• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/07/2014 in Bài viết

  1. 4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” Cập nhật lúc 08h15' ngày 14/06/2014 Thay vì xịt thuốc, đốt hương đuổi muỗi, hãy trồng hoặc đặt những loại thực vật sau trong nhà, sân vườn… Chúng vừa thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho sức khỏe lại giúp phòng chống và xua đuổi muỗi hiệu quả. Cây sả Cây sả là một trong những loại cỏ rất tự nhiên, dễ trồng và khá nhiều tinh dầu. Dầu sả được đặt trong nến và lồng đèn có thể khiến muối phát sợ. Những nghiên cứu cho thấy, tinh dầu sả còn có tác dụng trị muỗi và xua đuổi muỗi tốt hơn gấp nhiều lần thuốc trị muỗi thông thường. Ngoài được coi là loại thảo mộc phòng chống muỗi, cây sả còn được coi là một loại gia vị thơm ngon cho một số món ăn. Cây húng thơm Cũng được coi là một loại thảo dược vừa có lợi cho sức khỏe con người vừa giúp phòng chống và xua đuổi muỗi. Được biết tinh dầu của cây húng thơm cũng có thể giúp phòng chống muỗi hữu hiệu cho cả gia đình bạn. Cây hương thảo Từ lâu cây hương thảo cũng được coi là một loại thảo dược hấp dẫn và đầy công hiệu với sức khỏe. Ngoài tác dụng có thể nấu ăn được, cây hương thảo còn giúp xua đuổi và phòng chống muỗi. Tuy cây hương thảo ưa sống và phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới, nhưng khi mùa đông đến, bạn vẫn có thể lấy lá hương thảo và đun nó trong nồi nước để chống muỗi cho cả gia đình. Cúc vạn thọ Cúc vạn thọ cũng được coi là một trong những loại cây “khắc tinh” của nhiều loại côn trùng gây hại cho con người. Chúng cũng là một loại cây giúp phòng chống và xua đuổi muỗi cũng như các côn trùng khác có thể tấn công rau quả hoặc loài rệp vừng. Vì thế, bạn có thể trồng cúc vạn thọ với đủ các loại màu sắc khoe hương vừa giúp sân vườn bạn rạng rỡ vừa phòng chống muỗi. Lưu ý: Nếu chẳng may bị muỗi đốt, bạn cũng có thể sử dụng ngay một số loại tinh dầu có trong chúng để thoa lên trên vết muỗi cắn nhằm thoát khỏi tình trạng bị sưng và ngứa ngáy. Theo Dân Trí
    2 likes
  2. LỜI GIẢI BÀI TOÁN NĂM CHIẾC MŨ. Bài toán 5 chiếc mũ được nâng cấp, khi đặt vấn đề hoàn toàn hợp lý rằng: Nếu rơi vào trường hợp có hai người, hoặc ba người cùng có mũ màu đỏ thì hướng phân tích hợp lý sẽ như thế nào, nếu đáp án vẫn đúng với câu trả lời: "Tôi đội mũ màu đỏ"?Lời giải của tôi như sau: * Dữ kiện bài toán: Ba người đều thông minh như nhau. Do đó, rơi vào trường hợp thứ nhất: 1/ Hai người đội mũ đỏ. Như vậy, sẽ có hai người nhìn thấy 1 người đội mũ màu xanh.. Vậy một trong hai người đội mũ đỏ sẽ suy luận rằng: Nếu ta cũng đội mũ xanh thì người kia sẽ nói: Tôi đội mũ đỏ. Do đó, trong trường hợp này, đáp án đội mũ đỏ vẫn đúng. 2/ Ba người đội mũ đỏ. Như vậy, một người sẽ nhìn thấy hai người đội mũ đỏ. Như vậy, họ sẽ suy luận rằng: nếu ta đội mũ xanh thì một trong hai người kia sẽ nói mình đội mũ đỏ (Như trường hợp 1). Bởi vậy, họ không thể đội mũ xanh. Đáp án vẫn đúng với câu trả lời: "Tôi đội mũ đỏ". Đấy chỉ là một bài toán đơn gian, luyên tư duy hợp lý. Tư duy hợp lý cần cho mọi lĩnh vực từ thiết kết một hộp bánh, cho đến mọi vấn đề liên quan đến xã hội, cuộc sống, con người và thiên nhiên, vũ trụ và là một dạng tư duy cao cấp cho riêng loài người, khi nó tổng hợp cả những vấn đề của tư duy trừu tượng. Bởi vậy, một lý thuyết khoa học được xác định bởi chuẩn mực trong tiêu chí khoa học, là: Nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó. Với một lý thuyết khoa học phản ánh một chân lý cục bộ thì tính tổng hợp của lý thuyết đó chỉ giới hạn sự giải thích hợp lý trong những sự kiện liên quan đến nó. Khoa học hiện đại gọi là Lý thuyết cục bộ, hoặc riêng phần. