• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 13/07/2014 in Bài viết

  1. Học giả TQ: TQ là tù binh của "Đường lưỡi bò" hoang đường theo Báo điện tử Chính phủ 13/07/2014 15:02 Không chỉ các chuyên gia quốc tế coi tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là “hư cấu”, mà ngay cả các học giả Trung Quốc cũng lên tiếng phê phán bản đồ phi lý này. Bản đô dọc phi pháp mà Trung Quốc mới xuất bản, ngang nhiên "nhận xằng" gần như toàn bộ biển Đông Tình hình Biển Đông mới nhất Theo trang tin Philstar.com (Philippines), cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines, Rafael Alunan nói: “Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là sai lầm và vô căn cứ. Luật pháp và lịch sử cho thấy Trung Quốc thì chẳng có gì ngoại trừ điều hư cấu cho rằng họ sở hữu Biển Đông và không ai tin họ”. Ông Alunan còn khuyến khích người Philippines dùng mạng xã hội như Facebook là một công cụ để trao đổi thông tin, tuyên truyền những thông tin đúng và chính xác về Biển Đông để phản ứng lại những thông tin sai sự thật mà Trung Quốc đưa lên mạng. * Nhà nghiên cứu người Pháp, tướng Daniel Schaeffer, phân tích về đường lưỡi bò 10 đoạn mới đây của Trung Quốc là bức màn hoang đường che giấu sự thật bên trong. Theo tướng Daniel Schaeffer, các cuộc gặp gỡ trao đổi với các nhà nghiên cứu và chính khách Trung Quốc cho thấy, trước năm 2009 chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ đề cập một cách chính thức đến đường lưỡi bò như một ranh giới bất khả xâm phạm tới chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Họ luôn duy trì biểu tượng của đường này từ 11 đoạn tới 9 đoạn và 10 đoạn gây ra tình trạng mập mờ về thực chất yêu sách của Trung Quốc, khiến cho các quốc gia trong vùng rất khó đối phó. Ngay năm 2009, trong công hàm gửi Tổng Thư ký LHQ, Trung Quốc đính kèm bản đồ có đường lưỡi bò 9 đoạn, nhưng cũng không hề có gì cụ thể hơn, nghĩa là vẫn rất mơ hồ, mập mờ. Tướng Daniel Schaeffer chỉ ra ý đồ của Trung Quốc: "Trong điều kiện như vậy, có thể hiểu rằng, đó là đường xác định phạm vi lãnh hải mà toàn bộ phía trong là của Trung Quốc". Sâu xa hơn, vị tướng người Pháp có thời gian dài ở Trung Quốc và gặp gỡ nhiều giới trên đất nước này, phát hiện ra rằng, không phải Trung Quốc thực sự tin rằng đường lưỡi bò là của họ. Ông viết trên tạp chí Diplomat (Nhật Bản): "Tôi đã nghe nhiều phát biểu rất lạ rằng, đường lưỡi bò không phải do thể chế nhà nước CHND Trung Hoa tạo ra, mà là sự kế thừa của thể chế dân tộc chủ nghĩa trước đây. Nên dù muốn hay không cũng không thể buông ra. Bởi không một thể chế nào muốn mang tiếng là "không yêu nước" nếu không đoạt được trên 2 triệu km2 đường lưỡi bò trên Biển Đông". Tướng Daniel Schaeffer cho biết, có thể tạm chia thành 2 "trường phái" về đường lưỡi bò ở Trung Quốc. Trường phái thứ nhất là "tôn trọng pháp lý" mà đại diện là giáo sư Lihai, người được bổ nhiệm làm Thẩm phán tòa án quốc tế về luật biển tháng 8/1996. Trường phái thứ hai được gọi là "truyền thống" được Chính phủ Trung Quốc ủng hộ. Trường phái "tôn trọng pháp lý" là khuynh hướng tiến bộ ở Trung Quốc đã nhận được những sự ủng hộ từ giới nghiên cứu và giới trí thức trẻ nước này. Điều này thể hiện rõ nhất trên các diễn đàn xã hội như Sina.com và các blog khá phổ biến khác. Theo chuyên gia Daniel Schaeffer, giáo sư Lihai sau khi trở thành Thẩm phán tòa án quốc tế về Luật Biển đã đóng góp rất lớn cho khuynh hướng phủ định chủ quyền của Trung Quốc về đường lưỡi bò. Năm 2000, ông đã đột tử khi chưa kết thúc nhiệm kỳ. Song không vì thế mà khuynh hướng "tôn trọng pháp lý" bị giảm đi. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ thái độ không bằng lòng và gây khó khăn như đóng cửa nhiều blog nhưng vẫn không dập tắt được "những tiếng nói của lý trí". * Giáo sư Tiến Lực, Phó Chủ nhiệm phòng chiến lược quốc tế thuộc Sở Kinh tế chính trị thế giới của Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng có quan điểm khác xa với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc về Biển Đông. Ông đã gửi tài liệu nghiên cứu đăng trên tờ Đại Công báo ở Hồng Kông. Trong bài viết trên, giáo sư Tiến Lực cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đã phát triển lên tới mức độ làm tổn hại đến lợi ích các bên, nên rất cần sự tham gia và nỗ lực của các bên để thay đổi xu thế này. Quan điểm của ông chính là quan điểm của các nước ASEAN liên quan đến Biển Đông và được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới. * Trên báo South China Morning ngày 26/6/2014, Giáo sư Lý Vĩnh Long, Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) lại mạnh mẽ và thẳng thắn hơn: "Việc từ bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò sẽ khắc phục hoàn toàn tình trạng mập mờ cản trở thực tiễn, làm cho các cuộc đàm phán khách quan và tin cậy hơn và xây dựng lại hình ảnh Trung Quốc đáng tin cậy hơn với láng giềng và quốc tế". Ông tiên đoán rằng, dù Chính phủ Trung Quốc cứ mải lao theo đường lưỡi bò, nhưng cuối cùng thì cái hoang đường không thể tồn tại lâu hơn để bắt đất nước Trung Quốc làm tù binh cho cái hoang đường huyễn hoặc ấy mãi! * Uất Chí Vinh, nguyên Tổng đội phó Hải giám Đông Hải, hiện là nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu phát triển hải dương Trung Quốc. Là người có quan điểm khá tương đồng với chính quyền, nhưng ông cũng phải thừa nhận một thực tế là chủ trương của chính phủ Trung Quốc về cái gọi là “đường 9 đoạn” không có cơ sở chắc chắn, không được giới học thuật đồng tình, ủng hộ và là nguyên nhân gây nên tranh chấp trên biển với các nước láng giềng. Trong bài viết đăng trên tạp chí quốc tế Glocal Reporter ngày 1/7/2014 và được đăng tải khá rộng rãi trên các trang mạng Trung Quốc, Uất Chí Vinh viết: “Ngay giới học thuật Trung Quốc cũng tranh cãi liên miên, không nhất trí được với nhau về cái gọi là “Đường 9 đoạn”. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng vẽ đường 9 đoạn đến tận ngõ nhà người ta, không phù hợp tình hình thực tế, cần vứt bỏ đòi hỏi này. Loại thứ hai cho rằng, nếu chủ trương phân giới theo Đường 9 đoạn thì Trung Quốc cần rút khỏi Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Loại ý kiến thứ ba, cho rằng Đường 9 đoạn chỉ là thể hiện vấn đề quy thuộc các đảo, còn vùng biển thì phải phân định theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982. ================ Luôn có hai cách giải thích cho mọi hiện tượng, sự kiện và vấn đề. Cách thứ nhất là giải thích trên cơ sở nhận thức trực quan: "Thấy sao nói vậy người ơi". Với cách giải thích này thì tất cả mọi lý thuyết vĩ đại trên thế giới, chỉ là những sản phẩm tư duy của những người hoang tưởng . Cách giải thích thứ hai là trên cơ sở một hệ thống phương pháp luận của một lý thuyết. Rất nhiều lý thuyết nhân danh đủ mọi thứ, kể cả tôn giáo, đã tồn tại để giải thích mọi hiện tương. Nhưng với thuyết Âm Dương Ngũ hành thì anh Tàu kẹt cứng rồi. Bởi vậy mới gọi là "tù binh của đường lưỡi bò hoang tưởng".
