-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/07/2014 in all areas
-
LỜI MỞ ĐẦU. Chúng tôi bắt đầu loạt bài viết về chủ đề này, bằng sự giới thiệu về một buổi tọa đàm khoa học ngày 25. tháng 7 2014 tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ. Diễn giả chính là Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Buổi tọa đàm do báo Tiasang tổ chức và được sự tài trợ chính là Cty Tri thức giáo dục và Văn hóa Việt, ngoài ra là Cty thực phẩm chức năng Hansun tài trợ quà cho các đại biểu. Trong nội dung trình bày, tôi chỉ nói lại một cách tóm tắt, nhưng có hệ thống những gì tôi đã trình bày trên diễn đàn, trong các sách đã xuất bản, nhằm xác định: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tim kiếm. Dưới đây là hình ảnh buổi tọa đàm kéo dài từ 14g 30 đến qua 18g 30 cùng ngày. Mở đầu buổi tọa đàm, Phó Tổng biên tập báo Tiasang giới thiệu nội dung và diễn giả. Tiếp theo là anh Nguyễn Thế Trung, giám đốc TTNC LHDP và là Tổng giám đốc Cty Điện tử và công nghệ DTT phát biểu ý kiến về luận điểm chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chủ nhân đích thức của thuyết ADNH và kinh Dịch sẽ được trình bày tóm lược trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Nội dung chi tiết và chủ yếu được thể hiện trong cuốn "Minh Triết Việt trong văn minh Đông phương" do Nxb Tri Thức phát hành trong nay mai. Tiếp theo là phần trình bày của tôi. Tôi trình bày ba tiêu chí khoa học để thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh. Ba tiêu chí đó là: 2/ Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết thuộc về nền văn minh đó. 3/ Tính hợp lý, nhất quán và hoàn chính trong nội dung hệ thống lý thuyết và không có mâu thuẫn trong nội hàm cấu trúc của hệ thống lý thuyết đó. Trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi lần lượt chứng minh nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Từ lịch sử hình thành học thuyết rất mơ hồ và mâu thuẫn. Cho đến nay, những nhà nghiên cứu Hán hiện đại vẫn không thể xác định được thời điểm ra đời của thuyết ADNH trong lịch sử văn minh Hán.(Tiêu chí 1); Cho đến nay nền văn minh Hán vẫn không hề có một cuốn sách nào trình bày có hệ thống - dù chỉ là tóm lược - về thuyết Âm Dương Ngũ hành và họ không thể phục hồi được học thuyết này (Tiêu chí 2); Cấu trúc nội hàm của thuyết Âm Dương Ngũ hành được mô tả qua các bản văn chữ Hán hết sức mơ hồ; thậm chí ngay những danh từ mô tả những khái niệm thuộc về thuyết ADNh trong bản văn chữ Hán đến nay vẫn chưa lý giải được, như: Khái niệm Khí, Thái cực, Lưỡng Nghi...vv...(Tiêu chí 3). Từ đó, tôi khẳng định rằng: Nền văn minh Hán không phải chủ nhân của thuyết ADNH và kinh Dịch. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào? Khi mà cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều cho là nền văn hóa của họ là chủ nhân đích thực của văn minh Đông phương?! Tôi rất cảm ơn những vị học giả, những nhà nghiên cứu đã lắng nghe buổi thuyết trình của tôi. Cũng trên cơ sở ba tiêu chí này, tôi chứng minh thuyết ADNH thuộc về nền văn hiến Việt. 1/ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là chủ nhân đích thực của những gía tri tri thức của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 1). 2/ Nền tảng tri thức của nền văn minh này còn lưu truyền qua những di sản còn lại trong văn hóa truyền thống Việt là cơ sở phục hồi một cách hoàn chỉnh thuyết ADNH và kinh Dịch (Tiêu chí 2). Tôi trình bày đồ hình AD Việt trải rộng trên khắp Đông Á và Đông Nam Á chứng tỏ một nền văn minh phi Hán đã tồn tại trước Hán. Ngay bây giờ trên đất Hanoi này, di sản văn hiến Việt trong văn hóa truyền thống cũng chứng tỏ điều này..... Đây là đình Yên Phụ trong làng Yên Phụ, Hanoi. Một ngôi đình độc đáo ở Việt Nam vì mái đính nhọn là mặt tiền so với các đình mái bằng khác..... Ngay mặt đình, một đồ hình Lưỡng Nghi Việt sừng sững như khẳng định một gía trị minh triết Việt phi Hán đã tồn tại trong nền văn minh Đông phượng. 