và với thế giới. Nhưng điều kỳ lạ đến khó tin là, trong đối ngoại, “Trung Quốc chỉ cảm thấy thoải mái khi hành xử theo cách của riêng mình” [38] (Rory Medcalf, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc Viện Lowy, thành viên cao cấp của Viện Chính sách đối ngoại Brookings đã nhận xét như vậy). Nếu đúng như thế thì có thể tâm lý Đại Hán dân tộc chủ nghĩa đã che khuất tầm nhìn sáng suốt của giới lãnh đạo Trung Quốc. Theo dõi đánh giá của các học giả Mỹ, Phương Tây và các nước khác, trong chừng mực tài liệu mà chúng tôi bao quát được, về hệ lụy của hành động Trung Quốc làm nóng Biển Đông, chúng tôi thấy các phân tích thường khá tập trung ở những nội dung sau: 1/ Trung Quốc làm xấu đi hình ảnh của chính mình, tự coi mình là trường hợp dị thường, làm mất thêm niềm tin của cộng đồng quốc tế. 2/ Làm sống dậy chủ nghĩa dân tộc Đại Hán hẹp hòi, “to xác, xấu tính” [39] (chữ dùng chỉ Trung Quốc của David Pilling, Biên tập viên kỳ cựu của tờ Financial Times). 3/ Vô tình thúc đẩy Liên minh Nhật - Mỹ - Philippines, Liên minh Nhật - Mỹ - Hàn. 4/ Buộc ASEAN khá lỏng lẻo phải đồng thuận hơn. 5/ Làm cho EU và phương Tây e ngại sâu sắc hơn đối với Trung Quốc. 6/ Đẩy Việt Nam xích lại phía Mỹ gần hơn. 7/ Cuối cùng, biến mối quan hệ giữa 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam, vốn đã không nhiều tin tưởng, trở thành lạc lõng; vô hiệu hóa khẩu hiệu 4 tốt và 16 chữ vàng, mà Trung Quốc dùng để ràng buộc Việt Nam nhiều hơn là Việt Nam có thể yêu cầu gì ở phía Trung Quốc. V. Kết luận Mặc dù những hiện tượng dẫn ra trong bài đều là có thật và những đánh giá của các học giả và các chính khách Mỹ và Phương Tây về vấn đề đều rất khách quan, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng rằng, quy luật về sự tiến bộ trước sau vẫn là quy luật thép. Và nếu thế thì những hiện tượng khiến thế giới cảm nhận không mấy tốt đẹp về sự trỗi dậy của Trung Quốc chẳng qua chỉ là những biểu hiện không bản chất, những bước vấp váp, quanh co hoặc thụt lùi… sai lầm của một một cường quốc đang lên. “Quay đầu là bờ” – Trung Quốc rồi sẽ nhận ra hay buộc phải nhận ra sai lầm của mình. “Hạ lưu” không thể là phương thức để phát triển. Sự “trỗi dậy” trong thế kỷ XXI không thể bằng cách nào khác ngoài hòa bình, thân thiện và văn minh, nếu Trung Quốc muốn là con sư tử Trung Hoa. Thế kỷ XXI vẫn là thế kỷ của một Châu Á thịnh vượng. ================== [1]. Xem: Gabriel Racle (2005). L' Eveil de la Chine. L'Express 13-19 décembre 2005. http://www.lexpress.to/archives/94 [2]. Alain Peyrefitte (1925-1999) là nhà văn, viện sỹ Hàn lâm. Ông đã có một thời gian dài giữ các trọng trách trong chính phủ Pháp: Nhà ngoại giao ở Đức và Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Thông tin 1962-1966, Bộ trưởng Bộ Tư pháp 1977-1981. Ông là tác giả của nhiều ấn phẩm có giá trị: “The Immobile Empire” (Đế chế bền vững), “Quand la Chine s'éveillera, le monde tremblera” (Khi Trung Quốc thức dậy, thế giới có run sợ), “Le Mal Français” (Người Pháp xấu xí)… Sau khi qua đời 1999, ông được vinh danh và thi hài được giữ trong Les Invalides, nơi yên nghỉ của Napoleon và các vĩ nhân khác. [3]. Xem: Gabriel Racle (2005). Sđd. [4]. Xem: Xi Jinping: the Chinese foreign media attention compared to the peace "Lion". http://www.newshome.us/news-7406458-Xi-Jinping-the-Chinese-foreign-media-attention-compared-to-the-peace-Lion.html [5].“中华民族的血液中没有侵略他人、称霸世界的基因,中国人民不接受'国强必霸'的逻辑。” Xem:http://mp.weixin.qq.com/s?