    3 likes
  2. Mỹ 'tọa sơn quan hổ đấu' có khôn ngoan? Một cựu cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ từng khuyên nước này nên "toạ sơn quan hổ đấu", từ xa đứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đến mệt nhừ trong khi Washington đứng ngoài và tiết kiệm sức mạnh của mình. Yếu tố then chốt đang thay đổi cục diện trò chơi của các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là gì? Dựa theo những quan điểm có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông thì câu trả lời có vẻ là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy bề ngoài hiển nhiên là vậy, song đây lại là câu trả lời sai. Dù sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây ra những thay đổi lớn nhất về lượng trong cục diện an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, việc Trung Quốc chuyển hướng ra biển mới là bước phát triển có tầm quan trọng nhất về chất. Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu châu Á nhiều lần trong quá khứ, nhưng việc nước này chuyển hướng chiến lược sang phía biển trong thời gian gần đây thì chưa từng có tiền lệ. Nếu quả thực tương lai là do quá khứ định đoạt, thì sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không thực sự ảnh hưởng đến ưu thế tuyệt đối về hải quân của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, và sự tranh giành bá quyền giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không xảy ra. Quan điểm này chính là cốt lõi của chiến lược "cân bằng ngoài khơi" (offshore balancing - đứng từ xa giữ cân bằng quyền lực trong một khu vực mà không can thiệp trực tiếp vào khu vực đó) đang thịnh hành tại nước Mỹ ngày nay và được nhiều người cho là chiến lược lớn mà Tổng thống Barack Obama đang theo đuổi. Cứ theo như quan điểm này thì vì Trung Quốc là cường quốc lục địa nên sự trỗi dậy của nước này sẽ khiến nó trở thành một con voi khổng lồ. Trong khi đó, nước Mỹ, với tư cách một cường quốc biển, lại giống như một con cá voi lớn. Dù cả hai đều rất mạnh, nhưng mỗi bên chỉ mạnh trong lãnh địa riêng của mình, và không bên nào có đủ khả năng vật chất hay ý chí chính trị để định đoạt tình hình trong lãnh địa của bên kia. Từ đây suy ra, nếu Washington chấp nhận ưu thế của Bắc Kinh trên lục địa châu Á, thì Mỹ có thể tránh được một cuộc xung đột không cần thiết với Trung Quốc trong khi vẫn duy trì vai trò chi phối của mình ở khu vực hải dương của châu Á. TQ ngày càng thể hiện tham vọng bành trướng biển. Ảnh trong bài: tàu TQ phun vòi rồng vào tàu VN. Ảnh: Hoàng Sang Một người ủng hộ mạnh mẽ quan điểm này là cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski. Brzezinski cũng là người cổ vũ cho khái niệm về một nhóm G-2 gồm Mỹ và Trung Quốc. Có tin cho rằng ông đã mang ý tưởng này sang đề xuất với Trung Quốc trong tư cách phái viên không chính thức của Obama chỉ vài ngày trước khi Obama nhậm chức tổng thống. Trong cuốn sách Tầm nhìn Chiến lược: Nước Mỹ và Cuộc Khủng hoảng Quyền lực Toàn cầu (Strategic Vision: America and the Crisis of Global Power), Brzezinski cho rằng cuộc tranh giành quyền lực tối cao ở châu Á sẽ không diễn ra giữa con cá voi Mỹ và con voi Trung Quốc, mà giữa hai con voi châu Á với nhau là Trung Quốc và Ấn Độ. Do cường quốc biển có những hạn chế cố hữu trong một cuộc tranh đua trên đất liền như vậy, ông ta khuyên nước Mỹ nên đứng bên ngoài và không liên kết chiến lược với Ấn Độ để tránh bị lôi kéo vào một cam kết quan trọng trên đất liền. Cách tiếp cận giữ khoảng cách như vậy sẽ khiến