• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/07/2014 in all areas

  1. Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua Nghị quyết về Biển Đông Thứ Sáu, 11/07/2014 - 14:53 Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc tấn công đâm chìm trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn. Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu. Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý. Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981… Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002. Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo TTXVN/VIETNAM+ ==================== Bởi vậy, ngày Tam nương 3/ 4 Giáp Ngọ (1/ 5 2014) xui lắm. Tung Cóoc không phải chủ nhân của Lý học Đông phương. Ai chứ Lão Gàn đại sợ ngày Tam Nương, mua vé máy bay từ Hoa Kỳ rồi, tính lại về Việt Nam ngày Tam Nương, Lão Gàn chấp nhận bồi thường cả ngàn dollar, để đổi chuyến. Ai biết trước được tương lai, đó là kẻ chiến thắng cuối cùng. Hoặc chí ít cũng có lợi hơn. Đừng có ngại gì cả. Tung Cóoc vớ vẩn ấy mà. Cái ngày Tam Nương nó lém chiện lém. Không đơn giản chỉ là những sự kiện và vấn đề có thể suy luận được (Thí dụ như cái nghị quyết này). Mà còn những bất ngờ rất chi là "khoa học chưa giải thích được".
    4 likes
  2. Tôi phải nói rõ hơn quan điểm của tôi về "di vật khảo cổ", rằng:Di vật khảo cổ đã được các nhà khoa học coi là "bằng chứng khoa học" từ hàng hơn nửa thế kỷ trước (Tức là thời kỳ còn lạc hậu, so với hiện tại), cho những công trinh nghiên cứu lịch sử. Nhưng không thể coi đó là "cơ sở khoa học" cho một giả thuyết nhân danh khoa học về lịch sử. Chỉ có thể coi đó là bằng chứng khách quan của một thực tế đã tồn tại trong lịch sử. Bởi vì, di vật khảo cổ - cũng như những văn bản cổ - chỉ phản ánh một nhận thức trực quan của con người về một thực tế khách quan tồn tại một cách cục bộ, trong một giai đoạn lịch sử là đối tượng nghiên cứu liên quan. Do đó, di vật khảo cổ chỉ có tác dụng hỗ trợ, hoặc thẩm định tính chân lý của một giả thuyết khoa học - nếu - di vật khảo cổ đó, tích hợp một cách hợp lý trong toàn bộ hệ thống của giả thuyết khoa học về giai đoạn lịch sử đó. Bản thân di vật khảo cổ cũng có thể là bằng chứng phản bác lại một giả thuyết nhân danh khoa học về lịch sử, nếu sự tồn tại của nó phù hợp một cách hợp lý và có tính hệ thống với một giả thuyết khác. Hoặc chính di vật khảo cổ là điều kiện để xuất hiện một giả thuyết khoa học về lịch sử. Tự thân di vật khảo cổ với tư cách là một thực tại khách quan, không phải bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Và nó không làm nên "cơ sở khoa học" cho một giả thuyết lịch sử liên quan đến nó.
    4 likes
  3. Dọa Nhật Bản bằng VKHN, Trung Quốc đã hung hăng tột đỉnh (Quan hệ quốc tế)- Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần Nếu như nói rằng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc với các yêu sách chủ quyền cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực khiến Nhật Bản thay đổi tư duy chiến lược là chưa đủ. Chính thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 buộc Nhật Bản phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức là phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông đã phơi bày tử huyệt về an ninh năng lượng. Đồng thời chính sách xoay trục của Mỹ buộc Nhật Bản phải “chia xẻ trách nhiệm”…đã nhanh chóng thay đổi nước Nhật. Tháng 4/2014, Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tháng 7/2014 Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”. Đây là 2 trong số những thay đổi có tính bước ngoặt quyết định để biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ là kinh tế mà bao gồm cả chính trị và quân sự. 'Đánh hội đồng', Nhật Bản không ngán! Đáp lại những thay đổi của Nhật Bản người ta thấy có rất nhiều ngôn từ, mức độ quyết liệt của sự phản đối mà giới truyền thông Trung Quốc, giới hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tung ra trong thời gian qua mà chúng ta đã từng nghe qua, song, đó chưa phải là điều cần chuyển tải cho Nhật Bản cũng như các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc mong muốn. Thật ra điều Trung Quốc muốn hét lên cho Nhật Bản và các quốc gia chưa và không có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc đang có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng. “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa” là tiêu đề trên bản đồ được phát hành bởi báo Trùng Khánh Youth Daily có nhiều hình nấm trên bầu trời Hishorima và Nagasaki Nhật Bản. Ngày 3/7, hai ngày sau khi Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, tờ báo Trùng Khánh Youth Daily của Đoàn thanh niên Cộng sản, nguồn dự bị cho Đảng CS Trung Quốc đã cho ra đời một tấm bản đồ với nhiều “đám mây hình nấm” trên Hiroshima và Nagasaki với lời chú thích: “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa?”