3/ Chỉ có nền văn hiến Việt với di sản còn lại trong văn hóa truyền thống có khả năng phục hồi hoàn chỉnh học thuyết ADNH và kinh Dịch, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính khoa học của nó. (Tiêu chí 3). Giáo sư Nguyễn Khắc Mai được mời phát biểu ý kiến. Ông xác định ông đến đây để nghe và học hỏi, nên không phản biện... Có một vị đặt câu hỏi, tôi trả lời chu đáo; một vị phản biện tôi đã chứng minh luận điểm phản biện sai; còn ba vị tôi thực sự không hiểu họ nói gì. Ngay trong buổi tọa đàm này, một nữ giảng viên sử học phát biểu: Hơn 2000 năm lịch sử của Việt tộc cũng chưa đủ tin cậy. Nên nói gần 5000 năm rất khó thuyết phục.....Tôi phản bác kịch liệt và xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến. Tất cả chi tiết diễn biến đều được quay video , khi làm xong, chúng tôi sẽ đưa lên đây để quý vị tham khảo. Tôi chỉ thừa nhận có một ý kiến phản biện với một cách đặt câu hỏi mang tính phản biện, và tôi đã biện minh rõ ràng. Còn lại là nhưng phát biểu thể hiện một cái nhìn không rõ ràng. Tôi công khai xác định quan điểm của mình về vấn đề cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là hoàn toán đúng với cá nhân tôi và đúng với tôi, cho đến khi có luận điểm phản bác hợp lý. Tôi cũng công khai xác định rằng: Thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Bởi vì nó đáp ứng một cách hoàn chỉnh tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng và tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất. Người phát biểu cuối cùng là giáo sư Trần Đình Hiến. Ông xác định rằng: Ông không có ý kiến cá nhân, mà chỉ đưa một thông tin khách quan, là: Tháng 4. 2014 Tân Hoa Xã đã tường thuật lại những quan điểm của các học giả Trung Hoa thừa nhận thuyết ADNH và kinh Dịch không thuộc về nền văn minh Hán; đồng thời xác nhận Bách Việt mới chính là chủ nhân một thời ở miền nam sông Dương tử...Ảnh chụp lúc 17g 24 tại Hội trường. Giáo sư Trần Đình Hiến đưa nội dung bài báo của các học giả Trung Quốc tên Quang Minh Nhật báo xác định thuyết ADNH không thuộc về Hán tộc. Sự xác định của các nhà khoa học Trung Quốc là một chứng nhân sắc xảo cho luận điểm của tôi. Điều này đã xác định rằng: Từ một góc nhìn khác của chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa đã chứng tỏ tính khách quan khoa học cho những luận điểm của tôi. Tuy nhiên tôi cần khẳng định rằng: Những luận cứ và phương pháp xác định chân lý của tôi so với tất cả những nhà nghiên cứu khác- kể cả những nhà nghiên cứu Trung Quốc - là hoàn toàn độc lập với nhau. Do đó, nếu như không có những công trình của họ thì tôi vẫn xác định chân lý theo cách của mình.5 likes
-
VÌ SAO THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH NHÂN DANH NỀN VĂN HIẾN VIỆT CHÍNH LÀ LÝ THUYẾT THỐNG NHẤT? Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không? SW Hawking Việc xác định tinh chân lý của một lý thuyết theo cách nói của tôi - cách nói theo tri thức khoa học hiện đại gọi là "tính khoa học của một lý thuyết". Có thể nói: Những lý thuyết của nền văn minh hiện đại đều xuất phát từ nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại. Nền tảng tri thức đó bao gồm cả phương tiện kỹ thuật liên quan đến các tri thức khoa học và các lý thuyết khoa học hình thành nên nền tảng tri thức của nền văn minh. Từ nên tảng tri thức này mới xuất hiện thuyết Tương Đối của Einstein, thuyết Lượng tử từ Max Planck, hoặc Lý thuyết Dây được tích hợp bởi nhiều tác giả...Những lý thuyết này, mới đầu cũng bị phản đối. Nhưng sau đó được công nhận bởi chính những trí thức nền tảng tạo nên nó. Nếu không có nền tảng trí thức của nền văn minh thì thuyết Tương đối của Einstein không thể được thừa nhận. Lý