Mỹ trở thành tác nhân cân bằng ngoài khơi theo đúng nghĩa, có thể tuỳ cơ mà ủng hộ nước này chống lại nước kia, hoặc "toạ sơn quan hổ đấu" từ xa đứng nhìn Trung Quốc và Ấn Độ đấu nhau đến mệt nhừ trong khi Washington đứng ngoài và tiết kiệm sức mạnh của mình. Chiến lược khôn khéo như vậy quả là hấp dẫn trong thời đại mà sự kiệm sức được ưu tiên, và nếu để trực giác quyết định thì đây sẽ là lựa chọn số một của một nước Mỹ đã mệt mỏi với những cuộc can thiệp ở hải ngoại. Thế nhưng, ý tưởng cốt lõi của chiến lược này lại dựa trên một cách hiểu sai lầm về các xu hướng địa chính trị trong thế kỷ vừa qua. Quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đã chuyển "trái tim" kinh tế châu Á từ đất liền sang vùng biển. Cùng với xu hướng này, Trung Quốc không còn là một đế chế tự cung tự cấp của ngày trước nữa; nền kinh tế của Trung Quốc ngày nay đang lệ thuộc vào các tuyến đường buôn bán trên các biển Đông Á. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc ngày càng tin tưởng rằng để đoạt ngôi vị bá chủ châu Á thì trước hết phải làm chủ được vùng biển của khu vực này. Hiểu được điều này, ta sẽ lý giải được vì sao Trung Quốc gần đây đã có những động thái như tăng cường tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản và thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, cưỡng đoạt bãi cạn Scarborough từ Philippines, đơn phương hạ đặt một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xây dựng những căn cứ quân sự lớn trên những nơi vốn là đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa và thường xuyên quấy nhiễu các tàu hải quân Mỹ hoạt động trên biển Đông. (Còn nữa) Lê Hoàng Giang (dịch) *Bài được đăng theo Nghiencuuquocte.net, tiêu đề do Tuần Việt Nam đặt. Tác giả bài viết, Tiến sĩ Alexander L. Vuving là Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu, Hoa Kỳ. ============ Zbigniew Brzezinski là một chính trị gia có hạng ở Hoa Kỳ. Nhưng ông ta đã rất sai lầm khi khuyên nước Mỹ hãy ngồi yên nhìn Ấn Tàu chọi nhau. Rất may, ông ta đã nghỉ hưu. Nếu ông ta còn tại vị thì - nếu có thể được - lời khuyên đầu tiên của Lão Gàn với chính phủ Hoa Kỳ là hãy cho ông này về vườn. Bởi vì, thời thế hiện nay, nước Mỹ đang là bá chủ thế giới trên thực tế. Chứ không phải là nước đứng đầu một phe trên thế giới như hồi chiến tranh lạnh, cần lợi dụng thời cơ. Do đó, nước Mỹ cần bảo vệ những gía trị và chuẩn mực quốc tế với tư cách nước bá chủ trên thực tế. Nếu nước Mỹ không làm được điều này thì sẽ tự mình từ chối quyền lực của siêu cường số một hành tinh.
    2 likes
  3. LÝ HỌC TỪ MỘT BỨC ẢNH "Không có Hạt của Chúa", sự kiện đã chìm vào quên lãng với gần 100 tỷ Dollar. Lý học Việt - nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - đã hoàn toàn chính xác, khi xác định sự kiện quy mô nhất trong nền khoa học hiện đại - từ khi cỗ máy LHC chưa chính thức hoạt động. Khoa học hiện đại sẽ không thể giải thích được hiện tượng: Những thác nước từ đâu mà ra, khi nó không phải là đoạn chảy của một dòng sông? Để giải thích điều này sẽ không tốn kém lắm. Nhưng nó sẽ cho biết bản chất 90% vật chất tối mà tri thức khoa học đang tìm hiểu. Rất tiếc! Đây không phải thứ tri thức để bàn ở chợ. ================= PS: Có vài kẻ tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" cho rằng Thiên Sứ đã gặp may, khi xác định chính xác - nhân danh nền văn hiến Việt - rằng: "Không có Hạt của Chúa" và "Không có sự sống trên Sao Hỏa". Xin lỗi! Thiên Sứ không có xem bói cho đám háo danh, ngu dốt đó.
