• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 12/07/2014 in Bài viết

  1. LÝ HỌC TỪ MỘT BỨC ẢNH Đây là một bức ảnh đẹp chụp từ một vật thể bay và nó đã được giải nhất. Nhưng ngoài vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên từ thác nước này thì với Lý học Việt - nó còn mô tả bản chất của sự kỳ vĩ và cũng là một sự bí ẩn của thiên nhiên - một hiện tượng khách quan rất hiển nhiên, tất cả mọi người đều nhận thấy. Nhưng cả một nền khoa học hiện đại lại chưa hề có một giải thích chính thức hiện tượng hiển nhiên ấy. Đó là: Những dòng nước cuồn cuộn chảy từ đình núi tạo nên cảnh quan huyền vĩ này từ đâu mà ra? Có người cho rằng: Đó là hiện tượng "mao dẫn"!? Nhưng chính bức ảnh này đã cho thấy: Đấy là một sự giải thích sai! Không thể có hiện tượng mao dẫn để tạo thành những thác nước chảy ồ ạt từ trên đỉnh núi cao hàng trăm mét này. Bởi vậy, bài này lấy tên là: Lý học từ một bức ảnh.
    4 likes
  2. Thân gửi các anh chị em thành viên, hội viên và học viên của Diễn đàn Lý Học Đông Phương. Nhằm mục đích phát triển nâng cao chất lượng trao đổi học thuật và nhu cầu tham gia Diễn đàn của các thành viên, hội viên. BQT tiến hành các hoạt động nâng cấp và thay đổi trên toàn hệ thống Diễn đàn Lý Học Đông Phương. Bao gồm: [*]Nâng cấp hệ thống mã nguồn diễn đàn lên phiên bản mới [*]Thiết lập lại chức năng của tất cả các thành viên theo chỉ đạo của Trung Tâm Trong thời gian thực hiện những thay đổi kỹ thuật, khi truy cập diễn đàn sẽ gặp các trường hợp sau: [*]Thành viên không truy cập được vào diễn đàn: Có nghĩa là bạn không được quyền truy cập do bị khóa tài khoản hoặc diễn đàn đang trong quá trình nâng cấp [*]Thành viên không có chức năng gửi bài viết ở một, một vài hoặc toàn bộ diễn đàn: Tạm thời tất cả các thành viên bị khóa chức năng gửi bài viết hoặc bạn không được phép gửi bài viết [*]Học viên các lớp Phong Thủy, Luận Tuổi... tạm thời không được cấp phép truy cập. [*]Không sử dụng được chức năng Gửi tin nhắn, Gửi email... Có nghĩa là bạn không được phép sử dụng chức năng này hoặc đang được bảo trì. Mọi thông tin liên quan chúng tôi sẽ cập nhật ở thông báo tiếp theo.
    4 likes
  3. Trung Quốc ép khu vực lựa chọn: Làm chư hầu cho Bắc Kinh hay theo Mỹ Hồng Thủy 12/07/14 06:36 Thảo luận (0) (GDVN) - Malcolm Turnbull, Bộ trưởng thành viên Nội các Úc bình luận, Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra cứng rắn kể cả về đối nội lẫn đối ngoại kể từ khi lên cầm quyền. Tờ Manichi của Nhật Bản ngày 11/7 dẫn lời học giả Hoang Jing, chuyên gia về Trung Quốc từ đại học Quốc gia Singapore bình luận, giới chức Bắc Kinh có một mục đích ở Biển Đông là hạ thấp uy tín của Mỹ càng nhiều càng tốt. Bắc Kinh tin rằng nếu họ tỏ ra "mềm yếu" sẽ không có kết cục tốt đẹp, vì vậy họ phải tỏ ra khó khăn và sẽ không thỏa hiệp. Người Trung Quốc tin là Mỹ sẽ không đứng ra giúp đỡ đồng minh và đối tác của họ ở Biển Đông trong các tình huống khẩn cấp. Huang Jing cho rằng trên khắp châu Á, Trung Quốc đang buộc các chính phủ phải thực hiện một sự lựa chọn khó khăn: Chấp nhận đặt tương lai của mình vào sự chi phối của Trung Quốc mới nổi hay dựa vào sự đảm bảo lâu năm của Mỹ. Trung Quốc không chỉ nhảy vào khiêu khích, tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng từ Hoa Đông cho tới Biển Đông mà còn cam kết xây dựng những gì họ nói là một khuôn khổ an ninh mới cho châu Á, thay thế liên minh với Mỹ đã thống trị khu vực kể từ sau Thế chiến II. Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ví nước ông như một con sư tử "hòa bình, hòa nhã và văn minh", nhưng những hành động của Bắc Kinh cho đến nay đã đặt ra báo động trong khu vực và đẩy các nước láng giềng ở châu Á phải tìm kiếm sự bảo vệ từ Washington. Hứa hẹn của ông Bình về việc xây dựng một cộng đồng châu Á tự trị thực tế bị nhiều người xem là sự bắt nạt của Trung Quốc. Tập Cận Bình đã thể hiện sự táo bạo tương tự tại Trung Quốc kể từ khi lên nắm quyền, điều này đã trở thành trung tâm của chiến lược mới. Christopher Johnson, một cựu chuyên gia CIA chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, thành viên Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) nhận định, Tập Cận Bình xem bản thân không chỉ là vị cứu tinh của đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là một "công cụ của lịch sử" để phục hưng dân tộc Trung Hoa. Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh cơ bắp để áp đặt cái gọi là "trật tự thế giới mới" dưới tên gọi cấu trúc an ninh mới ở châu Á. Điều đó thể hiện "ý chí mạnh mẽ chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực, Alice Ekman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Quan hệ quốc tế Pháp bình luận. Các quan chức Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh hoạt động "chào hàng" trục châu Á của chính quyền Obama và công khai chế giễu khả năng của Mỹ trong việc duy trì vai trò cảnh sát toàn cầu. "Chúng tôi đang thấy một cuộc đua tăng cường giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực ở nhiều cấp độ, kể cả về kinh tế, thể chế, chính trị, an ninh kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền", Ekman nói trong một bài giảng gần đây tại Bắc Kinh về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Bà cho rằng sự thống trị ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với nền kinh tế toàn cầu và sự phụ thuộc của các nước láng giềng với Trung Quốc về mặt thương mại là trung tâm của chiến lược. Theo Christopher Johnson, mục tiêu trước mắt của Tập Cận Bình là tạo dựng ưu thế chiến thuật về quân sự ở cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên, kéo từ Nhật Bản xuống dưới Indonesia. Trong tháng 5, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong "vùng biển tranh chấp với Việt Nam" (thực tế là Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn không có tranh chấp - PV). Ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), Trung Quốc đã cải tạo (bất hợp pháp) các bãi đá, rặng san hô (mà họ xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 - PV) để có thể xây dựng các căn cứ quân sự bất chấp phản đối của Việt Nam và Philippines. Xa hơn về phía Bắc, Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ về cái gọi là vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông. Malcolm Turnbull, Bộ trưởng, thành viên Nội các Úc bình luận, Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Bắc Triều Tiên. Và hậu quả là các nước láng giềng của Trung Quốc đang gần gũi với Hoa Kỳ hơn bao giờ hết. ====================== Lão Gàn luôn ủng hộ các giấc mơ của thiên hạ. Vì coi đó là động lực phát triển. Nhưng vấn đề là mần răng để thực hiện giấc mơ đó? Lão Gàn đang ước mơ mua lại trên 50% cổ phần dầu hỏa ở Dubai, sau khi cố kiếm xu để trả nợ ngân hàng tháng này.
