-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/07/2014 in all areas
-
Quán vắng!
ATN and 5 others liked a post in a topic by phamhung
THÔNG TIN ĐẶC BIẾT QUAN TRỌNG Hôm nay, ngày 21/7/2014 tức ngày 25/6 Việt lịch tại Hội trường Bộ Khoa học và Công nghệ Số 39, phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội đã diễn ra buổi TỌA ĐÀM CỘI NGUỒN VĂN MINH ĐÔNG PHƯƠNG một nền văn minh huyền bí, thách đố tất cả trí tuệ của nhân loại trong thời kỳ hội nhập. Do tạp trí Tia Sáng tổ chức cùng nhà tài trợ Công ty TNHH Tri thưc giáo dục & Văn hóa Việt, Cty thực phẩm chức năng Hansung Đó là nền văn minh Đông Phương của chúng ta. Nền văn minh này đã để lại những phương pháp ứng dụng có hiệu quả trải hàng thiên niên kỷ. Cụ thể như các môn Đông y, Phong thủy; các môn dự báo như: Tử vi, Tứ trụ, Kinh dịch… Hầu như tất cả mọi người sống tại khu vực Á Đông đều biết rằng, tất cả các phương pháp ứng dụng này đều là kết quả của một học thuyết mà đến nay vẫn còn hết sức bí ẩn, đó là thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Với vai trò là diễn giải chính, Sư phụ Thiên sứ đã dẫn chứng và chứng mình từ đồ hình Âm dương đến Kinh Dịch đến nguồn gốc sự hình thành của Hà Đồ, Lạc thư ... đến những bí ẩn khác mà lâu nay hầu hết mọi người đều cho là có xuất sứ từ văn hóa Hán. Tuy thời gian chuẩn bị gần như không có nhưng Sư phụ đã say sưa, nhiệt tình trình bày luận điểm của mình một cách logic, xuyên suốt cuốn hút người nghe như đã được chuẩn bị sẵn từ lâu làm cho tất cả Hội trường im phăng phắc, Các giáo sư, tiến sỹ, các nhà nghiên cứu văn hóa đã lắng nghe một cách chăm chú bởi mạch dẫn mà Sư phụ về bản chất của kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành từ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến một thời huy hoàng ở Miền nam sông Dương tử và khẳng định luôn Kinh Dịch và thuyết Âm Dương ngũ hành là của người Việt. Ngay sau khi bài trình bày kết thúc, đã có rất nhiều những ý kiến hoan nghênh, ý tưởng và lòng nhiệt tình nghiên cứu của tác giả, một vài nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ đã tỏ rõ ý kiến ủng hộ, khâm phục, tuy nhiên cũng có những người nhất thời chưa hiểu rõ hoặc hiểu sai một số khái niệm và đã có những phản biện, tuy nhiên ngay sau đó đã được sư phụ Thiên sứ giải đáp một cách thấu đáo, dẫn chứng các tài liệu cũng như các căn cứ để chứng minh Kinh Dịch, thuyết Âm dương ngũ hành là của người Việt... giúp cho những người chưa hiểu, hoặc hiểu chưa đúng nội dung cũng như ý nghĩa của cuội nguồn văn minh Đông phương biết và hiểu rõ những thắc mắc đã nêu, tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến nghi ngờ, chưa tâm phục, khẩu phục. Lúc này đã hơn 17:00 có một cánh tay giơ lên đề nghị được phát biểu đó là Bác Trần Đình Hiến người đã có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa Hán đã cung cấp một thông gần như gây bất ngờ, sửng sốt cho tất cả mọi người tại buổi Tọa đàm, đồng thời gần như là một kết luận cho những luận điểm chứng minh Việt sử 5000 năm Văn hiến một thời huy hoàng ở miền Nam Dương tử, Bác nói: (điều này đã được quay Video khi xem mọi người sẽ được nghe cụ thể lời phát biểu của Bác Trần Đình Hiến) Xin được chúc mừng thành công bước đầu của Sư phụ với bao năm âm thầm nghiên cứu nhằm chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, nay đã được chính người Trung quốc công nhận một cách chính thức. Mong rằng những nghiên cứu, những luận điểm mà Sư phụ vẫn đang nghiên cứu sẽ lại tiếp tục đúng. Một lần nữa xin chúc mừng Sư phụ! Xin cảm ơn quý vị quan tâm! Sau đây là một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm Hình ảnh sản phẩm của nhà tài trợ, hì6 likes -
Quán vắng!
Thiên Đồng and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bây giờ "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng động khoa học thế giới" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có tiếp tục đem cái "cơ sở khoa học" của họ để tranh luận với chính các học giả Trung Quốc bảo vệ quan điểm của họ hay không?3 likes -
Quán vắng!