thuyết Tương đối không thể ra đời và được công nhận vào đầu thời vua Louis XIV ở viện Hàn Lâm Pháp Quốc vào thế kỷ XVII AC. Đây cũng chính là tiêu chí thứ 2 thẩm định một nền văn minh là cơ sở hình thành một lý thuyết thuộc nào đó: Thuyết ADNH đã thất truyền và chỉ lưu hành một cách rời rạc, mơ hồ và đầy mâu thuẫn qua các bản văn chữ Hán. Hay nói rõ hơn: Nó không thuộc về nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại ngay từ trong cổ sử. Nó cũng không phải là một sản phẩm vật thể để người ta có thể xác định nó có cấu trúc như thế nào bằng các phương tiện kỹ thuật thực nghiệm. Nó không phải "Hạt của Chúa" mà người ta có thể chứng nghiệm có hay không bằng cỗ máy gia tốc hạt LHC. Do đó, để phục hồi lại học thuyết này không thể bằng các phương tiện kỹ thuật. Ngay cả nền tảng tri thức khoa học hiện đại cũng không thể thẩm định nó bằng những lý thuyết hiện đại. Bởi vì nền tảng tri thức tạo nên thuyết ADNH không thuộc về nền văn minh hiện đại. Cho nên, phải dùng một phương pháp nghiên cứu phù hợp với trường hợp đặc thù này. Đó chính là sử dụng những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định tính cấu trúc nội hàm của thuyết ADNH. Trên cơ sở này, và dựa vào những di sản trong văn hóa truyền thống Việt còn sót lại qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng là nền tảng tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương từ hàng ngàn năm trước, mới có khả năng phục hồi lại thuyết ADNH, gía trị căn bản của nền văn minh Đông phương (Tiêu chí 2). Chỉ có nền văn hiến Việt, chủ nhân đích thực của nền văn minh Đông phương - mới có thể phục hồi được học thuyết này một cách hoàn chỉnh (Tiêu chí 3) và phù hợp với tiêu chí khoa học cho một Lý thuyết khoa học được coi là đúng. Tương tự như vậy, thuyết ADNH mà tôi xác định rằng: Đó chính là Lý thuyết thống nhất, cũng hoàn toàn căn cứ vào tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất để thẩm định. Gần đây, các nhà khoa học còn xác định rằng: Tôi xác định rằng: Căn cứ vào tất cả những tiêu chí cho một lý thuyết thống nhất, kể cả những tiêu chí mới nhất thì thuyết ADNH nhân danh nền văn hiến Việt hoàn toàn thỏa mãn. Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Sự xác định Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, không phải chỉ để xây một tượng đài tưởng niệm cho một quá khứ huy hoàng của Việt tộc, mà còn là xác định những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ đang sừng sững thách đố tri thức của toàn thể nhân loại trong cuộc hội nhập của các nền văn minh toàn cầu.3 likes
-
3 likes
-
Trung Quốc hậm hực, bất mãn cao độ khi Nhật Bản tự xưng là nước lớn Đông Bình 22/07/14 10:48 (GDVN) - Gần đây, Trung Quốc rất thích ưa dùng “nước lớn” để thể hiện “ta đây” quan trọng và có nhiều hàm ý gây chú ý cho dư luận. Đâu là lý do thực sự khiến TQ ngang ngược, hung hăng ở Biển Đông? Những ý kiến đáng chú ý tại "Diễn đàn hòa bình thế giới" ở TQ Hàng loạt học giả TQ tung chiêu xuyên tạc, hù dọa Việt Nam Trung Quốc coi Hàn Quốc cũng chỉ là nước nhỏ "tép riu" ở châu Á? Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (ảnh minh họa) Mạng "Nhật báo Phố Wall" Mỹ ngày 18 tháng 7 đăng bài viết nhan đề "Châu Á có thể chứa mấy 'nước lớn'?".Tờ "Hoàn Cầu thời báo", phiên bản điện tử của báo Nhân Dân của Trung Quốc - tờ báo chuyên đăng các bài viết kích dộng dân tộc chủ nghĩa ngày 21 tháng 7 cũng có bài viết đề cập chủ đề này. Bài viết đặt câu hỏi, Nhật Bản là "nước lớn" phải không? Theo bài viết, trong một bài phát biểu cách đây không lâu, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố Nhật Bản là "nước lớn", ông đã sử dụng một từ mà các nhà lãnh đạo Nhật Bản rất ít sử dụng, làm cho Trung Quốc cảm thấy bất mãn mạnh mẽ, bởi vì Trung Quốc luôn tìm kiếm vị thế "nước lớn" của họ ở khu vực này. Theo bài