    3 likes
  4. Hoàn Cầu: Đừng ảo tưởng liên minh Mỹ - Nhật kiềm chế được TQ My Lan theo Trí Thức Trẻ | 11/07/2014 13:43 (Soha.vn) - Hoàn Cầu cảnh báo rằng "Washington rồi cũng sẽ nhận ra rằng liên minh này chẳng thể giúp nó hoà nhập vào châu Á mà chỉ nuôi lớn một Nhật Bản đi trệch đường". Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt đuổi tàu Hải giám Trung Quốc Trong một bài viết ngày 11/7, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã nhắc tới quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản để chỉ trích liên minh quân sự Mỹ - Nhật trong thời điểm hiện nay. Bài báo cho rằng, Nhật Bản không dại gì kích động chiến tranh, song nước này muốn sử dụng liên minh quân sự làm công cụ để giành được vị trí một quốc gia bình thường. Hoàn Cầu tự nhận định rằng "không quốc gia châu Á nào thực tâm chấp nhận một liên minh quân sự như vậy để hỗ trợ về an ninh trong tương lai. Một liên minh thô bạo sẽ dẫn tới việc nhiều liên minh hơn nữa được thành lập hoặc gây leo thang các cuộc đối đầu quân sự". Hoàn Cầu không ngần ngại nhận định liên minh quân sự Mỹ - Nhật đã tới hồi thoái trào và sẽ bị "sự phát triển chung của kinh tế và thương mại châu Á đẩy ra ngoài lề", và rằng "về bề nổi, liên minh giữa 2 quốc gia này sẽ phát triển một cách vững chãi hơn, song trên thực tế, nó đã bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình lịch sử của nó". Đồng thời, tờ này tự tin khẳng định rằng: "Thật là ảo tưởng khi cho rằng liên minh quân sự này có thể ngăn chặn một Bắc Kinh đang phát triển. Không khó có thể dự đoán trước được hậu quả do một liên minh quân sự Mỹ - Nhật nhằm vào Trung Quốc gây ra. Không có lí do gì cho sự tồn tại của nó nếu nó chỉ nhằm bảo vệ an ninh châu Á". Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Australia, Campuchia, Philippines, Australia... đã công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình với việc Nhật Bản thông qua nghị quyết gỡ bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, vốn được áp dụng tại nước này từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Phó Đô đốc John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết: "Chúng tôi thấy điều này rất hữu ích và quan điểm của chúng tôi là không có lý do để tin hay lo lắng rằng nó sẽ làm cho căng thẳng tồi tệ hơn. Ngược lại, chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp cho an ninh và ổn định trong khu vực". Đồng quan điểm này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines nhận định Nhật Bản đã có một bước đi đúng hướng và rằng Tokyo sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết thách thức an ninh chung. Trả lời phỏng vấn báo Đức Deutsche Welle, Tiến sĩ sử học Jeremy A.Yellen từ Đại học Harvard cho rằng, một trong những lý do khiến Thủ tướng Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp hoà bình, nới lỏng hoạt động của quân đội, là nhằm vào việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh lấn át trên các vùng biển, trong đó có cả biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông này, quyền tự vệ tập thể của Nhật có thể mở rộng đến một số quốc gia như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ... trong trường hợp có các mối đe doạ từ Trung Quốc hoặc các quốc gia khác. ==================== Phát biểu hùng hồn, hoặc nói ngong; lập luận sắc sảo hoặc dở hơi; tư duy xuất chúng hoặc dốt nát, quân lực mãnh mẽ hay bạc nhược; nghèo khổ hay giàu sang; phát triển hay lụi tàn....vân vân và vân vân....? Nhưng vũ trụ này vẫn vận động đúng "quy trình".
    3 likes
  5. Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ 11/07/2014 20:25 (GMT + 7) Việt Nam hoan nghênh việc Thượng viện Hoa Kỳ ra nghị quyết 412 yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs). Ông Lê Hải Bình - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới việc ngày 10-7 Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết 412 khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển, vùng trời ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo quy định của luật pháp quốc tế, giải quyết các yêu sách và tranh chấp lãnh thổ bằng biện pháp ngoại giao hòa bình, ngày 11-7-2014, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh việc Nghị quyết 412 của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các lực lượng hộ tống khỏi vị trí hiện tại, không có các hoạt động trái với Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs); lên án các hành động cưỡng bức, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thay đổi hiện trạng hay gây bất ổn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam mong muốn các quốc gia trong và ngoài khu vực, trong đó có Hoa Kỳ tiếp tục có đóng góp mạnh mẽ, thiết thực, hiệu quả và có tính xây dựng cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực” TTXVN ============== Có lý! Hì.