ATN and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Có thể coi như một tin vui cho tôi. Phát biểu của giáo sư Trần Đình Hiến kết thúc các tranh luận trái chiều với tôi trong buổi tọa đàm. Hic! Nhưng tôi vẫn nặng trĩu một nỗi buồn: Tại sao những trí giả không đủ khả năng thẩm định những luận điểm của tôi chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương, từ 15 năm trước, mà phải đợi đến khi chính học giả Trung Quốc thừa nhận điều này với phương pháp nghiên cứu của họ? Chứng tỏ họ không có khả năng tư duy độc lập, mà phải bám víu vào một nhận thức của người khác để xác định một chân lý. Thật là đau ruột, chứ không "đắng lòng". Vì vợ tôi khi làm món lòng lợn bao giờ cũng rửa rất kỹ. Nhưng tôi cũng xin bày tỏ luận điểm của tôi rằng: Những học giả Trung Hoa mới hiểu được một phần của lịch sử, khi họ cho rằng Bách Việt từ Bắc Việt Nam di dân lên Nam Dương Tử. Đây cũng chinh là luận điểm của học giả Trần Đại Sỹ và nhà nghiên cứu cổ sử Hà Văn Thùy. Những nhà khoa học Trung Quốc và những nhà nghiên cứu Việt mà tôi đề cập ở trên, đã căn cứ vào những phát hiện mới nhất về cội nguồn nhân loại có xuất xứ từ Phi Châu và di cư dần đến Bắc Việt Nam, Nam Dương Tử từ hai triệu năm trước. Từ đó họ kết luận Việt tộc di cư từ Bắc Việt Nam lên Nam Dương tử. Tôi thấy giả thuyết này không phù hợp với những chuẩn mực thẩm định của tiêu chí khoa học. Từ xưa đến nay, tôi vẫn trung thành với phương pháp của riêng tôi trước những luận điểm trái chiều. Và ngay cả những luận điểm cùng mục đích, nhưng chứng minh bằng phương pháp khác thì cũng không phải phương pháp của tôi. Với phương pháp của học giả Trần Đại Sỹ thì tôi chỉ nhận thấy phương pháp chứng minh từ gen di truyền có thể bổ sung cho những luận điểm của tôi. Nhưng từ đó ông kết luận Bách Việt di dân từ Bắc Việt Nam lên Nam Dương Tử thì không phải luận điểm tôi ủng hộ. Tất nhiên với kết luận tương tự của các học giả Trung Quốc về sự di cư này với tôi cũng là luận điểm trái chiều. Tôi sẽ chứng minh họ sai. Nhưng dù sao chăng nữa, việc các học giả của chính nền văn minh Trung Hoa thừa nhận Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc văn minh Trung Hoa và nền văn minh Việt một thời huy hoàng bên bờ Nam Dương Tử, là một chứng nhân sắc sảo chứng tỏ một chân lý mà tôi đã chứng minh từ hơn 15 năm qua. Vấn đề còn lại: Thuyết Âm Dương Ngũ hành có cội nguồn từ nền văn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Tôi hy vọng sẽ có người đủ khả năng hiểu điều này và công nhận nó. Chứ không phải chờ đến hội đồng khoa học quốc tế thừa nhận rồi mới nhân ra vấn đề. Còn nhiều việc phải làm. Tôi coi nhận định của ngài SW Hawking phản ánh một thực tế. Từ thực tế này cho thấy rằng: Chính lý thuyết thống nhất sẽ quyết định sự phát triển của nền văn minh hiện đại. Nếu nó quyết định rằng: Nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại không thể tìm ra nó.3 likes -
Quán vắng!
