• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 19/07/2014 in Bài viết

  1. Hì! Lễ bạc lòng thành mà. Thánh thần chỉ cốt ở lòng thành. Hì! Chuối xanh, muối ớt, nhưng lòng thành là được. Hì! Cứ gì cứ phải mâm cao cỗ đầy thánh thần mới chứng đâu. Nếu thế thì những thằng nghèo chết hết à! Nhiều người không hỉu, cứ "mê tín dị đoan", mần răng mà đem xôi gà đến cửa Thánh xin vay vài chục tỷ, rồi xong việc đốt vài trăm ngàn VND, mua vàng mã gọi, là trả nợ thánh thần. Híc. Trần gian này đúng là bịp bợp cả thánh thần. Như thế nà náo đấy! ===================================Bão Thần Sấm quét sát thành phố Móng Cái - Quảng Ninh Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 09:38 (Dân trí) - Sáng nay 19/7, cơn bão Thần Sấm dự báo là rất mạnh đã không đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh mà đi chếch hướng vào Trung Quốc. Tuy nhiên do ảnh hưởng của bão, TP Móng Cái đang mưa rất to; gió mạnh giật đổ nhiều mái nhà, cây xanh. Mặc dù bão không đổ bộ trực tiếp vào TP Móng Cái, nhưng do ảnh hưởng của bão đã khiến nhiều cây xanh trong thành phố bị quật đổ. Tuấn Hợp Hì! Longphibaccai nhầm rùi. Sư phụ chỉ cần Hanoi không có ảnh hưởng của mưa bão thui. Chỗ khác nó chệch sang Tung Cóoc là tốt rùi. Tại lúc đầu, hình như trong "Chiến lược và sự kiện" thì phải - sư phụ có nói: "Khí tượng thủy văn trung ương vẽ đường thế nào thì bão đi như thế đó". Nhưng lúc ấy là cái giàn khoan nó chưa rút hẳn. Nhưng bi wờ cái giàn khoan rút rùi, sư phụ phải điều chỉnh lại. Lão Gàn lại 'gặp may", chém gió cứ gọi là loạn cào cào.
    6 likes
  2. Hà Nội: Thảm thương di tích quốc gia bị trùng tu như phá Thứ Bẩy, 19/07/2014 - 06:56 (Dân trí) - Một đống đổ nát với những mảnh vỡ của ngói cổ, cấu kiện gỗ của chùa bị chất đống dưới sân chùa không được che đậy vứt lăn lóc, dùng để đựng bình nước... Đó là những gì xảy ra tại Chùa Sổ, thôn Ước Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Đây là một di tích từ thế kỷ 17 hiếm hoi còn lại ở nước ta. Chùa Sổ được xếp hạng di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia năm 1990. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, ngôi chùa mang trên mình gánh nặng thời gian nhưng vẫn mang trong mình nhiều vẻ đẹp, sự độc đáo mà các ngôi chùa khác ở Việt Nam không có được. Trải qua thời gian, di tích nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia này đã xuống cấp nghiêm trọng và mới đây đã được tiến hành hạ giải để trùng tu. Tuy nhiên, ngay từ khâu hạ giải ngôi chùa cổ này đã dẫn đến ngôi chùa cổ bị phá tan hoang. Gạch ngói tan hoang ở chùa Sổ Theo một số người dân địa phương chứng kiến vụ việc kể lại, việc hạ giải phần ngói không được thực hiện đúng quy trình trùng tu của Viện Bảo tồn Di tích. Đến hiện giờ, xung quanh chùa la liệt những mảnh vỡ của ngói, vôi vữa, gạch vỡ, những hoành, những rui, những cột, những mảng chạm cổ… Hương án cổ vứt chổng chơ Không chỉ thế, ngay từ khi bắt đầu trùng tu, đơn vị thi công chỉ dùng bạt nilong bao che công trình sơ sài. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa, đơn vị thi công còn đang tiến hành xây dựng một tòa nhà lục giác. Được biết, tòa nhà này là hạng mục mới, không có trong thiết kế thi công. Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc xây dựng trong khu vực bảo vệ của di tích.Được biết, chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích nghệ thuật cấp quốc gia chùa Sổ là Ban Quản lý dự án huyện Thanh Oai, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng số 10 và tư vấn giám sát là Công ty phát triển đô thị Đại học Kiến trúc. Nhìn cảnh chùa Sổ không khác một bãi chiến trường, ngói cổ nát vụn dưới sàn; cấu kiện của chùa được đánh giá cao về mỹ thuật cổ bị chất đống, không ai có thể không bức xúc trước sự vô cảm với những giá trị văn hoá lịch sử của dân tộc. Các cấu kiện vứt bừa bãi ngay dưới đất Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Hà Nội cho biết, Sở đã yêu cầu UBND huyện Thanh Oai tạm dừng khẩn cấp đơn vị thi công dự án trùng tu, tôn tạo chùa Sổ để làm rõ trách nhiệm xử lý. Sau những trận mưa liên tục suốt tuần qua và hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ngôi chùa phải chịu cảnh dầm mưa dãi nắng thảm thương do mái ngói của ngôi chùa đã được dỡ ra chỉ còn trơ bộ khung gỗ. Xuân Ngọc ================== Đây không phải lần đầu tiên. Chùa Trăm gian cũng phá, bây giờ là chùa này.... Những di sản văn hóa Việt bị phá một cách thô bạo.... Thế rồi lại có một bọn người ra rả như ve rằng: Văn hóa Việt là ảnh hưởng của Trung Quốc! Bởi vì những di sản văn hóa Việt bị đập nát như thế này. Chắc không có thằng nào nhìn vào những ngôi chùa này .
    4 likes
  3. Xem lại một bài viết liên quan: =========================== CÁI GÌ ĐÂY – Canh bạc cuối cùng Posted on 2 Tháng Sáu, 2011 by mucdong Ấy là tôi đặt tên bài viết và miêu tả nội dung bức tranh nổi tiếng trong bài viết dưới đây do Thế Trung đưa lên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, trong bối cảnh Trung Quốc đem tàu Ngư giám cắt cáp thăm dò dầu khi của tàu Việt Nam. Tác giả bức tranh nổi tiếng vì nội dung chính trị trong quan hệ quốc tế này là người Trung Quốc và sinh sống tại Gia Nã Đại. Nhưng những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – mang tính bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ phức tạp này. Tôi đã có bài viết bình luận về bức tranh này ngắn gọn Nhưng tôi có cảm giác cần phải bổ sung vài ý ở đây. Cảm giác này có thể biến mất và bài viết dở chứng. Vâng! Tôi sống rất tùy hứng.Lại trò :CÁI GÌ ĐÂY? Dưới đây là nội dung bài viết và hình ảnh bức tranh: ======================================== ======================================== Tôi gọi bức tranh này là ”Canh bạc cuối cùng". chính bởi vì nó miêu tả một quan hệ quốc tế giữa các siêu cường giành giật quyền lợi trên sòng bạc. Nhưng tầm nhìn của