báo, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã có bài phát biểu nêu trên tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington vào ngày 11 tháng 7, mục đích là trình bày việc Tokyo tập trung cho thông qua giải thích lại Hiếp pháp hòa bình sau Chiến tranh, để Nhật Bản thực hiện chức trách bảo vệ an ninh lớn hơn ở châu Á. Căn cứ vào bài phát biểu tiếng Anh, ông Itsunori Onodera cho biết, mức độ tham gia của Nhật Bản "đối với công tác xây dựng chính sách an ninh và quốc phòng của khu vực này mở rộng nhanh chóng, điều này không có gì là không bình thường". Ông còn nói: "Một nước lớn như Nhật Bản, căn cứ vào môi trường an ninh khu vực nghiêm trọng để chịu trách nhiệm đối với khu vực này là rất bình thường". Trung Quốc luôn tự coi mình là "nước lớn" thể hiện rất rõ trên truyền thông và họ luôn tự gắn mình với các nước lớn khác như Mỹ. Theo bài viết, các trợ thủ của ông Itsunori Onodera cố gắng làm nhạt tầm quan trọng của từ ngữ này. Có quan chức cho biết, từ ngữ Nhật được ông Itsunori Onodera sử dụng gồm "lớn" và "nước", dịch thành "major power" (nước quan trọng) thì tốt hơn. Nhưng, nhiều năm qua, Nhật Bản rất ít có quan chức sử dụng từ "nước lớn" để mô tả quốc gia của họ, ít nhất sẽ thêm từ ngữ như "kinh tế". Nghị sĩ đảng đối lập Nhật Bản, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Akihisa Nagashima cho biết: "Nhật Bản tự coi là 'nước lớn' là rất bình thường, nhưng không công khai nói như vậy. Nghe đến việc ông ấy nói ra như vậy, tôi có chút kinh ngạc". Bài viết cho rằng, điều này không chỉ liên quan đến vấn đề ngôn ngữ. Ở Trung Quốc, nước đối lập với Nhật Bản, truyền thông nhà nước mặc sức bàn luận "quan hệ nước lớn kiểu mới". Cách viết chữ cái "nước lớn" trong tiếng Trung và tiếng Nhật là tương đồng, trong khi đó, trong mắt của Bắc Kinh, nó hầu như chỉ dùng để chỉ Trung Quốc và Mỹ. Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực và quốc tế Trong một bài luận văn 326 trang được công bố gần đây, Emmy Kim, Đại học quốc lập Australia đã nghiên cứu về “quan hệ nước lớn kiểu mới” trong thời gian 2 năm, trong đó đã sử dụng 8 trang đề cập đến Nhật Bản. Bà viết, khi việc thảo luận “nước lớn” của Trung Quốc đề cập đến Nhật Bản, cũng thường coi họ là một dẫn chứng tiêu cực, cho rằng quan hệ phụ thuộc của Tokyo đối với Washington là một mô hình xấu. Richard Haas - Chủ tịch Hội đồng Đối ngoại Mỹ vào năm 2007 đã có một bài viết về Nhật Bản với đầu đề chính là “Nước lớn châu Á bị xem nhẹ”. Richard Haas viết: “Việc bàn luận của các phần tử trí thức, phóng viên và nhà chính trị hiện nay về vai trò của Nhật Bản trên thế giới 10 năm trước là không thể tưởng tượng”, “không phải tất cả mọi người đều sẽ hoan nghênh những thay đổi này”. Được biết, gần đây, Trung Quốc rất thích ưa dùng “nước lớn” để thể hiện “ta đây” quan trọng và có nhiều hàm ý gây chú ý cho dư luận. Tại Hà Nội vào năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó là ông Dương Khiết Trì đã giãy nảy lên trước phát biểu của Mỹ về vấn đề Biển Đông, không biết làm thế nào, ông Trì nói Trung Quốc là “nước lớn”. Có lẽ, ý của ông Trì là, đã là “nước lớn” thì làm gì tùy ý? Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, người từng có tuyên bố "Trung Quốc là nước lớn" ở Hà Nội năm 2010 khi còn là Bộ trưởng Ngoại giao. ==================== Nhật Bản là "nước lớn" có gì là ngạc nhiên đâu nhỉ? It nhất ở lyhocdongphuong.org.vn này Lão Gàn đã xác định sau trận sóng thần 2011, rằng: "Sau ba năm, nước Nhật sẽ trở lại thành một siêu cường ở Châu Á - Thái Bình Dương". Tức "nước lớn" mà. :( Hì! Quôc gia nào muốn làm "nước lớn" thì tiêu chuẩn đầu tiên đối với Lão Gàn phải là: Long trọng công nhận Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Còn một cách khác phổ biến là cạnh tranh, đánh nhau để thành nước lớn". Híc! Người Nhật từ lâu đã xác định rằng: hơn 90% cấu trúc gen di truyền của họ giống người Việt hơn bất cứ một chủng tộc nào ở Đông Á.3 likes