__biz=MjM5NjI0Mjk0MA==&mid=200565954&idx=1&sn=29d8276f57d73d0cb4331431a91872ee // Tập Cận Bình nói Trung Quốc bị bắt nạt: Sự thật là gì? http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tap-can-binh-noi-tq-bi-bat-nat-su-that-la-gi-3044372/ [6] Vào bất cứ thời điểm nào, gõ hai thuật ngữ trên tại bất cứ công cụ tra cứu nào, mạng Internet cũng đưa ra hàng vạn kết quả. Xem: Navarro, Peter & Greg Autry (2011). Death by China, Confronting The Dragon – A Global Call to Action. Publishing as Prentice Hall. http://www.deathbychina.com/DBC-excerpt.pdf . // 同主题阅读:[ZGPT]未来50年中国的六场战争:将彻底打破世界格局http://www.mitbbs.com/article_t/MiscNews/31207047.html (Website Chinanew nói về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ tiến hành để thực hiện Giấc mộng Trung Hoa trong 50 năm tới: 1/ Đài Loan 2020-2025; 2/ Biển Đông 2025-2030; 3/ Tây tạng 2035-2040; 4/ Điếu Ngư-Lưu Cầu 2040-2045; 5/ Ngoại Mông 2045-2050; Nga 2055-2060. Từ năm 2011 đến nay, 6/2014, bài viết này đã bị phản đối gay gắt trên khắp thế giới. Nhưng Trung Quốc vẫn không chịu gỡ bỏ). [7]. Xem: Carl Thayer (2014). Kịch bản chiến tranh Việt - Trung. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/05/140522_carlthayer_vn_china_conflict.shtml // James B. Steinberg, Michael O'Hanlon (2014). Keep Hope Alive How to Prevent U.S.-Chinese Relations From Blowing Up. http://www.foreignaffairs.com/articles/141476/james-b-steinberg-and-michael-ohanlon/keep-hope-alive [8]. Xem: Aliza Goldberg (2014). Push Comes to Shove in the South China Sea. World Policy. June 26, 2014. http://www.worldpolicy.org/blog/2014/06/26/push-comes-shove-south-china-sea // Bill Dries (2014). How to Have a Big Disastrous War with China. National Interest 27 June 2014. http://nationalinterest.org/feature/how-have-big-disastrous-war-china-10762 [9]. Xem: Việt Nam phản đối bài viết trên mạng Trung Quốc. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080905_viet_protest_china.shtml // Hữu nghị, nhưng phải giữ chủ quyền. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/07/140701_nguyenphutrong_on_oilrig.shtml // Trung Quốc lộ rõ ý định đánh phủ đầu Việt Nam. http://hoangsa.org/f/threads/khi-trung-quốc-lộ-rõ-ý-định-đánh-phủ-đầu-việt-nam.686 // Học giả Trung Quốc: Nên tạm gác Hoa Đông, "xử lý" Biển Đông trước. http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Hoc-gia-Trung-Quoc-Nen-tam-gac-Hoa-Dong-xu-ly-Bien-Dong-truoc-post146632.gd // Trung Quốc kéo 4 tàu ngầm hạt nhân ra dọa Mỹ, trừng phạt Việt Nam. http://www.baomoi.com/Trung-Quoc-keo-4-tau-ngam-hat-nhan-ra-doa-My-trung-phat-Viet-Nam/119/14151265.epi [10]. Huntington, Samuel P.(2005). Sự va chạm của các nền văn minh. Nxb. Lao động. tr.328. [11]. Huntington, Samuel P.(2005). Sđd. tr. 336-337. [12]. Xem: Flournoy, Michael, Ely Ratner (2014). China’s territorial advances must be kept in Check by the United States. Washington Post. July 4. http://www.washingtonpost.com/opinions/chinas-territorial-advances-must-be-kept-in-check-by-the-united-states/2014/07/04/768294dc-0230-11e4-b8ff-89afd3fad6bd_story.html. [13]. Clinton, Hillary R., Secretary of State (2010). Press Availability. National Convention Center. Hanoi, Vietnam. July 23,. http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/145095.htm [14]. Xem: Clinton, Hillary R. (2014). Hard Choices. Pub.: Simon & Schuster. [15] Clinton, Hillary R., Secretary of State (2012). Commemorating U.S. Peace and Security Partnerships in the Pacific.Cook Islands, August 