    2 likes
  4. Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông Hồng Thủy 13/07/14 08:09 (GDVN) - Ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. Giáo sư Carl Thayer. The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông. Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông. Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào. Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông. Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung. Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt". "Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào. Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế. Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)? Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm. Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. ====================== Giáo sư Carl Thayer là người tôi nghe danh đã lâu với những bài bình luận sắc xảo về những diễn biến quốc tế. Nhưng riêng vấn đề biển Đông có lẽ vị giáo sư khả kính này đã sai , khi cho rằng Mỹ Tàu thỏa thuận ngầm về biển Đông. Không bao giờ có chuyện này. Nếu có chỉ có tính chiến thuật trong một giai đoạn.
    2 likes
  5. Nhật tuyên bố rắn: Trung Quốc coi chừng, nếu gây rối... (Tin tức 24h) - Nhật không muốn đối đầu với Trung Quốc nhưng sẵn sàng “đáp trả cứng rắn” nếu Trung Quốc gây rối ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington của Mỹ ngày 11/7 (giờ địa phương), Bộ trưởng Onodera tuyên bố Nhật không muốn đối đầu với Trung Quốc và cánh cửa đối thoại cho hai bên luôn luôn mở. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh: "Bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm gây rối trật tự bằng vũ lực, chúng tôi kiên quyết xử lý hành động đó ngay lập tức. Chúng tôi không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera tại Washington ngày 11/7. Ông khẳng định: “Giải pháp hòa bình cho những khác biệt sẽ bảo vệ hòa bình và ổn định không chỉ cho Nhật mà còn cho cả Mỹ, Trung Quốc cũng như các đối tác khu vực và cả thế giới”. Bộ trưởng Onodera còn tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển hòa bình và phồn thịnh. Đó là lý do tại sao Nhật không chấp nhận thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chiến lược này là phần trọng tâm trong chính sách quốc phòng và an ninh của Nhật”. Trong bài phát biểu được đăng trên website của CSIS, ông Onodera còn khẳng định một liên minh mạnh có thể ngăn chặn những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực cũng như các cuộc xung đột bất ngờ. Bộ trưởng Onodera cam kết Nhật sẽ đóng vai trò có trách nhiệm đối với hòa bình và sự phồn thịnh của khu vực thông qua việc thắt chặt quan hệ với Mỹ, tiến tới hợp tác ba bên với Úc, Hàn Quốc và đẩy mạnh quan hệ đối tác với các nước Đông Nam Á. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đưa ra những tuyên bố trên trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang căng thẳng về quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông mà giới quan sát cảnh báo có nguy cơ dẫn đến xung đột. Song song đó, Trung Quốc ngày càng có hành động khiến căng thẳng biển Đông leo thang, đe dọa hòa bình khu vực, với hành động gần đây nhất là hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam vào tháng 5/2014. Trong thời gian gần đây, Nhật Bản đã liên tiếp có những hành động cứng rắn, cho thấy sức mạnh của mình đối với Trung Quốc. Mới đây, Nhật Bản đã có một bước ngoặt lịch sử khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, để cho phép lực lượng vũ trang giúp các đồng minh trong một số hoàn cảnh cụ thể. Tokyo tuyên bố sự thay đổi này là cần thiết, giúp đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất về chính sách an ninh kể từ khi Nhật Bản thiết lập lực lượng phòng vệ thời hậu Thế chiến II cách đây 60 năm. Theo các quy định mới, hoạt động phòng thủ của Nhật Bản có thể được mở rộng theo nhiều viễn cảnh khác nhau. Một trong số đó là yểm trợ cho các lực lượng Mỹ bị tấn công xung quanh Nhật Bản, hợp tác về quân sự với Mỹ để bảo vệ các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài, cử quân đội đi bảo vệ sự tiếp cận các nguồn cung năng lượng hoặc tham gia quét phá mìn khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng đóng vai trò sống còn với Nhật Bản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi gắn với các diễn biến mới đây tại Biển Đông và Hoa Đông, nơi nhiều nước đang phải đối phó với tham vọng bành trướng và thay đổi hiện