tác giả bức tranh không có khả năng tiên tri và rất cục bộ. Nó thể hiện ở sự giới hạn chỉ một số siêu cường có mặt ở Đông Á trên bức tranh. Những nhà phân tích bức tranh này – qua nội dung bài viết – lại chỉ bình luận vào chính nội dung bức tranh thể hiện ý đố tác giả, nhiều hơn là một cái nhìn sâu vào bản chất của mối quan hệ quốc tế phức tạp này, mà họa sĩ chưa đủ tầm thể hiện. Trong ván bài cuối cùng này, không hề còn một đồng trên sòng bạc. Tiền đã hết nhẵn. Vâng! Đấy chính là một canh bạc cuối cùng để kết thúc kẻ thắng người thua, khi mà tiến bạc đã kiệt quệ. Có gì ngẫu nhiên chăng, khi mà bức tranh được công bố vào năm 2008 – Năm khởi đầu của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Tất nhiên, để vẽ bức tranh này, họa sĩ phải có chuẩn bị từ trước đó và chắc chắn ông ta không có ý thưc về khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ bắt đầu vào năm ông ta công bố bức tranh. Cuộc sát phạt đã đến lúc mà thành ngữ Việt gọi là “cạn tàu, ráo máng “. Những kẻ thua bạc không còn mảnh vải trên người và họ vẫn cố chơi để gỡ gạc. Đến ngày hôm nay, 2 tháng 6 – 2011, nền kinh tế thế giới này đang lao dốc thảm hại theo chiều hướng ” Ở trần đóng khố ” – Trên sòng bạc cũng không còn đồng xu nào. Cuộc khủng hoảng tiền tệ đã đến mức báo động. Những siêu cường nợ như Chúa Chổm. Tất nhiên, cũng không nằm ngoài lời tiên tri của Thiên Sứ tôi. Híc! Thành kính phân ưu. . Mọi canh bạc đều có luật chơi của nó. Dù là thứ luật rất phi nhân bản là cho phép kẻ thắng lột sạch tiền và những thứ có thể đem ra đặt lên sòng bạc, kể cả liêm sỉ. Nhưng vẫn là luật chơi của sòng bạc. Nó gần giống luật chơi của chiến tranh – tức là có giết người thì cũng phải giết cho tử tế! Nhưng chính sự tháu cáy của canh bạc cuối cùng này đã khiến người ta phải gian lận để quyết thắng ván cuối cùng. Và – theo như miêu tả của bức tranh – con bạc vi phạm luật chơi chính là cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Cô gái Đài Loan bé nhỏ tội nghiệp bị loại khỏi cuộc chơi khi cô gái Hoa Kỳ ngồi vào chiếu bạc với Trung Quốc. Đài Loan bị loại khỏi thường trực Hội đồng Bảo An Liên hợp Quốc, nhanh hơn ăn fastfood (Vậy mà cũng cố chiếm lấy cái đảo Ba Bình làm vốn! Quên nhanh đi em, tầm nhìn của em quá ngắn khi em để mất cả lục địa và trần trui một cách tội nghiệp. Nhưng còn may cho em, vẫn giữ được bản sắc văn hóa thể hiện ở cái yếm che ngực và cái nón với mấy trái cây, ăn cho đỡ đói). Cô gái được miêu tả là Nga, nằm thở dốc. Cô chẳng còn gì để chơi. Cú sốc đã làm cô tuy không bỏ cuộc, nhưng không còn gì để đánh. Cô với tay sang cô gái được miêu tả là Trung Quốc. Nhưng tiếc thay! Cô gái phương Đông mới vào sòng ấy quay lưng từ lâu rùi. Cô ấy đang mải chơi trong canh bạc cuối cùng này. Chỉ còn ba tụ. Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Cả hai đều trần trui, trừ cô gái Hoa Kỳ vẫn xiêm y đầy đủ. Nhật Bản thì trần trụi từ lâu rùi – “ Có sao nói vậy! Người ơi! ” – từ sau thế chiến thứ II lận. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến cô bị loại khỏi là siêu cường kinh tế thứ hai bên cạnh Hoa Kỳ. Trận động đất ngày 11. 3. 2011 là cú quyết định dứt điểm địa vị của nước Nhật. Bởi vậy, tham gia cuộc chơi vùng Đông Á trong canh bạc tháu cáy này, cô vẫn vô tư và hồn nhiên. Cô ta quen rùi. Thực chất trên canhb bạc cuối cùng này chỉ còn lại hai đối thủ: Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng con bài cuối cùng chưa lật ra, cô gái Trung Hoa vẫn còn còn bài tủ của mình dấu phía sau lưng. Cô ta vi phạm luật chơi để dành chiến thắng trong canh bạc cuối cùng. Cái đơn giản của bức tranh này là họa sĩ không đủ khả năng miêu tả một cách sống động sòng bạc trong ” canh bạc cuối cùng ” – tầm cỡ quốc tế. Nếu là tôi , tôi sẽ miêu tả một sòng bạc lớn với nhiều tụ nhỏ. Nhưng tất cả đều bỏ dở cuộc chơi và xúm vào xem – canh bạc lớn của các đại gia để quyết định người thắng cuối cùng. Bố cục bức tranh còn chưa chặt, bên canh cô gái Hoa Kỳ kiêu ngạo vì chiến thắng ấy cần thêm một cô gái Ấn Độ, tuy ăn mặc xoàng xĩnh, nhưng đấy đủ xiêm y thì bố cục bức tranh mới hoàn chỉnh. Nếu bạn là họa sĩ, bạn sẽ vẽ cô gái Ấn Độ vào vị trí nào của bức tranh này? Đằng sau lưng cô gái Trung Hoa? Hay bên cạnh Hoa Kỳ? Còn đám máu mê cờ bạc – Loại chỉ bỏ 1 dol cho vào máy đánh bạc, để giật một cái với hy vọng ăn 700 dol, hay vài ngàn ở các tụ nhỏ – đang bỏ dở cuộc chơi , xúm xít chầu rìa xem canh bạc quốc tế này, bạn sẽ thể hiện thế nào? Cuộc chơi đâu có đơn giản như bức tranh của họa sĩ này nhỉ? Vâng! Bạn có thể vẽ một vài vẻ mặt lạnh lùng rất giang hồ ra vẻ không nhìn thấy gì hết khi cô gái được miêu tả là Trung Hoa đang cố giấu con bài tẩy. Cờ bạc thì phải bịp bợm là điều tất nhiên! Dân giang hồ thông cảm! Bạn cũng có thể vẽ một tay làm như phát hiện ra điều gì, nhưng không kịp nói ra và một vài kẻ liếc xéo, nháy mắt ra cái điều nên im lặng để theo dõi cuộc chơi. Canh bạc cuối cùng chỉ còn hai đối thủ: Cô gái Trung Hoa và Hoa Kỳ. Họ chơi với nhau theo luật cờ bạc, sòng phẳng, lạnh lùng trong một canh bạc tháu cáy. Nhưng theo bức tranh miêu tả thì cô gái Trung Hoa đã vi phạm luật chơi của giới giang hồ. Bức tranh miêu tả một thế giới trong sòng bạc. Một hình tượng đắt giá của cuộc cạnh tranh kinh tế và sát phát quyết liệt. Luật cờ bạc lạnh lùng vì nó xứng đáng giành cho kẻ tham lam, nhưng nó là luật chơi. Tất cả đều sòng phẳng. Tất cả đều có thể tham gia cuộc chơi nếu có tiền. Bởi vậy, những đại gia cờ bạc hoan nghênh sự tham gia cuộc chơi của những siêu cường mới nổi vào sòng bài kinh tế thế giới. Nhưng nó phải đúng luật. Cuộc chơi theo như mô tả của bức tranh đã không sòng phẳng. Nó không còn tuân thủ theo luật dù là cờ bạc. Bởi vậy, đây là canh bạc cuối cùng! Tham thì thâm. Phật đã bảo thầm rằng chớ có tham. Thấy thiên hạ bàn thì Thiên Sứ cũng bàn chơi cho zdui zdẻ vậy.
