• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/07/2014 in Bài viết

  1. Bão Rammasun mạnh cấp 15 đang hướng về Móng Cái 18/07/2014 18:21 Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, đến 16 giờ chiều nay 18.7, tâm bão số 2 ở vị trí 20,2 độ vĩ Bắc và 110,7 độ kinh Đông, hiện còn cách Móng Cái, Quảng Ninh khoảng 350 km về phía đông đông nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, tức là từ 167 – 183 km/giờ, giật cấp 16 – 17. Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 km. Đến tối nay vùng tâm bão có khả năng đi vào khu vực Bắc Vịnh Bắc Bộ. Đến 4 giờ sáng mai 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,2 độ vĩ Bắc và 108,6 độ kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 90 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 - 13, tức là từ 118 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16. Bản đồ dự báo đường đi của bão Rammasun đến 16 giờ chiều ngày 18.7 - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Khoảng gần sáng và sáng mai 19.7, vùng tâm bão sẽ đi vào khu vực biên giới Việt Trung, sau đó đi dọc theo vùng núi Bắc Bộ và suy yếu dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải, Vân Đồn sẽ có gió mạnh cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 11 - 12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 15 - 16. Biển động dữ dội, sóng biển cao 5 - 6 mét. Bắt đầu từ đêm nay, tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 11 - 12, giật cấp 13 - 14. Các nơi khác ở đồng bằng và đông bắc Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật cấp 7. Ở các tỉnh Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Vùng núi Bắc Bộ có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất trên diện rộng. Hoàng Phan ============== Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Cốc! Cốc! Cốc! Booeng. Con lạy cụ!Con lạy cụ Thần Sấm, thần Sét, con lạy bà Thiên Lôi. Con lạy ông làm mưa, bà mần gió. Con đang có mấy độ phoengshui ở Hà Lội. Các cụ cho cơn bão Ra ma sui đi chỗ khác con nhờ. Còn không thì nó tan cũng được. Chứ mưa to gió nhớn thế này, mà nó chỉ quẹt vào Hà Lội thì con hết mần ăn. Lễ bạc lòng thành, có chuối xanh chấm muối ớt, các cụ nhậu đỡ và chứng giám phù hộ cho lời cầu nguyện của con. Khi về nhà con xin hậu tạ. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Cốc! Cốc! Cốc! Boeng. Thành tâm xin các cụ một quẻ: Giờ Tuất ngày 22. 7. Giáp Ngọ Việt lịch. Quo..oeng...Chà có lý: Khai Đại An. =D>
    4 likes
  2. http://www.khoahoc.c...g-minh-hon.aspxhttp://www.khoahoc.c...ng-tuc-thi.aspx http://www.khoahoc.c...10-000-lan.aspx http://www.khoahoc.c...gio-xe-hoi.aspx http://www.khoahoc.c...-mat-nguoi.aspx http://www.khoahoc.c...e-cay-ghep.aspx http://www.khoahoc.com.vn/khampha/sinh-vat-hoc/54844_dung-ruoi-bien-rac-thai-thanh-thuc-an-cho-vat-nuoi.aspx
    1 like
  3. Hàng trăm chuyên gia trên chuyến bay bị bắn hạ ở Ukraine 18/07/2014 14:44 (GMT + 7) TTO - Đoàn đại biểu khoảng 100 chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống AIDs đã đi trên chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 bị bắn rơi ở Ukraine. Họ đã không bao giờ đến được một hội nghị quan trọng ở Úc. Hiện trường tan hoang nơi máy bay MH17 của hãng hàng không MAlaysia bị bắn rơi - Ảnh:Getty Images Theo AFP, họ là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống AIDs/HIV đang trên đường đến dự hội nghị quốc tế về bệnh AIDs năm 2014 ở Melbourne, dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 20 đến 25-7. Tổ chức y tế thế giới đã xác nhận Glenn Thomas, vốn là chuyên gia của tổ chức này là một trong số những hành khách thiệt mạng trong vụ máy bay rơi này. Thomas là người Anh, chuyên gia giải quyết các mối quan hệ truyền thông cho WHO. "Chúng tôi đang đợi thông tin liệu có bấy kỳ nhân viên nào khách của WHO đi trên chuyến bay này hay không vì chúng tôi cử đoàn đại biểu rất nhiều người đến dự hội nghị này. Cho đến giờ, chúng tôi chỉ mới nhận được thông tin của Glenn"- báo Guardian dẫn lời người phát ngôn của WHO cho biết. Báo Sydney Morning Herald dẫn lời những đại biểu dự cuộc họp dự bị ở Sydney đã nhận được tin rằng có khoảng 180 đồng nghiệp cùng các thành viên gia đình của họ đi trên chiếc máy bay bị bắn hạ, trong đó có cả cựu Chủ tịch Tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế Joep Lange và 4 nhà nghiên cứu người Hà Lan. Trong khi đó, tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế cho biết họ đã nhận được các báo cáo không chính thức rằng "nhiều đồng nghiệp và bạn bè đã thiệt mạng” trong vụ máy bay rơi nhưng không cho biết chính xác số người chết là bao nhiêu người. "Chúng tôi chưa nhận được thông tin xác minh có bao nhiêu người thiệt mạng và cũng không biết rõ có bao nhiêu đồng nghiệp đã đi trên chuyến bay xấu số đó. Ban tổ chức hội nghị mở Melbourne sẽ tiếp tục điều tra thêm"- Chủ tịch Tổ chức Phòng chống AIDS quốc tế Francoise Barre-Sinoussi nói. MỸ LOAN =================== Nếu như Lý thuyết thống nhất trở thành một trong những giá trị tri thức - chỉ cần ở mức độ tham khảo, chứ chưa phải là nền tảng - thì chí ít con người cũng biết được tương lai gần và từ đó sẽ có những quyết sách phù hợp với quy luật, nên chiến tranh sẽ khó xảy ra. Đương nhiên, những sản phẩm phụ của cuộc chiến - như tai nạn máy bay này - cũng sẽ khó xảy ra. Sự ứng dụng những quy luật vũ trụ từ một lý thuyết thống nhất, đã được SW Hawking nói tới. Khi con người có khả năng tiên tri và hiểu được cái tất yếu sẽ đến như thế nào, thì lúc đó họ sẽ thấy rằng: Chiến tranh là một giải pháp sai. Bởi vậy Lý học Đông phương xác định: "Thánh nhân bất đắc dĩ dụng binh", là vậy! Và cũng chẳng phải ngẫu nhiên, Lý học Việt qua lời tiên tri của cụ Trạng Trình , đã nói rằng: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Tức là: Nếu một lý thuyết thống nhất vũ trụ hình thành - tất nhiên là nhân danh nền văn hiến Việt (Vì liên quan đến Hà Đồ) - thì thiên hạ sẽ thái bình. Thật là một điều buồn!
    1 like
  4. Qui tắc Nở Qui tắc Nở (QT Nở) cũng là một qui tắc tạo từ của tiếng Việt, mà tôi còn gọi là “Qui tắc nhị phân trong bọc Trứng tiếng Việt”, vì sự diễn ra của nó đúng như số học nhị phân, đúng như Dương sinh ra Âm của Lý Học, đúng như một gạch của Quẻ (gạch liền: – ) sinh ra hai gạch của Quẻ (gạch đứt: - - ) như “nhất nguyên sinh ra nhị nguyên”. Sự hiện diện của QT Nở trong tạo từ của tiếng Việt cũng là một minh chứng rằng Quẻ Dịch, ký hiệu bằng các gạch liền và gạch đứt, là của người Việt. Những từ dẫn ra làm ví dụ trong phần này không phân biệt từ có viết bằng chữ nho (có chú chữ nho kèm theo), bởi tất cả chúng đều thể hiện là trong cùng một Nôi Việt, nên không thể coi những từ có viết bằng chữ nho là cái “tố gốc Hán” được. Ví dụ: Tông là hai vật đụng trực diện vào nhau tức cùng Tống 送 vào mặt nhau, “Tống 送 Tống 送” = Tông, 1+1=0, đương nhiên gây ra hai lực ngược chiều nhau. Tông đã phiên thiết thành Tác-Động (như một gạch sinh ra hai gạch nối cách), lướt lại tức thiết lại thì “Tác Động” = Tông. (Vì đây là hai tác động của hai vật lên nhau nên rất logic với “Tống Tống” = Tông, 1+1=0). Tác-Động tách hẳn ra Tác 作 và Động 動 là hai động từ độc lập. Động 動 nghĩa là cử động, đúng như nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau là “Động Chi!” = Đi. Tác 作 nghĩa là làm, làm thì phải dùng tay, đúng như nhấn mạnh “Tác Này!” = Tay, “Tác Hề!” = Tê (tiếng Nhật dùng “Tê” nghĩa là tay). Một từ đơn âm tiết coi như một con số 1, đại diện bằng một gạch liền của Quẻ, có thể coi nó như một cái Trứng hay một cái tế bào. Tế bào sinh sản bằng cách tự tách đôi, thoạt ban đầu thành hai nửa mà sẽ có một nửa thiên tính Dương, nửa kia thiên tính Âm. Thấy rõ: Trứng tách ra thành T – Rưng và diễn biến âm theo đúng QT Tơi-Rỡi thành Tời – Riêng. Nửa thiên tính Dương là Tời, là cái Tay Lời, là cái dùng để Tải = Tống lời ra, gọi theo QT Lướt là “Tay Lời” = Tơi (chức năng như cái áo ngoài gọi là áo tơi). Nửa thiên tính Âm là Riêng, là cái Ruột Lời, là cái nội dung của lời, gọi theo QT Lướt là “Ruột Lời” = Rỡi. Từ cái Trứng mà ta có Trứng = T – Rưng = Tời – Riêng = (Tơi – Rỡi) . Lướt “Tời Riêng” = Tiếng. Đúng rõ ràng Tiếng là một sự Tời = Tải = Tống ra một cái thông tin có ý nghĩa riêng, gọi là “Tời Riêng” = Tiếng, qua công cụ là cái Mồm, là cái cơ quan “Mở Tiếng” = Miệng. Miệng chính là Tiếng Nói, “miệng thế gian” là “lời thiên hạ”. Miệng chuyển nghĩa chỉ cái mồm biết nói của loài người, loài thú có mồm là mõm, loài chim có mồm là mỏ. Nhấn mạnh “ Miệng Chi!” = Mị. TVGT: 媚 Mị, 說 thuyết 也 dã (Mị là nói). Vậy đúng là Trứng = Tiếng (trứng nở ra con, con ắt cất tiếng), như cây đờn T-Rưng cất tiếng nhờ Nước (suối đờn T – Rưng). Nước = Nòi = = Nôi, đó là NÔI khái niệm Việt, cũng là cái Nôi ru con Việt lớn lên. Con dân nòi Việt lớn lên tự Nôi = Nội = Nối = Nói, Nói muôn đời bằng thứ tiếng Việt. Hình dung cái NÔI khái niệm như là cái đồ hình Âm/Dương Lạc Việt. Trứng trong nôi sẽ nở bằng tách đôi từ từ, đó là từ dính hai âm tiết cùng nghĩa với trứng ấy nhưng thoạt đầu còn nhỏ vì đang ở góc Tị Tẹo, lớn dần lên đến góc Tù To thì nghĩa của từ dính càng rõ với nghĩa cái Trứng ấy. Nhưng chỉ vừa thái quá là nó biến ngay thành từ dính có nghĩa ngược lại với nghĩa của cái Trứng ấy (như qui luật thái dương thành âm, thái âm thành dương). Vì đây là những từ gốc, tức Trứng gốc, nên những từ dính được tạo ra đều cùng Tơi với cái Trứng, chỉ có biến cái Rỡi (như nguyên lý âm thuận tùng dương). Những ví dụ sau đây đều lấy từ những cặp từ đối nguyên thủy (hai từ đối nguyên thủy phải cùng Tơi). Từ dính đầu tiên sinh ra ở cái góc nhọn hoắt của con Nòng hay con Nọc trong đồ hình Â/D, nên nghĩa của nó là nhỏ nhất của nghĩa của cái Trứng, từ dính đầu tiên này là phải cùng Rỡi với cái Trứng, chỉ có thanh điệu của hai tiết trong từ dính này phải ngược nhóm nhau, như nửa âm nửa dương mới hút nhau để dính được, gọi là từ dính. Từ dính cuối cùng sinh ra ở góc tù khi con Nòng hay con Nọc đã lớn cực đại, nên từ dính cuối cùng này mang nghĩa thái quá của nghĩa của cái Trứng. Bởi vậy nó