longphibaccai and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Giáo sư Trần Đình Hiến phát biểu trong Tọa Đàm "Cội nguồn văn minh Đông phương". Giáo sư Trần Đình Hiếu cùng bài viết đăng do tờ Quang Minh Nhật Báo phát hành ngày 27 tháng 10 năm 2011. Các học giả Trung Hoa đã thừa nhận điều này bằng cách của họ. Nhưng với tôi, điều này đã được khẳng định theo cách của tôi từ hơn 15 năm trước.2 likes -
Nhật - Úc - Ấn liên thủ, Trung Quốc vùng vẫy thế nào? (Quan hệ quốc tế) - Ấn Độ tiếp tục chi hàng tỉ USD mua sắm vũ khí, Nhật Bản- Australia hợp tác quân sự, liệu Trung Quốc còn lớn tiếng? Vũ khí Mỹ thỏa cơn khát Ấn Độ Bản đồ phi pháp mới của TQ lại chọc giận Ấn Độ Chính sách đi đôi với hành động Vừa qua, Chính phủ mới của Ấn Độ đã quyết định chi 3,5 tỉ USD để hiện đại hóa sức mạnh quốc phòng. Số tiền này được sử dụng vào hai mục đích, trước mắt là nâng cấp các khí tài đã có phần lạc hậu, đồng thời hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng đủ sức cạnh tranh với thế giới. Đồng thời, hồi đầu tháng 7/2014, New Delhi tuyên bố tăng 12% chi tiêu quân sự cho ngân sách hàng năm, với mục tiêu nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa tất cả các binh chủng. Có thể thấy rằng Ấn Độ đang rất quyết tâm và muốn thúc đẩy nhanh nhất có thể việc vươn tới danh phận là một cường quốc quân sự của thế giới. Vì sao Ấn Độ phải gấp rút gia tăng sức mạnh quân sự như vậy? Xin chỉ một vài lý giải như sau: Thứ nhất, đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ tăng ngân sách quốc phòng, nhưng là lần thể hiện quyết tâm nhất khi mọi khoản chi đều được thông qua chớp nhoáng, thay vì để dây dưa từ năm tài khóa này sang năm tài khóa khác. Và nguyên nhân chủ yếu, người láng giềng Trung Quốc đã không cho Ấn Độ có thêm thời gian. Quân đội Ấn Độ đang có dấu hiệu của sự xuống cấp, đặc biệt ở bộ binh và các lữ đoàn trọng pháo Sức mạnh không ngừng gia tăng của Trung Quốc và tấm bản đồ đường 10 đoạn vừa được công bố hồi tháng 6 vừa qua, có kèm theo một phần lãnh thổ của Ấn Độ bị vẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc đã cho thấy dã tâm của người láng giềng này. Điều này lý giải vì sao Ấn Độ còn huấn luyện quân sự cho nhân dân của mình ở sát biên giới với Trung. Đồng thời, những hành động trên Biển Đông của cường quốc này là tiếng chuông cảnh tỉnh với Ấn Độ. New Delhi hiểu rằng, nếu không mạnh lên nhanh chóng, sẽ có lúc chính họ không kịp trở tay với người hàng xóm tham lam và ngoài vòng pháp luật này. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn truyền kiếp với Pakistan cũng khiến Ấn Độ phải đề phòng, trong bối cảnh quốc gia này cũng đang gia tăng sức mạnh và ngày càng xiết chặt tay với Trung Quốc. Bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia là nguyên nhân cơ bản nhất, xuyên suốt nhất khiến Ấn Độ phải nhanh chóng mua sắm vũ khí. Thứ hai, những hành động gia tăng sức mạnh quốc phòng này được thông qua nhanh chóng trong bối cảnh Tân Thủ tướng Narendra Modi vừa nhậm chức hồi tháng 5/2014. Thủ tướng Narendra Modi hứa sẽ "mạnh tay" hơn với Trung Quốc Ngay sau khi nhậm chức, ông Modi đã ra chiến lược hướng biển, trong đó có yếu tố quân sự. Ông Modi chủ trương hiện đại hóa sức mạnh hải quân, kết hợp tác chiến không quân – hải quân hiện đại, đẩy mạnh khả năng bảo vệ vùng biển chủ quyền cũng như lợi ích của quốc gia trong vùng biển lân cận. Và với chính sách này, ông Modi đã cho thấy với Ấn Độ, mối lo với Trung Quốc không chỉ đến từ đường biên giới trên bộ mà còn cả chủ quyền lãnh hải và lợi ích kinh tế từ tuyến đường hàng hải Đông – Tây. Người dân Ấn Độ khi bầu cho ông Modi đều gửi gắm tâm nguyện cần có những biện pháp cứng rắn hơn với Trung Quốc. Công việc còn rất nhiều, và để chứng minh mình không phải là kẻ hứa xuông hay nói khoác, cũng là một cách để bảo vệ quyền lực mới nắm của mình, Thủ tướng Modi buộc phải có những bước đi cụ thể và gấp rút về chính sách quốc phòng. Thứ ba, Ấn Độ đang muốn tìm kiếm một vị thế mới trên cộng đồng quốc tế, và không chỉ có “củ cà rốt” là sức mạnh của nền kinh tế, quốc