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ, cho đến mọi hành vi của con người, Bao hàm những mô hình biểu kiến, ký hiệu mô tả những tập hợp hàm chứa (Bát quái và 64 quẻ)... cho tất cả mọi sự vận động có quy luật và khả năng tiên tri. Điều này, đã xác định một lý thuyết thống nhất và vượt trội hơn hẳn tất cả các lý thuyết của nền khoa học hiện đại - vốn chỉ phản ánh những nội hàm giới hạn chuyên ngành. Ngược lại, tính quy luật phản ánh trong những mô hình biểu kiến của thuyết ADNH, đã xác định không chỉ tính quy luật trực quan, mà còn là mối liên hệ tương tác trên thực tế của những quy luật đó. Và chính điều này - làm nên khả năng tiên tri huyền vĩ của lý thuyết này. Đấy chính là lý thuyết thống nhất mà tôi đã nhiều lần nhắc đến trên diễn đàn Lý học Đông phương và trong sách đã xuất bản. Có người cho rằng tôi đang mắc bệnh hoang tưởng, hoặc chí ít đang thăng hoa quá mức khả năng tư duy. Vâng! Cũng có thể và cũng chưa chắc. Nhưng đó là chuyện cá nhân tôi và nó chẳng liên quan gì đến vấn đề mà tôi đặt ra. Vấn đề mà tôi đặt ra là nội hàm thật sự của thuyết Âm Dương Ngũ hành và các ký hiệu Dịch học trong cuốn Kinh Dịch, một trí thức huyền vĩ đã tồn tại một cách khách quan trong lịch sử trải gần 5000 năm trong xã hội Đông phương. Nếu không phải là một giá trị tri thức huyền vĩ và vô cùng lớn lao, thì nó không thể bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực trong vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người với khả năng tiên tri - qua những mô hình tiên tri (Tử Vi, Bốc dịch....). Trong khi chỉ với bài toán "Năm cái mũ"; hoặc làm sao để thiết kế một chiếc hộp bánh cho hợp lý cũng không phải dễ dàng, cho những ai thiếu khả năng phân tích hợp lý trong giải quyết mối tương quan giữa các sự kiện.
    1 like
  3. Con cua tám cẳng hai càng Trong tự chuyển động thì trẻ con biết Bò trước rồi mới biết Đi, những bước chập chững ban đầu thì là “Đi chậm như Bò” = Đò “Con cua tám Cẳng hai Càng. Một mai hai mắt Bò ngang suốt đời”. Đây là quan sát chuyển động của con cua. Những cái Cẳng của con cua thực ra là giúp nó bò Thẳng lên phía trước. Nhưng mắt và mặt cua là nằm ngang bên sườn, mắt phải thò cao lên để nhìn thấy phía trước. Hai cái “Cẳng Ngang” = = Càng, có kèm hai gọng Kìm để làm vũ khí. Chuyển động chậm chạp của nó gọi là Bò. Bò =“Bò Chớ!”= = Bộ = “Bò lên phía Trước” = Bước. Bò = Bộ = Bước đều là chỉ sự Đò. Đò không thể là đi nhanh được, Đò chỉ là đi từng bước, gọi là đi bộ (Hán ngữ gọi là Bộ Hành), bởi Đò là “Đi chậm như Bò” = =Đò ( Bò = Đò ). Bò = “Đi chậm như Bò” = Đò = Đo = Dò chỉ là chuyển động chậm chạp, vừa đi vừa đề phòng phía trước ( như là chuyển nghĩa của từ Dò), như con cua nó Bò, như con sâu đo nó Đo. Đò chuyển nghĩa dùng để chỉ con Đò (vẫn chèo bằng hai bàn tay mà đi Lò Dò trên mặt nước để qua sông). Nho viết từ Đò bằng chữ “Đò Chớ!” = Độ 渡, Độ 渡 chuyển nghĩa thành vượt qua. Nho viết từ Bước bằng chữ “Bước Chớ!” = Bộ 步 (cho nên từ Tiến Bộ 進 步 