    2 likes
  6. ====================== Xứ Tàu còn lém chiện lém! Nếu như ngài Tập tỏ ra bình thản và mọi việc cứ theo luật mà mần thì cũng đỡ rắc rối. Tại sao thái độ của ngài Tập lại dẫn đến sự nhận xét của Lão Gàn như vậy? Đây là bí ẩn của Lý học Việt. Phân tích điều này còn hay hơn "Kim Long đằng phi". Nhưng thôi! Hổng có quỡn! Để lo cuốn sách xong đã. Rảnh việc Lão Gàn bàn tiếp. Lúc đó nó mới có "cơ sở Lý học".
    1 like
  7. TQ 'nhờ' cựu thủ tướng Úc làm 'thái thượng hoàng' Đăng Bởi Một Thế Giới - 20:28 11-07-2014 Khi nhận ra chính phủ Úc bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn với mình, Trung Quốc (TQ) lại kỳ vọng vào tầm ảnh hưởng của cựu Thủ tướng John Howard đối với đương kim Thủ tướng Tony Abbott. Nhưng Úc làm gì có “thái thượng hoàng ban thánh chỉ” kiểu TQ, để ông Abbott phải nghe lời ông Howard? Cựu Thủ tướng Úc Howard nói chuyện với ông Tập Cận Bình. Báo Sydney Morning Herald (Úc) sáng 11.7 đưa tin Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tiếp cựu thủ tướng Úc Howard ở Bắc Kinh vào ngày 9.7. Nhờ cậy mà như sai bảo Tân Hoa Xã thì nêu trong cuộc gặp, ông Tập một lần nữa thúc Úc “sớm kết thúc” thương lượng về thỏa thuận thương mại tự do với TQ, đồng thời nhấn mạnh “tương lai kinh tế Úc gắn bó chặt chẽ với tương lai kinh tế TQ sẽ phát triển bền vững, tạo cơ hội hợp tác mới”. “Hai bên nên hướng vào tương lai bằng một tầm nhìn xa, nghĩ đến quyền lợi chung, chia sẻ cơ hội phát triển, quan tâm những vấn đề quan ngại lớn của nhau”, là lời ông Tập nói với ông Howard, người đã đi TQ để dự và phát biểu tại một cuộc hội thảo. Ông Tập còn tán tụng sự đóng góp của ông Howard cho mối quan hệ song phương khi còn cầm quyền ở Úc và đề nghị, ông Howard tiếp tục giữ vai trò tích cực trong việc quảng bá quan hệ Úc - Trung. Ông Howard chỉ nói sự phát triển của TQ có ích cho toàn thế giới và sự tăng trưởng kinh tế của Úc cũng hưởng lợi từ sự phát triển đó. Theo Sydney Morning Herald, do các lãnh đạo cấp cao TQ vẫn còn tầm ảnh hưởng đáng kể sau khi về hưu, nên hẳn họ ngỡ ông Howard cũng có thể làm "ông anh dạy bảo được chú em” là ông Abbott. Nghĩ thế là sai, vì lãnh đạo Úc là “dân Tây” dám làm dám chịu. Ông Abbott có thể nghe ông Howard góp ý nhưng sẽ tự quyết định, chứ không có chuyện “anh nói chú phải nghe” như các cựu lãnh đạo cao tuổi TQ hay làm với các lãnh đạo đương nhiệm. Nói cách khác, phương Tây chỉ có "vua" chứ không có khái niệm “thái thượng hoàng” như TQ. Mà ông Tập muốn Úc - Trung “có tầm nhìn xa vào tương lai” là một cách nói khéo, chứ giới truyền thông TQ thì “soi” từng chữ trong bài diễn văn chào mừng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lần đầu thăm Quốc hội Úc ngày 8.7, để chỉ trích ông Abbott. Trong bài diễn văn ấy, ông Abbott nói: “Chúng ta ngưỡng mộ kỹ năng và tinh thần trọng danh dự của quân binh Nhật, dù chúng ta không đồng ý với những gì họ đã làm”, ám chỉ việc quân phiệt Nhật từng