. Bức tranh đã chuyển tải một nội dung rõ ràng là “sẽ có không những 2 đám mây hình nấm (2 vụ nổ của bom nghuyên tử) trên Hiroshima và Nagasaki mà còn nhiều hơn nếu Nhật Bản gây chiến tranh”. Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần. Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã từng đăng bài của viên tướng về hưu La Viện rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn mạnh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”. Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn cho nên sự đe dọa có tính thường trực, ghê rợn hơn cho bất cứ quốc gia nào dám đụng đến Trung Quốc. Mỹ, Nga, Anh, Pháp hay Triều Tiên…dọa sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm thế kỷ 21 này, nhân dân thế giới chưa chắc đã tin, nhưng khi Trung Quốc đe sử dụng là nên cẩn thận và nên biết sợ. Bởi vì ngay dân họ, họ cũng không ghê tay khi thảm sát, đặc biệt những Hồng vệ binh, một lực lượng thanh niên trẻ đã từng triệt hạ hàng chục triệu người trong cuộc Cách mạng văn hóa thì tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc của một thành phố lớn thứ tư ở Trung Quốc như Trùng Khánh đã lên tiếng thì hãy coi chừng. Quyền phòng vệ Nhật Bản:Đằng sau tiếng sét không kịp bưng tai... Có thể nói một loạt hoạt động của chính phủ Trung Quốc đến giới truyền thông đều nhằm mục đích khơi gợi mối thù với Nhật Bản với thế hệ trẻ từ hoạt động kỷ niệm cho đến bản ghi nhớ tội ác Nhật Bản…phải chăng để trả thù mối nhục 100 năm hay chỉ là kích động chủ nghĩa dân tộc cho bành trướng hay “chuyển lửa” ra ngoài hay là gì đi nữa thì cũng không giống với tư cách của một nước lớn, một cường quốc tự nhận là trung tâm của thế giới, người ta chỉ thấy toát lên lòng dạ của một tiểu nhân.Sau khi Japan Today đăng tin thì có hằng trăm bình luận phản đối "tấm bản đồ hình nấm" này quyết liệt, trong đó có một bình luận rất chí lý khi đưa hình ảnh đàn áp đẫm máu ghê rợn ở Thiên An Môn với một chú thích: "Trung Quốc muốn hòa bình?". Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản cũng không thể yên bởi sự kích động, đe dọa là quá lớn. Cậy thế để hung hăng chỉ là động thái gây chiến mà không thuộc động thái trong chiến tranh. Với Trung Quốc, hễ có lợi thế gì là giới hiếu chiến, quá khích, cậy vào thế đó để hung hăng bất chấp tất cả. Cậy có vũ khí hạt nhân, sự hung hăng của giới quá khích, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đến cực điểm, ảnh hưởng không ít đến động thái của Trung Quốc trong những thời gian gần đây trên Hoa Đông và Biển Đông làm cho tình hình trở nên rất căng thẳng. Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến…giờ đây trước sự cảnh báo không cần giấu diếm của Trung Quốc thì họ biết phải làm gì. Và tình hình an ninh khu vực chính ai gây căng thẳng, chính ai đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang kể cả VKHN đã lộ rõ. Lê Ngọc Thống ============== Lời tiên tri của bà Vanga: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Đây mới đúng là một lời tiên tri. Nhưng bà còn nói: "Sẽ xảy ra chiến tranh thế giới thứ III". Điều này có thể phân tích quy luật phát triển của lịch sử văn minh nhân loại, cũng có thể dẫn đến một kết quả này. Bởi vậy, Lão Gàn đã nhiều lần nói trong topic này: Sẽ không có chiến tranh thế giới thứ III - theo cách hiểu hai phe đánh nhau - Nhưng không loại trừ một cuộc chiến tranh lớn xảy ra. Và cũng lưu ý rằng: Trong hai cuộc đại chiến thế giới khốc liệt, chưa có một dân tộc nào bị tiêu diệt, kể cả dân tộc Do Thái là mục đích diệt chủng của Đức Quốc xã. "Canh bạc cuối cùng" sẽ kết thúc ở Hoa Đông.
    3 likes
  4. Shanghai Art Museum From the outside, the building strikes an opulent modern pose but once inside, it is a sanctuary for ancient art appreciation. Take a look at the intricate beauty of thousand-year-old Chinese bronzes, sculptures, ceramics, jades, seals, calligraphies, coins and currencies, paintings, furniture as well as crafts of China’s ethnic minorities. Bảo tàng lịch sử Việt Nam "trộm mẫu" - có tay Tàu trong nội bộ rồi.
    3 likes