-
"Mỹ đã có kế hoạch can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam" Hồng Thủy 23/07/14 06:19 Thảo luận (0) (GDVN) - Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự. Tàu chiến Mỹ. Hình minh họa. Eur Asia Review ngày 21/7 đăng bài phân tích của Tiến sĩ Subhash Kapila, thành viên Nhóm phân tích Nam Á từ Ấn Độ bình luận, Biển Đông đã nổi lên như một điểm nóng trong khu vực và toàn cầu, gây nguy hiểm cho an ninh và ổn định của khu vực Đông Thái Bình Dương rộng lớn. Những điều này phát sinh chủ yếu từ xu hướng của Bắc Kinh muốn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Trung Quốc chiếm đóng (xâm lược) quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) còn chưa đủ, họ còn đánh chiếm 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) kết hợp với các hoạt động hàng hải và hải quân rộng lớn trên Biển Đông đang mở ra sự thống trị hàng hải của Bắc Kinh trên vùng biển này. Sự kiện Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 với hạm đội tàu hộ tống lên cả trăm chiếc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hồi tháng 5 và nỗ lực cải tạo bất hợp pháp để tạo ra các đảo nhân tạo ở Trường Sa đã cho thấy, Trung Quốc đang triển khai một kế hoạch chiến lược chi tiết ở Biển Đông, trong đó chống leo thang xung đột hoặc giải quyết xung đột trên Biển Đông không phải mối bận tâm của họ. Thủ đoạn chiếm đảo ở Biển Đông hiện nay dường như được Bắc Kinh thay thế bằng một chiến thuật mới để tạo ra các hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) để không chỉ nhằm yêu sách một vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn hơn, mà còn bổ sung căn cứ mở rộng phạm vi kiểm soát quân sự lớn hơn đối với vùng biển chiến lược này. Kế hoạch chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải được nhìn từ lăng kính Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để hiện thực hóa đường lưỡi bò. Yêu sách (vô lý) hầu như bao gồm toàn bộ Biển Đông đã được tăng cường cùng với sự hoạt động mạnh mẽ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông với cái cớ bảo vệ "lợi ích quốc gia cốt lõi". Hoạt động này thậm chí có thể đi đến chiến tranh. Bắc Kinh tăng cường năng lực quân sự trên Biển Đông với mục tiêu hết sức rõ ràng, bao gồm thống trị toàn bộ Biển Đông và xem đó như một mục tiêu bắt buộc trong các chiến lược tấn công và phòng thủ của quân đội Trung Quốc. Kết thúc trò chơi này, Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ được gọi với mỹ từ "vùng nội thủy" hay "vùng nước lịch sử". Trong nỗ lực thống trị toàn bộ Biển Đông, rất có khả năng Bắc Kinh sẽ tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông tương tự như đã làm ở Hoa Đông. Chiến lược (cuồng vọng) này của Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong việc kiềm tỏa hoặc đánh bại Việt Nam và Philippines, mà còn nhằm đánh bại sự thống trị của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. Tiến sĩ Subhash Kapila. Động thái hung hãn của Trung Quốc ở Biển Đông sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề có lợi cho họ đã tạo ra sự mất niềm tin nghiêm trọng trong khu vực đối với Trung Quốc, làm suy giảm đáng kể đến hình ảnh chính trị của Bắc Kinh. Xét về tổng thể, có một mối quan ngại ngày càng tăng ở Đông Nam Á rằng Trung Quốc đang nổi lên như một mối đe dọa quân sự, kích thích một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là tàu ngầm. Những yếu tố này cho thấy Trung Quốc không phải là một bên liên quan lành tính, họ đang làm tổn hại đến an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như Đông Nam Á, không những thế nó còn tạo ra các tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu. Cuồng vọng của Trung