lập tức biến (ký hiệu bằng một gạch xẹt) thành từ dính khác ngược nghĩa với nghĩa của cái Trứng (đúng như thái âm thành dương hay thái dương thành âm). Quá trình lớn từ góc Tí đến góc Tù (cũng là từ góc Nhỏ đến góc Nhớn, từ góc Đẹt đến góc Đại) là một quá trình dài, sinh ra nhiều từ dính, trong ví dụ chỉ nêu ra ba từ dính tiêu biểu ở ba cấp độ nhỏ, vừa và thái quá. Ví dụ: Anh = Ành-Anh … Ường-Ương … Anh-Ương / Em-Âm = Em Em = Èm-Em … Ẩm-Âm … Em-Âm / Anh-Ương = Anh Phân tích: ( Chú ý tính đặc biệt của từ láy, đặc trưng của ngôn ngữ châu Phi và Nam Á). Ví dụ một Trứng = Tiếng là Anh, đó là một Từ. Quá trình lớn dần sinh ra nhiều từ dính gồm các từ láy và các từ đôi. Từ láy là từ mà hai tiếng hoàn toàn cùng tơi và cùng rỡi với Từ nhưng dấu thanh điệu thuộc hai nhóm đối nhau. Từ dính sinh ra đầu tiên là khi tơi và rỡi của Anh chưa bị biến, Trứng (tế bào) mới chỉ bắt đầu tách đôi thành hai nửa dính nhau, hai nửa ấy phải là một âm một dương mới có thể hút nhau mà dính được, do vậy dấu thanh điệu của chúng phải ngược nhau, đó là từ láy Ành-Anh (dấu bao giờ cũng là Huyền-Không, tức 1-0 vì Dương có trước Âm). Từ láy đầu tiên làm yếu nghĩa của Từ: Ành-Anh có nghĩa là “chớm làm anh chứ chưa hẳn là anh”, đây là Trứng mới bắt dầu lớn lên. Lớn dần là các từ láy Anh-Ảnh, Ành-Ãnh, Ạnh-Ánh, Anh-Ành (tách ra ngoài nôi sẽ tạo được láy tứ là Anh-Ảnh-Ành-Anh, càng nhấn mạnh thái quá thành nhạo cái nghĩa của Anh ), lớn lên đến mức biến rỡi là chuyển sang giai đoạn trung niên là Ường-Ương, Ưỡng-Ưởng, Ượng-Ướng, Ương-Ường, rồi lớn thái quá là từ đôi Anh-Ương , từ đôi này là từ dính vì hai tiếng tuy cùng dấu thanh điệu, cùng vắng tơi nhưng khác rỡi nhau nên tương quan vẫn như là một tiếng âm một tiếng dương có thể hút nhau mà dính được (tách rời ra ngoài nôi thì còn biến thành câu láy chì chiết “ Anh với Ương cái gì mà Anh!”. Thể hiện là từ đôi thái quá làm méo nghĩa của Từ, như quả bóng bay được bơm lên căng quá mức cái khuôn định hình của nó thì nó Béo quá thành Méo (M lớn hơn vì đứng sau B trong bảng anphabet, xếp hàng điểm danh vẫn vậy thấp đứng trước cao đứng sau), bóng bay sẽ nổ tại chỗ mỏng nhất của nó để “Có quả bóng bay” trở thành “Không quả bóng bay”, đó là lúc Anh-Ương nhảy xẹt thành Em-Âm = Em, chuyển ngược hẳn nghĩa rồi, cái trứng Em mới lại bắt đầu lớn từ “hơi em” là Èm-Em… Bảng thống kê sẽ kéo dài vô cùng dưới đây viết về cặp đối và sự sinh ra từ dính do mỗi Từ của cặp đối ấy (thể hiện rõ sự chuyển đổi Â/D hay D/Â – nhìn hai chữ đầu và hai chữ cuối của hai hàng trên dưới càng thấy rõ là Âm chuyển thành Dương hay Dương chuyển thành Âm, hình dung như sự lớn lên của con Nòng hay con Nọc trong đồ hình Â/D Lạc Việt): 1/ Đi/Đứng: Đi = Đì-Đi … Đừa-Đưa … Đưa-Đẩy / Đứ-Đừ = Đứng Đứng = Đưng-Đứng … Đừng-Đực … Đứ-Đừ / Đưa-Đẩy = Đi 2/ Động/Đình: Động = Đồng-Động … Đùng-Đụng … Đong-Đưa / Đính-Định = Đình Đình = Đinh-Đình … Đong-Đọng … Đóng-Định / Đong-Đưa = Động 3/ Chóng/Chậm: Chóng = Chong-Chóng … Chanh-Chánh … Chóng-Chánh / Chậm-Chạp = Chậm Chậm = Chầm-Chậm … Chừng-Chững … Chậm-Chạp / Chóng-Chánh = Chóng 4/ Tụ/Tách: Tụ = Tù-Tụ … Tùm-Tụm … Túm-Tụm / Tung-Tóe = Tách Tách = Tanh-Tách … Te-Tẽ … Tung-Tóe / Túm-Tụm = Tụ 5/ Vãi/Vun: Vãi = Vai-Vãi … Vùng-Vung … Vung-Vẩy / Vun-Vén = Vun Vun = Vùn-Vun … Ven-Vén … Vun-Vén / Vung-Vẩy = Vãi 6/ Ngắn/Ngang: Ngắn = Ngằn-Ngắn … Ngun-Ngủn … Ngắn-Ngủn / Ngoằng-Ngoẵng = Ngang Ngang = Ngàng-Ngang … Nghềnh-Nghênh … Ngoằng-Ngoẵng / Ngắn-Ngủn = Ngắn 7/ Dài/Dúm: Dài = Dai-Dài … Dan-Dãn … Dềnh-Dang / Dúm-Dó = Dúm Dúm = Dum-Dúm … Do-Dó … Dúm-Dó / Dềnh-Dang = Dài 8/ Nở/ Nén: Nở = Nơ-Nở … Nây-Nậy … Nẩy-Nở / Nem-Nép = Nén Nén = Nen-Nén … Nau-Náu … Nem-Nép / Nẩy-Nở = Nở 9/ Mở/Mím: Mở = Mơ-Mở … Mấp-Máy … Mênh-Mông / Mịt-Mùng = Mím Mím = Mim-Mím … Mìn-Mịt … Mịt-Mùng / Mênh-Mông = Mở 10/ Đóng/Đào: Đóng = Đong-Đóng … Đinh-Đính … Đình-Định / Đung-Đưa = Đào (tháo chạy) Đào = Đao-Đào … Đưa-Đẩy … Đung-Đưa / Đình-Định = Đóng (đóng tại chỗ) 11/ Nóng/Nạnh: Nóng = Nóng-Nóng … Nướng-Nung … Nóng-Nẩy / Nạnh-Nẽo = Nạnh (Nạnh = Lạnh) Nạnh = Nành-Nạnh … Nèo-Nẹo … Nạnh-Nẽo / Nóng-Nẩy = Nóng (Nóng = Lóng = Lắng = Nắng = Nóng) 12/ Rụi/Rói: Rụi = Rùi-Rụi … Rều-Rệu … Rã-Rượi / Rạng-Rỡ = Rói Rói = Roi-Rói … Rang-Ráng … Rạng-Rỡ / Rã-Rượi = Rụi 13/ Hườm/ Héo: Hườm = Hươm-Hườm … Hông-Hồng … Hồng-Hào / Héo Hắt = Héo Héo = Heo-Héo … Hong-Hỏng … Héo-Hắt / Hồng-Hào = Hườm 14/ (nói) Miệng/Mô (phủ định nói): Miệng = Mấp-Máy … Miên-Man … Mùi-Mẫn / Mập-Mờ = Mô Mô = Mim-Mím … Mem-Mém … Mập-Mờ / Mùi-Mẫn = Miệng 15/ (nói) Viết / Vô (phủ định nói): Viết = Vỡ-Vạc … Ví-Von … Vân-Vị / Vớ-Vẩn = vô. Vô 無: [ Wu 無] Vô = Vồ-Vô … Veo-Vọ … Vớ-Vẩn / Vân-Vị = Viết. Viết 曰: [Yue 曰],Vân 云: [Yun 云],Vị 謂: [Wei 謂] 16/ Nói/Nín: Nói = Noi-Nói … Năn-Nỉ … Nằng-Nặc / Nem-Nép = Nín Nín = Nin-Nín … Nen-Nén … Nem-Nép / Nằng-Nặc = Nói 17/ (nói)Thoại/Thín (nín): Thoại = Thoài-Thoại … Thưa-Thốt … Thao-Tháo / Thin-Thít = Thín Thín = Thin-Thín …Thì-Thầm … Thin-Thít / Thao-Tháo = Thoại. Thoại 說: [Hua 話 ] 18/ Cười/Câm: Cười = Cười-Cười… Cỡn-Cợt … Cười-Cợt / Câm-Kín = Câm Câm = Cầm-Câm … Kin-Kín … Câm-Kín / Cười-Cợt = Cười 19/ Tiếu/ Tịt: Tiếu = Tiêu-Tiếu … Têu-Tếu … Tếu-Táo / Tịt-Lít = Tịt Tịt = Tìn-Tịt …. Tin-Tít … Tịt-Lít / Tếu-Táo = Tiếu . Tiếu 笑: [Xiao 笑 ] 20/ (nhanh) Mau/Mạn (chậm): Mau = Màu-Mau …Măn-Mắn …Mau-Mắn / Muộn-Mằn = Mạn. Mạn 慢: [Man 慢] Mạn = Màn-Mạn … Muồn-Muộn … Muộn-Mằn / Mau-Mắn = Mau 21/ (lẹ) Khoái/Khê (lâu, nhiêu khê): Khoái = Khoai-Khoái…Khân-Khẩn…Khẩn-Khốc / Khề-Khà = Khê Khê = Khề-Khê … Khừng-Khựng … Khề-Khà / Khẩn-Khốc = Khoái. Khẩn 緊 :[ Jin 緊], Khốc 酷:[Ku 酷], Khẩn-Khốc 緊 酷:[ (không có dùng)], Khoái 快: [Kuai快] 22/ Lẹ/Lâu: Lẹ = Lè-Lẹ … Lành-Lanh … Linh-Lợi / Lững-Lờ = Lâu Lâu = Lầu-Lâu … Lừ-Lừ … Lững-Lờ / Linh-Lợi = Lẹ Lanh Lẹ = Linh Lợi . Linh Lợi 伶 俐: [ 伶 俐 Ling Li] 23/ Tươi/Tàn Tươi = Tười-Tươi … Tăn-Tắn … Tươi-Tắn / Tã-Tượi = Tàn. Tàn 残 [ Can 残] Tàn = Tan-Tàn … Tà-Tạ … Tã-Tượi / Tươi-Tắn = Tươi 24/ Nguôi/ Ngặt Nguôi = Nguồi-Nguôi … Ngàng-Ngang … Nguội-Ngắt / Ngặt-Nghèo = Ngặt Ngặt = Ngằn-Ngặt … Nghiềm-Nghiêm … Ngặt-Nghèo/ Nguội-Ngắt = Nguôi Nghiêm 嚴: [ Yan 嚴], Nghiêm Ngặt: [Yan Ge 嚴 格] 25/ Đúng/Đoảng: Đúng = Đung-Đúng … Đăn-Đắn … Đúng-Đắn / Đểnh-Đoảng = Đoảng Đoảng = Đoang-Đoảng … Đênh-Đểnh … Đểnh-Đoảng / Đúng- Đắn = Đúng 26/ Chính/ Chảnh: Chính = Chinh-Chính … Chăn-Chắn … Chín-Chắn / Chệch-Choạc = Chảnh Chảnh = Chanh-Chảnh … Chành-Chanh … Chệch-Choạc / Chín-Chắn = Chính. Chính 正: [Zheng 正] 27/ Chân/ Chành: Chân = Chần-Chân … Chon-Chót … Chân-Chất / Chành-Chổm = Chành Chành = Chanh-Chành … Chại-Chớm … Chệnh-Chởm / Chân-Chất = Chân Chân 真 :[ Zhen 真], Chất 質:[ Zhi 質], Chân-Chất 真 質 : [ (không có dùng) ] 28/ Bắt/Bỏ: Bắt = Băn-Bắt … Bó-Bố … Bắt-Bớ / Bãi-Bỏ = Bỏ Bỏ = Bo-Bỏ … Buồng-Buông … Bãi-Bỏ / Bắt-Bớ = Bắt. Bố 怖 :[ Bu 怖], Bãi 罷: [ba 罷 ] 29/ (lấy) Thủ/ Thảy (thải): Thủ = Thu-Thủ … Thâu-Thẩu … Thủ-Thụ / Thải-Thoát = Thảy Thảy = Thay-Thảy … Thai-Thải … Thải-Thoát / Thủ-Thụ = Thủ Thủ 取: [ Qu 取 ] , Thu 收: [shou 收] , Thụ 受: [shòu 受], Thải 汰:[Tài 汰], Thoát 脫: [ Tuo 脫] 30/ (đào xới) Moi/Mai (đậy điệm): Moi = Mòi-Moi … Mong-Móc … Moi-Móc / Mái-Miên = Mai Mai = Mài-Mai … Mồ-Mộ … Mái-Miên / Moi-Móc = Moi Miên 宀 : [Mián 宀] (“ Mái Hiên” = Miên), Mộ 墓 :[Mù 墓] , Mai 埋:[Mái 埋] 31/ Tối/Tỏ: Tối = Tôi-Tối … Tâm-Tẩm … Tối- Tăm / Tỏ-Tường = Tỏ Tỏ = To-Tỏ … Tinh-Tỉnh … Tỏ-Tường / Tối-Tăm = Tối Tinh 精: [ Jing 精], Tỉnh 醒 : [ Xing 醒], Tinh Tỉnh 精 醒: [(không có dùng)] 32/ Nhanh/Nhọc: Nhanh = Nhành-Nhanh … Nhâu-Nhẩu … Nhanh-Nhẹn / Nhúc-Nhích = Nhọc Nhọc = Nhòng-Nhọc …Nhọc-Nhằn … Nhúc-Nhích/ Nhanh-Nhẹn = Nhanh 33/ Sáng/Sậm: Sáng = Sang-Sáng … Sua-Sủa … Sáng-Sủa / Sây-Sẩm = Sậm Sậm = Sầm-Sậm … Sầm-Sập … Sây-Sẩm / Sáng-Sủa = Sáng 34/ Thối/Thơm: Thối = Thôi-Thối … Thui-Thúi … Thum-Thủm / Thoang-Thoảng = Thơm Thơm = Thờm-Thơm … Thinh-Thính … Thoang-Thoảng / Thum-Thủm = Thối 35/ Hủ/Hương: Hủ = Hu-Hủ … Hoi-Hoi … Hôi-Hám / Hưng-Hức = Hương Hương = Hường-Hương …Hành-Hanh … Hưng-Hức/ Hôi-Hám = Hủ Hủ 腐 :[ Fu 腐] , Hương 香: [Xiang 香] 36/ Trong/Trọc: Trong = Tròng-Trong… Trăng-Trắng … Trinh-Trắng / Trọc- Trụa = Trọc Trọc = Tròng-Trọc … Trùng-Trục … Trọc-Trụa / Trinh-Trắng = Trong “Trắng Tinh 精” = Trinh 貞: [Zhen 貞], Trọc 濁 :[Zhuo 濁] 37/ Lành/Lở: Lành = Lanh-Lành … Lương-Lường… Lành-Lặn / Lở-Lói Lở = Lơ-Lở … Loen-Loét … Lở-Lói / Lành-Lặn 38/ Làm/Lười: Làm = Lam-Làm … Lung-Lụng … Làm-Lụng / Lê-Lổng = Lười Lười = Lươi-Lười … Lan-Lãn … Lê-Lổng / Làm-Lụng = Làm Lụng = Lộng 弄: [Nong 弄], Lãn 嬾: [Lan 嬾] 39/ Chăm/Chơi: Chăm = Chằm-Chăm … Chu-Chú … Chăm-Chỉ / Chểnh-Choảng = Chơi Chơi = Chời-Chơi… Chênh-Chểnh… Chểnh-Choảng / Chăm-Chỉ = Chăm 40/ Xấu/Xinh: Xấu = Xâu-Xấu … Xi-Xí … Xấu-Xí / Xinh-Xắn = Xinh Xinh = Xình-Xinh… Xòi-Xọi … Xinh –Xắn / Xấu-Xí = Xấu 41/ Đẹp/Đủi Đẹp = Đèm-Đẹp … Đườm-Đượm … Đẹp-Đẽ / Đui-Đúa Đủi = Đui-Đủi … Đen-Đẻn … Đui-Đúa / Đẹp Đẽ = Đẹp 42/ Đủ/Đói: Đủ = Đu-Đủ … Đây-Đầy … Đầy-Đủ / Đói-Đẹt = Đói Đói = Đoi-Đói … Đen-Đét … Đói-Đẹt / Đầy-Đủ = Đủ 43/ Ấm/Ướt: Ấm = Âm-Ấm … Ưng-Ửng … Ấm-Áp / Ướt-Át = Ướt Ướt = Ươn-Ướt … Âm-Ẩm … Ướt-Át / Ấm- Áp = Ấm 44/ Ráo/Rịn: Ráo = Rao-Ráo … Roanh-Roảnh … Ráo-Roảnh / Ràn-Rụa = Rịn Rịn = Rìn-Rịn … Rười-Rượi … Ràn-Rụa / Ráo-Roảnh = Ráo 45/ Mảnh/Mập: Mảnh = Manh-Mảnh … Mong-Mỏng … Mảnh-Mai / Múp-Míp = Mập Mập = Mầm-Mập … Mum-Múp … Múp-Míp / Mảnh-Mai = Mảnh 46/ Bằng/Bềnh: Bằng = Băng-Bằng… Binh-Bình … Bằng-Bặn / Bập-Bênh = Bềnh Bềnh = Bênh-Bềnh …Bồng-Bềnh… Bập-Bênh / Bằng-Bặn = Bằng Bằng = Bình 平 :[ Ping 平] (chữ tượng hình rất cân bằng nếu bổ dọc chia đôi) 47/ Xa/Xáp: Xa = Xà-Xa … Xê-Xế … Xa-Xôi / Xít-Xao = Xáp Xáp = Xam-Xáp … Xin-Xít … Xít-Xao / Xa-Xôi = Xa 48/ Gần / Ghẻ: Gần = Gần-Gần … Gui-Gụi … Gần-Gũi / Ghẻ-Ganh = Ghẻ Ghẻ = Ghe-Ghẻ …Gơm-Gớm … Ghẻ-Ganh / Gần-Gũi 49/ Nổi/Nặng: Nổi = Nôi-Nổi … Nây-Nẩy … Nới-Nâng / Nặng-Nề = Nặng Nặng = Nằng-Nặng … Nề-Nệ … Nặng-Nề / Nới-Nâng = Nổi 50/ Khôn/ Khờ: Khôn = Khồn-Khôn … Kheo-Khéo … Khôn-Khéo / Khờ-Khạo = Khờ Khờ = Khơ-Khờ … Khao-Khạo… Khờ-Khạo / Khôn-Khéo = Khôn 51/ Cấm/Cởi: Cấm = Câm-Cấm … Kin – Kín … Ken-Kín / Quang-Quác = Cởi Cởi = Cơi – Cởi … Quang – Quảng … Quang-Quác / Ken-Kín 52/ Ăn/ Ói: Ăn = Ằn-Ăn … Ận- Ấn … Ăn-Uống / Ồng-Ộc = Ói Ói = Oi- Ói …Ơn - Ớn … Ồng-Ộc / Ăn- Uống 53/ Lỏng/Lì: Lỏng = Long-Lỏng … Lơi- Lả … Lỏng-Lẻo / Lì-Lợm = Lì Lì = Li-Lì … Lằm-Lặm … Lì – Lợm / Lỏng-Lẻo 54/ Buông/Bó: Buông = Buồng-Buông … Bai-Bải … Bãi-Bỏ / Bó-Buộc = Bó Bó = Bo-Bó … Bưng-Bức … Bó-Buộc / Bãi-Bỏ = Buông 55/ Chê/Chọn: Chê = Chề-Chê … Chôi-Chối … Chối-Chừa / Chứa-Chấp = Chọn Chọn = Chòn-Chọn … Chứa-Chửa … Chứa-Chấp / Chối-Chừa = Chê 56/ Lên/Lún: Lên = Lền-Lên … Lềnh-Lênh … Lênh-Láng / Lén-Lút = Lún Lún = Lùn –Lụt … Len-Lén … Lén-Lút / Lênh-Láng = Lên (Ca dao: “Công lênh chẳng quản bao lâu. Ngày nay nước bạc ngày sau cơm vàng”. Công lênh là cái công tát nước lên ruộng cao. Lênh-Láng là tràn khắp mặt cao) 57/ Dâng/Dưới: Dâng = Dầng-Dâng … Giường-Giương … Giương-Dỏng/ Dấm-Dúi = Dưới Dưới = Dười-Dươi … Dèm-Dẹp … Dấm-Dúi/ Giương-Dỏng = Dâng Để bảng thống kê này khỏi kéo dài đến vô cùng thì xin tóm lại là: Nôi khái niệm giống như cái đồ hình Â/D Lạc Việt. Một Tiếng (từ đơn âm tiết) với bổn nghĩa của nó sẽ bắt đầu lớn dần lên từ góc nhọn của con Nòng hay con Nọc cho đến góc tù là cực đại, thái quá thì sẽ là “thái Âm thành Dương, hay thái Dương thành âm” làm nghĩa của nó thành đối nghịch. Quá trình lớn lên trong Nôi là quá trình sinh sản bằng tách đôi như của tế bào, thành ra hàng loạt từ dính cùng tơi (từ có hai tiếng dính nhau không thể đảo ngược vị trí trước sau). Tại thời điểm “thái quá” (ký hiệu bằng một xẹt /) là sự “biến” của nghĩa thành ngược lại. Ví dụ từ “Ít “ đến thời điểm thái quá sẽ biến thành từ dính “Ăm-Ắp” mang nghĩa ngược lại là nhiều; từ “Nhiều” đến thời điểm thái quá sẽ biến thành từ dính “Nhi-Nhí” mang nghĩa ngược lại là ít. Thời điểm “thái quá” trong chuyển đổi Â/D này cho thấy sự hợp logic với QT Lướt từ lặp (nhằm nhấn mạnh ý của từ) tuân thủ biến thanh điệu phù hợp phép số học nhị phân: 0+0=1, và 1+1=0. 0 và 1 nghịch nhau nên sự biến để chuyển đổi nghịch nghĩa chính là hợp logic “phủ định của phủ định là khẳng định”, ví dụ: Ít + Ít = 0 + 0 = 1 = Ăm- Ắp; Nhiều + Nhiều = 1 + 1 = 0 = Nhi-Nhí (rõ ràng chữ nho Nhi 兒 chỉ đứa trẻ con là một từ gốc Việt, bởi nó cùng gốc cái rỡi là cái nội dung với từ Tí. Tí là do từ To đã “thái quá” mà biến thành từ dính Tí-Tẹo, nho viết từ Tí nghĩa là Cỏn-Con bằng chữ Tử 子, viết từ Tẹo bằng chữ Tiểu 小, vậy những từ chữ nho này đều là gốc Việt). Lướt từ lặp: “Ít Ít” = 1+1 = 0 = It (dấu không, đúng qui luật chuyển thanh điệu, đáp số này là để nhấn mạnh ý của Ít), nhưng hễ thái quá thì “Ít Ít” = 1+1 = =0 = Ịt (dấu nặng, vẫn đúng qui luật chuyển thanh điệu, đáp số này chỉ sự biến ngược ý nghĩa:Ịt là Ụt-Ịt mang nghĩa là nhiều, béo ụt béo ịt, nghĩa là béo nhiều); tương tự: “Nhiều Nhiều” = 1+1= = 0 = Nhiêu (đáp số này nhấn mạnh ý nhiều) = Nhiêu = “Nhiêu Lắm” = Nhặn = Nhiên ( nho viết từ Nhặn bằng chữ Nhiên 然, Nhiên 然 nghĩa đen chỉ có nghĩa là Lắm, Thiên Nhiên 天 然 nghĩa đen là trời đã sinh ra nhiều thứ lắm, Tự Nhiên 自 然 nghĩa đen là tự vũ trụ đã sinh ra nhiều thứ lắm. Nho viết từ Nhen lửa cũng bằng một chữ Nhiên 燃 khác, chữ Nhiên 燃 này phải có thêm bộ Lửa 火 đứng trước chữ Nhiên 然 kia dùng để mượn âm, bất cứ cái gì dùng để Nhen lửa được đều có thể gọi là Nhiên Liệu 燃 料, tức cái Liệu để mà Nhen, dù có ghép theo ngữ pháp ngược kiểu Hán thì những từ chữ nho vẫn lòi ra cái gốc Việt. Bất cứ cái gì mà từ nó người ta có thể làm ra nhiều món đồ khác, dù là cục đất sét hay khúc gỗ, hay hột gạo đều gọi là “Làm ra Nhiều” = Liệu, nho Việt viết biểu ý chữ Liệu là “lấy cái Đấu 斗 mà đong Gạo 米” tức là để mà có cái “Làm ra Nhiều” = Liệu 料, thành nguyên liệu để mà làm ra nhiều, gồm cơm, bún và hàng trăm món bánh khác nhau). TVGT: 料 Liệu, 量 lượng 也 dã,米 mễ 在 tại 斗 đấu 中trung. 讀 độc 若 nhược 遼 liêu. 洛 lạc 蕭 tiêu 切 thiết (Liệu là lường gạo ở trong đấu. Đọc là “Nhược Liêu” = Nhiêu ? thiết “Lạc Tiêu” = Liệu). Như vậy đúng như biểu ý của chữ là đong gạo bằng cái đấu, là “Lấy bao Nhiêu” = Liều, nghĩa là cái liều lượng tức khối lượng cần lấy, nhấn mạnh “Liều Liều” = Liệu, 1+1=0. Nghĩa của nó là Lường tức đo lường, nhấn mạnh “Lường Lường” = Lượng, 1+1=0, là cái trọng lượng. Chỉ có tiếng Việt là có dùng từ Liều Lượng 料 量 như một từ đôi, vừa chỉ cái khối lượng (Liều) vừa chỉ cái trọng lượng (Lượng). TVGT hướng dẫn đọc thiết “Lạc 洛 Tiêu 蕭” = Liệu, chỉ là mượn âm chữ Lạc 洛(nghĩa chữ Lạc 洛 là Các 各 Nước 氵 = ”Lắm Nác” = Lạc) với chữ Tiêu 蕭(nghĩa chữ Tiêu 蕭 là “Tiết lạnh Lẽo” = =Tiêu 蕭) để lướt đọc thành âm Liệu chứ không phải logic gì giữa ba chữ đó. Cái logic đọc ra đúng âm của từ mới đó là nằm ở trong tiếng Việt: khi người ta dùng cái đấu để đong gạo bán ở chợ thì người ta phải hỏi “Lấy bao Nhiêu” = Liều, để mà còn “liệu cơm gắp mắm”. Nhiều Liều (khối lượng) thì là “Liều Liều” = Liệu, 1+1=0. Bởi vậy tiếng Việt mới có từ Lo Liệu, mà nhấn mạnh “Lo liệu Chứ!” = Lự 慮, chữ nho Lự 慮 có nghĩa là suy nghĩ, suy nghĩ còn viết bằng từ đôi Tư Lự 思 慮 ( tư duy và suy nghĩ ). [Hán ngữ dịch nghĩa Lo Liệu bằng dùng chữ Khảo Lự 考 慮 (nghĩa là khảo cứu cái suy nghĩ của mình xem thế nào đã)]. Cổ xưa đọc là “Nhược 若 Liêu 遼” = Nhiêu ? là ước lượng cái khối lượng nó nhiều hay ít, tức là muốn “Lấy bao Nhiêu” = Liều. Khi đã dùng ghép thành từ Nguyên Liệu thì từ Liệu đã được chuyển nghĩa, nó chính là cái để “Làm ra Nhiều” = Liệu, cho nên phải phát âm đúng là Nguyên Liệu mà không thể phát âm là “Nguyên Liều”, bởi nguyên liệu là cái đầu vào, là cái cần liều lượng nhiều, tức “Liều Liều” = Liệu , 1+1=0. Chỉ có tiếng Việt mới phân biệt rõ chi li như vậy, chỉ một chữ nho nhưng ở ngữ cảnh nào thì nó là Liều 料, ở ngữ cảnh nào thì nó phải là Liệu 料. [Hán ngữ mượn chữ nho Liệu 料, vì là mượn nên chỉ đọc là “Liao 料”, không có các phân biệt thanh điệu cho các trường hợp khác nhau , không có dùng từ đôi Liều Lượng 料 量]. Phân tích thêm rằng các từ trong đo lường đều có gốc từ những từ hành động thông thường của tiếng Việt như con cua Bò ngang suốt đời: Bò = “Bò Chớ!” = Bộ 步 nghĩa là đi, đi về phía trước chứ không phải đi thụt lùi, “Bò về phía Trước” = Bước = Bắc , như bắc cây đi mà qua kênh, từ Bắc chuyển nghĩa chỉ cái phà đi qua sông. Trồng cây là Bắt cái cây đứng im trong hố đã chọt xuống đất, Trồng 種 = Trọt (chọt lỗ xuống đất) = “Trọt Ạ!” = Tra 插 = Tróc 捉 = Trảo抓 , Tróc 捉 mang nghĩa là Bắt, Trảo 抓 mang nghĩa là nắm. Cầm = Nắm = “Nắm Ạ!” = Nã 拿, Tróc Nã 捉 拿 nghĩa là bắt nắm lấy. Tóm lại trồng cây là Bắt cái cây đứng trong hố, tương tự như Bắc cái cây làm cầu qua kênh (đều là Bó Buộc làm mất tự do của cái cây): Trồng 種 = Trọt = Tróc 捉 = Trảo 抓 = Tra 插 = Nã 拿 = Nắm = Cắm = Cầm = Cấm 禁. “Đi từng bước như Bò” = Đo (lướt lủn "Đo Đường" = Đò) = Đò ( con đò chèo như nhiều bước đo , "Đo Đo" = Đò, 0+0=1, mới đò được qua sông) = “Đi Bộ” = Độ, Độ 渡chuyển nghĩa là vượt qua, Độ 度 chuyển nghĩa làm đơn vị đo. Nhưng đo chiều dài là đo cái cây Bắc qua kênh, nên phải gọi là “Đo Bắc” = Đạc 度 (dùng chữ Độ 度 mà đọc là Đạc), nên có từ đôi Đo Đạc dùng trong ngành địa chính, đo đạc là muốn nắm bắt cái độ dài, tức nắm bắt cái Bắc qua kênh, nên cũng gọi là “Tróc 捉 Bắc” = Trắc 测 (chữ có bộ Nước氵biểu ý là đo cái Bắc qua kênh), bởi vậy mà Đo Đạc cũng còn dùng bằng từ Trắc Đạc 测 度 là chỉ nói về đo chiều dài. Từ đôi chỉ chung cả đo chiều dài cả đo trọng lượng là từ Đo Lường hoặc dùng từ Trắc Lượng 测 量 [Hán ngữ dùng hai chữ Trắc Lượng 测 量 “Ce Liang”]. Như vậy rõ ràng khi lướt từ lặp sẽ có hai đáp số, một là nhấn mạnh ý của từ được lặp đó, hai là “thái quá” thì thành từ có ý nghĩa ngược lại. Bởi vậy thay vì thống kê như bảng trên mới được 50 trường hợp đã thấy phải gõ dài quá rồi, dưới đây thống kê theo kiểu cộng số học nhị phân để bạn đọc dễ theo dõi hơn và tự tìm lấy các từ dính trong kho từ vựng Việt, nhiều vô cùng. Bảng thống kê 1+1=0 hay 0+0=1 (từ lặp thái quá biến thành từ dính mang nghĩa ngược lại): Ít + Ít = Ăm-Ắp, Nhiều+Nhiều = Nhi-Nhí, Ém+Ém = Anh-Ách, Yêu+ Yêu = Ấm-Ức, Ướt+Ướt = Ấm-Áp, Yếu+Yếu = Ầm-Ào, Ươn+Ươn = Ào-Ạt, Im+ Im = Ăng-Ẳng, Ừ+Ừ = Ang-Áng, Bằng+Bằng = Bập-Bềnh, Bịt+Bịt = Bỗ-Bã, Bảnh+Bảnh = Bẽ-Bàng, Bới+Bới = Bao-Bọc, Buông+Buông = Bưng-Bít, Bỏ+Bỏ = Bắt-Bớ, Kéo+Kéo = Co-Cụm, Cao+Cao = Cũn-Cỡn, Cười+Cười = Cau-Có, Chẳng+ +Chẳng = Cha-Chả (“tức cha-chả là tức” nghĩa là “tức có là tức”, trong tuồng cổ, em “Chả” – không muốn, hay là em “Cha-Chả”- có muốn ?), Chênh+Chênh = =Chằn-Chặn, Dốc+Dốc = Dần-Dần, Tốc+Tốc = Từ-Từ, Giận+Giận = Dỗ-Dành, Dừng+Dừng = Dậm-Dịch, Đọng+ Đọng = Động-Đậy, Ngừng+Ngừng = Ngọ-Nguậy, Dòng+Dòng = Dở-Dang, Già+ Già = Dẻo-Dai, Dày+Dày = Dãn-Dạt, Dãn+Dãn = Dum-Dúm, Dịu+Dịu = Dữ-Dằn, Đúng+Đúng = Đểnh-Đoảng, Đứng+Đứng = Đành-Đạch, Lập+Lập = Lăn-Lê, Đói+Đói = Đẫy-Đà, Đểu+Đểu = Đứng-Đắn, Đẹp+Đẹp = Đen-Đúa, Đỏ+ Đỏ = Đen-Đủi, Xôm+Xôm = Xui-Xẻo, Hên+Hên = Hu-Hẻo, Phách+Phách = Phăng-Phắc, (Thúi = Thiu = Thư = Hư = Hủ = Phủ) Phủ+Phủ = Phưng-Phức, Quắp+ Quắp = Quang-Quảng, Quỷnh+Quỷnh = Quây-Quần, (đặt nằm im) Quàn+ Quàn = Cuống-Quýt, Rờ+Rờ = Róng-Riết, Riết+Riết = Rề-Rà, Rụi+Rụi = Rạng-Rỡ, Ráo+Ráo = Rìn-Rịn, Rối+Rối = Rạch-Ròi, Rõ+Rõ = Rối-Rắm, Rầu+Rầu = Roi-Rói, Rách+Rách = Rậm-Rạp, Ào+Ào= Eo-Óc, Ức+Ức = Âu- Yếm, Vênh+Vênh = Vừa-Vặn, Vẹo+Vẹo = Vành-Vạnh, Vùi+Vùi = Vằng-Vặc, Vắng+Vắng = Vo-Ve, Viết+Viết = =Võ-Vẽ, Tác+ Tác = Tí-Toáy, (không ai) Vô+Vô = Vò-Võ (một người), Vừa+Vừa = Vụng-Về, Vuông+Vuông = Vẹo-Vọ, Vụn+Vụn = Vuông-Vức, Vang+Vang = Văng- Vẳng, Vãi+Vãi = Vun-Vén, Sót+Sót = Sờ-Sờ, Sẽ+Sẽ = Sồn-Sột, Sáng+Sáng = Sờ-Soạng, Hở+Hở = Ho-He ( O Bế), Hờ+Hờ = Hau-Háu, Ham+Ham = Hờ-Hững, Hẹp+Hẹp = Hoang-Hoác, Hiền+Hiền = Hung-Hăng, Hườm+Hườm = Héo-Hon, Hẻo+Hẻo = Hơn-Hớn, Hàn+Hàn = Hừng-Hực, Ầm+Ầm = Im-Ắng, Ùn+Ùn = Ì-Ạch, Im+Im = Ỉ- Eo, Khe+Khe = Khin-Khít, Khẽ+Khẽ = Khò-Khè, Khôn+Khôn = Khù-Khờ, Không+Không = Khăng-Khăng, Khứ+Khứ = Khư-Khư, (nhanh) Khoái+Khoái = Khệnh-Khạng, Khóc+Khóc = Khà-Khà, Khít+Khít = Khang-Khác, Lơi+Lơi = Lăm-Lăm, Lủi+Lủi = Lừng-Lững, Lửa+Lửa = Leo-Lét, Lui+Lui = Lảng -Vảng, Lặn+Lặn= Láng-Cháng, Ưng+Ưng = Lừng-Chừng, Lún+Lún = Lộng-Lẫy, Lép+Lép= Lả-Lướt, Lụi+Lụi = Lóng-Lánh, Lẹ+Lẹ = Lững-Lờ, Làm+Làm = Lêu-Lổng, Lở+Lở = Lành-Lặn, Liền+Liền = Lay-Lứt, Lu+Lu = Le-Lói, Lú+Lú = Lẫm-Liệt, Lấp+Lấp = Lật-Lòi, La+La = Lẳng-Lặng, Lặng+Lặng= La-Lối, Lật+Lật = Lập-Liếm, Sai+Sai = Say-Sưa, Thúi+Thúi = Thoang-Thoảng, (làm thinh) Thinh+Thinh = Thơn-Thớt. Thích+Thích = Thơ-Thẩn, (mình mẩy) Thân+Thân = Thộn-Thện, Thoắt+Thoắt = Thủng-Thẳng, (thủng thỉnh chậm chạp) Thỉnh+Thỉnh = Thoăn-Thoắt, Thường+ Thường = Thỉnh-Thoảng, Thoảng+Thoảng = Thấm-Thoắt, Luôn+Luôn = Lần-Lữa, Tù+Tù = Tung-Tăng, Tức+ Tức = Tủm-Tỉm, Tóe+Tóe = Tụ-Tập, Tối+Tối = Tỏ-Tường, Tỏ+Tỏ = Tối-Tăm, Tốt+Tốt = Tàm-Tạm, To+To = Tí-Tẹo, Trôi+Trôi = Trắc-Trở, Trớn+Trớn = Trục-Trặc, Anh+Anh = Út-Ít, (“cây Ngay không sợ chết đúng”) Ngay+Ngay = =Ngay-Ngáy (quá lo sợ), Ngớt+Ngớt = Ngùn-Ngụt, Ngấm+Ngấm = Ngủng-Ngẳng, Ngọng+Ngọng = Nghêu-Ngao, Ngoi+Ngoi = Ngập-Ngụa, Nghiêng+ +Nghiêng = Ngay-Ngắn, Nhả+Nhả = Nhồi-Nhét, Nhịn+ Nhịn = Nhen-Nhóm, Ngậm+Ngậm= Ngoa-Ngoắt, Ngu+Ngu = Ngẫm-Nghĩ, Ngữ+Ngữ = Ngắc-Ngữ, Ngôn+Ngôn = Ngọng-Nghịu, Lắp+Lắp = Lỏng-Lẻo, Vứt+Vứt = Vồ-Vập, Xúm+Xúm = Xa-Xôi, Sạch+Sạch = Sần-Sùi, Nhẵn+Nhẵn = Nhấp-Nhô, Xóc+Xóc = Xuề-Xòa, Xấu+Xấu = Xinh-Xắn, Xinh+Xinh = Xấu-Xí, Lặn+Lặn = Lồ-Lộ, Mỏng+Mỏng = Mũm-Mĩm, Mẹo+Mẹo = Mộc-Mạc, (chậm) Mạn+Mạn = Mau-Mắn, Mảnh+Mảnh = Manh-Mún, Minh+Minh = Mờ-Mịt, Miếng+Miếng = Mênh-Mông, Nhạy+Nhạy = Nhởn-Nhơ, Mẫn+Mẫn = Mơ-Màng, Nám+Nám = Non-Nớt, Non+Non = Nồng-Nặc, Nổi+Nổi = Nặng-Nề, Nhanh+Nhanh = Nhúc-Nhích, (nhịn ăn) Nhịn+Nhịn = Nhấm-Nháp, (răng còn dày) Mau+Mau = Móm-Mém. Đúng là từ đơn như Trứng là một Tiếng, như Lý học là dương (một gạch) sinh ra âm (hai gạch) của gạch Quẻ, từ đơn (một gạch) sinh ra ngay từ dính (hai gạch) đồng nghĩa với nó, giống như một Trứng nở ra một sinh vật. Điều này chỉ có ở tiếng Việt là thể hiện rõ (minh chứng cho gạch Quẻ là sản phẩm của người Việt). Tên sinh vật trong tiếng Việt, ví dụ: Nòng-Nọc, Cà-Cuống, Niềng-Niễng, Đòng-Đong, Cân-Cấn, Săn-Sắt, Chem-Chép, Hên-Hến, Vèm-Vẹm, Vè-Ve, Bươm-Bướm, Nhồng-Nhộng, Đom-Đóm, Châu-Chấu, Cào-Cào, Chuồn-Chuồn, Se-Sẻ, Manh-Manh, Cù-Cu, Chiền-Chiện, Cà-Cưởng, Cồng-Cộc, Kền-Kên, Quà-Quạ, Cò-Cò, Cà-Kê, Ngao-Ngán, Ba-Ba, Bìm-Bịp, Cun-Cút, Chão-Chuộc, Le-Le, Mòn-Mọt, Nhền-Nhện, Lằng-Lằng, Dang-Dang, Cheo-Cheo, Tê-Tê, Liu-Điu, Thằn-Lằn, Thờn-Bơn, Thoi-Loi, Thát-Lát, cây Điên-Điển, Chôm-Chôm, Loòng –Boong, Rành-Rành, Báng-Búng, Bìm-Bìm…Mỗi từ dính như vậy là có hai nửa âm dương cân bằng, ví dụ Nòng-Nọc sẽ lớn lên thành Cóc, trong số đó có con trội gen Nọc sẽ thành cóc đực, con trội gen Nòng sẽ thành cóc cái. Chính kiểu từ dính Đực-Cái này đã gợi ý cho người ta dính hai chữ Hỉ lại với nhau thành chữ Hỉ Hỉ gọi là song hỉ dùng cho biểu tượng đám cưới. Trong số từ dính làm tên sinh vật kê trên có hai từ đẹp nhất thường được dùng ví von cho tình yêu đôi lứa là từ Cù-Cu và từ Bươm-Bướm. Cái tên Cù-Cu thể hiện ra một đôi, loài chim cu gáy thường gù ghì tán tỉnh rất hay, con Cu (đực) và con Cù (cái): Con = Quan = Cu = Cưu = =Cộc = Công = Chồng = Chàng = Tráng = Trượng = Trống = Hống = Hùng (những chữ nho Cưu, Công 公, Trượng 丈, Hùng 雄 là chỉ con Trống). Con = Quan = Cù = Cái = Nái = Mái = Thái = Thủ = Thư = Giữ = Dịu = Dáng = Nàng = Nương ( những chữ nho Thái 太, Thư 雌 là chỉ con Mái). Bởi vậy câu đầu tiên trong bài thơ đầu tiên viết về tình yêu đôi lứa ví như đôi chim của cuốn Thi Kinh 詩 京 (“Thơ Chi 之!” = Thi 詩, Kinh 京 là người Kinh 京) là câu “Quan Quan Thư Cưu” nghĩa là “Con Con Cù Cu”. Thi Kinh là của người Việt. Cái tên Bươm-Bướm thể hiện một đôi bươm - bướm đep sặc sỡ thường nhởn nhơ bay cùng nhau, con Bướm là con cái: Bướm = Bỉm = Hĩm = Hoe = Huê = Hoa, con Bươm là con đực: Bươm = Boòng = Bồng = Bông = Chồng (ca dao “Bồng Bồng cõng Chồng đi chơi. Đi qua chỗ lội đánh rơi mất chồng”). Boòng là tiếng Khơme gọi Chàng ơi là “Boòng ơi”. Từ hai vế của Bươm-Bướm mà có được từ đôi Bông Hoa, gọi bằng môt từ nào cũng đều đúng. Cha mẹ mừng cưới con tặng đôi Bông tai hay đôi Hoa tai cũng vậy, gọi cho chính xác thì là trai đeo Bông tai, gái đeo Hoa tai. Vân Vân Và Vân Vân = Nói Nói Nói Nói Nói (kết thúc là Năm = Prăm = Lắm, như kiểu đếm Sinh – Lão – Bệnh – Tử – Sinh của thước Lỗ Ban, nghĩa là cứ thế sinh sôi nhiều vô cùng, còn tặng bốn thì được cái tử huyệt = tuyệt tự)
    1 like
  5. Nhấn mạnh ý của từ hoặc câu bằng phụ từ khẳng định đứng sau nó ghi chú trong ngoặc vuông là [sử dụng chữ nho và phát âm của Hán ngữ] Từ gọi là từ khẳng định đứng sau một từ (hay cuối một câu) là nhằm nhấn mạnh ý của từ mà nó đứng sau, rằng ý đó là “của”, là “thuộc về” từ đó. Hai từ khẳng định đứng sau thường hay dùng nhất là từ Hề 兮 [ 兮 Xi ] và từ Chi 之 [之 Zhi], mà ta thường gặp trong câu “Không Hề”, “Không Chi” nhằm nhấn mạnh cái ý cho từ “không”, thậm chí thường dùng cả hai từ khẳng định đứng sau như câu “Không 空 Hề 兮 Chi 之!” vẫn dùng như là câu cửa miệng để đáp lại lời “Xin lỗi!” [Hán ngữ không còn dùng chữ Hề 兮 đứng cuối và còn dùng rất ít chữ Chi 之 đứng cuối ]. Tại sao câu có dùng ba chữ nho là “Không 空 Hề 兮 Chi 之!” lại được dùng như câu cửa miệng của người Việt từ cụ già đến con nít đều nói để đáp lại câu “Xin lỗi!” của người lỡ gây ra lỗi ? Bởi đó là câu có dùng tới 2 phụ từ khẳng định cho chữ Không 空 là phụ từ Hề 兮 và phụ từ Chi 之. Phải dùng tới hai phụ từ khẳng định cái Không, ý là cái việc vừa lỡ xảy ra thì một là đối với tôi (là bên 1, bên bị ảnh hưởng, cũng Không sao cả, tôi không bận tâm đâu), hai là đối với anh (là bên 2, bên gây ra lỗi, cũng Không sao cả, anh khỏi phải áy náy). Vì câu ấy có ba chữ nho, nên Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng, Viện ngôn ngữ, NXB KHXH HN 1991 giải thích rằng ba chữ ấy là “tố gốc Hán”. Đây là một sự tùy tiện, tạo thành sai lầm nghiêm trọng. Theo Từ điển giải thích: (1) Không 空 (trang 211) là “ (bên trong) chẳng chứa gì”. Đã giải thích đúng nghĩa, lại dùng chữ Chẳng trong câu giải thích, mà lại nói “từ Không là một cái tố gốc Hán” (?). Từ Không là một từ phủ định của tiếng Việt, như các từ phủ định Nỏ, Mô, Vô, Chẳng; phủ định là một sự Chống lại. Xuất xứ của từ Không là ở ngôn ngữ Việt Mường cách nay vạn năm: Chăng = Chẳng = Chống = Trống = Không = =Rỗng = Hổng (Hổng đây chính là giải thích của Từ điển : “bên trong chẳng chứa gì”). Những từ trong nôi khái niệm trên là Phủ định nên mỗi từ tương đương một con số 0. Phủ định của phủ định thì phải thành khẳng định, do vậy mà thấy rõ Chẳng Chống = Không Chống = Hổng Chống = 0+0=1, 1 tức là Có (0 tức là Không). Không = Trống = 0, nhưng Không Trống = Đặc (0+0=1). Chữ nho Không 空 cũng thể hiện rõ ràng là chữ của Việt nho: đọc từ trên xuống dưới là “Huyệt 穴 Công 工” = Hổng (đúng như giải thích của từ điển: “bên trong không có chứa gì”). [ Nếu đọc thiết như Hán ngữ thì là “穴 Xue 工 Gong” = Xong, thì trật, chẳng ra nghĩa lý gì, Hán ngữ có từ hổng là 孔 Kung chỉ cái lỗ hổng, nhưng cũng lại là từ gốc Việt nốt, chỉ cái “Khe Hổng” = Khổng 孔, đọc chữ nho này là Khổng như tiếng Việt đọc thì mới thấy được nội dung của nó là “Khe Hổng” = Khổng]. Cái lỗ Hổng thì bên trong nó làm gì có gì, nhưng nó vẫn là Có giá trị vì vẫn đếm được là Có bao nhiêu lỗ Hổng. (2) (3) Hề 兮 và Chi 之: Hai chữ này có gốc Việt ở hai từ khẳng định (thay cho động tác là gật đầu) là từ Ạ! và từ Ừ! ( Ạ = Hà = Hề 兮, Ừ = Chứ = nhấn mạnh “Chứ Đi!” = Chi 之). Dấu nhóm 0 là Ạ = Âm nên Ạ đứng sau, VD trả lời “Có Ạ!”; phía trên của Ạ là “Lên Ạ!” = Là, nên Là phải đứng trước, VD trả lời “Là Có!”, phía trên của Ạ là “Dâng Ạ!” = Dạ, nên Dạ phải đứng trước, VD trả lời “Dạ Có!”; phía dưới của Ạ là “Dưới Ạ!” = Dã, nên Dã lại phải đứng sau, VD trả lời “Hữu 有 Dã 也!”. Dấu nhóm 1 là Ừ = Dương, nên Ừ đứng trước, VD trả lời “Ừ Có!”; nhưng “Chót Ừ” = Chứ, nên Chứ lại phải đứng sau, VD trả lời “Có Chứ!”. Hề 兮 và Chi 之 trở thành phụ từ khẳng định đứng sau từ hoặc câu. Theo Từ điển: (2) Hề 兮 (trang 164) là “tiếng đệm để ngắt câu trong các bài từ của văn học cổ. Nhất nhật bất kiến như tam thu hề! (một ngày không gặp như ba năm vậy)”. Rõ ràng Hề 兮dùng ở đây không phải là để ngắt câu, nó nằm cuối câu (hoặc có thể cuối mỗi mệnh đề của một câu phức tạp) để khẳng định nhấn mạnh nội dung của câu hay mệnh đề đó. Lại nữa “trong các bài từ của văn học cổ”, “văn học cổ” tức là khi đó đang còn dùng tiếng Việt (ví dụ thời Ngô, Sở, Việt). Hán ngữ hiện đại không có dùng chữ Hề 兮. (3) Chi 之 (trang 67): “dùng để thay thế người, sự vật nói đến ở trước. Vị Chi. Dùng như từ Của”. Vậy thì cũng đúng là đặt sau câu như phụ từ khẳng định để nhấn mạnh nội dung của câu đó. Vị Chi 謂 之 nghĩa là nói, do Nói = Na = Và 話 = Vân 云 = Van = =Viết 曰, nhấn mạnh “Viết 曰 Chi 之!” = Vị 謂 nhấn mạnh tiếp là Vị Chi, không cần lướt nữa, bởi có lướt thì “Vị 謂 Chi 之!” = Vị 謂, vẫn là Vị 謂 thì khỏi lướt mất công. Nhưng “Vị 謂 Lỡ” = Vớ, và “Vân 云 Xuẩn 蠢” = Vẩn; từ đôi Vớ Vẩn nghĩa đen là nói lỡ, nói ngu, chuyển nghĩa là nói nhiều (vì dùng từ đôi) mà không có một nội dung nào chính xác, VD: “đừng có mà Vớ-Vẩn nha!”