  5. TQ 'nhờ' cựu thủ tướng Úc làm 'thái thượng hoàng' Đăng Bởi Một Thế Giới - 20:28 11-07-2014 Khi nhận ra chính phủ Úc bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn với mình, Trung Quốc (TQ) lại kỳ vọng vào tầm ảnh hưởng của cựu Thủ tướng John Howard đối với đương kim Thủ tướng Tony Abbott. Nhưng Úc làm gì có “thái thượng hoàng ban thánh chỉ” kiểu TQ, để ông Abbott phải nghe lời ông Howard? Cựu Thủ tướng Úc Howard nói chuyện với ông Tập Cận Bình. Báo Sydney Morning Herald (Úc) sáng 11.7 đưa tin Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã tiếp cựu thủ tướng Úc Howard ở Bắc Kinh vào ngày 9.7. Nhờ cậy mà như sai bảo Tân Hoa Xã thì nêu trong cuộc gặp, ông Tập một lần nữa thúc Úc “sớm kết thúc” thương lượng về thỏa thuận thương mại tự do với TQ, đồng thời nhấn mạnh “tương lai kinh tế Úc gắn bó chặt chẽ với tương lai kinh tế TQ sẽ phát triển bền vững, tạo cơ hội hợp tác mới”. “Hai bên nên hướng vào tương lai bằng một tầm nhìn xa, nghĩ đến quyền lợi chung, chia sẻ cơ hội phát triển, quan tâm những vấn đề quan ngại lớn của nhau”, là lời ông Tập nói với ông Howard, người đã đi TQ để dự và phát biểu tại một cuộc hội thảo. Ông Tập còn tán tụng sự đóng góp của ông Howard cho mối quan hệ song phương khi còn cầm quyền ở Úc và đề nghị, ông Howard tiếp tục giữ vai trò tích cực trong việc quảng bá quan hệ Úc - Trung. Ông Howard chỉ nói sự phát triển của TQ có ích cho toàn thế giới và sự tăng trưởng kinh tế của Úc cũng hưởng lợi từ sự phát triển đó. Theo Sydney Morning Herald, do các lãnh đạo cấp cao TQ vẫn còn tầm ảnh hưởng đáng kể sau khi về hưu, nên hẳn họ ngỡ ông Howard cũng có thể làm "ông anh dạy bảo được chú em” là ông Abbott. Nghĩ thế là sai, vì lãnh đạo Úc là “dân Tây” dám làm dám chịu. Ông Abbott có thể nghe ông Howard góp ý nhưng sẽ tự quyết định, chứ không có chuyện “anh nói chú phải nghe” như các cựu lãnh đạo cao tuổi TQ hay làm với các lãnh đạo đương nhiệm. Nói cách khác, phương Tây chỉ có "vua" chứ không có khái niệm “thái thượng hoàng” như TQ. Mà ông Tập muốn Úc - Trung “có tầm nhìn xa vào tương lai” là một cách nói khéo, chứ giới truyền thông TQ thì “soi” từng chữ trong bài diễn văn chào mừng Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lần đầu thăm Quốc hội Úc ngày 8.7, để chỉ trích ông Abbott. Trong bài diễn văn ấy, ông Abbott nói: “Chúng ta ngưỡng mộ kỹ năng và tinh thần trọng danh dự của quân binh Nhật, dù chúng ta không đồng ý với những gì họ đã làm”, ám chỉ việc quân phiệt Nhật từng ra tay tàn ác trong Thế chiến 2. Tờ Nhân Dân của đảng Cộng sản TQ viết, rằng lời ông Abbott “xát muối vào vết thương” người thân của những nạn nhân TQ đã bị quân Nhật xử tệ khi đô hộ. Tân Hoa Xã mô tả bài diễn văn là “kinh sợ”, còn tờ Thời báo Hoàn cầu (phụ san báo Nhân Dân) viết bài xã luận ngày 10.7, rằng ông Abbott đã “dắt mối” cho Tokyo “trong một động thái thiển cận”. Bắc Kinh còn tố cáo ông Abe muốn “tái quân sự hóa” Nhật nhằm liên minh với Mỹ để kiềm chế TQ. Trượng phu, quân tử không chấp nê Là trượng phu quân tử, ông Abbott sẽ không chấp nê, vì mục tiêu lớn hơn là Úc cùng Nhật tăng cường quan hệ đặc biệt và tăng cường liên minh quân sự - an ninh để đề phòng sự trỗi dậy hung hăng của Bắc Kinh, đòi chủ quyền biển Đông và biển Hoa Đông. Khi ông Abe gặp ông Abbott, ông đã nói nước Nhật nay “sẵn sàng đóng góp nhiều hơn cho hòa bình trong khu vực”. Ông cũng chia buồn với những nạn nhân của chế độ quân phiệt Nhật những năm 1940, hứa “không bao giờ để những sự kinh sợ trong lịch sử thế kỷ trước được tái lập”. Ông Abbott nói cộng đồng quốc tế nên để Nhật có quyền tham gia vào việc gìn giữ hòa bình thế giới, sau khi Nhật quyết định sửa hiến pháp để đưa quân Nhật qua nước đồng minh của họ bị thế lực thù địch tấn công. Nhật - Úc hướng đến tương lai hòa bình Ông nói: “Nên phán xét Nhật theo hành động ngày nay của họ, chứ không nên theo hành động hồi 70 năm trước và Nhật là một công dân quốc tế điển hình của thời hậu chiến. Như ông Abe đã nói tại Quốc hội, bài học quá khứ đã được học thuộc và họ sẽ không bao giờ quên”. Đó là tinh thần khoan dung, cùng nhìn về tương lai của Úc, Nhật, không như TQ cứ xoáy vào một quá khứ đau thương để thỏa mãn tinh thần dân tộc. Trần Trí (theo Sydney Morning Herald) ======================== Vui nhỉ! Cái này ngạn ngữ Việt gọi là: "suy bụng ta ra bụng người".
    1 like
  6. BÀI TOÁN CHIA SỮA & CÁC THỂ LOẠI TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN HÓA Có lẽ hầu hết mọi người đều biết đến bài toán này. Tất nhiên nó cũng không nằm trong một phương pháp giảng dạy nào. Đó là bài toán "Chia sữa", có nội dung như sau: "Có một cái bình 8 lít đầy sữa, một bình 5 lít và một bình 3 lít để không. Làm thế nào để có 4 lít sửa trong 1 cái bình ?" Bài này được giải như sau: 1/ Lấy bình 8 lít đổ vào bình 3 lít, còn 5 lít. 2/ Lấy bình 3 lít đổ vào bình 5 lít, bình 3 còn 0 lit. bình 5 có 3 lit. 3/ Lấy bình 8 lít, đổ tiếp vào bình 3 lít, trong bình còn 2 lít. 4/ Lấy bình 3 đổ tiếp vào bình 5 . bình 3 còn 1 lit và bình 5 đầy, bình 8 còn 2 lit. 5/ Lấy bình 5 đổ vào bình 8. Bình 8 có 7 lit. Bình 3 đổ vào bình 5. Lấy bình 8 đổ vào bình 3. Còn 4 lít. Bài toán giải xong. Có người còn giải ngắn hơn tôi. Đây là sự trắc nghiệm tư duy hợp lý trong điều kiên cần giải quyết với tuổi thiếu niên. Một định luật sinh học phát biểu rằng: "Chu kỳ phát triển của bào thai của