Quốc thống trị chiến lược toàn bộ Biển Đông cũng đẩy Trung Quốc và Mỹ vào thế so găng chiến lược ở Tây Thái Bình Dương. Trong khi phân cực chiến lược đối phó với tham vọng Trung Quốc đang bắt đầu hình thành ở châu Á. Về phía Hoa Kỳ, quân đội Mỹ được cho là đã hoàn thành kế hoạch dự phòng để Washington sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Philippines hay Nhật Bản. Một cuộc tấn công vào Việt Nam cũng có thể dẫn đến những phản ứng tương tự của Mỹ. Đối với Nhật Bản, chiến lược thống trị toàn bộ Biển Đông và Hoa Đông từ phía Trung Quốc có thể đẩy Nhật Bản vào thế phải trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh quốc gia và sự sống còn của mình. Ấn Độ đã từng bị đẩy vào tình thế tương tự năm 1998 mặc dù họ đã tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân hòa bình đầu tiên của mình năm 1974. Kết luận vấn đề, Tiến sĩ Subhash Kapila cho rằng, chính các hành động hung hăng khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông đã biến vùng biển này thành một thùng thuốc súng, kích thích chủ nghĩa dân tộc cực đoan trỗi dậy. Bắc Kinh đang đánh bạc với nhận thức rằng sức mạnh của Mỹ đang suy giảm, còn Án Độ và Nhật Bản thì không thể kết hợp chiến lược với nhau, vì vậy Bắc Kinh có thể rảnh tay thống trị toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc dường như không biết gì về những bài học của thế kỷ 20 khi mà các thế lực bành trướng sử dụng sức mạnh quân sự hoặc đe dọa dùng vũ lực cố gắng phá vỡ sự cân bằng chiến lược, cuối cùng đều kết thúc trong sự ô nhục. =============================== Hừ! Cái này Lão gàn cũng đã nói lâu rùi. Trong "Việt sử 5000 năm văn hiến và Biển Đông".2 likes
-
Quán vắng!
Thiên Đồng and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bây giờ "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng động khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có tiếp tục đem cái "cơ sở khoa học" của họ để tranh luận với chính các học giả Trung Quốc bảo vệ quan điểm của họ hay không?2 likes -
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” Cập nhật lúc 08h15' ngày 14/06/2014 Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả. Cây sả Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường. Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn. Cây húng thơm Cũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn. Cây hương thảo Từ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi. Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình. Cúc vạn thọ Cúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng. Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi. Lưu ý: Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để thoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa ngáy. Theo Dân Trí1 like
-
KẾT THÚC TỌA ĐÀM Câu cuối cùng trong buổi tọa đàm của tôi là: Tri thức của cả thế giới này từ thuyết lượng tử, lý thuyết Dây cho đến mọi công thức Toán học cao siêu đều bắt đầu từ một khái niệm quy ước rất mơ hồ. Đó chính là khái niệm "điểm". Cho một quả cầu tròn tuyệt đối, đặt trên một mặt phẳng tuyệt đối. Về lý thuyết toán nó sẽ tiếp xúc với nhau tại một điểm. Từ điểm tiếp xúc có tính quy ước này là khởi đầu những bài toán liên quan đến nó. Nhưng ai có thể chỉ ra điểm đó thực tế như thế nào? Bản thân con người và tất cả những sinh vật với mọi vật thể trên thế gian - Từ hạt vật chất nhỏ nhất đến các thiên hà khổng lồ, nếu đưa vào mô hình toán học thì toàn là những điểm và tất cả đều mơ hồ. Ở đây, tôi muốn nói thêm rằng: Chúng ta đang sống trong một thế giới quy ước. Kể cả Phật pháp. Bởi vậy, Đức Phật nói: Trong cả một chặng đường thuyết pháp của ta, ta chưa nói câu nào. Và Đức Phật cũng nói: Những điều ta nói chỉ như nắm lá trên bàn tay của ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta.1 like
-
Quán vắng!