trạng của Trung Quốc qua việc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng như căng thẳng hiện nay trên Biển Đông khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc ban hành luật mới về hợp tác Mỹ-Nhật toàn diện, trong đó có cả phương án đối phó như thế nào trong trường hợp bán đảo Triều Tiên rơi vào một cuộc chiến. Điều này đồng nghĩa với việc Tokyo dự kiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật. Phương hướng hợp tác mới về phòng vệ giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ thay thế luật về tình hình xung quanh, trong đó có nội dung Tokyo đóng vai trò là hậu phương cho Mỹ trong chiến sự trên bán đảo Triều Tiên. Với việc thông qua nghị quyết diễn giải lại Hiến pháp để khôi phục “quyền phòng vệ tập thể”, vai trò hậu phương này của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay. Bên cạnh đó, Nhật lại tiếp tục có những động thái siết chặt xung quanh Trung Quốc. Vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có chuyến thăm lịch sử tại Úc (Ông Abe là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên thăm Úc kể từ năm 2002) chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 60 năm qua, cho phép thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Theo báo Yomiuri, Tokyo và Canberra đang xem xét ký một thỏa thuận song phương nhằm tạo điều kiện cho quân đội Úc đến thăm và tập trận ở Nhật. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo sẽ ra tuyên bố chung kêu gọi tăng cường hợp tác an ninh song phương để từ đó tiến tới đàm phán ký kết Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA). Nếu được ký, VFA sẽ cho phép bỏ qua việc kiểm tra hải quan đối với những thiết bị, khí tài mà Lực lượng phòng vệ Nhật (SDF) và quân đội Úc mang vào nước kia. Hiệp ước còn cho phép xe tăng cũng như các loại xe quân sự khác của Úc vận hành trên các con đường ở Nhật. Như vậy, khi "mối họa" Trung Quốc đang rình rập bên ngoài, Nhật Bản đã sẵn sàng mở rộng cửa đón Úc, như đã làm đối với Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Nhật Bản. Ngay cả đối với Triều Tiên, đồng minh thân cận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tìm cách lấy lòng khi nới lỏng biện pháp trừng phạt Triều Tiên nhân lúc mối quan hệ Trung-Triều đang "cơm không lành, canh không ngọt". Thảo My (Tổng hợp) =============== Xem tin tức thế giới, làm Lão Gàn nhớ lại những hình ảnh kỷ niệm ở chợ Bắc Qua, hồi còn niên thiếu. Ngày ấy những bà hàng cá có máu mặt chẳng ai dám đụng tới. Đụng tới bà thì biết tay bà ngay. Chỉ cần bà chửi một mạch 3 tiếng đống hồ thì có đủ tư liệu làm luận án tiến sĩ về " văn hóa chửi" đấy! Bởi vậy, cái con mẹ bán cá nào mới ra chợ, mà bày đặt hống hách thì ăn đòn cũng phải. Ấy là Lão Gàn cứ suy từ quan hệ chợ Bắc Qua ra cái thế giới như vậy.
    2 likes
  6. TƯ DUY PHÂN LOẠI CỦA LOÀI SÂU. Bài viết trong đường link dưới đây cho thấy khả năng một loài sâu tự hóa thành rắn về hình thức để dọa kẻ thù. Vấn đề là: Tại sao nó lại biết rắn là kẻ đáng sợ của nhiều loài để dọa? Nếu giả thuyết rằng: chúng đã có khả năng phân loại trong việc lựa chọn thích ứng với tự nhiên, thì đấy là một giả thuyết hợp lý? http://baodatviet.vn/anh-nong/chiem-nguong-loai-sau-bien-hoa-thanh-ran-3046221/?p=1
    2 likes
  7. Thân gửi các anh chị em thành viên, hội viên và học viên của Diễn đàn Lý Học Đông Phương. Nhằm mục đích phát triển nâng cao chất lượng trao đổi học thuật và nhu cầu tham gia Diễn đàn của các thành viên, hội viên. BQT tiến hành các hoạt động nâng cấp và thay đổi trên toàn hệ thống Diễn đàn Lý Học Đông Phương. Bao gồm: [*]Nâng cấp hệ thống mã nguồn diễn đàn lên phiên bản mới [*]Thiết lập lại chức năng của tất cả các thành viên theo chỉ đạo của Trung Tâm Trong thời gian thực hiện những thay đổi kỹ thuật, khi truy cập diễn đàn sẽ gặp các trường hợp sau: [*]Thành viên không truy cập được vào diễn đàn: Có nghĩa là bạn không được quyền truy cập do bị khóa tài khoản hoặc diễn đàn đang trong quá trình nâng cấp [*]Thành viên không có chức năng gửi bài viết ở một, một vài hoặc toàn bộ diễn đàn: Tạm thời tất cả các thành viên bị khóa chức năng gửi bài viết hoặc bạn không được phép gửi bài viết [*]Học viên các lớp Phong Thủy, Luận Tuổi... tạm thời không được cấp phép truy cập. [*]Không sử dụng được chức năng Gửi tin nhắn, Gửi email... Có nghĩa là bạn không được phép sử dụng chức năng này hoặc đang được bảo trì. Mọi thông tin liên quan chúng tôi sẽ cập nhật ở thông báo tiếp theo.