một loài nào đó, lặp lại chu kỳ tiến hóa của chính loài đó". Thực tế trực quan quan sát được qua những phương tiện kỹ thuật đã xác định quy luật này. Nhưng Lý học Việt cho rằng: Quá trính tiến hóa của một sinh vật, kể từ giai đoạn bào thai cho đến kết thúc tuổi sinh học, lặp lại quá trình hình thành và phát triển của loài đó. Trong con người thì nó phản ánh lịch sử của cả một nền văn minh. Tạm thời tôi chưa chứng minh trên cơ sở Lý học Việt, vì chưa có thời gian. Nên tạm coi như một tiền đề. Từ tiền đề này ("Tiền", có dấu huyền, Không phải "tiên đề"), quan sát qúa trình phát triển từ khi con người sinh ra thì tư duy phân loại hinh thành đầu tiên trong thời thơ ấu. Sau đó đến tư duy tổng hợp từ nhận thức nền tảng của tư duy phân loại. Trên cơ sở nền tảng của tư duy tổng hợp xuất hiện tư duy hợp lý. Điều kiện này xuất hiện ở thời thiếu niên. Sự phát triển của nhận thức hình thành tư duy trừu tượng, xuất hiện ở tuổi thanh niên đến đầu trung niên. Tư duy trừu tượng trong sự phân loại các hiện tượng qua những sản phẩm của nó là: Lý thuyết, công thức, mô hình biểu kiến, các khái niệm trừu tượng.....tiếp tục được tổng hợp bởi tư duy hợp lý và hình thành tư duy phức hợp của nền văn minh trong tương lai. Trên thực tế, sự tồn tại của tư duy phức hợp đã có trong thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt. Điều này chứng tỏ nền văn minh của nhân loại đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ. Từ tiền đề trên, cho thấy sự lặp lại trong quá trình tiến hóa của cả một nền văn minh nhân loại trong một cá thể người, là: tuổi tư 32 - 35 đến 42 - 45 thường là giai đoạn phát triển tư duy sáng tạo mạnh mẽ. Sau giai đoạn này thường là sự khủng hoảng những gía trị đã nhận thức được. Đây là giai đoạn tương ứng với sự hủy diệt của nền văn minh Atlantic, trong qủa trình phát triển của văn minh nhân loại. Sau giai đoạn này có những người thất bại về cuối đời, có người thành công với những giá trị nhận thức được ổn định và tiếp tục phát triển. Đây chính là lịch sử của nền văn minh hiện tại nhận thức được, có thể đặt tên là "Hậu Atlantic" tính đến ngày hôm nay. Lịch sử nền văn minh "Hậu Atlantic" có tiếp tục tiến hóa đến một khà năng tiếp thu được một lý thuyết tập hợp tất cả mọi quy luật vũ trụ - như nền văn minh Atlantic - hay không, sẽ tùy thuộc vào qúa trình tiến hóa tiếp theo. Lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại, kéo dài hơn tuổi thọ của con người, cho nên nền giáo dục nói chung của nhân loại phụ thuộc vào tính chân lý của nền tảng tri thức quyết định cho sự phát triển tương lai. Tôi chỉ trình bày luận điểm của mình và chưa chứng minh. Nhưng tính quy luật của luận điểm thể hiện qua lới tiên tri sau đây: Không quá 30 năm nữa (Nhanh thì ngay ngày mai), sự phát triển của khoa học hiện đại, sẽ tìm thấy dấu ấn của quy luật này trong cấu trúc sinh học của con người. Tất cả mọi con đường trong tương lai, đều chỉ đến Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn của văn minh Đông phương. Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.
    1 like
  7. Tranh ngũ hổ Hàng Trống Nói như Thiên Sứ nói “Một cái vỗ cánh của con bướm ở rừng Amadôn cũng làm dậy sóng ở biển Đông”. Những cái rất nhỏ nhẹ và xa xôi nhau lại đều có tương tác với nhau, quan hệ của chúng là quan hệ “dây mơ rễ má”. Mọi người đều nhớ câu chuyện “Người mẹ cầm súng” kể về chị Út Tịch còn gọi là Út Trầu (nay có tên đường Út Tịch ở Sài Gòn) với câu nói giản dị Việt Nam của chị: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Đã đánh giặc là đánh tới cùng, còn cái Lai quần cũng đánh!”. Vậy mà những từ viết hoa trong các cụm từ: ”cái Lai quần”, “con Hổ”, “Văn hóa ứng xử” hóa ra lại là cũng “dây Mơ rễ Má” với nhau, cùng một nôi khái niệm của ngôn ngữ Mẹ nên cũng là “dây Mợ rễ Mạ” cả mà thôi. Cái nôi khái niệm của tiếng Việt quả là bao la vì nó là ngôn ngữ của xứ Giao Chỉ gồm đất Giao Chỉ và biển Giao Chỉ (Giao Chỉ dương 交 址 洋), mà người Việt gọi là Đất Nước. Đất Nước ấy là Giữa Chỗ của thiên hạ, nơi đã sinh ra khái niệm Dương/ Âm, và hệ số nhị phân chỉ gồm hai con số Một và Mô ( 1/0 ) từ ngôn ngữ Mẹ: (1) Một = GOD = Cột = CÀN = Còn = Tròn = Trời (tiếng Tây gọi trời là God) (0) Mô = Lộ = LAND = Đàn = Đất = Đồn = KHÔN (tiếng Tây gọi đất là Land) Tiếng Nghệ An nói Lộ Mô cao giọng là hỏi “lộ mô?” nghĩa là “chỗ nào?”. Chỗ = “Chỗ Chi 之!” = Chỉ 址 là cái địa chỉ, tức đất. Những từ nhấn mạnh hay dùng nhất trong tiếng Việt (như mệnh lệnh thức) là Đi!, Chớ! = Chứ! = Chú! = “Chú Đi!” = Chi!. “Làm Đi!”