gia này cần có một “cây gậy” đủ để răn đe sói ngoài hàng rào và lùa những con cừu thành bầy trong chuồng của mình. Các vũ khí hiện đại tự sản xuất trong nước của Ấn Độ Thứ tư, xuất khẩu vũ khí quả thực là một món hời mà mọi quốc gia có nền kinh tế, khoa học phát triển đều muốn hướng tới. Các ông lớn như Nga, Mỹ vẫn giữ được vai trò điều tiết và phân luồng thị trường này, nhưng cũng chen chân vào đó là những cái tên nhỏ hơn như Hàn Quốc, Israel, Nhật Bản, Trung Quốc, EU… Và không có lý do gì Ấn Độ không tham gia vào cuộc chơi này. Ngoài ra, việc sở hữu công nghệ quân sự hiện đại cũng góp phần tiết kiệm đáng kể, giảm chi phí quốc phòng của quốc gia này, trong bối cảnh họ phụ thuộc vào 70% sản phẩm vũ khí của Nga hoặc Mỹ. Tân Thủ tướng Ấn Độ: Câu trả lời thân Nga hay Mỹ? Ấn – Nhật – Úc sẽ bắt tay? Đó là câu chuyện về khát vọng và mục đích muốn hiện đại hóa sức mạnh của quân đội Ấn Độ. Tuy nhiên, câu chuyện đó không của riêng Ấn Độ. Nhìn rộng hơn về phía Thái Bình Dương, Nhật Bản và Úc cũng đang viết chung một câu chuyện như vậy. Trong đó, Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng nhất với Ấn Độ. Họ cùng chung một kẻ thù, chủ quyền của họ cũng nằm trong tấm bản đồ 10 đoạn đầy tham vọng của Trung Quốc. Và hiện tại, Nhật Bản đang nỗ lực lấy lại sức mạnh và quyền chủ động trong chiến tranh của mình thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, gia hạn vai trò quân đội, phê duyệt quyền phòng vệ tập thể và đầu tư nhiều tiền của để nhanh chóng hiện đại hóa quân đội. Và lý do để họ đất nước mặt trời mọc bùng nổ như vậy, tất cả chỉ vì mối đe dọa từ chính người hàng xóm tham lam. Sau khi phê duyệt một loạt khoản chi tiêu cho quân đội, cuối tháng 8 này Thủ tướng Modi sẽ đi Nhật, đất nước đầu tiên ông công du khi nhậm chức. Động thái này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của New Delhi dành cho Tokyo. Quân đội Nhật Bản tập trận đổ bộ tái chiếm đảo Còn nhớ trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Modi đã nhắc đến khả năng sẽ thay đổi quan điểm không liên minh của Ấn Độ nếu cần thiết. Những gì Trung Quốc thể hiện đã khiến chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng đã đến lúc Ấn Độ cần thay đổi lập trường, và rất có thể người bạn đồng hành đầu tiên của họ sẽ chính là Nhật Bản. Còn câu chuyện của Úc. Dù không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, nhưng hành động vừa qua khi quốc gia châu Á này đưa hải quân đến cực Nam Biển Đông và tuyên bố chủ quyền tại bãi cạn James của Malaysia, Úc đã thực sự giật mình. Thực chất, Thủ tướng Úc Tony Abbott sau khi đăng quang đã phát động một số chính sách đề phòng dã tâm Trung Quốc, từ việc giữ nguyên các căn cứ quân sự của mình, cho phép Mỹ gia tăng quân số ở đây, cho đến áp đặt mức thuế mới vào khoáng sản với Trung Quốc… Từ trái qua phải: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Úc Tony Abbott Nhưng đến thời điểm hiện tại, ông Tony Abbott đã đi một nước cờ xa hơn, cẩn thận hơn ngoài việc liên minh với Mỹ, còn liên minh tay đôi với Nhật Bản, cùng Nhật hợp tác quốc phòng, phát triển vũ khí. Một hướng khác, Mỹ đang không ngừng lôi kéo Ấn Độ về đội của mình. Nếu quả thực nỗ lực này thành công, một liên minh với sức mạnh bậc nhất hành tinh sẽ được hình thành với một trục từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, có thể kể tên như sau Ấn Độ - Philippines – Hàn Quốc – Nhật Bản – Úc – Mỹ. Và nếu như Trung Quốc tính giở trò với một trong các quốc gia đó, có lẽ họ sẽ tan tành sụp đổ trước khi kịp để cho những quốc gia đó thấy sự hiện diện của mình. Thiên triều của nhà Thanh đã chấm dứt bằng 100 năm đen tối phủ phục dưới trướng của các cường quốc. Và đến hôm nay, Thiên triều mà Tập Cận Bình mơ ước cũng đang phải đối mặt với sự phản ứng của hàng chục quốc gia từ lớn đến nhỏ, từ trong khu vực cho đến quốc tế. So cách ông Abe và Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực Đỗ Minh Tú =================== Ấn Độ sẽ tham gia "Canh bạc cuối cùng". Cái này nói lâu rồi. Nhưng Lão Gàn luôn ủng hộ hòa bình thế giới.2 likes