-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/07/2014 in all areas
-
Học giả Trung Quốc: xử công khai Từ Tài Hậu sẽ lộ ra quan chức to hơn Hồng Thủy 09/07/14 09:44 (GDVN) - Xét xử công khai Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn chắc chắn sẽ lộ ra các quan chức cao hơn họ, có thể làm hỏng hình ảnh quân đội Trung Quốc ở trong và ngoài nước. "Hổ tướng" Từ Tài Hậu hiện đang bị giam ở đâu? 16 ngàn USD "chạy" 1 suất việc làm trong quân đội Trung Quốc Quân đội Trung Quốc được kêu gọi ủng hộ Tập Cận Bình xử lý Từ Tài Hậu Từ Tài Hậu, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương đang bị điều tra tham nhũng. Bưu điện Hoa Nam ngày 9/7 đưa tin, một cựu binh quân đội Trung Quốc và là chuyên gia pháp lý đã kêu gọi các nhà chức trách nước này xử công khai 2 "con hổ tham nhũng" lớn trong quân đội, gồm Trung tướng Cốc Tuấn Sơn và Thượng tướng Từ Tài Hậu. Tiến sĩ Đặng Chí Bình, cựu Trung tá quân đội Trung Quốc và là chuyên gia pháp lý từ Viện Công trình Nam Xương kêu gọi thay đổi phương án xử kín 2 tướng này sang xét xử công khai. "Việc mở cửa tòa án binh là yêu cầu cơ bản cho một quân đội hiện đại và mạnh mẽ. Đưa ra ánh sáng các hành vi phạm tội của họ sẽ cho phép công chúng thấy rõ tội ác của họ, nhưng những bí mật quân sự cần được phân loại. Xét xử công khai cũng sẽ giúp cho bồi thẩm đoàn tòa án quân sự nâng cao kinh nghiệm, tạp dựng lòng tin của người dân với quân đội Trung Quốc", ông Bình viết. Mở cửa các hoạt động tố tụng tư pháp là một nguyên tắc không bao giờ cũ để kiểm soát và ngăn chặn lạm dụng quyền lực. Nếu tòa quân sự từ chối công khai xét xử sẽ là một cách dung túng cho tham nhũng và những hành vi thiếu hiểu biết. Từ Quang Dụ, một Thiếu tướng Trung Quốc về hưu lại cho rằng, sẽ còn mất thời gian đài để nền tư pháp Trung Quốc phát triển đến ngưỡng như yêu cầu của ông Đặng Chí Bình. "Ý tưởng tăng cường minh bạch trong các tòa án quân sự Trung Quốc vẫn là tốt, nhưng hai trường hợp cần được xử lý thông qua hệ thống pháp luật hiện hành do mức độ và tính phức tạp của nó", ông Dụ nói. Ông Dụ tin rằng một số chi tiết của 2 phiên tòa xử Từ Tài Hậu và Cốc Tuấn Sơn sẽ được công bố sau đó nên không cần lo lắng về sự lạm dụng quyền lực trong các phiên xử kín của tòa quân sự vì "có nhiều cặp mắt đang theo dõi". Tuy nhiên nhà phân tích Nghê Lạc Hùng từ Thượng Hải cho rằng việc xét xử công khai Từ Tài Hậu, Cốc Tuấn Sơn chắc chắn sẽ lộ ra các quan chức cao hơn họ, có thể làm hỏng hình ảnh quân đội Trung Quốc ở trong và ngoài nước. =================== Hì! Bởi vậy, cái này Lão Gàn lói nâu rùi! Từ ngày chiển bị xứ ông Bạc như Vôi - í lôn! - Bạc như Lai. Rằng thì là mà: mọi chiện sẽ diễn biến khuých tạp. Đến bí wờ thì quả đúng thế thật. Lão Gàn cũng xác định rằng: Tung Cóoc hổng phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương. Nên các nhà lãnh đạo Tàu, sẽ không đủ trình để giải quyết thấu đáo zdụ này (Phát biểu ngay trong "to phich" này). Đến bi wờ, mọi chiện chuẩn bị chứng nghiệm. Để xem cái thanh "Thương phương bảo kiếm " được đặt tên ngài Tập - mà báo chí Tàu mần rùm beng - sẽ múa ra sao? Không công khai thì chiện "đả