= =Lí 理, nên Lí 理 có nghĩa là Làm. Lí Luận 理 論 là làm ra luận, Lí Thuyết 理 說 là làm ra thuyết (đều là ghép xuôi theo Việt văn); Thanh Lí 清 理 là làm sạch, Xử Lí 處 理 là làm xét xử, Quản Lí 管 理 là làm việc quản trị (đều là ghép ngược theo Hán văn, ghép theo kiểu này thì ví dụ Thuyết Văn sẽ hiểu là cái Văn của Thuyết, Giải Tự sẽ hiểu là cái Tự của Giải). Chú = “Chú Lắm” = =Chắm = “Chắm Chắm” = Chăm, 1+1=0, từ đôi Chăm Chú là tập trung nhấn mạnh nhiều vào một chỗ, Chú Ý là nhấn mạnh sự để ý vào một việc. Đất nước Giao Chỉ, trung tâm của thiên hạ, là đất nước Ta, có một bên là Tàu, một bên là Tây. Nếu có nhấn mạnh thì “Ta Ạ!” = Ta, vẫn là Ta; nhưng nhấn mạnh “Tàu Ạ!” = Ta (lại thành Ta) và nhấn mạnh “Tây Ạ!” = Ta (lại cũng thành Ta). Tại sao vậy? Bởi Ta chính là nơi hội nhập văn minh toàn cầu, vì “Tất Cả” = Ta ( Tất là Đất, Cả là “Càn Ạ!” = Cả, chỉ Trời; từ đất tiếng Mường gọi “Tất”, tiếng Thái gọi “Đỉn”, tiếng Kinh gọi bằng từ đôi hội nhập là “Đỉn Tất” = Đất, nhấn mạnh “Đất Cà!” = Đà, chuyện ông Đùng bà Đà, nhấn mạnh “Đất Kìa!” = Địa 地) . Cặp đối Càn 乾 / Khôn 坤 = Trời/Đất. Cặp đối nguyên thủy Khái/Khôn tương đương Không thuận / Có thuận (VD nói: “bà ấy thuần tính, còn ông ấy thì khái tính lắm, có tật thường hay khí khái). Khái tiếng Nghệ An chỉ con Hổ, là loài khó thuần dưỡng nhất , nó là một trong các loài Mang = Muông = Thuồng = “Thuồng Chú!” = Thú. Khái = Dại = =”Dại Ạ!” = Dã = “Dã Chứ!” = Dữ. Con Thuồng sống dưới các luồng nước nên gọi là con Thuồng Luồng, đã tuyệt chủng, còn lại tên nó trong từ con Thuyền và con Xuồng là công cụ lội nước của người Việt. Con Muông còn dùng trong từ đôi Muông Thú chỉ nhiều loài thú khác nhau. Loài rắn dữ nhất là con rắn Hổ Mang , lại còn có rắn Hổ Lửa, nó không dữ thì cũng nóng tính như cái tên của nó. “Hổ Mang” = Hoang. Thú trong thiên nhiên gọi chung là loài Hoang Dã. TVGT: Hứa Thận đặt tên sách của ông soạn là “Thuyết Văn, Giải Tự”, nghĩa là nói về cái Văn và giải thích về cái Tự (văn phạm như tiếng Việt). Hứa Thận nói, từ thời Tiên Tần về trước, người ta gọi cái tượng hình là Văn, gọi cái tượng thanh là Tự. Đọc đến đây giật mình, hóa ra thời Tiên Tần cư dân nói tiếng Việt và dùng song song hai loại ký tự là Hình (những vẽ biểu ý như vẽ lịch trên mai rùa) và Thanh (ký tự ghi âm, chính là chữ Nòng-Nọc, gọi là chữ Việt cổ). “Hình là Văn”, chính xác là cái Vằn như Vằn trên lông Hổ, thậm chí vằn quấn tròn quanh thân như của con ngựa vằn, nói chung là “Vằn của loài Muông” = Vuông, mà về sau nho viết “chữ Văn 文 là bốn nét của hình Vuông 囗 viết lệch đi”, bởi thế mà tiếng Triều Châu vẫn đọc chữ Văn 文 là “Vuông”. Con Hổ là con có Vằn lông nổi bật nhất, đẹp nhất, lông vàng rực và vằn sậm đỏ như Lửa. Bởi vậy mà con hổ có tên là con Lửa (rắn Hổ Lửa cũng có nhiều vằn, đốm đỏ như lửa). Mình hổ có nhiều Vằn là “Vằn Vằn” = Văn, 1+1=0. Chữ Văn 文 chuyển nghĩa thành chỉ cái hình, những cái hình khác nhau mang lại những thông tin có nội dung khác nhau. Để diễn đạt cái ý “Văn hóa âm dương ngũ hành”, tranh Hàng Trống đã không dùng năm con gì khác mà dùng năm con Cọp Vằn. Cọp Vằn là từ đôi, vì Cọp cũng là Vằn. Vằn có nhiều cái vằn nó là cái “Vòng Lăn” quấn tròn thân mình, gọi là cái Cạp, như cái Cạp quần (Nam Bộ gọi là cái Lai quần), như cái Cạp nong (rằn Cạp Nong có nhiều “Vòng Lăn”= Vằn màu đen quanh thân như chia thân ra nhiều khúc), như cái Cạp rổ hay cái Cạp cơi đựng trầu. “Quấn Hạp” = =Cạp là quấn kín thành vòng đầu đuôi hạp lại với nhau, cũng gọi là “Cạp Góp” = Cọp. Bởi vậy con Lửa, do có lắm Vằn nên cũng gọi là con Vằn, rồi cũng gọi là con Cọp. Con Lửa tiếng Thái gọi là con “Xửa”, cái Vằn (= Vành = Cạp = Cọp) tiếng Thái gọi là cái “Lai”, chữ tiếng Thái cũng gọi là “Lai”, “Lai Méo” là vằn mèo, “Lai Xửa” là vằn cọp. Cái con thú mà “Khắp mình đầy Lai” = Khái (tiếng Nghệ An gọi con Cọp). “Núi có nhiều con Lửa” = Nưa, mang tên địa danh Núi Nưa. Do đặc điểm bộ lông mà con thú “chúa sơn lâm” có các cái tên là Lửa, Vằn, Cọp, Khái. Còn một tên nữa do đặc tính của nó là giỏi vồ mồi tức “Hay Vồ” = Hổ. Hổ Lớn = “Hổ Lùm” = Hùm. Tiếng Thái “Hản” nghĩa là giỏi. Hản = Hẳn = “Hẳn Giỏi” = Hoi = Hẳn Hoi = “Hẳn Này!” = Hay, Hay nghĩa là giỏi (“nhanh tay không bằng hay làm”), hợp logic với “Hiểu Ngay” = Hay, đó là người Hay Biết, người giỏi mới thường làm lụng, nên Hay chuyển nghĩa thành Thường và có từ đôi Thường Hay tức thường xuyên; “Hay Làm “ = Ham = Đam mê. Một từ Hay khác đồng âm dị nghĩa là từ “Hai Này!” = Hay, chỉ phương án hai, do khi đếm “một này!”, “hai này!” mà có, VD: “Thích ăn mặn Hay ăn ngọt?” nghĩa là “một là ăn mặn, phương án hai là ăn ngọt” Cái Lai quần, con Hổ, Văn hóa ứng xử mà hóa ra là cùng nôi khái niệm: Vằn = = Vện = Vệt = Dệt = Dết = Dải = Vải = Lai = Đai 带 = =Đới 带 = Cơi = Cạp = Cọp. Cái “Vằn Muông” = Vuông 囗 ấy thành Văn 文, nó là cái hoa Văn 紋 của vuông thổ cẩm của nghề Dệt Vải làm ra (tiếng Thái gọi làm là “Dết”, Dệt ra Dải thì cũng tương đương với Làm ra Lai) mới có được hoa văn đẹp như trên cái Cạp váy Mường.