    2 likes
  8. Báo Đảng Trung Quốc kêu gọi tránh “Chiến tranh lạnh kiểu mới” với Mỹ Chủ Nhật, 13/07/2014 - 11:57 (Dân trí) - Sau Đối thoại Trung-My, tờ báo Đảng hàng đầu của Trung Quốc hôm qua đã đăng tải bài viết kêu gọi Mỹ, Trung tránh “Chiến tranh Lạnh kiểu mới” trong mối quan hệ quốc tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh. Trung-Mỹ vào thứ năm vừa qua đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ quân sự và hợp tác chống khủng bố trong Đối thoại Kinh tế và chiến lược hàng năm giữa hai nước ở Bắc Kinh. Tuy nhiên vẫn không có dấu hiệu tiến triển trong những vấn đề nhức nhối như an ninh mạng và vấn đề biển đảo. “Cả Trung Quốc và Mỹ nhận thấy rằng thế giới ngày nay đã trải qua những thay đổi sâu sắc và không còn chỗ cho một cuộc “chiến tranh lạnh kiểu mới””, tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo đảng chính thức của Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận vào ngày hôm qua. Bài viết được đề tên tác giả là “Zhong Sheng”, có nghĩa là “Tiếng nói Trung Hoa”, thường được thấy ở những bài viết nêu quan điểm về chính sách đối ngoại. Bài bình luận cho rằng nguy hiểm lớn nhất đối với mối quan hệ hai nước là sự “hiểu nhầm” và kêu gọi cả hai bên củng cố các kênh thông tin, liên lạc trong khi tìm cách “sốc lại” mối quan hệ song phương. Mỹ đã kết tội một doanh nhân Trung Quốc vào thứ sáu vừa qua vì đã tấn công hệ thống máy tính của nhà sản xuất máy bay Boeing Co và các công ty khác nhằm thu thập dữ liệu về các dự án quân sự. Đây là vụ việc mới nhất trong hàng loạt cáo buộc gián điệp giữa hai nước. Bài bình luận cũng cho biết thêm mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ-Trung chắc chắn không thể dễ dàng điều chỉnh sớm. Những bước đi tích cực sẽ bao gồm củng cố mối quan hệ song phương, củng cố hợp tác trong lĩnh vực môi trường, củng cố mối quan hệ quân sự và nới lỏng quy định về đi lại giữa hai nước. “Nếu chúng ta giải quyết mối quan hệ tốt, hai bên sẽ có lợi. Nếu chúng tai giải quyết không tốt, thì sẽ có sự trượt dốc tới cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí là xung đột”, bài bình luận cho hay. Trung Anh Theo Economictimes ================= T ác giả Zhong Sheng nhầm rồi. Khái niệm "Chiến tranh lạnh" đã lùi vào lịch sử.