31. http://www.state.gov/secretary/rm/2012/08/197262.htm [16] Clinton, Hillary R. (2011). America's Pacific Century. Foreign Policy. November, 2011. http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/10/11/americas_pacific_century?page=full. [18] Kaplan, Robert D. (2011). The South China Sea Is the Future of Conflict. Foreign Policy. Sept/Oct,.http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/08/15/the_south_china_sea_is_the_future_of_conflict [19] CNAS. Cooperation from Strength: The United States, China and the South China Sea. (Edited by Patrick M. Cronin. Contributors: Patrick M. Cronin, Peter A. Dutton, M. Taylor Fravel, James R. Holmes, Robert D. Kaplan, Will Rogers and Ian Storey). January, 2012. http://www.cnas.org/files/documents/publications/CNAS_CooperationFromStrength_Cronin_1.pdf [20]. Robert D. Kaplan, Giám đốc cơ quan phân tích địa chính trị Stratfor, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Mỹ CNAS (Center for a New American Security), chuyên gia Hội đồng Chính sách Quốc phòng, Mỹ. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng về quan hệ quốc tế, như “Cuộc báo thù của địa lý: những gì bản đồ nói với chúng ta về các xung đột sắp tới và cuộc chiến chống lại định mệnh” (The Revenge of Geography: What the Map Tells Us About Coming Conflicts and The Battle Against Fate) Nxb. Random House, 2012, & 2013; “Những bóng ma Balkan: hành trình qua lịch sử (Balkan Ghosts: A Journey Through History. Nxb. Picador, 1993, 2005)… Năm 2011 và 2012 Kaplan được “Foreign Policy” xếp hạng thuộc “Top 100” Nhà tư tưởng toàn cầu (“Global Thinkers”).Thomas Friedman gọi R. Kaplan một trong bốn tác giả được đọc nhiều nhất sau Chiến tranh lạnh (cùng với Francis Fukuyama - Đại học Johns Hopkins, Paul Kennedy - Đại học Yale và Samuel Huntington - Đại học Harvard). (Theo: http://www.cnas.org/people/experts/staff/robert-kaplan // http://www.robertdkaplan.com/robert_d_kaplan_bio.htm). Lưu ý: Quan điểm của Kaplan không phải lúc nào cũng được Nhà trắng tán thành, như một số tài liệu đã nói. [21]. Kaplan, Robert D. (2014). Asia's Cauldron: The South China Sea and the End of a Stable Pacific. Random House. New York, 2014. [22] The Latest Books From Robert D. Kaplan. http://www.robertdkaplan.com/ [23] Kaplan, Robert D. (2011). Sđd. (Bản dịch của Viện Thông tin KHXH (2012). Niên giám Thông tin KHXH nước ngoài. Số 3. Nxb. KHXH. 2012. tr. 328. [24] Kaplan, Robert D. (2011). Sđd. tr. 337. [25] Xem: The United States 7th Fleet. http://www.csg7.navy.mil/engagements/7thfleetregion.htm // Trịnh Thái Bằng (2013). Hạm đội 7 Mỹ và cuộc chiến ở Biển Đông. http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/ham-doi-7-my-va-cuoc-chien-o-bien-dong-644299.tpo [26] Kaplan, Robert D. (2011). Sđd. tr. 341-342, 337. Xin được trích nguyên văn để tránh hiểu sai: “In international affairs, behind all questions of morality lie questions of power… In the Western Pacific in the coming decades, morality may mean giving up some of our most cherished ideals for the sake of stability. How else are we to make room for a quasi-authoritarian China as its military expands? … That, too, will be a lesson of the South China Sea in the 21st century -- another one that idealists do not want to hear. (…) Whatever moral drama does occur in East Asia will thus take the form of austere power politics of the sort that leaves many intellectuals and journalists numb. (…) In the 21st-century retelling, with China in Athens's role as the preeminent regional sea power, the weak will still submit -- but that's it. This will be China's undeclared strategy, and the smaller countries of Southeast Asia may well bandwagon with the United States to avoid the Melians' fate. But slaughter there will be not”. [27]. Robert D. Kaplan (2011). Sđd. tr. 330. [28]. Kaplan, Robert D. (2014). Sđd. Chapter III. // Cuốn sách mà Kaplan trích dẫn: Robert Templer (1999). Shadows and Wind: A View of Modern Vietnam. Penguin Books. 