    2 likes
  4. Hàng trăm chuyên gia trên chuyến bay bị bắn hạ ở Ukraine 18/07/2014 14:44 (GMT + 7) TTO - Đoàn đại biểu khoảng 100 chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống AIDs đã đi trên chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 bị bắn rơi ở Ukraine. Họ đã không bao giờ đến được một hội nghị quan trọng ở Úc. Hiện trường tan hoang nơi máy bay MH17 của hãng hàng không MAlaysia bị bắn rơi - Ảnh:Getty Images Theo AFP, họ là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống AIDs/HIV đang trên đường đến dự hội nghị quốc tế về bệnh AIDs năm 2014 ở Melbourne, dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 20 đến 25-7. Tổ chức y tế thế giới đã xác nhận Glenn Thomas, vốn là chuyên gia của tổ chức này là một trong số những hành khách thiệt mạng trong vụ máy bay rơi này. Thomas là người Anh, chuyên gia giải quyết các mối quan hệ truyền thông cho WHO. "Chúng tôi đang đợi thông tin liệu có bấy kỳ nhân viên nào khách của WHO đi trên chuyến bay này hay không vì chúng tôi cử đoàn đại biểu rất nhiều người đến dự hội nghị này. Cho đến giờ, chúng tôi chỉ mới nhận được thông tin của Glenn"- báo Guardian dẫn lời người phát ngôn của WHO cho biết. Báo Sydney Morning Herald dẫn lời những đại biểu dự cuộc họp dự bị ở Sydney đã nhận được tin rằng có khoảng 180 đồng nghiệp cùng các thành viên gia đình của họ đi trên chiếc máy bay bị bắn hạ, trong đó có cả cựu Chủ tịch Tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế Joep Lange và 4 nhà nghiên cứu người Hà Lan. Trong khi đó, tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế cho biết họ đã nhận được các báo cáo không chính thức rằng "nhiều đồng nghiệp và bạn bè đã thiệt mạng” trong vụ máy bay rơi nhưng không cho biết chính xác số người chết là bao nhiêu người. "Chúng tôi chưa nhận được thông tin xác minh có bao nhiêu người thiệt mạng và cũng không biết rõ có bao nhiêu đồng nghiệp đã đi trên chuyến bay xấu số đó. Ban tổ chức hội nghị mở Melbourne sẽ tiếp tục điều tra thêm"- Chủ tịch Tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế Francoise Barre-Sinoussi nói. MỸ LOAN =================== Nếu như Lý thuyết thống nhất trở thành một trong những giá trị tri thức - chỉ cần ở mức độ tham khảo, chứ chưa phải là nền tảng - thì chí ít con người cũng biết được tương lai gần và từ đó sẽ có những quyết sách phù hợp với quy luật, nên chiến tranh sẽ khó xảy ra. Đương nhiên, những sản phẩm phụ của cuộc chiến - như tai nạn máy bay này - cũng sẽ khó xảy ra. Sự ứng dụng những quy luật vũ trụ từ một lý thuyết thống nhất, đã được SW Hawking nói tới. Khi con người có khả năng tiên tri và hiểu được cái tất yếu sẽ đến như thế nào, thì lúc đó họ sẽ thấy rằng: Chiến tranh là một giải pháp sai. Bởi vậy Lý học Đông phương xác định: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh", là vậy! Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên, Lý học Việt qua lời tiên tri của cụ Trạng Trình , đã nói rằng: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Tức là: Nếu một lý thuyết thống nhất vũ trụ hình thành - tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt (Vì liên quan đến Hà Đồ) - thì thiên hạ sẽ thái bình. Thật là một điều buồn!
    2 likes
  5. "Năm nay thiên tai tăng nặng, bất thường và cực đoan...". Đó là nội dung lời tiên tri 2014. Cơn bão này sẽ rất mạnh và xứng đáng là siêu bão. Hãy chờ xem. ===================
    1 like
  6. Xuân – Hạ - Thu – Đông Tôi chưa được đọc cuốn sách của ông Tạ Đức viết về người Việt người Mường vì chưa gặp nhìn thấy nó ở đâu. Nhưng đọc loáng thoáng trên vài trang mạng có bình luận về cuốn sách đó nên tôi nêu ra ở bài này một ý kiến của tôi. Ngôn ngữ Nam Á cụ thể là hệ Môn-Khơme từng tồn tại vạn năm trước ở bờ nam Dương Tử. Thời nền văn minh Văn Lang rực rỡ ở bờ nam Dương Tử 5000 năm trước, cư dân bản địa ở đó nói tiếng Việt, thứ ngôn ngữ còn tồn tại nguyên bản ở Việt Nam ngày nay. Hệ đếm ngũ phân Một-Hai-Ba-Bốn-Năm còn tồn tại trong tiếng Khơ me: Muôi-Tê-Bây-Buôn-Prăm. Số lớn nhất của vòng đếm ngũ phân là Prăm = Lắm (chuyển đổi R = L thường gặp như Rộng = Lộng, Rọi = Lói = Chói = Chiếu), Lắm = Năm = Dăm. Hết vòng đếm ấy sang vòng Sau = Sáu = Sâu = Lâu = Lấu (tiếng Hồ Nam) = Lục, Lục 六 là con số 6, là con số bắt đầu của vòng tiếp hệ đếm ngũ phân (tiếng Khơ me dùng ”Prăm Muôi” là 5+1). Theo nhà văn quá cố Nhật Bản Si-ba Hi-rô-ta-rô: “thời các nước Ngô, Sở, Việt ở nam Dương Tử thì cư dân ở đó còn nói tiếng Nam Á, khác xa ngôn ngữ ở Trung Nguyên. Thời đó còn có cả hệ đếm thất phân”. Nếu hệ đếm thất phân thì hết vòng đếm là Hết = Chết = Tiệt = Tất = Mất = Thất, Thất 七 là con số 7, con số hoàn tất của hệ đếm thất phân. Do quán tính của hệ đếm năm mà có từ Bách Việt, Năm = Lắm = = Bẵm = Bẫm = Bách, chuyển nghĩa thành nhiều, “Lắm Nác” = Lạc 洛 = Các 各 Nước 氵 = 洛 Lạc. Bách Việt là các nước Việt, có gốc do từ Lạc Việt. Chữ nho xưa xếp dòng chữ từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, là theo quán tính của viết chữ ký âm Việt cổ có từ trước nữa, như thấy ở sách chữ Thái cổ còn lưu ở miền tây Nghệ An. Xếp dòng chữ từ phải sang trái lại là do quán tính của cách dùng thuận tay phải đưa con thoi từ phải sang trái trong dệt thủ công ra tấm Vải. Người Thái gọi chữ là Lai. Lai = Vải = Viết = Vết = Vằn = Văn, là ra hoa văn của tấm thổ cẩm , chứa phong phú thông tin. Nhìn những dòng nước giọt bám theo máng hứng nước mưa, bao giờ máng cũng đặt nghiêng hơi dốc từ phải sang trái, sẽ thấy mỗi giọt nước như là một chữ, rơi lần lượt từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, Dệt thành những Vệt = Vết = Viết = Tiết 泄 = “Tiết Ạ!” = Tả 瀉 (chữ Tiết 泄 và chữ Tả 瀉 đều có bộ Nước 氵) , nho viết từ Viết bằng chữ Tả 寫, nghĩa là tiết nước từ mỗi giọt “Mun Nác” = Mạc = Mực màu đen thành một con chữ gọi là Tả 寫, mà nghĩa chính là Viết (chữ viết ra trên tấm Vải = Dải = Giấy = Dó = xenluLo rồi sẽ khô mực ngay, nên chữ Tả 寫 này không còn bộ Nước氵nữa ) và nó cũng hợp logic với việc làm cho người khác “Tỏ Ạ!” = Tả, nên khi không viết, chỉ kể chuyện về phong cảnh vẫn gọi là Tả cảnh, tức làm tỏ ạ cho người nghe về cái cảnh mà mình đã thấy. [chữ “Tỏ Ạ!” = Tả 寫 thì Hán ngữ sẽ dùng bằng chữ Minh 明 Dã 也 = “Ming 