.Tại sao lại “không có một nội dung nào chính xác”, bởi Vớ-Vẩn lại chính là do từ Vô 無 nở ra từ dính gần nghĩa với Vô là Vớ-Vẩn, lại còn láy là Vớ Va Vớ Vẩn, bởi Và là nói, nói nhiều thì lướt từ đôi “Và Và” = Va , 1+1=0, (cũng tương tự, như từ Mô nở ra từ dính gần nghĩa với Mô là Mập-Mờ, cũng logic với Miệng = “Miệng Chi!” = Mị, “Mị Lỡ” = Mờ, “Miệng Chập” = Mập, thành từ đôi Mập Mờ nghịch nghĩa với “Mở Tiếng” = Miệng, lại còn láy là Mập Mà Mập Mờ, vì Mà là do lướt từ đôi “Miệng Và” = Mà). Các QT Tạo từ đều là hợp logic trong việc cùng tạo ra một từ. VD: QT Vo tạo ra từ Cá do vo rụng tiếng Nhật “xa – Ca –na” = Cá. Hợp logic với QT Lướt: “Có nước mới sống được Ạ!” = Cá. Hợp logic với QT Nở: từ Con nở ra từ dính Cá-Kiếc, từ dính Cá-Kiếc tách hẳn ra thành độc lập là Cá và Kiếc, Kiếc phiên thiết thành Cân-Cấn và Diếc, vì “Cân-Cấn và Diếc” = Kiếc; Diếc là một loài cá nhỏ, Cân-Cấn là nhiều loài cá nhỏ khác nói chung, sống ở các vùng cửa sông, các vùng ấy đều gọi là Cần, địa danh ven sông biển ở VN là Cần … có rất nhiều). Những từ khẳng định đứng sau, viết kèm chấm than (!), ấy là: Của! = “Của Chi!” = Kỳ 其! [ 其 Qi ] = Cơ! = [ 的 De! ] = Cơ! = ( 的 Co!, tiếng Quảng Đông ) = Đó! = Đấy! = ( Đếx!, tiếng Nhật ) = Đích 的! [ 的 De] = Đấy! = = Nầy! = Hầy! (tiếng Nghệ An, Quảng Đông) = ( Hay!, tiếng Nhật ) = Hề! [Xi ] = = Hè! = Hỉ! (tiếng Quảng Nam) = Nhỉ! = “Nhỉ Hề!” = Nhể! = “Nhỉ Ạ!” = Nhá! = “Nhỉ Hè!” = Nhé! = Nè! (tiếng Nam Bộ) = (Ne!, tiếng Nhật) = ( “Ne Hay!”) = Này! = = Nào! = “Nào Chứ!” = ( Nư , tiếng Thái ) = Chứ! = Chú! [ 注 Zhu ] = “Chứ Hỉ!” = = Chi 之! [之 Zhi] = Đi! = Nhỉ! = Nhá! = Ha! = Ạ! = Dạ! = Dã 也! [也 Ye]. [ Hán ngữ hầu như không còn dùng từ 也 Ye đứng sau, chỉ thường dùng từ 的 De đứng sau ]. Tóm lại chỉ từ QT Nhấn mạnh bằng phụ từ khẳng định đứng sau mà ta thấy một từ Này! đã sinh ra nhờ QT Tơi-Rỡi được nhiều từ khác cùng chức năng: Này! = Nầy! = Đấy! = Đích 的! = Đếx ! (tiếng Nhật dùng) = Đó! = Co 的! (tiếng Quảng Đông dùng) = =Cơ = “Tơ 的!” (Hán ngữ dùng [ 的 De]). Và nhờ QT Lướt cũng lại sinh ra được nhiều từ khác cùng chức năng: “Này Hè!” = Nè! (tiếng Nam Bộ dùng) “Này Hề!” = Nê! (tiếng Nhật dùng) “Này Chứ!” = Nư! (tiếng Thái dùng) "Này Chi!” = Nì! (tiếng Huế dùng) “Hề Nầy!” = Hầy (tiếng Nghệ An, Quảng Đông dùng) “Hề Chi!” = Hỉ (tiếng Quảng Nam dùng) “Hề Này!” = Hày! (tiếng Nhật dùng) Cái chức năng là phụ từ đứng sau từ để khẳng định nhấn mạnh ý của từ ấy thì con trâu của người Việt nuôi cũng hiểu được: “Hãm Đó!” = Họ! là con trâu nghe một tiếng “Họ!” lập tức đứng lại liền (từ này chỉ dùng riêng cho trâu, bò mà thôi, chó, lợn nghe không hiểu). Người và súc vật khi cử động di chuyển bằng tứ chi thì không gọi là Đi mà gọi là Bò. Con trâu nó hiểu “Hết Bò” = Hò, nên nó đứng lại. Con người hiểu “Chẳng Đi” = Chỉ 止 là dừng, là “Đứng im như làm Thinh” = Đình 停, gọi bằng từ đôi là Đình Chỉ 停 止, là sự “Ngừng Đi” = Nghỉ, và “Chỗ Nghỉ” = Chỉ 址, là cái địa chỉ. Ứng dụng đặc điểm nêu trên của tiếng Việt để phân tích nguồn gốc các từ dưới đây: Mô = Vô = Zero. Mô/Một. Một vẫn là số ít. Từ ít đến nhiều là Một – Mọn - “Mọn Mọn” = Món, 0+0=1, Món - Mưn (tiếng Tày là một ngàn) – Màn (tiếng Nhật là một vạn) – Muôn – “Muôn Muôn” = Muốn (cùng logic lướt lủn “Muôn Lắm” = Muốn) - Muốn - Muôn-Màn - Muôn-Vàn - Vạn 萬 [ 萬 Wan] (lòng tham của ham muốn là “nhất 一 bản 本 vạn 萬 lợi 利”). “Hẳn muốn Làm” = Ham = “Thật Ham” = Tham 貪 [ 貪 Tan ] = “Lắm Ham” = Lam 婪 [ 婪 Lan ] = Tham Lam 貪 婪 [ 貪 婪 Tan Lan] = “Đúng là quá Ham” = =Đam 眈 [ 眈 Dan ] = Đắm-Đuối = “Ham Ham” = Hám, 0+0=1, = Hâm 歆 [ 歆 Xin ] = Hân 欣 [欣 Xin] = =Hoan 歡 [ 歡 Huan ] . Gì đã ham thì “Muốn Vồ” = Mộ 慕 [ 慕 Mu ] . Từ đôi Ham Muốn nho viết bằng chữ Hâm Mộ 歆 慕 [ 歆 慕 Xin Mu ] . “Muốn gần một Bên” = Mến. Từ đôi Mến Mộ.“Ham Nhau” = Háu, “Muốn Nhau” = Máu (thường là cả hai bên cùng máu). “Máu Hề! = Mê 迷 [ Mi ] , nho viết từ Say Mê bằng chữ Đam Mê 眈 迷 [ 眈 迷 Dan Mi ] . “Háu Chi!” = Hỉ 喜 [ 喜 Xi ] , chuyển nghĩa Vui, Thích (vì cả trai cả gái cùng Máu, nên mới dùng chữ song Hỉ 喜喜 cho đám cưới). Từ đôi Háu Ham nho viết bằng chữ Hỉ Hoan 喜 歡 [ 喜 歡 Xi Huan ] , nghĩa là thích, đam mê. “Mê đến Chết” = Mệt, từ đôi Mê Mệt. Cổ thư kể về Vua Hùng có “Tử 子 vi 為 quan 官 lang 郎, Nữ 女vi 為 mị 媚 nương 娘”. Dịch sát chữ câu trên thì là: Trai là gọi Lang, Gái là gọi Nương. Vì từ Quan và từ Mị đều có nghĩa là Gọi. Như vậy thời nước Văn Lang cách nay 5000 năm trai gọi là Lang, gái gọi là Nương. Lang = Nang = Tráng đều là chỉ đàn ông, nên Lang chuyển nghĩa chỉ Lớn, Văn Lang có nghĩa là nền Văn minh Lớn; Nang chuyển nghĩa chỉ vóc Vạm Vỡ của phái mạnh, vóc người Nở Nang, Tráng chuyển nghĩa chỉ sức khỏe của phải mạnh, gọi là "Tráng vóc con Ngài" = Trai, nên có từ đôi Trai Tráng; Nang là đàn ông thuộc Dương, nên “Nang Dương” = Nường . Vóc người đàn bà thì nhỏ gọn, nên “Nương Gọn” = “Nương Smal” = =“Nương Con” = Nõn; cái nhỏ thó của đàn bà gọi là "Gọn vóc con Ngài" = Gái; “Nương là Gái” = Nái, nhấn mạnh “Nái Chứ!” = Nữ. Bởi vậy mà có cặp tượng trưng sinh thực khí gọi là cặp Nõn/Nường trong lễ hội dân gian ở Phú Thọ. Cái Nõn thì nằm ẩn bên trong, nên “Nõn Trong” = Nòng. Cái Nường thì thò dọc dài bên ngoài, nên “Nường Dọc” = Nọc, cho nên có hình cặp Nòng/ Nọc là cái đồ hình Âm/Dương. Trong câu trên từ Quan và Mị đều có nghĩa là Gọi, bởi “Kêu hoặc Van” = Quan, “Miệng Chi!” = Mị. Mị nghĩa là nói nên mới nở ra từ dính Mùi-Mẫn, như lời ca mùi-mẫn. Bởi vậy Mị 媚 [ 媚 Mei] còn chuyển nghĩa thành bịp bợm bằng lời êm ái gọi là mị dân 媚 民 [媚 民 Mei Min]. “Mồm nói ra Tiếng” = Miệng, Miệng chính là tiếng, là lời nói, Miệng chuyển nghĩa chỉ cái Mồm của riêng loài người (vì biết nói), Mồm của động vật gọi là Mõm (của thú) hoặc Mỏ (của chim). Lời thiên hạ còn gọi là miệng thế gian. TVGT: 媚 Mị, 說 thuyết 也 dã. 說 Thuyết, 今 kim 悅 duệ 字 tự 也 dã. 大Đại 雅 Nhã 毛 Mao 傳 Truyện 曰 viết: 媚 Mị, 愛 ái 也 dã (Mị là gọi, Gọi nay dùng chữ Duệ. Đại Nhã Mao Truyện nói Mị nghĩa là yêu). Nói = Na = Và = “Và Hè!” = Vẻ = Dẻ = “Dẻ Hề!” = Duệ 悅, Vui Nói = Vui Vẻ = Dui Dẻ = Du Duệ 愉 悅 [ 愉 悅 Yu Yue ] . Vui = Dui = “Dui Chú!” = Du. TVGT: Du 愉 là sự thể hiện hài lòng trên nét mặt. < Lễ Ký > viết: 有 hữu 和 hòa 氣 khí 者 giả, 必 tất 有 hữu 愉 du 色 sắc, 此 thử 愉du 之 chi 本 bổn 義 nghĩa 也 dã (có hòa khí ắt có nét vui, đó là bổn nghĩa của chữ vui). [ Hán ngữ lại không dùng từ Du Duệ 愉 悅 Yu Yue chỉ sự vui mà dùng từ Khoái Lạc 快 樂 Kuai Le chỉ sự vui ]. Như vậy Mị 媚 nghĩa là nói, đúng như lướt rất logic là “Miệng Chi!” = Mị. Mị là nói đã nở chuyển nghĩa thành Mùi-Mẫn nghĩa là lời nói hay lời ca rất âu yếm, bởi vậy Mị cũng chuyển nghĩa là Yêu. Mị Nương được Hán nho viết bằng chữ Ái Nữ 愛 女 [愛 女 Ai Nu]. Nhưng “Yêu Hày!” = Ái 愛 [ 愛 Ai ], “Nương Chứ!” = Nữ 女 (“Nái Chứ!” = Nữ 女) đều là từ gốc Việt , [ 女 Nu ]. TVGT: Chữ Nữ 女 thì người Kinh Sở đọc là “Nái”. Vậy chứng tỏ cặp đối Nữ/Nam về hai giới tính là đã dùng phổ biến từ thời các nước Sở, Ngô, Việt ở nam Dương Tử. Hai từ Nữ, Nam là từ gốc Việt, hai chữ nho Nữ 女, Nam 男 là của Việt nho. Để rõ hơn hãy nhìn vào chữ Nam 男, biểu âm của chữ Nam 男 chính là từ Làm = = Nàm [Hán ngữ từ Làm là 作 Zuo], Làm = Nam chuyển nghĩa thành Trai vì con trai là lao động chính, trụ cột của gia đình, (nó “hay Lam hay Làm” cũng là “hay Nam hay Nàm”) Làm = Nàm đã chuyển nghĩa thành từ để chỉ giới tính Trai bằng từ Nam, nho Việt viết biểu ý bằng chữ, đọc thì theo nguyên tắc là đọc từ trên xuống dưới, và lướt thì chữ Nam 男 sẽ là “Điền 田 Lực 力” = Đực, là giống đực, là giới tính nam [ nếu thiết theo Hán ngữ thì là “田 Tian 力 Li” = Ti, thì trật, không ra ý nghĩa gì, vì Hán ngữ có từ con trai tức giống đực là 子 Zi ]. Chữ Nam 男 nếu đọc từ dưới lên trên và lướt thì là “Lực 力 Điền 田” = Liền. Từ Lực Điền có nghĩa đen là cái sức làm ruộng, chuyển nghĩa chỉ người làm nông. Trong hát quan họ thì trai gái bình đẳng như nhau, không phân biệt trai gái, vì họ đều là những người làm nông, người quan họ tự qui định là thương yêu nhau như ruột thịt chứ không được lấy nhau. Họ đều là những nông dân, là “Lực Điền” = Liền, nên họ gọi nhau là “liền anh” và ‘liền chị”. Cụm từ Cùng Nhau nho viết bằng chữ Đồng Tương 同 相 [Hán văn dùng ngược là Tương Đồng 相 同 Xiang Tong]. Chữ Tương 相 chính là từ hàn lâm đại diện cho từ Nhau, bởi chúng cùng chỉ mối dây quan hệ, mà gần nhất là giữa hai thân thể . Thân = “Thân Hề!” = Thể, là cùng do một sinh ra, gọi là ruột thịt, do vậy mà có câu “Thương người như Thể thương Thân”, dù ta với người là khác nhau nhưng Thể với Thân thì là một. Cái mối dây liên hệ giữa hai thể mẹ và thể con là cái cuống Nhau. Nhau = Rau = Ruột, gọi là Ruột Thịt, nho viết bằng chữ Rau 肉 gồm bộ cung là cái Cuống như cái vòng dây (Cuống = Cống = Ống = Rỗng = Ruột) nối thể mẹ là một Nhân 人 ở ngoài và con thai nhi là một Nhân 人 ở trong, là chữ Rau 肉 (Rau = Nhau = Nhục, cổ xưa đọc là Rau 肉, sau đọc là Nhục). Cái Rau 肉 ấy gọi là cái Ruột Thịt. Từ Ruột Thịt , viết bằng một chữ Rau = Nhau = Nhục nên về sau đọc là Nhục 肉, thì Ruột là đề chính, Thịt là thuyết phụ, nên tiếng Việt gọi tắt là tóm Ruột, anh em ruột thịt gọi tắt là anh em ruột. Nhưng Hán ngữ dùng nguyên văn từ Ruột Thịt [ vẫn đọc bằng một chữ Nhục 肉 là Rou] nhưng vì ngữ pháp ngược nên lại coi cái đề chính là từ đứng sau bởi vậy gọi tắt là tóm từ sau là từ Thịt, do vậy mà trong Hán ngữ chữ Nhục 肉 nghĩa là thịt, dù phát âm là Rou nhưng lại không chỉ cái cuống nối giữa hai thể mẹ con như biểu ý của chữ Rau 肉, ở tiếng Việt khi đọc nó là Nhục thì nó mới mang nghĩa là thịt, là từ hàn lâm đọc là Nhục 肉. Quan hệ giữa thể mẹ và thể thai nhi là thông qua cuống Rau. Từ Rau = Nhau chuyển nghĩa chỉ quan hệ giữa các thể nói chung. Quan hệ giữa các thể gọi là Nhau đã được nho tạo thêm ra một chữ hàn lâm đại diện cho từ Nhau là chữ Tương. Chữ Tương là từ hàn lâm, biểu ý bằng Một Một, nghĩa đen là hai thể liên hệ. Quan hệ giữa hai thể này ắt phải là trong sáng vì 1 + 1 = 0 (Không = Trong = = Trắng = Sáng). Một Một được viết bằng mượn chữ tá âm là Mộc 木 Mục 目, rất logic ý nghĩa, như là quan hệ giữa cái Cây 木 và cái Mắt 目 của nó (chính là quan hệ giữa Mẹ và Con thông qua cái cuống Rau, vì cái mắt cây sẽ nảy mầm ra cái cây con). Từ Một Một tương tự như thế giới văn minh ngày nay trong quan hệ dùng từ Win Win. Cổ xưa từ Một Một tá âm bằng chữ Mộc Mục 相, nhưng nho không đọc như âm tiết của từ hay âm tiết của chữ mượn, mà phải đọc bằng một âm tiết khác, toát lên được cái quan hệ trong sáng như ý nghĩa của từ Ruột Thịt hay ý nghĩa của cụm từ Thể thương Thân, nên đã chọn âm tiết ấy là “Tình Thương” = Tương 相 [ 相 Xiang ], [Nếu thiết như Hán ngữ thì là “Ai 愛 Qing 情” = Ying , thì trật, không như Hán ngữ đọc chữ Tương là 相 Xiang]. Do vậy mà có chữ Việt nho hàn lâm đại diện cho từ Nhau là chữ Tương 相 để nói cái quan hệ trong sáng như mẹ con. Còn nếu đã không trong sáng, lại còn dám chửi người khác là “lãng tử” thì đúng là trời sập. “Lang thang du Đãng” = Lãng 浪, từ con hư nho viết bằng chữ Lãng Tử 浪 子. Sóng = Sáng = Lãng = = Sang-Sảng = Loáng -Thoáng = Thanh, đều là sóng ánh sáng hay sóng âm thanh, hay sóng biển là Lãng 浪 , đều cùng một nôi khái niệm về sóng. Tiên Lãng 先 浪 nghĩa là Đầu Sóng. Thành ngữ "Đầu sóng Ngọn gió".