hổ đập ruồi" chỉ là chiện chơi cho zdui. Lúc ấy, mọi giá trị quan hệ xã hội từ thượng tầng đến hạ tầng sụp đổ. Công khai thì phải đủ bản lĩnh đối phó, còn không thì kết quả cũng tương tự, hoặc tệ hơn. Lão Gàn từng phát biểu: Tung Cóoc sai lầm ở tầm sách lược quốc gia (Sai lầm đến mức lúc đầu, Lão Gàn tưởng có gián điệp chiến lược). Đung tới Việt Nam là sự thể hiện rất cụ thể sai lầm này. Nói vậy cũng để chém gió chơi cho vui - không thì diễn đàn chẳng có mục nào hấp dẫn, cho mọi người thư giãn với những topic học thuật căng thẳng - chứ Lão Gàn xác định các tướng Tàu, không đủ trình để hiểu được mối liên hệ phức tạp giữa các hiện tượng và vấn đề. Hãy chờ xem! =================== http://giaoduc.net.v...D-post147097.gd3 likes
-
Trung Quốc mở rộng khảo cổ phi pháp tới Trường Sa 10/07/2014 10:00 (TNO) Giới chức tỉnh Hải Nam của Trung Quốc vừa ngang nghiên tuyên bố nước này thường xuyên thực hiện các cuộc khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và đang mở rộng công việc này về phía nam xuống quần đảo Trường Sa. Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của TQ hoạt động phi pháp trong vùng biển VN - Ảnh: Độc Lập Cụ thể, Tân Hoa xã tối 9.7 dẫn lời ông Wang Yiping, quan chức đứng đầu về di tích văn hóa tỉnh Hải Nam, tiết lộ trong 2 năm tới Trung Quốc sẽ trục vớt các xác tàu nằm xung quanh đảo Hoàng Sa và đảo Quang Ảnh, cả hai đều thuộc Hoàng Sa. Ông Wang còn ngang nhiên khẳng định tại hai vị trí trên giới khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện một số hiện vật từ thời nhà Thanh (1644-1911). Ông Wang còn khoe rằng từ đầu năm 2014, giới chức của cái gọi là thành phố.Tam Sa mà Bắc Kinh ngang nhiên lập ra năm 2012 để tự cho mình quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa đã tiến hành các chương trình bảo tồn đối với đảo Hữu Nhật và đá Bắc, đều thuộc Hoàng Sa. Hành động này của Trung Quốc rõ ràng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng theo ông Wang, Trung Quốc đã lên kế hoạch lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia, một cơ sở làm việc và một viện bảo tàng liên quan đến biển Đông để bảo vệ cái gọi là con đường tơ lụa trên biển và bổ sung hồ sơ đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận con đường đó là di sản thế giới. Theo Tân Hoa xã, con đường tơ lụa trên biển xuất hiện từ nhà Tần đến nhà Hán (221 trước Công nguyên-220 sau Công nguyên), bắt đầu từ bở biển phía đông của Trung Quốc đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương đến Địa Trung Hải. Tháng 6.2014 chín thành phố ở Trung Quốc đã ra tuyên bố chung ủng hộ biển Đông là một phần của con đường tơ lụa trên biển. Giám đốc Sở Văn hóa Hải Nam Zhu Hansong còn tuyên bố tỉnh này sẽ dẫn đầu 6 tỉnh khác trong việc xúc tiến làm hồ sơ đề nghị con đường tơ lụa được công nhận là di sản thế giới UNESCO. Cũng theo Tân Hoa xã, kể từ năm 1990, giới chức Trung Quốc đã xác định vị trí của 136 địa điểm khảo cổ dưới nước ở biển Đông, trong đó có nhiều nơi được Bắc Kinh liệt vào “danh sách địa điểm bảo vệ quốc gia”. Giới quan sát cho rằng việc đẩy mạnh khảo cổ tới Trường Sa là hành động mới nhất nhằm củng cố bằng