384 p. ISBN-13: 978-0140285970. [29]. Kaplan, Robert D. (2014). Sđd. Chapter III. [30]. Căng thẳng biển Đông: Vì sao Nga im lặng? (Phỏng vấn Lucio Caracciolo 15/5/2014). http://plo.vn/thoi-su/cang-thang-bien-dong-vi-sao-nga-im-lang-468385.html // Trung Quốc đã tính kỹ thời điểm đặt giàn khoan trái phép http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/trung-quoc-da-tinh-ky-thoi-diem-dat-gian-khoan-trai-phep-a32337.html#.U7oHg41_vlQ [31]. Theo kết quả thăm dò toàn nước Mỹ được Đại học Quinnipiac, Connnecticut công bố ngày 2/7/2014 thì 33% người được hỏi đánh giá Obama là Tổng thống tệ nhất của Mỹ kể từ sau Thế chiến II. Xem: http://www.quinnipiac.edu/news-and-events/quinnipiac-university-poll/national/release-detail?ReleaseID=2056 [32]. Lê Ngọc Thống (2014). Nước cờ nào của Trung Quốc trên Biển Đông. http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/nuoc-co-nao-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-3032788/ [33]. Quan hệ lạ thường Malaysia – Trung Quốc (2014). http://petrotimes.vn/news/vn/quan-doi-va-chien-tranh/quan-he-la-thuong-malaysia-trung-quoc.html. Ngày 24/6/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc phải gửi tuyên bố tới tờ WSJ (The Wall Street Journal) để giải thích cho mối quan hệ “khó giải thích” của họ với Malaysia. [34]. Perlez, Jane (2014). Q. and A.: Lyle Golstein on China and the Vietnamese Military. July 5. http://sinosphere.blogs.nytimes.com/2014/07/05/q-and-a-lyle-goldstein-on-china-and-the-vietnamese-military/?_php=true&_type=blogs&emc=edit_tnt_20140705&nlid=15975&tntemail0=y&_r=0 [35]. Xi Jinping stresses building strong frontier defense. http://english.sina.com/china/p/2014/0628/713605.html [36]. “In the long run, the premature displays of confidence China has lately shown are likely to harm its interests more than advance them”. Rory Medcalf (2014). China's Premature Power Play Goes Very Wrong. National Interest June 3. http://nationalinterest.org/feature/chinas-premature-power-play-goes-very-wrong-10587 // Trần Ngọc Thêm (2014). “Cao Biền dậy non” http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/05/140530_who_mediate_981_conflict.shtml [37]. Xem: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, ĐHQG Hà Nội (2014). Việt Nam học. Kỷ yếu Hội thảo lần thứ tư. Hà Nội, 26-28/11/2012. Tập VII. Nxb. KHXH. tr. 487-498. [38]. “Chinese diplomacy seems comfortable only on a stage it manages”. Rory Medcalf (2014). Sđd. [39]. David Pilling (2011) Asia’s quiet anger with ‘big, bad’ China. http://www.ft.com/intl/cms/s/0/da3396b6-8c81-11e0-883f-00144feab49a.html#axzz36mNae8Pi. ================== Cũng chả có gì mới. Nhưng Lão Gàn thấy sao các quí dị học giả cả Tây lẫn Ta nhìn nhận zdấn đế "gian đởn" wá. Lão Gàn thì chẳng có ý kiến, ý cò gì. Vì vừa cúng chuối xanh, muối ớt và lễ tạ Thần Sấm...xong nhậu xỉn wá, nên cho qua.
    1 like