    1 like
  6. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. TÍNH HỢP LÝ VÀ HỆ THỐNG TRONG CẤU TRÚC NGÔN NGỮ VIỆT. Tôi xin bắt đầu từ từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt. Từ "mẫu" trong ngôn ngữ Việt, dùng để mô tả những vật làm chuẩn mực cho những vật khác chế tác giống nó, hoặc tương tự như nó. Thí dụ: người mẫu; vật mẫu, làm mẫu....từ "mẫu" còn có nghĩa là "mẹ", tất nhiên mẹ là một tập hợp của những đứa con, tức là người sinh ra những phần tử trong tập hợp con cùng tính chất với mình. Sự liên hệ giữa "mẫu" - "mẹ" là một sự liên hệ hợp lý. Từ "Mẫu" khi thay thế từ "mẹ" để chỉ người "mẹ" tôn kính chỉ dùng cho các bậc Thánh mẫu trong ngôn ngữ Việt, hoặc những người phụ nữ tiêu biểu làm "mẫu" - chuẩn mực cho thiên hạ, như "Thánh Mẫu", "mẫu hậu"; ...Tất nhiên, ngôn ngữ Việt chẳng bao giờ dùng từ "mẫu" cho tầng lớp phàm nhân khác. Điều này cho thấy tính chuẩn mực của từ "mẫu" trong tiếng Việt. Khi mô tả cái mặt thì từ "mặt" đặc trưng thể hiện của một con người, là hình tướng của một con người, là chuẩn mực - "mẫu" - để so sánh với người khác qua cái mặt, thì chúng ta đã thấy một sự liên hệ với vần "m": Mẫu - mặt. Trong ngôn ngữ mô tả các bộ phân trên mặt cũng đều có ngữ âm liên hệ với vần "m", như: Mắt, mũi, môi, mép, mồm, miệng, mi, mày, mắt.... Qua đó chúng ta thấy rằng, những từ cổ nhất và xuất hiện đầu tiên trong ngôn ngữ Việt - tất nhiên là nó phải có sự phân loại người này với người khác trong quan hệ xã hội đơn giản nhât - mẫu, chuẩn mực so sánh phân loại, đều nằm trong hệ thống của từ đầu tiên - "mẫu", theo nghĩa Việt là chuẩn mực - để tả khuôn mặt khác nhau. Sự phân loại theo nguyên lý: Dương trước, Âm sau. Âm thuận tùng Dương. Đây là nguyên lý của Lý học Việt. Điều này chúng ta thấy cũng có sự ứng dụng trong ngôn ngữ Việt. Trong ngôn ngữ Việt, phát âm một từ phức tạp hầu hết là sự kết hợp mô tả của nhiều ký tự. Những ký tự đầu chữ là "Dương", Ký tự kết hợp là Âm. Những ký tự này có thể mô tả qua hệ thống chữ Latinh - có xuất xứ từ văn minh Tây phương - hoặc chữ Khoa Đẩu, từ nền văn minh Việt cổ - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh(*). Trở lại với thí dụ trên, chúng ta thấy rằng: ký tự đầu (Dương): "M" khi kết hợp với các ký tự sau (Âm), quyết định nghĩa của từ. Đây chính là nguyên lý Âm thuận tùng Dương. Hoặc như các ký tự sau, như :ay, ày, áy, ạy ãy...sẽ không có nghĩa. Nhưng nếu ta chỉ cần thêm một ký tự đầu, như vần "Đ" - tức Âm Dương kết hợp, chúng sẽ có nghĩa như sau: Đay, đày, đáy, đạy, đãy... Nhưng nếu ta thay ký âm "D" thì các từ ký âm sau với từ "D" sẽ khác hẳn - Âm thuận tùng Dương - như sau: Day, dày, dáy, dạy, dãy.... Trong ngôn ngữ Việt, tất cả các cấu trúc ký hiệu mô tả tiếng Việt đều thể hiện như vậy. Tất nhiên, hiện tại ngôn ngữ Việt hiện đại dùng ký tự Latin, ngôn ngữ Việt cổ dùng chữ Khoa Đẩu - mà nhà nghiên cứu Khánh Hoài đã chứng minh - cũng là loại chữ ghép vần, cũng phải có quy luật này. Tính quy luật khi ghép vần với nguyên lý "Dương trước, Âm sau; Âm thuận tùng Dương" không có ở các sinh ngữ phổ biến trên thế giới. Còn tiếp QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ NGÔN NGỮ VIỆT. ================= * Chú thích: Tiếng Việt thể hiện qua ký tự Khoa Đẩu trong hệ thống chữ Khoa Đẩu cụ Khánh Hoài chứng minh, cũng ghép vần như chữ Quốc Ngữ hiện nay.
    1 like
  7. LÝ HỌC TỪ MỘT BỨC ẢNH "Không có Hạt của Chúa", sự kiện đã chìm vào quên lãng với gần 100 tỷ Dollar. Lý học Việt - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - đã hoàn toàn chính xác, khi xác định sự kiện quy mô nhất trong nền khoa học hiện đại - từ khi cỗ máy LHC chưa chính thức hoạt động. Khoa học hiện đại sẽ không thể giải thích được hiện tượng: Những thác nước từ đâu mà ra, khi nó không phải là đoạn chảy của một dòng sông? Để giải thích điều này sẽ không tốn kém lắm. Nhưng nó sẽ cho biết bản chất 90% vật chất tối mà tri thức khoa học đang tìm hiểu. Rất tiếc! Đây không phải thứ tri thức để bàn ở chợ. ================= PS: Có vài kẻ tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" cho rằng Thiên Sứ đã gặp may, khi xác định chính xác - nhân danh nền văn hiến Việt - rằng: "Không có Hạt của Chúa" và "Không có sự sống trên Sao Hỏa". Xin lỗi! Thiên Sứ không có xem bói cho đám háo danh, ngu dốt đó.
    1 like
  8. Từ đơn và từ dính Từ đơn trong tiếng Việt là từ chỉ có một âm tiết, như một gạch dài của Quẻ, tượng trưng Dương (cũng tượng trưng số 1). Từ dính trong tiếng Việt là từ có hai âm tiết, như hai vạch ngắn cách của Quẻ, tượng trưng Âm (cũng tượng trưng số 0) và không thể đảo ngược vị trí của hai âm tiết đó, từ láy và từ đôi cũng thuộc loại này. Ví dụ: Theo QT Vo, từ đa âm tiết đã bị vo thành chỉ còn đơn âm tiết, ví dụ “ô-Na-di” nghĩa là giống nhau của tiếng Nhật, vo rụng chỉ còn lõi Na, tiếng Việt láy thành Na Ná nghĩa là giống nhau, nói Na Ná ai cũng hiểu là giống nhau, nhưng nếu đảo ngược là Ná Na thì không còn ai hiểu là gì nữa. Hoặc ví dụ cụm từ: [ Yêu và “Giữ mãi cái yêu đó thật Lâu” = Dấu] thành ra từ đôi Yêu Dấu và ai cũng hiểu giá trị của Yêu Dấu đắt hơn Yêu nhiều, từ đôi này không thể đảo ngược là Dấu Yêu được (như ca từ “hỡi em Dấu Yêu” làm người nghe hiểu là em yêu vụng yêu trộm, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phê phán ca từ này) Âm Dương, Bát Quái, Dịch Kinh của người Việt được ký hiệu bằng một vạch dài tượng Dương, tức sô 1 và hai vạch ngắn cách tượng Âm, tức số 0. Điều này cũng thể hiện rõ trong ngôn từ Việt: Từ đơn âm tiết như là con số 1, thì từ láy có hai âm tiết như là con số 0 sẽ đương nhiên nghịch nghĩa với từ một âm tiết là cái gốc mà từ nó sinh ra từ láy cùng tơi với nó (do nó Nở ra thành từ dính khác tính với nó, vì nguyên tắc Lý học là Dương sinh ra Âm). Ví dụ Mừng (thuộc Dương = 1, một âm tiết là một vạch dài) nở ra từ dính Mủi-Mủi ( thuộc Âm = 0, hai âm tiết là hai vạch ngắn cách). Mủi-Mủi đương nhiên phải nghịch nghĩa với Mừng. Câu Mừng Lòng sẽ nghịch nghĩa với câu Mủi Lòng. Nho viết từ Mừng bằng chữ nhấn mạnh “Hẳn Mừng” = Hưng 興. Hưng 興 đồng nghĩa với Phấn 奮(phấn khởi) nên còn có dùng từ đôi Hưng 興 Phấn 奮. Dưới đây sẽ thống kê như cách viết sau: Từ láy,// (nghịch nghĩa),Từ gốc,= (đồng nghĩa),Từ gốc, // (nghịch nghĩa),Từ láy : Mủi-Mủi // Mừng = Hưng // Héo-Hắt. 0 + 1 = 1 + 0 (Hoàn toàn đúng theo số học. Điều này cũng chứng minh rằng các từ có viết bằng chữ nho cũng là từ gốc Việt. Đảm bảo 100% là Hán ngữ không có cái kiểu tạo từ như thế này vì ký hiệu vạch của Quái và Dịch không phải là sản phẩm của Hán). Ví dụ từ đôi chữ nho Nhiệt Liệt 熱 烈 được Hán ngữ dùng nguyên văn, như trong câu khẩu hiệu “nhiệt liệt hoan nghênh”, nhưng gốc của Nhiệt Liệt là ở tiếng Việt: Liệt là do lướt “Làm Nhiệt” = Liệt (tương ứng, nếu ở Hán ngữ mà “thiết” thì sẽ là “Zuo 做 Re 熱” = Ze,?, trong khi Hán ngữ đọc chữ Liệt 烈 là “Lie 烈”). Nhiệt có gốc từ nôi khái niệm ánh sáng mặt trời: "Nguồn sáng mặt Trời" = Ngời = Ngày = Nguyệt = Liệt = Nhiệt = Nhật. Ánh sáng mặt trời chính là Nắng = Nóng, đương nhiên Nóng đồng nghĩa với Nhiệt 熱 = Liệt 烈, khác gì cũng nôi khái niệm: Nắng =Nóng = Lóng = Lắng = Liệt 烈 = Nhiệt 熱. Nóng (D=1) nở ra từ dính cùng tơi cuối cùng là Nạnh-Nẽo (Â=0) nghịch nghĩa với Nóng. Đầu tiên là trong Dương vẫn có Âm, quá trình Dương lớn dần lên là quá trình sinh ra nhiều từ dính, sẽ giải thích ở bài sau về QT Nở, mà tính Dương cứ tăng dần cho đến Dương lớn nhất là Nóng sinh ra Nồng-Nàn, nhưng khi lớn đến thái quá thì Dương biến thành Âm, tức lúc đó Nồng-Nàn thái quá biến thành Nạnh-Nẽo (Nóng, một gạch dài, đã nở ra kết quả cuối cùng là Nạnh-Nẽo, hai gạch ngắn cách, nghịch nghĩa với Nóng). Ngôn ngữ dân gian Việt có câu Tình Yêu Nồng Nàn thì ngôn ngữ hàn lâm Việt viết là Tình Ái Nhiệt Liệt 情 愛 熱 烈. Nhưng ở tiếng Việt câu khẩu hiệu Nhiệt Liệt Hoan Nghênh không thể thay bằng câu Nồng Nàn Vui Đón, dù hoàn toàn đồng nghĩa để không thể bắt lỗi chính tả, nhưng nó sẽ thành câu ngớ ngẩn chen vào không khí trang nghiêm, toàn dân ai cũng biết như vậy cả, đủ thấy tiếng Việt phong phú cỡ nào. Ở trường hợp này ta có cặp đối từ dính là Nạnh-Nẽo // Nồng-Nàn. Nạnh-Nẽo = Lạnh-Lẽo = Lạt-Lẽo = Nhạt-Nhẽo. Và ta có các cặp đối nguyên thủy D/Â là Nóng/Nạnh = Lóng/Lạnh = Nhiệt/Nhạt = Liệt/Lạt. Hán ngữ đã dịch từ dính Nhạt-Nhẽo của tiếng Việt bằng từ ghép Lãnh Đạm 冷 淡 thì hỏi rằng làm sao mà nó chuyển tải nổi ý của Nhạt-Nhẽo? Lãnh 冷 của Hán ngữ dùng nghĩa là Rét, Đạm 淡 của Hán ngữ dùng nghĩa là không có muối mặn , nếu hiểu theo nghĩa đen cái sự ghép theo Hán văn đó thì là “sự không có muối trong cái sự rét” . Trong khi Nhạt-Nhẽo của tiếng Việt chẳng có liên quan gì đến muối. Người ta chỉ có thể nói Ăn Nhạt thay vì từ gốc là Ăn Lạt tức là ăn chay, mà không thể nói Ăn Nhạt-Nhẽo, bởi Nhạt-Nhẽo là từ dính, chỉ cái “Nhiệt Lạt” = Nhạt và “Nhiệt Héo” = Nhẽo, trong nôi chúng chưa nở tách hẳn nên còn dính là Nhạt-Nhẽo. Viện sĩ Viện ngôn ngữ VN thì giải thích rằng từ Nhạt-Nhẽo là một từ Láy, đặc điểm của từ láy là tiếng đầu (Nhạt) thì rõ nghĩa, tiếng sau (Nhẽo) thì chưa rõ nghĩa, gọi là từ chờ sử dụng (?). Nghe ra rả những giải thích rằng nào là 70% từ Việt là gốc Hán, nào là chính Hán ngữ mới là nguyên nhân đã làm cho tiếng Việt trở nên phong phú, hai lúa chán quá ra ruộng móc cua về nhậu còn ngon hơn, để thấy “con cua tám Cẳng hai Càng, một mai hai mắt Bò Ngang suốt đời” mà nó sinh ra cái từ thẻ “Căn Cước” cực chính xác để “chứng minh chính nhân”, Nhân = Dân, Nhân Dân là từ đôi nghĩa là nhiều người (people). Nắng thì ngày nào cũng có nắng, nên “Nắng Nắng” = Năng, 1+1=0 (Năng là năng lượng). Nắng chuyển nghĩa chỉ cái nhiệt tình, nên Năng chuyển nghĩa chỉ cái Thường Xuyên. “Năng mưa thì giếng năng đầy. Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương”. Năng đi lại nhà người yêu tức Thường Ở tại nhà người yêu, cái Thường Ở ấy thể hiện cái nhiệt tình, nếu bớt cái nhiệt tình đi thì cái Thường Ở ấy cũng bị bớt đi, tức rụng bớt ký tự đi mà thành ra chỉ còn là Thờ Ơ. Viện sĩ Viện ngôn ngữ giải thích từ Thờ Ơ này thế nào? , Thờ là thờ cúng, Ơ là ơ kìa ? Nếu không trân trọng câu ca dao “Năng mưa thì giếng năng đầy…” của người lội bùn trồng lúa, bắt cua , thì sẽ không thể giải thích được, chớ đi sao lục trích dẫn sách Tàu mà càng sai thêm. Thờ Ơ nghĩa đen là không thường ở, đáng lý nhiệt tình thì phải nhấn mạnh “Thường Chớ!” = Thờ, nhưng việc này đã bị phủ định bởi cái “Không Ở” thành ra là thường không ở, Không Ở nhấn mạnh bằng lướt lủn câu “Ở Mô” = Ơ. Đó chính là nguyên gốc của từ Thờ Ơ, mà Hán ngữ phải dịch Thờ Ơ bằng từ Lãnh Thanh 冷 清 (tức nghe giải thích ý nghĩa của từ Thờ Ơ rồi tìm chọn trong kho chữ nho lấy ra hai từ ghép lại, để ra cái ý được cho là có vẻ hợp lý, vì họ không có ký tự ký âm để phiên âm nguyên văn, cái cho là “hợp lý” này không thể nào chuyển tải được đầy đủ ý nghĩa của từ Thờ Ơ), Lãnh 冷 là Rét, Thanh 清 là trong veo, Lãnh Thanh nghĩa đen là sự trong veo của cái rét, ngụ ý không có tí ấm áp nào tức là nhạt tình. Lãnh Thanh, lại còn lặp để nhấn mạnh là Lãnh Lãnh Thanh Thanh 冷 冷 清 清. Những chữ nho Lạnh 冷, Thanh 清 là của Việt nên tiếng Việt còn có nhấn mạnh từ lặp “Lạnh Lạnh” = Lánh, 0+0=1,và “Lạnh Lạnh” = Lành, 0+0=1 (thực phẩm giữ lạnh nhiều thì lành vì nó không bị vi khuẩn làm hư thối”. “Trốn Lánh” = Tránh, Lánh = Tránh = Trốn Tránh, nghĩa là không thèm quan hệ, coi nhẹ cái quan hệ tức là Nhẹ. Nhẹ = Nhẹ Nhàng = Khẽ Khàng = Khinh Thàng. Khinh 輕 nhấn mạnh là “Khinh 輕 Khinh 輕” = Khỉnh, 0+0=1, từ đôi Khinh Khỉnh còn nặng mùi hơn là từ Miệt Thị 蔑 視 . Miệt Thị 蔑 視 là viết theo Hán văn, viết theo Việt văn phải là Thị Miệt 視 蔑, Thị là “Thấy Chi 之!” = Thị 視 nghĩa là coi. Miệt 篾 là “Mỏng Riết” = Miệt, Miệt chuyển nghĩa chỉ cái nan tre đã Róc = “Róc Thiết” = Riết, thành ra nó rất mỏng. Mỏng = Miệt = = Mẹt, Mẹt chuyển nghĩa thành tên chỉ dụng cụ đan bằng nan tre có vành cạp nhưng không có vách đứng như của cái thúng, nên nó rất mỏng, gọi là cái Mẹt. Thị Miệt 視 蔑 là “coi mỏng” . Bởi từ Thị 視 đồng âm dị nghĩa với từ Thị 氏 trong tên lót của gái để ám chỉ nó thuộc thị tộc nào, nên còn có từ Thị Mẹt ám chỉ coi mỏng con gái, là “đồ thị mẹt”, cũng là ám chỉ Thị Miệt 視 蔑, tức muốn Miệt Thị 蔑 視 giới nữ. Từ Thị Mẹt, ám chỉ con gái, thì làm sao mà tiếng nước ngoài có thể dịch nổi cho hết ý của nó, nếu họ không biết rằng cái bánh Dẹt ("ăn bánh trả tiền") nó còn ngon hơn cái bánh Dầy. Từ Miệt Thị 蔑 視 là từ gốc Việt đã bị ghép theo ngữ pháp Hán, chứ không phải là “tố gốc Hán” như Viện ngôn ngữ giải thích, bởi xuất xứ của nó là do từ Thấy và từ Mỏng của tiếng Việt. Mỏng là nói về cái Mặt, ví dụ mặt tờ giấy, mà có thành ngữ là “mỏng như tờ giấy”, nhưng mỏng nhất là “Mặt cái Bóng” = Mỏng, mỏng đến mức không sờ được, còn mỏng hơn mặt của cái bong bóng nước còn có thể sờ được, đó chính là cái gốc xuất xứ của từ Mỏng. Khái niệm Thấy trong Hán ngữ là “Shì”, khái niệm Mỏng trong Hán ngữ là từ “Báo”. Mỏng = Miệt 篾 = Mẹt = Dẹt = Bẹt = Biển 扁 = Bạc 薄 = ”Báo 薄” (nhấn mạnh “Bạc Nào!” = Báo. Cứ lấy cái Mẹt để vẽ cái Biển quảng cáo thương hiệu là trúng nhất). Phiên âm địa danh của Trung Quốc hay tên người Trung Quốc thì đừng đọc theo chữ nho họ dùng, lại tưởng họ là ta, mà phải phiên âm bằng dùng chính chữ phiên âm latin mà Hán ngữ đang dùng, gọi nguyên văn là pinyin, có vậy mới chính xác cái âm tiết của họ nói. Ví dụ thủ đô của China là Beijing, chủ tịch đảng cộng sản China là ông Xi Jin Ping) Bảng thống kê theo mẫu Mủi-Mủi // Mừng = Hưng // Héo-Hắt. 0 + 1 = 1 + 0 chắc sẽ dài vô cùng, nên chỉ viết ví dụ một số dưới đây: Mủi-Mủi // Mừng = Hưng 興 // Héo-Hắt Lánh-Lơi // Làm = Lộng 弄 // Lêu-Lổng Đắp-Điếm // Đo = Lường 量 // Lấp-Liếm Chập-Chững // Chạy = Bão 跑 // Bì-Bõm Chậm-Chạp // Chảy = Lưu 流 // Lừ-Lừ Chệch-Choạc // Chặt = Khẩn 緊 // Khấp-Khểnh Kệch-Cỡm // Kiểu = Thức 式 // Thộn-Thện Sơ-Sểnh // Sự 事 = Việc // Vọc-Vạch Thất-Thoát // Thật = Thực 實 // Thìu-Thìu Chành-Chảnh // Chân 真 = Chính 正 // Chệch-Choạc Nghiêng-Ngả // Ngay = Chỉnh 整 // Chòng-Chành Trốn-Tránh // Tra 查 = Xét // Xí-Xóa Dằm-Dặm // Giảm 減 = Tỉnh 省 // Tôn-Tốn Âu-Yếm // Ương = Ngạnh 硬 // Ngoan-Ngoãn Bủng-Beo // Béo = Ung // Èo -Uột Hớ-Hênh // Hẹn = Ước 約 // Oái-oăm Câm-Câm // Kêu = Tháo 噪 // Thì-Thào Nhăn-Nhẵn // Nhàu = Trựu // Trơn-Tru Hỏng-Hóc // Hanh 亨 = Thông 通 // Thắc-Thỏm Sây-Sẩm // Sáng = Tinh 精 // Tối-Tăm Tí-Toáy // Tu 修 = Sửa // Sộc-Sệch Nóng-Nẩy // Nén = Ức 抑 // Ồng-Ộc Lập-Lờ // Lẽ = Luận 論 // Lấp-Lửng Xui-Xẻo // Xôm = Hên // Hẩm-Hiu Đen-Đủi // Đỏ = Hồng 紅 // Héo-Hon Trồi-Trụt // Tròn = Viên 圓 // Vênh-Vẹo Đui-Điếc // Đẻ = Sản 產 // Sam-Sáp Bịp-Bợm // Báo 報 = Đáp 答 // Đôm-Đốp Chồm-Chỗm // Chết = Tử 死 // Tỉnh-Táo Vồ-Vập // Vất = Bỏ // Bam-Bám Khắng-Khít // Khinh 輕 = Miệt 蔑 // Mời-Mọc Xỉa-Xói // Xin = Thỉnh 請 // Thờ-Ơ Bập-Bênh // Bằng = Bình 平 // Bồng-Bềnh Khin-Khít // Khác = Biệt 別 // Bu-Bám Tàn-Tạ // Tươi = Rói // Rệu-Rã Thỉnh-Thoảng // Thường 常 = Luôn // Lần-Lữa Chia-Chác // Chung = Cộng 共 // Côi-Cút Ù-Ờ // Ý 意 = Đồ 圖 // Đù-Đờ Chặt-Chẽ // Cho = Cấp 給 // Ki-Kẹo Nứt-Nẻ // Nối = Liền 連 // Lỏng-Lẻo Múm-Mím // Mở = Khai 開 // Khem-Khép Lộn-Lạo // Lệ = Qui 規 // Quấy-Qủa Chong-Chóng // Chậm = Mạn 慢 //Mau-Mắn Nhúc-Nhích // Nhanh = Khoái 快 // Khề-Khà Cau-Có // Cười = Tiếu 笑 // Tấm-Tức Lạt-Lẽo // Liệt 烈 = Nhiệt 熱 // Nhạt-Nhẽo Mất-Mát // Muôn = Vàn 萬 // Vỏn-Vẹn Nheo-Nhóc // Nhiều = Đa 多 // Đoi-Đói Ăm-Ắp // Ít = Thiểu 少 // Thiếu-Thốn Đen-Đúa // Đẹp = Mĩ // Méo-Mó Cười-Cợt // Cực = Khổ 苦 // Khà-Khà Ốm-Yếu // Yên = An 安 // Ọc-Ạch Giỏi Giang // Dại = Ngu 愚 // Nghĩ-Ngợi Chệch-Choạc // Chỉnh 整 = Tự 序 // Tềnh-Toàng Roi-Rói // Rầu = Sầu 愁 // Sung-Sướng Bừng-Bừng // Buồn = Phiền 煩 // Phơi-Phới Dút-Dát // Dám = Cảm 敢 // Cúm-Rúm Nhũng-Nhiễu // Nhịn = Hiền 賢 // Hậm-Hực Hời-Hợt // Hiểu 曉 = Tri 知 // Trầy-Trật Cong-Cóc // Có = Hữu 有 // Hông-Hổng Nhủng-Nhẳng // Nhận 認 = Thụ 受 // Thoái-Thác Rải-Rác // Rậm = Lâm 林 // Lưa -Thưa Tã -Tượi // Tươi = Tiên 鮮 // Tàn -Tạ Nhùn-Nhụt // Nhọn = Tiêm 尖 // Tù-Tù Qua- Quýt // Kỹ = Tế 細 // Tồ-Tẹt Nấc-Nọng // Nói = Ngữ 語 // Ngắc-Ngứ Lạnh-Lẽo // Lửa = Hỏa 火 // Hiu-Hắt Mòm-Mèm // Mới = Tân 新 // Tồi-Tàn Thum-Thủm // Thơm = Hương 香 // Hôi-Hám Coong -Coóng // Cuối = Chung 終 // Chơm-Chớm Rúm-Ró // Riêng = Chuyên 專 // Chung-Chạ Trăng-Trắng // Tri = Đen // Đo-Đỏ Óc Ách // Êm = Tứ // Tưng-Tức Đoi-Đói // Đủ = Túc 足 // Tung-Túng Tích-Tích // Tiêu 銷 = Dùng 用 // Dành-Dụm Nhồi-Nhét // Nhổ = Trặc // Trồng-Trọt Lom-Lõm // Lồi = Đột 凸 // Đoi-Đói Cuồn-Cuộn // Cặn = Tử // Tong-Tỏng Lanh-Lẹ // Lì = Tử // Te-Tái Xong-Xóc // Xoay = Chuyển 轉 // Chừng-Chững Thắc-Mắc // Thuần = Truân // Trắt-Trửng Bỏ-Bê // Bắt = Tróc 捉 // Trơ-Trọi Vèo-Vèo // Vụng = Chuyết // Chong-Chóng Ngắm-Nghía // Ngơ = Chính // Chỉn-Chu Lấn-Lướt // Lừ = Trì // Trôi-Trôi Chăng-Chớ // Chí 志 = Hướng 向 // Húng-Hắng Tung-Tóe // Tắc 塞 = Trất // Trơn-Trợt Trơ-Tráo // Trí 智 = Tuệ 慧 // Tăm-Tối Hoang-Hoác // Hẹp = Chích // Chang-Chang Động-Đậy // Đè = Chế 制 // Chơ-Chổng Chểnh-Choảng // Chăm = Đảm 擔 // Đểnh-Đoảng Nhèm-Nhẹm // Nhấc = Bạt 拔 // Bèm-Bẹp Bừa-Bãi // Bao 包 = Gói // Gềnh-Gang Xuôi-Xuôi // Xù = Mao 毛 // Mịn-Màng Phong-Phóc // Phẳng = Mạo 貌 // Mấp-Mô Mong-Mỏi // Mông = Đãng // Đắm-Đuối Chòi-Chòi // Chôn = Mai 埋 // Moi-Móc Đắp-Điếm // Đào = Đục // Đậy-Điệm Cơi-Cởi // Cầm 禁 = Tù 囚 // Tung-Tẩy Ngúng-Nguẩy // Ngóng = Tình 情 // Tanh-Tẻ Kem-Kém // Kình = Mạnh // Móm Mém Nem-Nép // Nứng = Tình 情 // Teo-Teo Ngúc-Ngắc // Ngưng = Tẩm 浸 // Tới-Tấp Lùm-Lùm // Lỗ = Khiếu // Khăm-Khẳm Bèm-Bẹp // Bẩy = Khiều // Khem-Khép Khờ-Khạo // Khéo = Xảo 巧 // Xoàng-Xĩnh Hoang-Hoác // Hóp = Tiều // To-Tợn Mỏng-Manh // Mỡ = Hàm // Hom-Hóp La-Lối // Lặng = Thiều // Thao-Thao Van-Vãn // Vội = Thiết 切 // Thủng-Thẳng Em-Ém // Oai = Khiết // Khụt- Khịt Cùi-Cùi // Kính = Khâm // Khinh-Khỉnh Xỏ-Xiên // Xác 確 = Thực 實 // Thậm-Thụt Chờ-Chực // Chối = Khước 卻 // Khư-Khư Nhúc-Nhích // Nhanh = Tốc 速 // Từ-Từ Cạy-Cục // Cắm = Tra 插 // Trệu-Trạo Ngập-Ngụa // Nghèo = Bần 貧 // Bau-Báu Vùng-Vằng // Vui = Hỉ 喜 // Hằm-Hằm Bỗ-Bã // Buồn = Sầu 愁 // Sung-Sướng Tồi-Tệ // Tốt = Hảo 好 // Hư-Hỏng Rùi-Rụi // Rõ = Minh 明 // Mờ-Mịt Thoang-Thoảng // Thúi = Xú 臭 // Xừng-Xực Văn-Vắn // Vãn 晚 = Muộn // Mau-Mau Đùng-Đùng // Đóng = Quan 關 // Quang-Quác Dịu-Dàng // Dọa = Xao // Xun-Xoe Hờ-Hững // Háo = Khao // Khủng-Khỉnh Giang- Giáng // Giơ = Nghiêu 翹 // Ngoeo-Ngoẻo Nhè-Nhè // Nhận 認 = Biết 別 // Bưng-Bít Nheo-Nhóc // Nhiêu 饒 = Giàu // Dạc-Dệu Đơn-Độc // Đám = Quần 群 // Côi-Cút Răm-Rắp // Rối = Nhiễu 擾 // Nhũn-Nhặn Bịt-Bùng // Biển 扁 = Phô // Phủi-Phủi Thẳng-Thắn // Thiên 偏 = Lệch // Lừng-Lững Vung-Vãi // Vun = Bầu // Bươi-Bới Cóc-Cóc // Cần = Bức 迫 // Bỏ- Bẵng Nem-Nép // Nâng = Bổng // Bèm-Bẹp Đục-Đẽo // Đắp = Bồi 培 // Bươi-Bươi Nhum-Nhúm // Nhiều = Bái 湃 // Bèo-Bọt Mốc-Meo // Mầm = Phôi 胚 // Phơ-Phơ Mấp-Mô // Mượt = Nhung 茸 // Nham-Nhở Nhùn-Nhụt // Nhọn = Bén // Bùng-Bục Nhùn-Nhụt // Nhuệ 銳 = Sắc // Sần-Sùi Vung-Vãi // Vào = Nhập 入 // Nhoài-Nhoài Trầy-Trụa // Trơn = Nhuận 潤 // Nham-Nhám Thừa-Thãi // Thiếu = Khiếm 欠 // Khấm-Khá Khư-Khư // Khử 去 = Bỏ // Bo-Bo Rúm-Ró // Rộng = Hiệp // Hèm-Hẹp Khẳng-Khiu // Khỏe = Mãnh 猛 // Móm-Mém Mon-Men // Mạnh 猛 = Bạo 暴 // Bẽn-Bẽn Vuông-Vức // Vụn = Mạt // Mảnh-Mảnh Dồi-Dồi // Dấu = Tiềm 潛 // Tòi-Tòi Lăm-Lắp // Lỡ = Khiên // Khơm-Khớp Dúm-Dó // Dài = Miên // Mum-Múp Ngái-Ngái // Ngọt = Điền 甜// Đăng-Đắng Chầm-Chậm // Chạy = Thoát 脫 // Thong-Thả Rậm-Rạp // Rách = Lược略 // Lành-Lặn Xào-Xạo // Xác 確 = Thực 實 // Thậm-Thụt Chểnh-Choảng // Chính 正 = Xác 確 // Xiên-Xẹo Khẳng-Khiu // Khỏe = Tráng 壯 // Trệu-Trạo Lo-Lắng // Liều = Mãnh 猛 // Mon-Men Nheo-Nhóc // Nhà = Gia 家 // Giàn-Giụa Nhẳn-Nhẳn // Nhiễm 染 = Ngấm // Ngơ-Ngáo Tèo-Tẹo // To = Cự 巨 // Kém-Cỏi Nằng-Nặng // Nông = Thuyên // Thăm -Thẳm Ru-Rú // Rộng = Dung 容 // Dỏ-Den Dửng-Dưng // Dung 溶 = Hòa 和 // Hờ-Hững Mấp-Mô // Mượt = Nhung 茸 // Nham-Nhở Vuốt-Ve // Vày = Nhu // Nhã-Nhặn Trôi-Trôi // Trễ = Nhu // Nhanh-Nhẹn Nôi-Nổi // Nén = Nhục // Nhâng-Nhấc Nhún-Nhẩy // Nhét = Tắc 塞 // Tung –Tóe Qua Quýt // Kĩ = Thẩm 審 // Loáng-Thoáng Rộng-Rãi // Ràng = Thằng 繩 // Thông-Thoáng Tung-Tẩy // Tiết 節 = Tỉnh 省 // Tiêu-Tốn Thí-Thẹo // Thừa 剩 = Thặng 剩 // Thiếu-Thốn Tậm-Tịt // Tiếng = Thanh 聲 // Thui-Thủi Thậm-Thụt // Thị 示 = Bảo // Bưng-Bít Cứng-Cáp // Cằn = Sấu 瘦 // Sum-Suê Đểu-Đểu // Đúng = Thị 是 // Thàm-Thàm Cơi-Cởi // Cài = Thuyên // Thông-Thống Sừng-Sững // Suôn = Thuận 順 // Thòng-Thọc Ngơ-Ngác // Nghĩ = Tư 思 // Tồ-Tẹt Cum-Cúp // Cao 高 = Tưng // Lè-Tè Vung-Vẩy // Vụng = Tư // Tồng-Tộc Thấp-Thỏm // Thư 舒 = Tùng 松 // Tíu-Tít Gom-Góp // Gửi = Tống 送 // Tom-Tóm Câm-Câm // Cãi = Tụng 訟 // Tìn-Tịt Lởm Chởm // Chải = Sơ 梳 // Sù-Sì Dun-Dun // Dài = Thư // Thấm-Thoắt Chầm-Chậm // Chốc = Thốc // Thong-Thả
    1 like
  9. LÝ HỌC TỪ MỘT BỨC ẢNH Đây là một bức ảnh đẹp chụp từ một vật thể bay và nó đã được giải nhất. Nhưng ngoài vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên từ thác nước này thì với Lý học Việt - nó còn mô tả bản chất của sự kỳ vĩ và cũng là một sự bí ẩn của thiên nhiên - một hiện tượng khách quan rất hiển nhiên, tất cả mọi người đều nhận thấy. Nhưng cả một nền khoa học hiện đại lại chưa hề có một giải thích chính thức hiện tượng hiển nhiên ấy. Đó là: Những dòng nước cuồn cuộn chảy từ đình núi tạo nên cảnh quan huyền vĩ này từ đâu mà ra? Có người cho rằng: Đó là hiện tượng "mao dẫn"!? Nhưng chính bức ảnh này đã cho thấy: Đấy là một sự giải thích sai! Không thể có hiện tượng mao dẫn để tạo thành những thác nước chảy ồ ạt từ trên đỉnh núi cao hàng trăm mét này. Bởi vậy, bài này lấy tên là: Lý học từ một bức ảnh.
    1 like
  10. NGÔN NGỮ VIỆT Tiếp theo 5000 NĂM VĂN HIẾN VÀ CỘI NGUỒN NGÔN NGỮ VIỆT. Có thể nói rằng: Hầu hết những hệ thống ngôn ngữ trên thế giới , ngay trong thế giới hiện tại cũng chưa thể so sánh với hệ thống ngôn ngữ Việt cổ từ hơn 2000 năm trước. Tức là: ngôn ngữ hiện đại trong một cuộc sống hiện đại với sự phát triển phong phú của các mối quan hệ xã hội, phương tiện sử dụng - còn gọi là sinh ngữ - của bất cứ dân tộc nào - sẽ phải có một vốn từ đồ sộ hơn nhiều so với thời cổ đại của họ. Nhưng vẫn không thể so sánh với tính cao cấp của ngôn ngữ Việt từ hàng ngàn năm trước. Tất cả mọi hệ thống ngôn ngữ đang sử dụng hiện nay đều chỉ là sự ghép tiếng trong một hệ thống ngữ pháp của nó và thiếu sự liên hệ tính phân loại và tính hệ thống với các danh từ cùng loại. Chưa nói đến sự nghèo nàn về vốn từ. Nhưng di sản ngôn ngữ Việt, chỉ cần dẫn những từ sinh hoạt phổ biết, có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước cũng đủ để thấy sự vượt trôi so với tất cả những ngôn ngữ hiện đại. Sự phong phú trong từ nhân xưng và tính phân loại trong quan hệ xã hội. Bây giờ chúng ta xét những từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Việt. Nếu như trong tiếng Anh - ngôn ngữ hiện đại và phổ biến trong nền văn minh hiện đại - ngôi thứ nhất phổ biến chỉ có đại từ tự xưng là "I". (Tôi không rành tiếng Anh, nên hiểu đơn giản như vậy, nhưng dù có thêm một hai từ tiếng Anh là đại từ tự xưng thì cũng không thể phong phú bắng tiếng Việt). Nhưng trong tiếng Việt thì từ tự xưng rất phong phú: Tôi, ta, tao, tớ, mình...và nó còn mượn các từ nhân xưng khác để thanh đại từ tự xưng: Như chú (đây), Bác (đây), Ba (đây), chị (đây), Anh (đây), cháu (đây)..... Còn đại từ nhân xưng ngôi thứ hai cũng rất phong phú: Mày, mi, ngươi, đằng ấy, mình (Dùng chung với đại từ tự xưng)....Ngoài ra các địa từ chỉ chức danh cũng được sử dung cho các từ nhân xưng ngôi hai, như: anh, chị, cậu cô , chú , bác...vv... Chỉ cần một hiện tượng này, cũng cho thấy mối quan hệ xã hội Việt từ ngàn xưa đã rất phức tạp và ngôn ngữ Việt mô tả các đại từ nhân xưng trong từng hoàn cảnh ứng dụng. Hay nói cách khác: Tính phân loại chi tiết trong xưng bho6 tùy hoàn cảnh, mô tả một sự quan hệ - liên quan cả đến lễ giáo - đã đủ phong phú và chứng tỏ sự phát triển của ngôn ngữ Việt từ hàng ngàn năm trước. Sự phong phú trong từ mô tả cảm xúc trong mối liên hệ con người và cảnh quan. Mênh mông, man mác, miên man, chầm chậm, lãng đãng, ngột ngạt, đìu hiu, quạnh quẽ, bàng bạc, hiu hắt, bát ngát.... Tôi chưa thể thống kê hết những từ như vậy trong một bài viết này. Nhưng sự xuất hiện của những từ mô tả canh quan gắn liền với cảm xúc con người trong tiếng Việt cho thấy một ngôn ngữ cao cấp với sự phân loại rất chi tiết trong mối liên hệ giữa cảm xúc của con người với cảnh quan. Tôi tin rằng nhiều từ tiếng Việt tôi dẫn ở đây, không có từ tương đương, ngay trong những từ của những ngôn ngữ hiện đại và cũng rất khó dịch ra tiếng Anh. Ngay cả ngôn ngữ Tàu, cũng có thể có những từ gần giống - do ảnh hưởng của nền văn hiến huyền vĩ Việt - chứ không thể sinh động bằng ngôn ngữ Việt. Hoặc ngay như một ví dụ tôi dẫn chứng ở trên về phát âm tiếng Tàu "Zdén zdén" trong ngôn ngữ Tàu, cũng không thể có tính sinh động trực quan bằng từ "Inh ỏi", hoặc "ầm ĩ" trong tiếng Việt khi mô tả âm thanh. Quí vị xem lại sự so sánh dưới đây: "Zdén zdén" xeo kủ xi shứ chha ooan. 喧 喧 簫 鼓 兮 辭 家 怨 Rõ ràng cách phát âm khác hẳn nhau giữa từ Việt Nho và tiếng Tàu cho cùng một ký tự. Còn dịch ra tiếng Việt lại càng khác xa về phát âm: "Inh ỏi" tiêu trống hề oán ly gia Rõ ràng, tiếng "inh ỏi" trong tiếng Việt trong cách phát âm, mô tả một trạng thái tiếng trống gần với thực tế hơn nhiều với cách phát âm của tiếng Tàu "zdén zdén". Những từ mô tả cảm xúc tự thân trong con người. Ngoài những ngôn ngữ tương tự với các ngôn ngữ khác mô tả cảm xúc, như: giận, buồn....thì trong tiếng Việt khi kèm theo các trợ từ sẽ có sự phân loại cảm xúc cao cấp hơn nhiều: Thí dụ như miêu tả nội buồn cũng nhiều loại: * Buồn: - rười rượi. * Man mác. * Sâu lắng. * mênh mông. * miên man.... * Giận; - dữ - quá - tím mặt, - đỏ mặt - oán - hóa điên. - âm thầm. - ra mặt..... * Cười: - ruồi - tươi - buồn. - toe toét - nhạo - ngạo nghễ - sằng sặc.... - khằng khặc, - khèng khẹc. - khùng khục. - trong cổ hong. - phì.... * Vui: - vẻ. - như mở cờ trong bụng. - rạng rỡ. - như Tết. - mừng - ..... Tóm lại trong ngôn ngữ Việt tính phân loại rất cao cấp, trong việc mô tả cảm xúc bên trong con người.. Tính phong phú của tiếng Việt trong sự phân loại, tôi xin đặt vấn đề giới thiệu như trên. Tôi nghĩ là người Việt Nam, nói tiếng Việt sẽ liên hệ được nhiều hiện tượng khác. Nhưng vấn đề không dừng tại đây. Mà còn tính hệ thống trong ngôn ngữ Việt. Và chính tính hệ thống này sẽ là cơ sở để thẩm định sự cải cách trong tiếng Việt mà tôi đặt ra ngay trong tiêu đề của bài viết này: "Thúy" hay "thúi", "bánh giày" hay "bánh dầy"?
    1 like