trong Hán ngữ có nghĩa là đi lên phía trước, tương đương từ Bước của tiếng Việt). Nho viết từ Bò bằng chữ “Bò Ạ!” = Bà 爬. Hán ngữ mượn dùng những chữ nho chỉ sự chuyển động, nhưng phát âm thì chỉ còn là lơ lớ tiếng Việt: Bộ 步 là “Bu”, Độ 渡 là “Tu”, Bà 爬 là “Pá” (nguyên nhân là do người Hãn đã từ bỏ ngôn ngữ đa âm tiết của mình mà chuyển sang dùng tiếng Việt có chữ nho). Con cua dùng Cẳng của nó để bò và còn để đào hang. Từ để chỉ động tác đào đất của con cua là do từ Cẳng theo QT Nở mà nở ra từ dính là Cạy-Cục. Động từ dính Cạy-Cục này khi nở Tách hẳn ra thì thành “Tách Cạy” = Tay (chỉ riêng cái Tay) và “Tách Cục” = Túc (chỉ riêng cái Chân). Tay và Túc đã nở hẳn ra khỏi nôi rồi thì hoàn toàn dùng độc lập, không còn có thể dính lại thành từ Tay-Túc được (khác với Cạy-Cục là còn dính vì chưa tách khỏi nôi). Từ Tay 手 nhấn mạnh “Tay 手 Hề 兮!” = =Tê 手, thành tiếng Nhật gọi Tay là “Tê 手” (Ka-Ra Tê Đô, không 空 tay 手 đạo 道, nghĩa là võ tay không). Chữ Túc 足 chỉ cái Chân, nhấn mạnh “Chân Chi 之!” = Chi 肢, chuyển nghĩa thành bộ Chi 肢 (gom cả tay và chân) nói chung của động vật. Cẳng và Càng của con cua gọi chung là Túc 足 của con cua, là phương tiện để nó Bò = Đò = Đo = Dò khi di chuyển hay khi đào hang, bởi vậy từ Dò chuyển nghĩa chỉ cái Cẳng, gọi là Cẳng Dò, Chân Dò hay cái Dò, nhấn mạnh “Dò Chứ!” = Dú (Hán ngữ dùng chữ nho Túc 足 mà phát âm là “Dú”). Người dùng Tay để Sờ = Súc = Xúc là tiếp xúc, dùng Chân để Dò là dò dẫm chạm đất chọn chỗ an toàn để đặt bàn chân khi bước đi. Cái Cẳng của con cua làm chức năng “Cẳng bò lên phía Trước” = Cước, nho viết từ Cẳng bằng chữ Cước 腳. Cẳng = Cước 腳 = Căn 跟 = =Chân = Chạm = Trạm 站 (Hán ngữ dùng chữ Trạm 站 để biểu đạt khái niệm Đứng). Cước 腳 chuyển nghĩa chỉ vết chân, (vết chân con cua in trên bùn). Chân đồng âm với từ “Chân 真” thật, nên cái vết thật cũng là “Vết Chân 真” = Vân 紋. Từ Cước 腳 chuyển nghĩa chỉ cái vân tay. Cái Chân là phương tiện giúp di Chuyển (trong khi Hán ngữ dùng từ Vận 運 Hành 行 thì trước đó hàng ngàn năm tiếng Việt đã có từ Đi Chân = Di 移 Chuyển 轉, do từ Chân đã chuyển nghĩa và phiên thiết thành “Chuyển 轉 Vận 運” = Chân), do vậy từ Cước 腳 lại được chuyển nghĩa chỉ cái mà người ta dựa vào để tính tiền công vận chuyển, ví dụ Cước Phí. Chữ Căn 跟 là cái chân lại đồng âm với chữ Căn 根 chỉ cái rễ cây là cái nguồn gốc. Bởi vậy mà nôi khái niệm chỉ cái cụ thể là Cước = Căn = Chân đã được mượn để dùng chỉ cái thẻ Căn Cước của mỗi người (nghĩa đen là căn cứ vào cái vân tay, mà khi cần có thể dò ra nguồn gốc chân thật của đương sự). Do nôi khái niệm cụ thể Cẳng = Cước = Căn = Chân mà có từ đôi Cẳng Chân (Hán ngữ phát âm từ Cẳng Chân lơ lớ là “ Chẻo Cân 腳 跟” dùng đọc chữ nho Cước Căn 腳 跟). Nếu giải thích như Từ điển của Viện ngôn ngữ (trang 89), rằng Cước 腳 là từ “tố gốc Hán”(chứ không phải Cước là cái “Cẳng để bò lên phía Trước” = Cước), rồi người Việt được Hán khai hóa mới học chữ Cước 腳, rồi mới “Việt hóa hoàn toàn chữ Cước 腳 cả về mặt ngữ âm lẫn ngữ pháp”, mới sinh ra được cái từ Cẳng để chỉ cái Cẳng của con cua (híc!!). Vậy người dân ở miệt rừng núi tận bản toọc phía bắc, hay ở miệt đồng lầy tận hóc bò tó phía nam, cách nhau hàng nhiều ngàn cây số, một chữ bẻ đôi không biết, mà vẫn nói một thứ tiếng Việt giống nhau “con mấy tháng mới biết tập Bò”, “con cua tám Cẳng hai Càng” là do