    1 like
  8. Trung Quốc mở rộng khảo cổ phi pháp tới Trường Sa 10/07/2014 10:00 (TNO) Giới chức tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nghiên tuyên bố nước này thường xuyên thực hiện các cuộc khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và đang mở rộng công việc này về phía nam xuống quần đảo Trường Sa. Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của TQ hoạt động phi pháp trong vùng biển VN - Ảnh: Độc Lập Cụ thể, Tân Hoa xã tối 9.7 dẫn lời ông Wang Yiping, quan chức đứng đầu về di tích văn hóa tỉnh Hải Nam, tiết lộ trong 2 năm tới Trung Quốc sẽ trục vớt các xác tàu nằm xung quanh đảo Hoàng Sa và đảo Quang Ảnh, cả hai đều thuộc Hoàng Sa. Ông Wang còn ngang nhiên khẳng định tại hai vị trí trên giới khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một số hiện vật từ thời nhà Thanh (1644-1911). Ông Wang còn khoe rằng từ đầu năm 2014, giới chức của cái gọi là thành phố.Tam Sa mà Bắc Kinh ngang nhiên lập ra năm 2012 để tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa đã tiến hành các chương trình bảo tồn đối với đảo Hữu Nhật và đá Bắc, đều thuộc Hoàng Sa. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng theo ông Wang, Trung Quốc đã lên kế hoạch lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia, một cơ sở làm việc và một viện bảo tàng liên quan đến biển Đông để bảo vệ cái gọi là con đường tơ lụa trên biển và bổ sung hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận con đường đó là di sản thế giới. Theo Tân Hoa xã, con đường tơ lụa trên biển xuất hiện từ nhà Tần đến nhà Hán (221 trước Công nguyên-220 sau Công nguyên), bắt đầu từ bở biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải. Tháng 6.2014 chín thành phố ở Trung Quốc đã ra tuyên bố chung ủng hộ biển Đông là một phần của con đường tơ lụa trên biển. Giám đốc Sở Văn hóa Hải Nam Zhu Hansong còn tuyên bố tỉnh này sẽ dẫn đầu 6 tỉnh khác trong việc xúc tiến làm hồ sơ đề nghị con đường tơ lụa được công nhận là di sản thế giới UNESCO. Cũng theo Tân Hoa xã, kể từ năm 1990, giới chức Trung Quốc đã xác định vị trí của 136 địa điểm khảo cổ dưới nước ở biển Đông, trong đó có nhiều nơi được Bắc Kinh liệt vào “danh sách địa điểm bảo vệ quốc gia”. Giới quan sát cho rằng việc đẩy mạnh khảo cổ tới Trường Sa là hành động mới nhất nhằm củng cố bằng chứng lịch sử cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với gần toàn bộ khu vực biển Đông và thực hiện mưu đồ kiểm soát hiệu quả vùng biển này. Trước đó, Cục Khí tượng Trung Quốc cũng đã ngang nhiên tuyên bố kể từ năm 2014 sẽ mở rộng khu vực cảnh báo bão 24/24 giờ đối với toàn bộ khu vực biển Đông. Từ ngày 2.5 đến nay, Trung Quốc vẫn ngoan cố cho giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chưa hết, Trung Quốc còn bị Philippines tố đang có hoạt động cải tạo phi pháp tại ít nhất 5 bãi đá ở Trường Sa. Văn Khoa ============== Khảo cổ thấy cái bình đời Tống thì đó là của ông tằng tổ cố của Lão Gàn theo Ngài Lý Thường Kiệt đánh Tống, lấy được đem về chôn ở Trường Sa đấy! Cứ nói đến di vật khảo cổ để chứng minh cho lịch sử là Lão Gàn muốn lên tăng xông. Leo mựa! Khảo cái con khỉ. Những ai coi di vật khảo cổ là bằng chứng khoa học duy nhất chứng minh cho lịch sử, thì hãy chứng minh ông cố tổ 10 đời của họ có mặc quần áo, bằng cách đi đào mồ của cụ tổ 10 đời để chứng minh nhá! Đúng là thứ tư duy "Ở trần đóng khố", tư duy hợp lý tối thiểu cũng không có, bày đặt thể hiện.