ra tay tàn ác trong Thế chiến 2. Tờ Nhân Dân của đảng Cộng sản TQ viết, rằng lời ông Abbott “xát muối vào vết thương” người thân của những nạn nhân TQ đã bị quân Nhật xử tệ khi đô hộ. Tân Hoa Xã mô tả bài diễn văn là “kinh sợ”, còn tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san báo Nhân Dân) viết bài xã luận ngày 10.7, rằng ông Abbott đã “dắt mối” cho Tokyo “trong một động thái thiển cận”. Bắc Kinh còn tố cáo ông Abe muốn “tái quân sự hóa” Nhật nhằm liên minh với Mỹ để kiềm chế TQ. Trượng phu, quân tử không chấp nê Là trượng phu quân tử, ông Abbott sẽ không chấp nê, vì mục tiêu lớn hơn là Úc cùng Nhật tăng cường quan hệ đặc biệt và tăng cường liên minh quân sự - an ninh để đề phòng sự trỗi dậy hung hăng của Bắc Kinh, đòi chủ quyền biển Đông và biển Hoa Đông. Khi ông Abe gặp ông Abbott, ông đã nói nước Nhật nay “sẵn sàng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình trong khu vực”. Ông cũng chia buồn với những nạn nhân của chế độ quân phiệt Nhật những năm 1940, hứa “không bao giờ để những sự kinh sợ trong lịch sử thế kỷ trước được tái lập”. Ông Abbott nói cộng đồng quốc tế nên để Nhật có quyền tham gia vào việc gìn giữ hòa bình thế giới, sau khi Nhật quyết định sửa hiến pháp để đưa quân Nhật qua nước đồng minh của họ bị thế lực thù địch tấn công. Nhật - Úc hướng đến tương lai hòa bình Ông nói: “Nên phán xét Nhật theo hành động ngày nay của họ, chứ không nên theo hành động hồi 70 năm trước và Nhật là một công dân quốc tế điển hình của thời hậu chiến. Như ông Abe đã nói tại Quốc hội, bài học quá khứ đã được học thuộc và họ sẽ không bao giờ quên”. Đó là tinh thần khoan dung, cùng nhìn về tương lai của Úc, Nhật, không như TQ cứ xoáy vào một quá khứ đau thương để thỏa mãn tinh thần dân tộc. Trần Trí (theo Sydney Morning Herald) ======================== Vui nhỉ! Cái này ngạn ngữ Việt gọi là: "suy bụng ta ra bụng người".
    1 like
  8. BÀI TOÁN CHIA SỮA & CÁC THỂ LOẠI TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến bài toán này. Tất nhiên nó cũng không nằm trong một phương pháp giảng dạy nào. Đó là bài toán "Chia sữa", có nội dung như sau: "Có một cái bình 8 lít đầy sữa, một bình 5 lít và một bình 3 lít để không. Làm thế nào để có 4 lít sửa trong 1 cái bình ?" Bài này được giải như sau: 1/ Lấy bình 8 lít đổ vào bình 3 lít, còn 5 lít. 2/ Lấy bình 3 lít đổ vào bình 5 lít, bình 3 còn 0 lit. bình 5 có 3 lit. 3/ Lấy bình 8 lít, đổ tiếp vào bình 3 lít, trong bình còn 2 lít. 4/ Lấy bình 3 đổ tiếp vào bình 5 . bình 3 còn 1 lit và bình 5 đầy, bình 8 còn 2 lit. 5/ Lấy bình 5 đổ vào bình 8. Bình 8 có 7 lit. Bình 3 đổ vào bình 5. Lấy bình 8 đổ vào bình 3. Còn 4 lít. Bài toán giải xong. Có người còn giải ngắn hơn tôi. Đây là sự trắc nghiệm tư duy hợp lý trong điều kiên cần giải quyết với tuổi thiếu niên. Một định luật sinh học phát biểu rằng: "Chu kỳ phát triển của bào thai của một loài nào đó, lặp lại chu kỳ tiến hóa của chính loài đó". Thực tế trực quan quan sát được qua những phương tiện kỹ thuật đã xác định quy luật này. Nhưng Lý học Việt cho rằng: Quá trính tiến hóa của một sinh vật, kể từ giai đoạn bào thai cho đến kết thúc tuổi sinh học, lặp lại quá trình hình thành và phát triển của loài đó. Trong con người thì nó phản ánh lịch sử của cả một nền văn minh. Tạm thời tôi chưa chứng minh trên cơ sở Lý học Việt, vì chưa có thời gian. Nên tạm coi như một tiền đề. Từ tiền đề này ("Tiền", có dấu huyền, Không phải "tiên đề"), quan sát qúa trình phát triển từ khi con người sinh ra thì tư duy phân loại hinh thành đầu tiên trong thời thơ ấu. Sau đó đến tư duy tổng hợp từ nhận thức nền tảng của tư duy phân loại. Trên cơ sở nền tảng của tư duy tổng hợp xuất hiện tư duy hợp lý. Điều kiện này xuất hiện ở thời thiếu niên. Sự phát triển của nhận thức hình thành tư duy trừu tượng, xuất hiện ở tuổi thanh niên đến đầu trung niên. Tư duy trừu tượng trong sự phân loại các hiện tượng qua những sản phẩm của nó là: Lý thuyết, công thức, mô hình biểu kiến, các khái niệm trừu tượng.....tiếp tục được tổng hợp bởi tư duy hợp lý và hình thành tư duy phức hợp của nền văn minh trong tương lai. Trên thực tế, sự tồn tại của tư duy phức hợp đã có trong thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Điều này chứng tỏ nền văn minh của nhân loại đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ. Từ tiền đề trên, cho thấy sự lặp lại trong quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh nhân loại trong một cá thể người, là: tuổi tư 32 - 35 đến 42 - 45 thường là giai đoạn phát triển tư duy sáng tạo mạnh mẽ. Sau giai đoạn này thường là sự khủng hoảng những gía trị đã nhận thức được. Đây là giai đoạn tương ứng với sự hủy diệt của nền văn minh Atlantic, trong qủa trình phát triển của văn minh nhân loại. Sau giai đoạn này có những người thất bại về cuối đời, có người thành công với những giá trị nhận thức được ổn định và tiếp tục phát triển. Đây chính là lịch sử của nền văn minh hiện tại nhận thức được, có thể đặt tên là "Hậu Atlantic" tính đến ngày hôm nay. Lịch sử nền văn minh "Hậu Atlantic" có tiếp tục tiến hóa đến một khà năng tiếp thu được một lý thuyết tập hợp tất cả mọi quy luật vũ trụ - như nền văn minh Atlantic - hay không, sẽ tùy thuộc vào qúa trình tiến hóa tiếp theo. Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, kéo dài hơn tuổi thọ của con người, cho nên nền giáo dục nói chung của nhân loại phụ thuộc vào tính chân lý của nền tảng tri thức quyết định cho sự phát triển tương lai. Tôi chỉ trình bày luận điểm của mình và chưa chứng minh. Nhưng tính quy luật của luận điểm thể hiện qua lới tiên tri sau đây: Không quá 30 năm nữa (Nhanh thì ngay ngày mai), sự phát triển của khoa học hiện đại, sẽ tìm thấy dấu ấn của quy luật này trong cấu trúc sinh học của con người. Tất cả mọi con đường trong tương lai, đều chỉ đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.