longphibaccai liked a post in a topic by Thiên Sứ
Giáo sư Trần Đình Hiến phát biểu trong Tọa Đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương". Giáo sư Trần Đình Hiếu cùng bài viết đăng do tờ Quang Minh Nhật Báo phát hành ngày 27 tháng 10 năm 2011. Các học giả Trung Hoa đã thừa nhận điều này bằng cách của họ. Nhưng với tôi, điều này đã được khẳng định theo cách của tôi từ hơn 15 năm trước.1 like -
TƯ LIỆU THAM KHẢO Quân đội Mỹ muốn khởi động lại chương trình vũ khí đối phó tên lửa TQ Thứ tư 10/04/2013 07:58 (GDVN) - Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí cần phát triển để đối phó tên lửa chống hạm DF-21D TQ. Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Trung Quốc Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ nhắc lại tầm quan trọng của các loại vũ khí có thể đối phó với tên lửa DF-21D TQ để nhắc nhở. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, những năm gần đây, Lầu Năm Góc luôn coi tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc là mối đe dọa đối với biên đội tàu sân bay Mỹ, buộc Mỹ phải tìm cách để đối phó với loại vũ khí này. Ngày 5/4, tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ cho biết, một bản báo cáo mới công bố của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) kiến nghị, thông qua phương thức phá vỡ “chuỗi sát thương” tiến hành đáp trả đối với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Mặc dù bản báo cáo này liệt kê chi tiết các loại thủ đoạn đáp trả “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc, nhưng phần lớn thủ đoạn trong đó đều dựa vào chương trình vũ khí mà Mỹ đã từ bỏ hoặc có kế hoạch hủy bỏ, trong đó có nhiều loại tên lửa đánh chặn, tàu tuần dương tương lai. Rõ ràng, báo cáo này muốn tạo dư luận ủng hộ cho những chương trình này. Theo bài báo, trong báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Tác động ảnh hưởng đối với khả năng của Hải quân Mỹ” được tiết lộ vào hạ tuần tháng 3, Ronald Aulock, chuyên gia vấn đề hải quân của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng, tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D (DF-21D) được coi là “sát thủ tàu sân bay”, được một số nhà phân tích quốc phòng dự đoán là “người thay đổi quy tắc chiến tranh”, nhưng nếu Mỹ có thể kết hợp sử dụng các thủ đoạn đáp trả chủ động và bị động, có thể đánh bại các cuộc tấn công của loại tên lửa này. Tên lửa DF-21D - "Sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc Theo bài báo, mặc dù rất nhiều nhà phân tích cảnh báo, tàu sân bay Mỹ có nguy cơ bị tên lửa DF-21D tấn công, nhưng Ronald Aulock cho rằng, quân Mỹ có khả năng loại bỏ mối đe dọa tên lửa này của Trung Quốc. Trong báo cáo, Aulock đưa ra nhiều thời điểm tốt nhất để đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Theo báo cáo, trong “chuỗi sát thương” của tên lửa Đông Phong-21D có vài thời điểm quan trọng, thông qua thực hiện các biện pháp đối kháng chủ động hoặc bị động vào các thời điểm đó là có thể xóa bỏ mối đe dọa tên lửa. Những thời điểm này bao gồm: Khi mục tiêu bị theo dõi và phát hiện, khi số liệu truyền tới giá phóng tên lửa chống hạm, khi phóng tên lửa đạn đạo chống hạm và khi đầu đạn tên lửa đạn đạo chống hạm bay vào bầu khí quyển phát hiện mục tiêu. Để đánh bại các cuộc tấn công của tên lửa DF-21D, báo cáo đề xuất rất nhiều kiến nghị. Trước hết, Hải quân Mỹ cần nỗ lực nhiều cho việc kiểm soát bức xạ điện từ hoặc sử dụng máy phóng mồi nhử. Những thủ đoạn này có thể làm cho hệ thống theo dõi tầm xa của Trung Quốc khó phát hiện ra biên đội tàu sân bay hơn, hoặc đánh lừa những hệ thống theo dõi này. Khi bị “mù” thì tên lửa chống hạm Trung Quốc đương nhiên mất khả năng đe dọa. Thứ hai, Hải quân Mỹ cần có trang bị đáp trả, tiến hành đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc trong các giai đoạn bay của nó, hoặc tiến hành gây nhiễu đánh lừa khi tên lửa bay đến khu vực mục tiêu, làm cho nó bị mất tích. Muốn có khả năng này, chủ yếu dựa vào tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke thực hiện nhiệm vụ hộ tống trong cụm chiến đấu tàu sân bay. Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ Theo báo cáo, biện pháptiến hành tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống hạm gồm có phát triển phiên bản cải tiến của hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa SM-3 của tàu khu trục Aegis, như SM-3 BlockIIA theo kế hoạch. Các biện khác có thể áp dụng như tăng tốc phát triển và trang bị pháo quỹ đạo điện từ, đồng thời nghiên cứu chế tạo, trang bị vũ khí laser thể rắn và laser điện tử tự do năng lượng cao, nâng cao hiệu suất tiêu diệt tên lửa của đối phương. Ngoài sát thương cứng, báo cáo còn cho rằng, khi trang bị có thể gây nhiễu hệ thống tác chiến điện tử của radar dẫn đường đầu cuối của tên lửa đạn đạo chống hạm hoặc tàu chiến có thiết bị tạo “mây” cản sóng bảo vệ tàu sân bay, tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc khi tới gần mục tiêu có thể bị đánh lừa. Thứ ba, báo cáo kiến nghị Hải quân Mỹ phát triển “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển mô phỏng tên lửa đạn đạo chống hạm để kiểm tra hiệu quả tác chiến thực tế của quân Mỹ. Theo báo cáo, loại “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển này chủ yếu dùng để mô phỏng đầu đạn của tên lửa DF-21D khi tiếp tục bay vào bầu khí quyển. Mỹ cho rằng, đầu đạn này sẽ tiến hành tấn công theo phương thức rơi xuống hình xoắn ốc. Hơn nữa, hệ thống phòng thủ tên lửa SM-3 chỉ có thể đánh chặn tên lửa đối phương ở ngoài bầu khí quyển, nếu phát triển tên lửa đánh chặn trong bầu khí quyển nhằm vào DF-21D, thì cần loại mục tiêu trong bầu khí quyển này là “bia”. Ý tưởng tàu tuần dương thế hệ tiếp theo của Mỹ Aulock còn kiến nghị, Quốc hội Mỹ cần đánh giá kỹ lô Flight III tàu khu trục lớp Arleigh Burke có kế hoạch mua vào năm 2016, xem nó có khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa đầy đủ và hiệu quả hay không, có thể ứng phó với các cuộc tấn công tên lửa và đường không của Quân đội Trung Quốc trong tương lai hay không. Theo báo cáo, lô tàu khu trục này có khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa mạnh hơn phiên bản hiện nay, nhưng kém so với tàu tuần dương thế hệ sau CG (X) đã bị hủy bỏ. Có phân tích cho rằng, dựa vào quy hoạch của báo cáo, quân Mỹ muốn kiềm chế “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc thì phải dựa vào các loại trang bị tiên tiến. Nhưng, xem lại các chương trình nghiên cứu chế tạo vũ khí của Lầu Năm Góc thì có thể phát hiện, những trang bị này phần lớn đều nằm trong danh sách từ bỏ. Chẳng hạn, Lầu Năm Góc có ý định dừng kế hoạch nghiên cứu chế tạo tên lửa SM-3 BlockII và “bia” mục tiêu trong bầu khí quyển (tên lửa), còn tàu tuần dương CG (X) lại có “công nghệ quá vượt trước, yêu cầu công nghệ quá cao, chi tiêu quá cao”, đã sớm từ bỏ vào năm 2011. Khi Lầu Năm Góc buộc phải thắt chặt chi tiêu để chuẩn bị trải qua những ngày tháng khó khăn, báo cáo này rõ ràng lại muốn nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tức là nếu không có những chương trình vũ khí này thì các biện pháp đối phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc sẽ thất bại, an toàn của tàu sân bay Mỹ sẽ khó được bảo đảm. Trung Quốc phát triển khả năng đẩy các tàu sân bay Mỹ ra khỏi các vùng biển gần như biển Đông, biển Hoa Đông để dễ bề áp đặt các tham vọng của họ, như tham vọng "đường lưỡi bò" Đông Bình ==================== Nếu quả thật Trung Quốc có ý nghĩ này, hoặc ai đó có ý nghĩ này và gán cho Trung Quốc thì tôi phát biểu thế này:Quên nhanh đi! Tàu sân bay thực tế đã trở thành vũ khí cổ điển. Bởi nó ra đời cách đây cũng ngót cả ....100 năm rùi. Nó chỉ để răn đe các nước chậm phát triển, hoặc không có tham vọng tham chiến lớn mà thôi. Nếu chiến tranh xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì tàu sân bay, thâm chí cả máy bay ném bom B1, cũng chỉ la thứ vũ khí hạng hai giải quyết chiến trường, trước khi lục quân tấn công.1 like