    1 like
  9. Nhật Bản ra đòn hiểm, liên kết vây chặt Trung Quốc (Tin tức 24h) - Nhật Bản có thể thành hậu phương của Mỹ, Triều Tiên đề xuất một nhà nước liên bang với Hàn Quốc... Nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự châu Á xuất phát từ những căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ leo thang, trong đó có vai trò lớn từ sự bành trướng của Trung Quốc đã và đang được nhiều chuyên gia quốc tế cảnh báo. Thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang chứng kiến sự bắt tay nhau hợp tác cấp tập giữa các nước nhằm đối phó lại chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc. Mới đây nhất, Nhật Bản đã có một bước ngoặt lịch sử có thể thay đổi bàn cờ châu Á khi chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua việc diễn giải lại Hiến pháp, để cho phép lực lượng vũ trang giúp các đồng minh trong một số hoàn cảnh cụ thể. Tokyo tuyên bố sự thay đổi này là cần thiết, giúp đối phó với sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc. Đây là một trong những thay đổi lớn nhất về chính sách an ninh kể từ khi Nhật Bản thiết lập lực lượng phòng vệ thời hậu Thế chiến II cách đây 60 năm. Tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH số hiệu DDH-183 Izumo của Nhật Bản Theo các quy định mới, hoạt động phòng thủ của Nhật Bản có thể được mở rộng theo nhiều viễn cảnh khác nhau. Một trong số đó là yểm trợ cho các lực lượng Mỹ bị tấn công xung quanh Nhật Bản, hợp tác về quân sự với Mỹ để bảo vệ các công dân Nhật gặp nguy hiểm ở nước ngoài, cử quân đội đi bảo vệ sự tiếp cận các nguồn cung năng lượng hoặc tham gia quét phá mìn khi xung đột trên biển làm gián đoạn tuyến hàng hải quan trọng đóng vai trò sống còn với Nhật Bản. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi gắn với các diễn biến mới đây tại Biển Đông và Hoa Đông, nơi nhiều nước đang phải đối phó với tham vọng bành trướng và thay đổi hiện trạng của Trung Quốc qua việc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư cũng như căng thẳng hiện nay trên Biển Đông khi Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngay sau quyết định mang tính lịch sử, Nhật Bản tiếp tục có động thái nhằm cụ thể hóa quyền phòng vệ tập thể và tất nhiên, không gì dễ dàng bằng việc chọn đồng minh thân cận nhất là nước Mỹ. Theo đó, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét việc ban hành luật mới về hợp tác Mỹ-Nhật toàn diện, trong đó có cả phương án đối phó như thế nào trong trường hợp bán đảo Triều Tiên rơi vào một cuộc chiến. Điều này đồng nghĩa với việc Tokyo dự kiến sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật. Phương hướng hợp tác mới về phòng vệ giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ thay thế luật về tình hình xung quanh, trong đó có nội dung Tokyo đóng vai trò là hậu phương cho Mỹ trong chiến sự trên bán đảo Triều Tiên. Với việc thông qua nghị quyết diễn giải lại Hiến pháp để khôi phục “quyền phòng vệ tập thể”, vai trò hậu phương này của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được mở rộng hơn so với hiện nay. Dù có nhiều lo ngại về việc Mỹ-Trung sẽ gác tranh chấp để "đơm hoa" quan hệ hai nước trước những ràng buộc về lợi ích, nhưng những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6 đã phần nào trấn an các đồng minh của Mỹ vốn đang có tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc nhưng đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. “Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một Trung Quốc hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”. Thậm chí, một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ cho hay trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã “rất mạnh mẽ” cảnh báo với phía Trung Quốc rằng: “Không nước nào có thể được phép hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình”. Các chuyên gia nhận định, nếu Mỹ và các nước trong khu vực phản ứng yếu ớt sẽ càng khuyến khích Trung Quốc lấn tới, sử dụng cả chiêu bài kinh tế và vũ lực để thực hiện tham vọng ở Hoa Đông và Biển Đông. Vậy nên, bước đi có tính chất lịch sử của Nhật Bản khi thông qua quyền phòng vệ tập thể cùng những động thái bước đầu để triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khiến Trung Quốc phải e dè. Trong khi đó, dưới thời lãnh đạo của Kim Jong Un, một Triều Tiên "cứng đầu", đồng minh truyền thống của Trung Quốc cũng đang có những hành động rời xa dần người bảo trợ duy nhất. Triều Tiên đã “chào mừng” chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc bằng màn bắn thử tên lửa. Trung Quốc khiến Triều Tiên "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái" khi trong bài diễn thuyết tại Đại học Quốc gia Seoul, ông Tập Cận Bình chỉ ra mối quan hệ đồng minh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Ông Tập đề cập đến cuộc đấu tranh chung của nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc chống lại chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Thậm chí ông còn nói bằng tiếng Hàn: "Tôi yêu Đại Hàn Dân Quốc". Rất nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc chẳng dại gì mà bỏ Triều Tiên nhưng như thế không đủ trấn an Kim Jong Un. Bằng chứng là nước này đã bắt đầu tìm cách rời xa người anh lớn Trung Quốc bằng cách gần gũi hơn với các nước vốn là đối thủ của Trung Quốc như Nhật Bản, Mỹ. Trong tháng 7 này, Bình Nhưỡng đã chứng tỏ thiện chí với Nhật Bản khi mở lại điều tra về số phận những người Nhật bị tình báo nước này bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980. Đổi lại, Nhật Bản thông báo quyết định dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt Triều Tiên. Sự kiện này đánh dấu việc cải thiện rõ nét quan hệ Bình Nhưỡng-Tokyo. Thậm chí là với "kẻ thù nghịch" Hàn Quốc, chỉ trong 2 tuần, ông Kim Jong Un liên tiếp 2 lần kêu gọi sự hợp tác từ Seoul. Mới đây nhất, ngày 7/7, Triều Tiên phát đi lời kêu gọi chấm dứt tình trạng đối đầu trên Bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ liên Triều. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của chính quyền Bình Nhưỡng cho biết nước này đã đưa ra đề xuất gồm 4 điểm, theo đó làm rõ các nguyên tắc và quan điểm của Bình Nhưỡng nhằm làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và "tái thống nhất độc lập" dân tộc. Đề xuất kêu gọi cả hai bên cùng hướng tới tuyên bố chung ngày 15/6/2000, văn bản được ký kết tại Bình Nhưỡng giữa Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-Jung và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-Un. “Trong tuyên bố chung ngày 15/6, cả Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhận ra rằng có những điểm chung về nhà nước liên bang do miền Bắc và miền Nam đề xuất và đồng ý thống nhất theo hướng này trong tương lai”. Theo đó cả hai miền Nam - Bắc nên tránh phụ thuộc vào "các thế lực bên ngoài", tự giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và tìm kiếm "các đề xuất tái thống nhất dân tộc hợp lý". Hành động gây hấn với hàng loạt nước láng giềng đã khiến Trung Quốc mất đi cảm tình của không ít quốc gia, đồng thời khiến ngay cả đồng minh của nước ngày cảm thấy bất an. Nó cũng đẩy các nước vốn có tranh chấp với Trung Quốc xích lại gần nhau. Liên minh giữa các nước trong khu vực đang lớn dần và nó sẽ trở thành lực lượng đối trọng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. An Thái ============== Hì! Lão Túy à! Cụ Lãn vừa ghé cho chai rượu Tây. Hôm nào chúng ta tụ tập ăn nhậu. Lão Gàn tình nguyện làm "khổ chủ". Chứ cứ suốt ngày bàn tán chuyện thời tiết ở tận....Bắc Mỹ thì chán wá!