明 Ye 也” = Me, trật, không thành một từ gì trong Hán ngữ, không thể thành được âm tiết “Xie” mà họ vẫn dùng đọc chữ Tả 寫 là Xie 寫 ]. Do cách xếp chữ từ trên xuống dưới mà trong một chữ biểu ý ta cứ đọc từ trên xuống dưới sẽ thấy nó là chữ Việt, nghĩa của từ Việt, ví dụ chữ Làm = Nàm = Nam 男, đọc từ trên xuống dưới là “Điền 田 Lực 力” = Đực (giải nghĩa: nam là giới tính giống đực). Nếu đọc như Hán ngữ thì sẽ là “Tian 田 Li 力” = Ti, không ra nghĩa gì là con trai hay nghĩa gì là làm cả, dù dân tộc nào cũng coi sức trai là sức lao động chính. Do cách xếp chữ từ phải sang trái nên trong một chữ ta cứ đọc từ phải sang trái sẽ thấy rõ âm Việt và nghĩa Việt, ví dụ chữ Hùng 雄 chỉ con chim trống, đọc là “Chuy 隹 Hồng 厷” = Chồng = Trống = Trượng 丈. Con gà Trống là con đầu đàn, là của Chung của cả đàn, nhấn mạnh từ là “Hẳn Chung” = Hùng 雄, đó chính là chữ Hùng 雄 của Hùng Vương 雄 王. Trên hai đầu nóc nhà mái tranh của người Thái có tượng con gà trống bằng gỗ. Người Tày khi đám cưới nếu vì lý do gì đó vắng mặt chú rể thì cô dâu bế một con gà trống. Chẳng phải là con cháu Vua Hùng đó sao? Hoặc ví dụ chữ Trồng 種 đọc là “Trọng 重 Hòa 禾” = Trồng (do lướt lủn); nếu Hán ngữ đọc thì là "Zhong 重 He 禾” = Zhe, sao thành âm “Zhong” mà họ vẫn đọc chữ Trồng 種 được? Hoặc ví dụ đọc chữ Minh 明 nghĩa là Sáng là “Nguyệt 月 Trời 日” = Ngời = “Nguồn sáng của Trời” = Ngời = nhấn mạnh “Ngời Này!” = Ngày. Hán ngữ dùng chữ Minh Thiên 明 天 để gọi ngày mai, nghĩa đen là xếp theo ngữ pháp Việt, là Sáng Trời = Minh Thiên (tức là qua đêm thì đến Sáng Trời, tức đến ngày mai). Thời Văn Lang rực rỡ 5000 năm trước ở nam Dương Tử thì Kinh, Mường vẫn còn là một, là người Việt. Những chữ nho dùng tính thời gian, của nền văn minh nông nghiệp lúa nước, như các từ Niên 年, Xuân 春, Hạ 夏, Thu 秋, Đông 冬 đều có nguồn gốc là do tiếng Mường. Chứng minh: Blơi = Lời = Trên + Lời = Trời. Mặt Trời, cổ xưa gọi là Lời, nên mới có từ Thời gian ( Thời cùng rỡi với Lời), và thời điểm thì gọi là Lúc ( Lúc cùng tơi với Lời). Một ngày thì mặt trời là Lời có Ló vào lúc sớm và Lặn vào lúc tối, đó là sự Lăn của trái đất, chu kỳ ấy gọi là môt Lần (nho viết từ Lần bằng chữ Luân 輪 , còn đọc từ phải sang trái là “Lăn 侖 Xe 車” = Lẹ, cái Thời như cái Thoi đưa). Chu kỳ một vòng Lăn của trái đất là Lăn = Lần = Vần = Vằn (tiếng Tày gọi ngày là “Vằn”). Đó là cái vòng nhỏ của thời gian (24 giờ). Vằn = Vần = Lần là một Ngày, dùng từ đôi là “Lần Ngày” = Lay. Từ Ngày thì nho viết bằng chữ Nhựt 日, nên còn có từ đôi “Lần Nhựt” = Lứt. Từ đôi Lay Lứt là từ đôi để nhấn mạnh ý là chỉ vừa đúng một ngày, chứ không phải là từ láy như Từ điển giải thích. Chỉ cần nói “sống Lay Lứt” là hiểu ngay là sống qua ngày, sống bằng tiền kiếm được chỉ đủ ăn có một ngày, không có dư, gọi theo hàn lâm là “sống Độ 渡 Nhật 日”. Sống Lay Lứt làm người ta phải lo, đó là cái nỗi lo dai dẳng kéo “Dài Ngay” = Day, “Dài Nhựt” = Dứt, là nỗi lo Day Dứt mãi không thôi. Vòng lăn nhỏ của trái đất 24 giờ là một Lần thì cái vòng lớn của thời gian 365 ngày là cái “Lần Lắm” = “Nần Nắm” = Năm = “Năm Liền” = Niên, nho viết từ Năm bằng chữ Niên 年. Một năm là Lần Lắm thì một ngày chỉ là một Lần = một Vần = một Vằn. Một năm là nhiều Vần ắt phải là một Vận, vì ‘Vần Vần” = Vận, 1+1=0. Hết một năm tức hết cái Vận ấy để tiếp sang Vận mới, lúc giao thừa gọi là lúc xong vận thì đến “Xong Vận” = Xuân, là đến Xuân, để đến vận mới, trời đất xoay chuyển là như vậy (Ngày = ”Xe Ngày” = Xoay, là xoay vần), “Xoay hết một Vận” = “Xong Vận” = Xuân 春. Mùa Hạ thì nóng như lửa, gọi nhấn mạnh là “Hỏa Hè!” = Hè, “Hè Ạ!” = Hạ 夏, Mùa thu thì mát mẻ nên thư thái, nhấn mạnh “Thư Chú!” = Thu 秋. Mùa đông thì khô hanh, nước ao tù cạn tới mức bùn Đọng = Đóng = = Đông 冬. Từ Ngày viết biểu ý bằng chữ Nhật 日, từ Năm viết bằng chữ Niên 年, nhưng một Năm là một Vận nên từ Vận cũng viết biểu trưng bằng chữ Nhật, cụ thể như trong chữ Xuân 春, đọc từ trên xuống dưới là “Xong 奉 Vận 日” = Xuân 春. Chữ Xong mượn từ chữ “Xong!” là lời đáp khi nhận mệnh lệnh của trên, biểu thị là sẽ chấp hành cho đến hoàn tất, thường nhấn mạnh là “Phải Xong!” = = Phộng = Phụng 奉 (như đậu phộng = đậu phụng). Xưa đáp Phụng Mệnh 奉 命 = Phụng Mảng! (để nghe cho nó sang sảng vang to hơn). Và cũng hợp logic là nhấn mạnh cái nhiều, “Mạng Mạng” = Mảng, 0+0=1. Bởi lẽ Mệnh có gốc là do từ Miệng tức là cái “Mở Tiếng” = Miệng, Miệng mang nghĩa là Nói, Nói Miệng = Nói Lời (Hán ngữ viết là Khẩu Lệnh 口 令). Miệng = Mệnh 命 = Mạng 命 = Mảng 命. Lời Miệng = “Lời Mệnh” = Lệnh 令. Do vậy có từ đôi Mệnh Lệnh 命 令. Không chấp hành mệnh lệnh của trên thì mang tội chết (thượng tôn pháp luật), do vậy từ Mệnh chuyển nghĩa thành sinh mệnh hay tính mạng. Phân tích: Như trên, thấy rõ là trong tiếng Việt các từ dân gian và hàn lâm đều là trong cùng một nôi khái niệm vì chúng thể hiện là hợp logic với nhau bằng QT Tơi-Rỡi: bLơi (1) = Trời (1) = Lời (1) = Lần (2) = Vần (2) = Vằn (2) = Vận 運 (3) = Luân 輪(4) = Lăn (4) = = Liền (3) = Liên 連 (3) = Niên 年 (3) = Năm (3). Hoàn toàn hợp logic biến âm theo QT Tơi-Rỡi. Nôi khái niệm này thể hiện sự Xoay Vận (3) của một Năm (3) là kết quả của nhiều Ngày Vần (2) của Vũ Trụ 宇 宙 . Có nghĩa là không gian và thời gian là một tổng thể và đều đang Xoay Vận. Nôi khái niệm trên tương ứng trong Hán ngữ là: Ri 日 (1) = Ci 次 (2) = Ri 日(2) = Yun 運 (3) = Lun 輪 (4) = Lian 連 (3) = Nian 年(3). Gần như phù hợp QT Tơi-Rỡi nếu dùng ký tự latin để phiên âm (pin yin) thấy được. ( “Phải Giống” = Phỏng 仿, nghĩa là bắt chước, “Phỏng 仿 Liên 連” = Phiên 翻, nghĩa là phải giống cái liên quan; phải giống cái âm gọi là Phiên Âm 翻 音, “Phiên Thành” = Phanh 拼, nghĩa là chép lại; [ Hán ngữ dùng từ “chép lại cái âm” là Phanh Âm 拼 音 đọc lơ lớ là Pin Yin 拼 音]. Riêng phần từ đôi thì không hợp lý: Ngày Vần (2) tương ứng [ Ri Yun 日 運 (2) ], Xoay Vận (3) tương ứng [Yun Zhuan 運 轉 (3)]. Ở tiếng Việt thì Ngày Vần = Xoay Vận, là cùng nôi khái niệm, Ngày = Xoay và Vần = Vận, trong một từ đôi thì cái nghĩa Ngày đồng nghĩa Vần (= Vằn), là sự vận động của thời gian; Xoay đồng nghĩa Vận, ví dụ Xoay chuyển = Vận chuyển. Chữ Vận Chuyển 運 轉 [Yun Zhuan 運 轉] trong tiếng Việt thì từ Vận Chuyển đã chuyển nghĩa thành chuyên chở hai chiều,[ từ Yun Zhuan 運 轉 trong Hán ngữ chỉ dùng để diễn đạt sự Quay, như cái “Quạt Máy” = Quay, hay sự Chạy của cái xe Máy]. Vũ 宇 nghĩa là không gian (ngôn từ hàn lâm của Từ điển), Trụ 宙 nghĩa là thời gian (ngôn từ hàn lâm của Từ điển). Nhưng chính ngôn từ dân gian đã sinh ra cái chữ nho để mà hình thành nên ngôn từ hàn lâm: cái “Vỏ 宀 Ủ 于” = Vũ 宇, cái “Trời 宀 Du 由” = Trụ 宙. Trong nôi khái niệm trên thấy rõ cái Vận (4) chính là cái Vỏ (tệp lớn) ôm đủ 365 cái Vần (những tệp nhỏ), cái Vỏ ấy gọi là một Liên (3) , một Niên (3) bao trùm lên 365 ngày như là cái Mái. Trong tiếng Việt cái gì ở trên đầu mình thì gọi là cái Mái = Màn, ví dụ Màn Trời, che cho mình; cái gì ở dưới đít mình thì gọi là cái Mền = Nền, ví dụ Nền Đất, đỡ cho mình, con người là ở trên Nền đất mà dưới Màn trời. Cái bộ thủ che ở bên trên gọi là bộ “Mái Hiên” = Miên 宀 (Hiên là do nhấn mạnh “Hẳn Liền” = Hiên, tức rất kín), vì Trời = Thời = Thái (thái dương) = Mái = Miên 宀. Thái dương nghĩa là mặt trời. Mặt trời tuy chỉ là một điểm nhỏ trong màn trời mênh mông nhưng ánh sáng của nó thì như cái Vỏ trùm từ trên xuống ôm che cho tất cả không hở một li. Bộ thủ Miên 宀 chính là cái Vỏ, vì Miên = Mái = = “Mái Này!” = May = Váy = Vỏ, đều là những cái để che kín. Trời che lên tất cả, Thời cũng che lên tất cả, như cái Mái = Miên 宀, do vậy từ lướt “Trời 宀 Du 由” = Trụ 宙, vừa nói lên cái che bao trùm của nó (từ Trời), vừa nói lên cái chuyển động xoay vận của nó (từ Du), Chữ Trụ 宙 đọc từ trên xuống dưới là “Trời 宀 Du 由” = Trụ 宙; cũng đọc là “Miên 宀 Du 由” = Mu, Mu cũng nghĩa là thời gian nhưng là thời gian đã được vẽ chia thành lịch khắc trên cái Mai = Mái của con rùa, chính vì vậy cái Mai rùa còn được gọi là cái Mu rùa do từ Mu chuyển nghĩa, bởi vậy mới coi Mu rùa là vĩnh cửu như thời gian, đặt cái gì lên Mu rùa là cái đó được giữ vĩnh cửu, nhiều loài khác cũng có Mái che lưng như của rùa như con vích, con đồi mồi, cái Mái của chúng chỉ được gọi là Mai = Mui. Đương nhiên thời gian trôi qua không hề trở lại, là sự mất vào quá khứ: Thời = “Thời Chi 之!” = Thì 時 = Đi = Đời = Đại 代 = Thái 太 = Thế 世 = Thệ 逝 = Kế 繼 = Kiếp = Khiếp 怯 = =Khuất = Khứ 去. Nhấn mạnh bằng từ đôi “Thời 時 Đại 代” = Thái 太, là sự vượt quá thời gian qui định, và cứ thế mà đi mãi là “Thái đi Mãi” = “Thai – M” ( lướt lỏn), đó chính là âm đọc từ Time (“thai – m”) của tiếng Anh. Nhấn mạnh sự che chở bằng từ nhấn mạnh nhờ phụ từ khẳng định đứng sau là “Mái Này!” = May, nghĩa đen của May là sự ken kín để che, như may cái váy che thân, các mũi chỉ “Mau Này!” = May, chuyển nghĩa May là được hưởng sự che chở, hưởng lợi. Thấy trời động mưa, chạy tìm được mái che là gặp May, đường đời bỗng được Chúa Trời che chở là gặp May (Che + “Che Chớ!” = Chở thành từ đôi Che Chở, May + “May Nhặn” = Mắn thành từ đôi May Mắn, May Mắn không đồng nghĩa với Hạnh Phúc). “Trời Du” = Trụ, nghĩa là thời gian. [ Chữ Trụ 宙 thì Hán ngữ đọc là Zhou 宙, nếu đọc đúng qui tắc trên xuống dưới như qui định của Hán tự thì là “Mián 宀 Yóu 由” = Móu , trật, không thành Zhou 宙; từ Mian 宀 trong Hán ngữ cùng rỡi với từ Tian 天 nghĩa là trời, đúng logic như là cái mái che, nhưng nếu đọc từ trên xuống là "Tian 天 Yóu 由" = Tou, cũng vẫn trật, không thành được Zhou 宙]. Chữ Vũ 宇 đọc từ trên xuống là “Vỏ 宀 Ủ 于” = Vũ 宇. Ủ = Ư 于 = Ôm = Vòm, nghĩa là cái vòm trời tức bầu trời gọi là không gian. Ư 于 = Ở = Ủ = Vu 于. Chữ Vũ 宇 cũng có thể đọc trên xuống dưới là “Miên 宀 Vu 于” = Mũ, là cái che bên trên như bầu trời. [ Hán ngữ đọc chữ Vũ 宇 là Yu, đọc chữ Vu 于 cũng là Yu, nếu đọc chữ Vũ 宇 từ trên xuống đúng như qui định của Hán tự thì sẽ là “Mián 宀 Yú 于” = Mu, trật, không thành được Yu 宇 ; từ Vỏ của Hán ngữ là Tao 套, nếu đọc chữ Vũ 宇 là “Tao 套 Yu 于” = Tu, cũng trật nốt, không thành được Yu 宇]. Những cặp đối nguyên thủy tương ứng Dưới/Trên là Ẩm/Ương = Nậm/Nướng = Nước/Nắng = Nền/Nón = Mền/Mũ . (Muốn hợp lý phải quay về đúng cái nguyên thủy là cái qui luật của vũ trụ).
    1 like
  7. Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái 18/07/2014 18:21 Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 16 giờ chiều nay 18.7, tâm bão số 2 ở vị trí 20,2 độ vĩ Bắc và 110,7 độ kinh Đông, hiện còn cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 350 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, tức là từ 167 – 183 km/giờ, giật cấp 16 – 17. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến tối nay vùng tâm bão có khả năng đi vào khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ. Đến 4 giờ sáng mai 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ vĩ Bắc và 108,6 độ kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 90 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13, tức là từ 118 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16. Bản đồ dự báo đường đi của bão Rammasun đến 16 giờ chiều ngày 18.7 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Khoảng gần sáng và sáng mai 19.7, vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung, sau đó đi dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn sẽ có gió mạnh cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội, sóng biển cao 5 - 6 mét. Bắt đầu từ đêm nay, tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 11 - 12, giật cấp 13 - 14. Các nơi khác ở đồng bằng và đông bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng. Hoàng Phan ============== Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn. Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch. Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An. =D>
    1 like
  8. Mây “ảo vọng” Xuân Dương 15/07/14 06:00 (GDVN) - Cách hành xử và ngôn từ của những người cộng sản Trung Quốc đã, đang dùng cho thấy, với họ “chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển” cao hơn tất cả. TQ hậm hực, muốn vung tiền đập vỡ sự thống trị của Ngân hàng Thế giới Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc? Đưa vụ giàn khoan 981 ra Liên Hiệp Quốc: Hiệu quả nhanh nhất! ====================== Còn đây là câu trả lời của một hãng phim hoạt hình Hoa Kỳ: Những hình ảnh trong phim hoạt hình này , tôi đã đưa lên chính trong topic này. Đã từ lâu lắm rồi. Hôm nay đưa lên lại đê tham khảo. Với Lý học thì không có hiện tượng nào là ngẫu nhiên.
