• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/07/2014 in Bài viết

  1. Sáng Chủ nhật 20/7/2014 Sư phụ cùng mấy anh em đi khảo sát biệt thự bỏ hoang nơi đất vàng là đây: Đo kiểm tra hướng Đòn dông đâm vào lưng Sau lưng trũng thấp và phát hiện là có đuôi lòi ra đằng sau, chứng tỏ nhà có hình chữ L Nhà có hẻm nhỏ bên tay phải
    2 likes
  2. Hà Nội: Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 06:56 (Dân trí) - Một đống đổ nát với những mảnh vỡ của ngói cổ, cấu kiện gỗ của chùa bị chất đống dưới sân chùa không được che đậy vứt lăn lóc, dùng để đựng bình nước... Đó là những gì xảy ra tại Chùa Sổ, thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một di tích từ thế kỷ 17 hiếm hoi còn lại ở nước ta. Chùa Sổ được xếp hạng di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia năm 1990. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa mang trên mình gánh nặng thời gian nhưng vẫn mang trong mình nhiều vẻ đẹp, sự độc đáo mà các ngôi chùa khác ở Việt Nam không có được. Trải qua thời gian, di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia này đã xuống cấp nghiêm trọng và mới đây đã được tiến hành hạ giải để trùng tu. Tuy nhiên, ngay từ khâu hạ giải ngôi chùa cổ này đã dẫn đến ngôi chùa cổ bị phá tan hoang. Gạch ngói tan hoang ở chùa Sổ Theo một số người dân địa phương chứng kiến vụ việc kể lại, việc hạ giải phần ngói không được thực hiện đúng quy trình trùng tu của Viện Bảo tồn Di tích. Đến hiện giờ, xung quanh chùa la liệt những mảnh vỡ của ngói, vôi vữa, gạch vỡ, những hoành, những rui, những cột, những mảng chạm cổ… Hương án cổ vứt chổng chơ Không chỉ thế, ngay từ khi bắt đầu trùng tu, đơn vị thi công chỉ dùng bạt nilong bao che công trình sơ sài. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, đơn vị thi công còn đang tiến hành xây dựng một tòa nhà lục giác. Được biết, tòa nhà này là hạng mục mới, không có trong thiết kế thi công. Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích.Được biết, chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích nghệ thuật cấp quốc gia chùa Sổ là Ban Quản lý dự án huyện Thanh Oai, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng số 10 và tư vấn giám sát là Công ty phát triển đô thị Đại học Kiến trúc. Nhìn cảnh chùa Sổ không khác một bãi chiến trường, ngói cổ nát vụn dưới sàn; cấu kiện của chùa được đánh giá cao về mỹ thuật cổ bị chất đống, không ai có thể không bức xúc trước sự vô cảm với những giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc. Các cấu kiện vứt bừa bãi ngay dưới đất Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạm dừng khẩn cấp đơn vị thi công dự án trùng tu, tôn tạo chùa Sổ để làm rõ trách nhiệm xử lý. Sau những trận mưa liên tục suốt tuần qua và hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ngôi chùa phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng thảm thương do mái ngói của ngôi chùa đã được dỡ ra chỉ còn trơ bộ khung gỗ. Xuân Ngọc ================== Đây không phải lần đầu tiên. Chùa Trăm gian cũng phá, bây giờ là chùa này.... Những di sản văn hóa Việt bị phá một cách thô bạo.... Thế rồi lại có một bọn người ra rả như ve rằng: Văn hóa Việt là ảnh hưởng của Trung Quốc! Bởi vì những di sản văn hóa Việt bị đập nát như thế này. Chắc không có thằng nào nhìn vào những ngôi chùa này .