    1 like
  9. BÀI TOÁN CHIA SỮA & CÁC THỂ LOẠI TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến bài toán này. Tất nhiên nó cũng không nằm trong một phương pháp giảng dạy nào. Đó là bài toán "Chia sữa", có nội dung như sau: "Có một cái bình 8 lít đầy sữa, một bình 5 lít và một bình 3 lít để không. Làm thế nào để có 4 lít sửa trong 1 cái bình ?" Bài này được giải như sau: 1/ Lấy bình 8 lít đổ vào bình 3 lít, còn 5 lít. 2/ Lấy bình 3 lít đổ vào bình 5 lít, bình 3 còn 0 lit. bình 5 có 3 lit. 3/ Lấy bình 8 lít, đổ tiếp vào bình 3 lít, trong bình còn 2 lít. 4/ Lấy bình 3 đổ tiếp vào bình 5 . bình 3 còn 1 lit và bình 5 đầy, bình 8 còn 2 lit. 5/ Lấy bình 5 đổ vào bình 8. Bình 8 có 7 lit. Bình 3 đổ vào bình 5. Lấy bình 8 đổ vào bình 3. Còn 4 lít. Bài toán giải xong. Có người còn giải ngắn hơn tôi. Đây là sự trắc nghiệm tư duy hợp lý trong điều kiên cần giải quyết với tuổi thiếu niên. Một định luật sinh học phát biểu rằng: "Chu kỳ phát triển của bào thai của một loài nào đó, lặp lại chu kỳ tiến hóa của chính loài đó". Thực tế trực quan quan sát được qua những phương tiện kỹ thuật đã xác định quy luật này. Nhưng Lý học Việt cho rằng: Quá trính tiến hóa của một sinh vật, kể từ giai đoạn bào thai cho đến kết thúc tuổi sinh học, lặp lại quá trình hình thành và phát triển của loài đó. Trong con người thì nó phản ánh lịch sử của cả một nền văn minh. Tạm thời tôi chưa chứng minh trên cơ sở Lý học Việt, vì chưa có thời gian. Nên tạm coi như một tiền đề. Từ tiền đề này ("Tiền", có dấu huyền, Không phải "tiên đề"), quan sát qúa trình phát triển từ khi con người sinh ra thì tư duy phân loại hinh thành đầu tiên trong thời thơ ấu. Sau đó đến tư duy tổng hợp từ nhận thức nền tảng của tư duy phân loại. Trên cơ sở nền tảng của tư duy tổng hợp xuất hiện tư duy hợp lý. Điều kiện này xuất hiện ở thời thiếu niên. Sự phát triển của nhận thức hình thành tư duy trừu tượng, xuất hiện ở tuổi thanh niên đến đầu trung niên. Tư duy trừu tượng trong sự phân loại các hiện tượng qua những sản phẩm của nó là: Lý thuyết, công thức, mô hình biểu kiến, các khái niệm trừu tượng.....tiếp tục được tổng hợp bởi tư duy hợp lý và hình thành tư duy phức hợp của nền văn minh trong tương lai. Trên thực tế, sự tồn tại của tư duy phức hợp đã có trong thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Điều này chứng tỏ nền văn minh của nhân loại đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ. Từ tiền đề trên, cho thấy sự lặp lại trong quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh nhân loại trong một cá thể người, là: tuổi tư 32 - 35 đến 42 - 45 thường là giai đoạn phát triển tư duy sáng tạo mạnh mẽ. Sau giai đoạn này thường là sự khủng hoảng những gía trị đã nhận thức được. Đây là giai đoạn tương ứng với sự hủy diệt của nền văn minh Atlantic, trong qủa trình phát triển của văn minh nhân loại. Sau giai đoạn này có những người thất bại về cuối đời, có người thành công với những giá trị nhận thức được ổn định và tiếp tục phát triển. Đây chính là lịch sử của nền văn minh hiện tại nhận thức được, có thể đặt tên là "Hậu Atlantic" tính đến ngày hôm nay. Lịch sử nền văn minh "Hậu Atlantic" có tiếp tục tiến hóa đến một khà năng tiếp thu được một lý thuyết tập hợp tất cả mọi quy luật vũ trụ - như nền văn minh Atlantic - hay không, sẽ tùy thuộc vào qúa trình tiến hóa tiếp theo. Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, kéo dài hơn tuổi thọ của con người, cho nên nền giáo dục nói chung của nhân loại phụ thuộc vào tính chân lý của nền tảng tri thức quyết định cho sự phát triển tương lai. Tôi chỉ trình bày luận điểm của mình và chưa chứng minh. Nhưng tính quy luật của luận điểm thể hiện qua lới tiên tri sau đây: Không quá 30 năm nữa (Nhanh thì ngay ngày mai), sự phát triển của khoa học hiện đại, sẽ tìm thấy dấu ấn của quy luật này trong cấu trúc sinh học của con người. Tất cả mọi con đường trong tương lai, đều chỉ đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.
    1 like