    1 like
  9. Mỹ yêu cầu bảo vệ bằng chứng máy bay Malaysia bị bắn rơi 18/07/2014 06:56 (GMT + 7) TTO - Sáng nay 18-7 (giờ VN), chính phủ Mỹ đã lên tiếng yêu cầu phải bảo vệ các bằng chứng liên quan đến vụ chiếc máy bay của Malaysia Airlines chở 295 người bị bắn rơi trên bầu trời miền đông Ukraine. Các tay súng ly khai thân Nga có mặt tại hiện trường vụ rơi máy bay - Ảnh: Reuters Theo hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã điện đàm ngay sau khi thảm họa xảy ra. Hai nhà lãnh đạo cảnh báo nguy cơ có những kẻ sẽ tìm cách phá hủy bằng chứng về những gì đã xảy ra đối với chuyến bay MH17. Ông Obama khẳng định với ông Poroshenko rằng các chuyên gia Mỹ sẽ hỗ trợ tối đa cho phía Ukraine để điều tra vụ chiếc máy bay chở 295 hành khách bị tên lửa đất đối không bắn rơi. “Tổng thống Obama nhấn mạnh rằng cần phải giữ an toàn các bằng chứng ở hiện trường trên lãnh thổ Nga cho đến khi các nhà điều tra quốc tế nghiên cứu chúng” - Nhà Trắng cho biết. Các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại có thể lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine sẽ tìm cách phá hủy các bằng chứng. Trước đó Washington khẳng định chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bị một quả tên lửa đất đối không bắn rơi. Tại Mỹ Tổng thống Barack Obama đã mở cuộc họp khẩn với đội ngũ an ninh quốc gia để phản ứng nhanh với vụ máy bay MH17 rơi. Nhà Trắng cho biết ông Obama đã gọi điện cho Ngoại trưởng John Kerry và các quan chức an ninh ngay sau khi đến New York. Ông Obama và Tổng thống Nga Putin cũng đã trao đổi về thảm họa MH17 qua một cuộc điệm đàm đêm qua cũng như việc Mỹ mở rộng trừng phạt Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine. NGUYỆT PHƯƠNG ================ Lão Gàn đã phát biểu: Trong tháng 6 Âm lịch, những sự kiện liên quan đến Ukraine phải chấm dứt và những bên liên quan nên vừa lòng với những cái đã có. Sự kiện máy bay này là hậu quả của những tham vọng vì quyền lợi liên quan. Hoặc nó sẽ chấm dứt khủng hoảng ở đây; hoặc nó làm bùng nổ một xu thế rất bất lợi cho những tham vọng sai lầm.
    1 like
  10. Nhật cảnh báo nguy cơ đụng độ Trung Quốc 18/07/2014 06:52 (GMT + 7) TT - Sách trắng quốc phòng Nhật khẳng định vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc đang khiến căng thẳng leo thang trên biển Hoa Đông và có thể dẫn tới những cuộc đụng độ quân sự. Máy bay quân sự Nhật bay trên bầu trời quần đảo Senkaku/Điếu Ngư - Ảnh: AFP Nguồn tin Kyodo News cho biết sách trắng sẽ được nội các Thủ tướng Shinzo Abe phê chuẩn vào đầu tháng 8. Trong sách trắng, Chính phủ Nhật đánh giá việc Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông là hành vi đơn phương, khiêu khích, làm leo thang căng thẳng trên vùng biển giữa hai quốc gia. “Trung Quốc đã xâm phạm nguyên tắc tự do hàng không ở vùng trời trên biển” - sách trắng nhấn mạnh. Có thể đụng độ vũ trang Sách trắng quốc phòng Nhật nhắc lại việc hồi tháng 5 và 6 vừa qua, chiến đấu cơ Trung Quốc đã nhiều lần áp sát một cách nguy hiểm máy bay của Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) trên bầu trời Hoa Đông, nơi ADIZ hai nước chồng lấn. Cộng với việc Trung Quốc thường xuyên điều tàu và máy bay tới áp sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính quyền Tokyo cảnh báo một cuộc đụng độ vũ trang có thể bất ngờ nổ ra trên biển Hoa Đông. Trên tạp chí National Interest, giáo sư Hugh White thuộc ĐH Quốc gia Úc nhận định hoàn toàn có khả năng xung đột quân sự nổ ra giữa Nhật và Trung Quốc. “Nhưng hai nước sẽ không giao tranh để giành quần đảo Senkaku hay nguồn tài nguyên ở đó. Senkaku chỉ là vật lưu niệm trong cuộc đối đầu để khẳng định vị thế giữa hai cường quốc châu Á” - giáo sư White cho biết. Ông khẳng định trên thực tế Bắc Kinh muốn dùng tranh chấp Senkaku để chứng minh rằng Mỹ sẽ không hành động quyết liệt để bảo vệ các đồng minh châu Á. Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục đe dọa triển khai quân sự ở vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các vụ vờn nhau trên không vừa qua là một bằng chứng. Giáo sư White cho rằng Washington đã phản ứng theo cách Bắc Kinh lường trước và mong đợi. Đó là chỉ đưa ra các thông điệp không rõ ràng mà không khẳng định quả quyết sẽ bảo vệ Nhật nếu xung đột xảy ra ở Senkaku/Điếu Ngư. Cơn ác mộng tại châu Á “Liên minh Mỹ - Nhật sẽ bị giáng một đòn mạnh nếu Trung Quốc tấn công Senkaku mà Washington không hỗ trợ Tokyo. Bắc Kinh sẽ rất muốn thử thách vị thế của Mỹ ở châu Á. Chính quyền Trung Quốc tỏ ra tự tin cho rằng Mỹ sẽ khiến Nhật thất vọng” - giáo sư White cảnh báo. Trên thực tế, nhiều nhà phân tích quốc tế cũng đánh giá việc Tổng thống Mỹ Barack Obama ngần ngại can thiệp vào Libya, Syria, Ukraine và Iraq khiến các quan chức Bắc Kinh xác định ông sẽ không dám hành xử quyết liệt khi xung đột nổ ra trên biển Hoa Đông và biển Đông. Trên tạp chí The Diplomat, giáo sư James Holmes thuộc ĐH Naval War của Mỹ đánh giá chiến tranh giữa Nhật và Trung Quốc sẽ là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” tại châu Á. Và rất khó để dự đoán bên nào sẽ chiến thắng nếu chiến tranh xảy ra. Theo trang Global Security, Trung Quốc đang phát triển nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung đủ sức bắn phá các căn cứ quân sự cùng tàu chiến của Mỹ và Nhật. Ngược lại, tàu ngầm, tàu khu trục và tên lửa mặt đất chính xác của Mỹ và Nhật thừa khả năng đánh chìm nhiều tàu chiến và phá nát các căn cứ không quân Trung Quốc. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã mở một chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn để chống Nhật. Giới quan sát cho biết mặt trận tuyên truyền chống Nhật của Trung Quốc trở nên đặc biệt nóng bỏng sau khi nội các Thủ tướng Shinzo Abe thông qua cách hiểu mới hiến pháp hòa bình, tạo điều kiện cho Tokyo thực thi quyền phòng vệ tập thể. Bắc Kinh e ngại tầm ảnh hưởng quân sự mở rộng của Tokyo trong khu vực sẽ ngăn chặn tham vọng bá quyền của Trung Quốc. HIẾU TRUNG ======================== Tung Cóoc ngày càng sai lầm nghiêm trọng trong các sách lược quốc tế. Cách phân tích, nhìn nhận vấn đề của họ hết sức tiểu tiết, cục bộ và đặc biết rất chủ quan.
    1 like
  11. Mây “ảo vọng” Xuân Dương 15/07/14 06:00 (GDVN) - Cách hành xử và ngôn từ của những người cộng sản Trung Quốc đã, đang dùng cho thấy, với họ “chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển” cao hơn tất cả. TQ hậm hực, muốn vung tiền đập vỡ sự thống trị của Ngân hàng Thế giới Tranh chấp chủ quyền: Chọn hữu nghị viển vông hay quốc gia, dân tộc? Đưa vụ giàn khoan 981 ra Liên Hiệp Quốc: Hiệu quả nhanh nhất! ====================== Còn đây là câu trả lời của một hãng phim hoạt hình Hoa Kỳ:Bài chưa hoàn chỉnh Những hình ảnh trong phim hoạt hình này , tôi đã đưa lên chính trong topic này. Nhưng lâu quá không biết tìm ở đâu. Khi tìm được, tôi sẽ đưa lên lại trong bài này.