  14. VÌ SAO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT CHÍNH LÀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT? Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không? SW Hawking Việc xác định tinh chân lý của một lý thuyết theo cách nói của tôi - cách nói theo tri thức khoa học hiện đại gọi là "tính khoa học của một lý thuyết". Có thể nói: Những lý thuyết của nền văn minh hiện đại đều xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Nền tảng tri thức đó bao gồm cả phương tiện kỹ thuật liên quan đến các tri thức khoa học và các lý thuyết khoa học hình thành nên nền tảng tri thức của nền văn minh. Từ nên tảng tri thức này mới xuất hiện thuyết Tương Đối của Einstein, thuyết Lượng tử từ Max Planck, hoặc Lý thuyết Dây được tích hợp bởi nhiều tác giả...Những lý thuyết này, mới đầu cũng bị phản đối. Nhưng sau đó được công nhận bởi chính những trí thức nền tảng tạo nên nó. Nếu không có nền tảng trí thức của nền văn minh thì thuyết Tương đối của Einstein không thể được thừa nhận. Lý thuyết Tương đối không thể ra đời và được công nhận vào đầu thời vua Louis XIV ở viện Hàn Lâm Pháp Quốc vào thế kỷ XVII AC. Đây cũng chính là tiêu chí thứ 2 thẩm định một nền văn minh là cơ sở hình thành một lý thuyết thuộc nào đó: Thuyết ADNH đã thất truyền và chỉ lưu hành một cách rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn qua các bản văn chữ Hán. Hay nói rõ hơn: Nó không thuộc về nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại ngay từ trong cổ sử. Nó cũng không phải là một sản phẩm vật thể để người ta có thể xác định nó có cấu trúc như thế nào bằng các phương tiện kỹ thuật thực nghiệm. Nó không phải "Hạt của Chúa" mà người ta có thể chứng nghiệm có hay không bằng cỗ máy gia tốc hạt LHC. Do đó, để phục hồi lại học thuyết này không thể bằng các phương tiện kỹ thuật. Ngay cả nền tảng tri thức khoa học hiện đại cũng không thể thẩm định nó bằng những lý thuyết hiện đại. Bởi vì nền tảng tri thức tạo nên thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh hiện đại. Cho nên, phải dùng một phương pháp nghiên cứu phù hợp với trường hợp đặc thù này. Đó chính là sử dụng những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định tính cấu trúc nội hàm của thuyết ADNH. Trên cơ sở này, và dựa vào những di sản trong văn hóa truyền thống Việt còn sót lại qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng là nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương từ hàng ngàn năm trước, mới có khả năng phục hồi lại thuyết ADNH, gía trị căn bản của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 2). Chỉ có nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có thể phục hồi được học thuyết này một cách hoàn chỉnh (Tiêu chí 3) và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một Lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tương tự như vậy, thuyết ADNH mà tôi xác định rằng: Đó chính là Lý thuyết thống nhất, cũng hoàn toàn căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất để thẩm định. Gần đây, các nhà khoa học còn xác định rằng: Tôi xác định rằng: Căn cứ vào tất cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, kể cả những tiêu chí mới nhất thì thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt hoàn toàn thỏa mãn. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Sự xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải chỉ để xây một tượng đài tưởng niệm cho một quá khứ huy hoàng của Việt tộc, mà còn là xác định những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại trong cuộc hội nhập của các nền văn minh toàn cầu.
    1 like