NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. TÍNH HỢP LÝ VÀ HỆ THỐNG TRONG CẤU TRÚC NGÔN NGỮ VIỆT. Tôi xin bắt đầu từ từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt. Từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt, dùng để mô tả những vật làm chuẩn mực cho những vật khác chế tác giống nó, hoặc tương tự như nó. Thí dụ: người mẫu; vật mẫu, làm mẫu....từ "mẫu" còn có nghĩa là "mẹ", tất nhiên mẹ là một tập hợp của những đứa con, tức là người sinh ra những phần tử trong tập hợp con cùng tính chất với mình. Sự liên hệ giữa "mẫu" - "mẹ" là một sự liên hệ hợp lý. Từ "Mẫu" khi thay thế từ "mẹ" để chỉ người "mẹ" tôn kính chỉ dùng cho các bậc Thánh mẫu trong ngôn ngữ Việt, hoặc những người phụ nữ tiêu biểu làm "mẫu" - chuẩn mực cho thiên hạ, như "Thánh Mẫu", "mẫu hậu"; ...Tất nhiên, ngôn ngữ Việt chẳng bao giờ dùng từ "mẫu" cho tầng lớp phàm nhân khác. Điều này cho thấy tính chuẩn mực của từ "mẫu" trong tiếng Việt. Khi mô tả cái mặt thì từ "mặt" đặc trưng thể hiện của một con người, là hình tướng của một con người, là chuẩn mực - "mẫu" - để so sánh với người khác qua cái mặt, thì chúng ta đã thấy một sự liên hệ với vần "m": Mẫu - mặt. Trong ngôn ngữ mô tả các bộ phân trên mặt cũng đều có ngữ âm liên hệ với vần "m", như: Mắt, mũi, môi, mép, mồm, miệng, mi, mày, mắt.... Qua đó chúng ta thấy rằng, những từ cổ nhất và xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Việt - tất nhiên là nó phải có sự phân loại người này với người khác trong quan hệ xã hội đơn giản nhât - mẫu, chuẩn mực so sánh phân loại, đều nằm trong hệ thống của từ đầu tiên - "mẫu", theo nghĩa Việt là chuẩn mực - để tả khuôn mặt khác nhau. Sự phân loại theo nguyên lý: Dương trước, Âm sau. Âm thuận tùng Dương. Đây là nguyên lý của Lý học Việt. Điều này chúng ta thấy cũng có sự ứng dụng trong ngôn ngữ Việt. Trong ngôn ngữ Việt, phát âm một từ phức tạp hầu hết là sự kết hợp mô tả của nhiều ký tự. Những ký tự đầu chữ là "Dương", Ký tự kết hợp là Âm. Những ký tự này có thể mô tả qua hệ thống chữ Latinh - có xuất xứ từ văn minh Tây phương - hoặc chữ Khoa Đẩu, từ nền văn minh Việt cổ - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh(*). Trở lại với thí dụ trên, chúng ta thấy rằng: ký tự đầu (Dương): "M" khi kết hợp với các ký tự sau (Âm), quyết định nghĩa của từ. Đây chính là nguyên lý Âm thuận tùng Dương. Hoặc như các ký tự sau, như :ay, ày, áy, ạy ãy...sẽ không có nghĩa. Nhưng nếu ta chỉ cần thêm một ký tự đầu, như vần "Đ" - tức Âm Dương kết hợp, chúng sẽ có nghĩa như sau: Đay, đày, đáy, đạy, đãy... Nhưng nếu ta thay ký âm "D" thì các từ ký âm sau với từ "D" sẽ khác hẳn - Âm thuận tùng Dương - như sau: Day, dày, dáy, dạy, dãy.... Trong ngôn ngữ Việt, tất cả các cấu trúc ký hiệu mô tả tiếng Việt đều thể hiện như vậy. Tất nhiên, hiện tại ngôn ngữ Việt hiện đại dùng ký tự Latin, ngôn ngữ Việt cổ dùng chữ Khoa Đẩu - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh - cũng là loại chữ ghép vần, cũng phải có quy luật này. Tính quy luật khi ghép vần với nguyên lý "Dương trước, Âm sau; Âm thuận tùng Dương" không có ở các sinh ngữ phổ biến trên thế giới. Còn tiếp QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ NGÔN NGỮ VIỆT. ================= * Chú thích: Tiếng Việt thể hiện qua ký tự Khoa Đẩu trong hệ thống chữ Khoa Đẩu cụ Khánh Hoài chứng minh, cũng ghép vần như chữ Quốc Ngữ hiện nay.