    1 like
  12. Thăm 'hậu duệ" người Việt giàu có và phồn vinh tại Indonesia 07:00 | 17/07/2014 Depplus.vn - Khu vực đảo Sumatra thuộc Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Minangkabau. Họ có gốc gác và nhiều tập quán sinh hoạt rất giống với người Việt. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia đã cùng cho rằng tộc người Minangkabau sinh sóng tại Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Người Minangkabau vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ trong gia đình mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn. Mọi tài sản cũng như đất đai đều thuộc quyền phụ nữ. Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý. Những hình ảnh đẹp về tộc người Việt cổ sinh sống tại Indonesia. Đám cưới của người Minangkabau được trang trí độc đáo. Đặc biệt cũng mở "đầu câu chuyện" bằng miếng trầu như nghi lễ truyền thống Việt Nam. Trong tiếng Indonesi, Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu. Tên gọi của tộc người bắt nguồn từ một chiến thắng trong quá khứ. Vì vậy, con trâu là hiện thân quan trọng trong nhiều nét văn hóa của người Minakabau. Trẻ em Minangkabau trong lễ aquika mừng ngày sinh nhật. Họ được mặc những bộ trang phục rực rỡ, màu đỏ và vàng trên chiếc cũ cầu kì tượng trưng cho tinh thần và sự dũng cảm của người Minangkabu. Đây cũng là cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới.Mọi tài sản lớn đều thuộc quyền thừa kế của phụ nữ. Kết cấu nhà truyền thống của người Minangkabau có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam, cũng tương tự cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang. Một ngôi nhà Rumah Gadang bề thế. Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất. Gia đình nào càng có nhiều con gái càng chứng tỏ sự giàu có trong tương lai. Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập. Cô gái Minangkabau trong điệu múa đĩa nến Piriang truyền thống. Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái). Đàn ông Minangkabau giữ nhiệm vụ duy trì văn hóa truyền thống cũng như đi xa làm ăn. Nhiều người đàn ông Minangkabau nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới, bởi nhiệm vụ của họ là đi xa làm ăn, trao quyền quản lý gia đình cho phụ nữ. Trang phục truyền thống của người Minangkabau. Trình diễn điệu múa truyền thống trên sân khấu mô phỏng kiến trúc nhà mái cong. H (Depplus.vn/MASK)
    1 like
  13. Giàn khoan Hải Dương- 981 dịch chuyển ra ngoài thềm lục địa Việt Nam Thứ Tư, 16/07/2014 - 20:16 (Dân trí) - Tại thời điểm 18h30 ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương- 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sơ đồ thể hiện đường di chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981 đến rạng sáng ngày 16/7. Ảnh: TTXVN/Baotintuc.vn Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ 21h3' ngày 15/7, giàn khoan Hải Dương- 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam dịch chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Qua theo dõi của các lực lượng chức năng của ta, giàn khoan Hải Dương- 981 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống dịch chuyển với tốc độ lúc cao nhất khoảng 4 - 4,2 hải lý/giờ (tương đương gần 8km/giờ) theo hướng 330 độ (hướng Bắc Tây Bắc), hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc). Phía Trung Quốc bố trí gần 60 tàu các loại hộ tống giàn khoan dịch chuyển theo hình chữ V ở cự ly sát nhau. Tại thời điểm 18h30 ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương- 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương- 981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc. TTXVN 1 bình luận nhac hoa (7/16/2014 9:41:00 PM) netcoxanh@gmail.com ===================== Vẫn chưa an toàn! Phải rút về Hoa Đông mới đúng tiêu chuẩn ISO 2014. Tung Cóoc chịu chơi thì đặt giàn khoan đúng đường đi của bão Thần Sấm để chứng tỏ ta đây rút không phải vì bão chứ nhỉ?
    1 like
  14. Trung Quốc di chuyển giàn khoan 981: Ẩn sau là ý đồ nguy hiểm khác VIẾT CƯỜNG 16/07/14 11:52 (GDVN) - Đó là ý kiến của Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) về việc Trung Quốc tuyên bố đưa giàn khoan 981 về đảo Hải Nam Trao đổi với phóng viên Giáo dục Việt Nam, tướng Lê Văn Cương cho biết, việc Trung Quốc sẽ kéo giàn khoan về, ông đã từng nói từ cách đây 2 tháng. Theo ông, đây là việc hết sức bình thường, chúng ta không có gì phải vui mừng hay bàn tán nhiều về động thái đó của Trung Quốc. Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: TTO Tướng Lê Văn Cương nhận định rằng, việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển gần khu vực đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam chỉ là tạm thời. “Đây chưa phải là kết thúc. Thời gian tới có thể Trung Quốc sẽ đưa thêm một hoặc nhiều giàn khoan mới ra, lúc đó chúng ta còn căng thẳng, mệt mỏi hơn” – Tướng Cương nói. Cũng theo lời của vị tướng nguyên là Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an, việc Trung Quốc kéo giàn khoan về, chúng ta đừng nghĩ là một cuộc bỏ chạy của Trung Quốc. Ẩn đằng sau việc làm này có thể còn chứa đựng nhiều ý đồ nguy hiểm khác của nước láng giềng. ============ Cụ Cương nói chí lý. Mới hết tập I à.
    1 like
  15. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. TÍNH HỢP LÝ VÀ HỆ THỐNG TRONG CẤU TRÚC NGÔN NGỮ VIỆT. Tôi xin bắt đầu từ từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt. Từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt, dùng để mô tả những vật làm chuẩn mực cho những vật khác chế tác giống nó, hoặc tương tự như nó. Thí dụ: người mẫu; vật mẫu, làm mẫu....từ "mẫu" còn có nghĩa là "mẹ", tất nhiên mẹ là một tập hợp của những đứa con, tức là người sinh ra những phần tử trong tập hợp con cùng tính chất với mình. Sự liên hệ giữa "mẫu" - "mẹ" là một sự liên hệ hợp lý. Từ "Mẫu" khi thay thế từ "mẹ" để chỉ người "mẹ" tôn kính chỉ dùng cho các bậc Thánh mẫu trong ngôn ngữ Việt, hoặc những người phụ nữ tiêu biểu làm "mẫu" - chuẩn mực cho thiên hạ, như "Thánh Mẫu", "mẫu hậu"; ...Tất nhiên, ngôn ngữ Việt chẳng bao giờ dùng từ "mẫu" cho tầng lớp phàm nhân khác. Điều này cho thấy tính chuẩn mực của từ "mẫu" trong tiếng Việt. Khi mô tả cái mặt thì từ "mặt" đặc trưng thể hiện của một con người, là hình tướng của một con người, là chuẩn mực - "mẫu" - để so sánh với người khác qua cái mặt, thì chúng ta đã thấy một sự liên hệ với vần "m": Mẫu - mặt. Trong ngôn ngữ mô tả các bộ phân trên mặt cũng đều có ngữ âm liên hệ với vần "m", như: Mắt, mũi, môi, mép, mồm, miệng, mi, mày, mắt.... Qua đó chúng ta thấy rằng, những từ cổ nhất và xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Việt - tất nhiên là nó phải có sự phân loại người này với người khác trong quan hệ xã hội đơn giản nhât - mẫu, chuẩn mực so sánh phân loại, đều nằm trong hệ thống của từ đầu tiên - "mẫu", theo nghĩa Việt là chuẩn mực - để tả khuôn mặt khác nhau. Sự phân loại theo nguyên lý: Dương trước, Âm sau. Âm thuận tùng Dương. Đây là nguyên lý của Lý học Việt. Điều này chúng ta thấy cũng có sự ứng dụng trong ngôn ngữ Việt. Trong ngôn ngữ Việt, phát âm một từ phức tạp hầu hết là sự kết hợp mô tả của nhiều ký tự. Những ký tự đầu chữ là "Dương", Ký tự kết hợp là Âm. Những ký tự này có thể mô tả qua hệ thống chữ Latinh - có xuất xứ từ văn minh Tây phương - hoặc chữ Khoa Đẩu, từ nền văn minh Việt cổ - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh(*). Trở lại với thí dụ trên, chúng ta thấy rằng: ký tự đầu (Dương): "M" khi kết hợp với các ký tự sau (Âm), quyết định nghĩa của từ. Đây chính là nguyên lý Âm thuận tùng Dương. Hoặc như các ký tự sau, như :ay, ày, áy, ạy ãy...sẽ không có nghĩa. Nhưng nếu ta chỉ cần thêm một ký tự đầu, như vần "Đ" - tức Âm Dương kết hợp, chúng sẽ có nghĩa như sau: Đay, đày, đáy, đạy, đãy... Nhưng nếu ta thay ký âm "D" thì các từ ký âm sau với từ "D" sẽ khác hẳn - Âm thuận tùng Dương - như sau: Day, dày, dáy, dạy, dãy.... Trong ngôn ngữ Việt, tất cả các cấu trúc ký hiệu mô tả tiếng Việt đều thể hiện như vậy. Tất nhiên, hiện tại ngôn ngữ Việt hiện đại dùng ký tự Latin, ngôn ngữ Việt cổ dùng chữ Khoa Đẩu - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh - cũng là loại chữ ghép vần, cũng phải có quy luật này. Tính quy luật khi ghép vần với nguyên lý "Dương trước, Âm sau; Âm thuận tùng Dương" không có ở các sinh ngữ phổ biến trên thế giới. Còn tiếp QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ NGÔN NGỮ VIỆT. ================= * Chú thích: Tiếng Việt thể hiện qua ký tự Khoa Đẩu trong hệ thống chữ Khoa Đẩu cụ Khánh Hoài chứng minh, cũng ghép vần như chữ Quốc Ngữ hiện nay.