    1 like
  10. Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển Thanh Niên 10/07/2014 05:40 Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6 khai mạc trong bối cảnh bất đồng sâu sắc về an ninh biển và gián điệp mạng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (ngồi) quan sát Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khi ông này chuẩn bị phát biểu khai mạc đối thoại - Ảnh: Reuters Quan hệ Mỹ - Trung đang trên đà tuột dốc trong năm nay và cuộc hội đàm cấp cao hai nước hiện diễn ra tại Bắc Kinh là dịp để các bên nỗ lực xoa dịu những khúc mắc và quan ngại. Trong ngày đầu tiên của hội nghị, hai phái đoàn đã nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong những lĩnh vực được xem là “an toàn”, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, chống khủng bố và vấn đề hạt nhân tại CHDCND Triều Tiên, Iran. Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã ký tổng cộng 8 thỏa thuận đối tác để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp hai quốc gia đứng nhất nhì bảng xếp hạng thải khí carbon toàn cầu xích lại gần nhau trong vấn đề chính sách khí hậu, theo Reuters. Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối hơn như tranh chấp lãnh hải tại Hoa Đông và biển Đông, tình báo mạng và tỷ giá tiền tệ bị khống chế ở mức thấp giả tạo mới thu hút được sự quan tâm của không những giữa Mỹ - Trung mà còn cả các nước trong khu vực. Nghi kỵ song phương Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cảnh báo: “Sự đối đầu giữa TQ với Mỹ chắc chắn sẽ là một thảm họa cho cả hai quốc gia và cả thế giới”. Tuy nhiên, ám chỉ đến các tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước láng giềng, ông Tập tuyên bố Mỹ phải tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ” của nước ông. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế TQ nhưng đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. “Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một TQ hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”, hãng BBC dẫn lời ông Kerry. Trước khi hai nước bước vào cuộc đối thoại, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích TQ về thái độ và cách hành xử “gây hấn” trong khi theo đuổi những mục tiêu thâu tóm lãnh hải tại châu Á. Ông gọi những hành vi này “có khả năng gây bất ổn hoặc đe dọa” an ninh khu vực. Còn một quan chức khác tháp tùng phái đoàn Mỹ đã dùng từ “có vấn đề” khi mô tả việc TQ sử dụng các chứng cứ lịch sử mù mờ để biện bạch cho yêu sách chủ quyền phi lý. Đến tối qua, AFP dẫn lời một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ cho hay trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã “rất mạnh mẽ” cảnh báo với phía TQ rằng: “Không nước nào có thể được phép hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình”. Trong bài bình luận mới đây trên tạp chí Forbes, các chuyên gia cho rằng “Mỹ nên đơn phương hỗ trợ những quốc gia nhỏ hơn tại biển Đông”. Theo phân tích, nếu không vấp phải các phản ứng quân sự đáng kể và tương ứng, khiến phải tổn thất về kinh tế, chính quyền Bắc Kinh sẽ ngày càng lấn tới và chiếm lấy nhiều lãnh hải hơn, gây tổn hại uy tín của Mỹ và ép buộc các nước khác phải nhượng bộ trong tranh chấp. Mặt khác sự liên minh chặt chẽ của các nước trong khu vực về nhiều lĩnh vực có thể dần dần lớn mạnh thành các lực lượng đối trọng, nhằm tiến tới bảo vệ các ranh giới đã được quốc tế thừa nhận. Các chuyên gia nhận định sự phản ứng yếu ớt từ Mỹ và các nước trong khu vực sẽ càng khuyến khích TQ sử dụng đến chiêu bài kinh tế lẫn vũ lực để thực hiện tham vọng tại Hoa Đông và biển Đông. Bài viết trên tờ Forbes thậm chí kêu gọi các nước cân nhắc xúc tiến những chiến dịch đặc biệt và bí mật để chống lại các công cụ như giàn khoan mà TQ triển khai trái phép tại vùng biển Việt Nam. Thụy Miên ====================Bởi vậy! Mặc dù có vài tiến bộ nhỏ trong cuộc hội đàm này, nhưng rồi mọi việc cũng đâu lại vào đấy....
    1 like