    1 like
  9. LỜI GIẢI BÀI TOÁN NĂM CHIẾC MŨ. Bài toán 5 chiếc mũ được nâng cấp, khi đặt vấn đề hoàn toàn hợp lý rằng: Nếu rơi vào trường hợp có hai người, hoặc ba người cùng có mũ màu đỏ thì hướng phân tích hợp lý sẽ như thế nào, nếu đáp án vẫn đúng với câu trả lời: "Tôi đội mũ màu đỏ"?Lời giải của tôi như sau: * Dữ kiện bài toán: Ba người đều thông minh như nhau. Do đó, rơi vào trường hợp thứ nhất: 1/ Hai người đội mũ đỏ. Như vậy, sẽ có hai người nhìn thấy 1 người đội mũ màu xanh.. Vậy một trong hai người đội mũ đỏ sẽ suy luận rằng: Nếu ta cũng đội mũ xanh thì người kia sẽ nói: Tôi đội mũ đỏ. Do đó, trong trường hợp này, đáp án đội mũ đỏ vẫn đúng. 2/ Ba người đội mũ đỏ. Như vậy, một người sẽ nhìn thấy hai người đội mũ đỏ. Như vậy, họ sẽ suy luận rằng: nếu ta đội mũ xanh thì một trong hai người kia sẽ nói mình đội mũ đỏ (Như trường hợp 1). Bởi vậy, họ không thể đội mũ xanh. Đáp án vẫn đúng với câu trả lời: "Tôi đội mũ đỏ". Đấy chỉ là một bài toán đơn gian, luyên tư duy hợp lý. Tư duy hợp lý cần cho mọi lĩnh vực từ thiết kết một hộp bánh, cho đến mọi vấn đề liên quan đến xã hội, cuộc sống, con người và thiên nhiên, vũ trụ và là một dạng tư duy cao cấp cho riêng loài người, khi nó tổng hợp cả những vấn đề của tư duy trừu tượng. Bởi vậy, một lý thuyết khoa học được xác định bởi chuẩn mực trong tiêu chí khoa học, là: Nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó. Với một lý thuyết khoa học phản ánh một chân lý cục bộ thì tính tổng hợp của lý thuyết đó chỉ giới hạn sự giải thích hợp lý trong những sự kiện liên quan đến nó. Khoa học hiện đại gọi là Lý thuyết cục bộ, hoặc riêng phần. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ, cho đến mọi hành vi của con người, Bao hàm những mô hình biểu kiến, ký hiệu mô tả những tập hợp hàm chứa (Bát quái và 64 quẻ)... cho tất cả mọi sự vận động có quy luật và khả năng tiên tri. Điều này, đã xác định một lý thuyết thống nhất và vượt trội hơn hẳn tất cả các lý thuyết của nền khoa học hiện đại - vốn chỉ phản ánh những nội hàm giới hạn chuyên ngành. Ngược lại, tính quy luật phản ánh trong những mô hình biểu kiến của thuyết ADNH, đã xác định không chỉ tính quy luật trực quan, mà còn là mối liên hệ tương tác trên thực tế của những quy luật đó. Và chính điều này - làm nên khả năng tiên tri huyền vĩ của lý thuyết này. Đấy chính là lý thuyết thống nhất mà tôi đã nhiều lần nhắc đến trên diễn đàn Lý học Đông phương và trong sách đã xuất bản. Có người cho rằng tôi đang mắc bệnh hoang tưởng, hoặc chí ít đang thăng hoa quá mức khả năng tư duy. Vâng! Cũng có thể và cũng chưa chắc. Nhưng đó là chuyện cá nhân tôi và nó chẳng liên quan gì đến vấn đề mà tôi đặt ra. Vấn đề mà tôi đặt ra là nội hàm thật sự của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các ký hiệu Dịch học trong cuốn Kinh Dịch, một trí thức huyền vĩ đã tồn tại một cách khách quan trong lịch sử trải gần 5000 năm trong xã hội Đông phương. Nếu không phải là một giá trị tri thức huyền vĩ và vô cùng lớn lao, thì nó không thể bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri - qua những mô hình tiên tri (Tử Vi, Bốc dịch....). Trong khi chỉ với bài toán "Năm cái mũ"; hoặc làm sao để thiết kế một chiếc hộp bánh cho hợp lý cũng không phải dễ dàng, cho những ai thiếu khả năng phân tích hợp lý trong giải quyết mối tương quan giữa các sự kiện.
    1 like