    1 like
  16. Thân gửi các anh chị em thành viên, hội viên và học viên của Diễn đàn Lý Học Đông Phương. Nhằm mục đích phát triển nâng cao chất lượng trao đổi học thuật và nhu cầu tham gia Diễn đàn của các thành viên, hội viên. BQT tiến hành các hoạt động nâng cấp và thay đổi trên toàn hệ thống Diễn đàn Lý Học Đông Phương. Bao gồm: [*]Nâng cấp hệ thống mã nguồn diễn đàn lên phiên bản mới [*]Thiết lập lại chức năng của tất cả các thành viên theo chỉ đạo của Trung Tâm Trong thời gian thực hiện những thay đổi kỹ thuật, khi truy cập diễn đàn sẽ gặp các trường hợp sau: [*]Thành viên không truy cập được vào diễn đàn: Có nghĩa là bạn không được quyền truy cập do bị khóa tài khoản hoặc diễn đàn đang trong quá trình nâng cấp [*]Thành viên không có chức năng gửi bài viết ở một, một vài hoặc toàn bộ diễn đàn: Tạm thời tất cả các thành viên bị khóa chức năng gửi bài viết hoặc bạn không được phép gửi bài viết [*]Học viên các lớp Phong Thủy, Luận Tuổi... tạm thời không được cấp phép truy cập. [*]Không sử dụng được chức năng Gửi tin nhắn, Gửi email... Có nghĩa là bạn không được phép sử dụng chức năng này hoặc đang được bảo trì. Mọi thông tin liên quan chúng tôi sẽ cập nhật ở thông báo tiếp theo.
    1 like
  17. BÀI TOÁN CHIA SỮA & CÁC THỂ LOẠI TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến bài toán này. Tất nhiên nó cũng không nằm trong một phương pháp giảng dạy nào. Đó là bài toán "Chia sữa", có nội dung như sau: "Có một cái bình 8 lít đầy sữa, một bình 5 lít và một bình 3 lít để không. Làm thế nào để có 4 lít sửa trong 1 cái bình ?" Bài này được giải như sau: 1/ Lấy bình 8 lít đổ vào bình 3 lít, còn 5 lít. 2/ Lấy bình 3 lít đổ vào bình 5 lít, bình 3 còn 0 lit. bình 5 có 3 lit. 3/ Lấy bình 8 lít, đổ tiếp vào bình 3 lít, trong bình còn 2 lít. 4/ Lấy bình 3 đổ tiếp vào bình 5 . bình 3 còn 1 lit và bình 5 đầy, bình 8 còn 2 lit. 5/ Lấy bình 5 đổ vào bình 8. Bình 8 có 7 lit. Bình 3 đổ vào bình 5. Lấy bình 8 đổ vào bình 3. Còn 4 lít. Bài toán giải xong. Có người còn giải ngắn hơn tôi. Đây là sự trắc nghiệm tư duy hợp lý trong điều kiên cần giải quyết với tuổi thiếu niên. Một định luật sinh học phát biểu rằng: "Chu kỳ phát triển của bào thai của một loài nào đó, lặp lại chu kỳ tiến hóa của chính loài đó". Thực tế trực quan quan sát được qua những phương tiện kỹ thuật đã xác định quy luật này. Nhưng Lý học Việt cho rằng: Quá trính tiến hóa của một sinh vật, kể từ giai đoạn bào thai cho đến kết thúc tuổi sinh học, lặp lại quá trình hình thành và phát triển của loài đó. Trong con người thì nó phản ánh lịch sử của cả một nền văn minh. Tạm thời tôi chưa chứng minh trên cơ sở Lý học Việt, vì chưa có thời gian. Nên tạm coi như một tiền đề. Từ tiền đề này ("Tiền", có dấu huyền, Không phải "tiên đề"), quan sát qúa trình phát triển từ khi con người sinh ra thì tư duy phân loại hinh thành đầu tiên trong thời thơ ấu. Sau đó đến tư duy tổng hợp từ nhận thức nền tảng của tư duy phân loại. Trên cơ sở nền tảng của tư duy tổng hợp xuất hiện tư duy hợp lý. Điều kiện này xuất hiện ở thời thiếu niên. Sự phát triển của nhận thức hình thành tư duy trừu tượng, xuất hiện ở tuổi thanh niên đến đầu trung niên. Tư duy trừu tượng trong sự phân loại các hiện tượng qua những sản phẩm của nó là: Lý thuyết, công thức, mô hình biểu kiến, các khái niệm trừu tượng.....tiếp tục được tổng hợp bởi tư duy hợp lý và hình thành tư duy phức hợp của nền văn minh trong tương lai. Trên thực tế, sự tồn tại của tư duy phức hợp đã có trong thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Điều này chứng tỏ nền văn minh của nhân loại đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ. Từ tiền đề trên, cho thấy sự lặp lại trong quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh nhân loại trong một cá thể người, là: tuổi tư 32 - 35 đến 42 - 45 thường là giai đoạn phát triển tư duy sáng tạo mạnh mẽ. Sau giai đoạn này thường là sự khủng hoảng những gía trị đã nhận thức được. Đây là giai đoạn tương ứng với sự hủy diệt của nền văn minh Atlantic, trong qủa trình phát triển của văn minh nhân loại. Sau giai đoạn này có những người thất bại về cuối đời, có người thành công với những giá trị nhận thức được ổn định và tiếp tục phát triển. Đây chính là lịch sử của nền văn minh hiện tại nhận thức được, có thể đặt tên là "Hậu Atlantic" tính đến ngày hôm nay. Lịch sử nền văn minh "Hậu Atlantic" có tiếp tục tiến hóa đến một khà năng tiếp thu được một lý thuyết tập hợp tất cả mọi quy luật vũ trụ - như nền văn minh Atlantic - hay không, sẽ tùy thuộc vào qúa trình tiến hóa tiếp theo. Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, kéo dài hơn tuổi thọ của con người, cho nên nền giáo dục nói chung của nhân loại phụ thuộc vào tính chân lý của nền tảng tri thức quyết định cho sự phát triển tương lai. Tôi chỉ trình bày luận điểm của mình và chưa chứng minh. Nhưng tính quy luật của luận điểm thể hiện qua lới tiên tri sau đây: Không quá 30 năm nữa (Nhanh thì ngay ngày mai), sự phát triển của khoa học hiện đại, sẽ tìm thấy dấu ấn của quy luật này trong cấu trúc sinh học của con người. Tất cả mọi con đường trong tương lai, đều chỉ đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.
    1 like