    1 like
  3. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. TÍNH HỢP LÝ VÀ HỆ THỐNG TRONG CẤU TRÚC NGÔN NGỮ VIỆT. Tôi xin bắt đầu từ từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt. Từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt, dùng để mô tả những vật làm chuẩn mực cho những vật khác chế tác giống nó, hoặc tương tự như nó. Thí dụ: người mẫu; vật mẫu, làm mẫu....từ "mẫu" còn có nghĩa là "mẹ", tất nhiên mẹ là một tập hợp của những đứa con, tức là người sinh ra những phần tử trong tập hợp con cùng tính chất với mình. Sự liên hệ giữa "mẫu" - "mẹ" là một sự liên hệ hợp lý. Từ "Mẫu" khi thay thế từ "mẹ" để chỉ người "mẹ" tôn kính chỉ dùng cho các bậc Thánh mẫu trong ngôn ngữ Việt, hoặc những người phụ nữ tiêu biểu làm "mẫu" - chuẩn mực cho thiên hạ, như "Thánh Mẫu", "mẫu hậu"; ...Tất nhiên, ngôn ngữ Việt chẳng bao giờ dùng từ "mẫu" cho tầng lớp phàm nhân khác. Điều này cho thấy tính chuẩn mực của từ "mẫu" trong tiếng Việt. Khi mô tả cái mặt thì từ "mặt" đặc trưng thể hiện của một con người, là hình tướng của một con người, là chuẩn mực - "mẫu" - để so sánh với người khác qua cái mặt, thì chúng ta đã thấy một sự liên hệ với vần "m": Mẫu - mặt. Trong ngôn ngữ mô tả các bộ phân trên mặt cũng đều có ngữ âm liên hệ với vần "m", như: Mắt, mũi, môi, mép, mồm, miệng, mi, mày, mắt.... Qua đó chúng ta thấy rằng, những từ cổ nhất và xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Việt - tất nhiên là nó phải có sự phân loại người này với người khác trong quan hệ xã hội đơn giản nhât - mẫu, chuẩn mực so sánh phân loại, đều nằm trong hệ thống của từ đầu tiên - "mẫu", theo nghĩa Việt là chuẩn mực - để tả khuôn mặt khác nhau. Sự phân loại theo nguyên lý: Dương trước, Âm sau. Âm thuận tùng Dương. Đây là nguyên lý của Lý học Việt. Điều này chúng ta thấy cũng có sự ứng dụng trong ngôn ngữ Việt. Trong ngôn ngữ Việt, phát âm một từ phức tạp hầu hết là sự kết hợp mô tả của nhiều ký tự. Những ký tự đầu chữ là "Dương", Ký tự kết hợp là Âm. Những ký tự này có thể mô tả qua hệ thống chữ Latinh - có xuất xứ từ văn minh Tây phương - hoặc chữ Khoa Đẩu, từ nền văn minh Việt cổ - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh(*). Trở lại với thí dụ trên, chúng ta thấy rằng: ký tự đầu (Dương): "M" khi kết hợp với các ký tự sau (Âm), quyết định nghĩa của từ. Đây chính là nguyên lý Âm thuận tùng Dương. Hoặc như các ký tự sau, như :ay, ày, áy, ạy ãy...sẽ không có nghĩa. Nhưng nếu ta chỉ cần thêm một ký tự đầu, như vần "Đ" - tức Âm Dương kết hợp, chúng sẽ có nghĩa như sau: Đay, đày, đáy, đạy, đãy... Nhưng nếu ta thay ký âm "D" thì các từ ký âm sau với từ "D" sẽ khác hẳn - Âm thuận tùng Dương - như sau: Day, dày, dáy, dạy, dãy.... Trong ngôn ngữ Việt, tất cả các cấu trúc ký hiệu mô tả tiếng Việt đều thể hiện như vậy. Tất nhiên, hiện tại ngôn ngữ Việt hiện đại dùng ký tự Latin, ngôn ngữ Việt cổ dùng chữ Khoa Đẩu - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh - cũng là loại chữ ghép vần, cũng phải có quy luật này. Tính quy luật khi ghép vần với nguyên lý "Dương trước, Âm sau; Âm thuận tùng Dương" không có ở các sinh ngữ phổ biến trên thế giới. Còn tiếp QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ NGÔN NGỮ VIỆT. ================= * Chú thích: Tiếng Việt thể hiện qua ký tự Khoa Đẩu trong hệ thống chữ Khoa Đẩu cụ Khánh Hoài chứng minh, cũng ghép vần như chữ Quốc Ngữ hiện nay.
    1 like