chứng lịch sử cho tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với gần toàn bộ khu vực biển Đông và thực hiện mưu đồ kiểm soát hiệu quả vùng biển này. Trước đó, Cục Khí tượng Trung Quốc cũng đã ngang nhiên tuyên bố kể từ năm 2014 sẽ mở rộng khu vực cảnh báo bão 24/24 giờ đối với toàn bộ khu vực biển Đông. Từ ngày 2.5 đến nay, Trung Quốc vẫn ngoan cố cho giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hoạt động phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chưa hết, Trung Quốc còn bị Philippines tố đang có hoạt động cải tạo phi pháp tại ít nhất 5 bãi đá ở Trường Sa. Văn Khoa ============== Khảo cổ thấy cái bình đời Tống thì đó là của ông tằng tổ cố của Lão Gàn theo Ngài Lý Thường Kiệt đánh Tống, lấy được đem về chôn ở Trường Sa đấy! Cứ nói đến di vật khảo cổ để chứng minh cho lịch sử là Lão Gàn muốn lên tăng xông. Leo mựa! Khảo cái con khỉ. Những ai coi di vật khảo cổ là bằng chứng khoa học duy nhất chứng minh cho lịch sử, thì hãy chứng minh ông cố tổ 10 đời của họ có mặc quần áo, bằng cách đi đào mồ của cụ tổ 10 đời để chứng minh nhá! Đúng là thứ tư duy "Ở trần đóng khố", tư duy hợp lý tối thiểu cũng không có, bày đặt thể hiện.1 like
-
Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Trung Quốc về tranh chấp biển Thanh Niên 10/07/2014 05:40 Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung lần 6 khai mạc trong bối cảnh bất đồng sâu sắc về an ninh biển và gián điệp mạng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (ngồi) quan sát Chủ tịch TQ Tập Cận Bình khi ông này chuẩn bị phát biểu khai mạc đối thoại - Ảnh: Reuters Quan hệ Mỹ - Trung đang trên đà tuột dốc trong năm nay và cuộc hội đàm cấp cao hai nước hiện diễn ra tại Bắc Kinh là dịp để các bên nỗ lực xoa dịu những khúc mắc và quan ngại. Trong ngày đầu tiên của hội nghị, hai phái đoàn đã nhấn mạnh tiềm năng hợp tác trong những lĩnh vực được xem là “an toàn”, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, chống khủng bố và vấn đề hạt nhân tại CHDCND Triều Tiên, Iran. Cụ thể, Mỹ và Trung Quốc (TQ) đã ký tổng cộng 8 thỏa thuận đối tác để cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giúp hai quốc gia đứng nhất nhì bảng xếp hạng thải khí carbon toàn cầu xích lại gần nhau trong vấn đề chính sách khí hậu, theo Reuters. Tuy nhiên, những vấn đề nhức nhối hơn như tranh chấp lãnh hải tại Hoa Đông và biển Đông, tình báo mạng và tỷ giá tiền tệ bị khống chế ở mức thấp giả tạo mới thu hút được sự quan tâm của không những giữa Mỹ - Trung mà còn cả các nước trong khu vực. Nghi kỵ song phương Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cảnh báo: “Sự đối đầu giữa TQ với Mỹ chắc chắn sẽ là một thảm họa cho cả hai quốc gia và cả thế giới”. Tuy nhiên, ám chỉ đến các tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước láng giềng, ông Tập tuyên bố Mỹ phải tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ” của nước ông. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh Mỹ không tìm cách kiềm chế TQ nhưng đồng thời kêu gọi Bắc Kinh hãy thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì ổn định ở châu Á. “Chúng tôi hoan nghênh sự nổi lên của một TQ hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đóng góp cho sự ổn định và phát triển của khu vực và chọn đóng vai trò trách nhiệm trong các vấn đề thế giới”, hãng BBC dẫn lời ông Kerry. Trước khi hai nước bước vào cuộc đối thoại, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích TQ về thái độ và cách hành xử “gây hấn” trong khi theo đuổi những mục tiêu thâu tóm lãnh hải tại châu Á. Ông gọi những hành vi này “có khả năng gây bất ổn hoặc đe dọa” an ninh khu vực. Còn một quan chức khác tháp tùng phái đoàn Mỹ đã dùng từ “có vấn đề” khi mô tả việc TQ sử dụng các chứng cứ lịch sử mù mờ để biện bạch cho yêu sách chủ quyền phi lý. Đến tối qua, AFP dẫn lời một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ cho hay trong cuộc gặp, Ngoại trưởng Kerry đã “rất mạnh mẽ” cảnh báo với phía TQ rằng: “Không nước nào có thể được phép hành động đơn phương để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình”. Trong bài bình luận mới đây trên tạp chí Forbes, các chuyên gia cho rằng “Mỹ nên đơn phương hỗ trợ những quốc gia nhỏ hơn tại biển Đông”. Theo phân tích, nếu không vấp phải các phản ứng quân sự đáng kể và tương ứng, khiến phải tổn thất về kinh tế, chính quyền Bắc Kinh sẽ ngày càng lấn tới và chiếm lấy nhiều lãnh hải hơn, gây tổn hại uy tín của Mỹ và ép buộc các nước khác phải nhượng bộ trong tranh chấp. Mặt khác sự liên minh chặt chẽ của các nước trong khu vực về nhiều lĩnh vực có thể dần dần lớn mạnh thành các lực lượng đối trọng, nhằm tiến tới bảo vệ các ranh giới đã được quốc tế thừa nhận. Các chuyên gia nhận định sự phản ứng yếu ớt từ Mỹ và các nước trong khu vực sẽ càng khuyến khích TQ sử dụng đến chiêu bài kinh tế lẫn vũ lực để thực hiện tham vọng tại Hoa Đông và biển Đông. Bài viết trên tờ Forbes thậm chí kêu gọi các nước cân nhắc xúc tiến những chiến dịch đặc biệt và bí mật để chống lại các công cụ như giàn khoan mà TQ triển khai trái phép tại vùng biển Việt Nam. Thụy Miên ====================Bởi vậy! Mặc dù có vài tiến bộ nhỏ trong cuộc hội đàm này, nhưng rồi mọi việc cũng đâu lại vào đấy....1 like
-
Lý do Putin “bỏ rơi” lực lượng ly khai Ukraine (Quan hệ quốc tế) - Putin im lặng trước lời khẩn cầu từ lực lượng ly khai ở Ukraine khi họ đã bị quân đội đánh bật khỏi hàng loạt thành phố. Sự im lặng của Putin Cuộc chiến tại Ukraine những ngày qua liên tiếp chứng kiến những diễn biến mang tính bước ngoặt. Các lực lượng chính phủ Ukraine kể từ ngày 5/7 liên tiếp đánh bật lực lượng ly khai khỏi các thành phố quan trọng ở miền Đông, đặc biệt là Slavyansk, nơi được coi là thành trì của lực lượng này. Ba tuần trước các chuỗi sự kiện này, lãnh đạo lực lượng nổi dậy đã khẩn thiết yêu cầu Nga hỗ trợ quân sự. Nhân vật có tên là Igor Girkin, được biết đến với tên gọi Strelkov, tuyên bố: "Trong một, hai hoặc ba tuần hay có thể là trong một tháng, những chiến binh tinh nhuệ nhất của quân nổi dậy sẽ đổ máu, và sớm hay muộn, sẽ bị đè bẹp và nghiền nát". Tuy nhiên, lời kêu gọi này chỉ nhận được sự im lặng từ phía Tổng thống Nga Vladimir Putin. Và vào ngày 5/7, đúng như những gì Girkin dự đoán, lực lượng nổi dậy buộc phải từ bỏ Slavyansk sau các trận pháo kích dồn dập và bị tấn công bằng xe tăng, xe bọc thép với bộ binh đi cùng. Tổng thống Nga Vladimir Putin Không đợi đến lúc bị quân chính phủ tấn công quyết liệt lực lượng ly khai mới cầu cứu Nga. Hồi cuối tháng Tư, Vyacheslav Ponomaryov, thủ lĩnh lực lượng biểu tình ủng hộ Nga tại Slavyansk đã kêu gọi Moskva triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây sau vụ nổ súng đẫm máu vi phạm lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Phục sinh. Ông Ponomaryov tuyên bố chỉ nước Nga mới có thể bảo vệ thành phố này và kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin đưa lực lượng giữ gìn hòa bình vào các khu vực Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine. Hôm 22/5, Hội đồng Tối cao của Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng quyết định kêu gọi Nga công nhận độc lập của vùng lãnh thổ hiện thuộc Ukraine này. Ngày 11/6, Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng cũng công bố một bản tuyên bố gửi tới Nga và 14 nước khác, trong đó kêu gọi công nhận độc lập của LPR. Lực lượng ly khai tại Slavyansk ngày 16/4 Ngoài việc phớt lờ những lời khẩn cầu từ lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Nga Putin cùng đội ngũ của ông liên tiếp có các hành động mang tính nhượng bộ khác. Trong vài tuần qua, ông Putin đã rút hầu hết lực lượng quân đội đang đồn trú tại các khu vực giáp giới với Ukraine, yêu cầu Quốc hội hủy bỏ nghị quyết cho phép sử dụng quân đội tại Ukraine. Phía Nga cũng hứa hẹn tham gia các giải pháp ngoại giao cùng phương Tây. Moskva cũng đã tỏ dấu hiệu sẽ siết chặt kiểm soát các khu vực giáp giới, cánh cửa mà Ukraine cho là đã giúp quân nổi dậy nhận các hỗ trợ quân sự. Khi ông Putin đã đạt mục đích Có ý kiến cho rằng ông Putin đang muốn xoa dịu cuộc khủng hoảng tại Ukraine để tránh các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây và giảm thiểu các mối đe dọa phát sinh trong bối cảnh khu vực biên giới đầy bất ổn. Ngoài ra, ông Putin đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng tại Ukraine mà không tổn hại tới uy tín hay sự ủng hộ đối với mình. Trong cuộc gặp các đại sứ Nga hồi tuần trước, Tổng thống Putin đã nhắc lại rằng ông có trách nhiệm phải bảo vệ những người nói tiếng Nga tại nước ngoài "bằng mọi cách - từ chính trị, kinh tế cho tới các chiến dịch cụ thể, theo luật nhân đạo quốc tế và quyền phòng vệ chính đáng". Tuy nhiên, ông Putin cũng nhấn mạnh rằng ông rất muốn tìm cách giảm nhiệt căng thẳng tại Ukraine. Ông Putin công khai bày tỏ lo ngại rằng các biện pháp trừng phạt có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế vốn đang trên đà suy thoái của Nga. Các tay súng ly khai kiểm soát thành phố Slavyansk Khi Slavyansk thất thủ, không chỉ ông Putin im lặng mà các quan chức cấp thấp hơn trong chính phủ Nga cũng tránh đề cập tới sự kiện này.Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ tập trung vào các vấn đề nhân đạo và mức độ nghiêm trọng của chiến dịch quân sự vừa qua. Không chỉ vậy, Nga cũng tỏ dấu hiệu tích cực bằng các cam kết tham gia đàm phán sau khi tham dự hội nghị mới nhất do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) chủ trì về việc chấm dứt bạo lực tại miền Đông Ukraine Phải chăng Nga thực sự lo sợ trước các đòn trừng phạt của phương Tây? Phải chăng Nga không có đủ thực lực để tiếp tục hỗ trợ lực lượng ly khai tại Ukraine? Sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra và lý giải khác nhau cho sự im lặng của ông Putin. Tuy nhiên, có một lý do cũng rất thuyết phục mà giới phân tích đưa ra là cho tới nay, Putin đã đạt được những gì mình muốn tại Ukraine. Một bức ảnh đăng tải trên chuyên trang Bình luận quân sự của Nga về tình hình Ukraine ngày 5/7 Tổng thống Poroshenko đã đề xuất kế hoạch hòa bình, bao gồm các cam kết phân bớt quyền lực cho các chính quyền địa phương, như các tỉnh nổi dậy là Donetsk và Luhansk, cho phép các khu vực này thiết lập quan hệ kinh tế và chính trị với Moskva. Kế hoạch cũng đề xuất biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng người nói tiếng Nga, một trong những yêu cầu chủ yếu của phía Nga và những phần tử ly khai trong suốt cuộc khủng hoảng hiện nay. Kế hoạch này đem đến cho Moskva cơ hội duy trì tầm ảnh hưởng nhất định tại Ukraine, một quốc gia thuộc Liên Xô cũ và là nơi mà nhiều người coi là cái nôi của nền văn minh Nga. Tổng thống Putin cũng đạt được một trong những nhượng bộ quan trọng nhất là cam kết của giới lãnh đạo Kiev từ bỏ việc tìm kiếm tư cách thành viên NATO. Tổng thống Putin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Moskva sẽ không cho phép Ukraine tham gia liên minh từng được coi là cựu thù thời Chiến tranh Lạnh với Nga bởi hành động này có thể làm nảy sinh quá nhiều nguy cơ an ninh. Dù im lặng trước những lời khẩn cầu và thất bại liên tiếp của lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine, song trên thực tế ông Putin vẫn muốn và đủ khả năng duy trì khủng hoảng ở một mức độ cần thiết, đủ để gây lo ngại cho giới lãnh đạo thân phương Tây mới tại Ukraine. Đông Tây =============== Lão Gàn đã phát biểu thì là mà rằng: Trong tháng 6 Việt lịch, chiện anh U cờ ren phải giải quyết xong. Nước Nga có Cờ zi mê, U cờ ren về với chấu Âu. Cả hai nên chấp nhận giời hạn này và không nên vượt quá giới hạn. Nước Nga nên đến với Hoa Kỳ. Thế giời tiếp tục hội nhập, sau này cái gì của Nga sẽ tự nhiên là của Nga. Có thể điều này được coi là vô lý cục bộ với cá nhân, nhóm người, hoặc một bộ phận quốc gia. Nhưng là sự hợp lý trong bối cảnh hiện tai, để có thể tránh sự đối đầu lớn hơn, gây bất lợi cho cuộc hội nhập toàn cầu.1 like
-
Ông Tập Cận Bình: Đối đầu với Mỹ sẽ là thảm họa Thứ Tư, 09/07/2014 - 12:10 (Dân trí) - Phát biểu khai mạc Đối thoại hàng năm giữa Mỹ và Trung Quốc vào hôm nay 9/7, Chủ tịch Tập Cận Bình thừa nhận đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là thảm họa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Bắc Kinh. Đối thoại Kinh tế và Chiến lược lần thứ sáu giữa Mỹ và Trung Quốc đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc vào hôm nay. Đối thoại kéo dài 2 ngày, với phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Ngân Jack Lew dẫn đầu, trong khi phía Trung Quốc do Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì và phó Thủ tướng Uông Dương dẫn đầu. Theo tờ Bưu Điện Hoa Nam của Hồng Kông, trọng tâm của đối thoại chắc chắn sẽ là đồng Tệ của Trung Quốc, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Hoa Đông. Các cáo buộc tấn công mạng và gián điệp mạng cũng đã là nhân tố gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. Hồi tháng 5, Mỹ đã buộc tội 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc đã tấn công mạng của các công ty Mỹ, khiến Bắc Kinh “nổi giận” và ngưng nhóm làm việc Mỹ-Trung về vấn đề an ninh mạng. Phát biểu khai mạc Đối thoại Mỹ-Trung ngày hôm nay, ông Tập cho rằng hợp tác Trung-Mỹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Đối đầu Mỹ-Trung, với bản thân hai nước và thế giới, chắc chắn sẽ là một thảm họa”, ông Tập thừa nhận. Và ông Tập cho rằng Mỹ-Trung “cần tôn trọng lẫn nhau và đối xử với nhau công bằng và tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng sự lựa chọn của nhau trên con đường phát triển”. Ông Tập cũng cho rằng hai nước nên tăng cường hợp tác chống khủng bố và thúc đẩy đàm phán về một hiệp ước đầu tư song phương để sớm đạt được thỏa thuận. Ông Kerry sẽ nêu quan ngại về “hành xử có vấn đề” của Trung Quốc ở Biển Đông Trong khi đó, theo giới chức Mỹ, tại các cuộc đàm phán ông Kerry sẽ nêu quan ngại của Mỹ về “hành xử có vấn đề” của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ nhưng chỉ trích hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Kerry cũng khẳng định Mỹ không tìm cách “kiềm tỏa” Trung Quốc. “Chúng tôi hoan nghênh sự phát triển hòa bình, ổn định, thịnh vượng của Trung Quốc. Điều đó đóng góp cho sự ổn định và phát triển ở khu vực và vai trò có trách nhiệm của Trung Quốc trong các vấn đề thế giới”, ông khẳng định. “Tôi có thể nói rằng chúng tôi quyết tâm chọn con đường hòa bình, thịnh vượng và hợp tác, và thậm chí là cạnh tranh, nhưng không phải là xung đột”. Ngoài ra, Washington cũng bắt đầu hối thúc Trung Quốc chuyển sang tỉ giá hối đoái theo giá thị trường. Bộ trưởng Lew trước đó cho biết ông sẽ hối thúc Trung Quốc gia tăng tốc độ cải cách kinh tế để đồng Tệ không bị định giá thấp hơn so với đồng đô la Mỹ. Các cuộc đối thoại hàng năm giữa Mỹ-Trung thường mang lại rất ít thỏa thuận thực sự, một phần là mối quan hệ đã trở nên phức tạp hơn trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Tuy nhiên giới chức Mỹ vẫn đán giá cao tầm quan trọng của đối thoại, nhằm đảm bảo mối quan hệ không bị trượt theo hướng đối đầu. Vũ Quý Tổng hợp ================ Đúng là như vậy. Cái này Lão Gàn nói lâu rồi. Thậm chí một nhà chiến lược Nga đã phát biểu: "Trung Quốc đánh nhau với Hoa Kỳ là tự sát". Tuy vậy, ngài Tập đã nhận ra một nửa vấn đề. Nửa còn lại là "Thảm họa giành cho ai.." thì ngài chưa có ý kiến. Còn về biển Đông, cái này Lão Gàn cũng nói rồi: Cuộc gặp với ngài bộ trường Hoa Kỳ sẽ có tiến bộ chút ít, rồi đâu lại vào đấy. Năm nay có thể chưa. Nhưng sang năm cho đến 2016, mọi sự kiện sẽ phức tạp hơn nhiều.1 like
-
Vợ chồng đồng tuổi thì dễ chọn năm sinh con lắm. Vợ chồng bạn sinh con đầu năm 2015 Ất Mùi , con út năm 2018 Mậu Tuất hoặc 2019 Kỷ Hợi là rất tuyệt vời đó1 like