đâu vậy ? TVGT: Căn 跟, đọc thiết “Cổ 古 Hằn 痕” = Căn, Nghĩa: 足 túc 踵 chủng 也 dã (nghĩa: là gót chân). Căn 跟 có nguyên nghĩa là cái gót chân, “Gót Chân”= Gân = Cân = Căn. (cơ bắp cũng là Gân, nho viết từ Gân bằng chữ “Của Gân” = Cân 筋 ). Gót chân là bộ phận của bàn chân đụng đất trước tiên khi đặt bước, vì vậy xưa nho viết từ Gót chân bằng chữ “Chân Đụng” = Chủng 踵, hay lướt lủn “Chân Đụng” = Chận = Chạm, là bộ phận Đụng Chạm đất trước tiên khi bàn chân đặt bước. Thời điểm Chân Đụng (đất) là “Chân Đứng” = Chựng, chựng lại tíc tắc rồi mới chuyển bước. Lúc đó là “Chân Đi” = =Chi 之 ! (thường dùng nhấn mạnh, thay cho Đi!) TVGT: Cước 腳, đọc thiết “Cư 居 Thược 勺” = Cước, đồng âm với Khước 卻 (Khước 卻 nghĩa là Lùi Bước = “Khất Bước” = Khước, vd: Khước Từ đồng nghĩa Chối Từ). Nghĩa: 腳 Cước, 脛 kính 也 dã (Cước nghĩa là bắp chân). Kính 脛 là cái bắp chân hay cái Cẳng Dò, do nho nhấn mạnh mà viết chữ thành từ “Cẳng là từ tiếng Kinh” = Kính 脛. Như TVGT giải thích Cước 腳 hay Kính 脛 đều là chỉ cái Cẳng. Nhiều trường hợp Cước 腳 còn chuyển nghĩa là Đi để dùng đồng nghĩa với Khước 卻 (lùi bước), đây là do xuất xứ của Cước là từ cái Cẳng của con cua, cẳng cua nó bò tới hay bò lui đều lẹ như nhau, không như các con vật khác, như con cá sấu chẳng hạn, bò tới thì lẹ chứ bò lui thì khó à.
    1 like
  4. Tốt lắm! Cái này Lão Gàn nói lâu rồi! Cụ thể còn nói rõ rằng: Năm nay có rất nhiều điều kiện thuận lợi để hai miến Cao Ly thống nhất.Cố lên các bạn Cao Ly! Lão Gàn ủng hộ các bạn. Lão Gàn hy vọng rằng một cách giải quyết hợp lý (Logic toán) sẽ dung hòa được những điều kiện và vấn đề khác nhau của hai miền đất nước Cao Ly. Lý học Việt sẽ giúp các bạn.
    1 like
  5. Lời giải của Thanhdc cho bài toán "Ba vị thần" của tôi. Ngày hôm nay con bận nên giờ mới vào tranh thủ giải bài toán của SP đưa ra ạ. Bài toán: Lời giải: - Từ (1) suy ra vị thần số 1 ở giữa không phải là vị thần nói thật, vì vị thần nói thật phải trả lời mình là vị thần thật thà. Và chỉ có thể là thần khôn ngoan hoặc là thần nói dối. - Đến đây sẽ xảy ra 2 trường hợp: + TH1: Vị thần số 1 là khôn ngoan => Vị thần số 2 là nói dối vì câu trả lời là sai sự thật, => vị thần số 3 là thần thật thà. + TH2: Vị thần số 1 là nói dối => vị thần số 2 nói đúng sự thật là Vị thần thật thà, => Vị thần số 3 là thần khôn ngoan. ================== Như vậy là có hai đáp án đều đúng với chính nó. Nhưng tính bất định (Bất hợp lý) là không xác định được danh tính 2 vị thần còn lại. Đây là phương pháp lý giải sai, hay tại đầu bài sai? Anh chị em có thể phân tích đầu bài này - nếu sai - thì sai ở chỗ nào. Còn nếu nó không sai (Vì tôi chưa đưa ra phương pháp giải hay kết luận của tôi) thì anh chị em có thấy phương pháp của mình sai ở đâu không?Anh chị em thân mến. Đây mới chỉ là bài toán hợp lý của thiếu niên được nâng cấp (Bài "Màu chiếc mũ" và "ba vị thần"). Vậy cả một nền văn minh bị vùi lấp trong thời gian lịch sử hơn 2000 năm, nó sẽ đòi hỏi một tư duy logic như thế nào. Và không chỉ dừng lại ở tư duy logic - vì đó cũng chỉ là một tiêu chí trong rất nhiều tiêu chí làm chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học. Qua đó anh chị em cũng chia sẻ với sự căng thẳng của tôi, khi nghiên cứu cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và cội nguồn văn minh Đông phương.
    1 like
  6. 1 like